Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa GDCD 6 ở trường THCS nga thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm

1

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm

III.

TRANG


2
2
2

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

5

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

19

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

20

1. Kết luận

20

Bài học kinh nghiệm

20

2. Kiến nghị

21

1



I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương pháp nhằm phối hợp một
cách tối ưu các quá trình hoạt động riêng rẽ các môn học, phần học khác nhau
theo những mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu
cầu cụ thể đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nằm trong lộ trình đòi hỏi đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh trên tinh thần “Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo”, sau khi Quốc hội thông qua “Đề án đổi mới chương trình sách
giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ giáo dục tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục
tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp
ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích
hợpliên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.Trong nhà trường phổ
thông, GDCD là một môn học có mối quan hệ với các môn học khác (Lịch sử,
Địa lí, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật….) có vai trò cung cấp kiến thức khoa học
cơ bản cho học sinh đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng
thời để thực hiện mục tiêu giáo dục xã hội đang dặt ra những yêu cầu cấp thiết
phải giải quyết .Đối với môn GDCD: không chỉ cung cấp những kiến thức về bộ
môn mà còn hình thành nhân cách con người, trang bị cho học sinh những kĩ
năng sống để giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Cho nên, vận dụng
“tích hợp liên môn” trong học GDCD sẽ giúp cho giáo viên và học sinh chủ
động trong quá trình dạy và học đem lại hiệu quả tích cực nâng cao chất lượng
giáo dục bộ môn. Mặt khác còn tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng
phương diện kiến thức - tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức
vào thực tế của học sinh.[1]
Tuy nhiên, hiện nay “tích hợp liên môn” trong day học nói chung và
trong chương trình GDCD nói riêng chưa được giáo viên nhận thức đúng đắn và
sử dụng nhiều trong giờ dạy học. Đồng thời cũng chưa có tài liệu nào hướng dẫn

chi tiết, cụ thể về mặt phương pháp và cách tổ chức dạy học liên môn. Đặc biệt
là các tiết học ngoại khóa của bộ môn GDCD.
Vì thế, từ thực tiễn giảng dạy, qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã
mạnh dạn thực hiện đề tài “Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa
– GDCD 6 ở trường THCS Nga Thạch”.
1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Xuất phát từ thực tế việc dạy - học GDCD ở THCS, tôi nghiên cứu đề tài
này nhằm mục đích:
Cùng đồng nghiệp nhìn nhận, đánh giá đúng, tích cực, và hiểu được ý
nghĩa của dạy học tích hợp liên môn cũng như tích hợp chủ đề trong dạy học
GDCD nói chung và dạy phần ngoại khóa nói riêng.
Giáo viên giúp học sinh có ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trong khả
năng tổng hợp kiến thức của các môn học một cách có hệ thống để giải quyết
các tình huống đặt ra trong thực tiễn ở địa phương. Đồng thời rèn luyện tư duy
2


độc lập, sáng tạo và bồi dưỡng lòng yêu quê hương, tự hào với quê hương của
mình cho học sinh. Từ đó các em mong muốn được ra sức học tập xây dựng quê
hương ngày càng giàu mạnh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu của tôi là: vận dụng dạy học tích
hợp liên môn khi dạy phần ngoại khóa trong chương trình GDCD 6 và ứng dụng
thực nghiệm cho các tiết dạy cụ thể trong chương trình ngoại khóa GDCD 6.
Đồng thời đối tượng học sinh đều được thể nghiệm trong 2 năm hoc: 3
lớp 6A, 6B, 6C (2015-2016) tại Trường THCS Nga Bạch và lớp 6 (2016-2017)
ở trường THCS Nga Thạch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này,
tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc nghiên cứu tổng
hợp lí thuyết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nghiên cứu các văn bản
hướng dẫn chỉ đạo phương pháp dạy học “tích hợp liên môn” làm cơ sở lí luận,
mục tiêu đề tài, đề xuất biện pháp thực hiện.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, thu nhập thông tin: khảo sát thực
trạng trước và sau khi áp dụng cách thức “tích hợp liên môn” trong dạy học và
rút ra nguyên nhân hạn chế, hiệu quả trước và sau khi áp dụng phương pháp.
Thu thập thông tin: lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, ý kiến của HS, phổ
biến trong sinh hoạt chuyên môn, lắng nghe phản hồi hoàn thiện bài viết.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập kết quả, tính toán, so sánh,
phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp áp dụng.
1.5 Những điểm mới của SKKN. (SKKN được áp dụng lần đầu).
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Đối với quan điểm dạy học “Tích hợp liên môn” thì Phó Vụ trưởng Vụ
giáo dục Trung học (Bộ GD - ĐT) Nguyễn Xuân Thành đã cho rằng“Dạy học tích
hợp” là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một
môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật, giáo dục chủ
quyền quốc gia về biên giới hải đảo, giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả. Còn “Dạy học liên môn” là phải xác định những chủ
đề có nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn để dạy học thể hiện sự ứng
dụng của chúng trong giải quyết các tình huống thực tiễn, tránh việc học sinh
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có
thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
[2]
Như vậy: “Tích hợp liên môn” không phải là hai khái niệm tách rời nhau
mà chỉ một khái niệm duy nhất, đó là dạy học những nội dung kiến thức liên
quan đến hai hay nhiều môn học.“Tích hợp” thì chắc chắn phải dạy “liên môn”
3



