Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Lich su THCS nguyen thi huong THCS nguyet an ngoc lac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.26 KB, 18 trang )

Môc lôc
I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. Nội dung.
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3.Các gải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. Kết luận.
1.Kết luận
2.Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
2
2
3
3
4
4
15
17
17
17
21


1


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan, chất lượng học tập lịch sử bị giảm sút đến mức báo động.Những năm gấn
đây, nhiều báo chí, tạp chí ở trung ương và địa phương đã lên tiếng vì tình trạng
giảm sút chất lượng nghiêm trọng của môn lịch sử.Là một giáo viên lịch sử ở
trường THCS, tôi được chứng kiến điều đấy.Đặc biệt là học sinh lớp 6, đây là
lớp đầu cấp, các em vừa lạ trường lớp, bạn bè lại lạ với cách dạy của các thầy cô
vì các em học nhiều thầy, cô hơn ở cấp I. Vì vậy khi lên lớp 6 các em rất khó
khăn trong việc tự rèn, tự học để nâng cao tư duy của mình.Vì thế bản thân Tôi
thấy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, để các em thích thú trong một
tiết học lịch sử 6, ngoài nghệ thuật giảng dạy của mình, giáo viên phải giúp học
sinh phát huy tính tích cực, chủ đông của các em, giúp các em tái hiện được lịch
sử và sống lại lịch sử nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho các em.
Bản thân Tôi là một giáo viên lịch sử,Tôi thấy cần thay đổi phương pháp dạy
học cho các em bằng các thao tác thành thạo trong việc sử dụng lược đồ trống,
sơ đồ trống giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động và hứng thú học lịch
sử, vì trong mỗi tiết học các em là trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài : “ Một số kinh nghiệm sử dụng lược đồ trống,
sơ đồ trống trong dạy học môn lịch sử lớp 6 ”
2.Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra phưong pháp dạy học gây hứng thú cho các em học sinh khi học môn
lịch sử 6.
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi học bộ môn lịch sử.
3.Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối 6 trường THCS Nguyệt Ấn
Môn lịch sử 6

4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Một số phương pháp khác.

2


II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lí luận
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung đang là vấn đề có ý nghĩa to
lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo học sinh toàn diện có đủ phẩm chất
đáp ứng nhu cầu sự phát triển của đất nước, của thời đại. Môn Lịch sử là một
môn học đặc thù, vì vậy cần có phương pháp giảng dạy phù hợp để nhằm nâng
cao chất lượng bộ môn lịch sử của mỗi học sinh. Việc triển khai phương pháp
dạy học mới đã được Bộ Giáo Dục chỉ đạo các cơ quan tổ chức, đợn vị, nhà
trường trong toàn ngành giáo dục áp dụng đồng bộ tại các địa phương trong cả
nước. Song do đặc điểm kinh tế văn hoá- xã hội và sự phát triển dân trí, đội ngũ
giáo viên ở mỗi địa phương có sự khác nhau. Vì vậy ở một số nơi phương pháp
dạy học mới chưa được áp dụng một cách triệt để, phù hợp. Bản thân là một
giáo viên đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn lịch sử trước thực trạng,
tình hình năng lực nhận thức và học tập của học sinh tại trường THCS có chiều
hướng phát triển không mấy khả quan. Nếu cứ để tình trạng đó kéo dài sẽ gây ra
sự trì trệ lớn trong tư duy nhận thức và học tập lịch sử của mỗi học sinh. Trong
quá trình thực tế giảng dạy bản thân đã được tiếp thu các phương pháp giảng
dạy mới và được tập huấn qua các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, qua thực
tế giảng dạy thử nghiệm tôi mạnh dạn nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm
“Một số kinh nghiệm sử dụng lược đồ trống, sơ đồ trống trong dạy học môn

lịch sử lớp 6 ở trường THCS ” và thử nghiệm tại trường THCS Nguyệt ấn .
Trong một thời gian ngắn áp dụng, đã tạm thời nâng cao được chất lượng
nhận thức lịch sử của học sinh tại trường công tác, có thể phù hợp với các vùng
miền núi nói chung nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này để các bạn động
nghiệp tham khảo thêm, chọn lọc những điểm cơ bản phù hợp với trường mình
để áp dụng cùng nhau thực hiện, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà
ngành giáo dục đã đặt ra trong những năm tiếp theo.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3


