Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công Cầu đúc Tân An tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 73 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG LONG AN

----------

THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
CĐTA – TKTC – TMTKTC – 01

CÔNG TRÌNH: CẦU ĐÚC TÂN AN
ĐỊA ĐIỂM
: THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN

BKC

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG BÁCH KHOA
Địa chỉ
: 813 Lê Hồng Phong - P.12 - Q.10 - Tp.HCM
Điện thoại
: 38.660.889 - 38.629.055
Fax
: 38.660.890 - 38.633.315
E-mail
:

Tháng năm 2014


THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
CĐTA – TKTC – TMTKTC – 01



CÔNG TRÌNH: CẦU ĐÚC TÂN AN
ĐỊA ĐIỂM
: THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

Ngày

tháng

năm 2014

Ngày

tháng

năm 2014

CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN XÂY DỰNG BÁCH KHOA

BÊN GIAO THẦU

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY
DỰNG GIAO THÔNG LONG AN

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT


Công trình: Cầu Đúc Tân An


TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

MỤC LỤC TỔNG QUÁT
CÔNG TRÌNH: CẦU ĐÚC TÂN AN
ĐỊA ĐIỂM
: THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN

CĐTA

TKCS

BVTKCS

TMTKCS

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa



BVTC

TKTC



TMTKTC





Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................. 5
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH........................................................................................ 5
1.2. CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN ........................................................................................ 5
1.2.1. Bên giao thầu .......................................................................................................... 5
1.2.2. Tư vấn thiết kế ........................................................................................................ 5
1.3. CÁC TÀI LIỆU, VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ................................................ 5
1.4. ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG DỰ ÁN .............................................................................. 6
1.4.1. Điều kiện thời tiết, khí hậu ..................................................................................... 6
1.4.2. Điều kiện địa hình .................................................................................................. 6
1.4.3. Điều kiện địa chất ................................................................................................... 7
1.4.4. Điều kiện thuỷ văn ............................................................................................... 11
CHƯƠNG 2. QUY MÔ DỰ ÁN VÀ GIẢI PHÁP KẾT NỐI GIỮA CÁC HẠNG MỤC
VÀ HẠ TẦNG KHU VỰC ............................................................................................... 13
2.1. QUY MÔ DỰ ÁN ....................................................................................................... 13
2.1.1. Phạm vi dự án ....................................................................................................... 13
2.1.2. Quy mô của đường ............................................................................................... 13
2.1.2.1. Cấp đường ............................................................................................................ 13
2.1.2.2. Quy mô mặt cắt ngang.......................................................................................... 13
2.1.2.3. Module đàn hồi yêu cầu và tải trọng trục thiết kế ................................................ 13
2.1.3. Quy mô của cầu .................................................................................................... 13
2.1.3.1. Cấp cầu ................................................................................................................. 13
2.1.3.2. Quy mô mặt cắt ngang.......................................................................................... 13
2.1.3.3. Tải trọng thiết kế .................................................................................................. 14
2.1.4. Yêu cầu của hệ thống chiếu sáng ......................................................................... 14

2.1.4.1. Chỉ tiêu thiết kế hệ thống chiếu sáng ................................................................... 14
2.1.4.2. Qui mô hệ thống chiếu sáng ................................................................................. 14
2.2. GIẢI PHÁP KẾT NỐI GIỮA CÁC HẠNG MỤC VÀ HẠ TẦNG KHU VỰC ........ 15
2.2.1. Giải pháp kết nối hệ thống thoát nước ................................................................. 15
2.2.2. Giải pháp kết nối hệ thống chiếu sáng ................................................................. 15
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC ................................................................... 16
CHƯƠNG 4. CÁC PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU CHÍNH, HỆ THỐNG KỸ THUẬT
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TRÌNH ...................................................................................... 18
4.1. CÁC PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU CHÍNH .................................................................... 18
4.1.1. Các nguyên tắc chung để đề xuất phương án ....................................................... 18
4.1.2. Phương án hình học tuyến .................................................................................... 18
4.1.2.1. Bình đồ ................................................................................................................. 19
4.1.2.2. Trắc dọc ................................................................................................................ 20
4.1.2.3. Trắc ngang ............................................................................................................ 20
4.1.3. Phương án kết cấu phần cầu ................................................................................. 21
4.1.3.1. Kết cấu thượng tầng ............................................................................................. 21
4.1.3.1.1. Dầm dọc ......................................................................................................... 21
4.1.3.1.2. Dầm ngang, bản mặt cầu................................................................................ 22
4.1.3.1.3. Lan can, lề bộ hành ........................................................................................ 22
4.1.3.2. Kết cấu hạ tầng ..................................................................................................... 23
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 1


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

4.1.3.2.1. Phương án móng ............................................................................................ 23

