Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 3 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.52 KB, 37 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 3
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM) ............................... 3
1.2 CÁC NGUỒN VỐN CỦA NHTM .......................................................................... 3
1.2.1 Vốn tự có................................................................................................................ 3
1.2.2 Nguồn vốn huy động ............................................................................................ 4
1.3 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ..................................................................................... 5
1.3.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng ............................................................................ 5
1.3.2 Vai trò của tín dụng .............................................................................................. 5
1.3.3 Phân loại tín dụng ................................................................................................. 5
1.4 RỦI RO TÍN DỤNG ............................................................................................... 6
1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................................... 6
1.4.2 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra ..................................................................... 6
1.4.3 Những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ................................................. 6
1.4.4 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ........................................... 8
1.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
CỦA NHTM ................................................................................................................... 8
1.5.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn............................................................................ 8
1.5.2 Phân tích nguồn vốn huy động ........................................................................... 8
1.5.3 Phân tích vốn vay.................................................................................................. 8
1.5.4. Phân tích vốn tự có của Ngân hàng ................................................................... 9
1.5.5 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động sử dụng vốn .................................................. 9
1.5.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ............................................................ 9
CHƢƠNG 2:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH 3 TP.HCM .................................................................................................... 10
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –


CHI NHÁNH 3 TP.HCM ............................................................................................ 10
GVHD: Lê Ngọc Uyển

1

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam................................. 10
2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam – chi nhánh 3 ........ 11
2.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN
(2008 – 2010)................................................................................................................. 15
2.2.1 Phân tích chung tình hình huy động vốn ......................................................... 15
2.2.2 Các phƣơng thức huy động vốn ........................................................................ 16
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn giai đoạn (2008-2010) ........... 19
2.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN GIAI ĐOẠN
(2008 – 2010)................................................................................................................. 22
2.3.1 Phân tích chung tình hình sử dụng vốn ............................................................ 22
2.3.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn .................................................... 23
2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ......................................................... 27
CHƢƠNG 3:MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
3 TP.HCM ............................................................................................................................... 30

3.1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN .............. 30
3.1.1 Tiếp tục đầu tƣ và hoàn thiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng một cách
đồng bộ.......................................................................................................................... 30
3.1.2 Phát huy nguồn lực con ngƣời ........................................................................... 30
3.1.3 Chính sách cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả ....................... 31

3.1.4 Chính sách marketing ........................................................................................ 32
3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ................ 32
3.2.1 Thực hiện chiến lƣợc khách hàng ..................................................................... 32
3.2.2 Chuyên môn hoá trình độ đội ngũ tín dụng ..................................................... 33
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 35

GVHD: Lê Ngọc Uyển

2

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

II.

Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, chính sách chuyển hướng sang kinh
tế thị trường một mặt tạo thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng ,
lành mạnh, nhưng mặt khác các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.
Trong cuộc cạnh tranh này sẽ có những doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu vốn,
gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp. Ngược lại sẽ có những
doanh nghiệp thừa vốn và chưa hình thành những kênh đầu tư sẽ gây ra tình trạng lãng
phí vốn, sử dụng vốn không có hiệu quả. Ngân hàng – một trong những thể chế tài
chính trung gian quan trọng sẽ thực hiện chức năng điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi

thiếu.
Để làm tốt chức năng này, ngoài những yếu tố bên ngoài như cơ sở vật chất hiện
đại, vị trí giao dịch thuận lợi, còn đòi hỏi yếu tố nội lực bên trong như trình độ của
nhân viên, chất lượng sản phẩm, dịch vụ…
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam chi nhánh 3 TP.HCM nói riêng đã xác định, huy động vốn và sử
dụng vốn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh và góp phần vào sự
thành công chung của ngân hàng. Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những
mặt mạnh của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam khi so sánh với nhiều ngân
hàng thương mại khác. Với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước cùng với
sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đã đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng
đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam chi nhánh 3 luôn có sự tăng trưởng cao.
Để hiểu rõ hơn về công tác huy động vốn, tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh
cũng như những nguyên nhân tác động đến chúng, em đã quyết định chọn đề tài
“Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh 3 TP.HCM ” làm chuyên đề tốt nghiệp.

GVHD: Lê Ngọc Uyển

3

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

 Phân tích và đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn, từ đó rút ra những
ưu, nhược điểm .

 Đề ra biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao hoạt động huy động
vốn và sử dụng vốn.
III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Phương pháp:Trong tiến trình thực hiện đề tài, em sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu
quả.
- Phương pháp chuyên gia: Tiếp thu tham khảo những ý kiến của nhân viên các
phòng ban trong và ngoài Ngân hàng có liên quan.
- Phương pháp so sánh: Những thông tin, dữ liệu sau khi đã thu thập được sẽ tiến
hành thống kê, tính toán và lấy chênh lệch qua các kỳ để so sánh theo phương pháp số
tương đối, số tuyệt đối... để đánh giá và làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
 Nguồn dữ liệu:


Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.



Bảng cân đối kế toán.

 Tham khảo văn bản Nhà nước về những qui định của Ngân hàng.
 Báo,

tạp

chí

ngân

hàng,


các

trang

web:

www.vietinbank.com.vn;

www.mof.gov.vn; www.vnn.vn .
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài được viết trên phương diện từ phân tích tổng quát đến cụ thể hoạt động
huy động vốn, sử dụng vốn và những nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến Ngân
hàng qua 3 năm gần đây (2008-2010).
V. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Kết cấu bài làm gồm 3 phần:
 Chương 1: Cơ sở lý luận.
 Chương 2: Phân tích đánh giá hoạt động huy động và sử dụng vốn tại ngân
hàng TMCP công thương – chi nhánh 3 TP.HCM.
 Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại
ngân hàng TMCP công thương – chi nhánh 3 TP.HCM.
GVHD: Lê Ngọc Uyển

4

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
---1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM).
Theo pháp lệnh “các tổ chức tín dụng ”(1990) của Việt Nam thì NHTM được
định nghĩa như sau:
“Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu
là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số
tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
1.2 CÁC NGUỒN VỐN CỦA NHTM.

