HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-----------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ TRONG GIÁO DỤC
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG
THPT CAO BÁ QUÁT - GIA LÂM - HÀ NỘI”
Người thực hiện
: NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Lớp
: MTD
Khóa
: 57
Chuyên ngành
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
HÀ NỘI – 2016
2
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-----------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ TRONG GIÁO DỤC
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG
THPT CAO BÁ QUÁT - GIA LÂM - HÀ NỘI”
Người thực hiện
: NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Lớp
: MTD
Khóa
: 57
Chuyên ngành
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
Địa điểm thực tập: Trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
HÀ NỘI – 2016
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Th.S Nguyễn Thị Hương
Giang, giảng viên bộ môn Quản lí Môi trường - Khoa Môi trường, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các giáo viên trường
THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài tại trường.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn
bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện khóa
luận này.
Do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên
không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài, vì vậy tôi rất
mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Người thực hiện
Nguyễn Thị Bích Ngọc
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo
vệ một công trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn đã được chỉ
rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm
ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Người thực hiện
Nguyễn Thị Bích Ngọc
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................i
................................................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................3
2.1. Tổng quan về giáo dục môi trường.....................................................................................3
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.................3
2.1.2. Định nghĩa GDMT. .........................................................................................................................6
2.1.3. Các yếu tố của GDMT. ...................................................................................................................8
2.2.1. Các vấn đề môi trường toàn cầu....................................................................................................11
2.2.2. Các vấn đề môi trường tại Việt Nam.............................................................................................16
2.3. Giới thiệu một số mô hình giáo dục môi trường đang được áp dụng hiện nay..............19
2.3.1 Một số mô hình GDMT trên thế giới..............................................................................................19
2.3.2. Một số phương pháp GDMT tại Việt Nam....................................................................................20
2.4. Những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về BVMT và GDMT tại Việt Nam
....................................................................................................................................................25
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................28
3.1. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu.....................................................................................28
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................................28
3.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................................28
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................................................28
3.4.2 Phân tích SWOT.............................................................................................................................29
3.4.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình hoạt động thí điểm của CLB ................................30
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................................................30
PHẦN VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................31
4.1 Hiện trạng giáo dục môi trường và khả năng xây dựng CLB Môi trường tại trường
THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm- Hà Nội...................................................................................31
4.1.1. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ................................................................................................31
4.1.2. Hiện trạng giáo dục môi trường tại trường THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm- Hà Nội ....................31
4.1.3. Hiện trạng nhận thức, thái độ của học sinh về vấn đề giáo dục môi trường..................................36
4.1.4. Đánh giá khả năng xây dựng CLB Môi trường tại trường THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm- Hà Nội
..................................................................................................................................................................42
iii
4.2. Hoạt động thí điểm của CLB Môi trường ........................................................................46
4.2.1. Mục tiêu của chương trình: ...........................................................................................................46
4.2.2. Quy trình thực hiện .......................................................................................................................46
4.2.3. Nội dung và kết quả của hoạt động thí điểm..................................................................................47
4.3. Đánh giá hiệu quả của chương trình hoạt động ..............................................................55
4.3.1. Đánh giá của BGH nhà trường, đoàn trường và Ban cố vấn ........................................................55
4.3.2. Đánh giá của đối tượng truyền thông.............................................................................................56
4.3.3. Đánh giá của các thành viên CLB Môi trường CGC ....................................................................60
