Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Phân tích nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696 KB, 58 trang )

SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Phân tích nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ rau hữu cơ trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi và hoàn toàn do tôi thực
hiện.

Số liệu sử dụng trong khóa luận này được thu thập và tính toán một cách trung thực và
chính xác, các trích dẫn đều được dẫn nguồn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu đạt được là do đúc

kết từ quá trình nghiên cứu của tôi và không sao chép hay đã được công bố từ bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Khóa luận được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Tiến Khai. Khóa luận
này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí
Minh hay đơn vị khảo sát là công ty TNHH Organik – Đà Lạt.

TP. HCM, ngày 4 tháng 4 năm 2013
Người viết cam đoan

Đặng Thị Nhật Oanh

i


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai


LỜI CẢM ƠN
Cách đây hơn bốn năm, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn khiến việc trở thành sinh viên đại

học chưa bao giờ nằm trong suy nghĩ của tôi. Giờ đây khi được thực hiện khóa luận này, tôi
cảm thấy thật hạnh phúc và vô cùng biết ơn ba, mẹ, những người thân trong gia đình đã tạo

điều kiện cho tôi thực hiện được niềm mơ ước của mình. Khoảng thời gian học tập ở trường
là niềm vinh dự, tự hào và là trải nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tôi.

Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Tiến Khai, giảng viên hướng dẫn chính. Thầy

không những đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

mà còn động viên và truyền nguồn cảm hứng học tập cho tôi qua những bài giảng thật hay
của thầy.

Tôi xin cảm ơn thầy Trần Bá Hùng, giám đốc công ty TNHH Organik – Đà Lạt, Lâm Đồng
cũng như các cô, chú, anh, chị trong công ty đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi có
được nhiều thông tin và số liệu cho đề tài. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô

khoa Kinh tế phát triển, các bạn học cùng lớp đã không ngần ngại chia sẻ, ủng hộ và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện khóa luận này.

ii


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
iii



SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai
TÓM TẮT

Qua việc khảo sát thực tế công ty TNHH Organik Đà Lạt – Lâm Đồng, cho thấy đây là công ty

duy nhất ở khu vực phía nam có quy trình sản xuất khá hoàn thiện và đảm bảo hệ thống
tiêu chuẩn của rau hữu cơ. Đồng thời, do thiết lập được chuỗi giá trị rau hữu cơ hiệu quả,

công ty vừa là nhà sản xuất, vừa là nhà cung ứng đến tận nơi tiêu thụ cuối cùng nên tiết
kiệm được các chi phí trung gian. Về phía cầu sản phẩm, nghiên cứu thực hiện khảo sát 100

người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sau đó tiến hành phân tích nhân tố
(EFA) và phân tích hồi quy đa biến dựa trên một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về

nhu cầu tiêu thụ nông sản hữu cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: đối với những người tiêu
dùng có thu nhập cao; trình độ học vấn cao; nhiều trẻ em nhỏ tuổi trong gia đình; có quan

điểm tích cực về lối sống, chất lượng rau hữu cơ và môi trường có khả năng làm gia tăng

mức sẵn lòng trả cho sản phẩm rau hữu cơ. Bên cạnh đó, khác với kỳ vọng, yếu tố giới tính,

số thành viên trong gia đình và quan điểm về thị trường rau hữu cơ không ảnh hưởng đến
mức sẵn lòng trả này.

iv



SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................................... iii
TÓM TẮT.................................................................................................................................................. iv
MỤC LỤC..................................................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................................................................. vii
CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 3

1.5.


Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 3

1.6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................... 3

1.7.

Cấu trúc của đề tài................................................................................................................. 4

CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................ 5
2.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về rau hữu cơ ................................................................................................... 5

2.1.2. Lý thuyết về mức sẵn lòng chi trả (WTP) .................................................................. 6
2.2.

2.1.3. Lý thuyết về mô hình logistic (logit) ............................................................................ 8

Một số nghiên cứu trước .................................................................................................... 9
2.2.1. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hướng đến việc lựa chọn phương thức sản

2.3.

xuất nông nghiệp hữu cơ.................................................................................................. 9

2.2.2. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phía cầu nông sản hữu cơ .......... 12


Khung phân tích .................................................................................................................. 15

CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG VỀ CUNG VÀ CẦU RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................................... 16
3.1. Thực trạng về nguồn cung rau hữu cơ trên địa bàn TP.HCM .............................. 16

v


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

3.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH Organik ......................................................................... 17
3.1.2. Thực trạng sản xuất rau hữu cơ của công ty Organik ......................................... 18
3.2.

3.1.3. Thực trạng cung ứng rau hữu cơ của công ty Organik ....................................... 21

Thực trạng về nhu cầu rau hữu cơ của người tiêu dùng khu vực TP.HCM ..... 22

CHƯƠNG 4. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 24
4.1. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập ..................................................................... 24
4.2.

Mô hình kinh tế lượng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của
người tiêu dùng TP. HCM đối với sản phẩm rau hữu cơ ....................................... 24
4.2.1 Mục tiêu của việc xây dựng mô hình .......................................................................... 24
4.2.2 Xây dựng mô hình .............................................................................................................. 25


CHƯƠNG 5.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 29
5.1. Kết quả phân tích công ty TNHH Organik ................................................................... 29
5.2.