4.1.3.2.2. Kết cấu mố ..................................................................................................... 23
4.1.3.2.3. Kết cấu trụ T1, T2 .......................................................................................... 24
4.1.4. Phương án kết cấu tường chắn đầu cầu ................................................................ 25
4.1.5. Phương án kết cấu phần đường dẫn ..................................................................... 25
4.1.5.1. Phương án gia cố đường đầu cầu ......................................................................... 25
4.1.5.2. Kết cấu áo đường, vỉa hè ...................................................................................... 25
4.1.6. Hệ thống báo hiệu giao thông............................................................................... 26
4.2. HỆ THỐNG KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TRÌNH ..................................... 27
4.2.1. Hệ thống thoát nước ............................................................................................. 27
4.2.2. Hệ thống chiếu sáng ............................................................................................. 27
4.2.3. Yêu cầu các vật liệu chính .................................................................................... 27
4.2.3.1. Cốt thép thường .................................................................................................... 28
4.2.3.2. Thép hình .............................................................................................................. 28
4.2.3.3. Tiêu chuẩn về bulông ........................................................................................... 28
4.2.3.4. Tiêu chuẩn về que hàn .......................................................................................... 28
4.2.3.5. Thép dự ứng lực ................................................................................................... 28
4.2.3.6. Neo cáp ................................................................................................................. 28
4.2.3.7. Đèn chiếu sáng đường phố ................................................................................... 29
4.2.3.8. Cáp ngầm chiếu sáng ............................................................................................ 32
4.2.3.9. Tủ điều khiển chiếu sáng ...................................................................................... 35
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ THI CÔNG ...................................................... 37
5.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ............................................................................................ 37
5.1.1. Giải pháp đảm bảo giao thông thủy trong quá trình thi công ............................... 37
5.1.2. Giải pháp vận chuyển vật tư ................................................................................. 38
5.1.3. Chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công .................................................................. 38
5.1.4. Tổ chức các mũi thi công ..................................................................................... 38
5.1.5. Tóm tắt trình tự thi công và tiến độ thi công dự kiến ........................................... 38
5.2. CHUẨN BỊ MẶT BẰNG, NẠO VÉT ........................................................................ 40
5.3. THI CÔNG CẦU ........................................................................................................ 40
5.3.1. Phá dỡ cầu hiện hữu ............................................................................................. 40

5.3.2. Thi công móng cọc ............................................................................................... 40
5.3.2.1. Công tác chuẩn bị ................................................................................................. 41
5.3.2.2. Thiết bị hạ cọc ...................................................................................................... 41
5.3.2.3. Định vị cọc ........................................................................................................... 41
5.3.2.4. Hạ cọc ................................................................................................................. 42
5.3.2.5. Các lưu ý trong quá trình thi công ........................................................................ 42
5.3.3. Thi công mố .......................................................................................................... 43
5.3.4. Thi công trụ .......................................................................................................... 43
5.3.5. Thi công kết cấu nhịp ........................................................................................... 44
5.3.5.1. Thi công đúc dầm ................................................................................................. 44
5.3.5.2. Thi công cẩu lắp dầm tại công trường. ................................................................. 45
5.4. THI CÔNG KẾT CẤU NỀN MẶT ĐƯỜNG ............................................................ 46
5.4.1. Thi công đoạn ngoài sàn giảm tải và đường dân sinh .......................................... 46
5.4.2. Yêu cầu thi công các lớp kết cấu áo đường. ......................................................... 46
5.4.2.1. Lớp cấp phối đá dăm (đá 0÷4) ............................................................................. 46
5.4.2.2. Thi công lớp bê tông nhựa.................................................................................... 46
5.4.2.3. Công tác trồng và bảo dưỡng cỏ và cây xanh dọc theo đường ............................ 47
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 2


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

5.4.2.4. Công tác hoàn thiện .............................................................................................. 47
5.5. THI CÔNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ................................................................... 47
5.5.1. Công tác đào đất ................................................................................................... 47
5.5.2. Công tác đổ bê tông .............................................................................................. 47

5.5.3. Công tác làm tiếp địa ............................................................................................ 48
5.5.4. Công tác lắp dựng cột đèn .................................................................................... 48
5.5.5. Công tác cáp ngầm ............................................................................................... 49
5.5.6. Công tác đấu nối ................................................................................................... 49
5.5.7. Công tác rải tiếp địa .............................................................................................. 49
5.5.8. Công tác lấp đất .................................................................................................... 49
5.5.9. Công tác thí nghiệm điện...................................................................................... 50
5.5.10. Công tác hoàn thiện .............................................................................................. 50
CHƯƠNG 6. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY
................................................................................................................. 51
6.1. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .................................................................. 51
6.2. PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ............................................................ 51
6.2.1. Qui định chung ..................................................................................................... 51
6.2.2. Những yêu cầu về phòng ngừa cháy nổ ............................................................... 51
6.2.3. Những yêu cầu về hạn chế cháy nổ ...................................................................... 51
6.2.4. Các biện pháp tổ chức và kỹ thuật đảm bảo an toàn cháy nổ .............................. 52
CHƯƠNG 7. QUY TRÌNH BẢO TRÌ .......................................................................... 53
7.1. QUY TRÌNH BẢO TRÌ TỔNG QUÁT ..................................................................... 53
7.1.1. Mục đích của quy trình bảo trì ............................................................................. 53
7.1.2. Các loại kiểm tra ................................................................................................... 54
7.1.2.1. Kiểm tra thường xuyên ......................................................................................... 54
7.1.2.2. Kiểm tra định kỳ ................................................................................................... 54
7.1.2.3. Kiểm tra chi tiết .................................................................................................... 54
7.1.2.4. Kiểm tra đặc biệt .................................................................................................. 54
7.1.3. Các loại duy tu bảo dưỡng.................................................................................... 54
7.1.3.1. Duy tu thường xuyên ............................................................................................ 54
7.1.3.2. Duy tu định kỳ ...................................................................................................... 55
7.1.3.3. Giám sát, nghiệm thu và bảo hành công tác bảo trì công trình ............................ 55
7.1.3.4. Tổ chức thực hiện ................................................................................................. 55

