Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN mầm non: XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI ÂM NHẠC CHO TRẺ 3 4 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.26 KB, 13 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục âm nhạc là một hoạt động hết sức quan trọng đối với trẻ lứa
tuổi mầm non, là bộ môn nghệ thuật phản ánh thế giới âm thanh muôn màu
đang không ngừng chuyển động. ở trường mầm non giáo dục âm nhạc là
một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ, nó là một hoạt động nghệ thuật
phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu hiện
bằng âm thanh. Nó là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh,
phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ âm nhạc
là thế giới diệu kỳ đầy cảm xúc, thế giới âm nhạc không ngừng chuyển
động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt
động và sự hiểu biết của trẻ. Trẻ có thể tiếp cận âm nhạc ngay từ khi còn
nằm trong nôi qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ… Trẻ mầm non vốn
ngây thơ trong sáng, dễ xúc cảm nên khi tiếp xúc với âm nhạc tâm hồn trẻ
thơ càng trong trẻo đầy tình cảm thiết tha đầm ấm.
Với trẻ, âm nhạc còn là cái nôi của sự trưởng thành về nhân cách, được
nghe nhạc, được hát, được chơi trò chơi âm nhạc, là điều kiện để giúp trẻ
trẻ tiếp thu một cách hào hứng phấn khởi, phát triển ngôn ngữ, tư duy, khả
năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống sau này. Từ đó làm
phát triển quá trình nhận thức của trẻ.
Trong âm nhạc, không phải chỉ có dạy hát, hát cho trẻ nghe hay dạy trẻ
vận động mà còn dạy trẻ chơi các trò chơi âm nhạc. Qua trò chơi âm nhạc
trẻ được ôn luyện các bài hát đã học một cách tự nhiên, thoải mái. Trò chơi
âm nhạc có tác dụng phát triển nhận thức, rèn luyện các phản xạ, phát triển
năng lực đặc biệt đang tiềm ẩn trong tâm hồn mỗi trẻ.
Nhận thức được điều đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kiinh
nghiệm “Xây dựng một số trò chơi âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi theo chủ
đề Quê Hương - Đất Nước”.

1



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
Trẻ 3 – 4 tuổi có tâm hồn nhạy cảm, xúc cảm phát triển mạnh, dễ xúc
cảm với cảnh vật xung quanh, dễ nhận ra những vẻ đẹp, biết cảm thụ cái
đẹp, thích hoạt động âm nhạc và học rất nhanh bằng cách bắt chước. Trò
chơi âm nhạc cũng đã tác động trực tiếp đến quá trình phát triển thể lực của
trẻ, giúp trẻ củng cố các cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, đẩy mạnh
chức năng hoạt động của các cơ quan phát thanh, hô hấp, hình thành giọng
hát ở trẻ… tạo sự liên hệ nhạy bén giữa các giác quan. Khi trẻ chơi các trò
chơi âm nhạc trẻ sẽ phối hợp các giác quan: Mắt, tai, chân, tay… Từ đó rèn
tác phong nhanh nhẹn cho trẻ tuy nhiên các trò chơi âm nhạc vẫn chưa
được phong phú và đa dạng, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi âm nhạc
còn hạn chế. Khi cô tổ chức trò chơi thì trẻ chơi còn gò bó, chưa phát huy
hết khả năng vốn có của trẻ.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Từ vấn đề trên cho thấy trò chơi âm nhạc có vai trò rất lớn đối với sự
phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo, một cách rõ ràng, đầy đủ. Từ đó tôi
có kế hoạch xây dựng những trò chơi âm nhạc mới phù hợp với trẻ và đề ra
các biện pháp linh hoạt, sáng tạo trong quá trình hướng dẫn trẻ chơi trò
chơi âm nhạc. Qua thực tế đó tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung “Xây dựng
một số trò chơi âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi theo chủ đề Quê hương - Đất
nước”.
Để đề tài đạt kết quả đạt kết quả cao bước đầu tôi đã chọn đối tượng
nghiên cứu là:
- Các cháu Trường mầm non Thị Trấn. Lớp 3-4 tuổi (lớp Hoa mai) lớp
tôi chủ nhiệm gồm 39 cháu.
Sau khi đã chọn đối tượng nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát qua các
trò chơi cũ ban đầu kết quả cho thấy:

2



Quan sát

Số trẻ hứng
thú về các trò
chơi

Số trẻ hứng
thú về nội dung
chơi

Số trẻ hiểu
trò chơi, chơi
tích cực

Tổng số trẻ

19
18
25
39 trẻ
Đạt %
48.7%
46.1%
64.1%
Từ kết quả của thực trạng trên tôi đã quyết định mạnh dạn đi sâu vào
nghiên cứu đề tài “Xây dựng một số trò chơi âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi
theo chủ đề Quê hương - Đất nước”.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1, Xây dựng một số trò chơi và nội dung thực nghiệm:
Để xây dựng được trò chơi và nội dung thực nghiệm ta cần xác định
được:
* Tiêu chí:
- Xây dựng 5 trò chơi âm nhạc phù hợp với chủ đề về tên trò chơi và
nội dung chơi.
- Trò chơi phải mới lạ, hấp dẫn, thu hút trẻ.
- Trò chơi phải có tác dụng rèn luyện trí nhớ, khả năng quan sát, vận
động, phát triển năng khiếu cho trẻ.
- Rèn luyện về tai nghe âm nhạc và thuộc tính âm nhạc.
- Trò chơi phải rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, sự sáng tạo hấp dẫn đối
với trẻ.
Tôi đã đưa các trò chơi âm nhạc cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Các trò chơi âm nhạc:
* Trò chơi "Đến thăm địa danh”
a, Mục đích - yêu cầu:
+ Luyện cho trẻ trí nhớ, khả năng ca hát của trẻ.
+ Trẻ biết và thuộc những bài hát có hình ảnh tương ứng.
b, Chuẩn bị:
+ Các bài hát có liên quan đến chủ đề “Quê hương - đất nước”.

3


c, Luật chơi:
+ Nếu trẻ nào không hát được thì phải nhảy lò cò.
d, Cách chơi:
+ Tôi cho trẻ quay vòng kim quay dừng ở địa danh nào trẻ hát bài hát
tương ứng với địa danh đó.
* Trò chơi "Giai điệu quê hương”

a, Mục đích - yêu cầu:
- Rèn khả năng nghe nhạc và ghi nhớ.
- Trẻ đoàn đúng tên làn điệu dân ca của các miền khác nhau.
b, Chuẩn bị:
- Đàn ócgan, dụng cụ âm nhạc.
c, Luật chơi:
- Nếu trẻ nào không đoán ra được tên bài hát và tên làn điệu dân ca thì
phải thực hiện một số yêu cầu của cô giáo.
d, Cách chơi:
- Tôi cho trẻ nghe một bài hát thuộc làn điệu dân ca nào đó, trẻ nghe và
đoán tên bài hát và làn điệu dân ca của các miền khác nhau.
* Trò chơi “Nhạc cụ yêu thương”
a, Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết được một số nhạc cụ của Việt Nam.
- Trẻ nhận biết đặc điểm, hình dáng, âm thanh.
- Trẻ phát triển tai nghe, cảm nhận được âm nhạc, nảy sinh cảm xúc âm
nhạc. Phát triển thẩm mỹ, nhận thức của trẻ.
- Trẻ biết tên nhạc cụ âm nhạc.
b, Chuẩn bị:
- Máy vi tính, các bài hát đánh bằng các nhạc cụ khác nhau có liên quan
đến chủ đề “Quê hương - Đất nước”.
c, Luật chơi:

4


- Nếu trẻ nào không đoán được tên nhạc cụ đã đánh của bài hát đó thì
phải hát một bài hát về chủ đề “Quê hương - Đất nước”.
d, Cách chơi:
- Trẻ chọn số hoặc hình ảnh mà mình thích sau đó lắng tai nghe xem bài

hát đó được đánh bằng nhạc cụ gì?
* Trò chơi: “Hát đối”
a, Mục đích- yêu cầu:
- Phát triển tai nghe, rèn khả năng ghi nhớ của trẻ.
- Trẻ hát được các bài hát ở các vùng miền khác nhau.
b, Chuẩn bị:
- Trang phục biểu diễn, bài hát trong chủ đề.
c, Luật chơi:
- Nếu đội nào không hát được thì phải làm theo yêu cầu của đội bạn đưa
ra.
d, Cách chơi:
- Chia trẻ làm 2 đội thi đua nhau.
- Sau đó cho trẻ ở đội 1 hát 1 bài hát nào đó có liên quan đến chủ đề.
Nhiệm vụ của đội 2 là hát một bài hát khác có liên quan đến chủ đề nhưng
không trùng với đội 1.
* Lưu ý: Phải hát ở tất cả các miền khác nhau và kết hợp với trang
phục.
* Trò chơi "Chiếc quạt kỳ diệu”.
a, Mục đích - yêu cầu:
- Rèn cho khả năng ghi nhớ các bài hát.
- Rèn khả năng phát âm chính xác.
- Rèn khả năng vận động nhanh nhẹn cho trẻ.
- Trẻ tìm chữ cái tương ứng và hát bài hát có hình ảnh liên quan đến địa
danh đó.
b, Chuẩn bị:
5


- Chiếc quạt có gắn hình ảnh địa danh đó.
c, Luật chơi:

- Nếu đội nào không hát được thì phải bật nhảy vào các ô vòng (Tuỳ
theo yêu cầu của đội bạn).
d, Cách chơi:
- Chia trẻ làm 2 đội thi đua nhau.
- Cho trẻ chọn hình ảnh , tìm hình địa danh có trong hình ảnh. Sau đó
hát bài hát có hình ảnh tương ứng.
2, Biện pháp chung cho mỗi trò chơi.
Trò chơi âm nhạc thường được tổ chức trong giờ hoạt động âm nhạc,
sau các phần dạy hát, nghe hát, vận động.
Trò chơi âm nhạc có tác dụng rèn trí nhớ, phát triển tai nghe và ôn
luyện các bài hát đã học trong chủ đề.
Trò chơi âm nhạc thường có cấu trúc riêng nên tôi hướng dẫn trẻ theo
các bước:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Giải thích cách chơi.
+ Hướng dẫn trẻ (Cô chơi mẫu)
+ Trong khi tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn khuyến khích trẻ (chú ý nhiều
trẻ có sức khoẻ yếu, nhút nhát). Động viên mọi trẻ tham gia tích cực cổ vũ
cho trò chơi.
Nếu trẻ chơi thành thạo tôi nâng cao dần mức độ khó của trò chơi, kết
hợp nhiều vận động trong trò chơi.
Sau khi kết thúc mỗi trò chơi chúng tôi đàm thoại với trẻ bằng câu hỏi:
- Con có thấy trò chơi này như thế nào?
- Con có thích không?
- Vì sao con thích trò chơi này?
- Vì sao con không thích trò chơi này?
3, Tổ chức thực hiện.
6



Từ các trò chơi, tôi xây dựng cách tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi sau.
a, Trò chơi “Đến thăm địa danh”

- Nêu tên trò chơi:
Đây là loại trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc, giúp trẻ nhớ được
những bài hát có trong chủ đề, sau đó tôi nêu tên trò chơi:

7


Quê hương - Đất nước chúng ta có rất nhiều địa danh và danh lam thắng
cảnh đẹp và muốn tìm hiểu về những địa danh đó chúng mình sẽ cùng tham
gia một số trò chơi âm nhạc đó là trò chơi “Đến thăm địa danh”
- Giải thích cách chơi:
Đây là một trò chơi rất hay. Mỗi hình ảnh là một địa danh hay một miền
quê ở Việt Nam chúng ta đấy.
- Làm mẫu:
Cô quay vòng quay nếu kim quay dừng ở địa danh nào thì hát bài hát có
chứa địa danh đó.
Ví dụ: Cô quay kim dừng ở hình ảnh Hồ gươm - Tháp rùa. Cô hát bài
“Yêu Hà Nội”
- Tổ chức trẻ chơi:
Trong khi trẻ chơi tôi luôn khuyến khích động viên trẻ có thể gợi ý tên
các bài hát cho trẻ.
b, Trò chơi “Giai điệu quê hương”
Trò chơi này có tác dụng rèn khả năng nghe cho trẻ, giúp trẻ biết đúng
tên làn điệu dân ca của các vùng miền khác nhau của dân tộc.
- Nêu tên trò chơi:
Quê hương là cái nôi của những bài ca ngọt ngào và sâu lắng. Mỗi một
vùng miền đều có những làn điệu âm nhạc khác nhau và để biết thêm về

những làn điệu mượt mà và sâu lắng đó chúng mình cùng tham gia một trò
chơi âm nhạc mang tên “Giai điệu quê hương”
- Giải thích trò chơi:
Các con lắng nghe đàn, sau đó các con hãy đoán tên bài hát, tên làn điệu
dân ca.
Khi trẻ chơi tôi khuyến khích trẻ chơi, động viên những trẻ yếu, nhút
nhát.
c, Trò chơi “Nhạc cụ yêu thương”

8


Đây là một loại trò chơi rèn luyện khả năng tai nghe nhạc cho trẻ, nhằm
phát triển thẩm mỹ và nhận thức cho trẻ. Giúp trẻ cảm nhận được âm nhạc.
Giáo dục trẻ yêu mến và tự hào về nhạc cụ dân tộc. Trẻ nhận biết được đặc
điểm, hình dáng, âm thanh.
Ứng dụng: Trong các hoạt động đón trả trẻ, hoạt động khám phá và
hoạt động góc.
- Nêu tên trò chơi:
Có những bài ca trữ tình sâu lắng, có những giai điệu trầm bổng du
dương, những lời ca đằm thắm mượt mà, không thể phủ nhận vai trò của
những nhạc cụ dân tộc. Muốn nghe những lời ca đó chúng ta cần phải hiểu
biết về những nhạc cụ âm nhạc đó. Mời các bé đến với trò chơi âm nhạc
mang tên: “Giai điệu quê hương”
- Giải thích trò chơi:
Cho trẻ chọn biểu tượng mà trẻ thích.

9



Ví dụ: Các số hoặc các hình ảnh về “Quê hương - Đất nước”. Sau
những biểu tượng đó là tiếng của một loại nhạc cụ trẻ chú ý nghe đoán tên
nhạc cụ đó.
Trong khi trẻ chơi tôi cổ vũ động viên trẻ chơi, giúp đỡ trẻ nhút nhát,
trẻ yếu.
d, Trò chơi “Hát đối”
- Nêu tên trò chơi:
Đây là loại trò chơi luyện trí nhớ âm nhạc giúp trẻ khắc sâu hình tượng
Quê hương - Đất nước.
Các con ạ! Mỗi độ xuân về trên các vùng miền của dân tộc diễn ra rất
nhiều lễ hội. Trong đó không thể kể đến hội thi “Hát đối” và để hoà mình
trong không khí của hội thi đó hôm nay cô có một trò chơi âm nhạc rất hay
đó là trò chơi
“Hát đối”

10


- Giải thích cách chơi:
Chia trẻ làm 2 đội
Mỗi đội phải hát một bài ở một vùng, miền khác nhau. Trong thời gian
là 3 phút nếu đội nào hát được nhiều bài hát hơn thì độ đó giành chiến
thắng. Trong khi trẻ chơi tôi luôn cổ vũ động viên trẻ, giúp trẻ nhút nhát
phát huy hết khả năng chơi của mình vào cuộc chơi.
e/ Trò chơi “Chiếc quạt kỳ diệu”

Đây là một loại trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc của trẻ. Chơi trò chơi
này giúp trẻ thêm yêu mến Quê hương - Đất nước con người Việt Nam.
Nhằm giúp trẻ khả năng phát âm chuẩn, chính xác. Rèn luyện khả năng vận
động nhanh nhẹn cho trẻ và tinh thần đoàn kết.

