Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khảo sát danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 90 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU HOÀNG

KHẢO SÁT DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ
DỤNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
BỘ CÔNG AN NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU HOÀNG

KHẢO SÁT DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ
DỤNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
BỘ CÔNG AN NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGHÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60.72.04.12

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Thắng
Thời gian thực hiện: Từ 18/7/2016 đến 18/11/2016

HÀ NỘI 2016



LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới TS Đỗ Xuân Thắng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn
Quản lý và Kinh tế Dược đã trang bị cho tôi những kiến thức và những
kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, các
phòng ban và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều
kiện, dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn chân thành Ban Giám đốc, Khoa Dược và
các khoa phòng Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn
này.
Xin giành những lời cảm ơn chân thành gia đình, bạn bè, những
người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên, khích lệ trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2016
Học viên

Nguyễn Hữu Hoàng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Danh mục thuốc bệnh viện .................................................................. 3
1.1.1. Yêu cầu cần có của danh mục thuốc bệnh viện .................................. 3
1.1.2. Vị trí của danh mục thuốc bệnh viện trong hoạt động cung ứng thuốc
bệnh viện ....................................................................................................... 3

1.2. Hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện .............. 4
1.2.1. Tình trạng bệnh tật và mô hình bệnh tật (MHBT) .............................. 4
1.2.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn (Phác đồ điều trị) ..................................... 6
1.2.3. Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh .......... 7
1.2.4. Hội đồng thuốc và điều trị .................................................................. 7
1.3. Vài nét về cơ cấu danh mục thuốc và giá trị tiền thuốc được sử
dụng tại một số bệnh viện Việt Nam giai đoạn 2007- 2013. .................... 8
1.3.1. Cơ cấu danh mục và giá trị tiền thuốc tân dược được sử dụng tại
một số bệnh viện Việt Nam giai đoạn 2007-2013 ......................................... 8
1.3.2. Cơ cấu danh mục thuốc y học cổ truyền tại một số bệnh viện Việt
Nam giai đoạn 2010-2013 ........................................................................... 11
1.4. Vài nét về bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an ...................... 13
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................... 13
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ......................................................................... 13
1.4.3. Mô hình tổ chức của bệnh viện ......................................................... 13
1.4.4. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện ......................................................... 14
1.4.5. Khoa Dược bệnh viện YHCT - Bộ Công an ...................................... 15
1.4.6. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT
Bộ Công an từ năm 1996 đến năm 2008 .................................................... 18
1.5 Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài ............................................ 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 20
1.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........ 20
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 20
1.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 20


1.2.2. Các biến số nghiên cứu ..................................................................... 20
1.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu ............................ 21
1.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................ 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 24

3.1. Khảo sát cơ cấu và giá trị tiền thuốc của danh mục thuốc tân dược
được sử dụng tại bệnh viện năm 2015 ..................................................... 24
3.1.1. Cơ cấu DMT tân dược năm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý ........ 24
3.1.2. Danh mục thuốc tân dược sử dụng tại Bệnh viện năm 2015 ............ 26
3.1.3. Khảo sát DMT tân dược sử dụng tại bệnh viện năm 2015 theo
phương pháp phân tích ABC ....................................................................... 35
3.2. Khảo sát cơ cấu và giá trị tiền thuốc của danh mục thuốc y học cổ
truyền được sử dụng tại bệnh viện năm 2015 ........................................ 40
3.2.1. Danh mục vị thuốc YHCT sử dụng tại Bệnh viện năm 2015 ............ 40
3.2.2. Khảo sát danh mục vị thuốc YHCT sử dụng tại bệnh viện năm 2015
theo phương pháp phân tích ABC ............................................................... 48
3.2.3. Khảo sát danh mục chế phẩm y học cổ truyền sử dụng tại bệnh viện
năm 2015 ..................................................................................................... 53
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 57
4.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc của danh mục thuốc tân dược được sử
dụng tại bệnh viện năm 2015 ................................................................... 57
4.2. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc của danh mục thuốc YHCT được sử
dụng tại bệnh viện năm 2015 ................................................................... 64
4.2.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc của danh mục vị thuốc YHCT sử dụng tại
bệnh viện năm 2015 .................................................................................... 64
4.2.2. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc của danh mục chế phẩm YHCT sử dụng
tại bệnh viện năm 2015 ............................................................................... 69
4.3. Tương quan về cơ cấu thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2015 ...... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 71
KẾT LUẬN ................................................................................................ 71
KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CAND