Kết quả nghiên cứu về mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng rau hữu cơ ở
TP.HCM ................................................................................................................................... 31

5.3.

Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 35

CHƯƠNG 6.

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ...................................... 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 40
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................. 41

vi


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chăn nuôi bò sữa theo phương thức hữu cơ ....10


Bảng 2.2: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chăn
nuôi bò sữa theo phương thức hữu cơ .................................................................................12

Bảng 2.3: Kết quả nghiên cứu về sự sẵn lòng trả cho 3 loại khoai tây ............................................13
Bảng 2.4: Kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng trả cho nông sản hữu

cơ của người tiêu dùng ở Madrid, Tây Ban Nha.................................................................14

Bảng 4.1: Dấu kỳ vọng của các hệ số trước biến độc lập của mô hình ............................................28
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Đường bàng quan của một cá nhân ............................................................................................ 7
Hình 2.2: Khung phân tích ...............................................................................................................................15

Hình 5.1: Xác suất chấp nhận mức giá rau hữu cơ của 100 người tiêu dùng TP. HCM ............35
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thông tin tiêu dùng rau hữu cơ tại thành phố Hồ Chí Minh ............41
Phụ lục 2: Bảng mã hóa câu hỏi .....................................................................................................................43

Phụ lục 3: Kết quả phân tích nhân tố EFA..................................................................................................44
Phụ lục 4: Thống kê mô tả các biến ..............................................................................................................46
Phụ lục 5: Kết quả mô hình hồi quy .............................................................................................................47
Phụ lục 6: Kết quả ước lượng của Pi.............................................................................................................51

vii


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh


GVHD: TS. Trần Tiến Khai

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Năm 1986, chính sách đổi mới toàn diện đất nước được thông qua. Tuy nhiên, nông
nghiệp đã đi trước bằng các chương trình “Khoán 10, Khoán 100”. Những bước đi tiên
phong của nông nghiệp đã giải quyết vấn đề thiếu lương thực trong nước và dành một
lượng lớn để xuất khẩu, tạo điều kiện tích lũy tư bản cho giai đoạn phát triển sau này.
Qua hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp đã có những bước tiến thần kỳ, kinh nghiệm và
thành quả của Việt Nam là bài học cho nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Ngày
nay, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 1/5 đóng góp GDP, 1/3 giá trị kim ngạch xuất khẩu
nhưng vẫn là nguồn việc làm cho hơn 50% lao động xã hội và giúp thúc đẩy nền kinh tế
Việt Nam vượt qua khủng hoảng sau thời kỳ suy thoái.
Trong đó, đóng góp phần lớn vào sự phát triển trên là nhờ vào sản lượng nông sản không
ngừng gia tăng. Nhớ lại cuộc cách mạng xanh khởi đầu từ hơn 4 thập kỷ qua đã tạo ra
một bước đột phá về năng suất và sản lượng trong nông nghiệp, nhưng đồng thời cũng
dẫn đến sự gia tăng nhanh mức độ ô nhiễm môi trường do việc sử dụng ngày càng nhiều
phân hoá học, thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại…Sự thành công ngoạn mục của cuộc cách
mạng xanh một thời đã tạo ra định kiến muốn đạt năng suất cao phải dùng nhiều hoá chất,
làm cho dư lượng hoá chất trong nông sản và trong môi trường ngày càng cao, đến mức
báo động. Vì vậy nông dân ngày càng có xu hướng sử dụng càng nhiều hoá chất độc hại
để đạt năng suất cao và sản phẩm trông đẹp mắt. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với
rau quả, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm do dư lượng hoá chất nông nghiệp ngày
càng tăng, mặt khác, phá vỡ sự cân bằng sinh học trong môi trường tự nhiên.
Từ đó nhu cầu nông sản an toàn ngày càng trở nên cần thiết, thúc đẩy sự ra đời và phát
triển các loại hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, với ý nghĩa không dùng hoá chất độc
hại, đảm bảo an toàn thực phẩm và chú trọng bảo vệ môi trường. Rau hữu cơ là loại nông
sản được quan tâm nhiều nhất. Giá bán rau hữu cơ thường đắt hơn nhiều so với các loại
rau thông thường vì các lý do: sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được trợ cấp hay được


1


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

hưởng một chính sách hỗ trợ khuyến khích đặc biệt từ chính phủ, sản xuất hoàn toàn
bằng các phương thức tự nhiên nên khó đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô, đòi hỏi
thâm dụng nhiều lao động hơn,… Đặc thù của loại sản phẩm này thường được sử dụng
trực tiếp và khó bảo quản được lâu nên một khi được trồng theo đúng phương thức hữu
cơ sẽ tạo tâm lý an toàn cho người tiêu dùng, khuyến khích họ sẵn lòng chi trả nhiều hơn
cho sản phẩm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu tất cả mọi đối tượng khách hàng có sẵn
lòng chi trả nhiều hơn cho loại rau hữu cơ không? Các yếu tố nào chi phối tiêu dùng rau
hữu cơ của họ?
Những điều trên được nhìn nhận dưới góc độ rộng lớn của một quốc gia hay thậm chí hầu
hết người tiêu dùng trên thế giới. Tuy nhiên, cũng như những hoạt động kinh tế khác, hoạt
động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và rau hữu cơ nói riêng có thể

khác nhau ở từng địa phương. Hồ Chí Minh là thành phố có nền kinh tế phát triển nhanh và
năng động bậc nhất cả nước, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, điều
này cũng góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển thị trường tiêu dùng ở đây.

Đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần đánh giá phần nào về nhu cầu của người tiêu dùng khu

vực thành phố Hồ Chí Minh đối với rau hữu cơ, giải thích thông qua mức giá sẵn lòng chi trả
xác định bằng phương pháp định lượng. Đồng thời đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về nguồn

cung ứng rau hữu cơ chủ yếu cho khu vực này – công ty TNHH Organik Đà Lạt. Từ đó


khuyến nghị một số giải pháp giúp cung ứng hiệu quả rau hữu cơ cho thị trường thành phố
Hồ Chí Minh.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Nắm được các cơ sở lý thuyết về việc lựa chọn phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ

và một số lý thuyết về hành vi lựa chọn của người tiêu dùng đối với một loại sản phẩm (lý
thuyết về mức sẵn lòng chi trả WTP và lý thuyết về mô hình kinh tế lượng logit).

Phân tích và đánh giá được thực trạng về nguồn cung ứng rau hữu cơ hiện tại ở TP. HCM
(chủ yếu là công ty TNHH Organik).

Tiếp cận, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người
tiêu dùng TP. HCM đối với sản phẩm rau hữu cơ, làm cơ sở khuyến nghị giải pháp thích hợp.
2


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài viết là nguồn cung ứng rau hữu cơ và mức sẵn lòng chi trả
của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau hữu cơ này.

Phạm vi nghiên cứu là công ty TNHH Organik – Đà Lạt, Lâm Đồng và những người tiêu dùng
biết về sản phẩm rau hữu cơ trên địa bàn TP. HCM.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:

• Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ?
• Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng rau hữu cơ?

• Liệu sản xuất nông nghiệp theo phương pháp hữu cơ có phải là xu hướng phát triển
nông nghiệp bền vững trong tương lai?
1.5. Phương pháp nghiên cứu

Để phù hợp với nội dung đề tài và mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử

dụng trong đề tài này là phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng. Bằng
việc ứng dụng kinh tế lượng, đề tài đưa ra các mô hình hồi quy để phân tích và đánh giá các

yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho rau hữu trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu
thực nghiệm trên thế giới. Bên cạnh đó, phương pháp cũng được sử dụng trong phân tích

nguồn cung ứng rau hữu cơ là công ty TNHH Organik – Đà Lạt, Lâm Đồng. Phương pháp

nghiên cứu sẽ được trình bày rõ ràng và chi tiết hơn ở Chương 4.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Hiện nay, nguồn cung ứng rau hữu cơ ở khu vực phía nam Việt Nam còn khá ít và non trẻ,

chủ yếu là từ công ty TNHH Organik – Đà Lạt, Lâm Đồng. Qua việc phân tích thực trạng, bài

viết cung cấp một số thông tin về nguồn cung ứng rau sạch này, qua đó cho thấy những ưu

điểm và khuyết điểm để định hướng phát triển phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ

nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau an toàn của người dân.
3


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

Bên cạnh đó, bằng những công cụ phân tích định lượng và kế thừa các nghiên cứu trên thế

giới, bài nghiên cứu đã chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của

người dân cho sản phẩm rau hữu cơ. Điều này giúp các nhà sản xuất nông nghiệp có thể đưa
ra các giải pháp và chiến lược hợp lý để phát triển thị trường rau hữu cơ ở Việt Nam.

Bài nghiên cứu còn mở ra cho người tiêu dùng một lối sống mới trong tương lai về việc sử
dụng rau hữu cơ để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe. Hơn nữa, việc sản xuất

rau hữu cơ có thể đem lại thu nhập cao cho các nhà sản xuất nông nghiệp đồng thời có thể
bảo vệ môi trường, đây là phương thức sản xuất bền vững.
1.7. Cấu trúc của đề tài

Nội dung của đề tài nghiên cứu này gồm 6 chương:

• Chương 1. Giới thiệu đề tài – Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.

• Chương 2. Tổng quan tài liệu – Cung cấp cơ sở lý thuyết và một số bằng chứng thực
nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

• Chương 3. Thực trạng về cung và cầu rau hữu cơ trên địa bàn TP. HCM – Nêu một số thực

trạng về đề tài nghiên cứu, đánh giá và phân tích.

• Chương 4. Số liệu và phương pháp nghiên cứu – Nêu cách lập bảng câu hỏi, cách thu thập
số liệu sơ cấp và đưa ra mô hình định lượng cho đề tài nghiên cứu.

• Chương 5. Phân tích kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả nghiên cứu đạt được, phân
tích, đánh giá và thảo luận.

• Chương 6. Kết luận và một số giải pháp khuyến nghị – Tóm tắt kết quả nghiên cứu,

khuyến nghị giải pháp, nêu những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong
tương lai.

