Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phân tích các tương tác bất lợi trên bệnh án nội trú điều trị ung thư vú tại trung tâm ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 114 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ MINH NGUYỆT

PHÂN TÍCH CÁC TƯƠNG TÁC BẤT LỢI
TRÊN BỆNH ÁN NỘI TRÚ ĐIỀU TRỊ UNG
THƯ VÚ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ MINH NGUYỆT

PHÂN TÍCH CÁC TƯƠNG TÁC BẤT LỢI
TRÊN BỆNH ÁN NỘI TRÚ ĐIỀU TRỊ UNG
THƯ VÚ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK60720405
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Hải
Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2016 đến tháng 11/2016

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành được luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới:
Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, trung tân Ung bướu
- Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Phòng kế hoạch tổng hợp, khoa Dược Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được
học tập và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thành Hải, giảng viên bộ
môn Dược lâm sàng, trường đại học Dược Hà Nội - một tấm gương sáng
với niềm đam mê và cống hiến cho khoa học - người thầy đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới Ban giám hiệu, phòng Sau đại học, các thầy cô
giáo, các bạn công tác tại bộ môn Dược lâm sàng, nhóm chuyên gia Dược
Bệnh viện Georges-Pompidou, CH Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi muốn cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã
luôn ở bên động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Học viên

Đỗ Thị Minh Nguyệt


MỤC LỤC
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. ĐẠỊ CƯƠNG VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC ............................................ 3
1.1.1. Khái niệm về tương tác thuốc .......................................................... 3
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc ................................................................ 3

1.1.3. Dịch tễ và hậu quả của tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng . 5
1.2. QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG THỰC HÀNH LÂM
SÀNG ............................................................................................................ 7
1.2.1. Tầm quan trọng của phần mềm hỗ trợ kê đơn cho bác sĩ................ 7
1.2.2. Một số yêu cầu với cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc .............. 7
1.2.3. Một số cơ sở dữ liệu thường dùng tra cứu TTT hiện nay ............... 9
1.2.4. Vài nét về các cơ sở dữ liệu thường dùng tra cứu TTT................. 10
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ VÀ NGUY CƠ
TƯƠNG TÁC THUỐC ............................................................................... 14
1.3.1. Sơ lược về bệnh lý ung thư ............................................................ 14
1.3.2. Điều trị bệnh ung thư vú ................................................................ 16
1.3.3. Nguy cơ gặp tương tác thuốc trong điều trị ung thư ..................... 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 21
2.1.1. Danh mục các thuốc điều trị tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện
đa khoa tỉnh Phú Thọ ............................................................................... 21
2.1.2. Bệnh án điều trị nội trú .................................................................. 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 21


2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 22
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu...................................................................... 22
2.2.4. Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 22
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 23
2.3.1. Xây dựng các danh mục TTT cần quản lý của các thuốc trong điều
trị ung thư được sử dụng tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ............................................................................................. 23
2.3.2. Xác định tần suất xuất hiện TTT bất lợi và một số yếu tố ảnh
hưởng tới TTT trên bệnh nhân ung thư vú tại trung tâm Ung bướu - Bệnh

viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 24
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................. 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 26
3.1. XÂY DỰNG CÁC DANH MỤC TTT CẦN QUẢN LÝ CỦA CÁC
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI TRUNG
TÂM UNG BƯỚU - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ ............. 26
3.1.1. Đặc điểm về thuốc trong điều trị ung thư tại Trung tâm Ung bưBệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ. .......................................................... 26
3.1.2. Xây dựng các danh mục TTT cần quản lý tại trung tâm Ung bướu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ............................................................. 27
3.2. XÁC ĐỊNH TẦN SUẤT XUẤT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TTT TRÊN BỆNH NHÂN UNG
THƯ VÚ ...................................................................................................... 35
3.2.1. Đặc điểm chung bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ....................... 35
3.2.2. Tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc trong bệnh án .............................. 36
3.2.3. Tần suất xuất hiện của các cặp TTT có ý nghĩa lâm sàng trên bệnh
án ung thư vú. .......................................................................................... 37
3.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác thuốc trên bệnh nhân
hóa trị ung thư vú ..................................................................................... 39


Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 44
4.1. Xây dựng các danh mục TTT cần quản lý của các thuốc trong điều trị
ung thư được sử dụng tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ. .............................................................................................................. 44
4.2. Xác định tần suất xuất hiện TTT bất lợi và một số yếu tố ảnh hưởng tới
TTT trên bệnh nhân ung thư vú tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa
khoa tỉnh Phú Thọ ....................................................................................... 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 52
1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 52
2. ĐỀ XUẤT ................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: Phiếu thu thập số liệu hồi cứu bệnh án
PHỤ LỤC 2: Danh mục các cặp tương tác thuốc ung thư với thuốc khác
PHỤ LỤC 3: Danh mục các cặp tương tác thuốc ung thư với thuốc ung thư
PHỤ LỤC 4: Danh mục các cặp tương tác thuốc không phải là thuốc ung thư
tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ
PHỤ LỤC 5: Hướng dẫn xử trí của các cặp tương tác cần quản lý tại trung
tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
PHỤ LỤC 6: Báo cáo danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm Ung bướu
PHỤ LỤC 7: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu


CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
ADR

Phản ứng có hại của thuốc

CSDL

Cơ sở dữ liệu

MM 2.0

Drug interactions - Micromedex®Solutions 2.0

NSAIDs

Nhóm thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid

STT


Số thứ tự

TTT

Tương tác thuốc

YNLS

Ý nghĩa lâm sàng

ADE

Đánh giá biến cố bất lợi

UTV

Ung thư vú

BA

Bệnh án nghiên cứu

UICC

Union for international cancer control (Hiệp hội phòng chống
ung thư quốc tế)

FDA

Food and Drug Administration (Cục quản lý thực phẩm và

Dược phẩm Hoa Kỳ)

CPOE

Computerized Physician Order Entry

CDSS

Clinical Decision Support Systems


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số cơ sở dữ liệu về tra cứu tương tác thuốc .............................. 9
Bảng 1.2. Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF............................. 10
Bảng 1.3. Bảng phân loại mức độ của tương tác trong HH ............................ 11
Bảng 1.4. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM .................. 12
Bảng 1.5. Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong MM.... 13
Bảng 1.6. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong Drugsite ........... 13
Bảng 1.7. Bảng phân loại mức độ chú ý khi sử dụng và mức độ TTT ........... 14
Bảng 3.1. Đặc điểm về thuốc trong mẫu nghiên cứu ...................................... 26
Bảng 3.2. Tỷ lệ các cặp tương tác thuốc ung thư với thuốc khác có YNLS... 28
Bảng 3.3. Danh mục các cặp tương tác thuốc ung thư với thuốc khác rút gọn
cần quản lý trên bệnh nhân ung thư vú tại trung tâm Ung bướu .................... 29
Bảng 3.4. Tỷ lệ các cặp tương tác thuốc ung thư với thuốc ung thư .............. 31
Bảng 3.5. Tỷ lệ các cặp tương tác thuốc không phải là thuốc ung thư ........... 32
Bảng 3.6. Danh mục các cặp tương tác thuốc không phải là thuốc ung thư rút
gọn cần quản lý trong điều trị ung thư tại trung tâm Ung bướu ..................... 33
Bảng 3.7. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ................. 35
Bảng 3.8. Tỷ lệ xuất hiện TTT trong bệnh án điều trị nội trú......................... 36
Bảng 3.9. Tần suất xuất hiện các cặp tương tác thuốc ung thư và thuốc khác

trong bệnh án điều trị ung thư vú .................................................................... 37
Bảng 3.10. Tần suất xuất hiện các cặp tương tác giữa các thuốc không liên
quan đến thuốc ung thư ................................................................................... 38
Bảng 3. 11. Ảnh hưởng đặc điểm bệnh nhân đến khả năng xuất hiện TTT ... 39
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa số thuốc và số TTT có YNLS trong bệnh án 40
Bảng 3. 13. Ảnh hưởng của một số nhóm thuốc đến khả năng gặp TTT ....... 41
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nhóm thuốc ung thư đến khả năng gặp TTT ...... 42


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1. 1. Giao diện phần mềm tra cứu TTT của Micromedex 2.0 ............... 11
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu............................................................ 22


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào và có thể phát sinh ở mọi cơ quan
trong cơ thể. Ung thư đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu về tỷ lệ
mắc và tử vong trên toàn thế giới, với khoảng 14 triệu ca mới mắc và khoảng
8,2 triệu bệnh nhân tử vong vào năm 2012 [42]. Tại Việt Nam, mỗi năm có
khoảng 500.000 người tử vong, trong đó có tới 380.000 trường hợp tử vong
do bệnh không lây nhiễm, chiếm gần 75%. Riêng bệnh ung thư, mỗi năm
nước ta có khoảng 120.000 trường hợp tử vong, đồng thời phát hiện mới
108.000 trường hợp mắc bệnh này, trong đó một nửa số bệnh nhân có khả
năng tử vong chỉ trong thời gian ngắn [39]. Hiện nay, bốn phương pháp chủ
yếu được sử dụng trong điều trị ung thư bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị
liệu và liệu pháp sinh học, trong đó, hoá trị liệu là phương pháp được sử dụng
phổ biến trong tất cả các thể bệnh ung thư [4].
Việc sử dụng hóa trị liệu luôn tiềm tàng nguy cơ cao xảy ra phản ứng có
hại cho bệnh nhân do bản thân thuốc điều trị ung thư gây ra hoặc do hậu quả
của tương tác khi phối hợp nhiều loại thuốc gây độc tế bào cùng các thuốc

điều trị khác [34]. Kết quả từ nghiên cứu của Miranda và cộng sự cho thấy có
khoảng 11% số bệnh nhân ung thư phải nhập viện liên quan đến phản ứng có
hại (ADR), trong đó có khoảng 2% liên quan đến tương tác thuốc (TTT) [24].
Điều này cho thấy TTT thực sự là một vấn đề quan trọng cần được kiểm soát
để giảm thiểu tác dụng bất lợi trên bệnh nhân ung thư.
Trong thực hành lâm sàng, việc phát hiện, đánh giá, xử lý và dự phòng
TTT có vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng điều trị, nhất là trên đối
tượng bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Hiện nay, do sự
phát triển của công nghệ thông tin, để phát hiện và kiểm soát TTT các nhân
viên y tế thường sử dụng phần mềm duyệt TTT. Có rất nhiều phần mềm duyệt
TTT như: Micromedex 2.0, Drug Interaction Fact, DrugSite... Mỗi cơ sở có