Công an nhân dân

DM

Danh mục

DMT


Danh mục thuốc

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTSD

Danh mục thuốc sử dụng

DSĐH

Dược sỹ đại học

DSTH

Dược sỹ trung học

GTSD

Giá trị sử dụng

GTTT

Giá trị tiền thuốc

GTTTSD

Giá trị tiền thuốc sử dụng


HC

Hoạt chất

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

ICD

Mã bệnh quốc tế

KCB

Khám chữa bệnh

SKM

Số khoản mục

MHBT

Mô hình bệnh tật

YHCT

Y học cổ truyền



TDDL

Tác dụng dược lý

TTY, TCY

Thuốc thiết yếu, thuốc chủ
yếu
Đô la Mỹ

USD

United State Dollar

VEN

V-Vitaldrugs;E-Essential
drugs; N-Non-Essential
drugs

VNĐ
WHO

Thuốc tối cần; thuốc thiết yêu;
thuốc không thiết yếu
Việt Nam đồng

World Health
Organization


Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. MHBT chung ở Việt Nam giai đoạn 1976 - 2013 ........................ 5
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện YHCT Bộ Công an năm 2015 . 14
Bảng 1.3. Nhân lực khoa Dược BV YHCT Bộ Công an năm 2015 ........... 17
Bảng 1.4. MHBT của bệnh nhân điều trị nội trú tại BV YHCT Bộ Công an
từ năm 1996 đến năm 2008 theo mã ICD 10 .............................................. 18
Bảng 2.5. Các biến số nghiên cứu........................................................... 20
Bảng 2.6. Các chỉ số phân tích danh mục thuốc ......................................... 22
Bảng 3.7. Cơ cấu DMT tân dược năm 2015 theo nhóm TDDL............. 24
Bảng 3.8. Số khoản mục thuốc/HC trong DMT tân dược được sử dụng năm
2015 ............................................................................................................. 26
Bảng 3.9. Sô khoản mục thuốc/HC tân dược trong DMT tân dược năm
2015 không sử dụng .................................................................................... 29
Bảng 3.10. Cơ cấu GTTT tân dược sử dụng tại bệnh viện năm 2015 theo
nhóm TDDL ................................................................................................ 29
Bảng 3.11. Tỷ lệ 5 nhóm thuốc sử dụng nhiều trong bệnh viện theo thông
tư 22/2011/TT-BYT trong DMT tân dược sử dụng năm 2015 ................... 32
Bảng 3.12. Cơ cấu DMT tân dược sử dụng tại bệnh viện năm 2015 theo
xuất xứ hàng hóa ......................................................................................... 33
Bảng 3.13. Cơ cấu DMT tân dược sử dụng tại bệnh viện năm 2015 theo
phương pháp phân tích ABC ....................................................................... 35
Bảng 3.14. Cơ cấu danh mục các thuốc tân dược hạng A theo nguồn gốc
xuất xứ ......................................................................................................... 36
Bảng 3.15. Cơ cấu DMT tân dược hạng A theo nhóm tác dụng dược lý ... 37
Bảng 3.16. SKM vị thuốc YHCT trong DM vị thuốc YHCT được sử dụng
tại bệnh viện năm 2015 ............................................................................... 40



Bảng 3.17. SKM vị thuốc YHCT trong DM vị thuốc YHCT năm 2015
không sử dụng ............................................................................................. 43
Bảng 3.18. Cơ cấu giá trị tiền vị thuốc YHCT sử dụng tại bệnh viện năm
2015 theo nhóm tác dụng dược lý ............................................................... 45
Bảng 3.19. Cơ cấu DM vị thuốc YHCT sử dụng tại bệnh viện năm 2015
theo xuất xứ hàng hóa ................................................................................. 47
Bảng 3.20. Cơ cấu DM vị thuốc YHCT sử dụng tại bệnh viện năm 2015
theo phương pháp phân tích ABC ............................................................... 48
Bảng 3.21. Cơ cấu danh mục các vị thuốc YHCT hạng A theo nguồn gốc
xuất xứ ......................................................................................................... 49
Bảng 3.22. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược hạng A theo nhóm tác dụng
dược lý ......................................................................................................... 51
Bảng 3.23. Cơ cấu danh mục chế phẩm YHCT năm 2015 tại bệnh viện theo
nguồn gốc .................................................................................................... 53
Bảng 3.24. SKM chế phẩm YHCT năm 2015 tại bệnh viện không được sử
dụng ............................................................................................................. 54
Bảng 3.25. Số lượng chế phẩm y học cổ truyền sử dụng tại bệnh viện năm
2015 ............................................................................................................. 55