4


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương này sẽ trình bày một số nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề lựa chọn sản

xuất nông nghiệp hữu cơ và nhu cầu của người tiêu dùng được thể hiện trên hai phương
diện. Thứ nhất, về phía cung là các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức sản xuất nông

nghiệp hữu cơ. Thứ hai, về phía cầu là sự sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với loại nông
sản này. Theo đó, trình bày các lý thuyết có liên quan bao gồm: lý thuyết về mức sẵn lòng

chi trả (WTP) và lý thuyết về mô hình logistic (logit).

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Khái niệm về rau hữu cơ
Rau hữu cơ là loại rau được sản xuất theo phương thức canh tác nông nghiệp thuần túy,
hoàn toàn phụ thuộc vào sự sinh trưởng và phát triển tự nhiên của cây trồng; không sử

dụng các chất hóa học tổng hợp như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; không sử dụng

hạt giống biến đổi gen và không được xử lý bằng cách sử dụng chiếu xạ, dung môi công

nghiệp, hóa chất phụ gia thực phẩm (theo www.organikvn.com)

Người nông dân sản xuất rau hữu cơ luôn tuân thủ theo các phương thức tự nhiên như:





Thực hiện luân canh

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng phân ủ hữu cơ (compost)
Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp sinh học

Thường xuyên thực hiện cơ giới hóa sản xuất để bảo vệ đất trồng và kiểm soát sâu
bệnh

Canh tác theo phương thức hữu cơ không sử dụng:







Phân bón tổng hợp

Thuốc trừ sâu tổng hợp
Hạt giống biến đổi gen

Nguồn nước tưới bị ô nhiễm
Bức xạ ion hóa

5


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

Canh tác Nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông

nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu
việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có

dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao… Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ còn đảm

bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông
trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay
cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương.
2.1.2. Lý thuyết về mức sẵn lòng chi trả (WTP)


Ý tưởng về mức sẵn lòng chi trả (willingness to pay – WTP) được giải thích bằng đường
bàng quan trong kinh tế học phúc lợi.

Trên hình 2.1, đường bàng quan I thể hiện sở thích của một cá nhân cho trước. Trục hoành thể
hiện tiêu dùng một hàng hóa X (ví dụ trong trường hợp của nghiên cứu này thì X là rau hữu cơ,

đơn vị tính là kg/tháng). Trục tung thể hiện chi tiêu cho những hàng hóa còn lại, quy ra tiền,

đơn vị tính là đồng/tháng. Những điểm trên đường bàng quan I thể hiện sự kết hợp chi tiêu
giữa hàng hóa X với các hàng hóa còn lại mà mang lại cùng một mức độ thỏa dụng cho cá nhân.

Tại điểm A, tương ứng với tình trạng tiêu dùng hàng hóa X ban đầu, cá nhân tiêu dùng x0

đơn vị tiền tệ cho hàng hóa X và chi tiêu y0 đơn vị tiền tệ cho những hàng hóa còn lại. Tại

điểm B, cá nhân đã sử dụng hàng hóa X nhiều hơn qua việc chi tiêu từ x0 lên x1, nhưng chi

tiêu cho các hàng hóa khác phải giảm từ y0 xuống y1. Vì A và B có cùng độ thỏa dụng nên giá
trị y0 – y1 (đoạn AC) chính là mức sẵn lòng chi trả thêm cho hàng hóa X.

Mức sẵn lòng chi trả (WTP) có thể được ước lượng bằng một trong hai phương pháp: sở
thích được phát biểu (stated preference) hoặc sở thích được bộc lộ (revealed preference) 1.

Điểm cơ bản phân biệt hai phương pháp này là phương pháp sở thích được phát biểu ước
lượng WTP dựa trên phát biểu về sở thích của các cá nhân trong những tình huống giả

thiết: “Ông/bà sẵn lòng trả bao nhiêu tiền cho hàng hóa X ?” hoặc “Ông/bà có sẵn lòng trả A

đồng cho hàng hóa X không?”. Phương pháp sở thích được bộc lộ ước lượng WTP dựa trên
1


Theo Bateman và các đồng tác giả (2002)

6


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

thông tin từ những quan sát và bằng chứng thực tế (bằng những phương pháp như chi phí
du hành - travel cost method, đánh giá hưởng thụ - hedonic price …).

A

y0
y1
0

C

B
xo

x1

I

Hình 2.1. Đường bàng quan của một cá nhân


Nguồn: Bateman và các đồng tác giả, Economic Valuation with Stated Preference
Techniques: a Manual (2002, p 24-25)

Do khó khăn trong thu thập được những bằng chứng thực tế về việc tiêu thụ rau hữu cơ ở

thành phố Hồ Chí Minh (trường hợp mua rau hữu cơ ở các các điểm tiêu thụ không có hóa

đơn…) nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp sở thích được phát biểu để ước lượng
WTP đối với rau hữu cơ.

