A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều điều kỳ
diệu, kỳ diệu từ thế giới của con người, kỳ diệu từ thế giới của thiên nhiên…
và có một điều kỳ diệu hơn nữa từ những cái rất nhỏ đó là những nguồn
nguyên, vật liệu phế thải. Chúng ta có thể làm ra được nhiều thứ, tạo ra các đồ
dùng, đồ chơi (ĐDĐC) mới phục vụ cho con người và rất có ý nghĩa đặc biệt
đối với trẻ mầm non. Từ những đồ chơi đó trẻ sử dụng vào các trò chơi rất bổ
ích và có ý nghĩa.
Mọi người đều công nhận rằng: Đồ chơi, trò chơi là nhu cầu tự nhiên
không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ, đặc biệt trong các hoạt động của trẻ ở
trường Mầm non. Đặc điểm của trẻ Mầm non là có nhu cầu chơi với những
ĐD ĐC có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thoả mãn được
điều đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều
ĐDĐC mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình
huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trò chơi với những đồ chơi tự tạo luôn gần gũi và đáp ứng kịp thời nhu cầu
chơi của trẻ. Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy
yêu quý và hứng thú hơn nhiều so với đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình
thức dạy trẻ biết yêu quý sức lao động từ khi còn bé, trẻ biết trân trọng giữ gìn
ĐDĐC, cảm thấy hứng thú khi tham gia vào tiết học. Đặc biệt đối với các
vùng nông thôn còn nghèo, việc mua sắm ĐDĐC gặp nhiều hạn chế. Vì vậy,
việc tạo ra ĐDĐC là một nhu cầu lớn của mọi trẻ nhất là đối với trẻ mầm non
ở nông thôn. Nếu như đứa trẻ thoả mãn với nhu cầu tìm hiểu và khám phá ra
những ĐDĐC thì trẻ sẽ biết cách sử dụng ĐDĐC đó một cách phù hợp sáng
tạo. Từ suy nghĩ đó, tôi thấy nhiều những nguyên, vật liệu phế thải có trong
cuộc sống hàng ngày rất bổ ích với việc làm đồ chơi, đặc biệt tại các vùng
nông thôn như hiện nay. Từ những nguyên, vật liệu phế thải ấy có thể làm ra
rất nhiều loại ĐDĐC và đặc biệt có thể hướng dẫn trẻ tạo ra đồ chơi cho mình
và qua đó giúp trẻ khám phá ra nhiều trò chơi. Như vậy, ĐDĐC có ý nghĩa rất
quan trọng đối với trẻ. Tôi đã đọc tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, suy nghĩ và
tìm tòi để làm và khai thác đựơc nhiều ưu thế khi hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi
là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non, đặc biệt là các cháu
mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi). Từ những lý do trên, tôi đă suy nghĩ, nghiên cứu tìm
tòi và mạnh dạn đưa đề tài “ Hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi”
để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011 - 2012 của mình.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Đối với Bậc học Mầm non vui chơi là chủ đạo, trẻ chơi mà học, trẻ học
mà chơi. khi học cũng như khi chơi nhu cầu ĐĐĐC rất cần thiết và quan
trọng đối với trẻ.
Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các
hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện. Để trẻ chơi tốt thì phải
có đồ dùng đồ chơi đáp ứng cho trẻ ngoài nguồn đồ dùng đồ chơi do giáo viên
cung cấp thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong
phú. ĐDĐC phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi choi trẻ được tích cực tìm
tòi, khám phá ở mọi lứa tuổi. Khi dạy trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện
theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với
từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Muốn làm được điều này , giáo viên cần phải định hướng một số nguồn
vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước
những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm được. Trên cơ sở đó, giáo
viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách sưu tầm, thu nhặt và bảo quản
các nguyên vật liệu. Từ đó trẻ hiểu ra rằng để làm được ĐDĐC bước đầu phải
làm gì? Làm như thế nào? Đạt sản phẩm ra sao? Để phù hợp yêu cầu và sự
phát triển toàn diện của trẻ.
II. THỰC TRẠNG
Đối với Nhà trường cũng như các nhóm lớp luôn được các cấp lãnh
đạo, các ban ngành đoàn thể quan tâm, ủng hộ đầu tư về cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy và học. Đặc biệt, việc mua sắm ĐDĐC nhà trương luôn chủ động,
tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các cháu được tham gia vào hoạt động
một cách nhanh nhất, phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non.