Đối với học sinh lớp 6 các em còn ít tuổi, ý thức tự học, tự sáng tạo, tư duy của
các em chưa cao.Từ thực tế hiện nay trong các tiết dạy lịch sử, giáo viên chỉ áp
dụng phương pháp thuyết giảng, chỉ rập khuôn nội dung ở sách giáo khoa làm
cho tiết học trở lên nhàm chán, không gây được sự hứng thú học tập cho các em.
Do đặc điểm của việc học lịch sử không trực tiếp quan sát sự kiện, nên việc sử
dụng lược đồ, sơ đồ trống có tác dụng nâng cao chất lượng học tập lịch sử, nhằm
tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm lịch sử, đồng
thời tạo hứng thú học sử cho các em.
Từ những thực tế nêu trên, để công việc dạy học đạt kết quả tốt hơn Tôi đã
chọn đề tài này.
3. Các giải pháp thực hiện.
Ngay từ đầu năm khi nhận nhiêm vụ được giao, tôi cho các em học sinh lớp 6
làm đề khảo sát ngay để phân học sinh theo loại : Giỏi, khá, trung bình, yếu,
kém trong từng lớp.Mục đích là theo dõi sự tiến bộ của các em và trong quá
trình dạy Tôi sẽ điều chỉnh bài giảng của mình cho phù hợp.
Tôi thấy muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với bộ môn lịch sử nói chung
và lịch sử 6 nói riêng,Tôi thấy không chỉ dạy rập khuôn theo sách giáo khoa mà
phải có sự sáng tạo, có phương pháp giảng dạy một cách đúng với đặc trưng bộ
môn và phù hợp với lứa tuổi và trình độ tiếp thu bài của các em.

Để bài giảng thật sinh động và đạt hiệu quả cao trong một tiết dạy: việc sử
dụng sơ đồ trống,lược đồ trống là rất cần thiết đối với học sinh khối 6.
3.1Các giải pháp sử dụng lược đồ trống, sơ đồ trống vào các bài cụ thể như
sau
Bài 8:Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta.
Khi giáo viên dạy bài này để khắc sâu tiết dạy, làm cho học sinh hứng thú, say
mê trong tiết học tránh sự nhàm chán của các em đòi hỏi giáo viên phải phóng to
lược đồ trống hình 24:

4


Hình 24:Lược đồ :Một số di tích khảo cổ ở Việt Nam
5


Trên đây là lược đồ trống, chỉ có tên địa danh của đất nước Việt Nam cùng với
việc giáo viên phô tô những hình 18,19 : sau đó cắt thu gọn theo hình mẫu

H18_Răng của Người tối cổ ở Hang Thẩm Hai (Lạng Sơn)

H19_ Rìu đá núi Đọ (Thanh Hóa)
Trong quá trình dạy mục: 1. Những dấu tích của Người Tố cổ được tìm thấy ở
đâu?
- Giáo viên treo lược đồ trống lên và hướng dẫn học sinh lên bảng thực hiên các
thao tác dán những công cụ đã tìm thấy vào những địa danh các em đã nắm ở
nội dung sách giáo khoa với câu hỏi: Người ta đã phát hiện được những hiện vật
nào của Người tối cổ và địa điểm tìm thấy ở đâu ?
Học sinh tự đọc nội dung SGK và tìm địa danh trên lược đồ sau đó các em lần
lượt lên bảng dán những hình phù hợp.