và ngược lại để đảm bảo hiệu quả dạy học liên môn thì phải bằng cách và hướng
tới mục tiêu tích hợp.
Hơn nữa các em học sinh lớp 6 nhận thức vấn đề học tập bộ môn là quan
trọng và cần thiết, từ đó các em hứng thú học tập, giáo viên cần tìm rõ nguyên
nhân, tìm phương pháp giảng dạy phù hợp, đầu tư thời gian vào mỗi bài dạy và
áp dụng có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại, phương pháp dạy học tích
hợp liên môn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ
giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến
thức.
Song như chúng ta biết phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp không
phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh
động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng
vận dụng các kiến thức khác tích hợp vào trong bài dạy của mình là việc làm hết
sức cần thiết. Giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người
trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó
phát huy tính cực cực, chủ động sáng tạo của học sinh. góp phần phát triển tư
duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy,
lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
kiến thức môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn
học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt
ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Điều tra ban đầu.
Nhìn chung mức độ hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 6 ở
trường THCS Nga Thạch chưa thật hiệu quả. Từ đó dẫn đến chất lượng đại trà
chưa cao. Để tìm hiểu cụ thể thực trạng trên, tôi đã có cuộc điều tra khảo sát về

mức độ hứng thú của học sinh và khả năng dạy học của giáo viên phần ngoại
khóa GDCD 6 vào thời điểm tháng 4 năm học 2015 – 2016 và tháng 12 năm học
2016 – 2017 ở trường Trung học cơ sở Nga Thạch khi chưa áp dụng kinh
nghiệm “Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa – GDCD 6 ở
trường THCS Nga Thạch ”.
Kết quả như sau :
a. Khảo sát chất lượng học sinh qua giờ ngoại khóa môn GDCD lớp 6 ở Trường
THCS Nga Thạch
Tổng số HS
Hứng thú say mê môn học
Không thích học giờ ngọai khóa
SL
%
SL
%
66
12
18,2
54
81,8
b. Khảo sát việc tổ chức giờ dạy ngoại khóa của giáo viên môn GDCD tại cụm
sinh hoạt số 5 (Nga Nhân - Nga Thạch- Nga Lĩnh)
4


Tổng số
giáo viên

Tổ chức tốt
ngoại khóa


Tổ chức
giờ dạy khá

Có thể
tổ chức giờ
dạy
SL
%
3
50.0

Khó tổ chức

SL
%
SL
%
SL
%
6
0
0.0
1
16.7
2
33.3
c. Chất lượng học tập học kì I của học sinh.
Giỏi
Khá

TB
Yếu
Số học
Lớp
sinh
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
65
7
10
23
35,07
25
38
10
16,63
Là một giáo viên đã từng dạy bộ môn 16 năm, tôi đã trăn trở suy nghĩ làm
thế nào để dạy tiết ngoại khóa thật sự hiệu quả để học sinh không xem nhẹ,
không hào hứng với tiết học mà ngược lại phải mong muốn, chờ đợi được học
phần ngoại khóa trong chương trình bộ môn GDCD nói chung và lớp 6 nói
riêng. Vì vậy mà tôi đã áp dụng đề tài này vào giảng dạy để phần nào khắc phục
thực trạng trên.
2.2.2. Thực trạng dạy học liên môn, tích hợp hiện nay trong nhà trường

a. Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy
theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà
soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những
thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp.
Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc,
sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát
triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại
thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho
việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông
thôn.
- Đối với học sinh:
+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn
đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới
học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc
quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ
huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
b.Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên
phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự
5


am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên
chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa

có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên
không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên
các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ
nhau trong dạy học.
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến
thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay
nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……..
+ Môi trường: Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong
dạy tích hợp, liên môn.
+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một
phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà
trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
- Đối với học sinh:
Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn
tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng
“mở”nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh
phát huy tư duy sáng tạo.
Xuất phát từ thực tế trên, khi dạy phần ngoại khóa giáo viên cần tìm cho
mình một hướng đi, một phương pháp tổ chức dạy học theo hướng “tích hợp
liên môn” sao cho có hiệu quả nhất không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà
còn mở rộng kiến thức cho các em ở nhiều môn học một cách có hệ thống.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định đúng mục đích, yêu cầu của tiết học ngoại khóa
Việc tổ chức các giờ học ngoại khóa môn GDCD là nhằm cung cấp cho
học sinh một hệ thống kiến thức về chính trị, xã hội gần gũi thiết thực trong
cuộc sống, giúp các em nhận biết, hiểu, trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di sản văn
hóa, truyền thống đạo đức tốt đẹp do cha ông để lại.

Sau khi xác định được mục đích của tiết ngoại khóa giáo viên lên kế
hoạch từ đầu học kì yêu cầu học sinh tìm hiểu, thu thập thông tin, các tấm
gương, các số liệu có liên quan đến nội dung của bài ngoại khóa, phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương.
Ví dụ:Khi ngoại khóa về truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương yêu
cầu học sinh tìm hiểu ở địa phương mình có di tích lịch sử nào đã được công
nhận? Quá trình hình thành và xây dựng di tích? Di tích ấy được công nhận khi
nào? Tên tuổi nhân vật lịch sử gắn liền với di tích? Lễ hội diễn ra hàng năm? Di
tích đó có ý nghĩa gì với người dân ở địa phương em?
Còn khi ngoại khóa các vấn đề chính trị, xã hội nổi bật ở địa phương thì
yêu cầu học sinh tìm hiểu về vấn đề các tệ nạn xã hội của địa phương đang diễn
6