Vấn đề lớn nhất khi áp dụng phương pháp sở thích được phát biểu là tính chất giả định của
những câu hỏi và độ chính xác của những câu trả lời. Kết quả thu được là mức giá mà người

ta sẵn lòng chi trả chứ không phải là mức giá mà họ đã thanh toán thật sự. Tuy nhiên đây

cũng là phương pháp tiếp cận gần nhất đến giá trị của hàng hóa bởi nó thu thập thông tin
trực tiếp từ khách hàng, thông qua phát biểu về mong muốn. Mấu chốt là cách thiết kế

nghiên cứu và đặt câu hỏi để người trả lời hiểu rõ về giá trị của hàng hóa, từ đó xác định
được mức sẵn lòng chi trả thực sự của cá nhân, đồng thời loại bỏ những câu trả lời không
nghiêm túc, nói giảm hoặc nói quá mức sẵn lòng chi trả thực sự của cá nhân.

Trong phương pháp sở thích được phát biểu có hai phương pháp: định giá ngẫu nhiên
(contingent valuation) và mô hình chọn lựa (choice modelling), trong đó phương pháp định
7


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai


giá ngẫu nhiên thường được dùng để ước tính giá trị kinh tế của cả hàng hóa, mô hình chọn
lựa được dùng để tính toán giá trị kinh tế của một thuộc tính trong hàng hóa (ví dụ như giá

trị của hàm lượng dinh dưỡng có trong rau hữu cơ). Phương pháp định giá ngẫu nhiên
được sử dụng lần đầu vào năm 1963 để ước lượng giá trị của việc săn bắn thú lớn ở Maine,

Mỹ 2 và sau đó được sử dụng phổ biến để ước lượng giá trị của những hàng hóa phi thị
trường và dùng trong những trường hợp không thể áp dụng phương pháp sở thích được
bộc lộ.

Nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên để ước lượng WTP của người
tiêu dùng TP.HCM đối với rau hữu cơ.

2.1.3. Lý thuyết về mô hình logistic (logit)

Nghiên cứu về WTP đối với một loại hàng hóa nào đó (hàng hóa X) thường đi liền với việc
ước lượng xác suất xảy ra một biến cố nào đó, ví dụ như xác suất người tiêu dùng muốn sử
dụng hàng hóa X hơn, hay xác suất người tiêu dùng chấp nhận một mức giá cho trước… Vì

đây là biến phụ thuộc mang tính nhị phân, chỉ có hai giá trị: muốn/không muốn, chấp
nhận/không chấp nhận … nên mô hình thường được áp dụng để ước lượng là mô hình hồi
quy logistic (logit).

Như vậy, WTP sẽ được thể hiện qua xác suất mà một người chấp nhận chi trả cho hàng hóa
X. Xác xuất đó là một hàm số phụ thuộc vào một số yếu tố và có dạng như sau:

Trong đó:

Pi là xác suất người tiêu dùng thứ i chấp nhận mức giá của hàng hóa X (luôn nằm trong

khoảng từ 0 đến 1)

X2i, X3i … Xki là những yếu tố tác động đến xác suất người tiêu dùng thứ i ủng hộ mức giá của
hàng hóa X.

2

Theo Champ và các đồng tác giả (2003, trang 111)

8


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

2.2. Một số nghiên cứu trước
Việc sản xuất nông nghiệp theo phương thức hữu cơ đã được áp dụng khi nền nông nghiệp sơ
khai bắt đầu. Tuy nhiên trong những thập niên trở lại đây, môi trường tự nhiên và sức khỏe

của con người phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do sử dụng nhiều hóa chất độc hại trong
canh tác. Vì vậy người nông dân ngày nay đang dần quay về với phương thức sản xuất nông
nghiệp hữu cơ để hạn chế tác hại đến môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, nông sản hữu cơ chưa được sản xuất và tiêu thụ ở quy mô lớn. Công trình

nghiên cứu về lĩnh vực này cũng còn hạn chế. Tuy nhiên, trên thế giới đã có rất nhiều bài
khoa học nghiên cứu về vấn đề lựa chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ và nhu cầu của người

tiêu dùng. Phần này sẽ trình bày ba nghiên cứu: thứ nhất, nghiên cứu về các yếu tố ảnh

hưởng đến việc lựa chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Gardebroek, 2002). Thứ hai, nghiên

cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản hữu cơ: giá sẵn lòng trả cho khoai tây hữu cơ
(Loureiro & Hine, 2001) và giá sẵn lòng trả cho nông sản hữu cơ ở Tây Ban Nha (Gil, Gracia

& Sánchez, 2000). Thứ ba, khảo sát về nhu cầu nông sản hữu cơ của 3000 người dân Hoa Kỳ
(Reuters, 2011).

2.2.1. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hướng đến việc lựa chọn phương thức sản
xuất nông nghiệp hữu cơ

Khi đưa ra các yếu tố nhằm lựa chọn giữa chăn nuôi bò sữa thông thường và theo phương
thức hữu cơ, nhóm nghiên cứu trường đại học nông nghiệp Wageningen, Hà Lan đã đưa ra
mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là biến giả, nhận giá trị bằng 1 là quyết định lựa chọn
sản xuất nông nghiệp hữu cơ và các biến độc lập dựa trên các lập luận sau:

9


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

Bảng 2.1
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chăn nuôi bò sữa theo phương thức hữu cơ
1.

2.

3.