1.2.1 Vốn tự có.
Vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng là bao gồm giá trị thực
có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàng theo quy
định của ngân hàng Trung ương.
a. Vốn điều lệ.
Là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Vốn điều lệ của ngân
hàng là do các chủ sở hữu ngân hàng đóng góp vốn điều chuyển …Mức vốn điều lệ và
phương thức đóng góp vốn điều lệ của mỗi ngân hàng được ghi trong điều lệ hoạt
động của từng ngân hàng và được ngân hàng Trung ương phê duyệt. Mức vốn điều lệ
của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào mức góp vốn của các chủ sở hữu ngân hàng, song
nhìn chung không được thấp hơn mức vốn pháp định mà Chính phủ quy định.
b. Các quỹ dự trữ.
Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, hàng năm tổ chức tín dụng phải
trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ sau:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% trên lợi nhuận
ròng. Mức tối đa của quỹ do chính phủ quy định.
- Các quỹ khác: Quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển nghiệp vụ ngân
hàng…các quỹ này cũng được trích lập sử dụng theo quy định của pháp luật.


GVHD: Lê Ngọc Uyển

5

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
c. Các nguồn vốn khác.
Một số nguồn vốn khác được coi như vốn tự có của ngân hàng, bao gồm:
- Lợi nhuận giữ lại
- Thu nhập lớn hơn chi phí
- Khấu hao tài sản cố định
1.2.2 Nguồn vốn huy động.
a. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
+ Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào,
khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân
hàng và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng.
+. Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền mà khi khách hàng gửi tiền vào
có sự thỏa thuận về thời hạn rút ra giữa ngân hàng và khách hàng.
b. Tiền gửi tiết kiệm.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi
không có thời hạn đáo hạn mà người gửi muốn rút ra phải thông báo cho Ngân hàng
biết trước một thời gian.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà
người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận của
tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
c. Nguồn vốn huy động thông qua các chứng từ có giá.
+ Giấy tờ có giá ngắn hạn : Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới
một năm, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và giấy tờ có giá

ngắn hạn khác.
+ Giấy tờ có giá dài hạn: Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một
năm trở lên kể từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài
hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác.
d. Nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác
+ Vay từ các tổ chức tín dụng khác: Trong quá trình kinh doanh của bất cứ doanh
nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn và ngược lại cũng phát
sinh tình trạng tạm thời thiếu vốn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không
tránh khỏi tình trạng đó. Đối với ngân hàng, cũng có lúc ngân hàng tập trung huy động
được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó vẫn phải trả lãi tiền gửi. Tương tự
GVHD: Lê Ngọc Uyển

6

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
có thời điểm cho vay vốn lớn, nhưng khả năng nguồn vốn mà ngân hàng huy động
được không đáp ứng đủ. Vì vậy trong trường hợp đó ngân hàng có thể tiếp tục gửi vốn
tạm thời chưa sử dụng vào ngân hàng khác để lấy lãi hoặc đi vay các ngân hàng khác.
+ Vay từ Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương (NHTW) đóng vai trò là
ngân hàng của các ngân hàng, là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế. Vì vậy, khi
có nhu cầu, các NHTM sẽ được NHTW cho vay vốn.
1.3 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.
1.3.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng
khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
1.3.2 Vai trò của tín dụng.
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần

đầu tư phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành mũi
nhọn.
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh
nghiệp.
- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài
1.3.3 Phân loại tín dụng.
a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng.
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn không quá 12 tháng.
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng.
b. Căn cứ vào đối tƣợng tín dụng.
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của
các tổ chức kinh doanh
- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định.
c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng dành cho các doanh
nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông
hàng hóa.
GVHD: Lê Ngọc Uyển

7

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng: mua sắm nhà cửa, xe cộ…

1.4 RỦI RO TÍN DỤNG.
1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ
tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng.
1.4.2 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.
a. Đối với ngân hàng.
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
là nguồn vốn huy động, mà khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho
vay thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt.
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán,
làm cho ngân hàng lỗ và có nguy cơ bị phá sản.
b. Đối với nền kinh tế xã hội.
Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế,
đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì vậy,
rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng và có khả năng phát sinh
lây lan sang các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi. Khi đó, dân
chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn, điều đó cũng có thể đưa đến
sự phá sản của đồng loạt các ngân hàng. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn
bộ nền kinh tế.
1.4.3 Những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng.
a. Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn.
+ Khi các cá nhân vay vốn gặp phải biến cố như: thu nhập không ổn định; bị sa thải,
thất nghiệp; bị tai nạn lao động; hoàn cảnh gia đình khó khăn; sử dụng vốn sai mục
đích… thường không trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi.
+ Khi các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay đầy đủ cả gốc và lãi khi gặp
phải những trường hợp sau: khả năng tài chính của doanh nghiệp bị giảm do lỗ trong
kinh doanh; sử dụng vốn sai mục đích; thị trường cung cấp vật tư thay đổi đột biến; bị
cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ; sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước…

GVHD: Lê Ngọc Uyển

8

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
b. Những nguyên nhân khách quan.
+ Tình hình kinh tế trong nước:
Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động rất nhạy cảm với những biến
động của nền kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn kinh tế suy thoái thường xuất hiện những doanh nghiệp thua lỗ
và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không trả được. Điều này làm cho
nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng.
Trong giai đoạn nền kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng có thể
dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng
đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi
ngân hàng.
+ Tình hình thế giới:
Trong thời kỳ ngày nay, mỗi quốc gia là một tế bào của nền kinh tế chung thế
giới. Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xu hướng
toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Nhiều tập đoàn công ty có xu hướng mở rộng
kinh doanh ra nước ngoài. Sự hình thành các khu vực kinh tế và các khu mậu dịch tự
do như NAFTA, AFTA… cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới đối với mỗi nước thành viên.
Chính vì vậy, khi có những biến cố và tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra
ở bất kỳ nước nào thì cũng có thể tác động mạnh đến các nước khác trên thế giới và sẽ
dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng.
c. Những nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng.