ra như thế nào (có chiều hướng tăng hay giảm); vấn đề thực hiện trật tự an toàn
giao thông của địa phương đã được người dân thực hiện ra sao (số vụ tai nạn
giao thông tăng hay giảm và cần có nhân chứng, số liệu cụ thể); vấn đề môi
trường của địa phương có được nhân dân quan tâm bảo vệ, giữ gìn hay chưa? Ý
thức thực hiện của người dân địa phương như thế nào về các vấn đề trên....
2.3.2. Lựa chọn nội dung, hình thức thực hiện tiết ngoại khóa
Nội dung của tiết học ngoại khóa được bám sát theo yêu cầu của Bộ
GD&ĐT. Đó là các vấn đề bức xúc cần giáo dục cho học sinh ở địa phương như:
Trật tự ATGT, giáo dục môi trường, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, tệ nạn xã
hội, quyền trẻ em, sức khỏe sinh sản, giữ gìn di tích lịch sử, học tập các tấm
gương người tốt, việc tốt...hoặc các vấn đề có liên quan đến hoạt động chính trị
của địa phương.
Căn cứ vào nội dung chương trình bộ môn và thực tế địa phương giáo
viên có thể xác định nội dung tiết ngoại khóa dựa theo 2 chủ đề:
- Ngoại khóa về truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương (tìm hiểu các di
tích lịch sử, truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước

nhớ nguồn...)
- Ngoại khóa các vấn đề chính trị, xã hội nổi bật ở địa phương đang được
cả xã hội chú ý, quan tâm giải quyết (Các tệ nạn xã hội: bài bạc, trộm cắp,
nghiện hút...;vấn đề An toàn giao thông; phòng chống cháy nổ, chặt phá rừng
bừa bãi, bảo vệ môi trường...)
Theo phân phối chương trình giáo dục công dân lớp 6 có tất cả 3 tiết
ngoại khóa: 16, 32 và 33 tôi đã mạnh dạn xác định chủ đề ngoại khóa như sau:
Tiết 16: Chủ đề:Tìm hiểu di tích lịch sử đền thờ Mai An Tiêm
Tiết 32,33: Chủ đề :Bảo vệ môi trường ở địa phương xã Nga Thạch.
* Đối với các tiết học ngoại khóa chúng ta có thể tổ chức thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tế
nhà trường, có thể đi tham quan, tổ chức thi tìm hiểu, có thể mời cán bộ, chuyên
gia đến nói chuyện, trao đổi... Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, vào đặc
điểm bộ môn và yêu cầu của chủ đề ngoại khóa, tiết ngoại khóa các vấn đề địa
phương môn GDCD ở bậc THCS nói chung, môn GDCD lớp 6 nói riêng có thể
tổ chức giờ dạy dưới 2 hình thức:
Tổ chức ở trên lớp: Phù hợp với dạng bài ngoại khóa về các vấn đề chính
trị xã hội. Còn đối với dạng bài ngoại khóa về truyền thống lịch sử, văn hóa nếu
không có điều kiện về thời gian, kinh phí, phương tiện...thì cũng có thể tổ chức
tại lớp học.
2.3.3. Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn.
Mỗi một tiết giáo viên xác định chủ đề có kiến thức liên quan đến các
môn: Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Ngữ văn… là rất cần thiết. Và ứng dụng những
kiến thức bộ môn khác để giải quyết những vấn đề đặt ra trong từng tiết cụ thể
để giờ dạy đạt hiệu quả cao. Chủ đề tích hợp liên môn trong phần ngoại khóa tôi
chon như sau:
7


Chủ đề tích hợp


Tiết dạy theo
Kiến thức liên môn
PPCT
1. Tìm hiểu
Tiết 16
Lịch sử: ra đời của quê hương Nga Sơn, Nga
truyền thống lịch
Thạch, di tích lịch sử Mai An Tiêm- chùa
sử văn hóa ở địa
Hàn Sơn.
phương.
- Địa lí: Vị trí, đăc điểm thiên nhiên địa hình
Nga Sơn.
- Ngữ Văn: Sự tích quả dưa hấu. Viết bài giới
thiệu về quê hương Nga Sơn.
- Âm nhạc: Về quê ngoại, Nga Thạch quê tôi
- Phim ảnh: Tư liệu liên quan đến lịch sử địa
phương.
- Tiếng Anh: Viết bài giới thiệu về quê hương
Nga Sơn.
2. Bảo vệ môi
Tiết 32,33
-Sinh học: Sự phân hủy rác thải, quá trình
trường ở địa
trao đổi chất.
phương.
- Mĩ thuật: Vẽ tranh bảo vệ môi trường.
- Địa lý: Xác định vị trí xã Nga Thạch trên
lược đồ.

- Âm nhạc: Ngôi nhà chung của chúng ta
Ngữ Văn: Chứng minh vai trò của môi
trường với đời sống con người.
2.3.4. Xác định cách thức và mức độ tích hợp liên môn có hiệu quả trong tiết
dạy: Tích hợp liên môn khi giới thiệu bài mới, khi khai thác đơn vị kiến thức
mới.
Dạy học, đặc biệt là GDCD việc dẫn dắt vào bài rất quan trọng giúp các
em bị cuốn hút vào bài, tạo tâm thế tinh thần phấn khởi, say mê để tiếp thu kiến
thức mới. Giáo viên có thể vận dụng kiến thức Âm nhạc: Cho học sinh nghe một
bài hát có nội dung liên quan đến giờ học. Hoặc giáo viên có thể vận dụng kiến
thức hội hoạ bằng cách cho học sinh xem tranh ảnh về phong cảnh hoặc con
người... Tất cả thể hiện trong lời dẫn vào bài của giáo viên sẽ làm cho học sinh
chú ý, bị lôi cuốn và mở rộng thêm kiến thức cho các em.
Khi dạy tiết 16: “Ngoại khóa về lịch sử địa phương” giáo viên cho học
sinh xem những phóng sự, tư liệu, tranh ảnh về vẻ đẹp thơ mộng của mảnh đất
Nga Sơn (Cửa Thần Phù, động Từ Thức, khung cảnh lễ hội…) thì học sinh sẽ bị
cuốn hút vào bài học đồng thời có thêm những kiến thức về Địa lí, Lịch sử quê
hương Nga Sơn.
Khi dạy tiết 32,33: Giáo viên cho HS nghe bài hát “Ngôi nhà chung của
chúng ta” Âm nhạc 7. Qua lời giới thiệu, minh họa bằng các video học sinh đã
một phần hiểu được nội dung chủ đề của bài học, đồng thời bằng những hình ảnh
chân thực học sinh có thể hình dung được sự tác hại của rác thải - điều mà các em
khó hình dung trong cuộc sống hiện nay. Có được những tác dụng như thế là do
8


