Tiết 45 – 46.
Ngày soạn: Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT
THẾ KỈ XIX.
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hoc sinh:
- Nắm được vị trí, các giai đoạn phát triển và những đặc điểm cơ bản cảu văn học trung đại Việt
Nam.
- Biết vận dụng kiến thức trên vào việc tìm hiểu và hệ thống hóa những tri thức về tác phẩm sẽ học
ở thời kì này.
II. Chuẩn bị.
Gv: sách giáo khoa, sgv, thiết kế bài học.
Hs: sgk, soạn bài.
III. Qui trình lên lớp.
Bước 1: Ổn định: kiểm tra sĩ số và tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: hãy cho biết vai trò, phương pháp đọc tích lũy kiến thức.
Bước 3: Trình bày bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Em hãy cho biết văn học trung đại Việt Nam được
chia làm mấy giai đoạn?
Hãy tóm tắt những nét chính của các giai đoạn
VHTD VN: về tình hình lịch sử, về tình hình
văn( lực lượng sáng tác, nội dung văn học, hình
thức) học của từng giai đoạn.
So sánh các giai đoạn, xem giai đoạn sau khác với
giai đoạn trước như thế nào? Vể các mặt
Gv tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm và
trình bày bảng phụ, gv cho học sinh lên bảng
thuyết trình để trình bày kết quả của mình, các
nhóm khác ở dưới nhận xét
Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học sinh
I. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt
Nam.
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết tk XIV.
- Về lịch sử - xã hội:
+ Nhân dân ta vừa giành được độc lập sau một ngàn
năm mất nước. Do đó, nhiệm vụ xây dựng quốc gia
thống nhất và chống ngoại xâm là nhiệm vụ hàng đầu.
+ Đây là thời kì có nhiều tôn giáo cùng tồn tại hòa
đồng.
- Về văn học:
+ Đây là giai đoạn khôi phục và xây dựng nền văn
hiến dân tộc, trong đó có văn học.
+ Đây là giai đoạn đặt nền móng có tính chất định
hướng cho văn học trung đại nói riêng, cho văn học
Việt Nam nói chung.
+ Nội dung chủ yếu của văn học thế kỉ X – XIV là
khẳng định và ca ngợi dân tộc.
2 . Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
* Về lịch sử - xã hội.
- Triều Lê thiết lập sau chiến thắng giặc Minh; nhà Lê
lấy Nho giáo làm quốc giáo.
- Triều Lê tồn tại tròn một trăm năm(1427- 1527)
thịnh trị. Sau đó là nội chiến Lê – Mạc (1533- 1593)
và tiếp theo là nội chiến Đàng Trong – Đàng Ngoài.
* Về văn học.
- Xuất hiện các tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Lê
Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ…
- Sự phát triển của thơ ca quốc âm. Lần đầu tiên có
những tập thơ riêng của các danh gia như quốc âm thi
tập, Bạch Vân quốc ngữ thi…..; lần đầu tiên có tác
phầm Nôm quy mô dài từ bố trăm câu đến hơn tám
nghìn câu thơ.
- ba thể thơ dân tộc ra đời trong giai đoạn này: thơ lục
bát, song thất lục bát, thơ hát nói.
- văn xuôi thì văn chính luận, văn tự sự phát triển
Giai đoạn thứ 3 của văn học trung đại có điểm gì
mới so với hai giai đoạn trước? Nếu mới thì vì sao
nó mới?
Gv hỏi văn học trung đại Vn có những đặc điểm gì
cơ bản? Cho biết nội dung của các đặc điểm ấy?
Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch
nguồn của văn học dân gian như thế nào?
Hãy cho biết Truyện Kiều của Nguyễn Du ảnh
hưởng của vhdg ở những mặt nào? Hãy chứng
minh ?
Hs suy nghĩ và trình bày sự hiểu biết của mình
Gv nhận xét, định hướng
Gv hỏi: VHTĐ VN tiếp thu tinh hoa văn học
Trung Hoa như thế nào và ông cha ta đã tạo ra
những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc như thế nào?
Gv hỏi: em hãy nêu những hiểu biết của mình về
thi pháp văn học trung đại, từ sự hiểu biết về thi
pháp vhtd em hãy cho biết văn học trung đại vận
động theo hướng dân tộc hóa, dân chủ hóa như thế
nào?
Học sinh trình bày những hiểu biết của mình.
Gv nhận xét, bổ sung và định hướng.
mạnh.
- Ngoài nội dung yêu nước với các sắc thái khác
nhau, văn học giai đoạn này đã chú ý đến số phận con
người, đặc biệt là người phụ nữ và bắt đầu phâ phán
những biểu hiện phi Nho Giáo.
3. Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
* Về xã hội (sgk)
* Về văn học
- Trong cuộc đấu tranh , con người ý thức được vai
trò của mình, do đó tạo ra trào lưu đòi giải phóng tình
cảm cá nhân, tự do yêu đương. Nội dung văn học
phong phú, đa dạng.
- Ngôn ngữ văn học trưởng thành vượt bậc, đặc biệt là
ngôn ngữ dân tộc.
- Các loại hình văn học nở rộ và đều đạt đỉnh cao.
4. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
* Về lịch sử
- Chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn.
- Pháp xâm lược, Việt Nam mất dần về tay thực dân
Pháp. Một chế độ xã hội nửa phong kiên nửa thực dân
bước đầu hình thành ở Nam bộ và lan ra Bắc bộ.
* Văn học:
- Văn chương yêu nước pháp triển. ngoài thơ ca , văn
chính luận , đặc biệt là loại văn điều trần.
- Do hạn chế về mặt văn tự và phương thức phản ánh,
văn học trung đại viết bằng chữ Hán và chữ Nôm rơi
vào bế tắc.
- Chữ quốc ngữ với văn xuôi chữ qốc ngữ bắt đầu
xuất hiện ở Nam Bộ.
II. Một số đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam.
1. Gắn bó với vận mạnh đất nước và số phận con
người.
2. Luôn hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian
3. Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh
thần dân tộc, tạo ra những giá trị văn học đậm
đà bản sắc Việt Nam..
4. Trong khuôn khổ thi pháp trung đại, văn học
Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc
hóa, dân chủ hóa
Bước 4 củng cố: gv yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức của bài học.
Bước 5 dặn dò:tiết sau học bài “ Tỏ lòng”. Về nhà soạn bàitheo hướng dẫn học bài.
Tiết 47.
Ngày soạn: Đọc văn: TỎ LÒNG
( Thuật hoài)
Phạm Ngũ Lão
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Hiểu được lí tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả - một vị tướng giỏi đời Trần.
- Thấy được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ.
II. Chuẩn bị.
Gv: sách giáo khoa, sgv, thiết kế bài học.
Hs: sgk, soạn bài.
III. Qui trình lên lớp.
Bước 1: Ổn định: kiểm tra sĩ số và tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Văn học trung đại VN được chia làm mấy thời kỉ? các đặc điểm nổi bật của
văn học trung đại VN.
Bước 3: Trình bày bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Gv yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa phần tiểu
dẫn, sau đó cho biết đôi nét về tác giả Phạm Ngũ
Lão?
Hs thực hiện theo yêu cầu .
Gv hỏi: Dựa vào bài thơ và sự hiểu biết về nội
dung hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
Hs trả lời dựa vào sự hiểu biết của mình.
Gv định hướng
Gv hỏi: Nhận xét điểm khác nhau trong cách dịch
nghĩa và dịch thơ ở câu 1.
Hs so sánh đối chiếu và nhận xét cách dịch.
Gv nhận xét và củng cố sau đó nói thêm về cách
hiểu ở câu thơ thứ 2
Gv yêu cầu học sinh đọc bài thơ. Yêu cầu đọc:
giọng đọc trầm hùng, tự hào. Sau đó giáo viên đọc
lại một lần.
Gv hỏi:Hãy tìm những hình ảnh thể hiện khí
phách anh hùng và quân đội của ông? Hình ảnh đó
được thể hiện như thế nào? Hãy nêu cảm nhận của
mình về những hình ảnh đó?
Hs có thể trao đổi ngắn với nhau trong thời gian
ngắn sau đó trả lời câu hỏi.
Gv định hướng.
Gv hỏi: Anh, chị hiểu nợ công danh là gì? Quan
niệm công danh là món nợ mà nam nhi phải trả có
ý nghĩa tích cực ở chỗ nào?
Hai câu cuối của bài thơ nói lên lí tưởng, khát
vọng gì của tác giả? Vũ Hầu là ai?
“ thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” ở đây có ý nghĩa
như thế nào?
I Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.(sgk)
2 . Văn bản.
a/ Hoàn cảnh sáng tác
Có thể phỏng đoán PNL làm bài thơ Tỏ lòng vào
cuối năm 1284 khi cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên lần thứ hai đã rất gần đến.
b/ Cách dịch.