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các yếu tố để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện ..................... 4
Hình 1.2. Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện ..................................... 6
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức bệnh viện .............................................................. 14
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức khoa Dược BV YHCT Bộ Công an ..................... 17



ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Thiếu thuốc hoặc thuốc không đạt
chất lượng nếu được sử dụng sẽ không đảm bảo việc chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tiền thuốc bình quân đầu
người không ngừng tăng, năm 2015 là gần 38 USD/người tăng 10% so với
năm 2014 và gần gấp 2 lần năm 2009[20]. Báo cáo tổng quan tình hình
quản lý và sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh đã chỉ ra rằng:
kinh phí mua thuốc chiếm khoảng 40% ngân sách ngành y tế[3] chiếm 6070% ngân sách chi trả của Bảo hiểm y tế[1] và một phần không nhỏ số tiền
đó bị lãng phí do hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả.
Thị trường thuốc nước ta phát triển liên tục với sự đa dạng phong
phú về chủng loại cũng như nguồn cung cấp, tình trạng thiếu thuốc phục vụ
nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân về cơ bản đã được khắc phục. Tuy
nhiên, do sự mất cân đối về các nhóm dược lý với các thuốc sản xuất trong
nước, sản xuất chủ yếu các nhóm thuốc như chống nhiễm khuẩn, vitamin,
hạ sốt, giảm đau, chống viêm còn các nhóm tim mạch, ung thư, nội tiết có
rất ít đơn vị sản xuất. Mặt khác, các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ nhập khẩu
thuốc bán chạy, lợi nhuận cao chưa phù hợp với MHBT, dẫn đến sự không
lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng thuốc trong
bệnh viện[7].
Trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước, Bộ Y tế quan
tâm tạo điều kiện cho Y học cổ truyền phát triển, thuốc cổ truyền ngày
càng chứng minh được hiệu quả, vai trò trong phòng và chữa bệnh, do đó
được nhân dân cũng như người bệnh tin tưởng, sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên
việc sử dụng thuốc cổ truyền cũng gặp phải nhiều bất cập như tỷ lệ thuốc
bắc trên thị trường cao hơn nhiều so với thuốc nam, giá thành cao, dùng
quá liều, kéo dài, phối hợp thuốc không theo tỉ lệ hợp lý, vừa ảnh hưởng
đến hiệu quả điều trị, vừa gây lãng phí cho xã hội... những điều này thậm
1



chí có lúc gây ra hiểu lầm thuốc cổ truyền không có tác dụng phòng, chữa
bệnh!
Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an là bệnh viện chuyên khoa
hạng I chuyên khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ người bệnh theo
phương pháp Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại. Một trong những
nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám, chữa bệnh là
hoạt động cung ứng thuốc. Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an thực
hiện khám, chữa bệnh cho hai đối tượng bệnh nhân chính: Đối tượng bệnh
nhân có thẻ bảo hiểm y tế (Bệnh nhân Bảo hiểm) và đối tượng bệnh nhân là
cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân (Bệnh
nhân Bao cấp) bằng phương pháp đông tây y kết hợp. Hiện nay, cùng với
sự phát triển không ngừng của bệnh viện, sự nâng cao về trình độ chuyên
môn cũng như tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong toàn bệnh
viện đối với công tác khám, chữa bệnh thì hoạt động cung ứng thuốc luôn
là vấn đề được bệnh viện quan tâm.
Trong những năm qua chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động
cung ứng thuốc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, với mong muốn
được góp phần vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động cung ứng thuốc
tôi tiến hành thực hiện đề tài:
"Khảo sát danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Bộ Công an năm 2015", với các mục tiêu:
1. Khảo sát cơ cấu và giá trị tiền thuốc của danh mục thuốc tân dược
được sử dụng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an năm 2015.
2. Khảo sát cơ cấu và giá trị tiền thuốc của danh mục thuốc y học cổ
truyền được sử dụng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an năm 2015.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng của
hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện trong thời gian tới.