4.3.4. Đánh giá của người thực hiện đề tài .............................................................................................61
4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng CLB Môi trường trong
giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh THPT................................................................63
.............................................................................................................................................64
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................65
5.1. Kết luận...............................................................................................................................65
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..................................................................................................68
PHỤ LỤC............................................................................................................................71
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Những môn học có tích hợp nội dung GDMT:..............................................................32
Bảng 4.2. Mức độ hiểu biết và thường xuyên thực hiện các biện pháp bảo vệ và tiết kiệm nước
của học sinh (%).............................................................................................................................47
Bảng 4.3. Thái độ của học sinh trong vấn đề bảo vệ
và tiết kiệm nguồn nước (%)..........................................................................................................49
Bảng 4.4. Các vấn đề của học sinh trong việc tiết kiệm
và bảo vệ nguồn nước.....................................................................................................................50
Bảng 4.5. Các mục tiêu của chương trình thí điểm........................................................................51
Bảng 4.6. Chương trình hoạt động trong “ Tuần lễ Nước sạch và vệ sinh môi trường” do CLB
Môi trường CGC thực hiện............................................................................................................52
Bảng 4.7. Phân tích sự tham gia và mối quan tâm của các nhóm chiến lược................................53
Bảng 4.8. Phân tích sự tham gia của các bên liên quan..................................................................54
Bảng 4.9. Đánh giá của đối tượng truyền thông về hiệu quả
của chương trình (%)......................................................................................................................56
Bảng 4.10. Đánh giá của học sinh về hiệu quả của các phương tiện truyền thông của chương trình
(%)..................................................................................................................................................57
Bảng 4.11. Sự thay đổi nhận thức của học sinh về việc bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước trước và
sau chương trình (%)......................................................................................................................57
Bảng 4.12. Sự thay đổi về mức độ thực hiện các biện pháp bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước trước
và sau chương trình (%).................................................................................................................59
Bảng 4.13. Sự thay đổi thái độ của học sinh trong việc bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước trước và
sau chương trình (%)......................................................................................................................59
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 . Người dân bản Mù Sang Cao đợi lấy nước
rỉ ra từ lòng núi về sinh hoạt.................................................................................................18
Hình 2.2 Chu trình PDCA của chương trình “ Kid’s ISO 14000” trong GDMT.................20
Hình 4.1. Các chương trình/ hoạt động GDMT tại trường THPT
Cao Bá Quát- Gia Lâm.........................................................................................................36
Hình 4.2. Mức độ quan tâm của học sinh đối với các vấn đề môi trường............................37
Hình 4.3. Mức độ hiểu của học sinh đối với các vấn đề môi trường....................................38
Hình 4.4. Mức độ thường xuyên thực hiện của học sinh đối với
các hoạt động BVMT ...........................................................................................................39
Hình 4.5. Nguyên nhân học sinh chưa quan tâm đến vấn đề BVMT...................................40
Hình 4.6. Những nội dung học sinh muốn đưa vào chương trình GDMT............................40
Hình 4.7. Mức độ sẵn sàng tham gia CLB Môi trường của học sinh ..................................44
Hình 4.8. Sơ đồ kết hợp các phương tiện truyền thông........................................................55
Hình 4.9 Mức độ hiểu biết các biện pháp tiết kiệm nước trước và sau hoạt động...............58
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCN
: Ban chủ nhiệm
BĐKH
: Biến đổi khí hậu
BVMT
: Bảo vệ môi trường
CGC
: CBQ Green Club
CLB
: Câu lạc bộ
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDMT
: Giáo dục môi trường
HS
: Học sinh
IPCC ( Intergovermental Panel on Climate Change) : Ủy ban Liên
chính phú về Biến đổi khí hậu
IUCN ( International Union for Conservation of Nature anh Natural
Resources): Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
UNEP (United Nations Environment Program): Chương trình Môi
trường Liên Hợp Quốc
vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật con người
ngày càng tạo ra những biến đổi to lớn vào thế giới tự nhiên và xã hội. Tuy
nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề về môi trường
như: sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh… Từ
thực tế đó các quốc gia trên thế giới đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế và
đối phó với chúng. Giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu
hiệu được đặc biệt chú trọng. Tại Việt Nam, giáo dục môi trường cũng là lĩnh
vực nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ Việt Nam và đã được quy
định trong Luật Bảo vệ môi trường 1993, Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị
ngày 25-6-1998, Quyết định 1363 QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc
đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân năm 2001.