Trong năm học 2011 - 2012, tôi tiếp tục giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5- 6
tuổi, việc dạy trẻ, chăm sóc trẻ trực tiếp là điều kiện tốt để tôi tìm hiểu và
giảng dạy trẻ một cách phù hợp và hiệu quả.
Bản thân đã được tham gia các lớp học chuyên đề do nhà trường cùng
Phòng giáo dục tổ chức về việc thực hiện làm ĐDĐC tự tạo bằng các nguyên
vật liệu có sẵn, tạo góc mở cho trẻ hoạt động. Được sự quan tâm chỉ đạo sát
sao của Phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu về cơ
2
sở vật chất, về việc tổ chức hội thi "Làm ĐDĐC tự tạo" từ đó giúp tôi có thêm
kinh nghiệm làm ĐDĐC cho mình và hướng dẫn trẻ làm.
Được học hỏi kinh nghiệm của một số trường bạn khi tham gia các lớp
học chuyên đề cũng như tại các trường về việc làm ĐDĐC tự tạo như trường
MN Thị Trấn, Trường MN Nga Liên, Trường MN Nga Văn...
Đối với học sinh: Trong lớp các cháu luôn chăm học và nghe lời cô
giáo, được sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em mình. Việc
mua sắm đầy đủ ĐDĐC ở nhóm lớp luôn được phụ huynh quan tâm, đặc biệt
trong việc thu thập các nguồn nguyên vật liệu sẵn có được các cháu và các
bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, từ đó đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ và
công việc của mình.
Tuy nhiên, trong thực tế trường Mầm non Nga Trường vẫn đang còn
gặp nhiều khó khăn về việc sưu tầm ĐDĐC tại các nhóm lớp. Các nhóm lớp
học đã được trang bị ĐDĐC nhưng để phục vụ quá trình hoạt động của trẻ
trong lớp theo kế hoạch của giáo viên đề ra thì vẫn còn chưa đáp ứng được.
Riêng với lớp tôi chủ nhiệm: Đầu năm học vẫn còn một số khó khăn:
- Chưa đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng theo ý tưởng
- Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng mới
lạ.
- Đồ dùng tạ tạo trong quá trình sử dụng còn dễ bị hư hỏng do các cháu
chơi chưa biết cách gìn giữ cẩn thận.
- Khi làm ĐDĐC giáo viên còn phải tính toán nhiều đến kinh phí và
hiệu quả sử dụng.
- Trong lớp một số trẻ tiếp thu bài còn hạn chế, chưa hứng thú tham gia
vào quá trình sáng tạo ĐDĐC với các bạn nên ảnh hưởng đến chất lượng, làm
cho vi ệc hướng dẫn của giáo viên gặp nhiều khó khăn..
Đầu năm học tôi cũng mạnh dạn hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC, kết quả
như sau: . Tổng số trẻ trong lớp: 24 cháu. Trong đó:
Ý thức thu thập
NVL có sẵn
Trẻ hứng thú
trong việc làm
ĐDĐC
Trẻ sáng tạo, linh
hoạt trong việc
làm ĐDĐC
Ý thức biết trân
trọng và giữ gìn SP
do mình làm ra
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
18/24
75
15/24
62,5
10/24
41,6
18/24
75
Từ những khó khăn trên tôi luôn trăn trở và suy nghĩ phải làm sao để
khắc phục được, chỉ còn cách đó là hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC. Vậy làm như
3
thế nào để hướng dẫn trẻ tự làm ĐDĐC cho mình? tạo sự tham gia hứng thú
của trẻ, sự quan tâm của phụ huynh?
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Đồ chơi tự tạo có ý nghĩa và tác dụng rất tốt, đồ chơi tự tạo góp phần to
lớn trong giáo dục phát triển trẻ toàn diện (5 lĩnh vực). Đồ chơi tự tạo có
muôn hình, muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật có sẵn, dễ kiếm, dễ
làm. Nguồn đồ chơi tự tạo là vô tận, luôn sáng tạo, độc đáo, gần gũi hoạt động
của trẻ và luôn đổi mới. Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong
sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi,
trò chơi và chế tạo đồ chơi, trò chơi bằng những vật liệu thu lượm được.