- Việc đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp không chính xác
- Tài sản thế chấp, cầm cố không tiêu thụ được
- Tài sản thế chấp, cầm cố bị hỏa hoạn hoặc cấm lưu thông
- Tài sản thế chấp, cầm cố không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nên
không thể phát mãi.
d. Những nguyên nhân do chính bản thân ngân hàng.
+ Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận.
+ Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn như cho một
khách hàng vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng, thiếu tài sản thế chấp, cầm cố, cho
vay khống…
GVHD: Lê Ngọc Uyển

9

SVTT: Lý Minh Khoang


Chun đề tốt nghiệp
+ Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thơng tin sát thực.
+ Cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức kinh doanh.
1.4.4 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
a. Phân tích khách hàng.
Đánh giá khách hàng thường chú trọng đến những mặt sau:
- Tình hình tài chính của khách hàng
- Tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp
- Đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn
b. Phân tích tín dụng.
- Phân tích chất lượng và hiệu quả tín dụng
- Phân tích khả năng mở rộng quy mơ tín dụng
- Thực hiện các đảm bảo tín dụng

- Trình độ của cán bộ tín dụng
c. Phân tán rủi ro.
NHTM khơng nên dồn vốn vào một hoặc một số ít khách hàng, cho dù khách
hàng đó kinh doanh có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh
doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM.
1.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
CỦA NHTM.
1.5.1 Phân tích tổng qt nguồn vốn: Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ
cấu nguồn vốn của Ngân hàng.
Tỷ lệ % từng khoản nguồn vốn = Số dư từng khoản mục NV x 100%
Tổng NV
1.5.2 Phân tích nguồn vốn huy động.
+ Vốn huy động / vốn tự có : giúp các nhà phân tích xác định được khả năng và
quy mơ thu hút vốn từ nền kinh tế của NHTM.
Tỉ lệ phần trăm từng loại tiền gửi =

Số dư từng loại tiền gửi
x 100%
Tổng vốn huy động

1.5.3 Phân tích vốn vay.
+ Vốn vay / tổng nguồn vốn (%): phản ánh mức hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Trung
Ương (NHTW) và các tổ chức tín dụng khác

GVHD: Lê Ngọc Uyển

10

SVTT: Lý Minh Khoang



Chuyên đề tốt nghiệp
1.5.4. Phân tích vốn tự có của Ngân hàng: Để xác định mức độ an toàn của Ngân
hàng vì khả năng thanh toán cuối cùng của một Ngân hàng có liên quan mật thiết với
mức vốn tự có. Việc đánh giá khả năng thanh toán cuối cùng thường được thực hiện
thông qua chỉ số sau:
Tỷ lệ vốn tự có / từng khoản tài sản = Tổng vốn tự có x 100%
Tổng tài sản
1.5.5 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động sử dụng vốn:


Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng

vốn huy động vào việc cho vay vốn.


Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho

vay của Ngân hàng so với tổng nguồn vốn hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần
trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng.


Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn / Tổng dư nợ: Chỉ số này dùng xác định cơ cấu tín

dụng theo thời hạn. Từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có
hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
1.5.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:
a/ Hệ số thu nợ =

Doanh soá thu nôï

x 100%
Doanh soá cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh số cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi được
bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt cho Ngân hàng.
b/ Vòng quay vốn =

Doanh soá thu nôï
x 100%
Dö nôï bình quaân

Đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.
c/ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng,
đo lường chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp chất lượng tín dụng càng cao.

GVHD: Lê Ngọc Uyển

11

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH 3 TP.HCM
---2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH 3 TP.HCM

2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam.
a. Lịch sử hình thành và phát triển.
NH TMCP CTVN được thành lập vào tháng 07/1988 bằng cách tách ra từ hệ
thống NHNN.
Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 402/HĐBT thành
lập Ngân hàng Quốc doanh Công Thương Việt gọi tắt là INCOMBANK (ICB).
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1997-1998) nên hệ
thống NH TMCP CTVN phải gánh chịu một số hậu quả nặng nề và bộc lộ một số yếu
kém.Trước tình hình đó NH TMCP CTVN đã đưa ra đề án “Đề án cơ cấu lại NH
TMCP CTVN giai đoạn 2001-2010” nhằm khắc phục những yếu kém của ngân hàng,
đảm bảo ngân hàng lành mạnh, phát triển và sẵn sàng hội nhập quốc tế.
Trước những cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc
tế. NH TMCP CTVN quyết định xây dựng tầm nhìn và diện mạo mới nhằm phát triển
thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững,
giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành
NHTM lớn tại Châu Á. Kể từ ngày 15/4/2008, NH TMCP CTVN chính thức giới thiệu
hệ thống nhận diện thương hiệu mới “VietinBank” thay thế thương hiệu “Incombank”
trước đây.
b. Thành tựu
 Giải thưởng ngân hàng có “Hoạt động xuất sắc trong thanh toán quốc tế
2003/2004 với tỷ lệ STP cao” do Citigroup trao tặng
 Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2004 và năm 2005, 2006
trong đó năm 2005 và 2006 đạt Topten
GVHD: Lê Ngọc Uyển

