Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Những giải pháp nhằm phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp tại TPHCM đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.09 KB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN QUYẾT CHIẾN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2003


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ KHU CHẾ XUẤT (KCX) VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (KCN)
1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khu chế xuất…………………………………………………………….
1.1.2 Khu công nghiệp………………………………………………………
1.1.3 Các mô hình Khu chế xuất, Khu công nghiệp tại Việt nam……………
1.1.4 Các tổ chức liên quan đến hoạt động Khu chế xuất,Khu công
nghiệp…
1.2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA KHU CHẾ XUẤT,KHU CÔNG
NGHIỆP
1.2.1 Vò trí đòa lý……………………………………………………………….
1.2.2 Quy mô diện tích…………………………………………………………
1.2.3 Mục tiêu họat động …………………………………………………….
1.2.4 Vốn đầu tư……………………………………………………………….
1.2.5 Về cơ chế quản lý……………………………………………………….
1.3 VAI TRÒ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU


CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA
ĐẤT NƯỚC
1.3.1 Thu hút đầu tư trong và ngoài nước……………………………………..
1.3.2 Vai trò của các Khu chế xuất, Khu công nghiệp đối với chiến lược
công nghiệp hoá, hiện đại hoá………………………………………
1.3.3 Tăng cường năng lực xuất khẩu…………………………………………
1.3.4
Khu chế xuất, Khu công nghiệp với việc bố trí cơ cấu sản xuất
công nghiệp và dân cư trên đòa bàn…………………………………….
1.3.5 Giải quyết việc làm và đào tạo lực lượng lao động……………………
1.3.6
Giải quyết nạn ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao
thông………………
1.4 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.4.1 Điều kiện tự nhiên ……………………………………………………….
1.4.2 Kết cấu hạ tầng…………………………………………………………
2


3

1.4.3 Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động……………………….
1.4.4 Môi trường đầu tư………………………………………………………
1.4.5 Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng…………………………………………………
1.4.6 Phát triển khu dân cư đồng bộ…………………………………………
1.4.7 Điều kiện về đất đai……………………………………………………
1.5 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM VÀ TP HỒ
CHÍ MINH TỪ CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỂN
HÌNH TRÊN THẾ GIỚI

1.5.1 Các Khu chế xuất và Khu công nghiệp điển hình trên thế giới……….
1.5.2 Những bài học kinh nghiệm đối với nước ta…………………………..
Kết luận Chương 1…………………………………………………………………………………………………………..
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
PHÁT TRIỂN CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TP HỒ
CHÍ MINH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2001
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ
KHU CÔNG NGHIỆP CẢ NƯỚC
2.1.1 Thực trạng…………………………………………………………………
2.1.2 Đánh giá chung …………………………………………………………..
2.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU
CÔNG NGHIỆP TẠI TP HỒ CHÍ MINH
2.2.1 Giới thiệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ….
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các Khu chế xuất và Khu công
nghiệp tại TP Hồ Chí Minh………………………………………………
2.2.3 Thực trạng hoạt động…………………………………………………….
2.2.4 Đánh giá tình hình phát triển các KCX,KCN tại TP Hồ Chí Minh…….
Kếtluận Chương 2……………………………………………………………………………………………………………..
CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CHẾ XUẤT,KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TP HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM
2010
3.1 CÁC CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển các Khu chế xuất và
Khu công nghiệp………………………………………………………
3.1.2 Đònh hướng phát triển các KCX,KCN cả nước đến năm 2010………….
3


4


3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của TPá Hồ Chí Minh đến năm
2010…
3.1.4 Mục tiêu phát triển các Khu chế xuất và Khu công nghiệp tại TP Hồ
Chí Minh đến năm 2010……………………………………………………
3.1.5 Phân tích môi trường kinh doanh của hoạt động các Khu chế xuất và
Khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh……………………………………
3.1.6 Các đặc điểm tác động đến việc phát triển các Khu chế xuất và Khu
công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới…………………….
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU
CÔNG NGHIỆP TẠI TP HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
3.2.1 Nhóm giải pháp 1 : Về quy hoạch
3.2.2 Nhóm giải pháp 2 : Về cơ chế chính sách
3.2.3 Nhóm giải pháp 3 : Về môi trường đầu tư
3.2.4 Nhóm giải pháp 4 : Về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Đối với Trung ương………………………………………………………
3.3.2 Đối với Thành phố……………………………………………………….
Kết luận Chương ………………………………………………………………………………………………
KẾT lUẬN……………………………………………………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

4


5

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năm 1986, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới kinh tế, nhờ đó nền kinh tế