1. Phối kết hợp, chọn loại đồ chơi để làm:
Đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, không tốn kém, thường
xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo. Để trẻ có khả năng tự tìm
kiếm nguyên vật liệu sẵn có cùng cô trước hết cần phải định hướng một số
nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở địa phương: Vỏ ốc, vỏ lá cây, vỏ hến, cọng
rơm, hộp giấy, từ cói lõi, hột hạt … tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh để biết những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm được: các loại
vỏ hộp, giấy cứng, hạt lúa, ngô, vỏ hến, vỏ trai, hạt nhãn, hạt bưởi…Trên cơ
sở đó giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu tầm, thu nhặt
và bảo quản các nguyên vật liệu. Tuỳ vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể
của trẻ mà quy định thời gian thực hiện ngắn hay dài. Có những nguyên vật
liệu trẻ có thể thu lượm được ngay trong trường: Vỏ hộp sữa, lá cây, đá sỏi
nhỏ… Giáo viên hướng dẫn trẻ thu lượm, làm vệ sinh, phơi khô ráo…T ừ đó,
cô hướng dẫn trẻ cất theo từng loại và ghi tên để dễ lấy.
Một số sản phẩm được làm từ vỏ trai, hến, hộp sữa chua, giấy xốp
4
Muốn có nguồn nguyên vật liệu đa dạng và dồi dào cô phải kết hợp
cùng với phụ huynh để tích luỹ những đồ phế thải trong môi trường sống thì
mới có được. Đặc biệt quê tôi nổi tiếng với vùng chiếu cói Nga Sơn, việc lựa
chọn các nguyên vật liệu từ cói, lõi cói để làm ra cá loại đồ chơi rất phong
phú, từ đó lồng ghép vào các bài học rất bổ ích cho trẻ.
Cói nhỏ dệt làm mái nhà ( dùng trong hoạt động góc, KPKH…)
Thân cói ở phần gần gốc phơi khô sắp xếp tạo thành chú hươu cao cổ
5
- Là vùng sản xuất nông nghiệp, với nghề trồng lúa nước, các nguyên
vật liệu dễ kiếm rất nhiều. Tôi được phụ huynh cùng các cháu ủng hộ, thu
thập rất nhiều để tạo ra các sản phẩm độc đáo và đẹp mắt.
Ví dụ: Phần cuống rạ tôi hướng dẫn trẻ phơi, rồi chọn ra các cuống đẹp
bện thành các chú gà, làm đống rơm…
Phần cuống rạ và vỏ bên ngoài tôi bện tạo thành con gà mái ngộ nghĩnh
Việc tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm đồ dùng giúp
giáo viên vừa có điều kiện tiết kiệm chi phí, vừa có thể phối hợp với phụ
huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Trong năm học có thể chia làm nhiều
đợt huy động phụ huynh, cũng có thể phụ huynh đem vào ngay. Giáo viên có
thể trao đổi trước từ đầu năm học đến các chủ đề thì huy động thêm. Việc lựa
chọn nguyên vật liệu để làm ĐDĐC cần chú ý:
- Lựa chọn các nguyên vật liệu phải sạch, đảm bảo an toàn.
- Tận dụng những nguyên vật liệu phổ biến, rẻ tiền.
- Những vật liệu dễ vận động được từ phụ huynh, học sinh đóng góp.
- Vật liệu có màu sắc đẹp, có kích thước phù hợp vừa với tầm tay trẻ.
6
Ví dụ: Tôi dùng lịch cũ để dạy trẻ với các khái niệm về thời gian và các số tự
nhiên trong môn học toán. Dùng bìa, xốp, giấy màu, bút màu hướng dẫn trẻ
tạo câu chuyện trong các câu chuyện của văn học…
Khi hướng dẫn trẻ làm giáo viên không nên đặt ra trước loại sản phẩm
bắt trẻ làm theo mà chỉ nên gợi ý cho trẻ tự chọn mẫu đồ chơi, đồ dùng mà
mình thích. Sau đó giáo viên mới hướng dẫn cụ thể phương pháp thực hiện
với từng loại đồ chơi sao cho phù hợp với từng cháu hay với tập thể.