Bên cạnh những thành công đạt được, giáo dục môi trường cho học sinh tại
Việt Nam còn bộc lộ những điểm yếu. Nhiều trường học vẫn chưa coi trọng
vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh, nhiều giáo viên còn lúng túng trong
việc xác định mục tiêu của giáo dục môi trường, các bạn học sinh chưa chủ
động, nhiệt tình tham gia các hoạt động quản lí và bảo vệ môi trường. Trong
khi đó, học sinh lại là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bởi các vấn đề môi
trường, chiếm số lượng lớn, đồng thời có sức lan tỏa lớn đến cộng đồng và xã
hội. Do vậy việc trang bị các kĩ năng và kiến thức giải quyết các vấn đề môi
trường cho học sinh là rất cần thiết hiện nay. Hình thức xây dựng các câu lạc
bộ cho học sinh THPT cũng là một hình thức giáo dục đang được triển khai ở
nhiều trường và đem lại hiệu quả cao.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin lựa chọn đề tài: “Xây dựng mô
hình câu lạc bộ trong giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh Trường
THPT Cao Bá Quát_ Gia Lâm_ Hà Nội” để tiến hành nghiên cứu.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được triển khai nhằm:
- Xây dựng mô hình CLB Môi trường nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức
về môi trường cho học sinh Trường THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm- Hà Nội.
- Xây dựng chương trình hoạt động thí điểm cho CLB.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của CLB thông qua hoạt động
thí điểm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của CLB
Môi trường cho học sinh THPT.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về giáo dục môi trường
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trường trên thế giới và ở
Việt Nam
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trường trên thế giới
Khái niệm Giáo dục môi trường (GDMT) được hình thành ở nước Anh,
do giáo sư Sir Patrick Geddes – một nhà thực vật học người Scotland. Ông là
người tiên phong trong lĩnh vực quy hoạch thị trấn và nông thôn. Ông đã chỉ
ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lượng môi trường với chất lượng giáo dục
từ năm 1892. Geddrs cũng là người đi đầu trong việc giảng dạy những chiến
lược tạo cơ hội cho người học tiếp xúc với môi trường xung quanh.
Sau khi mối quan hệ giữa chất lượng giáo dục và chất lượng môi
trường được thừa nhận vào cuối thế kỷ XVIII, khái niệm GDMT đã phát triển
rất nhanh, với nhiều cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm, cách thực hiện
và kết quả của GDMT.
Trước những năm 1960, lĩnh vực gần gũi nhất với GDMT là các nghiên
cứu thiên nhiên, nghiên cứu nông thôn và điều tra hiện trường. Vào thời gian
này việc nghiên cứu các loài được thực hiện riêng lẻ để tìm hiểu về đặc điểm
riêng, hành vi và nhu cầu của chúng. Sau đó, khái niệm Sinh thái ra đời, mối
quan hệ tương tác giữa các loài với nhau cũng như giá trị của các hệ sinh thái
bắt đầu được đánh giá đúng.
Năm 1972, tại hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về môi trường được tổ
chức tại Stockholm (Thụy Điển), khái niệm GDMT chính thức ra đời. Sự ra
đời của GDMT góp phần giúp con người nhận thức rõ hơn tác động của mình
đối với môi trường. Tiếp theo hội nghị Stockholm, một số hội nghị quốc tế
khác về GDMT đã dược nhóm họp, trong đó có hội nghị ở Belgrade (1975).
Tại đây, định nghĩa đầu tiên về GDMT được đề xuất. Năm 1977, Hội nghị
3
liên chính phủ về GDMT – tổ chức ở Tbilisi (Nga) đã chính thức đưa ra định
nghĩa và các nguyên tắc của GDMT.
Năm 1980, Chiến lược Bảo tồn thế giới nhấn mạnh bản chất tương hỗ
của tất cả các hợp phần trong sinh quyển, trong đó có cả xã hội loài người.
Theo đó, mỗi hành vi và quyết định phát triển của con người đều liên quan
trực tiếp tới tương lai các hệ thống hỗ trợ cuộc sống trên hành tinh. Chiến
lược này kêu gọi một “đạo đức” mới trong xã hội loài người. Nghĩa là con
người hãy chung sống hài hòa với thế giới tự nhiên mà con người vốn phải
phụ thuộc để sinh tồn và phát triển.