1


những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
Micromedex 2.0 là cơ sở duyệt TTT ưu việt nhất trong số các cơ sở dữ liệu
còn lại [1], [12]. Vì vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng
Micromedex 2.0 là cơ sở dữ liệu dùng để tra cứu các cặp TTT.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế
tỉnh Phú Thọ. Năm 2007 Bệnh viện được xếp hạng là Bệnh viện hạng I (theo
QĐ số 2588/QĐ-UBND ngày 11/10/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ). Trung
tâm Ung bướu được thành lập tháng 02/2015. Trong năm 2015, có hơn 11
nghìn lượt người bệnh khám và điều trị tại trung tâm Ung bướu, trong đó số
lượng bệnh nhân nội trú điều trị ung thư vú tại trung tâm Ung bướu chiếm tỷ
lệ lớn nhất. Đối với các bệnh nhân này, hoá trị liệu vẫn là phương pháp chủ
yếu, giúp thoái lui bệnh và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Vì vậy, để hướng tới việc hạn chế các tương tác bất lợi khi sử dụng cho
các đối tượng bệnh nhân ung thư, đặc biệt trên bệnh nhân ung thư vú tại trung
tâm Ung bướu của bệnh viện và góp phần sử dụng thuốc an toàn, hợp lý,

chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: " Phân tích các tương tác bất lợi trên
bệnh án nội trú điều trị ung thư vú tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện
đa khoa tỉnh Phú Thọ" với hai mục tiêu sau:
1. Xây dựng các danh mục TTT cần quản lý của các thuốc trong điều trị
ung thư được sử dụng tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ.
2. Xác định tần suất xuất hiện TTT bất lợi và một số yếu tố ảnh hưởng
tới TTT trên bệnh nhân ung thư vú tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa
khoa tỉnh Phú Thọ.
Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi mong muốn Bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ có thể thiết kế được bảng cảnh báo tương tác cần quản lý dành
cho các khoa, phòng, trung tâm sử dụng thuốc điều trị, góp phần giảm thiểu
hậu quả của tương tác thuốc bất lợi cho bệnh nhân trong thực hành lâm sàng.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐẠỊ CƯƠNG VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
1.1.1. Khái niệm về tương tác thuốc
Tương tác thuốc là hiện tượng thay đổi tác dụng của một thuốc khi sử
dụng đồng thời với các thuốc khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc các tác
nhân hóa học trong môi trường [5], [23]. Trong phạm vi của nghiên cứu này,
nhóm nghiên cứu chỉ đề cập đến tương tác thuốc - thuốc.
Tương tác thuốc - thuốc là hiện tượng xảy ra khi nhiều thuốc được sử
dụng đồng thời, làm thay đổi tác dụng hoặc độc tính của một trong những
thuốc đó [2]. Ví dụ, phối hợp liều cao methotrexat với các thuốc chống viêm
không có cấu trúc steroid (NSAIDs) làm tăng độc tính của methotrexat (suy
tủy, suy thận, độc tính trên đường tiêu hóa), có thể gây đe dọa tính mạng [18].
Mặc dù đa số tương tác thuốc dẫn đến tác dụng bất lợi nhưng cũng có những

tương tác mang lại lợi ích điều trị như dùng ciclosporin để tăng sinh khả dụng
đường uống của paclitaxel [36].
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc
Tương tác thuốc được phân loại thành hai nhóm: tương tác dược động
học

(pharmacokinetic

interactions)



tương

tác

dược

lực

học

(pharmacodynamic interactions) [2], [5].
1.1.2.1. Tương tác dược động học
Tương tác dược động học là những tương tác tác động lên quá trình hấp
thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc trong cơ thể, bao gồm:
Tương tác dược động học trong quá trình hấp thu: tương tác thuốc làm
thay đổi quá trình hấp thu thuốc theo một số cơ chế như thay đổi pH dạ dày,
thay đổi nhu động tiêu hóa, tạo phức khó hấp thu giữa hai thuốc, do cản trở cơ
học tạo lớp ngăn cản tiếp xúc với niêm mạc dạ dày. Ví dụ: tương tác giữa

nhôm hydroxyd và moxifloxacin làm giảm hiệu quả điều trị của moxifloxacin.

3


Tương tác dược động học trong quá trình phân bố: tương tác thuốc xảy
ra khi một thuốc đẩy thuốc khác ra khỏi protein liên kết gây tăng nồng độ
thuốc tự do, dẫn đến tăng tác dụng và tăng độc tính. Ví dụ: tương tác giữa
methotrexat và doxycyclin làm tăng nồng độ methotrexat trong huyết tương
kéo theo tăng độc tính của thuốc này.
Tương tác dược động học trong quá trình chuyển hóa: tương tác thuốc ở
giai đoạn chuyển hóa chủ yếu xảy ra ở gan với sự tham gia của hệ enzym
cytocrom P450 (CYP450). Hiện tượng cảm ứng hoặc ức chế enzym gan làm
thay đổi chuyển hóa thuốc, dẫn đến làm tăng hoặc giảm tác dụng dược lý và
độc tính của thuốc. Ví dụ: tương tác giữa mercaptopurin và allopurinol làm
tăng nồng độ của mercaptopurin trong máu dẫn đến tăng độc tính gây suy tủy
xương của thuốc.
Tương tác dược động học trong quá trình thải trừ: các thuốc bị ảnh
hưởng nhiều bởi tương tác này là những thuốc bài xuất chủ yếu qua thận ở
dạng còn hoạt tính. Tương tác thuốc làm thay đổi quá trình thải trừ thuốc qua
thận theo cơ chế như thay đổi pH nước tiểu, cạnh tranh chất mang với các
thuốc thải trừ qua ống thận. Ví dụ: tương tác giữa methotrexat và các thuốc ức
chế bơm proton thông qua cơ chế cạnh tranh làm tăng nồng độ trong huyết
tương của methotrexat và tăng độc tính của thuốc này.
1.1.2.2. Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học là những tương tác xảy ra tại các thụ thể
(receptor) của thuốc. Tương tác có thể xảy ra trên cùng một thụ thể hoặc trên
các receptor khác nhau khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hay độc
tính tương tự nhau hoặc ngược lại có khả năng đối kháng tác dụng của nhau.
Tương tác đối kháng: xảy ra trên cùng thụ thể giữa hai thuốc làm giảm