12

SVTT: Lý Minh Khoang



Chuyên đề tốt nghiệp
 Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 2003,2004, 2005 cho thương hiệu
NHCTVN
 Giải thưởng “Thương hiệu cạnh tranh 2006” do Cục Sở hữu trí tuệ trao tặng.
 Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” năm 2006 do Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và
nhỏ trao tặng.
 Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu.
 Cúp vàng vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững; Cúp vàng ISO – 2007
 Giải thưởng “Ngôi sao kinh doanh”
 Lãnh đạo NHCTVN nhận danh hiệu “Nhà quản lý giỏi”; “Doanh nhân tiêu
biểu”; “Doanh nhân tâm tài”...
2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam–chi nhánh 3.
a. Quá trình hình thành và phát triển:
NH TMCP CTVN – CN3 được thành lập trên cơ sở tiếp quản trụ sở của chi
nhánh NHVN Thương Tín. Sau khi tiếp quản ngân hàng đổi tên thành NHNN Quận 3
trực thuộc NHNN thành phố Hồ Chí Minh.
Từ 26/3/1988 theo nghị định 53/HĐBT, NHNN Quận 3 đổi tên thành NH TMCP
CTVN – CN3 trực thuộc NH TMCP CTVN Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.
Ngay từ khi mới thành lập ngân hàng chỉ thực hiện một vài nghiệp vụ chủ yếu
như: nhận tiền chi trả ngân sách nhà nước theo kế hoạch có sẵn. Lúc này đang ở thời
kỳ bao cấp, do đó nghiệp vụ cho vay ít, các doanh nghiệp nhà nước lúc này hoạt động
dựa vào vốn cấp phát
Đứng trước tình hình đó, ngày 24/05/1990 Nhà nước đưa ra Pháp lệnh ngân hàng
với nội dung: Trong hệ thống ngân hàng thì các NHTM được hoạt động trong tất cả
các lĩnh vực chứ không phải chỉ chuyên về một lĩnh vực như trước kia. Kể từ đó NH
TMCP CTVN – CN3 trở thành NHTM hoạt động trong nhiều lĩnh vực với nhiều sản
phẩm dịch vụ khác nhau. Từ đó đến nay các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ngày
càng được hoàn thiện và ngân hàng đã phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới để
phục vụ khách hàng.


GVHD: Lê Ngọc Uyển

13

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
b. Cơ cấu tổ chức:
+ Mô hình cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi nhánh 3 bao gồm Ban giám
đốc và chín phòng ban.


Ban Giám đốc gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.



Chín phòng ban bao gồm:
 Phòng tiền tệ ngân quỹ
 Phòng Tổ chức hành chính
 Phòng kiểm soát
 Phòng khách hàng cá nhân
 Phòng khách hàng doanh nghiệp
 Phòng quản lý tín dụng
 Phòng kế toán tài chính
 Phòng tổng hợp
 Tổ điện toán

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức quản lý của NH TMCP CTVN – CN3
Phòng kiểm

tra kiểm soát
nội bộ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

Phòng
hành
chính
tổ
chức

Phòng
tổng
hợp

Phòng
tiền tệ
ngân
quỹ

Phòng
kế
toán
tài

chính

PHÓ GIÁM
ĐỐC

Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp

Phòng
khách
hàng

nhân

Phòng
quản
lý tín
dụng

Tổ
điện
toán

c. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM (20082010).
Nhờ sự phấn đấu không ngừng để đạt được những mục tiêu đề ra và phục vụ tốt
hơn nhu cầu của khách hàng trên địa bàn thành phố, Chi nhánh 3 TP.HCM đã đạt được
những kết quả đáng kể, được thể hiện như sau:

GVHD: Lê Ngọc Uyển

14

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 01: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn(2008-2010).
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
1.Thu nhập
+ Thu từ lãi cho vay
+ Thu từ lãi TG, đầu tư
+ Thu phí dịch vụ
+ Thu về KD ngoại tệ
+ Thu khác
2. Chi phí
+ Chi trả lãi TG
+ Chi dịch vụ NH
+ Chi KD ngoại tệ
+ Chi phí quản lý
+ Chi dự phòng RR
+ Chi khác
3. Lãi gộp

2008
24.018
20.079
1.076

1.128
1.704
31
21.033
15.533
670
4.476
354
2.985

2009
36.097
27.726
2.722
1.196
3.716
736
32.593
22.528
655
3.352
6.058
299
3.504

2010
64.972
47.880
8.847
2.257

3.825
2.163
57.365
37.528
551
1.074
6.506
11.705
7.607

(Nguồn từ phòng Tổng hợp NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM)

Bảng 02: So sánh tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn (2008-2010).
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
1. Thu nhập
2. Chi phí
3. Lãi gộp

2009/2008
Số tiến
%
12.079
50,3
11.560
54,9
519
17,4

2010/2009

Số tiền
%
28.875
80
24.772
76
4.103
117,1

(Nguồn từ phòng Tổng hợp NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM)

+Về thu nhập:
Tình hình thu nhập qua 3 năm không ngừng tăng lên. Tổng thu nhập năm 2008
đạt 24.018 triệu đồng, trong đó thu về hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất.
Nhìn chung, nguồn thu nhập của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.
Năm 2009, thu nhập tích lũy từ đầu năm đạt 36.097 triệu đồng, tăng 50,3%. Trong
năm chi nhánh đã thu hút nhiều khách hàng mới, tăng dư nợ tín dụng, tăng doanh số
kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thanh toán Ngân hàng… cho nên tạo thu nhập tăng tích
lũy ngày càng nhiều, trong đó thu từ kinh doanh ngoại tệ là 3,7 tỷ đồng, tăng 118% so
với 2008. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu của chi nhánh vẫn là lãi cho vay, đạt 27,7 tỷ
đồng, tăng 7,6 tỷ đồng so với năm trước đó. Sang năm 2010, tổng thu nhập của chi
nhánh là 64.972 triệu đồng, tăng 28.875 triệu đồng, tương đương 80% so với năm

GVHD: Lê Ngọc Uyển

15

SVTT: Lý Minh Khoang



Chuyên đề tốt nghiệp
2009. Nguyên nhân là do nền kinh tế phục hồi nhanh và lãi suất cho vay được điều
chỉnh so với năm trước.
+ Về chi phí:
Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của Chi nhánh cũng tăng lên. Năm 2008,
tổng chi phí là 21.033 triệu đồng, chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi. Trong năm này Chi
nhánh thực hiện công tác hiện đại hóa, đầu tư mua sắm tài sản và phải chi các khoản
ngoài giờ, chi thưởng, chi lương. Năm 2009, tổng chi phí hoạt động kinh doanh là
32.593 triệu đồng, tăng 54,9 % so với 2008, chi trả lãi tiền gửi và chiếm tỷ trọng cao
nhất đạt 22.528 triệu đồng, chiếm trên 69% tổng chi phí. Sang năm 2010, tổng chi phí
của chi nhánh là 57.365 triệu đồng, tăng 24.772 triệu đồng, tương đương 76 % so với
năm 2009. Trong đó chi trả lãi tiền gửi là 37.528 triệu đồng (chiếm 65,42 % tổng chi
phí). Nguyên nhân là do trong năm 2010, nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng cao
nên chi phí trả lãi nhiều hơn các năm trước.
Biểu đồ 01: Tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh 3 giai đoạn(2008-2010)
70,000
60,000