2



Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Danh mục thuốc bệnh viện
1.1.1. Yêu cầu cần có của danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc bệnh viện cần đạt được các yêu cầu sau:
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng
điều trị trong bệnh viện;
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng
và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu
do Bộ Y tế ban hành;
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước[4].
1.1.2. Vị trí của danh mục thuốc bệnh viện trong hoạt động cung ứng
thuốc bệnh viện
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người sử
dụng. Chu trình cung ứng thuốc được tiến hành lần lượt theo 4 bước cơ bản
tạo thành chu trình khép kín: Lựa chọn, mua thuốc, phân phối (trong bệnh
viện là cấp phát) và sử dụng.
Trong hoạt động quản lý thuốc ở bệnh viện thì Hội đồng thuốc và
điều trị có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên
quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính
sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. Do đó hoạt động của Hội đồng
thuốc và điều trị có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến chu trình
cung ứng thuốc của bệnh viện.
Trong chu trình cung ứng thuốc bệnh viện thì hoạt động lựa chọn
thuốc để xây dựng DMT là hoạt động đầu tiên nhằm tăng cường sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả trong bệnh viện. Quy trình xây dựng DMT

3


chính là nền tảng cho việc quản lý dược tốt và sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý, hiệu quả.
1.2. Hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Các yếu tố liên quan đến hoạt động lựa chọn, xây dựng DMT được
khái quát theo hình 1.1 sau:
Mô hình bệnh tật bệnh viện

Hướng dẫn điều trị
(Phác đồ điều trị)

Các chính sách về thuốc
của nhà nước (TTY,TCY)

Trình độ chuyên môn,
kỹ thuật, kinh phí...

Thực tế thuốc đã sử dụng
và dự đoán nhu cầu trong
tương lai

Khả năng chi trả của
người bệnh; quỹ bảo
hiểm y tế
Hội đồng thuốc và điều
trị bệnh viện

Danh mục thuốc

bệnh viện

Hình 1.1. Các yếu tố để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
1.2.1. Tình trạng bệnh tật và mô hình bệnh tật (MHBT)
Nhu cầu về thuốc của một người phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật
của người đó. Còn nhu cầu về thuốc của một cộng đồng sẽ phụ thuộc vào
tình trạng bệnh tật của cộng đồng đó trong những điều kiện không gian,
thời gian cụ thể được khái quát dưới dạng MHBT.
MHBT của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập
hợp tất cả các tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động
của các yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó trong
một khoảng thời gian nhất định.
4


1.2.1.1. MHBT ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới.
Do đó Việt Nam có một MHBT đặc trưng của quốc gia nhiệt đới đang phát
triển. Bảng 1.1 sau đây sẽ cho ta thấy rõ hơn về MHBT ở Việt Nam giai
đoạn 1976- 2013[5].
Bảng 1.1. MHBT chung ở Việt Nam giai đoạn 1976 - 2013
Đơn vị: tỉ lệ %
TT

Chương Năm 1976
bệnh

1
2


3

Dịch
lây

Mắc

Chết

Năm 1986

Năm 1996

Năm 2006

Năm 2013

Mắc

Mắc

Mắc

Mắc

Chết

Chết

Chết


Chết

55.05 53.06 59.20 52.10 37.63 33.13 24.94 13.23 25.33 12.23

Bệnh
42.65 44.71 39.00 41.80 50.02 43.68 62.40 61.62 63.50 69.63
không
lây
Tai nạn,
ngộ
1.84 2.23 1.80 6.10 12.35 23.20 12.66 25.15 11.17 18.15
độc,
chấn
thương

Ở Việt Nam về mặt MHBT các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh
phổ biến nhất kể cả trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Tuy nhiên gần đây
các bệnh không nhiễm khuẩn như tim mạch, huyết áp, tai nạn... đang có xu
hướng gia tăng.
Tại hội nghị Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ y tế - Hướng
tới một châu Á khỏe mạnh hơn diễn ra tháng 3/2015, Bộ Y tế cho biết tại
Việt Nam mô hình bệnh tật hiện đang là mô hình kép, trong đó song song
với các bệnh truyền nhiễm được đẩy lùi thì các bệnh không truyền nhiễm
bao gồm ung thư, tim mạch, đái tháo đường... đang có xu hướng gia tăng
giống với các nước phát triển[6]. Nguyên nhân của sự thay đổi MHBT này
là do sự biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, ô nhiễm
môi trường...
1.2.1.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện
5



Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh cho người mắc bệnh trong cộng
đồng. Mỗi bệnh viện có tổ chức nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn
khác nhau, với các đặc điểm dân cư địa lý khác nhau, đặc biệt là sự phân
công chức năng nhiệm vụ trong các tuyến y tế khác nhau. Ở Việt Nam cũng
như trên thế giới có hai loại MHBT bệnh viện theo hình 1.2[2].
Mô hình bệnh tật
bệnh viện