Biến độc lập

Lập luận

Độ tuổi của người

Độ tuổi trung bình của các nông dân áp dụng phương thức

nông dân

Trình độ học vấn

Phân tán quyền ảnh
hưởng

hữu cơ trẻ hơn so với các nông dân áp dụng phương thức
thông thường

Các nông dân áp dụng phương thức hữu cơ thường là những
người mới gia nhập sản xuất nông nghiệp và có trình độ học
vấn cao

Nếu việc sản xuất nông nghiệp do người nông dân truyền
thống quyết định thường khó áp dụng phương thức hữu cơ do

những người lớn tuổi có tư tưởng về các phương pháp thông
thường. Nếu việc sản xuất chỉ do một người nông dân (trẻ

4.


5.

6.

Sở hữu đất hay đi
thuê

Sản lượng được sản
xuất tối đa (quota)

Quy mô trang trại

tuổi) dễ đi đến quyết định sản xuất hữu cơ hơn.

Nếu việc sản xuất nông nghiệp được thực hiện trên phần lớn

đất đi thuê thì các chủ đất thường ngăn cản việc sản xuất theo
phương thức hữu cơ.

Khi bị giới hạn sản lượng sản xuất, thay vì mua thêm hạn
ngạch sản xuất, các nhà nông thường chuyển sang phương
thức sản xuất hữu cơ do phương thức này có thể có thể cho ra
sản lượng thấp hơn, không bị vượt hạn ngạch.

Việc sản xuất theo phương thức hữu cơ đòi hỏi phải có quy mô
trang trại lớn.

10



SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh
7.

Thức ăn

GVHD: TS. Trần Tiến Khai
Việc sản xuất theo phương thức hữu cơ sẽ góp phần tạo ra

nhiều lượng chất xơ hơn so với phương thức thông thường, có
thể trực tiếp làm thức ăn cho gia súc, do đó các nhà nông có

8.

9.

Doanh thu từ việc

bán sản phẩm nông
nghiệp

Lợi nhuận kỳ trước

thể lựa chọn phương thức hữu cơ.

Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp on – farm
trên tổng doanh thu càng cao thể hiện cho xu hướng hoạt động
nông nghiệp theo phương thức hữu cơ

Lợi nhuận kỳ trước thường là cơ sở để dự báo lợi nhuận kỳ

này, nếu như lợi nhuận kỳ trước thấp người nông dân có xu

hướng thay đổi quyết định để thực hiện một phương pháp sản
10. Giá sản phẩm

xuất nông nghiệp khác.

Giá cả sẽ xác định thu nhập của người nông dân. Sẽ có sự khác
biệt giữa thu nhập của nông dân tham gia sản xuất hữu cơ và

thông thường. Nếu sự khác biệt này đủ lớn sẽ khuyến khích
các nhà nông chuyển qua sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Cornelis Gadebroek, Wageningen Agricultural
University, Netherlands, 2002

Sau khi nghiên cứu thực nghiệm trên 121 nông trại hữu cơ và 2841 nông trại thông thường
ở Hà Lan, nhóm tác nhận định kết quả hồi quy như sau: quyết định chuyển sang sản xuất
hữu cơ phụ thuộc vào các yếu tố

11


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

Bảng 2.2
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chăn nuôi bò sữa
theo phương thức hữu cơ


Yếu tố

Hướng tác động

11. Độ tuổi của người nông dân

NS

12. Trình độ học vấn

+

13. Số thế hệ trong gia đình

_

14. Sở hữu đất hay đi thuê

NS

15. Sản lượng được sản xuất tối đa (quota)

_

16. Quy mô trang trại

+

17. Thức ăn


NS

18. Doanh thu bán sữa từ nông trại

+

19. Lợi nhuận kỳ trước

_

20. Giá sữa

NS

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Cornelis Gadebroek, Wageningen Agricultural
University, Netherlands, 2002

2.2.2. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phía cầu nông sản hữu cơ
Giả thuyết về sự sẵn lòng trả cho “khoai tây hữu cơ”

Khi so sánh mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng cho mỗi loại “khoai tây địa phương”,
“khoai tây hữu cơ” hay “khoai tây không biến đổi gien”, Loureiro và Hine (2001) đã đưa ra 8

yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về loại nông sản hữu cơ này:
1. Giới tính: Nữ = 1

2. Trẻ em: Không có trẻ em dưới 18 tuổi trong hộ gia đình = 0

3. Mức thu nhập

4. Độ tuổi

5. Trình độ học vấn: 7 mức độ từ dưới THPT đến Tiến sĩ
6. Mức độ tươi mới của sản phẩm: Likert 1 đến 5
7. Dinh dưỡng: Likert 1 đến 5

8. Nhóm trí thức cao và thu nhập > $75.000 = 1
12


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

Bài viết sử dụng 3 biến phụ thuộc là WTP cho 3 loại khoai tây trên.