Triệu đồng

50,000
1.Thu nhập

40,000

2. Chi phí
30,000

3. Lãi gộp


20,000
10,000
0
Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

+Về lợi nhuận:
Lợi nhuận không ngường tăng qua 3 năm.Năm 2008 là 2.985 triệu đồng, năm
2009 là 3.504 triệu đồng, tăng 17,4% so với năm 2008.Năm 2010 cho thấy lợi nhuận
tăng cao rõ riệt là 7.607 triệu đồng, tăng 4.103 triệu đồng so với năm 2009 tương
đương 117,1%. Nguyên nhân là nền kinh tế phục hồi nhanh(do ảnh hưởng khủng
hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008), kéo theo các doanh nghiệp cần vốn để gia tăng
sản xuất, mở rộng quy mô đầu tư. Chính vì thế, mà chi nhánh 3 TP.HCM đã đạt được
lợi nhuận cao vào năm 2010.
GVHD: Lê Ngọc Uyển

16

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
2.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN
(2008 – 2010).
2.2.1 Phân tích chung tình hình huy động vốn.
Huy động vốn là hoạt động tương đối khó khăn đối với các Ngân hàng vì nó phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải hội đủ khá nhiều

điều kiện như cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi để dễ giao dịch, mức lãi suất huy động,
công nghệ thông tin và chất lượng phục vụ ...Trên địa bàn thành phố hiện nay có rất
nhiều Ngân hàng với sự cạnh tranh gay gắt, mỗi ngân hàng đều dựa vào đặc trưng thế
mạnh của mình và áp dụng những hình thức kinh doanh riêng nhằm thu hút khách
hàng.
Bảng 03: Tình hình huy động vốn giai đoạn (2008-2010).
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2009/2008

2010/2009

Số tiền

%

Số tiền

%

+ TG thanh toán

46.734


56.403

70.271

9.669

20,7

13.868

24,59

+ TG tiết kiệm

88.571

104.439

161.355

15.868

17,9

56.916

54,5

Tổng cộng


135.305

160.842

231.626

25.537

18,87

70.784

44

(Nguồn từ phòng Tổng hợp NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM)

Năm 2008, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cộng với tình hình nợ xấu
còn tồn đọng và khách hàng chưa thực sự đủ tin tưởng để gửi gắm niềm tin vào Ngân
hàng nên chủ yếu là khách hàng cũ với tiền gửi thanh toán là 46.734 triệu đồng, tiền
gửi tiết kiệm là 88.571 triệu đồng. Năm 2009, tình hình huy động vốn của Ngân hàng
có những bước khởi sắc mới. Tổng vốn huy động từ khách hàng là 160.842 triệu đồng,
tăng 18,87 % so với năm 2008, trong đó tiền gửi thanh toán tăng 20,7%, tiền gửi tiết
kiệm tăng 17,9 %. Nguyên nhân là năm 2009 nền kinh tế thế giới đã dần phục hồi trở
lại nên có rất nhiều dự án đầu tư vào địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đứng trước thời
cơ đó, các tổ chức kinh tế tiến hành dự trữ và gửi tiền vào Ngân hàng nhằm tìm kiếm
cơ hội đầu tư khi thời điểm thích hợp.
Năm 2010 thì được coi là bước đột phá trong công tác huy động vốn của Ngân
hàng. Vốn huy động từ khách hàng tăng 70.784 triệu đồng, tương đương 44% so năm
2009. Trong đó tiền gửi thanh toán tăng 24,59%, đáng nói là tiền gửi tiết kiệm tăng

GVHD: Lê Ngọc Uyển

17

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
56.916 triệu đồng, tức tăng 54,5%. Lý do chính là Chi nhánh đã sử dụng rất nhiều hình
thức huy động vốn hấp dẫn như tiết kiệm có dự thưởng, khuyến mãi, lãi suất huy động
thì cao nhất so với các ngân hàng trên địa bàn….
Các phương thức huy động vốn biến động cụ thể như thế nào, ta sẽ đi sâu vào
phân tích từng loại tiền gửi cụ thể.
2.2.2 Các phƣơng thức huy động vốn.
a. Tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế. Do yêu cầu
trong sản xuất kinh doanh cũng như thấy rõ được những tiện ích từ các sản phẩm, dịch
vụ nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp giao dịch thường xuyên với Ngân hàng.
Bảng 04: Tình hình Tiền gửi thanh toán qua 3 năm(2008 – 2010)
ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu
1.TG không KH
2.TG có KH
Tổng cộng

2008
2009
2010
Số

Số
Số
%
%
%
tiền
tiền
tiền
45.385 97,1 52.003 92,2 64.170 91,3
1.349
2,9 4.400
7,8 6.101
8,7
46.734 100 56.403 100 70.271 100

2009/2008
2010/2009
Số
Số
%
%
tiền
tiền
6.618 14,6 12.167 23,4
3.051 226 1.701 38,7
9.669 20,7 13.868 38,1

(Nguồn từ phòng Tổng hợp NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM)

+ Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.