7.2. QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH .................................................................... 55
7.2.1. Bảo trì kết cấu bê tông .......................................................................................... 55
7.2.1.1. Kiểm tra - duy tu bảo dưỡng thường xuyên ......................................................... 55
7.2.1.1.1. Mục đích công tác .......................................................................................... 55
7.2.1.1.2. Chu kỳ thực hiện ............................................................................................ 55
7.2.1.1.3. Yêu cầu năng lực ........................................................................................... 55
7.2.1.1.4. Vấn đề cần kiểm tra ....................................................................................... 55
7.2.1.1.5. Công việc phải làm ........................................................................................ 55
7.2.1.2. Kiểm tra - duy tu bảo dưỡng định kỳ ................................................................... 56
7.2.1.2.1. Mục đích công tác .......................................................................................... 56
7.2.1.2.2. Chu kỳ thực hiện ............................................................................................ 56
7.2.1.2.3. Yêu cầu năng lực ........................................................................................... 56
7.2.1.2.4. Vấn đề cần kiểm tra ....................................................................................... 56
7.2.1.2.5. Công việc phải làm ........................................................................................ 56
7.2.1.2.6. Phương tiện tiếp cận ...................................................................................... 56
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 3


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

7.2.1.3. Kiểm tra chi tiết và duy tu bảo dưỡng .................................................................. 56
7.2.1.3.1. Mục đích công tác .......................................................................................... 56
7.2.1.3.2. Chu kỳ thực hiện ............................................................................................ 56
7.2.1.3.3. Yêu cầu năng lực ........................................................................................... 56
7.2.1.3.4. Vấn đề cần kiểm tra ....................................................................................... 57
7.2.1.3.5. Công việc phải làm ........................................................................................ 57

7.2.1.3.6. Phương tiện tiếp cận ...................................................................................... 57
7.3. BẢO TRÌ MẶT ĐƯỜNG ........................................................................................... 58
CHƯƠNG 8. DANH MỤC CÁC QUY CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG ...... 59
8.1. QUY CHUẨN ÁP DỤNG .......................................................................................... 59
8.2. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG.......................................................................................... 59
8.2.1. Tiêu chuẩn khảo sát .............................................................................................. 59
8.2.2. Tiêu chuẩn thiết kế ............................................................................................... 59
8.2.3. Tiêu chuẩn vật liệu ............................................................................................... 60
8.2.4. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ...................................................................... 61

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tính toán kết cấu bản mặt cầu, dầm ngang.
Phụ lục 2: Tính toán khung – nhịp giữa.
Phụ lục 3: Tính toán khung – nhịp biên.
Phụ lục 4: Tính toán trụ cầu.
Phụ lục 5: Tính toán mố cầu.
Phụ lục 6: Tính toán kết cấu áo đường.
Phụ lục 7: Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng.

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 4


Công trình: Cầu Đúc Tân An

CTY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG BÁCH KHOA

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------

Số:

----------

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2014

THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
Công trình : Cầu Đúc Tân An
Địa điểm : Thành phố Tân An, tỉnh Long An
1.2. CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
1.2.1. Bên giao thầu
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG LONG AN
Địa chỉ

: 66 - Hùng Vương - Phường 2 – Tp. Tân An - Long An

Điện thoại : (0723) 826269
Fax


: (0723) 825280

1.2.2. Tư vấn thiết kế
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG BÁCH KHOA (BKC)
Địa chỉ

: 813 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại : 08 38 660 889 - 08 38 629 055
Fax

: 08 38 660 890 - 08 36 633 315

1.3. CÁC TÀI LIỆU, VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN
Các tài liệu văn bản pháp lý có liên quan để lập hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công gồm có:



Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ 4;



Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5
sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;



Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ban hành ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về

quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;



Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2009 của Chính Phủ về
sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;



Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về
việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 5


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công



Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ban hành ngày 24/02/2010 về việc quy định về quản lý
và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;



Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý

chất lượng công trình xây dựng;



Căn cứ Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình;



Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-KSHĐT ngày 24/10/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Long An về việc phê duyệt đầu tư xây dựng công trình cầu Đúc Tân An, TP. Tân An,
tỉnh Long An.



Căn cứ hợp đồng kinh tế số 10/HĐKT ngày 28/08/2014 về việc: “Tư vấn lập thiết kế
cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công” công trình “Cầu Đúc Tân An” giữa Công ty Cổ phần
tư vấn xây dựng Giao thông Long An và Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách
Khoa.

1.4. ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG DỰ ÁN
1.4.1. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Thành phố Tân An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nền
nhiệt độ cao và ổn định. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm là 27,9oC. Độ ẩm tương
đối ổn định trong năm với mức bình quân là 79,2%. Lượng mưa trung bình là 1.532mm,
tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 91,7% tổng lượng mưa cả năm.
1.4.2. Điều kiện địa hình
Điều kiện địa hình chung của khu vực:



Địa hình Thành phố Tân An mang đặc điểm chung vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Nơi đây địa hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn đến sự hình thành đồng bằng
có bề mặt bằng phẳng và nằm ngang. Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0,5- 2 m (hệ Mũi
Nai) và trung bình là 1-1,6 m. Đặc biệt lộ ra một vùng cát từ Tiền Giang qua Tân
Hiệp lên đến Xuân Sanh (Lợi Bình Nhơn) với độ cao thường biến đổi từ 1-3 m.