Mô hình bệnh tật của bệnh viện
đa khoa
(Gồm các bệnh thông thường và
bệnh chuyên khoa)

Mô hình bệnh tật bệnh viện chuyên
khoa, viện có giường bệnh
(Gồm chủ yếu là bệnh chuyên khoa
và bệnh thông thường)

Hình 1.2. Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện
MHBT bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện xây dựng
danh mục thuốc phù hợp.
1.2.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn (Phác đồ điều trị)
Hướng dẫn điều trị chuẩn là văn bản chuyên môn có tính pháp lý. Nó
được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu
trong điều trị mỗi loại bệnh. Một phác đồ điều trị có thể có một hoặc nhiều
công thức điều trị khác nhau.
Theo WHO một phác đồ điều trị về thuốc cần phải đảm bảo an toàn,
hợp lý, hiệu quả[16].

DMT cần được xây dựng dựa trên phác đồ điều trị của các bệnh
thường gặp trong MHBT của bệnh viện. Điều này giúp nâng cao rất nhiều
hiệu quả của hoạt động lựa chọn thuốc vào danh mục.

6


1.2.3. Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
DMTCY được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh là cơ sở để các
cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán
cho các đối tượng người bệnh, bao gồm cả người có thẻ BHYT.
DMTCY được xây dựng trên cơ sở DMTTY hiện hành của Việt
Nam và WHO.
DMTCY sử dụng để xây dựng DMT tại bệnh viện YHCT Bộ Công
an năm 2015 là Danh mục các thuốc tân dược ban hành theo Thông tư số
40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 (Đối với thuốc tân dược) và Danh mục
các thuốc cổ truyền ban hành theo Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày
29/4/2010 (Đối với thuốc cổ truyền). Hệ thống danh mục này bao gồm
1143 thuốc tân dược (tương ứng 900 hoạt chất) phân thành 26 nhóm tác
dụng dược lý; 57 chất phóng xạ và hoạt chất đóng dấu; DMT cổ truyền
gồm 127 chế phẩm cổ truyền được phân thành 11 nhóm; 300 vị thuốc cổ
truyền được sắp xếp vào 27 nhóm tác dụng chữa bệnh theo y học cổ truyền.
1.2.4. Hội đồng thuốc và điều trị
1.2.4.1. Thành lập HĐT & ĐT
Ngày 08/8/2013, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BYT
quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh
viện trong đó quy định rõ hội đồng phải được thành lập ở tất cả các bệnh
viện. Qua đó chúng ta có thể thấy rõ vai trò không thể thiếu của HĐT &
ĐT bệnh viện trong các hoạt động liên quan đến thuốc nói chung và hoạt
động lựa chọn thuốc nói riêng.

1.2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của HĐT & ĐT
HĐT & ĐT có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn
đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt
chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
Các nhiệm vụ chính của HĐT & ĐT là:

7


- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh
viện;
- Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện;
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị;
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc;
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong
điều trị;
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc[4].
1.2.4.3 Vai trò của HĐT & ĐT trong lựa chọn thuốc (xây dựng DMT
bệnh viện)
Chúng ta thấy rõ HĐT & ĐT bệnh viện là tổ chức có nhiệm vụ xây
dựng DMT bệnh viện. Mọi vấn đề liên quan đến hoạt động lựa chọn thuốc
đều phải được HĐT & ĐT xem xét, thống nhất rồi mới đưa vào DMT bệnh
viện. Một DMT được xây dựng tốt có thể loại bỏ được các thuốc không an
toàn, kém hiệu quả do đó nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc đồng thời giảm
được số lượng thuốc cần mua sắm dẫn đến giảm kinh phí mua thuốc, giảm
số ngày nằm viện. Do đó, có thể nói việc lựa chọn xây dựng DMT của
HĐT & ĐT là một bước then chốt quyết định đến hiệu quả của hoạt động
cung ứng thuốc bệnh viện nói chung và sử dụng thuốc an toàn hợp lý hiệu
quả nói riêng.
1.3. Vài nét về cơ cấu danh mục thuốc và giá trị tiền thuốc được sử