VD:Khi học sinh chỉ vào địa danh ở hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai (Lạng Sơn)
cũng là lúc học sinh dán hình chiếc răng cổ đã được tìm thấy.
Mục 2. Ở Giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào?
GV: Giới thiệu về công cụ sản xuất : Ở Nậm Tum(Lai Châu) cũng là lúc học
sinh dán hình công cụ chặt đã được tìm thấy.
6


Hình 20:Công cụ chặt ở Nậm Tum(Lai Châu)
GV: Cho học sinh so sánh công cụ chặt : Ở Nậm Tum(Lai Châu) với Rìu đá
Núi Đọ ở Thanh Hóa để thấy được tiến bộ của Người tinh khôn so với Người tối
cổ
Mục 3. Giai đoạn phát triển của Người Tinh Khôn có gì mới?
-Ơ Hoà Bình , Bắc Sơn và Hạ Long Học sinh dán rìu đá

7


Hình 21 :Rìu đá Hoà Bình

Hình 23;Rìu đá Hạ Long
Trong thời gian học sinh hoạt động, dán hình vào đia danh thì giáo viên là người
hướng dẫn cho các em thực hiện logic và thành thạo .
Giáo Viên và HS hoàn thành lược đồ trống thành lược đồ hoàn chỉnh.Qua tiết
học này gây sự hứng thú học tập của học sinh,giúp các em nắm vững kiến thức
bài học tại lớp,thấy rõ những dấu vết của Người Tối Cổ được tìm thấy trên khắp
đất nước Việt Nam.Từ đó các em khẳng định rằng:Việt Nam cũng là chiếc nôi
của loài người.
Bài 14:Nước Âu Lạc
Qua bài học này giáo viên giúp cho học sinh thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước

của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.Học sinh hiểu được bước tiến mới
trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
- Khi dạy mục 2: Nước Âu Lạc ra đời
- Để trình bày bộ máy nhà nhà nước Âu Lạc. Vì các em đã được học Sơ đồ bộ
máy nhà nước Văn Lang cho nên giáo viên sử dụng sơ đồ trống.
Giáo Viên phóng to sơ đồ trống:

8


An Dương Vương
Lạc Hầu-Lạc Tướng
(Trung ương)

Lạc tướng
(bộ)

Bồ chính
(Chiềng ,chạ)

Lạc Tướng
(bộ)

Bồ Chính
(Chiềng,Chạ)

Bồ Chính
(Chiềng,Chạ)

\

Giáo Viên dán sơ đồ trống vào trong bảng phụ Và treo bảng phụ lên bảng ,sau
đó GV chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận
*Nhóm 1:Bộ máy nhà nước Trung ương.
*Nhóm 2 :Bộ máy nhà nước ở địa phương.
Các em thảo luận nhóm xong Giáo Viên yêu cầu đại diện của 2 nhóm lên chọn
đáp án mà Giáo Viên đã chuẩn bị sẵn ở nội dung, sau đó hướng dẫn các em thực
hiện các thao tác dán phù hợp nội dung vào từng ô thích hợp.
Trong lúc các em dán nội dung vào sơ đồ trống thì GV hướng dẫn các em dán
cho đúng với nội dung từng ô.
Sau khi các em dán xong là GV và HS đã hoàn thành lược đồ trống thành sơ đồ
bộ máy nhà nước Âu Lạc.
9


An Dương Vương
Lạc hầu-Lạc tướng
(Trung Ương)

Lạc Tướng
(Bộ)

Bồ Chính
(Chiềng,Chạ)

Bồ Chính
(Chiềng,Chạ)

Lạc Tướng
(Bộ)


Bồ Chính
(Chiềng,Chạ)