nước ta đã thoát khỏi cơn khủng hoảng và bắt đầu từ giai đoạn 1991-1995 đã đạt
được tốc độ tăng trưởng khá. Nghò quyết Đại hội Đảng lần 9 đã đánh giá thành tựu
kinh tế trong 10 năm 1991-2000 như sau : “Phần lớn các mục tiêu chủ yếu đề ra
trong Chiến lược kinh tế xã hội 1991-2000 đã được thực hiện. Nền kinh tế có bước
phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế,
tăng được thế và lực hơn hẳn 10 năm trước, khắc phục được một bước tình trạng
nước nghèo và kém phát triển, nâng cao khả năng độc lập tự chủ, tạo thêm điều
kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá“[21,tr.68-82]. Trong 10 năm kinh tế
tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân mỗi năm là
7,56%. Sản xuất công nghiệp từng bước phát triển ổn đònh với tốc độ tăng bình quân
mỗi năm 13,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dòch theo hướng tăng dần tỷ trọng CN, năm
1990 công nghiệp và xây dựng chiếm 22,7%, sang năm 1995 đã tăng lên 28,8% và
đến năm 2000 đã tăng lên đến 36,6%. Tuy nhiên, nhòp độ tăng trưởng kinh tế vài
năm trở lại đây đã có phần chậm lại, năm 2000 có tăng lên nhưng chưa đạt mức tăng
trưởng cao như trước, nền kinh tế còn kém hiệu quả và khả năng cạnh tranh còn
thấp, một số sản phẩm khó tiêu thụ, năng lực sản xuất chưa được phát huy tối đa.
Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là trung tâm kinh tế của vùng và của cả
nước đã góp phần không nhỏ vào việc gia tăng tốc độ tăng trưởng của cả nước. Giai
đoạn 1986-1990 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 4,2%/năm đã tăng lên
12,6%/năm trong giai đoạn 1991-1995. Tuy nhiên từ năm 1996, kinh tế Thành phố
đã bắt đầu giảm sút, tốc độ tăng GDP chỉ còn 14,7% so với 15,3 % của năm 1995 và
tiếp tục giảm xuống 12,1% năm 1997, 9,2% năm 1998 và 6,2% năm 1999. Từ đó, tốc
5


6

độ tăng trưởng GDP của giai đoạn 1996-2000 đã giảm xuống 10,2%/năm. Tốc độ
tăng trưởng giá trò sản xuất công nghiệp cũng đã giảm từ 15,6%/năm của giai đoạn
1991-1995 xuống còn 13,7%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và tốc độ tăng trưởng

GDP công nghiệp tương ứng trong 2 giai đoạn này là 16,3% và 13,3%/năm.
Các nguyên nhân dẫn đến việc tốc độ tăng GDP công nghiệp giảm là:
• Việc chuyển dòch cơ cấu công nghiệp từ những ngành thâm dụng lao động
và sử dụng nhiều nguyên liệu sang những ngành và lónh vực có hàm lượng
khoa học cao còn chậm.
• Trình độ công nghệ còn lạc hậu, hầu hết các thiết bò máy móc đã qua sử
dụng trung bình từ 10 đến 20 năm.
• Tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp còn thấp và giảm dần. Trong 3 năm
1996-1999 vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong công nghiệp chỉ tăng bình quân
0,3%.
• Đa số nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp phải nhập khẩu từ
nước ngoài, chỉ có khoảng 20% nguyên vật liệu là trong nước.
• Chất lượng lao động chưa được nâng cao, số lao động có tay nghề còn ít, từ
đó dẫn đến năng suất lao động còn thấp .
• Khu chế xuất ( KCX), Khu công nghiệp ( KCN ) với vai trò là nơi thu hút
vốn đầu tư, thực hiện cải tiến công nghệ và xây dựng cung cách quản lý sản
xuất hiện đại nhưng qui hoạch còn phân tán, do đó chưa tạo ra đòn bẫy để
thúc đẩy công nghiệp Thành phố phát triển.
Từ tình hình trên đã đặt ra cho cả nước cũng như Thành phố phải đề ra
chiến lược nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp Thành phố tương xứng với tầm
vóc một trung tâm kinh tế của cả nước. Điều này đã được thể hiện trong nội dung
đường lối và mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001-2010 mà
6


7

Đảng ta đã đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ 9 là “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp… ‘ và mục tiêu tổng quát của chiến lược trong 10 năm tới là “ Đưa nước ta

ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại… “[21,tr. 159]
Để thực hiện được mục tiêu chiến lược trên, Thành phố cần phải đề ra các
giải pháp nhằm phát triển các KCX và KCN để đạt được các mục tiêu sau đây :
• Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
• Đổi mới công nghệ , thiết bò và tiếp thu phương pháp quản lý tiên tiến của
thế giới.
• Đẩy mạnh xuất khẩu.
• Thúc đẩy công nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Như chúng ta đã biết, năm 1991 KCX Tân Thuận đã được thành lập mở đầu
cho việc phát triển các KCX và KCN trên cả nước. Đến hết năm 2001, cả nước đã
có 69 KCX,KCN , trong đó có 65 KCN tập trung, 3 KCX và 1 KCNC, tổng diện tích
quy hoạch là 11.399 ha trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 8.100
ha (Không kể KCN Dung Quất rộng 14.000 ha ) , đã có 1.659 dự án đầu tư với số
vốn đăng ký là 8,72 tỷ USD ( Chưa kể dự án Nhà máy lọc dầu số 1 ở KCN Dung
Quất với vốn đầu tư 1,3 tỷ USD) và hơn 34 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên diện tích đất
cho thuê ở các KCX,KCN chỉ mới đạt 42% diện tích đất có thể cho thuê. Riêng
thành phố Hồ Chí Minh đã được Chính phủ cho phép thành lập 3 KCX, 10 KCN với
tổng diện tích quy hoạch là 2.393 ha.
Đến 30/6/2002 đã có 643 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư
gần 1,3 tỷ USD và 6.500 tỷ đồng, thu hút được trên 100.000 lao động. Các DN trong
7


8

các KCX đã xuất khẩu tới trên 50 nước với kim ngạch XK đạt trên 3 tỷ USD. Tuy
nhiên, việc phát triển các KCX và KCN tại Thành phố trong thời gian qua còn nhiều
hạn chế như :