Hầu hết phần diện tích đất ở hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có những điểm
trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch bị ngập nước về mùa mưa. Nhìn chung địa hình
Thành phố tương đối thấp, dễ bị tác động khi triều cường hoặc khi lũ Đồng Tháp
Mười tràn về.
Điều kiện địa hình tại hiện trạng công trình:





Công trình được thiết kế ngay tại vị trí cầu hiện hữu. Cao độ một số vị trí khống chế
như sau:
+

Cao độ tự nhiên tại điểm đầu tuyến: +1.47

+

Cao độ tại vị trí mố: +3.10

+


Cao độ tại vị trí trung điểm của nhịp giữa: +4.45

+

Cao độ tự nhiên tại điểm cuối tuyến: +1.41

Điều kiện địa hình là bằng phẳng, thuận lợi cho việc di chuyển vật tư, thiết bị. Mặt
bằng công trình nằm trong khu vực đô thị nên việc bố trí bãi tập kết vật tư thiết bị thi
công và nhà tạm tương đối khó khăn.

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 6


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

1.4.3. Điều kiện địa chất
Căn cứ vào hồ sơ báo địa chất công trình do Liên hiệp Khoa học Địa chất nền móng –
Vật liệu xây dựng lập vào tháng 03/2003, kết quả khoan khảo sát của 2 lỗ khoan trên bờ
và 2 lỗ khoan dưới nước cộng với việc thí nghiệm trong phòng ta thấy địa tầng tại vị trí
xây dựng công trình gồm những lớp đất chính như sau:
Trên mặt là lớp đất đắp (lớp K) gặp tại 2 lỗ khoan trên bờ HK1 và HK2 dày từ 0.6 ÷
2.0m là đất sét lẫn gạch đá màu đen. Lớp này không thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý.
1/. Lớp 1: Là lớp bùn sét màu xám đen, xám xanh lẫn hữu cơ gặp ở cả 4 lỗ khoan HK1,
HK2, HK3 và HK4. Chiều dày lớp thay đổi từ 3.0m ÷ 7.2m. Tại HK1 gặp độ sâu 2.0 ÷
5.5m, HK3 gặp từ độ sâu 0.0 ÷ 3.0m, HK4 gặp tại độ sâu 0.0 ÷7.2m, HK2 gặp tại độ sâu

0.6 ÷ 4.9m. Đây là lớp đất yếu (xem chi tiết tại phụ lục 2 – Hình trụ các lỗ khoan và phụ
lục 3: – Mặt cắt địa chất công trình). Các chỉ tiêu cơ lý đại diện của lớp như sau:
-

Thành phần hạt:
+ Hàm lượng % cát

:

15.5

+ Hàm lượng % bột

:

37.9

+ Hàm lượng % sét

:

46.6

-

Độ ẩm (W%)

:

64.3


-

Dung trọng tự nhiên (γw g/cm3)

:

1.57

-

Tỷ trọng (∆)

:

2.60

-

Hệ số rỗng (ɛ0)

:

1.721

-

Giới hạn chảy (WI%)

:


62.3

-

Giới hạn dẻo (Wp %)

:

32.9

-

Chỉ số dẻo (Ip)

:

29.4

-

Độ sệt (B)

:

1.07

-

Góc ma sát trong (φ0)


:

3036’

-

Lực dính (C kG/ cm2)

:

0.126

-

Hệ số nén lún a0.25-0.5 (cm2/kG)

:

0.312

-

Giá trị SPT (búa)

:

0

2/. Thấu kính TK1: Là lớp sét cát màu xám vàng, xám trắng, dẻo mềm. Thấu kính này

chỉ xuất hiện ở lỗ khoan HK1 ở độ sâu từ 5.5 ÷ 7.5m (Dày 2.0m). Các chỉ tiêu cơ lý như
sau:
-

-

Thành phần hạt
+ Hàm lượng % sỏi sạn

:

2.0

+ Hàm lượng % cát

:

67.0

+ Hàm lượng % bột

:

11.0

+ Hàm lượng % sét

:

20.0


:

26.5

Độ ẩm (W)

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 7


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

-

Dung trọng tự nhiên (γw g/cm3)

:

1.840

-

Tỷ trọng (∆)

:


2.65

-

Hệ số rỗng (ɛ0)

:

0.821

-

Giới hạn chảy (WI%)

:

30.4

-

Giới hạn dẻo (Wp %)

:

17.0

-

Chỉ số dẻo (Ip)


:

13.4

-

Độ sệt (B)

:

0.71

-

Góc ma sát trong (φ0)

:

12000’

-

Lực dính (C kG/ cm2)

:

0.140

-


Hệ số nén lún a0.25-0.5 (cm2/kG)

:

0.072

-

Giá trị SPT ( búa )

:

0

3/. Lớp 2: Là lớp đất sét màu xám nâu, xám vàng, nâu đỏ, trắng xanh, trạng thái nửa
cứng. Lớp này gặp ở cả 4 lỗ khoan. Bề dày lớp thay đổi từ 2.5m ÷ 6.5m. Tại lỗ khoan
HK1 gặp từ độ sâu 7.5÷12.9m, tại HK3 gặp từ độ sâu 3.0 ÷ 9.5m, tại HK4 gặp tại độ sâu
9.5÷12.0m. Riêng lỗ khoan HK2 lớp này bị xen kẹp ở giữa một lớp thấu kính sét cát (có
độ sâu từ 7.9 ÷10.2m) do vậy lớp này tại lỗ khoan HK2 xuất hiện ở hai độ sâu là 4.9 ÷
7.9m và 10.2 ÷12.4m. Lớp này có các chỉ tiêu cơ lý như sau:
-

Thành phần hạt:
+ Hàm lượng % sỏi sạn

:

0.1

+ Hàm lượng % cát


:

14.0

+ Hàm lượng % bột

:

28.8

+ Hàm lượng % sét

:

57.1

-

Độ ẩm (W%)

:

26.6

-

Dung trọng tự nhiên (γw g/cm3)

:


1.93

-

Tỷ trọng (∆)

:

2.699

-

Hệ số rỗng (ɛ0)

:

0.774

-

Giới hạn chảy (WI%)

:

45.0

-

Giới hạn dẻo (Wp %)


:

23.5

-

Chỉ số dẻo (Ip)

:

21.5

-

Độ sệt (B)

:

0.14

-

Góc ma sát trong (φ0)

:

18031’

-


Lực dính (C kG/ cm2)

:

0.531

-

Hệ số nén lún a0.25-0.5 (cm2/kG)

:

0.002

-

Giá trị SPT (búa)

:

11÷19

4/. Lớp thấu kính TK2: Là lớp sét cát màu nâu, trắng xanh, xám vàng nâu đỏ, trạng thái
dẻo cứng. Lớp này chỉ gặp ở lỗ khoan HK4 và HK2. Bề dày lớp 2.3m. Tại lỗ khoan HK4
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 8



Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

gặp tại độ sâu 7.2 ÷9.5m và tại lỗ khoan HK2 gặp ở độ sâu 7.9 ÷10.2m (xem chi tiết
trong phụ lục 2 và 3). Lớp này có các chỉ tiêu cơ lý như sau:
-

Thành phần hạt:
+ Hàm lượng % sỏi sạn

:

1.0

+ Hàm lượng % cát

:

47.5

+ Hàm lượng % bột

:

20.5

+ Hàm lượng % sét

:


31.0

-

Độ ẩm (W%)

:

22.9

-

Dung trọng tự nhiên (γw g/cm3)

:

1.92

-

Tỷ trọng (∆)

:

2.69

-

Hệ số rỗng (ɛ0)


:

0.718

-

Giới hạn chảy (W1%)

:

31.6

-

Giới hạn dẻo (Wp %)

:

17.1

-

Chỉ số dẻo (Ip)

:

14.5

-


Độ sệt (B)

:

0.39

-

Góc ma sát trong (φ0)

:

15041’

-

Lực dính (C kG/ cm2)

:

0.173

-

Hệ số nén lún a0.25-0.5 (cm2/kG)

:

0.022


-

Giá trị SPT (búa)

:

11

5/. Lớp 3: Là lớp sét cát mày xám trắng, xám vàng, nâu đỏ đôi chỗ có lẫn lớp cát mỏng.
Trạng thái dẻo cứng. Lớp gặp ở cả 4 lỗ khoan. Bề dày thay đổi từ 2.1m ÷ 6.5m. Tại HK1
gặp từ độ sâu 12.9 ÷ 16.9m, tại HK3 gặp tại độ sâu từ 9.5 ÷ 16.0m, tại HK4 gặp tại độ
sâu từ 12.0 ÷ 15.6m, và tại HK2 lớp này xuất hiện từ độ sâu 12.0 ÷ 14.5m. Lớp có các chỉ
tiêu cơ lý như sau:
-

Thành phần hạt:
+ Hàm lượng % cát

:

61.6

+ Hàm lượng % bột

:

15.0

+ Hàm lượng % sét


:

23.4

-

Độ ẩm (W%)

:

20.2

-

Dung trọng tự nhiên (γw g/cm3)

:

1.946

-

Tỷ trọng (∆)

:

2.67

-


Hệ số rỗng (ɛ0)

:

0.651

-

Giới hạn chảy (WI%)

:

28.9

-

Giới hạn dẻo (Wp %)

:

16.8

-

Chỉ số dẻo (Ip)

:

12.1


-

Độ sệt (B)

:

0.28

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 9


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

-

Góc ma sát trong (φ0)

:

18019’

-

Lực dính (C kG/ cm2)


:

0.172

-

Hệ số nén lún a0.25-0.5 (cm2/kG)

:

0.018

-

Giá trị SPT (búa)

:

7 ÷ 14

6/. Lớp 4: Là lớp cát sét lẫn cát hạt mịn, thô đôi chỗ có lẫn ít sỏi sạn, màu xám trắng,
xám vàng, xám xanh, vàng nâu trạng thái dẻo. Lớp gặp ở cả 4 lỗ khoan. Bề dày lớp >
23.0m tại HK1 và HK3 với chiều sâu đã khoan là 40.0m vẫn khoan chưa qua hết lớp này.
Tại lỗ khoan HK4 lớp này xuất hiện đến độ sâu là 37.2m và tại HK2 đến độ sâu là 38.3m
(xem chi tiết trong phụ lục 2 và phụ lục 3). Lớp này tương đối tốt và có các chi tiêu cơ lý
như sau:
-