hoặc mất tác dụng của thuốc dùng đồng thời thông qua cơ chế cạnh tranh hay
không cạnh tranh. Ví dụ: tương tác dexamethason đối kháng với tác dụng của
interleukin 2 làm giảm hiệu quả của cytokin này trong điều trị.

4


Tương tác hiệp đồng: xảy ra trên các thụ thể khác nhau nhưng có cùng
xu hướng tác dụng do đó hiệp đồng làm tăng tác dụng của nhau. Ví dụ: tương
tác giữa acid folinic và fluorouracil giúp tăng cường tác dụng gây độc tế bào
của fluorouracil được ứng dụng trong điều trị ung thư đại trực tràng.
Tương tác do phối hợp thuốc có cùng kiểu độc tính: xảy ra khi phối hợp
các thuốc có tác dụng điều trị khác nhau nhưng lại có cùng độc tính trên cùng
một cơ quan như phối hợp cisplatin và kháng sinh aminoglycosid làm tăng
độc tính trên thận của cả 2 thuốc.
1.1.3. Dịch tễ và hậu quả của tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng
Tần xuất xuất hiện tương tác thuốc rất khác nhau giữa các nghiên cứu,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng nghiên cứu (bệnh nhân nội trú hay
ngoại trú), phương pháp nghiên cứu (tiến cứu hay hồi cứu), loại tương tác
được ghi nhận trong nghiên cứu (tất cả tương tác hay chỉ ghi nhận tương tác
gây ra ADR) [32].
Kết quả từ nghiên cứu của Vonbach và cộng sự tiến hành tại Basde,
Thụy Sỹ trên 502 bệnh nhân nội trú và 792 bệnh nhân ngoại trú cho thấy tỷ lệ
xuất hiện TTT mức độ trung bình và nặng ở hai nhóm bệnh nhân lần lượt là
56,6% và 30,7% [30]. Trong một nghiên cứu khác thực hiện trên 18.820 bệnh
nhân tại Anh cho thấy tương tác thuốc là nguyên nhân của 16,6% (15% 19%) các ADR cần nhập viện điều trị [26].
Tại Việt Nam, trong nghiên cứu trên 1502 đơn thuốc xuất viện và điều
trị ngoại trú cho thấy, tỷ lệ đơn thuốc có tương tác là 17,8% [10], ngược lại
nghiên cứu rà soát trên 165 bệnh án của bệnh nhân nội trú khoa Tim mạch
bệnh viện Đa khoa Bắc Giang lại cho thấy tỷ lệ bệnh án có TTT cao hơn rất

nhiều (70,3%) [8].
Tương tác thuốc có thể làm tăng độc tính, giảm hoặc làm mất tác dụng
điều trị của thuốc, gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và tuân thủ điều trị

5


của bệnh nhân. Hậu quả của TTT trên người bệnh có thể thay đổi từ gây ra tác
dụng không mong muốn cho đến những hậu quả nguy hiểm, thậm chí gây tử
vong [5].
Hậu quả của tương tác thuốc còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên, cơ
sở y tế cũng như các công ty Dược phẩm. Thầy thuốc có thể phải chịu trách
nhiệm pháp lý nếu những ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của bệnh nhân là kết
quả của tương tác thuốc. Cơ sở điều trị phải chịu các gánh nặng về chi phí,
nguồn lực để chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân gặp phải tương tác nguy
hiểm, đe dọa tính mạng. Bên cạnh đó, các công ty Dược phẩm cũng đối mặt
với nguy cơ tốn kém chi phí đầu tư, thời gian, tài chính nếu một thuốc bị rút
ra khỏi thị trường vì xảy ra tương tác nghiêm trọng trên lâm sàng, thậm chí có
khả năng phải theo đuổi các thủ tục pháp lý lâu dài. Thực tế cho thấy, trong
khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2003, 5/10 thuốc bị rút số đăng ký khỏi thị
trường Hoa Kỳ do gây ra các tương tác thuốc nghiêm trọng [22].
Ảnh hưởng của TTT dẫn đến những thái độ xử trí khác nhau của người
thầy thuốc. Một bộ phận trong số họ trở nên quá cảnh giác với các tương tác
thuốc, hạn chế việc sử dụng các thuốc có khả năng tương tác cao, nhưng nếu
có biện pháp theo dõi phù hợp và thận trọng trong quá trình dùng thuốc sẽ
đem lại hiệu quả lớn cho bệnh nhân. Quan điểm này càng bị cường điệu hóa
bởi rất nhiều cảnh báo về tương tác thuốc trong các CSDL. Một số CSDL
không phân biệt rõ ràng cặp tương tác nào đã được nghiên cứu đầy đủ và có
các bằng chứng trong y văn với các cặp tương tác mới chỉ xuất hiện trên một
vài bệnh nhân đơn lẻ [23]. Ngược lại, nhiều bác sĩ lại hoàn toàn không chú ý

đến tương tác thuốc do họ hiếm khi gặp phải tương tác trên lâm sàng. Điều
này có thể dẫn đến nguy cơ gây hại cho bệnh nhân trong điều trị. Thực chất,
khi xảy ra tương tác, phần lớn thuốc vẫn có thể phối hợp với nhau nhưng cần
có biện pháp quản lý tương tác, chỉ có một số lượng nhỏ tương tác phải tránh
hoàn toàn và chống chỉ định không phối hợp [43].