• Cơ chế quản lý còn bất cập.
• Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu .
• Vai trò tác động đến công nghiệp Thành phố còn hạn chế .
• Việc quản lý lao động chưa ổn đònh.
• Chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn .
• Việc qui hoạch thiếu tập trung, chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế
chung của Thành phố.
• Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCX với kinh tế nội đòa chưa chặt
chẽ .
Từ thực trạng trên, việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các KCX và
KCN không những có ý nghóa trước mắt mà còn có giá trò về lâu dài nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế Thành phố nói chung và công nghiệp nói riêng .
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Luận văn nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau đây :
• Đánh giá lại tình hình phát triển các KCX và KCN tại thành phố Hồ Chí
Minh. Trong đó sẽ đi sâu phân tích, đánh giá tình hình chính sách thu hút
đầu tư, tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư , cơ chế
quản lý điều hành hoạt động tại KCX,KCN …




Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển các KCX,KCN đến năm 2010 như :
hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về hoạt động của các KCX,KCN, các
biện pháp thu hút các nhà đầu tư vào thuê đất, các phương thức huy động vốn
để xây dựng cơ sở hạ tầng, việc quản lý lao động , việc quản lý khai thác các
8


9


KCX,KCN nhằm đóng góp vào phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế
xã hội trên đòa bàn TP Hồ Chí Minh


3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Nội dung : Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển các KCX,KCN tại TP
Hồ Chí Minh đến năm 2010 .
• Đòa bàn nghiên cứu : Các KCX,KCN tại thành phố Hồ Chí Minh .
• Thời gian : Nội dung đánh giá hoạt động được lấy mốc thời gian từ năm
1991 đến năm 2001 trong đó chủ yếu là những năm gần đây. Những giải
pháp phát triển lấy mốc thời gian 10 năm 2001-2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung của đề tài tương đối bao quát đến nhiều lónh vực do đó một số phương
pháp nghiên cứu sau đây sẽ được thực hiện :
• Phương pháp duy vật biện chứng trong đó vận dụng các quan điểm đánh giá
khách quan, toàn diện, lòch sử khi đánh giá từng vấn đề cụ thể.
• Phương pháp thống kê : áp dụng thống kê số liệu theo từng lónh vực, đòa bàn
và trình tự thời gian. Việc thu thập số liệu kết hợp giữa tài liệu và thực tế.
• Phương pháp phân tích và so sánh : dựa trên số liệu thống kê sẽ tiến hành
phân tích, đánh giá trên cơ sở đó so sánh hoạt động giữa các KCX,KCN của
Thành phố , so sánh hoạt động giữa các thời kỳ và so sánh giữa thực hiện và
kế hoạch
• Phương pháp thăm dò: thông qua các phiếu thăm dò để làm rõ thêm một số
nội dung của đề tài cũng như để minh họa cho một số quan điểm .
• Phương pháp tổng hợp : để có thể đưa ra các đánh giá tổng thể về thực trạng
hoạt động của các KCX,KCN thời gian qua và đề ra các giải pháp chiến
lược, các kết quả phân tích trên sẽ được tổng hợp theo từng mảng vấn đề.
9



10

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Đề tài đóng góp được một số nội dung cụ thể sau :
™ Đánh giá thực trạng phát triển của các KCX, KCN tại TP Hồ Chí Minh từ
năm 1991 đến năm 2001 và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các
KCX,KCN tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2010.
™ Góp phần bổ sung một số cơ sở lý luận sau đây :
• Vai trò các KCX,KCN trong chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước nói chung và Thành phố nói riêng.
• Tác động của các KCX,KCN trong việc đẩy mạnh các hoạt động sản xuất
công nghiệp và xuất khẩu , thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
• Phát triển các KCX,KCN góp phần hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng
lãnh thổ và ngành, bố trí lại cơ cấu sản xuất công nghiệp và bố trí dân cư
trên đòa bàn.
• Hoạt động KCX,KCN góp phần chuyển dòch cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hoá ,hiện đại hoá
Để thực hiện được các nội dung trên , Luận án đã kế thừa và phát triển các
nội dung của một số đề tài đã nghiên cứu trước đây như : quy hoạch tổng thể
phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010 của Bộ Kế
hoạch Đầu tư, quy hoạch kinh tế- xã hội TP Hồ Chí Minh đến năm 2010, tổng
kết 10 năm quản lý đầu tư trong nước tại TP Hồ Chí Minh ( 1991-2000), tổng
kết 10 năm phát triển các KCX,KCN cả nước, một số đề tài nghiên cứu về
giá thành xây dựng cở sở hạ tầng và hiệu quả kinh tế-xã hội của một số
KCX,KCN tại TP Hồ Chí Minh…

10



11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG
NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khu chế xuất (Export Processing Zone )
1.1.1.1

Trên thế giới :

Từ những năm cuối thế kỷ 20, mô hình KCX đã hình thành, tồn tại và phát
triển cho đến ngày nay. Cùng với KCN, khu công nghệ cao, khu vực kinh tế
tự do hay đặc khu kinh tế…, mô hình này đã góp phần vào phát triển kinh tế
của nhiều quốc gia trên thế giới
Theo Hiệp hội KCX thế giới ( WEPZA ), KCX bao gồm : cảng tự do, khu
mậu dòch tự do, khu miễn thuế hải quan (Custom Free Zone), KCN tự do
(Industrial Free Zone), Khu ngoại thương ( Foreign Trade Zone )… .
Theo tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc(UNIDO), KCX là một
khu vực phân cách về đòa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu phát triển
công nghiệp, phục vụ xuất khẩu bằng những ưu đãi điều kiện về đầu tư so
với các doanh nghiệp của nước chủ nhà. Ngoài ra , các doanh nghiệp trong
KCX được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa , nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất để xuất khẩu thông qua hình thức kho quá cảnh.
1.1.1.2