giáo viên đã khéo léo tích hợp với môn: “Mỹ thuật” hay “Âm nhạc” để mang lại
hiệu quả cao cho giờ học.
Như vậy, để giải quyết được những yêu cầu giáo viên đặt ra trong giờ
ngoại khóa thì học sinh – giáo viên cần huy động tất cả kiến thức liên môn có

liên quan. Và chỉ có những kiến thức liên môn ấy mới làm cho nội dung bài học
sâu sắc hơn, bao quát hơn, và những vấn đề đặt ra giải quyết dễ dàng hơn.
Thông qua đó giúp học sinh bổ sung thêm kiến thức liên môn còn thiếu.
2.3.5. Thiết kế tiến trình dạy học các hoạt động của học sinh
2.3.5.1. Cách thức tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tích hợp liên
môn:
* Bước 1: Giáo viên xây dựng, thiết kế bài học theo phân phối chương
trình.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: Chuẩn bị, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức
liên môn có liên quan.
* Bước 2: Triển khai các hoạt động dạy học trên lớp:
- Theo tiến trình, cấu trúc bài học đặc trưng bộ môn.
- Lồng ghép, tích hợp kiến thức liên quan các môn khác
- Khuyến khích HS tìm tòi, sáng tạo thể hiện nội dung bài học (vẽ tranh,
sáng tác thơ, kịch...)
* Bước 3: Tổng kết, rút kinh nghiệm, củng cố nội dung-kiến thức-kĩ năng.
* Bước 4: Giao nhiệm vụ cho bài học tiếp theo.
2.3.5.2. Thiết kế giáo án minh họa dạy học tích hợp liên môn
GDCD 6
Tiết 16 Ngoại khóa về vấn đề ở địa phương
Chủ đề: Tìm hiểu di tích lịch sử đền thờ Mai An Tiêm
A. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được những điều cơ bản về lịch sử đền thờ Mai An
Tiêm và truyền thống văn hóa lễ hội Mai An Tiêm huyện Nga Sơn- tỉnh Thanh
Hóa.
- Hiểu được lịch sử ra đời của di tích lịch sử .
- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa
lí, để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.
- Học sinh học tốt môn GDCD để thể hiện lòng biết ơn với những người

có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ
di sản văn hóa, di tích lịch sử.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng nhận biết, đánh giá, tham gia, tìm hiểu về di tích lịch sử, văn
hóa.
- Kĩ năng sống: có ý thức bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử, văn hóa
3. Thái độ:
- Tôn trọng, tự hào, mong muốn được giữ gìn và phát huy giá trị di sản
văn hóa ở địa phương
- Phê phán những hành vi xâm hại di tích lịch sử, văn hóa
9


B. Tài liệu và phương tiện:
Truyện kể, bài viết được in ấn, tranh ảnh. Keo dán, các cánh hoa, giấy
A0
C. Hình thức và Phương pháp:
- Hình thức : Tổ chức trên lớp
- Phương pháp: Thảo luận nhóm. Trò chơi, các mảnh ghép, sơ đồ tư duy...
D. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp.
Hoạt động 2: GV giới thiệu chung về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
của quê hương Nga Sơn.Ở quê hương chúng ta có rất nhiều các di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Động từ Thức ở Nga Thiện , Núi Mai An
Tiêm ở Nga An...và trông những ngày hướng về ngày giỗ tổ chúng ta lại được
ôn lại truyền thống lịch sử rất đáng tự hào đó là chùa Hàn Sơn và cửa Thần Phù
gắn liền với lễ hội Mai An Tiêm
GV chiếu MV và cho HS nghe bài hát: Nga Sơn quê mình yêu thương của
tác giả Mai Đình Loát.(phụ lục 1)
Em hãy cho biết nội dung bài hát nhắc đến những địa danh nào huyện

Nga Sơn?
HS xác định:
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS thực hiện nội dung tiết học:
1. Vị trí của di tích lịch sử
Tích hợp với Địa lý địa phương Thanh Hóa
GV cho HS quan sát Bản dồ hành chính tỉnh Thanh Hóa (Địa lý địa
phương) (phụ lục 1)
Em hãy xác định vị trí địa lý của huyện Nga Sơn trên lược đồ trên?

HS: Quan sát và xác định
Huyện Nga Sơn nằm ở cực đông bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố
Thanh Hoá 42km.
- Vị trí:
+ Phía bắc và đông giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn.
+ Phía tây giáp huyện Hà Trung
10


+ Phía nam giáp huyện Hậu Lộc.
GV: Nêu đặc điểm về địa hình huyện Nga Sơn?
HS xác định: - Đặc điểm
Với đường bờ biển dài 20km, mỗi năm Nga Sơn lấn ra biển từ 80 đến
100m do phù sa sông Hồng và sông Ðáy bồi lắng.
Hơn 80% diện tích của huyện là đồng bằng, địa hình thoải từ tây sang
đông. phía bắc của huyện có dãy núi Tam Điệp, phía nam có con sông Lèn chảy
qua.
2. Sự kiện lịch sử.
Tích hợp với Ngữ văn và Lịch sử :GV cho HS xem sự tích quả dưa
hấu(phụ lục 2)
- GV: Em hãy tóm tắt câu chuyện: Sự tích quả dưa hấu.