Đây là khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, là khoản tiền mà
người gửi có thể rút ra bất kỳ thời gian nào mà không cần thông báo trước. Mục đích
của loại tiền gửi này đối với các doanh nghiệp là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản,
thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả lương cho
nhân viên của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán, bảo
quản tiền và vận chuyển tiền. Nắm rõ được những lợi ích đó nên số lượng doanh
nghiệp gửi tiền càng tăng lên. Năm 2008, loại tiền gửi này huy động được 45.385 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 97,1% trong tổng số tiền gửi thanh toán. Năm 2009 là 52.003
triệu, tăng 6.618 triệu đồng, tức 14,6 % so với năm 2008, nhưng tỷ trọng lại giảm,
chiếm còn 92,2% tổng tiền gửi thanh toán. Năm 2010 là 64.170 triệu đồng, tăng
12.167 triệu tức là 23,4 % so với năm 2009.
GVHD: Lê Ngọc Uyển

18

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp

Sự gia tăng đáng kể của tiền gửi thanh toán không kỳ hạn là do Ngân hàng tiến hành
hiện đại hoá trên mọi phương diện. Các loại thẻ tín dụng cũng là một hình thức của
tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Đây là một thị trường tiềm năng rất lớn đối với các
Ngân hàng vì những tiện ích mà thẻ đem lại. Lợi ích của các loại thẻ là giúp Ngân
hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với chi phí thấp nhất, tạo sự khác
biệt về chất lượng phục vụ và thương hiệu để cạnh tranh, giảm thiểu chi phí vận hành
và tăng hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.
+ Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn.
Do nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế chỉ là tạm thời, là sự dự trữ để
chờ cơ hội đầu tư nên các doanh nghiệp thường gửi tiền theo loại tiền gửi không kỳ

hạn. Tỷ lệ tiền gửi thanh toán có kỳ hạn chiếm một phần rất nhỏ trong các loại tiền
gửi. Nhìn vào bảng ta thấy lượng tiền gửi có kỳ hạn năm 2008 là 1.349 triệu đồng.
Sang năm 2009 thì có sự tăng trưởng mạnh mẽ, Ngân hàng đã huy động được 4.400
triệu đồng, tăng 3.051 triệu so với năm 2008. Năm 2010 tiền gửi kỳ hạn tăng 38,7% so
với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2008 tình hình kinh tế thế giới và trong nước
có nhiều biến động phức tạp, khó lường, lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới,
khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái cho nên
lượng tiền gửi vào năm 2008 rất thấp. Năm 2010 thì tình hình kinh tế diễn ra cũng
phức tạp theo những chiều hướng mới, người dân lo sợ đồng tiền mất giá nên các
khách hàng có tài khoản tiền gửi đã rút để mua vàng cất giữ.
b. Tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động
và cũng là loại tiền mà Ngân hàng dành nhiều “ưu ái” nhất. Đây là lượng tiền nhàn rỗi
của dân chúng, các đơn vị kinh tế nhằm mục đích chính là hưởng phần lãi suất mà
Ngân hàng trả cho khách hàng khi gửi tiền. Thời hạn càng cố định, thời gian càng dài
thì lãi suất thu được càng cao, nên hầu hết khách hàng đều thích gửi tiền có kỳ hạn.

GVHD: Lê Ngọc Uyển

19

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 05: Tình hình tiền gửi tiết kiệm qua 3 năm (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
1.TG K KH

2.TG có KH
Tổng cộng

2008
Số tiền
%
8.240
9,3
80.331 90,7
88.571 100

2009
Số tiền
%
5.372
5,1
99.067 94,9
104.439 100

2010
2009/2008
Số tiền
%
Số tiền
%
4.036
2,5
(2.868)
(34,8)
157.319

97,5
18.736
23,3
161.355
100
15.868
17,9

2010/2009
Số tiền
%
(1.336) (24,9)
58.252
58,8
56.916
54,5

(Nguồn từ phòng Tổng hợp NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM).

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Mục đích của khách hàng gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn là nhằm sinh lợi cho số
tiền tạm thời nhàn rỗi. Xét về cơ cấu, loại tiền gửi này luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong
tổng nguồn vốn. Qua 3 năm, phương thức huy động này giảm mạnh. Cụ thể năm 2008,
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 8.240 triệu đồng, chiếm 9,3% tổng tiền gửi tiết
kiệm. Sang năm 2009 chỉ còn 5.372 triệu đồng chiếm 5,1 % và giảm 34,8% so với
năm 2008. Đến năm 2010 thì lượng tiền gửi này còn 4.036 triệu đồng, giảm 24,9% so
năm trước đó. Nguyên nhân là do loại tiền này mang lại cho khách hàng lãi không cao,
nên nếu họ có vốn nhàn rỗi tạm thời thì họ gửi hình thức tiền gửi thanh toán không kỳ
hạn như sử dụng thẻ để thuận tiện hơn trong việc rút tiền.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn xác định thời gian hoàn trả cho khách hàng nên
nó tạo ra nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng và Ngân hàng có thể chủ động đầu tư cho
vay trung và dài hạn. Nắm được lợi thế của loại tiền gửi này, chi nhánh 3 TP.HCM
luôn dùng những hình thức huy động tốt nhất nhằm làm tăng nguồn vốn cho mình.
Năm 2008, tiền gửi kỳ hạn là 80.331 triệu đồng, sang năm 2009 là 99.067 triệu đồng,
tăng 18.736 triệu đồng tương đương 23,3%. Đến năm 2010 thì có sự tăng trưởng vượt
bậc là 157.319 triệu đồng, tăng 58,8% so với năm 2009.
Để có những kết quả đó, các chương trình tiết kiệm có dự thưởng được Ngân
hàng áp dụng liên tục, chủ yếu huy động các loại tiền gửi ngắn hạn. Thêm vào đó, chi
nhánh luôn theo sát diễn biến tình hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều chỉnh
mức lãi suất phù hợp, hấp dẫn, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Do
vậy Ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều lượng nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng.

GVHD: Lê Ngọc Uyển

20

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn giai đoạn (2008-2010).

a. Tỷ trọng của từng phƣơng thức huy động trên Tổng vốn huy động.
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chi nhánh 3 TP.HCM rất đa dạng, huy động
từ nhiều nguồn khác nhau.Trong đó, nguồn vốn huy động của Ngân hàng được phân ra
thành huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cơ cấu vốn huy động thay đổi rất linh
hoạt, nó phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất
định.