Năm 1987, Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về GDMT tổ chức ở Maxcova
thừa nhận rằng nhiều sáng kiến GDMT trong số những sáng kiến đầu tiên đã
thất bại. Một trong các nguyên nhân là GDMT được dạy như một môn học
riêng trong chương trình đào tạo, chúng nặng về lý thuyết và thiếu thực hành.
Sau hội nghị, các hoạt động hiện trường bùng nổ. Các hiệp hội được thành lập
ở nhiều nước và mọi nỗ lực đều đi theo định hướng “suy nghĩ ở cấp toàn cầu
và hành động ở cấp địa phương”.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil,
năm 1992, các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đã xây dựng và nhất trí về chiến
lược chung nhằm định hướng phát triển bền vững cho quốc gia của mình,
nghĩa là “phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh
hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Hội nghị
cũng nhất trí rằng bảo vệ môi trường và phát triển không chỉ gây ra nhiều
xung đột mà trên thực tế còn có quan hệ tương tác lẫn nhau trên mọi phạm vi,
từ cấp địa phương, cấp quốc gia, cấp vùng đến cấp toàn cầu. Điều này làm
cho GDMT bao hàm thêm nội dung liên quan đến “phát triển”.
Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững
được tổ chức tại Johannesbug, Nam Phi. Tại hội nghị, các đại biểu đã nhất trí
rằng bản chất của việc phấn đấu để đạt được phát triển bền vững là một quá
4
trình học hỏi. Để phát triển bền vững, cần có những công dân năng động, có
kiến thức, đồng thời cần có những người ra quyết định nhiệt huyết, được
thông tin đầy đủ và có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn về những vấn đề
phức tạp, liên đới mà xã hội đang phải đối mặt như kinh tế, xã hội và môi
trường. Như vậy, mục đích của GDMT là một phần mục đích của tất cả các
hoạt động giáo dục.
2.1.1.2. Tình hình giáo dục môi trường ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ năm 1966 Chủ tích Hồ Chí Minh đã phát động phong
trào Tết trồng cây để giữ gìn và làm đẹp môi trường sống. Cho đến nay phong
trào này vẫn được duy trì và phát triển mạnh mẽ.
Trong kế hạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền
vững của Việt Nam giai đoạn 1996-2000, GDMT được ghi nhận như một bộ
phận cấu thành.
Từ năm 1995, dự án GDMT trong nhà trường phổ thông Việt Nam
của Bộ Giáo dục và Đào tạo do UNDP tài trợ đã nhắm vào mục tiêu cơ bản:
+ Hỗ trợ xây dựng một chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về
GDMT tại Việt Nam
+ Tăng cường năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc truyền
đạt những nội dung và phương pháp GDMT vào các chương trình đào tạo
giáo viên
+ Xây dựng các hoạt động GDMT cụ thể để thực hiện ở cấp tiểu học và
trung học
Các mục tiêu trên đã thực hiện ở mức chi tiết và cụ thể hơn trong thực
tiễn thông qua dự án VIE98/018.
Đặc biệt, tháng 8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số
153/2004/QĐ_TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam.
5
Ở các trường Đại học, GDMT được coi như một nội dung quan trọng
trong các giáo trình Giáo dục và truyền thông môi trường, Con người và môi
trường; Dân số, tài nguyên, môi trường. Ở các khoa: Sinh học, Địa lí, Hóa
học của các trường Đại học Sư phạm ( Hà Nội, Huế, HCM…)
2.1.2. Định nghĩa GDMT.
Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chương trình đào tạo của trường học
do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua định
nghĩa về GDMT như sau:
“GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây
dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối
tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh.
GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành
quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường”
(IUCN, 1970).
Thuật ngữ “GDMT” cũng đã được sử dụng trong Hội nghị toàn cầu lần
thứ nhất về Môi trường nhân văn tại Stokholm năm 1972, nhưng chỉ đến Hội
nghị ở Belgrade, GDMT mới được định nghĩa trên quy mô toàn cầu. Kể từ
đó, cộng đồng quốc tế thừa nhận định nghĩa về GDMT là “quá trình nhằm
phát triển một cộng đồng dân cư có nhận thức rõ ràng và quan tâm đến môi
trường cũng như các vấn đề liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và sẵn
sàng làm việc độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề
hiện tại và phòng chống các vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai”.