Ví dụ: Có rất nhiều vỏ hộp sữa tôi đưa ra và hỏi ý tưởng của trẻ có thể làm
được đồ chơi gì? (làm ô tô, đoàn tàu, ngôi nhà). Tôi đưa ra những hộp sữa
nhỏ bằng nhau và hỏi trẻ xem sẽ làm gì? Tôi gợi ý cho trẻ làm đoàn tàu, khi
làm đoàn tàu sẽ cần thêm cái gì? (dán giấy bọc, làm đầu tàu, cửa tàu sao cho
phù hợp). Từ các vỏ hộp sữa tôi hướng dẫn trẻ làm các con vật ngộ nghĩnh.
Các hòn đá sỏi sắp xếp tạo thành bức tranh đàn cá bơi.
Khi gợi mở trẻ làm ĐDĐC tôi cũng lưu ý đến khả năng của trẻ và nhu
cầu ĐDĐC đang cần hay rèn kỹ năng cho trẻ thông qua ĐDĐC.
Ví dụ: Rèn kỹ năng xé dán để tạo bức tranh trong 1 bài thơ vừa học
hoặc rèn kỹ năng phân loại từ đơn giản đến phức tạp các loại đồ chơi, xắp xếp
chúng thành những đồ dùng phục vụ cho việc học.
7
Con vịt được xếp từ hạt đậu đỗ
Con Cá cắt dán từ chiếc lá khô
Từ những nguyên vật liệu đơn giản, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng
ngày là những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện. Chúng ta cần
phải quan tâm, đặc biệt là các cô giáo mầm non nói chung cũng như tôi nói
riêng.
8
2. Phương pháp tiến hành các bước làm đồ chơi rõ ràng, dễ hiểu
Như chúng ta đã biết, đặc trưng của trẻ mầm non là thích khám phá. Vì
thế ĐDĐC làm ra phải đảm bảo an toàn, không gây thương tích, có độ bền
cao. Đặc biệt, các ĐDĐC phải đẹp mắt thì trẻ sẽ rất hứng thú khi sử dụng.
Khi tôi làm ĐDĐC tôi thường kết hợp nhiều màu sắc để tạo đồ dùng đẹp, sinh
động, hợp sở thích của trẻ. Chất liệu làm đồ dùng đẹp, bền, giá thành thấp tiết
kiệm, hiệu quả sử dụng cao, nhiều nhất đó là xốp màu. Vì vậy có rất nhiều
ĐDĐC phong phú được tôi làm từ xốp màu
Cây hoa và cỏ hàng rào được làm từ xốp màu
Khi hướng dẫn cho trẻ làm, chúng ta phải biết cách gợi ý cho trẻ làm
ĐDĐC sao cho đảm bảo phù hợp với sự phát triển của trẻ, đặc biệt trẻ đã lớn.
Cho trẻ làm từ dễ, đơn giản đến phức tạp dần, phù hợp với tình hình lớp, địa
9
phương. Phát huy được sự sáng tạo, linh hoạt giúp trẻ hứng thú tham gia các
hoạt động.
Trong khi làm đồ chơi phải có các bước cụ thể rõ ràng, dễ hiểu để trẻ
có thể làm được.
Ví dụ: - Cần chuẩn bị những nguyên vật liệu gì, đồ dùng gì?
- Khi thực hiện gồm những bước như thế nào?
Tuy nhiên khi trẻ làm ĐDĐC không yêu cầu trẻ tự làm hết mà cần có
người lớn giúp đỡ, hỗ trợ đặc biệt là cô giáo hay phụ huynh.
Ví dụ: Khi làm mô hình "Vườn dừa" cô giúp trẻ gắn keo vào những
chỗ khó, tạo thân cây cho trẻ gắn lá, hoa… Khi làm "Lọ hoa sắc màu" cô uốn
thép tạo nhuỵ cho các bông hoa…
* Phương pháp thực hiện "Vườn dừa"
- Chuẩn bị vật liệu: Cành cây khô to - nhỏ, giấy xốp màu xanh- nâu, keo, đế
dán, giấy vụn, màu nước
- Thực hiện:
Bước 1: Tìm tạo dáng thân cây dừa qua cành cây khô.
Bước 2: Cắt lá dừa từ to - nhỏ bằng xốp xanh, lấy kéo tỉa tạo lá.
Bước 3: Cắt sợi xốp nâu, dóc thành dây
Bước 4: Găn lá vào ngọn thân, quấn dây từ trên xuống tạo thân cây rồi
gắn keo lại.