- HS kể tóm tắt:
- GV gọi HS nhận xét
- GV:Em hãy cho biết nhân vật Mai An Tiêm gắn liền với sự kiện lịch sử
nào?
Quan sát lược đồ Nga Sơn: Xác định địa điểm của đền thờ ở địa bàn Nga
Sơn?

- HS xác định:
+ Thuộc xã Nga Phú huyện Nga Sơn. Cách huyện lỵ Nga Sơn 5 km về
phía đông Bắc. Ngôi đền này chứa một huyền thoại được lưu truyền từ bao đời
nay.
- GV: Mai An Tiêm có công lao như thế nào đối với nhân dân Nga Sơn?
- HS xác định:Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga
Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An Tiêm là sản vật rất nổi
tiếng ở Nga Sơn

11


Đền thờ Mai An Tiêm
-GV: Cho HS quan sát tranh.(phụ lục 3)
Em hãy nêu đôi nét về ngôi đền?
HS xác định:
+ Kiến trúc chữ “Đinh” với 5 gian nhà tiền đường và 3 gian hậu cung.
+ Cổng tứ trụ gồm 4 cột theo cổng tứ trụ truyền thống, trên đỉnh trụ đắp
Phượng lật, bốn mặt lồng đèn đắp hoa văn trang trí hình Long - Ly - Quy Phượng.
3 .Ý nghĩa
- GV: Cho HS quan sát tranh (phụ lục 4) Em hãy cho biết hằng năm lễ
hội Mai An Tiêm diễn ra vào thời gian nào?
- HS xác định: Hằng năm lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức vào các ngày

từ 12 đến 15 tháng 3 âm lịch.

Lễ hội Mai An Tiêm
- GV hướng dẫn HS thực hiện thảo luận nhóm : GV chia lớp thành 3
nhóm ngồi theo 3 dãy. Thời gian thảo luận là 3 phút sau đó mỗi nhóm cử đại
diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
12


Lưu ý: GV giám sát trong quá trình hoạt động của các nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nội dung câu hỏi sau: Em hãy cho biết lễ hội diễn ra
hằng năm có ý nghĩa gì?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả:
- GV hướng dẫn cho HS nhận xét và kết luận cho điểm mỗi nhóm
- Yêu cầu nêu được ý sau:
+ Lễ hội vốn là dịp để tôn vinh vẻ đẹp của chủ thể văn hóa góp phần làm
phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện nét đẹp độc đáo, hướng về
cội nguồn tổ tiên của người dân.
+ Lễ hội cũng là dịp để đón những người con xa xứ trở về hội tụ trên
mảnh đất quê hương là ngọn lửa tỏa sáng hồn quê, soi cho muôn lớp cháu con
hôm nay và mai sau biết trân trọng giữ gìn bản sắc, cùng một lòng dốc sức xây
dựng quê hương.
+ Lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức với mong muốn giáo dục lớp lớp con
cháu tự hào và tỏ lòng thành kính về Đức thánh Mai An Tiêm, người đã có công
khai phá, xây dựng vùng đất ven biển Nga Sơn, cũng là người “khai sinh” ra quả
dưa hấu đỏ.
4. Biện pháp bảo vệ di tích lịch sử ở địa phương
- GV hướng dẫn HS trò chơi Bông hoa đạo đức: (phụ lục 5)
GV chia lớp thành hai đội: Đội màu xanh và đội màu đỏ
Luật chơi như sau: Các đội cử người chơi tiếp sức mỗi lượt chỉ được chọn một

biểu hiện đúng yêu cầu: Chúng ta phải làm gì để giữ gìn truyền thống văn hóa
đó?
Thời gian: 5 phút để hoàn thành bông hoa của đội mình
Đại diện hai đội lên trình bày:
GV: gọi HS các đội nhận xét chéo đảm bảo các cánh hoa chọn đúng các
biểu hiện sau: (có thể những biểu hiện tự HS đưa ra khác đáp án nhưng đúng
vẫn công nhận)
- Tìm hiểu về di sản văn hóa ở địa phương
- Giới thiệu về di sản văn hóa của quê hương
- Phê phán những hành vi việc làm phá hoại di sản văn hóa
- Làm vệ sinh khu di tích
-Tôn trọng, tự hào về các DSVH ở địa phương

Kết quả hoạt động của hai đội
13


- GV: Hàng năm, từ ngày 12 đến 15 tháng 3 Âm lịch, tại đền thờ Mai An
Tiêm, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, chính quyền và nhân dân trong vùng tổ chức
lễ hội với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn khơi dậy truyền thống lao động
cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, đức tính kiên trì nhẫn nại và tình yêu quê
hương xứ sở của Mai An Tiêm, đặng góp phần động viên thế hệ hôm nay phát
huy truyền thống của ông cha thuở trước, đem hết năng lực, trí tuệ của mình để
xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp ,góp phần chung sức xây
dựng quê hương Nga Sơn trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020...
- GV: Là HS chúng ta phải làm gì để tô thêm vẻ đẹp trên quê hương Nga
Sơn?
- HS tự liên hệ trả lời.
5.Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố lại bài

2. Có một đoàn khách nước ngoài về tham quan Nga Sơn em hãy giới thiệu về
quê hương Nga Sơn với khách du lịch ..(phụ lục 6)

3. Ôn tập kiểm tra học kì
GDCD 6:

Tiết 32,33: Ngoại khóa về vấn đề ở địa phương
Chủ đề: Bảo vệ môi trường ở địa phương

I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa
phương, nắm bắt thêm kiến thức về bảo vệ môi trường.
- Có năng lực vận dụng kiến thức học tập vào thực tế bảo vệ môi trường,
tài nguyên thiên nhiên.
2, Kỹ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài
nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
14


- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc
nhở các bạn cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ
các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp
luật về, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được áp dụng:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình môi trường, tài

nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi bảo vệ môi trường, tài
ngyuên thiên nhiên và những hành vi gây hại với môi trường, tài nguyên thiên
nhiên.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo về biện pháp hành động để bảo vệ môi trường,
tài nguyên thiên nhiên.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
- Động não. Sơ đồ tư duy, mảnh ghép
- Thảo luận nhóm. Trò chơi
- Xử lý tình huống hoặc đóng vai...
IV. Chuẩn bị:
GV: - Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
- Thông tin, tranh ảnh, videoclip về bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
- Phiếu câu hỏi cho hoạt động 3 và hoạt động 6.
- Máy chiếu, đầu Projecter.
HS: Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: Các vấn đề: Ô nhiễm môi trường; An toàn giao thông…
luôn là những vấn đề bức thiết không chỉ trong phạm vi địa phương mà nó còn
mang tính xã hội. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số
những vấn đề đang được quan tâm ấy.
I Môi trường địa phương
1. Thực trạng
Hoạt động 1: - (GV sử dụng bảng chiếu)(phụ lục7-11)
- GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn(5)
- GV chia lớp theo nhóm 3 nhóm và hướng dẫn hoạt động theo gợi ý sau:
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa

- Tập trung vào câu hỏi
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...).
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
15


- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và
thống nhất các câu trả lời
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy
A0)

Em có nhận xét gì về các bức ảnh trên đây ?
GV: Số lượng rác thải ra môi trường hàng ngày rất nhiều.
Tích hợp môn Toán 6: Bàì 15 chương III: Tìm một số biết giá trị phân số).
- Thực trạng môi trường ở địa phương ta hiện nay như thế nào?
Ô nhiễm: Không khí,nguồn nướcvà mất cảnh quan
- Tích hợp môn ngữ văn: Kiến thức văn thuyết minh.
2. Nguyên nhân
- Em hãy cho biết nguyên nhân khiến môi trường địa phương bị ô nhiễm?
Rác (túi nilon, vỏ chai nhựa, vỏ hộp xôi,…)
- Nước thải sinh hoạt
- Các loại phân bón, hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…)
- Xả rác, nước thải bừa bãi
- Đánh bắt cá bằng điện
- Xây dựng
- Sử dụng thuốc hóa học
- Sản xuất nông nghiệp
=>Do các hành vi thiếu ý thức của con người.
Sử dụng bảng chiếu: - Giới thiệu hình ảnh một số nguyên nhân khiến
môi trường bị ô nhiễm. (Vứt rác bừa bãi, đốt rơm rạ trong khu dân cư, ném

xác động vật chết xuống nước, diệt bắt cá bằng kích điện…)
- Tích hợp: Kiến thức môn Sinh học 6, Bài 11 Sự hút nước và muối
khoáng của rễ; Môn Hóa học 9 bài 34 Đặc tính của Pôlime. Môn Sinh học 9
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Phần III của bài .
Môn Sinh hoc 9: Bài 54+55 Ô nhiễm môi trường.
- Theo em còn những nguyên nhân nào khác khiến môi trường bị ô
nhiễm?
16


- Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên?
Vận dụng kiến thức môn sinh học, công nghệ Em hãy trình bày giải pháp
của mình?
- GV cho HS nhận xét các giải pháp.
- GV động viên, khuyến khích các giải pháp có tính khả thi...
- GV : Như vậy, theo em để bảo vệ môi trường ở địa phương ta cần những
giải pháp nào?
- HS xác định :
+ Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
+ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong từng môn học
+ Có hố rác, yêu cầu học sinh đổ rác, phân loại rác đúng nơi quy định.
+ Có biện pháp xử phạt đối với cá nhân học sinh, lớp không thực hiện tốt
quy định trên.
+ Tổ chức cuộc thi về bảo vệ môi trường…
- Đối với học sinh:
+ Có ý thức tự giác bảo vệ môi trường.
+ Không vứt rác bừa bãi. thu gom, dổ rác đúng nơi quy định.
+ Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng gây ô nhiềm môi trường để tìm biện
pháp xử lý.
+ Cung gia đình xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

+ Trồng cây xanh góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
+ Vận động mọi người cùng tham gia chống nạn rác thải bừa bãi…
- Thu gom và phân loại rác thải.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường: Trồng cây xanh;
tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.
=> Có ý thức, trách nhiệm, hành vi đúng đắn để bảo vệ môi trường.
GV: Một giải pháp quan trọng với địa phương có làng nghề truyền thống
của ta đó là gì?
- Quy hoạch các khu chăn nuôi lợn đầu tư trang thiết bị và công nghệ thân
thiện với môi trường...
Đối với những cá nhân, tập thể vẫn cố tình gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường ta cần có giải pháp gì?
- Xây dựng chế tài xử lí nghiêm những hành vi xâm hại đến môi trường.
Sử dụng bảng chiếu: - Đưa một số hình ảnh thể hiện ý thức tham gia
bảo vệ môi trường: (Vệ sinh đường làng ngõ xóm/ Vệ sinh trường lớp/ Bỏ rác
đúng nơi quy định/ Khơi thông cống rãnh) (phụ lục 11-12)
- Tích hợp: Kiến thức văn thuyết minh
- Tích hợp: Kiến thức môn Giáo dục công dân 7 bài 14: Bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên. Môn Nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8
bài 5: Ứng xử với môi trường.
II. Tìm hiểu tác hại của khói bụi rơm rạ và trách nhiệm bảo vệ môi trường
1. Tác hại
Hoạt động 2:
17


Sử dụng bảng chiếu: - Hình ảnh đốt rơm rạ.