- Bản dịch thơ “ múa giáo” còn bản dịch
nghĩa “ cầm ngang”
- Câu thơ thứ 2 ở phần dịch còn nhiều tranh
luận
II. Đọc hiểu.
1. Hai câu đầu.
- Hình ảnh “ cầm ngang ngọn giáo” đã diễn tả được
tư thế hiên ngang , đĩnh đạc, sừng sững như một
pho tượng của vĩ tướng nhà Trần. đó chính là tư thế
vừa dũng mãnh vừa xông xáo tung hoành.. Câu thơ
không chỉ thể hiện tư thế hiên ngang đĩnh đạc mà
còn hừng hực khí thế, bày tỏ niềm tin vào chính
mình.
- “ Ba quân …” dó là hình ảnh đội quân nhà Trần
họ không chỉ mạnh về thể lực mà còn mạnh về khí
thế.
- Hai hình ảnh trên kết hợp lại nên một pho sử thi
hoành tráng của một thời kì lịch sử đầy vẻ vang của
dân tộc ta.
2. Hai câu cuối.
- Theo tinh thần chung của Nho giáo để lập sự
nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm.
- Đối với PNL lí tưởng công danh mang nội dung
tiến bộ hơn. Nó không đơn thuần lập công danh để
thành danh mà là món nợ mà trang nam nhi phải
trả, lí tưởng công danh đã trở thành hoài bảo, khát
Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của trang nam
nhi thời xưa. Từ đó phát biểu cảm tưởng về lí
tưởng của mình?
gv yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức của bài
học: nd, nt
vọng của kẻ là trai.
- Cái thẹn của tác giả chính là biểu hiện khát vọng,
hoài bảo và muốn sánh với Vũ hầu..
III. Tổng kết( củng cố)
- Thấy được khí thế hào hùng của cả một thời
đại và hoài bão lớn của vị tướng trẻ tuổi
muốn có sự nghiệp công danh như Gia Cát
Lượng để phò vua giúp.
- Nghệ thuật ngôn từ cô đọng, súc tích, biểu
tượng gây nhiều cảm xúc
Bước 5 dặn dò:tiết sau trả bài viết số 2. Về lập dàn ý cho các đề bài.
Tiết 48
Ngày soạn: Làm văn: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
I. Mục tiêu bài học.
- Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn
- Rèn luyện năng lực tự thẩm định, đánh giá, tự phát hiện và sử lỗi.
II. Chuẩn bị.
Gv : chấm, sửa lỗi, thiết kế bài học.
Hs: soạn bài.
III. Qui trình lên lớp
Bước 1: Ổn định
Bước 2: kiểm tra bài cũ: Gv yêu cầu học sinh nhắc lại các đề
Bước 3. Nêu đáp án và lập dàn ý.
A/ Trắc nghiệm.
1D 2C 3B 4C 5C 6D 7B 8D 9D 10C 11D 12B.
B/ Tự luận:
Câu 1 :
+ Bài học về tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu đen tối và nham hiểm của kẻ thù xâm
lược.
+ Bài học về trách nhiệm của người lãnh đạo, đứng đầu quốc gia: ý thức cảnh giác, tầm nhìn xa
trông rộng, quyết sách đúng đắn nhất đối với vận mệnh của dân, tộc đất nước.
+ Bài học về mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước của mỗi người dân với vận mệnh Tổ quốc.
Câu 2.
1. Tìm hiểu đề
- ND: môi trường trên các dòng sông, ý thức của cá nhân
- HT: Nghị luận xã hội
- PVTL: trên các thông tin đại chúng và hiện thực cuộc sống.
2. Lập dàn ý
A/ Mở bài.
Nêu lên ý nghĩa của dòng sông đối với cuộc sống người dân Nam bộ
B/ Thân bài
- Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các dòng sông nơi mình đang sống.
- Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Tác hại của nó đối với sức khỏe con người và các loài động, thực vật sống trên các dòng sông đó
- Phương hướng giải quyết.
- Ý thức của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường
C/ kết bài.
Tình cảm của mình đối với dòng sông quê mình, trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ dong
sông trong, sạch
Bước 4: Nhận xét, đánh giá và trả bài.
- Ưu điểm: nhiều em đã nắm được nội dung yêu cầu của luận đề, biết vận dụng kĩ năng làm văn,
trình bày sạch đẹp.
- Nhược điểm: nhiều em chưa nắm được luạn đề, chưa nắm vững kĩ năng làm văn , còn mắc khá
nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.. trình bày ẩu thả.
Gv trả bài và yêu cầu học sinh đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm, sửa lỗi.
Bước 5 Dặn dò:
Tiết sau học bài : Tiết sau học bài Nỗi lòng về soạn bài theo yêu cầu.