Từ đó đến nay, ý nghĩa và khái niệm GDMT đã có nhiều thay đổi. Ban đầu,
nội dung của GDMT rất hạn chế, chỉ tập trung vào dạy và học các vấn đề môi
trường địa phương, kể cả môi trường tự nhiên và nhân tạo. Nội dung giáo dục
cũng chỉ tập trung vào những mặt sinh học và địa lý khi nghiên cứu môi trường.
Hội nghị Liên chính phủ lần thứ nhất về GDMT tại Tbilisi (Liên Xô cũ)
năm 1977 đã kêu gọi đại biểu đưa ra một cách tiếp cận mới mang tính toàn
6
diện và liên ngành hơn. Tại hội nghị này, cộng đồng quốc tế đã khẳng định và
nhất trí với định nghĩa về GDMT ở trên, đồng thời nhất trí về các mục tiêu
của GDMT như hiện nay.
Khi cách nhìn nhận về môi trường thay đổi, kỳ vọng về thành tựu của giáo
dục cũng thay đổi. Nhiều khái niệm mới liên quan đến giáo dục đã được phát triển
như: GDMT, giáo dục phát triển, giáo dục nhân cách, giáo dục nhân quyền, giáo
dục hòa bình và giáo dục để phát triển bền vững. Trừ khái niệm GDMT và giáo
dục để phát triển bền vững, những khái niệm “giáo dục” khác có rất ít điểm chung
và chỉ tập trung vào một lĩnh vực hẹp, cụ thể. Những người làm GDMT nhận thấy
khi trọng tâm giáo dục được mở rộng, các khái niệm cơ bản như phát triển, môi
trường, nhân quyền, hòa bình … sẽ bổ sung cho nhau.
Với quan điểm và cách nhìn như vậy, một định nghĩa tương đối mới về
GDMT được đưa ra là: “GDMT là một quá trình phát triển những tình huống
dạy / học hiệu quả giúp người dạy và người học tham gia giải quyết những
vấn đề môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và
được thông tin đầy đủ” (Jonathon Wigley, 2000).
Điều quan trọng là tất cả những định nghĩa khác nhau này đều có một
số điểm cơ bản chung sau:
- GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở nhiều
địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những
phương thức khác nhau.
- GDMT nhằm thay đổi hành vi.
- Môi trường học tập là chính môi trường và các vấn đề có trong thực tế.
- GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về
cách sống.
- Trong GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành
động làm cơ sở.
7
2.1.3. Các yếu tố của GDMT.
2.1.3.1. Mục đích của GDMT.
Mục đích chính của GDMT được xác trong Hội nghị Tbilisi (1977) là:
- Tăng cường nhận thức và sự quan tâm đến các mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và sinh thái ở thành thị cũng
như nông thôn.
- Tạo cơ hội cho mọi người tiếp thu những kiến thức, quan điểm về giá
trị, thái độ, ý thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường.
- Tạo ra các mô hình về hành vi thân thiện với môi trường cho từng cá
nhân, cộng đồng và toàn xã hội.
- Khuyến khích, củng cố và phát huy những thái độ và hành vi tích cực
đối với môi trường hiện có.
2.1.3.2. Mục tiêu của GDMT.
- Kiến thức: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những
kiến thức, sự hiểu biết cơ bản về môi trường và mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau giữa con người và môi trường.
- Nhận thức: GDMT thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng tạo dựng nhận
thức và sự nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề môi trường
- Thái độ: GDMT khuyến khích các cá nhân, cộng đồng tôn trọng và
quan tâm tới tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích họ tham gia tích
cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.
- Kỹ năng: GDMT cung cấp các kỹ năng cho việc xác định, dự đoán,
ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường.
- Sự tham gia: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng cơ hội
tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các
quyết định môi trường đúng đắn.