- Hãy quan sát và cho biết điểm chung của các bức ảnh là gì?
- Việc đốt rơm rạ có phải là một trong số những nguyên nhân gây ô nhiễm

môi trường ở địa phương không?
- Em biết gì về tác hại của khói bụi rơm rạ tới sức khoẻ con người?
- GV đưa tài liệu lên bảng chiếu, cho HS đọc: (…“Khói đốt rơm, rạ có
các hạt bụi nhỏ, bồ hóng, muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2... Khói rơm rạ
có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, người hít
khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở...”).(phụ lục 13)
- Quan sát bức ảnh số 2 và cho biết rơm rạ được đốt ở đâu?

Tích hợp : Môn hóa học 8: (Tiết 42+ 43: Không khí và sự cháy.)

18


- Khói bụi do đốt rơm rạ trên đường giao thông có thể gây ra hậu quả gì?
- Giáo viên đọc tài liệu:
“Khoảng 13h30’ ngày 12/6/2012 chị Nguyễn Thị Nga ở xã Khánh Hà,
huyện Thường Tín, Hà Nội đi xe máy qua trường cấp I - Khánh Hà. Do khói
rơm đang đốt, chị Nga không nhìn thấy đường đi nên đã bị ngã vào đống rơm
cháy. Hậu quả chị Nga bị bỏng nặng phải đi cấp cứu. Chiếc xe máy cũng bị
cháy và hư hỏng.[7]
- Em nhìn thấy gì ở phía trên những đám cháy rơm rạ trong hình 1 ?
- Việc đốt rơm rạ dưới đường dây điện gây nguy cơ gì?
- Giáo viên đọc tài liệu: Ông Vũ Văn Minh, Trưởng ban Thanh tra –
An toàn (Tổng công ty Điện lực miền Bắc) cho biết: Việc đốt rơm rạ gần với
đường dây điện làm nhiệt độ dây tăng cao, thời gian oxy hóa diễn ra nhanh
hơn, tuổi thọ và chất lượng của dây sẽ giảm nhanh chóng. Nguy hiểm hơn,
còn làm giảm cường độ cách điện, từ đó, dễ dẫn tới phóng điện các pha gây
ra sự cố, làm hỏng kết cấu đường dây.
- Em có nhận xét gì về hành vi đốt rơm rạ trong khu di tích lịch sử?
- Giáo viên đưa tài liệu lên bảng chiếu cho học sinh đọc: “Trích pháp

lệnh bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và danh lam, thắng cảnh.”[8]
- Giáo viên giới thiệu: Luật Bảo vệ môi trường gồm 15 chương/ 136 điều,
được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005[9]
- Giáo viên sử dụng bảng chiếu, cho HS đọc nội dung: “Giải thích một số
từ ngữ về môi trường”.
Hoạt động 3
2. Trách nhiệm của chúng ta
GV: Vậy là học sinh, em có thể làm gì để bảo vệ môi trường ở nhà
trường? Ở nơi cư trú?
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến môi trường.
- Học tập, nghiên cứu, tìm giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường.
- Giáo viên sử dụng bảng chiếu nội dung thảo luận nhóm.
- Hãy cho biết hành vi nào đúng, hành vi nào sai?
- Em sẽ làm gì trước tình huống ấy?
1. Ngọc biết Hùng đã vứt rác ra lớp học nhưng bỏ qua vì Hùng là bạn
thân.
2. Hùng nói với Linh rằng cứ đổ rác ra đường cho nhanh nhưng Linh
không làm thế mà đi đổ rác đúng nơi quy định.
3. Hùng nói với Linh rằng học sinh không được họp bàn về quy định
cấm đốt rơm nên không phải thực hiện.
4. Hùng bảo Linh cứ vứt rác, đốt rơm rạ ngoài đường, ai nói thì chửi
hoặc đánh cho một trận.
Củng cố: - Khái quát nội dung chính đã tìm hiểu trong tiết học
19


Cho học sinh vẽ sư đồ tư duy


Tích hợp: Kiến thức môn Âm nhạc cho học sinh hát bài: “Trái đất
này là của chúng mình”) nhạc lời củaTrương Quang Lục
HS: - Chuẩn bị bài thi thuyết trình vẽ tranh bảo vệ môi trường
GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức môn Ngữ văn bài luyện nói tham
gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề bảo vệ môi trường và cử bạn đại diện lên thuyết
trình (phụ lục 14-18)
Kết luận chung: Xã Nga Thạch chúng ta tự hào về điều đó. Song một
trong những mặt trái của sự phát triển ấy là vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì
vậy, muốn phát triển bền vững cần đi đôi với bảo vệ môi trường. Chung tay
xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp là việc làm thiết thực và có ý
nghĩa to lớn góp phần đạt mục tiêu xây dựng NÔNG THÔN MỚI của xã
cũng như mục tiêu của huyện vào năm 2020.
5. Hoạt động nối tiếp
Nắm vững nội dung bài học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường ngay trong lớp, trong sinh hoạt hằng ngày
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Ôn tập kiểm tra học kì
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
* Kết quả
a. Khảo sát chất lượng học sinh qua giờ ngoại khóa môn GDCD lớp 6 ở Trường
THCS Nga Thạch (tháng 3/2017)
Tổng số HS
Hứng thú say mê môn học
Không thích học giờ ngọai khóa
SL
%
SL
%
66

60
90,9
6
9,1
b. Khảo sát việc tổ chức giờ dạy ngoại khóa của giáo viên môn GDCD tại cụm
sinh hoạt số 5 (Nga Nhân - Nga Thạch- Nga Lĩnh tháng 3/2017)
20


Tổng số
giáo viên

Tổ chức tốt
Tổ chức
Có thể
Khó tổ chức
giờ ngoại khóa
giờ dạy khá
tổ chức được
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
3
50.0

2
33,3
1
16,7
0
0.0
c.Chất lượng học tập học kì I của học sinh.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Số học
Lớp
sinh
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
65
16 24,6
31
48
14
21,5
4