Như vậy với việc sử dụng sơ đồ trống về bộ máy nhà nước ở thời kì Âu
Lạc ,Giáo Viên giúp học sinh nhận biết được rằng :Tuy bộ máy nhà nước
còn đơn giản nhưng thể hiện quyền tự chủ của dân tộc ta.Sau nhiều thế kỉ
độc lập quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có
quyền thế hơn trong việc trị nước.
Bài 21:Khởi nghĩa Lý Bí.Nước Vạn Xuân ( 542- 602 )
2.Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập
Đến đầu thế kỉ VI nhà Lương siết chặt ách đô hộ lên đất nước ta và đặt ra
hàng trăm thứ thuế làm cho đời sống của nhân dân khổ cực.Trước hoàn
cảnh đó Lí Bí đã đứng lên khởi nghĩa .
- Để trình bày diễn biến: Ở tiết hoc này Giáo Viên giúp học sinh sử dụng
lược đồ trống để hoàn thành diễn biến của cuộc khởi nghĩa, nhằm giúp
các em tái hiện lại lịch sử một cách sinh động và đạt hiệu quả cao.
Giáo viên phóng to lược đồ trống :Khởi nghĩa Lí Bí

10


Lược đồ: khởi nghĩa Lí Bí
Giáo Viên dùng giấy màu cắt các kí hiệu của trận đánh :
+Địa danh các hào kiệt về hưởng ứng
+Địa điểm Lí Bí phất cờ khởi nghĩa.
+Mũi tên tấn công của nghĩa quân Lí Bí.
+Biểu tượng chiến thắng.
+Mũi tên địch tấn công
+Mũi tên địch rút lui.
Sau đấy Giáo viên giới thiệu qua về lược đồ và các kí hiệu,và tường thuật diễn

biến bằng lược đồ trống,kết hợp dán các mũi tên và dán các biểu tượng thích
hợp vào lược đồ trống.
11


Trong khi Giáo Viên giảng thì học sinh chú ý nghe,quan sát lược đồ kết hợp
đọc thêm nội dung ở sách giáo khoa. Sau khi trình bày xong Giáo viên gọi
khoảng 3 em học sinh lên bảng trình bày lại và thực hiện lại các thao tác dán kí
hiệu sao cho đúng.
- GV: Sau khi hoàn thành cho học sinh tường thuật lại
- Đối với giải pháp này áp dụng cho bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
(Năm 40 ): Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược N
Hán : Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII- IX: Bài 26: Cuộc
đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ khúc, Họ Dương.
Như vậy ,qua tiết hoc giáo viên đã rèn cho học sinh kỉ năng sử dụng lược đồ
trống ,các thao tác cắt dán…giúp các em nắm vững kiến thức và tạo sự hứng thú
học tập cho các em.
Bài 4:Các quốc gia cổ đại Phương Đông
Ví dụ: khi dạy mục 2. xã hội cổ đại phương đông bao gồm những tầng lớp nào ở
bài 4 các quốc gia cổ đại Phương Đông.
* Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi. ? Em hãy nêu tên các quốc gia cổ đậi Phương
Đông.
- Học sinh: Kể tên: - Nông dân
- Quý tộc- Quan lại
- Vua
- Nô lệ
- Giáo viên : Nông dân là tầng lớp như thế nào?
Quý tộc –Quan lại là tầng lớp như thế nào?
Vua là tầng lớp như thế nào?
Nô lệ là tầng lớp như thể nào?

- Học sinh trả lời:
- Giáo viên đặt câu hỏi: ?Dựa vào địa vị của họ em hãy vẽ sơ đồ xã hội cổ đại
Phương Đông.
- Học sinh chuẩn bị 1 phút.
* Bước 2 : Giáo viên treo sơ đồ câm:

- Giáo viên: Cho một học sinh lên bảng điền vào sơ đồ câm các tầng lớp xã hội
Phương Đông.
- Học sinh: lên bảng
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm.
12