2.1.3.3. Nguyên tắc của GDMT.
Hội nghị Tbilisi đã thống nhất 6 nguyên tắc của GDMT:
8
+ Nguyên tắc 1. Coi môi trường là một tổng thể. Xem xét môi trường
trên mọi khía cạnh tự nhiên, nhân tạo, công nghệ và xã hội (kinh tế, kỹ thuật,
lịch sử – văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ) như sau:
- Tự nhiên: Các yếu tố hữu sinh như động, thực vật và các yếu tố vô
sinh như đất, nước, không khí tác động qua lại lẫn nhau trong các hệ thống và
thực hiện các chức năng sinh thái hỗ trợ cho cuộc sống.
- Xã hội: Những người sống cùng nhau, tác động lẫn nhau và hình
thành nên cách sống với nhiều quy tắc và cách ứng xử văn hóa khác nhau.
- Kinh tế: Hệ thống có tính bền vững giúp con người có việc làm và có
thu nhập để chi trả cho những nguồn lợi và những dịch vụ con người cần.
- Chính trị: Môi trường cho phép đóng góp và tác động đến những quyết
định về tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, kinh tế và cách thức con người sống
cùng nhau. Như vậy, cách nhìn nhận vấn đề và tham gia hành động, quản lý môi
trường của con người là trọng tâm quan trọng của mọi hoạt động GDMT
+ Nguyên tắc 2. GDMT là một quá trình liên tục và lâu dài, bắt đầu từ
trước tuổi đến trường và tiếp tục trong suốt thời kỳ trưởng thành ở tất cả các
hệ đào tạo chính quy và không chính quy.
+ Nguyên tắc 3. Phương pháp tiếp cận của GDMT là liên ngành dựa
trên cơ sở nội dung riêng của từng ngành, từng môn học để hình thành những
quan điểm hoàn chỉnh, cân bằng và có tính hệ thống.
+ Nguyên tắc 4. Xem xét những vấn đề môi trường cơ bản trên quan
điểm của cấp địa phương, quốc gia, vùng và toàn cầu để người học có thể
đánh giá đúng về điều kiện môi trường ở những khu vực địa lý khác nhau.
+ Nguyên tắc 5. GDMT tập trung vào tình hình môi trường hiện nay và
tương lai có thể xét đến bối cảnh lịch sử.
+ Nguyên tắc 6. Đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp địa
phương, quốc gia và quốc tế trong việc phòng chống và giải quyết các vấn đề
môi trường.
9
2.1.3.4. Sự cần thiết của GDMT.
Nhiều tài liệu quan trọng, như Chiến lược Bảo tồn Thế giới, Báo cáo của
Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển, Chương trình nghị sự 21 đã nhấn
mạnh vai trò quan trọng của giáo dục môi trường trong phát triển bền vững
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc
sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của
nhân loại và của mỗi Quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường
là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi
trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính
bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng
được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực
phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn
góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước.
Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trong của công tác giáo dục
bảo vệ môi trường cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục
bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
2.1.3.5. Phương pháp tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Tích hợp và lồng ghép: GDBVMT là giáo dục tổng thể nhằm trang bị
những kiến thức về môi trường cho học sinh – sinh viên những kiến thức về
môi trường thông qua từng môn học và chương trình riêng phù hợp với từng
đối tượng. Việc giáo dục này chủ yếu dựa theo phương thức lồng ghép và liên
hệ trong các nội dung giảng dạy của các môn học.
+ Tính phù hợp ở từng bậc học: Nội dung GDBVMT là việc cung cấp
những thông tin về môi trường cùng những biện pháp bảo vệ môi trường cần
được cung cấp theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năng nhận
thức của từng nhóm đối tượng; nội dung GDBVMT cần là giáo dục trong môi
trường và vì môi trường; GDBVMT là nhìn thấy rõ trách nhiệm và rèn luyện
10
kỹ năng để bảo vệ môi trường.