Tại Việt nam :

“KCX là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, thực hiện các dòch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động

xuất khẩu, có ranh giới đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống, do Chính
phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập”[ 9, tr.1]. KCX được coi
như tách khỏi Việt nam về mặt thuế quan. Hàng hóa , hành lý và ngọai hối từ
11


12

nước ngoài nhập khẩu vào KCX hoặc doanh nghiệp chế xuất và từ KCX hoặc
doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong thò
trường nội đòa với các doanh nghiệp chế xuất được coi là quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu.Hàng từ Việt nam vào KCX được xem như hàng xuất khẩu ra nước
ngoài và hàng từ KCX đưa vào nội đòa được xem như hàng nhập khẩu từ nước
ngoài
1.1.2 Khu công nghiệp ( Industrial Zone, Industrial Estate ) :
1.1.2.1 Trên thế giới:
KCN là một khu đất được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế
hoạch tổng thể để cung cấp cơ sở vật chất,kỹ thuật cần thiết kể cả hạ tầng cơ
sở, tiện ích công cộng đầy đủ cho một cộng đồng các ngành công nghiệp
tương ứng.
1.1.2.2 Tại Việt nam :
“KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp
và thực hiện các dòch vụ cho sản xuất công nghiệp , có ranh giới đòa lý xác
đònh, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ
quyết đònh thành lập, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”[9,
tr.1].KCN thường được xây dựng trên các vùng có nhiều đất trống, các nhà
máy xây dựng trong khu được tập trung theo chiều dọc , do đó chi phí đầu vào
và đầu ra của DN sẽ hạ thấp vì các nhà máy thường xây dựng sát cạnh nhau,
đầu ra của nhà máy này cũng là đầu vào của nhà máy kia.

Ngoài ra, các DN khi đầu tư vào KCN sẽ giảm được nhiều chi phí như: chi phí
mua đất, xây dựng đường dây tải điện, đường vật tải vào nhà máy.
1.1.3 Các mô hình Khu chế xuất,Khu công nghiệp tại Việt nam:
12


13

Nhìn chung các KCX,KCN có thể phân thành các loại sau :
1.1.3.1 Các Khu chế xuất và Khu công nghiệp hiện đại, được xây dựng mới
hoàn tòan :bao gồm các KCX,KCN do các Cty nước ngoài đầu tư xây dựng
như : KCX Tân Thuận,Linh Trung(TP HCM), KCN Nomura (Hải Phòng),
KCN Việt Nam-Singapore(Bình Dương), KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội)…
Đây là các Khu có chủ đầu tư là một Liên doanh nước ngoài hoặc 100% vốn
nước ngoài, do đó nguồn vốn đầu tư được đáp ứng đầy đủ , vì vậy các khu
này có tốc độ xây dựng hạ tầng tng đối nhanh, chất lượng hạ tầng tốt … từ
đó đã tạo điều kiện hấp dẫn thu hút các Cty nước ngoài vào đầu tư. Các
KCX,KCN này thường tập trung tại các thành phố lớn và có vò trí tương đối
thuận lợi.
1.1.3.2 Khu công nghiệp được xây dựng trên khuôn viên đã có một số doanh
nghiệp đang hoạt động : Các KCN này nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mở
rộng và đổi mới thiết bò của các doanh nghiệp. Ngoài ra ,các KCN này còn
nhằm thu hút các doanh nghiệp sản xuất ô nhiễm di dời từ nội thành để giải
quyết nạn ô nhiễm môi trường và chỉnh trang đô thò nhất là tại các thành phố
lớn, đông dân. Đối tượng thu hút của các KCN này thường là các DN vừa và
nhỏ.
1.1.3.3 Các Khu công nghiệp có quy mô nhỏ gắn với nguồn cung cấp
nguyên liệu nông,lâm,thủy sản : các KCN này được hình thành ở những vùng
có nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.Việc phát triển các KCN này đã
góp phần vào quá trình đô thò hoá các vùng phụ cận Thành phố lớn và nâng

cao giá trò hàng hoá nông sản.
1.1.4 Các tổ chức liên quan đến hoạt động của Khu chế xuất,Khu công
nghiệp:
13


14

1.1.4.1 Doanh nghiệp chế xuất :
“Là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dòch vụ
chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu”[9, tr.2]. Hầu
hết các doanh nghiệp này là các Cty nước ngoài hoạt động trong KCX.
1.1.4.2 Doanh nghiệp Khu công nghiệp :
“Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, gồm doanh
nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dòch vu”[9, tr.2] ï. Hầu hết các doanh nghiệp
này là doanh nghiệp trong nước, qui mô vừa và nhỏ , do thành lập mới hoặc di
dời từ nội thành .
1.1.4.3 Cty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp :
“Là các Cty thuộc các thành phần kinh tế trong nước hoặc các Cty liên doanh
nước ngoài có chức năng đầu tư, xây dựng và kinh doanh các công trình kết
cấu hạ tầng KCN và cho các DN đầu tư vào KCN thuê đất”[9, tr.4]. Tùy theo
quy mô và tính chất, một KCN có thể có một hoặc nhiều Cty phát triển hạ
tầng KCN.
1.1.4.4 Ban quản lý các Khu chế xuất, khu công nghiệp Việt nam :
“Là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng quản lý Nhà
nước về các hoạt động của KCN. Ban quản lý có nhiệm vụ giúp Chính phủ
chỉ đạo việc chuẩn bò, xây dựng , phát triển và quản lý KCX, KCN đã được
quy hoạch và phê duyệt. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan
để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch có
liên quan đến việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCNhướng dẫn việc xác đònh danh mục các ngành nghề được khuyến khích, các