- Giáo viên treo phần bảng phụ đã chuẩn bị sẵn để học sinh đối chiếu:
Vua

Quý tộc – Quan lại

Nông dân công xã

Nô lệ

Sơ đồ tổ chức cổ đại Phương Đông
- Giáo viên kết luận: Xã hội cổ đại Phương Đông gồm hai giai cấp cơ bản:
* Giai cấp thống trị ( gồm : Vua, Quý tộc, Quan lại )
* Gai cấp bị trị : ( gồm: Nông dân công xã, nô lệ)
- Đứng đầu xã hội cổ đại Phương Đông là một ông vua, nắm mọi quyền hành,
vua có quyền cao nhất trong mọi công việc: đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội,
đến việc xét sử những người có tội. Vua có quyền được coi là người đại diện của
thần thánh dưới trần gian.

- Quý tộc – Quan lại: có nhiều của cải và quyền thế giúp việc cho vua, lo thu
thuế, xây dựng cung điện.
- Nông dân công xã họ có vai trò to lớn trong sản xuất, nhận ruộng công cày cấy
nộp một phần thu hoạch và lao dịch không công cho bọn Quý tộ .
- Nô lệ: người hầu hạ phục dịch , thân phận không khác gì con vật.
Bài 5 : Các quốc gia cổ đại Phương Tây
Ví dụ : Khi dạy mục 2 xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô Ma gồm những giai cấp nào ở
bài 5 : các quốc gia cổ đại Phương Tây.
* Bước 1: Giáo viên nêu tên các giai cấp trong xã hội Hi Lạp – Rô Ma
- Học sinh trả lời: Chủ nô
Nô lệ
- Giáo viên : Họ có địa vị xã hội như thế nào?
- Học sinh trả lời :
* Bước 2: Giáo viên : Em hãy vẽ sơ đồ xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô Ma, qua đó
thể hiện địa vị xã hội của họ.
- Học sinh lên bảng vẽ sơ đồ ( giáo viện không cần treo sơ đồ câm và phhần này
tương tự giáo viên đã hướng dẫn ở bài 4 )
- Giáo viên cho học sinh nhận xét .
- Giáo viên: treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn để học sinh đối chiếu kết quả.
Chủ nô

Nô lệ

13


* Bước 3: Giáo viên chốt kiến thức:
- Xã hội cổ đại Phương tây gồm hai giai cấp cơ bản:
- Chủ nô ( Giai cấp thống trị )
- Nô lệ ( giai cấp bị trị )

- Đứng đầu nhà nước là giai cấp chủ nô: Họ là chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền có
thế lực chính trị sống sung sướng.
- Nô lệ: Phải làm việc cực nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công, phải
khuôn vác hàng hoá, chèo thuyền, thân phận hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô,
họ chỉ được xem như “ những công cụ biết nói ”
* Bước 4: Sau khi dạy song mục 2 này giáo viên có thẻ kiểm tra kiến thức cũ
của các em.
? Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
- Học sinh trả lời :
- Giáo viên treo sơ đồ xã hội Phương Đông để học sinh so sánh với xã hội
phương tây, để thấy được sự khác nhau từ đó nó quy định các loại nhà nước
phương Đông là nhà Nước chuyên chế ( Vua quyết định mọi việc ) còn Phương
tây là nhà nước chiếm hữu nô lệ ( dựa trên sự bóc lột nô lệ )
Bài 3: Xã hội nguyên thuỷ
ví dụ: khi giáo viện giảng dạy mục 3 “ Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã ” ( Bài
3 Xã hội nguyên thuỷ – Lịch sử 6)
* Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi phát vấn để học sinh nắm được kiến thức.
- Giáo viên cho học sinh xem những công cụ bằng đá đã được phục chế: và giới
thiệ .
- Những mảnh tước đá ( đồ đá cũ )
- Rìu tay bằng đá ( ghè đẽo một mặt )
- những chiếc rìu tay , cuốc, thuổng bằng đá và đồ gốm.
- Giáo viên cho học sinh biết kết luận về công cụ của người tinh khôn chủ yếu
làm bằng gì?
- Học sinh bằng đá.
- giáo viên kết luận: Công cụ lao động dù được cải tiến bao nhiêu nhưng năng
suất không cao vì rất nặng.
- giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh quan sát kênh hình 7:
- Giáo viên : Đặt câu hỏi : nêu tên công cụ lao động? công cụ lao động được làm
bằng gì?