+ Tính tổng hợp và đa dạng: Trong đời sống xã hội, những nhân tố tự
nhiên và nhân tố xã hội luôn luôn có những tác động qua lại và ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân và của cộng đồng dân cư; do
đó, nội dung GDBVMT không chỉ bao hàm các nội dung về môi trường tự
nhiên mà còn phải bao hàm cả môi trường xã hội hay còn gọi là môi trường
nhân văn.
+ Tính hành động thực tiễn: GDBVMT không chỉ giúp học sinh có
thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để bảo vệ môi trường, mà còn phải biết
vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc vào ngay các vấn đề cụ thể, phải biết làm
điều gì đó cho môi trường xung quanh, nghĩa là GDBVMT phải được tiến
hành bằng cả phương thức lẫn hành động thực tiễn.
+ Tính hợp tác, liên hệ và điểm nhân ra diện rộng: GDBVMT là dạy
người học biết cách ứng xử và hành động vì môi trường. Vì vậy, cần tận dụng
các phương thức hợp tác giữa người dạy và người học, giữa nhà trường với xã
hội trong quá trình giáo dục. Đồng thời hướng người học vận dụng ngay hiểu
biết để tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề về môi trường.
2.2. Hiện trạng các vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay
2.2.1. Các vấn đề môi trường toàn cầu
2.2.1.1. Nạn chặt phá rừng
Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liền
của Trái đất, chiếm khoảng 40 triệu km 2. Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốt
tươi đã bị suy thoái nhanh chóng trong những năm gần đây.
Các hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng
30% diện tích đất liền. Tuy nhiên, các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi
khoảng 40% trong vòng 300 năm qua và theo đó mà các loài động thực vật,
thành phần quan trọng của các hệ sinh thái rừng, cũng bị mất mát đáng kể.
11
Trong khoảng 50 năm qua, trên toàn thế giới đã mất đi hơn 1/5 lớp đất màu ở
các vùng nông nghiệp, trong lúc đó, nhiều vùng đất nông nghiệp màu mỡ
đang được chuyển đổi thành các khu công nghiệp.
Từ trước đến nay, lượng CO2 có trong khí quyển luôn ổn định nhờ sự
quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một diện tích lớn
rừng bị phá hủy, nhất là rừng rậm nhiệt đới, do đó hàng năm, có khoảng 6 tỷ tấn
CO2 được thải thêm vào khí quyển trên toàn thế giới, tương đương khoảng 20%
lượng khí CO2 thải ra do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (26 tỷ tấn/năm).
Điều đó có nghĩa là việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và
khuyến khích bảo về rừng và trồng rừng để giảm bớt tác động của biến đổi
khí hậu là rất quan trọng. Theo báo cáo thứ tư của IPCC, có thể giảm phát thải
khoảng 1,3 đến 4,2 tỷ tấn CO2 hàng năm bằng cách tăng cường trồng rừng và
bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta cũng chưa thể nói dự kiến đó có
thể hiện thực hay không, vì rằng rừng ở nhiều vùng trên thế giới, nhất là ở
Nam Mỹ, châu Phi và Nam Á vẫn đang tiếp tục bị suy thoái nghiêm trọng
2.2.1.2. Suy giảm đa dạng sinh học
Từ khi cuộc sống trên Trái đất phồn thịnh, hành tinh của chúng ta có số
lượng loài hết sức đa dạng. Vào khoảng 250 triệu năm trước đây, trên Trái đất
ước tính chỉ có khoảng 250.000 loài sinh vật, nhưng từ khi các sinh vật
chuyển được từ môi trường biển cả lên môi trường đất liền, thì số loài tăng
lên rất nhanh và hiện nay đã có ít nhất khoảng vài ba triệu loài đang sinh sống
trên Trái đất.
Có bao nhiêu loài đã bị tuyệt chủng trong những năm qua? Theo nghiên
cứu của các nhà khoa học thì ước tính đã có khoảng 40% số loài đã mất đi trong
khoảng từ 1970 đến 2000. Riêng các loài ở nước ngọt đã mất đi khoảng 50%.
Thế thì có bao nhiêu loài hiện đang tồn tại có nguy cơ bị tuyệt chủng?