6


1.2. QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG THỰC HÀNH LÂM
SÀNG
1.2.1. Tầm quan trọng của phần mềm hỗ trợ kê đơn cho bác sĩ
Phần mềm hỗ trợ kê đơn để giảm thiểu sai sót trong điều trị được ra đời
từ những năm 1970, các hệ thống như CPOE (Computerized Physician Order
Entry) hoặc CDSS (Clinical Decision Support Systems) được sử dụng tại Mỹ
giúp kiểm tra dị ứng thuốc, hướng dẫn liều cơ bản, hỗ trợ lựa chọn thuốc,
kiểm tra thuốc trùng lặp và rà soát tương tác thuốc [14]. Trong phân tích tổng
quan hệ thống của Kaushal và cộng sự về ảnh hưởng của CPOE và CDSS tới
thực hành an toàn thuốc cho thấy các hệ thống này đã giúp giảm thiểu sai sót
trong sử dụng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tương tác thuốc
gặp trên bệnh nhân [32]. Các phần mềm này có thể cung cấp các thông tin cụ
thể về TTT như thời gian khởi phát, mức độ nghiêm trọng, mức độ bằng
chứng, hậu quả, cơ chế và các biện pháp quản lý tương tác. Tuy nhiên, là các
phần mềm hỗ trợ kê đơn, các phần mềm này có độ nhạy tương đối cao (để
cảnh báo những tương tác có YNLS tiềm tàng) nhưng độ đặc hiệu (để tránh
quá tải những cảnh báo không liên quan) tương đối thấp. Phần mềm thường
đưa ra quá nhiều cảnh báo, kể cả TTT không yêu cầu can thiệp hay không có
ý nghĩa lâm sàng khiến cho các bác sĩ, dược sĩ khó khăn trong việc phân biệt
những thông tin quan trọng hay những cảnh báo giả.
1.2.2. Một số yêu cầu với cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc

Bên cạnh các phần mềm hỗ trợ kê đơn, các CSDL được phối hợp để tra
cứu và duyệt tương tác thuốc có vai trò hết sức quan trọng. Các CSDL này
giúp bác sĩ và dược sĩ phát hiện các TTT có YNLS và đưa ra biện pháp xử trí
phù hợp. Để thực hiện đúng vai trò của mình trên thực hành lâm sàng, theo
Hansten các CSDL cần đạt những yêu cầu sau [20]:
+ Tính phạm vi: thể hiện khả năng bao quát thông tin về tương tác thuốc

7


của CSDL trên những khía cạnh khác nhau như cơ chế, hậu quả của tương tác
và những biện pháp can thiệp. Thực tế, nhiều CSDL chỉ cung cấp các cặp
tương tác nhưng không đưa ra các thông tin khác giúp thầy thuốc có kế hoạch
xử trí khi gặp TTT.
+ Tính chọn lọc: thể hiện mức độ có ý nghĩa lâm sàng của các cặp tương
tác được liệt kê trong CSDL. Trên thực tế, các phần mềm tra cứu liệt kê khá
nhiều tương tác thuốc nhưng không phải tất cả các tương tác đều có ý nghĩa
lâm sàng. Điều này dẫn đến xu hướng bác sĩ sẽ bỏ qua những cảnh báo của
phần mềm về những tương tác thuốc xuất hiện trong đơn, hoặc gây khó khăn
cho bác sĩ trong việc kết hợp các thuốc bị cảnh báo có tương tác.
+ Tính đầy đủ: thể hiện việc CSDL cung cấp thông tin đầy đủ và chính
xác. Ví dụ, nhiều CSDL thường gộp những thuốc ức chế tyrosine kinase như
axitinib, crizotinib, dasatinib, erlotinib, gefitinib, imatinib, lapatinib, nilotinib
pazopanib, regorafenib, ruxolitinib, sorafenib, sunitinib, vandetanib và
vemurafenib với rifampicin, một kháng sinh gây cảm ứng CYP3A4. Tuy
nhiên, trên thực tế không cần chỉnh liều sorafenib hoặc vandetanib khi phối
hợp với rifampicin.
+ Tính dễ sử dụng: được biểu hiện ở khả năng cung cấp kết quả tra cứu
TTT nhanh chóng, tiện dụng. Ngoài những CSDL dưới ấn bản giấy, với sự
phát triển của công nghệ thông tin, nhiều phần mềm tra cứu đã được cung cấp

giúp cải thiện rất nhiều thời gian tra cứu và cho kết quả nhanh chóng. Xu
hướng chung hiện nay là sử dụng các cơ sở dữ liệu điện tử trong việc tìm
kiếm và tra cứu tương tác thuốc, nhất là đối với các bác sĩ trẻ [16].
+ Tính cập nhật: của CSDL đóng vai trò rất quan trọng. Số lượng thuốc
mới được nghiên cứu và đưa ra thị trường khá nhiều, do đó việc cập nhật kịp
thời CSDL tương tác thuốc để giúp cán bộ y tế sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả
và hạn chế nguy cơ tương tác thuốc cho bệnh nhân. Rõ ràng đây là thế mạnh
lớn của các CSDL tra cứu trực tuyến so với ấn bản giấy.