ngành nghề cấm hoặc hạn chế đầu tư vào các KCN, KCX – hướng dẫn thực

14


15

hiện các công tác tổ chức, cán bộ của Ban quản lý KCN Tỉnh- tham gia thẩm
đònh quy hoạch các dự án đầu tư vào KCN”[9, tr.7].
1.1.4.5 Ban quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp cấp Tỉnh, Thành :
Ban quản lý KCN cấp Tỉnh, Thành: trực thuộc UBND Tỉnh,Thành trực thuộc
trung ương( ngọai trừ BQL KCN Dung Quất và KCN Việt Nam-Singapore ).
“Ban quản lý có các nhiệm vụ như: quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ
tầng, bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài
KCN có liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCNhỗ trợ vận động đầu tư vào KCN- tổ chức thẩm đònh và cấp giấy phép đầu tư
cho các dự án đầu tư nước ngoài theo ủy quyền- thỏa thuận với Cty phát triển
hạ tầng KCN trong việc đònh giá cho thuê đất gắn liền với công trình kết cấu
hạ tầng đã xây dựng- phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra,
thanh tra các quy đònh của pháp luật về lao động”[9, tr.8] .
Theo cơ chế đã được ban hành, các Bộ, ngành đã uỷ quyền cho Ban quản lý
cấp Tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước như: Bộ Kế hoạch Đầu
tư uỷ quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đến
40 triệu USD. Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu
và quản lý hoạt động thương mại , Bộ Lao động, Thương binh Xã hội uỷ
quyền cấp phép cho người lao động nước ngoài, Bộ Tài chính uỷ quyền chấp
thuận chế độ kế toán,Bô Xây dựng uỷ quyền thẩm đònh thiết kế kỹ thuật,
Phòng Thương mại Việt nam uỷ quyền cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hoá,
UBND cấp Tỉnh uỷ quyền phế duyệt các dự án đầu tư trong nước.
1.2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG
NGHIỆP :

1.2.1 Về vò trí đòa lý :
15


16

KCX,KCN được xây dựng trên vò trí đòa lý tương đối cách biệt với hệ thống
lãnh thổ xung quanh. Việc bố trí vò trí đòa lý phải phù hợp với quy hoạch lãnh
thổ và ngành nghề nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển chung. Để tạo thuận
lợi cho hoạt động SXKD như việc cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản
phẩm, tuyển dụng lao động, các khu này thường nằm gần các thành phố lớn,
các trung tâm kinh tế, các cảng biển,sân bay…thuận tiện cho việc giao thông
liên lạc , xây dựng cơ sở hạ tầng, giao dòch tài chính và các dòch vụ khác.Đây
là một trong các yếu tố quyết đònh đến thành công của các KCX,KCN nhất
là trong giai đoạn đầu khi mới thành lập.
1.2.2 Về quy mô diện tích:
Tuỳ theo mục tiêu hoạt động, quy mô mỗi KCX,KCN có thể từ 20 ha đến 500
ha.Các khu có diện tích nhỏ thường phù hợp với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ,sản xuất tiểu thủ công nghiệp, vốn đầu tư ít.Các khu có diện tích lớn
thường là các KCX nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, có quy mô sản
xuất tương đối lớn. Do vậy đối tượng thu hút vào đầu tư là một trong những
yếu tố để xác đònh quy mô về diện tích.Việc xác đònh quy mô phù hợp sẽ
giúp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phục vụ cho công tác quy hoạch chi tiết
phù hợp với những ngành nghề khuyến khích đầu tư. Việc xác đònh quy mô
quá lớn không phù hợp với năng lực tài chính sẽ làm cho tiến độ lấp đầy
chậm.Ngược lại xác đònh quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển mở rộng
trong tương lai.
1.2.3 Mục tiêu hoạt động :
Điểm khác nhau căn bản giữa KCX và KCN là thò trường tiêu thụ sản phẩm.
KCX chủ yếu thu hút các nhà sản xuất nước ngoài, các DN chế xuất sản xuất

ra chủ yếu để xuất khẩu, do đó mục tiêu quan trọng nhất của KCX là góp
16


17

phần thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu . Trong khi đó, KCN chủ
yếu là thu hút các nhà đầu tư trong nước, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để
tiêu thụ trong nước.Mục tiêu là nhằm quy hoạch lại sản xuất, đẩy mạnh phát
triển công nghiệp trong nước, góp phần bố trí lại dân cư trên đòa bàn. Tuy
mục tiêu hoạt động có những điểm khác nhau nhưng giữa KCX và KCN có
mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy nhau phát triển nhằm thực hiện mục tiêu
chung là đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Mục tiêu hoạt động sẽ quyết đònh sự tồn tại của KCX,KCN. Đối với các quốc
gia đang phát triển, đẩy mạnh hoạt động các KCX,KCN được xem như “cú
huých “ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đặc biệt là phát triển công nghiệp,
thu hút vốn đầu tư và giải quyết cả những vấn đề xã hội như bố trí lại dân cư
trên đòa bàn.
1.2.4 Vốn đầu tư:
Các KCX thường huy động vốn đầu tư của nước ngoài đười hình thức liên
doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.Nguồn vốn này được sử dụng để xây dựng
cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thống điện nước…Các KCN thường do các
doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư, hầu hết hiện nay là các DNNN .Các
doanh nghiệp này thường có vốn nhỏ, do đó nguồn vốn chủ yếu huy động từ
tiền thuê đất trả trước của các doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Tóm lại nguồn
vốn đầu tư ở đây chủ yếu là nhằm tạo ra điều kiện về cơ sở hạ tầng, môi
trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCX,KCN.Đặc
điểm của nguồn vốn này là phải bỏ ra ngay một lúc ( đặc biệt là chi phí đền
bù giải toả ) và thu hồi trong nhiều năm thông qua thu tiền thuê đất .
1.2.5 Về cơ chế quản lý :