5,9
Từ kết quả thu được trên so sánh với kết quả thực trạng vào thời điểm
tháng 12 năm học 2015 - 2016 và tháng ta thấy: Mức độ hứng thú học tập của
học sinh tăng 72,7%; Chất lượng học tập của học sinh xếp loại giỏi tăng 14,6%;
đặc biệt là tỷ lệ học sinh yếu từ 16,63% giảm xuống 5,9%; Như vậy, qua kết quả
trên ta thấy việc áp dụng kinh nghiệm “Tích hợp liên môn trong dạy học phần
ngoại khóa – GDCD 6 ở trường THCS Nga Thạch ”nói riêng đã mang lại hiệu
quả cao giúp chất lượng dạy và học của nhà trường nâng lên rõ rệt.
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Dạy học bằng phương pháp “Tích hợp liên môn” không phải là mới, nhưng
để vận dụng phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học, bài học
đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn không ngừng
trau dồi kiến thức các môn học khác, phải giành nhiều thời gian nghiên cứu bài
dạy để lựa chọn nội dung cần tích hợp.
Trong thực tế, soạn bài có kết thức liên môn giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn,
hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn HS sẽ linh
hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều
kiến thức hơn; tạo cho HS tích cực, sáng tạo và có thói quen học tập chủ động. Do
đó, việc vận dụng tích hợp liên môn trong dạy học sẽ làm cho HS thêm yêu thích
môn GDCD hơn, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân
tộc, có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Qua thực nghiệm của bản thân tôi, tôi thấy vận dụng phương pháp liên
môn trong dạy học phần ngoại khóa theo hướng tích hợp đã mang lại hiệu quả
cao trong dạy học, tạo chuyển biến về đổi mới phương pháp dạy học, phát huy
tính sáng tạo, tích cực của học sinh. Mặt khác đã góp phần đổi mới trong sinh
hoạt tổ chuyên môn, góp phần bồi dưỡng thêm về nội dung, chương trình các
môn học và phương pháp giảng dạy cho mỗi giáo viên.
Bài học kinh nghiệm:
Khi so sánh, đối chiếu giữa lớp dạy thực nghiệm bằng phương pháp tích

hợp liên môn với dạy học bằng phương pháp truyền thống thu được những kết
quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo hướng tích hợp liên môn kết quả
đã có sự chuyển biến rõ nét. Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong
học tập, tìm hiểu. Khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen
tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức. Đặc biệt, qua bài bài kiểm tra khảo sát
chất lượng học tập đã được nâng lên:
21


Với kết quả như trên, một lần nữa khẳng định dạy học “Tích hợp liên
môn” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp đồng thời nâng
cao hiệu quả chất lượng dạy học trong nhà trường. Mặt khác, góp phần làm
phong phú kiến thức và liên kết hơn nữa giữa môn GDCD với các môn học
khác. Từ đó, các môn học khác cũng có thể vận dụng những cách thức tích hợp
liên môn như môn GDCD vào dạy học.
Đối với học sinh, dạy học tích hợp liên môn giúp cho giờ học có tính thực
tiễn nên sinh động, hấp dẫn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được
tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn
ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Đặc biệt giúp cho học sinh không
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung ở các môn học khác nhau vừa gây quá
tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát kiến thức.
Đối với giáo viên, dạy học liên môn giúp cho giáo viên có hệ thống kiến thức
sâu rộng các môn học khác nhau có liên quan và chủ động hơn trong sự phối hợp hỗ
trợ nhau trong dạy học giữa các bộ môn có liên quan.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho
giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà
còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm, góp phần
phát triển đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học tích hợp liên môn.
3.2. Kiến nghị:
- Với nhà trường: Coi việc dạy tích hợp liên môn là nhu cầu, động lực

của mỗi giáo viên, học sinh và cần có kiểm tra đánh giá thường xuyên
Sáng kiến “Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa - GDCD 6
nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THCS Nga Thạch” được đúc rút từ
thực tiễn tổ chức các hoạt động dạy học của bản thân. Tôi hy vọng kinh nghiệm
thực tiễn đó có thể nhân rộng, áp dụng ở nhiều trường trong huyện. Chắc chắn rằng
sáng kiến kinh nghiệm này còn có những hạn chế. Rất mong được sự góp ý, nhận
xét và bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.
Nga Sơn, ngày 05 tháng 4 năm 2017
XÁC NHẬN
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Mai Thị Hường

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu tập huấn : “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh môn: GDCD cấp THCS của Bộ giáo
dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục trung học”
2.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS (Bộ giáo dục và
Đào tạo , Vụ giáo dục Trung học - NXB Giáo dục.)
3.Sách giáo khoa – sách giáo viên GDCD 6 (NXB Giáo dục.)
4.Sách giáo khoa các môn: Lịch Sử, Địa Lí, Âm nhạc, Mĩ thuật …trong
chương trình THCS.
5.Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực - Chương trình bồi
dưỡng thường xuyên
6.Mai An Tiêm - huyền thoại và di tích

7. Phát luật và đời sống
8. Pháp lệnh về bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh
9. Luật bảo vệ môi trường

23


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bản thân tôi đã có một số SKKN được
Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt
từ loại C trở lên.
Năm
Tên đề tài SKKN
Xếp loại
2007-2008
2010-2011
2013-2014
2015-2016

huyện tỉnh
Phương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hiệu
A
C
quả môn GDCD lớp 9
Phương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hiệu
A
C
quả môn GDCD lớp 8
Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn GDCD
A

C
9 nhằm nâng cao kết quả học tập của HS ở
Trường THCS Nga Bạch
Sử dụng câu chuyện kể bằng phương pháp trực
B
quan góp phần giáo dục đạo đức trong giảng dạy
tiết 4 GDCD 6

24



×