- Học sinh trả lời: đó là những công cụ được làm bằng đồng bao gồm, dao, liềm,
lưỡi riều đồng, mũi tên đồng, đồ trang sức ...........
- Giáo viên: Ngu?i tinh khụn su?t hi?n cỏch dõy 4 v?n nam ( lỳc dú cụng c? là d?
dỏ )
Cách đây 4000 năm TCN người tinh khôn đã phát hiện ra kim loại để chế tạo
công cụ lao động:
? Công cụ bằng đá so với kim loại thì như thế nào?
- Học sinh trả lời: Kim loại nhẹ hơn đá rất nhiều làm cho năng suất lao động tăng
cao.
14


Giáo viên đặt câu hỏi : khi công cụ bằng kim loại suất hiện ,con người đã làm
gì?
- Học sinh : khai hoang, xẻ gỗ, làm thuyền, xẻ đá làm nhà.
- giáo viên : Nhờ công cụ bằng kim loại, sản phẩm xã hội như thế nào?
- học sinh trả lời :Dư thừa.
- Giáo viên : khi sản phẩm xã hội dư thừa đã xuất hiện tình trạng gì?
- Học sinh một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa
Giáo viên : kết luận : Trong xã hội đã xuất hiện sự tư hữu.
Trong xã hội xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo.
Những người trong thị tộc không thể làm chung, ăn chung.
Vì vậy xã hội đã có sự phân chia giai cấp và nhà nước ra đời.
* Bước 2: Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ sơ đồ biểu hiện mối quan hệ
giữa các sự kiện lịch sử để lí giải: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
- Học sinh lên bảng:
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên treo bảng phụ để học sinh đối chiếu kết quả :
Xã hội nguyên thuû


Công cụ kim loại

Năng xuất lao động
Tăng

Sẩn phẩm dư thừa

Chiếm đoạt của dư
thừa

Tư hữu suất hiện

Phân hoá giàu nghèo

Giai cấp hình thành

Giáo viên: Tóm lại xã hội nguyên thuỷ tan rã là do xuất hiện của công cụ kim
loại.
-GV: Qua sử dụng sơ đồ để cho học sinh thấy được: biểu hiện mối quan hệ
giữa các sự kiện lịch sử :
Như vậy với việc rèn luyện học sinh kỉ năng sử dụng thành thạo các thao
tác sử dụng sơ đồ trống và lược đồ trống mà Tôi đã sử dụng qua các bài học ở
trên là một trong những phương pháp cần thiết.Nó không chỉ giúp Tôi nâng cao
tay nghề mà còn tạo sự ham thích học môn lịch sử của học sinh,phát huy tính tích
cực,chủ động của các em.Qua đó giúp các em “phải biết,phải tường,phải
hiểu,phải nhớ” về lịch sử dân tộc như Bác Hồ đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
4. Hiệu quả của sáng kiến.
Với việc áp dụng sáng kiến “Một số kinh nghiệm sử dụng lược đồ

trống, sơ đồ trống trong dạy học môn lịch sử lớp 6” trong dạy học lịch sử và
15


qua thực tế giảng dạy, trải nghiệm chủ yếu khối lớp 6 tại trường THCS bản
thân nhận thấy các em đã có những tiến bộ rõ rệt, kiến thức vững chắc. Hiện
nay, hoạt động học tập của các em đã đi vào nề nếp, với nhiều em từ lớp 6 ở
mức trung bình, yếu nay đã vươn lên trung bình khá, số lượng học sinh khá giỏi
tăng, học sinh yếu, kém giảm. Cụ thể:
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2015-2016
+Đối với học sinh:Trước khi chưa thực hiện sáng kiến này kết quả học của học
sinh khối 6 chỉ đạt kết quả như sau:
Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu-Kém