Bước 5: Vo giấy vụn tròn, tô màu tạo quả và gắn vào.
Bước 6: Đặt mếng xốp, cắt cây cỏ, gắn cây dừa vào đế gắn từ đó ta được
nhiều cây dừa. Như vậy ta đã thực hiện xong "vườn dừa"
10
Hình ảnh Vườn dừa
* Phương pháp thực hiện "Lọ hoa sắc màu"
- Chuẩn bị vật liệu: Xốp các màu: Xanh, đỏ, vàng, hồng, cam, dây thép nhỏ,
lọ cắm hoa, xốp cắm hoa, 1 số nhành hoa khô, 1 cánh hoa cắt sẵn, keo.
- Thực hiện:
Bước 1: Dùng bút vẽ cánh hoa lên các xốp màu, cắt rời ra để tạo các
cánh hoa bằng nhau.
Bước 2: Dùng keo để gắn 5 - 6 cánh lại tạo thành bông hoa, cắt đế tròn
để luôn nhị hoa.
Bước 3: Cắt nhuỵ hoa uốn tròn lại, luồn vào vòng tròn hoa dây thép, vẽ
nhị rồi đính lại.
Bước 4: Cắt xốp xanh quấn tròn dây thép tạo thân.
Bước 5: Cắt lá tạo lá cho bông hoa (từ b1 - b5) bé sẽ tạo nhiều bông hoa
sắc màu.
Bước 6: Đặt miếng xốp vào trong lọ hoa, cắm các bông hoa vào lọ. Như
vậy đã thực hiện xong " Lọ hoa sắc màu"
Hình ảnh các bé đang cắm hoa vào lọ
* Phương pháp thực hiện "các chú cá, chú gà con"
11
- Chuẩn bị vật liệu: Vỏ trai to - nhỏ, xốp màu, bìa cứng, keo, kéo, bút màu.
- Thực hiện:
Bước 1: lấy keo gắn các vỏ trai đã chuẩn bị tạo thành thân con cá, con gà
Bước 2: Vẽ đầu, đuôi con cá, con gà vào xốp rồi cắt ra
Bước 3: Gắn đầu, đuôi vào thân tạo con cá, con gà
Bước 4: Gắn bìa cứng tạo môi trường sống. Đã thực hiện xong mô hình
con cá, con gà.
Khi trẻ làm xong cô yêu cầu trẻ nêu ý tưởng của mình, nói lại cách làm
và cách sử dụng hợp lý nhất ở sản phẩm mà mình làm ra.
Hình ảnh các bé đang nêu ý tưởng cho sản phẩm của mình
* Phương pháp thực hiện mô hình “Trường học của bé”
- Chuẩn bị vật liệu: Vỏ trai, xốp màu, bìa cứng, vỏ rau câu các loại, que đay,
giấy màu, keo, kéo, đá sỏi nhỏ...
- Thực hiện:
Bước 1: Vẽ, cắt các hình tạo hình hộp, làm mái, bọc giấy màu tạo ngôi
trường, cắt và dán các cửa hình chữ nhật, hình vuông. Tạo các hình hộp riêng
biệt để khi chơi trẻ ghép tạo thành ngôi nhà hay trường lớp...
12
Bước 2: Cắt tạo các hình cây gắn các hình tròn, bầu dục tạo cây cảnh,
làm lỗ cắm gắn vào các hộp thạch rau câu, xếp đá, sỏi vào. Để khi trẻ chơi trẻ
tự lắp ghép tạo cây cảnh.
Bước 3: Cắt tỉa tạo các cây cỏ, gắn lỗ, tạo hàng rào xinh.
Bước 4: Tạo cây dừa và cây cảnh để trang trí.
Bước 5: Cắt các loại rau củ quả, gắn tạo vườn rau xanh.
Bước 6: Làm cá, gà bằng vỏ hến, con lợn bằng hộp sữa chua tạo khu
chăn nuôi.
Bước 7: Gắn que đay làm ghế, bập bênh, cầu trượt.
Bước 8: Sắp xếp các đồ dùng đã làm tạo thành mô hình .
Như vậy "Trường học của bé" đã thực hiện xong
Khi làm các đồ chơi có nhiều đồ chơi khác nhau, có nhiều kỹ năng tôi
đã chia nhỏ ra từng loại đồ dùng, từng bộ phận và chia nhỏ nhóm trẻ để làm.