17


18

Mô hình KCX,KCN là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ
nhằm thực hiện một số mục tiêu thúc đẩy kinh tế xã hội của một quốc gia
phát triển, nhất là trong giai đoạn cần thu hút vốn đầu tư tạo đà cho nền kinh
tế. Do đó, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có một cơ chế quản lý
đặc thù khác với quản lý các doanh nghiệp sản xuất ngoài KCX,KCN.Cơ chế
này chủ yếu là tạo mọi điều kiện thông thoáng về thủ tục đầu tư nhằm hấp
dẫn các hà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là các nhà đầu tư nước
ngoài.Riêng tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghò đònh số 36/CP ngày
24/4/1997 để quản lý các KCX,KCN. Theo đó Ban quản lý các KCX,KCN
Việt nam và Ban quản lý KCN tỉnh thành được giao nhiệm vụ quản lý Nhà
nước từ việc cấp phép đầu tư, xây dựng, các thủ tục xuất nhập khẩu …Việc
quản lý sản xuất kinh doanh, ở đây chủ yếu là kinh doanh hạ tầng và các dòch
vụ phục vụ sản xuất được giao cho các Công ty phát triển hạ tầng KCN.
Tóm lại, đặc trưng cơ bản của KCX,KCN chính là mô hình sản xuất công
nghiệp theo lãnh thổ được bố trí tại vò trí đòa lý tương đối cách biệt với hệ
thống lãnh thổ xung quanh nhưng phải phù hợp với quy hoạch lãnh thổ chung
và có tác động qua lại với sản xuất công nghiệp trong khu vực lãnh thổ đó.
1.3 VAI TRÒ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT,KHU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA ĐẤT
NƯỚC
1.3.1 Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước :
Đặc điểm của mô hình phát triển các KCX,KCN là các nhà đầu tư trong và
ngoài nước cùng đầu tư trên một vùng không gian lãnh thổ, trong bối cảnh đó
việc kết hợp sức mạnh của nguồn vốn trong và ngoài nước là một trong những

nhân tố cho sự phát triển các KCX,KCN. Việc kết hợp này được thể hiện trong
18


19

mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nùc (trực tiếp là Ban quản lý các
KCN,KCX) và các nhà đầu tư, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa
người lao động và người sử dụng lao động. Sự kết hợp này còn được thể hiện
qua việc kết hợp giữa KCX,KCN với nền kinh tế nội đòa, thực hiện tốt điều
này sẽ góp phần phát huy tác dụng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại các
KCX,KCN.
Khi môi trường đầu tư trong nước được cải thiện sẽ góp phần thúc đẩy thu hút
vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp
trong nước tham gia xây dựng phát triển hạ tầøng KCX,KCN và các doanh
nghiệp đầu tư sản xuất trong KCX,KCN cũng tạo ra sức hút đối với các nhà đầu
tư nước ngoài. Vì vậy, việc khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu
tư vào KCN bằng nhiều hình thức đa dạng sẽ khai thác được một nguồn vốn lớn
trong xã hội tham gia đầu tư vào các KCN. Điều này cũng tạo cho môi trường
đầu tư tốt hơn và qua đó tạo sự tin tưởng và an tâm cho các nhà đầu tư nước
ngoài. Đây là một sự tác động hỗ tương cần thiết để phát triển các KCN.
Một trong những mục tiêu hình thành và phát triển các KCX,KCN là thu hút
vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thực tế trong 10 năm qua, các KCX,KCN đã
bước đầu thu hút được tương đối khá các nguốn vốn đầu tư cho mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của Thành phố. Việc cải tiến các thủ tục đầu tư , các
KCX,KCN đã góp phần đáng kể vào việc thu hút vốn đầu tư cho Thành phố,
trong đó đặc biệt các KCX đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài khá lớn và ổn
đònh.
Hiện nay, TP Hồ Chí Minh là một trong những đòa phương đi đầu trong thu hút
vốn đầu tư nước ngoài. Trong 10 năm qua lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI)