Bảng 08 : Tỷ trọng của từng phƣơng thức huy động trên tổng vốn huy động.
ĐVT: Triệu đồng.
2008
2009
2010
Chỉ tiêu
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. TG thanh toán
46.734 34,54
56.403
35,1
70.271
30,3
+ TG không kỳ hạn
45.385 33,54
52.003 32,33
64.170
27,7
+TG có kỳ hạn
1.349
1
4.400
2,77
6.101
2,6

2. TG tiết kiệm
88.571 65,46 104.439
64,9 161.355
69,7
+ TG không kỳ hạn
8.240
6,06
5.372
3,3
4.036
1,8
+ TG có kỳ hạn
80.331
59,4
99.067
61,6 157.319
67,9
Tổng nguồn vốn HĐ 135.305
100 160.842
100 231.626
100
(Nguồn từ phòng Tổng hợp NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM).

+ Tiền gửi tiết kiệm: Qua 3 năm, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm nhiều nhất
trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng tăng cao. Năm 2008, loại tiền gửi này
huy động được 88.571 triệu đồng, chiếm 65,46% tổng vốn huy động. Sang năm 2009
tăng lên 104.439 triệu đồng nhưng chiếm 64,9% do tỷ trọng tiền gửi thanh toán tăng
cao hơn. Năm 2010 là 161.355 triệu đồng. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao
hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Nguyên nhân chủ yếu là đời sống của một số
người dân ngày càng tăng, họ đã có “của ăn của để” cũng như ngày càng tin tưởng ở

Ngân hàng với hàng loạt các chương trình tiết kiệm có dự thưởng hấp dẫn. Lựa chọn
hình thức gửi tiết kiệm vào Ngân hàng là an toàn nhất. Tuy nhiên, dân chúng nhìn
chung vẫn chưa quen lắm với hình thức tích luỹ tiền qua Ngân hàng. Ngân hàng cần
đầu tư hơn nữa đến công tác tiếp thị, quảng bá Ngân hàng mình cũng như mở nhiều
phòng giao dịch hơn để gần gũi với dân hơn.

GVHD: Lê Ngọc Uyển

21

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu đồ 02: Cơ cấu huy động vốn giai đoạn(2008-2010)
180,000
160,000

Triệu đồng

140,000
120,000
100,000

1. TG thanh toán
2. TG tiết kiệm

80,000
60,000
40,000

20,000
0
Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

+ Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán cũng là một thế mạnh của Ngân
hàng. Tuy tỷ trọng không chiếm tỷ lệ cao như tiền gửi tiết kiệm nhưng nó lại hứa hẹn
một tương lai rất sáng sủa vì số lượng doanh nghiệp giao dịch và gửi tiền dùng để
thanh toán ngày càng cao. Bên cạnh đó số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán
nội địa và thanh toán quốc tế cũng tăng mạnh. Số liệu qua 3 năm cho ta thấy tiền gửi
thanh toán vẫn tăng đều đều và chiếm tỷ trọng cao dần so với tổng vốn huy động.
Ngược lại với tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao
hơn tiền gửi thanh toán có kỳ hạn. Năm 2008 tiền gửi thanh toán là 46.734 triệu đồng,
chiếm 34,54% tổng vốn huy động. Năm 2009 là 56.403 triệu đồng, chiếm 35,1%. Năm
2010 là 70.271 triệu đồng nhưng tỷ trọng chiếm 30,3% tổng nguồn vốn huy động.
Nguyên nhân của sự giảm sụt này là do các chương trình tiết kiệm có dự thưởng ở
phương thức tiền gửi tiết kiệm đã thu hút một số lượng lớn khách hàng nên tiền gửi
thanh toán có tăng nhưng tỷ lệ thì giảm xuống.
b. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn.
Bảng 09: Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn
.
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2009
1. Vốn huy động
Tr. đg

135.305
160.842
2. Tổng nguồn vốn
Tr. đg
301.442
353.903
VHĐ/ Tổng NV
%
44,9
45,4

2010
231.626
447.087
52

(Nguồn từ phòng Tổng hợp NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM).

GVHD: Lê Ngọc Uyển

22

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng ta nhận xét, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn năm 2009 là
45,4%, chỉ tăng lên một lượng rất nhỏ so với năm 2008. Sang năm 2010 thì tỷ trọng
này tăng khá cao, vốn huy động đã chiếm 52% trên tổng vốn. Đây là bước tăng trưởng
khá nhanh của Ngân hàng. Với tốc độ tăng như thế sẽ hứa hẹn một một tương lai sáng

sủa trong công tác huy động vốn. Phát huy những gì đang có, Ngân hàng cần đẩy
mạnh hơn nữa công tác huy động, tăng cường quảng bá tiếp thị sâu rộng đến mọi tầng
lớp nhân dân, giữ vững khách hàng cũ, lôi kéo khách hàng mới từ nền kinh tế để chủ
động hơn trong việc sử dụng vốn.
c. Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 10: Tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động.
Chỉ tiêu
1. Vốn HĐ có kỳ hạn
2. Tổng vốn HĐ
VHĐ có kỳ hạn/Tổng NV

ĐVT
Tr. đg
Tr. đg
%

2008
81.680
135.305
60,4

2009
103.467
160.842
64,3

2010
163.420
231.626
70,6


(Nguồn từ phòng Tổng hợp NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM).

Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của Ngân hàng. Vì đối
với vốn huy động có kỳ hạn, Ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh và sẽ giúp Ngân
hàng điều tiết vốn một cách linh hoạt hơn.
Qua bảng ta thấy, vốn huy động có kỳ hạn tăng khá mạnh. Năm 2008 chiếm
60,4% tổng vốn huy động, năm 2009 là 64,3%, đến năm 2010 chiếm 70,6%. Đây là
một tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng vì với lượng vốn này càng tăng thì Ngân
hàng có thể có kế hoạch đầu tư vào các dự án hoặc cho vay nhiều hơn, tạo lợi nhuận
cho Ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh huy động tiền gửi có kỳ hạn thì Ngân hàng cũng
nên chú trọng hơn nữa đến các loại tiền gửi không kỳ hạn, tăng dần tỷ lệ tiền gửi này
vì hiện tại và tương lai loại tiền này đang rất có tiềm năng. Vì những lợi ích từ việc
thanh toán qua thẻ đem lại, số lượng người sử dụng thẻ đang ngày càng nâng cao, các
doanh nghiệp cũng xem Ngân hàng là trung gian để thanh toán lương qua tài khoản
cho nhân viên và thanh toán nhu cầu mua bán hàng hoá, dịch vụ. Đây là những nhu
cầu đang phát triển và phổ biến ở khu vực và cả nước, Ngân hàng cần tranh thủ để
chớp lấy nhưng cơ hội tốt này bằng những chương trình khuyến mãi và dịch vụ tốt
nhất.