Con người đã biết được có khoảng 1,6 triệu loài sinh vật hiện đang sống trên
12
Trái đất. Hầu hết các loài động vật có xương sống đã được biết, số loài chưa
biết đến phần lớn thuộc về nhóm động vật không xương sống. Trong số 1,6
triệu loài đã biết, IUCN đã nghiên cứu kỹ khoảng 45.000 loài và đã đưa ra kết
luận là có khoảng 45% các loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt (ASAHI, 2010).
Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng
chưa từng có, ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ mất các loài trong
lịch sử Trái đất và trong những thập kỷ sắp tới mức độ biến mất của các loài
sẽ gấp 1.000-10.000 lần (MA, 2005). Có khoảng 10% các loài đó thế giới cần
phải có những biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài được xem là
đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Tình trạng nguy cấp của các loài không phân bố
đều giữa các vùng trên thế giới, các vùng rừng ẩm nhiệt đới có số loài nguy
cấp nhiều nhất, trong đó có nước ta, rồi đến các vùng rừng khô nhiệt đới,
vùng đồng cỏ miền núi. Nghề khai thác thủy sản bị suy thoái nghiêm trọng và
có đến 75% ngư trường trên thế giới đã bị khai thác cạn kiệt hay khai thác quá
mức (UNEP, 2007).
2.2.1.3. Nguồn nước ngọt đang hiếm dần
Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng
nước có trên Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà loài
người có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trên
Trái đất. Cuộc sống của tất cả chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc
vào lượng nước ít ỏi đó.
Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh chóng do các
hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự thiếu hụt nước
ngọt tại nhiều vùng trên thế giới.
Các hoạt động của con người đã làm giảm sút một cách đáng kể số
lượng và chất lượng nguồn nước ngọt của thế giới. Các hoạt động thiếu quy
hoạch hợp lý như ngăn sông, đắp đập, chuyển đổi đất ngập nước, phá rừng,
13
thải các chất thải sinh hoạt và công nghiệp ngày càng nhiều, đến mức thiên
nhiên không thể phân hủy kịp, đã và đang gây ô nhiễm đất, nước, không khí.
Trong lúc đó, nhu cầu ngày càng tăng nhanh của con người về nguồn nước
ngọt đã làm thay đổi các dòng nước tự nhiên, thay đổi quy trình lắng đọng và
làm giảm chất lượng nước. Tình trạng thiếu nước trên thế giới ngày càng lan
rộng, nạn khô hạn kéo dài, gây nhiều hậu quả về kinh tế và xã hội cho nhiều
vùng rộng lớn. Tất cả những điều đó đều tác động tiêu cực lên sự phát triển,
làm suy giảm đa dạng sinh học và chức năng của các hệ thống thủy vực trên
thế giới.
2.2.1.4. Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa
thạch đang cạn kiệt
Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọi
người quan tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện
tích rộng và dân số lớn, đang là những nước đang phát triển nhanh tại châu Á.
Đặc biệt là Trung Quốc, có nguồn than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào,
đang tăng sức tiêu thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng.
Ở Trung Quốc, sức tiêu thụ loại năng lượng hàng đầu này, từ 961 triệu
tấn (tương đương dầu mỏ) vào năm 1997 lên 1.863 triệu tấn vào năm 2007,
tăng gần gấp đôi trong khoảng 10 năm. Tất nhiên, lượng CO 2 thải ra cũng
tăng lên bằng gần 1/2 lượng thải của Mỹ năm 2000, và đến nay, Trung Quốc
đã trở thành nước thải lượng khí CO2 lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹ
năm 2007. Nếu Trung Quốc và Ấn Độ, với số dân khổng lồ, vẫn theo con
đường tiêu thụ nhiều năng lượng, thì nguồn tài nguyên chất đốt dự trữ sẽ sớm
cạn kiệt, chúng ta sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về môi trường toàn thế giới,
khó lòng có thể hồi phục do bị ô nhiễm nặng và tình trạng nóng lên toàn cầu
vẫn không thể khống chế được. ( UNEP, 2010)
2.2.1.5. Hạn hán ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến sản xuất lương
14