chiếm khoảng 40% tổng vốn FDI của cả nước. Việc thu hút vốn đầu tư nước
19


20

ngoài vẫn xác đònh tập trung thu hút vào các KCX,KCN. KCX với những ưu đãi
đặc biệt so với sản xuất trong nước đã trở thành môi trường hấp dẫn các nhà
đầu tư nước ngoài nhất là các Cty đa quốc gia, từ đó giúp ta tiếp nhận kỹ thuật
công nghệ hiện đại và thích hợp, trình độ quản lý tiên tiến, đào tạo công nhân
lành nghề, nhanh chóng hoà nhập và tăng sức cạnh tranh của một số sản phẩm
công nghiệp của nước ta trên thế giới và khu vực.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh đều chọn việc đầu tư tại các KCN vì chủ trương của
Thành phố không khuyến khích thành lập thêm các doanh nghiệp sản xuất
trong nội thành sẽ gây ô nhiễm, chưa kể lần lượt các xí nghiệp sản xuất gây ô
nhiễm đang ở trong nội thành sẽ di dời ra các KCN. Từ đó nguồn vốn đầu tư
trong nước sẽ tăng nhanh thông qua các KCN. Vì vậy, các KCN ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Tóm lại, tại các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, thu hút vốn
đầu tư của nước ngoài thông qua phương thức đầu tư trực tiếp là một trong
những hình thức quan trọng,trong đó các KCX,KCN là nơi có điều kiện tương
đối thuận lợi. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào nước sở tại
thường chọn các KCX để xây dựng nhà máy và tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Khi môi trường đầu tư thông thoáng và điều kiện về cơ sở
hạ tầng tốt, các doanh nghiệp này thường xác đònh đầu tư lâu dài, do đó lượng
vốn đầu tư sẽ ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp này thường tranh thủ chi
phí nhân công rẻ tại các nước đang phát triển. Do đó, việc phát triển các KCX
sẽ giúp nước sở tại thu hút được một nguồn vốn khá quan trọng để phát triển
kinh tế quốc gia.Trong xu hướng quy hoạch lại mạng lưới các xí nghiệp công

nghiệp, chính phủ các quốc gia cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong
20


21

nước đầu tư vào các KCN . Điều này phù hợp với các doanh nghiệp mới
thành lập, thường chọn các KCN xây dựng nhà máy để có đủ điều kiện về cơ
sở hạ tầng ,trang bò máy móc hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, do yếu tố lòch sử, tại hầu hết các quốc gia đang phát triển, các xí
nghiệp công nghiệp thường ở trong nội thành. Khi tiến trình đô thò hoá phát
triển, việc duy trì các xí nghiệp này trong nội thành không còn phù hợp, nhất
là nạn ô nhiễm môi trường do các xí nghiệp này gây ra. Vì vậy , con đường
tốt nhất là các xí nghiệp này phải di dời vào các KCN.Đây là điều kiện để
thu hút vốn đầu tư trong nước của các quốc gia.
1.3.2 Vai trò của các Khu chế xuất, Khu công nghiệp đối với chiến lược
công nghiệp hoá , hiện đại hoá :
a) Mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa được Đại hội lần thứ 9 Đảng ta
đề ra là :”Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ
thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất… Trước mắt ra sức phấn đấu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại.”[21,tr.159]. Tại Hội nghò TW lần thứ 7 khóa 7 Đảng ta cũng đã xác đònh
:” Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, tòan diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dòch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên
sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo ra năng
suất lao động xã hội cao”. [24,tr.29-56]
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra như hiện nay trên thế giới thì các

quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển phải chấp nhận một cuộc cạnh
21


22

tranh gay gắt mà trước hết là ngay tại thò trường trong nước với các Cty nước
ngoài, đó là chưa nói đến thò trường khu vực và thế giới. Do đó, không còn
con đường nào khác là phải tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh
tế . Trong bối cảnh đó, KCX,KCN được xem như là một công cụ góp phần
vào việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu mà nhiều
nước đã thực hiện từ nhiều năm trước đây. Thực chất việc phát triển các
KCX,KCN là xây dựng khu vực phát triển công nghiệp tập trung những điểm
đột phá mạnh về cơ cấu và kỹ thuật-công nghệ, KCX,KCN hướng về xuất
khẩu. Việc phát triển thành công các KCX,KCN sẽ góp phần đẩy mạnh xuất
khẩu từ đó tạo tích luỹ để trang bò kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế..
b) Với vò trí sản xuất tập trung , do đó các doanh nghiệp trong các KCX,KCN
có điều kiện thuận lợi hơn khi triển khai sản xuất với trình độ hiện đại. Điển
hình là các KCX tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã đóng góp rất lớn
trong việc thành lập nhiều xí nghiệp với trang thiết bò tương đối hiện đại. Với
đònh hướng phát triển các ngành nghề trong KCX,KCN sẽ là cơ hội để Thành
phố thay đổi cơ bản các thiết bò cũ kỹ lạc hậu nhằm góp phần thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của Thành phố nói riêng và cả nước nói
chung.
c) Theo kinh nghiệm thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa của các nước ở
Châu Á thì một trong những nguyên nhân thành công là họ coi trọng phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế vừa qua cho thấy, hầu hết các doanh
nghiệp được thành lập trong các KCX,KCN là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Do đó,với sự phát triển các KCX,KCN sẽ tạo điều kiện cho nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ ra đời. Đây sẽ là điều kiện để quá trình thực hiện công