Thành phần hạt:
+ Hàm lượng % sỏi sạn


:

1.90

+ Hàm lượng % cát

:

80.1

+ Hàm lượng % bột

:

8.10

+ Hàm lượng % sét

:

9.90

-

Độ ẩm (W%)

:

16.6


-

Dung trọng tự nhiên (γw g/cm3)

:

1.946

-

Tỷ trọng (∆)

:

2.67

-

Hệ số rỗng (ɛ0)

:

0.599

-

Giới hạn chảy (W1%)

:


19.9

-

Giới hạn dẻo (Wp %)

:

14.6

-

Chỉ số dẻo (Ip)

:

5.3

-

Độ sệt (B)

:

0.39

-

Góc ma sát trong (φ0)


:

24022’

-

Lực dính (C kG/ cm2)

:

0.096

-

Hệ số nén lún a0.25-0.5 (cm2/kG)

:

0.017

-

Giá trị SPT (búa)

:

10 ÷ 38

7/. Thấu kính TK3:

Là loại cát hạt trung lẫn ít sỏi sạn màu xám trắng gặp tại lỗ khoan HK4 ở độ sâu
37.2 ÷ 40.0m (chưa khoan qua hết lớp). Thấu kính này có các chỉ tiêu cơ lý như sau:
-

-

Thành phần hạt:
+ Hàm lượng % sỏi sạn

:

2.0

+ Hàm lượng % cát

:

89.0

+ Hàm lượng % bột

:

4.0

+ Hàm lượng % sét

:

5.0


:

16.1

Độ ẩm (W%)

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 10


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

-

Tỷ trọng (∆)

:

2.67

-

Giá trị SPT (búa)

:


25

8/. Lớp 5: Là lớp sét cát màu xám xanh, vàng có xen kẹp lớp cát mỏng trạng thái dẻo
cứng. Lớp đất này chỉ gặp ở lỗ khoan HK2 từ độ sâu 38.3m (với chiều sâu đã khoan
40.0m vẫn khoan chưa qua hết lớp). Lớp này có các chỉ tiêu cơ lý như sau:
-

Thành phần hạt:
+ Hàm lượng % sỏi sạn

:

2.0

+ Hàm lượng % cát

:

58.0

+ Hàm lượng % bột

:

17.5

+ Hàm lượng % sét

:


22.5

-

Độ ẩm (W%)

:

19.6

-

Dung trọng tự nhiên (γw g/cm3)

:

1.99

-

Tỷ trọng (∆)

:

2.68

-

Hệ số rỗng (ɛ0)


:

0.610

-

Giới hạn chảy (W1%)

:

28.3

-

Giới hạn dẻo (Wp %)

:

16.10

-

Chỉ số dẻo (Ip)

:

12.2

-


Độ sệt (B)

:

0.28

-

Góc ma sát trong (φ0 )

:

28027’

-

Lực dính (C kG/ cm2)

:

0.188

-

Hệ số nén lún a0.25-0.5 (cm2/kG)

:

0.013


-

Giá trị SPT (búa)

:

13 ÷ 14

1.4.4. Điều kiện thuỷ văn
Điều kiện chung của hệ thống sông rạch của khu vực:


Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn thành phố khá chằng chịt mang sắc thái
của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của
biển Đông. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217- 235 cm, đỉnh triều cực đại tháng
12 là 150 cm. Một chu kỳ triều khoảng 13-14 ngày. Do gần cửa biển, biên độ triều
lớn, đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm nhập mặn.



Về mùa lũ sông Bảo Định, một nhánh của sông Vàm Cỏ Tây vừa chịu ảnh hưởng của
thủy triều, vừa chịu ảnh hưởng của lũ ở vùng Đồng Tháp Mười tràn về. Mùa khô từ
tháng 2 đến tháng 6 nước sông Vàm Cỏ Tây bị nhiễm mặn. Tháng 5 có độ mặn cao
nhất 5,489g/lít, tháng 1 có độ mặn 0,079g/l. Độ pH trong nước sông Vàm Cỏ Tây từ
tháng 6 đến tháng 8 khoảng 3,8 - 4,3 do đó không nên sử dụng nước sông trong thời
gian này để đổ bê tông.
Điều kiện thủy văng lưu vực công trình: Cao độ mực nước dọc khu vực cầu bắc qua
sông Bảo Định theo Hồ sơ khảo sát Địa hình – Địa chất - Thủy văn được công ty
CPTVXD Giao thông Long An lập năm 2013 như sau:


Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 11


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công



MNCN năm 2000:

+1.76m.



MNTB:

+0.30m.



MNTN:

-1.75m.



Các cao độ được xác định theo cao độ chuẩn Quốc gia – Hòn Dấu, Hải Phòng.


Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 12


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

CHƯƠNG 2. QUY MÔ DỰ ÁN VÀ GIẢI PHÁP KẾT NỐI GIỮA CÁC HẠNG
MỤC VÀ HẠ TẦNG KHU VỰC
2.1. QUY MÔ DỰ ÁN
2.1.1. Phạm vi dự án


Cầu Đúc Tân An nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, nối liền hai bờ sông Bảo
Định. Hai bên bờ sông Bảo định có hai tuyến đường ven sông, Phía bờ Tây Bắc là
đường Bạch Đằng và phía bờ Đông Nam là đường Ngô Quyền.