dụng tại một số bệnh viện Việt Nam giai đoạn 2007- 2013.
1.3.1. Cơ cấu danh mục và giá trị tiền thuốc tân dược được sử dụng tại
một số bệnh viện Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Việc xây dựng DMT dựa trên danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu do
Bộ Y tế ban hành đem lại nhiều lợi ích như: giúp bác sĩ thuận lợi khi kê
đơn cho bệnh nhân BHYT, tiết kiệm chi phí về thuốc cho bệnh nhân
BHYT, rút ngắn thời gian đưa thuốc điều trị đến bệnh nhân, rút ngắn thời
gian thực hiện các thủ tục hành chính về thuốc liên quan đến BHYT... tuy
8


nhiên tình trạng sử dụng thuốc ngoài DMTCBCY cho bệnh nhân vẫn xảy
ra: theo một kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm
2013 tỷ lệ thuốc chữa bệnh chủ yếu có trong các thuốc sử dụng tại bệnh
viện là 95,4%[17]; tỷ lệ này tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
năm 2010 là 94,9% về SKM và 96,96% về GTTTSD[9]; tại bệnh viện Tim
Hà Nội năm 2010 là 88% về SKM[13].
Ở nước ta cũng như trên thế giới vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh
luôn là chủ đề được quan tâm, vấn đề kháng thuốc đang là trung tâm trong
sử dụng kháng sinh hiện nay, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, hiệu quả
sẽ không làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, giúp tiết kiệm chi phí và
tránh được tác dụng không mong muốn. Kết quả khảo sát của Bộ Y tế tại
một số bệnh viện cho thấy: từ năm 2007 đến năm 2009, kinh phí mua thuốc
kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến 32,4% trong tổng GTTTSD
[12]. Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38
bệnh viện đa khoa đại diện cho 6 vùng miền trên cả nước cho kết quả tỷ lệ
giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là 32,5%, đứng
đầu về GTTTSD trong 10 nhóm thuốc có GTTTSD cao nhất[21]. Một số
kết quả nghiên cứu khác: tại bệnh viện đa khoa Mù Cang Chải năm 2013
thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm TDDL là 18,33%

SKM và 52,43% GTTTSD[8]; tương tự như vậy tại bệnh viện Phụ sản Hải
Dương năm 2013 thuốc kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các
nhóm TDDL là 19,8% SKM và 68,10% GTTTSD[10].
Thuốc về tim mạch cũng chiếm một tỷ lệ lớn về GTTTSD trong các
bệnh viện hiện nay. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự
năm 2009 thì ở cả 3 tuyến Trung ương, huyện và tỉnh thuốc tim mạch
chiếm từ 10-12,4% GTTTSD, luôn đứng thứ 2 hoặc 3 trong 10 nhóm thuốc
có GTTTSD cao nhất[21]. Tỷ lệ này tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam
năm 2013 là 12,02% GTTTSD đứng thứ 2 về GTTTSD[15]; tỷ lệ này tại

9


Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2010 là 38,41% GTTTSD
thuốc tân dược, đứng thứ nhất về GTTTSD thuốc tân dược[9].
Cùng với thuốc về tim mạch thuốc đường tiêu hóa cũng chiếm một
tỷ lệ lớn về GTTTSD trong các bệnh viện hiện nay. Theo nghiên cứu của
Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 thì ở cả 3 tuyến Trung ương,
huyện và tỉnh thuốc đường tiêu hóa chiếm từ 9-12% GTTTSD, luôn đứng
thứ 2 hoặc 3 trong 10 nhóm thuốc có GTTTSD cao nhất[21]. Tỷ lệ này tại
Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 là 8,35% GTTTSD đứng thứ 4
về GTTTSD[15].
Vitamin và khoáng chất là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong
kê đơn và có nguy cơ lạm dụng cao. Kết quả một nghiên cứu tại Bệnh viện
đa khoa Mù Cang Chải năm 2013 cho thấy Vitamin và khoáng chất chiếm
9,44% về SKM và 14,41% về GTTTSD, đứng thứ 2 về GTTTSD[8]; tỷ lệ
này tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2010 là 23,25%
GTTTSD thuốc tân dược, đứng thứ 2 về GTTTSD thuốc tân dược[9].
Tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại nhập cao hơn thuốc sản xuất trong nước ở
nước ta rất phổ biến, ở một số bệnh viện tỷ lệ này chênh lệch rất cao. Tình