Sau đó, tổng hợp lại tạo thành đồ chơi lớn dưới nhiều hình thức.
.
Mô hình trẻ hoàn thành đồ chơi tự tạo trong hoạt động góc
3. Sử dụng sản phẩm trong mọi hoạt động
13
Hàng ngày, hoạt động của trẻ diễn ra từ lúc đón trẻ đến khi trả trẻ. Vì
thế việc trẻ tự làm ĐDĐC cô cần hỏi trẻ sẽ tư duy như thế nào đối với sản
phẩm của mình làm ra. Khi trẻ tự làm ĐDĐC, tạo ra các sản phẩm mới thì cô
cần cố gắng ưu tiên phục vụ cho nhiều hoạt động. Hoạt động học, hoạt động
góc, trang trí các mảng tường, lớp học và cho trẻ trải nghiệm thật nhiều trên
sản phẩm của mình làm ra, Từ đó để trẻ thấy được sản phẩm làm ra của mình
thật có ích. Khi sử dụng nhiều tạo cho trẻ động cơ phấn khởi để tiếp tục học
làm những đồ chơi về sau.
Với hoạt động về trò chơi, tôi tạo các đồ chơi sử dụng trong trò chơi
dân gian, giúp trẻ khám phá thêm về cuộc sống của nhân dân từ xa xưa, tạo
cho trẻ hiểu thêm về cội nguồn dân tộc như trò chơi: Chơi ô ăn quan, Chọi
trâu, Ném coòn…
Hình ảnh trò chơi dân gian: Chơi ô ăn quan
Trong các tiết làm quen với tác phẩm văn học tôi tạo các mô hình đẻ
dạy trẻ trong các tiết học, giúp trẻ có biểu tượng thêm về bài học có trong câu
chuyện, bài thơ. Tạo cho trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về quê hương, đất
nước, con người Việt Nam.
14
Mô hình Hồ gươm trong tác phẩm văn học “ Sự tích Hồ gươm”
Ví dụ: Trong hoạt động học có chủ định "Làm quen với toán " về các
khối. Để trẻ dễ liên hệ số lượng với các khối đã học, tôi đã tận dụng những
ngày sinh nhật của trẻ, cho trẻ gói quà tặng nhau bằng các khối do cô và trẻ
sưu tầm để trẻ quan sát và nhận xét (số lượng các khối bằng tháng sinh của
trẻ). Từ đó trẻ được trải nghiệm, sử dụng có hiệu quả và ghi nhớ đặc điểm của
bản thân.
Ví dụ: Trong hoạt động góc trẻ sử dụng đồ chơi của mình làm ra, xây
dựng mô hình theo chủ đề, từ đó trẻ thấy được các ĐDĐC tuy giống nhau
nhưng có thể sử dụng được với các chủ đề khác nhau, tạo ra các mô hình phù
hợp các chủ đề đó. Trẻ biết cách giữ gìn, biết bảo vệ môi trường, biết tiết
kiệm, thấy được ý nghĩa của đồ chơi mình làm.
Sản phẩm đồ chơi của trẻ cần được trưng bày nơi đẹp, dễ quan sát để
trẻ có thể giới thiệu sản phẩm của mình với người thân, bạn bè.
Ví dụ: Tôi để sản phẩm làm ra ở các góc, trang trí tuỳ nội dung chủ đề,
trang trí các mảng lớn, ứng dụng vào từng nội dung để trẻ có thể tự học như
cây hoa- quả gắn chữ cái, số (trẻ làm cùng cô)
15
.
Hình ảnh cây gắn chữ số và chữ cái trong góc học tập
Từ những sản phẩm của trẻ làm ra được chúng ta trân trọng trẻ sẽ cảm
thấy phấn khởi, có ý nghĩa từ đó trẻ có ý thức giữ gìn, tôn trọng sản phẩm của
mình làm ra tốt hơn. Trẻ chú ý học bài đạt kết quả hơn.
IV. KIỂM NGHIỆM
1. Kết quả trên trẻ
Với việc suy nghĩ, tìm tòi và tích cực hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC qua
một năm học tôi thấy rằng:
- Khi trẻ làm ĐDĐC tự tạo tôi thấy trẻ hoạt bát hơn, chăm chú lắng
nghe, tích cực đưa ra ý kiến sáng tạo vì được hoạt động , khám phá với đồ vật
- điều trẻ yêu thích. Qua đó, các kiến thức cô cung cấp thêm cho trẻ, được trẻ
tiếp thu nhanh hơn.