- Nêu tên trò chơi:
Để biết thêm về một số danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán của
Quê hương, Đất nước ta. Mời các bé đến với trò chơi “Chiếc quạt kỳ diệu”
- Giải thích trò chơi:
Chia trẻ làm 2 đội.
11


Từng đội chọn hình sau đó lật hình, tìm hình tương ứng với hình ảnh,
hát bài hát có liên quan đến hình ảnh đó.
Trong khi trẻ chơi tôi luôn cổ vũ động viên giúp đỡ trẻ nhút nhát.

IV. KIỂM NGHIỆM:
- Qua việc soạn và dạy trẻ chơi trò chơi âm nhạc mới, tôi thấy phần nào
đã có sự thay đổi rõ rệt về hứng thú chơi trò chơi âm nhạc của trẻ. Khi chơi
trò chơi hầu hết trẻ đều phấn khởi tỏ ra luyến tiếc khi trò chơi hết giờ.
Trong khi thực nghiệm tôi tiến hành quan sát đánh giá theo mức độ sau:
- Hứng thú về tên trò chơi
- Hứng thú về nội dung chơi
Hiểu trò chơi, chơi tích cực
Từ việc quan sát tôi kết hợp với ghi chép đánh giá trẻ theo các mức độ
trên của từng trò chơi mới và tổ chức trò chơi đối chứng là:
* Kết quả khảo sát thực trạng:
Số trẻ hứng
Quan sát

Số trẻ hứng

Số trẻ hiểu


thú về tên trò thú về nội dung trò
chơi

Tổng số trẻ

chơi

chơi,

chơi

tích cực

19
39 cháu
Đạt %
48.7%
* Kết quả thực nghiệm cho thấy:

18

25

46.1%

64.1%

Quan sát

Số trẻ hứng


Số trẻ hiểu

Số trẻ hứng

thú về tên trò thú về nội dung trò
Tổng số trẻ
39 cháu
Đạt %

chơi
37
94.8%

chơi
37
94.8%

chơi,

chơi

tích cực
38
97.4%

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:

12



+ Từ thực tế đó tôi nhận thấy việc giáo dục âm nhạc ở trường tôi đã đáp
ứng được nhu cầu của ngành học mầm non nói chung và hoạt động giáo
dục âm nhạc nói riêng, đã phát huy được hết vai trò của âm nhạc đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Qua đó tôi nhận thấy rất cần
thiết phải sưu tầm, xây dựng trò chơi âm nhạc mới phù hợp với chủ đề. Nội
dung các trò chơi phù hợp với khả năng của trẻ để từ đó kích thích sự ham
mê chơi trò chơi âm nhạc phát triển những tố chất sẵn có ở trẻ.
2. Ý kiến đề xuất:
-

Qua sáng kiến này bản thân tôi kính đề nghị tới các cấp nghành các cơ

quan đoàn thể, cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn
vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để phục vụ
trò chơi âm nhạc phục vụ hoạt động âm nhạc như: Dụng cụ gõ đệm, Trống,
phách, các dụng cụ Quê hương.
- Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức
các trò chơi âm nhạc cho đội ngũ giáo viên.
- Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình,
đĩa ghi hình...để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên.
- Trên đây là một số biện pháp “Xây dựng một số trò chơi âm nhạc cho
trẻ 3 – 4 tuổi theo chủ đề quê hương- đất nước”. Tôi rất mong được sự
góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp gần xa để bản thân
cùng tiến bộ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thị trấn, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Người viết sáng kiến


Mai Thị Thắm

13



×