trạng này dẫn đến chi phí mua thuốc tốn kém do thuốc ngoại nhập thường
có giá thành cao hơn thuốc sản xuất trong nước, không kích thích được
công nghiệp dược phát triển, khó tự chủ về thuốc trong các tình huống đặc
biệt. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 thì ở
cả 3 tuyến Trung ương, huyện và tỉnh về SKM trung bình thuốc sản xuất
trong nước chiếm 35,6 ± 9,1% còn thuốc ngoại nhập chiếm 64,2 ± 9,0%; về
GTTTSD trung bình thuốc sản xuất trong nước chiếm 34,9 ± 15,4% còn
thuốc ngoại nhập chiếm 65,1 ± 15,9%[21]; Kết quả này tại Bệnh viện đa
khoa Quảng Nam năm 2013 là thuốc sản xuất trong nước chiếm 34.33%,
thuốc ngoại nhập chiếm 65,67% GTTTSD[15]; tại bệnh viện Phụ sản Hải
Dương năm 2013 thuốc sản xuất trong nước chiếm 21,9%, thuốc ngoại
nhập chiếm 78,1% GTTTSD[10].
10


1.3.2. Cơ cấu danh mục thuốc y học cổ truyền tại một số bệnh viện Việt
Nam giai đoạn 2010-2013
Hiện nay việc xây dựng DMT y học cổ truyền ở các bệnh viện cũng
được chia thành các nhóm TDDL dựa trên các thông tư của BYT ban hành
như thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở
khám chữa bệnh.
Nhóm phát tán phong thấp là một nhóm thuốc chiếm tỷ lệ SKM lớn
trong các bệnh viện y học cổ truyền do vừa đạt hiệu quả cao trong điều trị
vừa ít tác dụng phụ hơn so với thuốc tân dược. Tỷ lệ nhóm thuốc phát tán
phong thấp tại bệnh viện YHCT Trung ương năm 2013 là 7,1%[11]; tỷ lệ
này tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2010 là 7.2%[9] và tỷ
lệ này tại Bệnh viện YHCT Hưng Yên năm 2013 là 6,7%[18].
Nhóm thuốc hoạt huyết khứ ứ cũng là một nhóm thuốc có SKM
được sử dụng nhiều. Tại bệnh viện YHCT Trung ương năm 2013 là

7,4%[11], tỷ lệ này tại Bệnh viện YHCT Hưng Yên năm 2013 là 6,5%[18].
Nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc cũng là một nhóm thuốc có SKM
được sử dụng nhiều. Tại bệnh viện YHCT Trung ương năm 2013 là
7,4%[11], tỷ lệ này tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2010
là 6,3%[9]; tỷ lệ này tại Bệnh viện YHCT Hưng Yên năm 2013 là
7,1%[18].
Hai nhóm thuốc bổ dương, bổ khí và bổ âm, bổ huyết cũng có SKM
lớn trong DMT y học cổ truyền và xuất hiện hầu hết trong các đơn thuốc y
học cổ truyền theo lý thuyết ngũ hành "con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con". Tại
bệnh viện YHCT Trung ương năm 2013 nhóm thuốc bổ dương, bổ khí
chiếm 8,2% và bổ âm, bổ huyết chiếm 6,3%[11], tỷ lệ này tại Bệnh viện Y
dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2010 nhóm thuốc bổ dương, bổ khí chiếm
7,2% và bổ âm, bổ huyết chiếm 9%[9]; tỷ lệ này tại Bệnh viện YHCT

11


Hưng Yên năm 2013 là nhóm thuốc bổ dương, bổ khí chiếm 7,1% và bổ
âm, bổ huyết chiếm 5,8%[18].
Ngoài một số nhóm TDDL được sử dụng nhiều đã nêu trên các
nhóm TDDL còn lại nhìn chung có tỷ lệ % sử dụng thấp và khá đồng đều.
DMT Y học cổ truyền tại bệnh viện YHCT Trung ương năm 2013 gồm 27
nhóm TDDL, có 27/27 nhóm TDDL được sử dụng trong đó ngoài 5 nhóm
có SKM lớn đã nêu trên có nhóm chỉ ho bình suyễn cũng chiếm tỷ lệ lớn là
5,2%, 21 nhóm TDDL còn lại chiếm tỷ lệ 58,4%[11]; DMT Y học cổ
truyền tại Bệnh viện YHCT Hưng Yên năm 2013 gồm 28 nhóm TDDL, có
28/28 nhóm TDDL được sử dụng trong đó ngoài 5 nhóm có SKM lớn đã
nêu trên thì có nhóm trừ thấp lợi thủy cũng chiếm tỷ lệ lớn là 6,2%, 22
nhóm TDDL còn lại chiếm tỷ lệ 60,6%[18]; DMT Y học cổ truyền tại Bệnh
viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2010 gồm 26 nhóm TDDL, có