- Trẻ làm ĐDĐC phong phú, hấp dẫn, trẻ được nâng cao thêm kiến
thức, đưa giờ học, giờ chơi thêm thích thú, bổ sung, củng cố kiến thức cho trẻ
một cách nhẹ nhàng và hiệu quả cao.
- Với việc tự làm ĐDĐC phục vụ cho hoạt động học, trang trí lớp, trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở lớp tôi phụ trách đã phát triển tốt về tư duy, tự tin, thông
minh hơn, biết yêu quý sức lao động của mình làm ra.
Kết quả cho thấy: việc hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi rất có ý nghĩa,
tôi đã thu được kết qủa cao so với đầu năm. Trẻ cùng nhau có ý thức thu thập
16
nguyên vật liệu cao, trẻ hứng thú và sáng tạo trong việc làm ĐĐĐC, tất cả trẻ
đều có ý thức trân trọng và giữ gìn sản phẩm của cô và trẻ làm ra.
Ý thức thu thập
NVL có sẵn
Trẻ hứng thú
trong việc làm
ĐDĐC
Trẻ sáng tạo, linh
hoạt trong việc
làm ĐDĐC
Ý thức biết trân
trọng và giữ gìn SP
do mình làm ra
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
22/24
91,6
21/24
87,5
20/24
83,3
24/24
100
2. Đối với phụ huynh
Việc cho trẻ tự làm ĐDĐC được phụ huynh đồng tình hưởng ứng, đến
cuối năm có tới 85% phụ huynh tham gia thu thập nguyên vật liệu, tạo điều
kiện giúp tôi hoàn thành tốt công việc của mình.
Phụ huynh luôn quan tâm động viên kịp thời tới trẻ, hướng lái trẻ nhiều
hơn tới việc làm đồ chơi và giữ gìn chúng.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua việc nghiên cứu đề tại trên tôi rút ra một số bài học kinh
nghiệm:
- Qua một năm thử nghiệm tôi thấy rằng việc tận dụng những nguyên
vật liệu phế thải ở xung quanh làm ra những ĐDĐC là một điều hết sức kỳ
diệu có trong cuộc sống. Luôn tạo điều kiện cho trẻ được học, được chơi một
cách hứng thú, thoả mãn nhu cầu trong hoạt động tìm tòi, khám phá … của
trẻ, giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng, tư duy, biết sáng tạo và giữ gìn ĐDĐC
do mình làm ra.
- ĐDĐC làm ra sử dụng được trong nhiều hoạt động.
- Việc hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC rất bổ ích và có nhiều ý nghĩa sâu sắc,
được các cháu tham gia nhiệt tình cũng như việc hưởng ứng, hoan nghênh rất
nhiều từ phía các bậc phụ huynh.
- Từ việc làm được ĐDĐC, giáo dục cho các cháu tính tiết kiệm, yêu
quý sức lao động , ý thức bảo vệ môi trường và bước đầu làm quen với
phương pháp làm công việc.
17
- Qua việc học - chơi trẻ sinh động hơn, thoải mái hơn, học hứng thú và
tích cực hơn. Mối quan hệ giữa cô và trẻ trở nên gần giũ, trẻ mạnh dạn, linh
hoạt, nhanh nhẹn hơn, giữa trẻ - trẻ đoàn kết, biết giúp đỡ nhau.
- Ngoài ra tôi còn tham khảo thêm sách vở, các bạn đồng nghiệp để tạo
thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm cho mình.
Với những vấn đề trong bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi rất mong
đợc sự ủng hộ của các ban ngành chỉ đạo, sự thông cảm và hiểu rõ hơn về đặc
điểm, tâm sinh lý của lứa tuổi mầm non, tạo thêm điều kiện về vật chất cũng
như tinh thần để mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng, được phát triển toàn
diện về mọi mặt.
Trên đây, là bài viết sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc hướng dẫn
trẻ 5 - 6 tuổi tự tạo đồ dùng đồ chơi cho mình. Rất mong được sự góp ý của
Hội đồng khoa học ngành cũng như của các ban đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga Trường, ngày 15 tháng 04 năm
2012
Người viết SKKN
Lê Thị Kim Huệ
18