6A1
(33 HS)
6A2
(37 HS)
6A3
(38 HS)
6A4
(38 HS)


1=3

6= 18.98%

22 = 66.66%

4= 11.36%

0

5= 13.52%

16= 43.24%

16= 43.24%

8= 21.1%

14= 36.8%

15= 39.5%

4= 10.52%

12= 31.58%

22= 57.9%

0


Sau khi triển khai đề tài này và dạy thực nghiệm ở khối 6 trong 1 năm,vào cuối
năm học ,Tôi thu được kết quả rất tốt.
Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu-Kém

6A1
(33 HS)
6A2
(37 HS)
6A3
(38 HS)
6A4
(33 HS)

25= 75.75%

7= 21.2%

1= 3.05%

0


18= 48.64%

17= 45.94%

2= 5.42%

0

12= 31.57%

20= 52.63%

6= 15.8%

0

8= 21%

12= 31.58%

16= 42.1%

2= 5.32%

Đặc biệt trên 90% học sinh biết thực hiện một cách thành thạo, lôgíc, hiệu quả
việc dán công cụ vào địa danh, nội dung vào sơ đồ trống . Ngoài ra còn tạo cho
các em sự ham thích, hứng thú, say mê một tiết học lịch sử, xoá đi hình thức học
vẹt, nhàm chán ở các em, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em,
từ đó làm cho các em yêu thích môn lịch sử hơn.
16



III.KẾT LUẬN
1.Kết luận :
Có thể nói sử dụng tốt lược đồ, sơ đồ trống là một trong những phương
pháp cơ bản của lí luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và
hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát đồ dùng trực quan.Nó còn
góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự
kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Là chỗ dựa để
học sinh hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện có hiệu lực để
hình thành các khái niệm lịch sủ quan trọng nhất. Ngoài ra nó còn giúp học sinh
nhớ kỹ, nhớ sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại
đặc biệt vững chắc trong trí nhớ của các em.
2. Kiến nghị:
Việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng học tập lịch sử của
học sinh ngoài việc sử dụng phương pháp dạy học mới cần phải có phương tiện
phục vụ, giảng dạy. Đây là yếu tố quan trọng trong việc chuyển tải kiến thức.
Hiện nay, một số trường còn thiếu trang bị phương tiện phục vụ giảng dạy theo
hướng đổi mới (Máy chiếu..) rất mong được sự quan tâm của Phòng giáo dục,
Sở giáo dục trong việc cấp thêm các phương tiện giảng dạy. Bên cạnh đó, để có
thể hiểu sâu, rộng về phương pháp dạy học mới các giáo viên đều cần phải sưu
tầm tham khảo những tư liệu để áp dụng trong quá trình đổi mới phương pháp
dạy học.
Tiếp tục tổ chức tập huấn về chuyên môn theo phương pháp dạy học mới,
theo sách giáo khoa mới, bố trí các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường cho
giáo viên để nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi và một số đồng nghiệp đã đút rút
ra được trong thực tiễn quá trình giảng dạy. Mặc dù thời gian thực nghiệm chưa
được nhiều, phạm vi còn hẹp trong nhà trường, hiệu quả chưa được cao nhưng
nó cũng có những tác dụng nhất định đối với phần lớn học sinh.

Kính mong được sự xem xét, đánh giá của các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa,, ngày 05 tháng 04 năm 201.
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Giáo viên thực hiện

Nguyễn Thị Hương

17


Tài liệu tham khảo:
- SGK Lịch sử 6,7,8,9
- SGV môn Lịch sử 6,7,8,9
- Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học
- Tài liệu tham khao qua mạng intenet

18



×