26/26 nhóm TDDL được sử dụng trong đó ngoài 4 nhóm có SKM lớn đã
nêu trên thì có ba nhóm TDDL chiếm tỷ lệ cao là thanh nhiệt lương huyết
chiếm 6,3%, phát tán phong nhiệt chiếm 5,4%, bình can tức phong chiếm
5,4%, còn 19 nhóm TDDL còn lại chiếm tỷ lệ 53,2%[9].
Ta thấy danh mục thuốc y học cổ truyền theo nhóm TDDL tại các
bệnh viện khá đa dạng ngoài các nhóm TDDL chiếm tỷ lệ SKM cao giống
nhau còn có các nhóm TDDL có tỷ lệ SKM cao tùy thuộc từng bệnh viện.
Số lượng các nhóm TDDL chênh lệch thấp từ 26 đến 28 nhóm. Tỷ lệ sử
dụng là 100% các nhóm TDDL ở các bệnh viện.
Tùy theo bệnh viện mà SKM thuốc y học cổ truyền khác nhau, số
lượng chênh lệch khá lớn. DMT Y học cổ truyền tại bệnh viện YHCT
Trung ương năm 2013 có 269 vị thuốc, DMT Y học cổ truyền tại bệnh viện
YHCT Hưng Yên năm 2013 có 325 vị thuốc, DMT Y học cổ truyền tại
bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2010 có 110 vị thuốc.

12


1.4. Vài nét về bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Bệnh viện YHCT Bộ Công an có tiền thân là Phòng chẩn trị Y học
dân tộc được thành lập ngày 28/6/1986 với quy mô 20 giường bệnh, đến
tháng 12/1996 đổi tên thành bệnh viện YHCT Bộ Công an với 100 giường
bệnh và 5 khoa phòng, tháng 12/2010 bệnh viện nâng cấp lên quy mô 400
giường bệnh và 20 khoa phòng. Đến năm 2012 được Bộ Y tế xếp hạng
bệnh viện chuyên khoa hạng I.
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ
- Khám chữa bệnh cho CBCS - CAND và nhân dân bằng YHCT;
Kết hợp YHCT và YHHĐ
- Kế thừa một số thế mạnh của YHCT Việt Nam

- Thực hiện công tác NCKH
- Đào tạo cán bộ y tế
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Tuyên truyền phòng bệnh bằng YHCT; phòng chống dịch bệnh
- Hợp tác quốc tế về YHCT
- Bào chế và sản xuất thuốc YHCT
- Quản lý kinh tế trong Bệnh viện
- Dự án nghiên cứu một số loài cây con thuốc quý hiếm theo tiêu
chuẩn GACP; DA bảo tồn và phát triển dược liệu tạo nguồn nguyên liệu
làm thuốc theo tiêu chuẩn GAP
- Là đơn vị trong hệ thống chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho cán bộ
Trung ương (Lãnh đạo Đảng, Nhà nước), Tướng lĩnh trong CAND
- Hiện tại là 1 trong năm đơn vị đầu ngành về YHCT trong toàn
quốc.
1.4.3. Mô hình tổ chức của bệnh viện
Bệnh viện được tổ chức theo hình 1.3
13


Ban
Giám đốc
Khối phòng
chức năng

Khối
Cận lâm sàng
Dược và VTTBYT

Khối
Lâm sàng


Phòng
Kế hoạch tổng hợp
Khoa Nội I

Khoa
Khám bệnh

Khoa
Chẩn đoán hình ảnh

Khoa Nội II

Khoa Điều trị tích cực

Khoa
Xét nghiệm

Khoa Nội III

Khoa Ngoại - U bướu

Khoa
Chống nhiễm khuẩn

Khoa Nội IV

Khoa
Châm cứu - Phục hồi
chức năng


Khoa
Dinh dưỡng

Khoa Điều trị cao cấp

Khoa Ngũ quan

Khoa VTTBYT

Phòng
Điều dưỡng

Phòng
Hậu cần - Tài vụ

Phòng
Tổ chức hành chính

Khoa Dược

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức bệnh viện
1.4.4. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện
Tình hình nhân lực của bệnh viện YHCT Bộ Công an năm 2015
được khái quát qua bảng sau:
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện YHCT Bộ Công an năm 2015
Chủng loại cán
bộ

Trình độ


Số lượng

14

Tỷ lệ (%)

Ghi chú


×