8


1.2.3. Một số cơ sở dữ liệu thường dùng tra cứu TTT hiện nay
Hiện nay, CSDL tra cứu tương tác thuốc có rất nhiều, mỗi CSDL có
những ưu nhược điểm riêng, sự không đồng thuận các cơ sở dữ liệu tra cứu
TTT đã được đánh giá và khẳng định trong nhiều nghiên cứu [6], [11]. Dưới
đây là một số CSDL thường dùng tra cứu tương tác thuốc được trình bày ở
bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số cơ sở dữ liệu về tra cứu tương tác thuốc
STT

Tên cơ sở dữ liệu

Loại CSDL

Ngôn Nhà xuất bản/
ngữ
Quốc gia

1


Drug Interaction Facts (DIF)

Sách/ phần
mềm tra cứu
trực tuyến

2

Hansten and Horn's Drug
Interactions Analysis and
Management

Sách

Tiếng Woltes Kluwer
Anh Health®/Mỹ

3

Drug Interaction Micromedex ® Solutions
(MM)

Phần mềm tra
cứu trực tuyến
thu phí

Tiếng Truven Health
Anh Analytics/ Mỹ


4

Drug Interactions Checker
(Drugsite)


Phần mềm tra
cứu trực tuyến
miễn phí

Tiếng Drugsite Trust/
Anh New Zealand

5

Tương tác thuốc và chú ý khi
chỉ định

Sách

Tiếng NXB Y học/
Việt Việt Nam

Tiếng Woltes Kluwer
Anh Health®/Mỹ

Do hậu quả to lớn của TTT trên bệnh nhân, nhiều cơ sở dữ liệu chuyên
về tra cứu tương tác thuốc đã được xuất bản. Một số CSDL tra cứu TTT
thường được sử dụng trên thế giới và tại Việt Nam bao gồm: Drug Interaction
Facts, Drug interactions - Micromedex® Solutions, Hansten and Horn’s Drug

Interactions Analysis and Management, Stockley’s Drug Interactions, phụ lục
tra cứu TTT (phụ lục 1) trong Dược thư Quốc gia Anh (BNF 70), các CSDL

9


tra cứu TTT miễn phí trên một số trang web như www.drugs.com,
www.medscape.com, sách Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định (bảng 1.1).
1.2.4. Vài nét về các cơ sở dữ liệu thường dùng tra cứu TTT
Drug Interaction Facts (DF) [18]: đây là một CSDL tra cứu tương tác
thuốc uy tín của tác giả David S. Tatro do Wolters Kluwer Health® phát
hành. Cuốn sách này bao gồm trên 2.000 chuyên luận với thông tin tương tác
cho hơn 20.000 thuốc, cung cấp thông tin về tương tác thuốc - thuốc, thuốc dược liệu, thuốc - thức ăn. Mỗi chuyên luận bao gồm: tên thuốc (tên chung và
tên thương mại), nhóm thuốc tương tác, thời gian tiềm tàng, mức độ nặng của
tương tác, mức độ y văn ghi nhận về tương tác, hậu quả, cơ chế, biện pháp xử
trí, bàn luận và tài liệu tham khảo. Mức độ ý nghĩa của tương tác được đánh
giá dựa trên mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác. Cụ thể cách
phân loại tương tác này của DF được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF
Mức độ

Mức độ nặng

ý nghĩa

của tương tác

Mức độ y văn ghi nhận về tương tác

1


Nặng

Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ

2

Trung bình

Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ

3

Nhẹ

Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ

4

Nặng/trung bình

Có thể

Nhẹ

Có thể

Bất kỳ

Không chắc chắn


5

Hansten and Horn’s drug interaction analysis and management 2013
(HH) [21]: đây là một ấn phẩm khác do Wolters Kluwer Health® phát hành
của hai tác giả Philip D.Hansten và JohnR.Horn. Tài liệu này chú trọng vào
việc quản lý tương tác thuốc để cải thiện kết quả trên bệnh nhân. Mỗi chuyên

10


luận của HH cung cấp thông tin về tên thuốc tương tác, hậu quả, cơ chế, tóm
tắt dữ liệu về tương tác trong y văn và đặc biệt là các yếu tố nguy cơ, biện
pháp xử trí tương tác và tài liệu tham khảo. Mức độ của tương tác được đánh
giá dựa trên mức độ can thiệp của tương tác trên lâm sàng, 5 mức độ của
tương tác trong CSDL này được trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Bảng phân loại mức độ của tương tác trong HH
Mức độ

Mức độ can thiệp

1

Tránh phối hợp

2

Thường tránh phối hợp

3


Giảm thiểu rủi ro

4

Không cần can thiệp

5

Không tương tác

Ý nghĩa
Nguy cơ luôn luôn vượt trội lợi ích.
Chỉ phối hợp trong một số trường hợp
đặc biệt.
Cần tiến hành can thiệp để giảm thiểu
nguy cơ cho bệnh nhân.
Nguy cơ xuất hiện tác dụng bất lợi nhỏ.
Dữ liệu hiện có cho thấy không xảy ra
tương tác.