Từ 437 phiếu khảo sát ở bang Colorado, Hoa Kỳ, tác giả tiến hành phân tích mô hình hồi
quy và cho ra kết quả sau:
Bảng 2.3

Kết quả nghiên cứu về sự sẵn lòng trả cho 3 loại khoai tây

Hữu cơ Không biến đổi gen Địa phương




+

+


NS

3. Giới tính

NS
+

NS

NS

5. Trẻ em

NS

NS

1. Độ tuổi

2. Nhóm trí thức cao và thu nhập > $75.000
4. Mức độ tươi mới của sản phẩm

+

6. Dinh dưỡng

NS
+


NS
NS
NS
+

Nguồn: Loureiro & Hine, 2001

Giả thuyết về về sự sẵn lòng trả cho nông sản hữu cơ

Gil, Gracia và Sánchez (2000) khi nghiên cứu phân khúc thị trường và mức độ người tiêu
dùng sẵn sàng chi trả cho nông phẩm hữu cơ ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, đã cho thấy có

9 yếu tố tác động sau: giới tính, số thành viên trong gia đình, độ tuổi, trình độ học vấn, thu

nhập, mức độ tiêu dùng, thói quen tiêu dùng thực phẩm, quan điểm về sản phẩm hữu cơ và
thái độ về môi trường.

6 yếu tố đầu được tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm phân khúc thị trường
(tìm ra nhóm khách hàng có tiềm năng sử dụng nông sản hữu cơ). 3 yếu tố sau được xác

định bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA từ 400 phiếu khảo sát người tiêu dùng ở
Madrid. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp qua bảng sau:

13


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai


Bảng 2.4
Kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng trả cho nông sản hữu cơ của
người tiêu dùng ở Madrid, Tây Ban Nha
Yếu tố tác động

Mức độ ảnh hưởng

1. Giới tính:
 Nam

39%

61%

 Nữ

2. Số thành viên trong gia đình
 1 người

13.5%

 3 hoặc 4 người

43.6%

 2 người

21.2%

 nhiều hơn 4 người


21.8%

 Nhỏ hơn 35 tuổi

35.8%

 Lớn hơn 60 tuổi

20.2%

 Trung học phổ thông hoặc thấp hơn

75.5%

3. Độ tuổi

44%

 Từ 35 tuổi đến 60 tuổi
4. Trình độ học vấn

 Đại học hoặc cao hơn

24.5%

 Cao (>500.000 pta/tháng)

18.2%


 Thấp (<250.000 pta/tháng)

19.5%

 Không

22%

 Thỉnh thoảng

54.7%

5. Thu nhập

 Trung bình (250.000 đến 500.000 pta/tháng)
6. Mức độ tiêu dùng
 Tiềm năng

62.3%

12.6%

 Thường xuyên

10.7%

7. Thói quen tiêu dùng thực phẩm

+


 Bảo vệ sức khỏe*

14


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

 Sản phẩm tự nhiên*

+

 Ít cholesterol*

+

 Tiêu cực



+

 Cân bằng cuộc sống*
8. Quan điểm về sản phẩm hữu cơ

+

 Hướng đến chất lượng và sức khỏe*
 Vẻ bề ngoài của sản phẩm


+

 Có ý thức bảo tồn*

+

9. Thái độ về môi trường

+

 Có quan tâm*

(*là mức ý nghĩa 5%)

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Gil, Gracia và Sánchez (2000)
2.3. Khung phân tích

Hình 2.2
Khung phân tích
Phía cung

(1)
Rau hữu cơ

Phía cầu

(2)

(1) Phân tích thực trạng nguồn cung ứng rau hữu cơ (công ty TNHH Organik – Đà Lạt, Lâm

Đồng).

(2) Ứng dụng kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho
sản phẩm rau hữu cơ của người tiêu dùng TP. HCM.

15


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ CUNG VÀ CẦU RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Thực trạng về nguồn cung rau hữu cơ trên địa bàn TP.HCM
Ở các nước trên thế giới, nông dân từ lâu đã trồng trọt theo phương thức hữu cơ, trong khi

đó canh tác hữu cơ theo hiểu biết quốc tế lại khá mới đối với Việt Nam. Tháng 12/2007, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các tiêu chuẩn cơ bản cấp quốc gia đối

với sản xuất theo hình thức hữu cơ, có thể áp dụng làm quy chiếu cho các nhà sản xuất, chế
biến và những người khác quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ dành cho thị trường trong
nước. Dự án Phát triển Khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt

Nam do Tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch (ADDA) tài trợ và do Hội Nông
dân Việt Nam thực hiện là một trong những dự án phát triển hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.

Tuy nhiên, việc lựa chọn sản xuất nông nghiệp theo phương thức hữu cơ hiện nay ở Việt
Nam còn rất hạn chế. Do chi phí đầu tư ban đầu khá cao, thêm vào đó năng suất lao động


thường không cao bằng phương thức sản xuất thông thường. Vì vậy, người nông dân chưa
mạnh dạn đầu tư cho loại hình sản xuất này. Tuy nhiên, nếu có thể giải quyết vấn đề về

nguồn vốn, lao động và chấp nhận mức năng suất vừa phải, người nông dân hoàn toàn có

thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ để gia tăng lợi nhuận. Mặc khác, việc sản xuất rau
hữu cơ đòi hỏi phải đáp ứng một hệ thống chỉ tiêu nghiêm ngặt như: vùng đất gieo trồng

phải an toàn, không có mầm bệnh và đủ chấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng; khí hậu
thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây; hoàn toàn không có sự tác động từ hóa chất trong quá
trình canh tác;… Chính vì vậy, nguồn cung ứng rau hữu cơ chủ yếu cho khu vực thành phố

Hồ Chí Minh thường là các doanh nghiệp sản xuất rau ở Đà Lạt, nơi có điều kiện tự nhiên
thuận lợi và truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời.