Điểm đầu dự án nằm trên tim đường Nguyễn Trung Trực, cách giao lộ Bạch Đằng
khoảng 94.69m, điểm cuối dự án cũng nằm trên tim đường Nguyễn Trung Trực và
cách giao lộ Ngô Quyền khoảng 72.51m.

2.1.2. Quy mô của đường
2.1.2.1.

Cấp đường


Đường dẫn vào Nguyễn Trung Trực là đường phố đô thị. Tốc độ cho phép lưu thông
của phương tiện giao thông trong đô thị không quá 40km/h, do hai đầu cầu là hai giao lộ
nên tốc độ di chuyển phải được hạn chế do đó vận tốc thiết kế đường được kiến nghị là
40km/h.
2.1.2.2.

Quy mô mặt cắt ngang

Quy mô mặt cắt ngang đường hiện hữu gồm 02 làn xe hỗn hợp, tổng bề rộng mặt
đường khoảng 9.90m.
Phần đường sẽ được thị sát kỹ và cải thiện lại vỉa hè ở những đoạn đã bị xuống cấp.
2.1.2.3.

Module đàn hồi yêu cầu và tải trọng trục thiết kế

Để tiết kiệm chi phí duy tu, bảo dưỡng, tầng mặt thiết kế hoàn thiện của đường nên
chọn là loại tầng mặt cấp cao A1, loại tầng mặt này có thời hạn khai thác thiết kế là 10
năm. Đường Nguyễn Trung Trục là đường phố, theo đó Module đàn hồi yêu cầu của
đường theo bảng 3.5 của 22 TCN 211-06 là 120Mpa. Tải trọng trục tính toán tiêu chuẩn
là trục đơn của ô tô có tải trọng 100KN.
2.1.3. Quy mô của cầu
2.1.3.1.

Cấp cầu



Cầu Đúc Tân An không có yêu cầu thông thuyền bên dưới do vậy về cao độ thì đáy
dầm chỉ cần đảm bảo cao hơn mực nước cao nhất 1m để cây trôi vật nổi có thể trôi

qua. Về chiều dài nhịp, để giữ lại kiểu dáng của cầu Đúc hiện hữu đồng thời tránh
được các móng của cầu hiện hữu nên khẩu độ nhịp chính được chọn là 36m.



Với khẩu độ nhịp được đề xuất bên trên, theo Điều 6 (phụ lục 1) nghị định
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của bộ xây dựng về việc quản lý chất lượng công
trình xây dựng thì công trình cầu có nhịp 25mIII.
2.1.3.2.

Quy mô mặt cắt ngang

Mặt cắt ngang cầu gồm 02 làn xe hỗn hợp, mỗi làn rộng 4.5m. Lề bộ hành được bố
trí ở hai bên, mỗi lề rộng 2.25m, tổng bề rộng mặt cắt ngang đoạn trên cầu là 14.2m. Chi
tiết mặt cắt ngang đoạn trên cầu cụ thể như sau:


Bề rộng phần xe chạy:

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

= 2x4.50m

= 9.00m;
Trang 13


Công trình: Cầu Đúc Tân An


TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công



Bề rộng lề người đi:

= 2x2.25m

= 4.50m;



Lan can + gờ chắn:

= 2x0.35m

= 0.70m;



Tổng bề rộng:
2.1.3.3.

= 14.20m.

Tải trọng thiết kế

Các loại tải trọng và tổ hợp tải trọng tuân thủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế
cầu 22 TCN 272-05. Các loại tải trọng thiết kế bao gồm:



Tải trọng HL93;



Tải trọng bộ hành 3kN/m2;



Hiệu ứng động đất:
+

Gia tốc nền thiết kế (ag) được xác định theo tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu
động đất có công thức như sau:
ag = I.agR
Trong đó:


I là hệ số tầm quan trọng;



agR là đỉnh của gia tốc nền

Đối với công trình này:


I được tư vấn đề xuất lấy bằng 1;

• agR theo [bảng 6.1. Phân vùng gia tốc nền theo địa danh hành chính –

Tân An] của QCVN 02:2009/BXD là 0.5060.
Như vậy: ag =1x0.5060=0.5060m/s2
+

Tương ứng với ag trên, vùng xây dựng công trình thuộc vùng động đất cấp VI
(theo Bảng 6.2 Bảng chuyển đổi đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất theo thang
MSK – 64).

2.1.4. Yêu cầu của hệ thống chiếu sáng
2.1.4.1.

Chỉ tiêu thiết kế hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng được thết kế cho công trình giao trong đô thị với tốc độ thiết
kế là 40km/h, căn cứ vào TCXDVN 259:2001 và QCXDVN 07:2010 chọn cấp chiếu
sáng toàn công trình là cấp C, với các thông số kỹ thuật cơ bản như sau:


Cấp chiếu sáng

: cấp C;



Độ chói trung bình

: Ltb ≥0,6 Cd/m2;




Độ rọi trung bình

: Etb ≥12lux;



Độ đồng đều chung

: U0 ≥ 40%;



Độ đồng đều theo chiều dọc : U1 ≥ 70%.
2.1.4.2.