Drug interactions - Micromedex® Solutions (MM) [43] :

Hình 1. 1. Giao diện phần mềm tra cứu TTT của Micromedex 2.0

11


Drug interactions - Micromedex® Solutions là một phần mềm tra cứu
tương tác thuốc trực tuyến cung cấp bởi Truven Health Analytics và là một

công cụ tra cứu được dùng phổ biến tại Hoa Kỳ.
Hiện nay, phần mềm này cung cấp thông tin về tất cả các dạng tương tác:
tương tác thuốc - thuốc, thuốc - thực phẩm chức năng, thuốc - thức ăn, thuốc ethanol, thuốc - thuốc lá, thuốc - bệnh lý, thuốc - thời kỳ mang thai, thuốc thời kỳ cho con bú, thuốc - xét nghiệm và thuốc - phản ứng dị ứng. Mỗi kết
quả tra cứu về một tương tác thuốc bao gồm các phần sau: tên thuốc (hoặc
nhóm thuốc) tương tác, mức độ nặng của tương tác, mức độ y văn ghi nhận về
tương tác, cảnh báo (hậu quả của tương tác), biện pháp xử trí, thời gian tiềm
tàng, cơ chế, mô tả tương tác trong y văn và tài liệu tham khảo. Không giống
như DF, phần mềm này không có tiêu chí đánh giá mức độ ý nghĩa chung của
TTT dựa trên mức độ nặng của tương tác và mức độ y văn ghi nhận về tương
tác. Ý nghĩa của các mức độ này được trình bày cụ thể trong bảng 1.4, 1.5.
Bảng 1.4. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM
Mức độ của

Ý nghĩa

tương tác
Chống chỉ định

Chống chỉ định các thuốc dùng đồng thời.
Tương tác gây hậu quả đe dọa tính mạng và/ hoặc cần

Nghiêm trọng

can thiệp y khoa để hạn chế tối thiểu phản ứng có hại
nghiêm trọng xảy ra.

Trung bình

Tương tác dẫn đến hậu quả làm nặng thêm tình trạng của
bệnh nhân và/ hoặc cần thay đổi thuốc điều trị.

Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Tương tác có thể

Nhẹ

làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại
nhưng thường không cần thay đổi thuốc điều trị.

Không rõ

Không rõ.

12


Bảng 1.5. Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong MM
Mức độ y văn

Ýnghĩa

ghi nhận về tương tác

Các nghiên cứu có kiểm soát tốt đã chứng minh rõ

Rất tốt

ràng sự tồn tại của tương tác.
Các tài liệu tin cậy cho thấy có tồn tại tương tác

Tốt


nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu có kiểm soát
tốt.
Dữ liệu hiện có nghèo nàn, nhưng dựa vào đặc tính
dược lý, các chuyên gia lâm sàng nghi ngờ tương

Khá

tác có tồn tại hoặc có bằng chứng tốt về dược lý đối
với một loại thuốc tương tự.

Không rõ

Không rõ

Drug Interactions checker truy cập tại địa chỉ www.drugs.com: phần
mềm tra cứu trực tuyến Drug Interactions Checker được cung cấp miễn phí
bởi Drugsite Trust/New Zealand. Phần mềm này cung cấp các thông tin về
tương tác thuốc – thuốc, thuốc – thức ăn.
Bảng 1.6. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong Drugsite
Mức độ nặng

Ý nghĩa

của tương tác
Nghiêm trọng

Tương tác có ý nghĩa rõ rệt trên thực hành lâm sàng/
tránh kết hợp, nguy cơ TTT cao hơn lợi ích
Tương tác có ý nghĩa trên thực hành lâm sàng/thường


Trung bình

tránh kết hợp, chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc
biệt
Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Tương tác có

Nhẹ

thể làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng
có hại nhưng thường không cần thay đổi thuốc điều
trị

13


Nguồn dữ liệu tra cứu của Drugsite Trust/New Zealand được tổng hợp
từ các CSDL Micromedex, Cerner Multum, Wolters Kluwer. Công cụ Drug
Interactions Checker cung cấp hai lựa chọn kết quả tra cứu dành cho bệnh
nhân hoặc dành cho cán bộ y tế. Đối với phần dành cho cán bộ y tế, kết quả
tra cứu cho biết các thông tin tóm tắt về mức độ nghiêm trọng (nghiêm trọng,
trung bình, nhẹ), cơ chế tương tác, hướng dẫn xử trí và các tài liệu tham khảo.
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định [5]: Tương tác thuốc và chú ý
khi chỉ định là tài liệu tra cứu chuyên khảo về tương tác thuốc bằng tiếng
Việt. Đây là cuốn sách giúp bác sĩ thực hành kê đơn tốt, dược sĩ thực hành
dược tốt và điều dưỡng thực hành dùng thuốc đúng cách, theo dõi phát hiện
biểu hiện bất thường của bệnh nhân khi dùng thuốc. Tương tác thuốc và chú ý
khi chỉ định là cuốn sách để tra cứu nhanh, thuận lợi trong thực hành, mỗi
tương tác thuốc được trình bày hai lần, mỗi lần ở một họ tương tác với nhau.
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định chỉ đề cập đến tương tác thuốc - thuốc.
Mức độ chú ý khi sử dụng và mức độ tương tác thuốc được xếp theo 4 mức độ

trong bảng 1.7.
Bảng 1.7. Bảng phân loại mức độ chú ý khi sử dụng và mức độ TTT
Mức độ