Trong phạm vi của khóa luận này sẽ tập trung phân tích thực trạng sản xuất và cung ứng
rau hữu cơ của công ty TNHH Organik, Đà Lạt, Lâm Đồng.

16


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

3.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH Organik
Năm 2004, doanh nghiệp tư nhân Hùng Thiên do ông Nguyễn Bá Hùng thành lập ra đời

chuyên sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam. Năm 2007 doanh nghiệp Hùng


Thiên đổi tên thành Công ty TNHH liên doanh Organik với mục tiêu: tạo ra sản phẩm rau sử
dụng phân hữu cơ, chất vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu, không sử dụng phân bón hóa

học, đảm bảo xanh sạch, an toàn. Trang trại của công ty rộng 5 ha, nằm trong một thung
lũng cách trung tâm thành phố Đà Lạt 16 km tại thôn Đa Thọ, xã Xuân Thọ. Có hồ chứa nước
tưới nhân tạo, đảm bảo nước tưới rau không có mầm bệnh. Trồng xen kẽ các luống rau là
các loại hoa có màu đỏ để thu hút côn trùng, tiêu diệt được sâu bọ không dùng thuốc hóa

học.

Hiện tại công ty sản xuất rau theo ba tiêu chuẩn. Sản phẩm thứ nhất: sản xuất hữu cơ nằm

hoàn toàn trong trang trại của công ty. Sản phẩm thứ hai là GlobalGap kết hợp đồng với 7
hộ nông dân tại Đà Lạt. Cuối cùng là sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap hợp đồng với 30 hộ
nông dân tại huyện Đức Trọng. Mỗi năm trong 30 hộ này chọn ra khoảng 3 hộ đưa lên mức

GlobalGap, sau đó thêm 3 hộ vào mô hình VietGap. Qua đó, công ty đã giúp các hộ nông dân

quen dần với mô hình sản xuất rau sạch; hướng dẫn tập huấn các cách trồng rau chuyên
nghiệp bằng cách ghi chép tất cả thông tin canh tác, chăm bón, quản lý trang trại mỗi ngày.

Để tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng sau thu hoạch công ty đã hợp tác với Khu Nông
nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh tạo ra dây chuyền xử lý rau sạch phù hợp với
điều kiện trồng rau ở Lâm Đồng. Vì vậy, khắc phục được các vấn đề: tránh làm va đập vật lý

của sản phẩm vì qua quá trình rửa cổ điển bằng tay làm rau bị hư; tránh bị tái nhiễm vi sinh
vật qua đường tay chân; giải quyết triệt để các nguy cơ vật lý, đất sỏi cát đá.

Hàng tuần công ty thu 5 tấn rau các loại với cả 3 mô hình trên. 80% sản phẩm rau tiêu thụ
trong nước. Chủ yếu ở các nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng, siêu thị, người có thu

nhập cao. Phần còn lại xuất khẩu sang Nhật, Đức và Đài Loan. Công ty còn chủ động mở một
cửa hàng để bán các loại rau với cả 3 tiêu chuẩn trên tại Tp. Hồ Chí Minh.

17


SVTH: Đặng Thị Nhật Oanh

GVHD: TS. Trần Tiến Khai

3.1.2. Thực trạng sản xuất rau hữu cơ của công ty Organik
Quy trình sản xuất rau hữu cơ ở trang trại của công ty Organik được tiến hành và kiểm soát
rất nghiêm ngặt; bao gồm 8 bước chính sau:

Bước 1: Lựa chọn vùng sản xuất

Khu vực sản xuất hữu cơ phải an toàn về nguồn đất, nước theo quy định. Không co nguy cơ
bị ô nhiễm bởi nhà máy, công trường, bệnh viện, nghĩa trang, giao thông và nước thải sinh
hoạt.

Bước 2: Tạo vùng đệm cách ly

Mỗi khu vực sản xuất phải thiết lập vùng đệm thích hợp để ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm
từ bên ngoài vào.

Bước 3: Làm phân ủ nóng

Phân ủ nóng sẽ làm tăng tối đa các chất hữu cơ cho đất giúp phục hồi và duy trì độ phì

nhiêu của đất. Đất khỏe sẽ cho cây trồng khỏe mạnh, có khả năng chống lại sự xâm hại của

sâu bệnh.

Bước 4: Chuẩn bị đất

Xử lý đất bằng nhiệt nóng của mặt trời, hoặc sử dụng chế phẩm vi sinh để tiêu diệt các
nguồn sâu, bệnh hại trong đất trước khi gieo trồng.
Bước 5: Trồng và chăm sóc

Trồng luân, xen canh cây họ đậu và nhiều loại cây khác nhau trên cùng luống để tăng đa

dạng sinh học, điều hòa cân bằng sinh thái trong khu vực sản xuất. Tưới bằng nước sạch, đã
qua xử lý, không dùng chất kích thích sinh trưởng.
Bước 6: Quản lý dịch hại

18


×