nghiệp hóa hiện đại hóa tại Thành phố thành công.
22


23

d) Đònh hướng phát triển công nghiệp và xây dựng của nước ta trong thời gian
tới là: “Vừa phát triển nhanh các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh
vào một số ngành, lónh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, nhất là
công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa”[21,tr.173]. Kết hợp
giữa đònh hướng chung của cả nước và của Thành phố, các KCX,KCN Thành
phố cần phải xây dựng chiến lược phát triển các ngành nghề vừa sử dụng
nhiều lao động để tăng nhanh hàng xuất khẩu, song nên giảm dần các ngành
nghề như gia công may mặc, da giày … .Thành phố cần từng bước đònh hướng
các doanh nghiệp trong các KCX,KCN đi vào sản xuất các sản phẩm có hàm
lượng khoa học cao như: cơ khí, điện tử,sản phẩm phần mềm… Có như thế
các KCX,KCN của Thành phố mới góp phần vào việc thực hiện chiến lược
công nghiệp hóa hiện đại hóa của Thành phố.
e) Bất kỳ một sự gia tăng nào trong giá trò sản lượng từ các KCX đều làm
tăng tổng thu nhập của đòa phương.Từ đó đã đóng góp vào mức tăng trưởng
và phát triển của nền công nghiệp đòa phương. Bên cạnh đó hoạt động sản
xuất của các KCX,KCN còn góp phần hình thành các ngành công nghiệp
mới,thay đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp, làm tăng năng suất lao động tại
đòa phương.
f) Một điểm nữa chúng ta cần đề cập là tác động của chuyển giao công nghệ
trong các KCX đối với qúa trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
KCX được xem như là một khâu trong quá trình chuyển giao công nghệ từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển. Chu kỳ đời sống sản phẩm
thường gồm 4 giai đoạn, 2 giai đoạn đầu,sản phẩm được nghiên cứu và sản
xuất tại các nước phát triển phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất

khẩu. Sang giai đoạn thứ ba, sản phẩm được tiêu chuẩn hoá, công nghệ được
23


24

chuyển giao cho các nước đang phát triển dưới hình thức đầu tư nước ngoài
vào các KCX và các nới khác trong nước. Giai đoạn cuối cùng, khi tiếp thu
công nghệ này, các nước đang phát triển sẽ tận dụng các lợi thế so sánh của
mình (tài nguyên, nhân công rẻ…) xuất các sản phẩm với giá rẻ hơn đến các
nước phát triển và đồng thời đầu tư tại các nước kém phát triển hơn.
1.3.3 Tăng cường năng lực xuất khẩu:
Các doanh nghiệp trong các KCX chủ yếu sản xuất hàng hoá để xuất khẩu,
kim ngạch xuất khẩu từ các KCX ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Ngoài ra còn có hình thức xuất khẩu
tại chỗ thông qua việc cung ứng nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước
cho các doanh nghiệp trong KCX sản xuất hàng xuất khẩu góp phần vào quá
trình nội đòa hoá trong cơ cấu giá trò sản phẩm của các DN trong KCX. Sự
phát triển của các KCX, KCN cũng khẳng đònh vai trò đối với quá trình
chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hướng về xuất
khẩu.Đây là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế của quốc gia.
Do đặc điểm của mô hình KCX,KCN là tập trung nhiều Xí nghiệp cùng sản
xuất trên một vò trí đòa lý, do đó trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu,
nhiều xí nghiệp đã tận dụng lợi thế này để liên kết sản xuất, thành phẩm của
xí nghiệp này có thể trở thành nguyên liệu của xí nghòêp khác. Ngoài ra, các
doanh nghiệp trong KCX còn tổ chức gia công một số công đoạn tại một số
doanh nghiệp nội đòa. Từ những đặc điểm sản xuất trên, cộng với giá nhân
công rẻ dẫn đến giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể. Từ đó đã gia tăng
năng lực cạnh tranh trong quá trình xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Vì


24


25

vậy, ngày nay các doanh nghiệp trong KCX,KCN, đặc biệt là tại các KCX, đã
đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.
1.3.4 Khu chế xuất, Khu công nghiệp với việc bố trí cơ cấu sản xuất công
nghiệp và dân cư trên đòa bàn:
Với điều kiện sản xuất tập trung, cơ sở hạ tầng tốt , các KCN đã góp phần
quy hoạch lại sản xuất công nghiệp trong nước, các doanh nghiệp sẽ có điều
kiện mở rộng sản xuất, từ đó làm cho giá trò sản lượng công nghiệp gia tăng
đáng kể. Ngoài ra, thông qua việc cung cấp nguyên liệu cho các doanh
nghiệp trong KCX, cũng làm cho nền sản xuất trong nước phát triển. Quá
trình quy hoạch lại sản xuất công nghiệp trong đó quy hoạch lại ngành nghề
là một trong những nội dung quan trọng nhất. Từ đó đã góp phần vào việc
chuyển dòch cơ cấu kinh tế của vùng lãnh thổ và quốc gia.
Quá trình thu hút các doanh nghiệp vào KCX,KCN, không chỉ thực hiện mục
tiêu thu hút vốn đầu tư mà còn có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào những ngành sản xuất theo đúng đònh hướng.
Việc hình thành các KCX,KCN sẽ kéo theo các sinh hoạt ăn ở, đi lại , chữa
bệnh …của hàng chục ngàn con người, do đó việc xây dựng các KCX,KCN sẽ
góp phần quy hoạch bố trí lại dân cư của đòa phương, hình thành các khu đô thò
mới hầu hết tập trung ở vùng ngọai thành. Đây là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm mà các KCX,KCN và chính quyền Thành phố phải đầu tư thích đáng
vốn liếng để xây dựng hạ tầng khu dân cư, điện nước, đường giao thông ở xung
quanh khu vực KCX,KCN để phục vụ nơi sinh hoạt tối thiểu cho công nhân
đang sản xuất tại các KCX,KCN.Nhiệm vụ này càng cấp bách đối với chính
sách di dời các xí nghiệp sản xúât ô nhiễm từ nội thành. Do đó khi chọn đòa

điểm xây dựng KCX,KCN cần phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển
của Thành phố.Quả thật, việc xây dựng và phát triển các KCX,KCN không chỉ
25


×