Chú ý khi chỉ định

Tương tác thuốc

1

Cần theo dõi

Tương tác cần theo dõi

2

Thận trọng

Tương tác cần thận trọng

3

Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích

Cân nhắc nguy cơ/lợi ích

4

Chống chỉ định


Phối hợp nguy hiểm

1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ VÀ NGUY CƠ
TƯƠNG TÁC THUỐC
1.3.1. Sơ lược về bệnh lý ung thư
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô độ, vô tổ chức, không tuân theo

14


các cơ chế kiểm soát về phát triển cơ thể. Ung thư không phải là một bệnh,
người ta biết có hơn 200 loại ung thư khác nhau trên cơ thể người [4].
Các nhóm thuốc điều trị ung thư
Hiện nay, bốn phương pháp điều trị bệnh ung thư thường dùng là: phẫu
thuật, hóa trị liệu, xạ trị và miễn dịch trị liệu. Trong điều trị ung thư, người
thầy thuốc sẽ căn cứ vào từng loại bệnh, từng giai đoạn, từng tính chất của tế
bào u, từng cá thể mà áp dụng một hay nhiều phương pháp trong các phác đồ
điều trị cụ thể [4]. Dựa vào cấu trúc hóa học và cơ chế, có thể chia thuốc điều
trị ung thư thành các nhóm sau [3]:
Nhóm kháng chuyển hóa: Do có cấu trúc tương tự các chất nội sinh nên
khi vào cơ thể các thuốc này ức chế cạnh tranh hoặc ức chế tổng hợp purin,
pyrimidin hoặc acid folic, là những chất quan trọng trong tổng hợp acid
nucleic. Các thuốc trong nhóm này thường dùng là methotrexat, azathioprin,
cytarabin, fludarabin…
Nhóm alkyl hóa: những thuốc khi vào cơ thể chuyển hóa tạo ra gốc
alkyl. Các gốc alkyl sẽ liên kết cộng hóa trị với guanin tạo liên kết chéo giữa
2 mạch của phân tử ADN hoặc giữa 2 phân tử trên cùng 1 mạch nên ngăn cản
sự tách đôi và sao chép dẫn tới ức chế tổng hợp ADN, ARN làm cho tế bào
ung thư không nhân lên được, không phát triển được. Ngoài ra các thuốc này

còn có tác dụng ức chế miễn dịch. Các loại thuốc alkyl hóa thường có dẫn
xuất nitrogen mustard, dẫn xuất nitrour, dẫn xuất triazen, dẫn xuất alkyl
sulfonat và dẫn xuất platin. Một số thuốc thường dùng là cyclophosphamid,
ifosfamid, dacarbazin, busulfan, cisplatin…
Nhóm chống phân bào: các thuốc này gắn chọn lọc vào tubulin ngăn cản
tạo thành cấu trúc vi ống - thành phần quan trọng của thoi gián phân nên ức
chế sự tách đôi của nhiễm sắc thể, tế bào ung thư bị tiêu diệt. Nhóm này có
các alkaloid dừa cạn, dẫn xuất taxan và dẫn xuất podophyllotoxin. Các thuốc
thường được sử dụng như là vincristin, docetaxel, etoposid…

15


Nhóm kháng sinh: các kháng sinh thường xen vào giữa phân tử ADN
hoặc tạo liên kết chéo giữa 2 phân tử ADN gây tổn thương ADN, ức chế sự
phân chia tế bào. Các kháng sinh điều trị ung thư chủ yếu được phân lập từ
Streptomyces như các thuốc anthracyclin (daunorubicin, doxorubicin),
bleomycin, ...
Nhóm hormon và kháng hormon: ức chế bài tiết hoặc đối kháng tác dụng
của hormon. Các thuốc trong nhóm được dùng để điều trị các loại ung thư
liên quan tới rối loạn hormon như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung
thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Thường sử dụng các estrogen, các progesteron,
androgen, dẫn xuất của hormon giải phóng gonadotropin, …
Nhóm thay đổi đáp ứng miễn dịch: gồm nhiều thuốc với nhiều cơ chế
interferon kích thích tế bào NK của lympho bào và kích thích hoạt tính diệt
khối u của bạch cầu đơn nhân. Interleukin kích thích miễn dịch và ức chế sự
tăng trưởng, lan truyền của khối u, với các chất thường được sử dụng là
interferon, interleukin II, ...
Các thuốc khác như hydroxyurea có tác dụng đặc hiệu trên pha S nhờ ức
chế enzym ribonucleic reductase do đó ức chế tổng hợp ADN, mitoxantron là

dẫn xuất của anthraquinon tổng hợp có cấu trúc và cơ chế tác dụng giống như
nhóm kháng sinh anthracyclin…
1.3.2. Điều trị bệnh ung thư vú
Ung thư vú là bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú.
Ung thư vú là một trong hai ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nước ta, là ung
thư đe dọa mạng sống của phụ nữ nhiều nhất. Bệnh liên quan nội tiết và việc
điều trị có thể gây thay đổi về hình dạng lẫn tâm lý của bệnh nhân [7].
Theo UICC: Ung thư vú hiện nay là là loại ung thư phổ biến thứ hai trên
toàn cầu, chiếm 1,7 triệu ca mắc mới trong năm 2012 tăng 20% so với năm
2008. Trong đó sự gia tăng nhanh nhất gặp ở các nước thu nhập trung bình và
thu nhập thấp. Ung thư vú là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên thế

16


×