GVHD: Lê Ngọc Uyển

23

SVTT: Lý Minh Khoang


Chuyên đề tốt nghiệp
Nhận xét chung:
Tình hình huy động vốn tại chi nhánh 3 TP.HCM tương đối hiệu quả qua 3 năm

(2008-2010). Ngân hàng đã luôn cố gắng hạn chế điểm yếu, tận dụng điểm mạnh và
nắm bắt được những cơ hội để phát huy hiệu quả kinh doanh của mình. Ngoài việc sử
dụng những những hình thức huy động hấp dẫn để thu hút khách hàng thì Ngân hàng
luôn quan tâm đến phong cách phục vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ nhằm tạo niềm tin
và sự tiện lợi cho khách hàng khi gửi tiền và rút tiền. Ta thấy Ngân hàng huy động vốn
chủ yếu qua loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn,với các chương trình tiết kiệm có dự
thưởng, khuyến mãi.
Vốn huy động tăng thể hiện tinh thần tự chủ của Ngân hàng cao, khả năng đáp
ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tăng. Điều đó góp phần làm
tăng nguồn vốn là cơ sở để Ngân hàng mở rộng các hình thức đầu tư kinh doanh mới.
Trong hiện tại và tương lai, có rất nhiều kênh, nhiều hình thức hấp dẫn để người dân
có thể đầu tư vốn để mang lại lợi nhuận cao hơn cộng với sự cạnh tranh gay gắt của
các ngân hàng, Chi nhánh cần tăng cường quảng bá thương hiệu, sử dụng biểu lãi suất
hấp dẫn linh hoạt cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng nhiều
hơn.
2.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN GIAI ĐOẠN
(2008 – 2010).
2.3.1 Phân tích chung tình hình sử dụng vốn.
Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì qui mô và chất lượng tín dụng cũng có xu
hướng gia tăng đáng kể. Nghiệp vụ tín dụng là hoạt động chính, là nguồn thu nhập chủ
yếu của Ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh 3 TP.HCM được thể hiện cụ
thể qua bảng sau:
Bảng 12: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn qua 3 năm (2008-2010).
ĐVT: Triệu đồng.
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
Số tiền

Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
Số tiền
%
D.số CV
897.125 948.153 1.147.338
51.028
5,68 199.185
21
D.số thu nợ 829.825 874.050 1.058.817
44.225
5,3 184.767
21,1
Dư nợ CV
104.700 133.803
156.324
29.103
27,8
22.521
16,8
(Nguồn từ phòng Tổng hợp NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM).
Chỉ tiêu

GVHD: Lê Ngọc Uyển

24

SVTT: Lý Minh Khoang



Chuyên đề tốt nghiệp
+ Doanh số cho vay: Do tình hình tăng trưởng kinh tế của cả nước cũng như trên
địa bàn ngày càng cao, doanh số cho vay tăng lên, năm 2008 đạt 897.125 triệu đồng,
năm 2009 là 948.153 triệu đồng, tăng 51.028 triệu đồng, tương ứng 5,68% so với năm
2008, sang năm 2010 tăng lên 1.147.338 triệu đồng, tương ứng 21% so với năm 2009.
+ Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng lên. Năm 2008 là
829.825 triệu, năm 2009 là 874.050 triệu, tăng 5,3% so với năm 2008. Đến năm 2010,
doanh số thu nợ tăng rất cao, là 1.058.817 triệu đồng, tăng 21,1% so với năm 2009.
+ Dư nợ: Doanh số cho vay tăng nên dư nợ của Ngân hàng gia tăng theo, năm
2008 là 104.700 triệu đồng, năm 2009 là 133.803 triệu, tăng 27,8%, sang năm 2010
tăng lên 156.324 triệu, tức tăng 22.521 triệu đồng tương đương 16,8%.
Nguyên nhân là Ngân hàng tập trung đa dạng hóa các phương thức cho vay
nhằm phân tán rủi ro và đồng thời chi nhánh 3 TP.HCM cũng mở rộng nhiều phòng
giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng giao dịch với ngân hàng. Có
được kết quả như trên còn là nhờ sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công
nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là ban quản lý của Ngân hàng về sử dụng vốn sao cho
hiệu quả.
2.3.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn.
a. Doanh số cho vay.
Hoạt động tín dụng là hình thức đầu tư chủ yếu của chi nhánh 3 TP.HCM. Nó
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng cung cấp
tín dụng để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng vốn
cho việc thành lập doanh nghiệp mới, mở rộng qui mô sản xuất … đồng thời đáp ứng
nhu cầu cho tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân trên địa bàn. Cùng với sự phát triển kinh
tế trong những năm gần đây của thành phố, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và
tiêu dùng cũng được nâng cao lên.
Bảng 13: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn (2008-2010).
ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu
Ngắn
hạn
Trung
hạn
Tổng
cộng

2008
Số tiền
%

2009
Số tiền
%

2010
Số tiền

2009/2008
Số tiền
%

2010/2009
Số tiền
%

849.837 94,73 896.523 97,7 1.092.690 95,2

46.686


5,5

196.167 21,89

47.288

5,27

51.630

2,3

54.648

4,8

4.342

9,1

897.125

100

948.153

100

1.147.338


100

24.028

2,68

%

3.018

5,85

226.185 24,55

(Nguồn từ phòng Tổng hợp NH TMCP CTVN – CN3 TP.HCM).

GVHD: Lê Ngọc Uyển

25

SVTT: Lý Minh Khoang


×