Qui mô hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng được xây dựng có tổng khối lượng như sau:


Trụ đèn chiếu sáng cần đôi lắp bộ đèn HPS Son-T 100W/70W: 04 trụ;

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 14


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công




Tháp đèn trang trí trên cầu lắp bộ đèn HPS Son-T 70W: 08 tháp đèn;



Trụ đèn chiếu sáng trang trí lắp bộ đèn Albany Son-T 70W: 08 trụ;



Tủ điều khiển chiếu sáng là tủ 3 pha 50A dùng PLC: 01 tủ;



Tổng chiều dài cáp CXV/DSTA 4x10mm2-0,6/1,0kV: 296m.



Tổng công suất hệ thống:
P = K* ΣPi



Trong đó:
K: là hệ số tiêu tán điện của ballast đèn SonT 70W, K=1,2;
ΣPi: Tổng công suất của các bộ đèn;
Tổng công suất hệ thống P = 1,2x(4x2x100+16x70) = 2304 W = 2,304kW.




Các tải được phân bố trên 3 pha do đó công suất toàn phần của hệ thống chiếu sáng:
S = P/cosφ = 2,304/0,85 = 2,711 kVA.

2.2. GIẢI PHÁP KẾT NỐI GIỮA CÁC HẠNG MỤC VÀ HẠ TẦNG KHU VỰC
2.2.1. Giải pháp kết nối hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước được bố trí như sau:


Phần trên cầu: có bố trí hệ thống thu gom nước mặt cầu và xã xuống bên dưới sông.



Phần đường dẫn: hệ thống thoát nước đường dẫn được tận dụng lại hệ thống cũ và có
thể có cải tạo cục bộ nếu cần thiết.

2.2.2. Giải pháp kết nối hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng bố trí trên cầu được đấu nối vào lưới điện hạ thế 3 pha hiện
hữu dọc đường Ngô Quyền. Điểm đấu nối được thỏa thuận với các cơ quan quản lý có
liên quan trên địa bàn.

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 15


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC
Cầu Đúc Tân An nằm tại trung tâm thành phố Tân An, đã được xây dựng từ lâu và có
kiểu dáng khá đẹp, ưa nhìn do đó công trình đã trở thành một công trình kiến trúc gần gũi
với người dân địa phương và được xem như một công trình đặc trưng cho kiến trúc xưa
của thành phố Tân An.

Cầu Đúc Tân An hiện hữu

Cầu đúc Tân An thiết kế mới

Hình 1: Cầu đúc Tân An
Xuất phát từ nhận định trên, tư vấn thiết kế đề xuất phương án kiến trúc với định
hướng chính như sau:
+

Đối với kết cấu chịu lực chính: Kiểu dáng chung của kết cấu chịu lực chính của
cầu mới tương đồng với kiểu dáng chung của kết cấu chịu lực chính của cầu hiện
hữu.

+

Đối với các chi tiết mang tính trang trí như lan can, trụ đèn sẽ lựa chọn theo
phong cách kiến trúc xưa.

Trên tinh thần đó cầu được cấu tạo từ các dầm bê tông dự ứng lực (BTDƯL) đúc sẵn
có bố trí DƯL căng sau. Các dầm được tạo dáng bằng khuôn đúc trước khi lắp đặt. Sau
khi lắp đặt các dầm sẽ được liên tục hóa và liên kết chặt với mố, trụ tạo bằng mối nối ướt.
Lan can lấy cảm hứng từ chất liệu đá và thép đúc. Các trụ lan can được đúc bằng bê
tông cốt thép để đảm bảo khả năng chịu lực, bên ngoài được ốp đá thiên nhiên. Phần hoa
thép của lan can bằng thép đúc, các đường viền, đường sọc quanh hoa văn tạo nên bằng

các song thép hộp. Sự kết hợp giữa các trụ lan can ốp đá kích thước lớn thể hiện sự cứng
cáp và các ô lan can bằng thép được tạo hoa văn uyển chuyển thể hiện sự sang trọng,
khác biệt so với lan can của các cầu thông thường khác.

Hình 2: Bố trí chung lan can.

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 16


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

Hình 3: Chi tiết lan can
Hệ thống chiếu sáng trên cầu cơ bản là tương tự như hệ thống chiếu sáng hiện hữu.
Các tháp đèn được đẽo gọt từ đá nguyên khối trên đỉnh tháp có chụp đèn dạng lục giác,
bên trong có trang bị các bóng đèn chiếu sáng và đèn trang trí. Các tháp đèn có thân
tương đối lớn, lại cao hơn các cột đèn thông thường, tạo sự uy nghi cho một công trình
kiến trúc giữa lòng thành phố.

Tháp đèn bằng đá

Trụ đèn

Hình 4: Tháp đèn và trụ đèn trên cầu

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa


Trang 17


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

CHƯƠNG 4. CÁC PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU CHÍNH, HỆ THỐNG KỸ THUẬT
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TRÌNH
4.1. CÁC PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU CHÍNH
4.1.1. Các nguyên tắc chung để đề xuất phương án
Các phương án đượng đề xuất dựa trên các nguyên tắc sau:


Đảm bảo an toàn: Phương án thiết kế đề xuất phải đảm bảo an toàn trong quá trình
thi công cũng như trong giai đoạn khai thác.



Khả năng khai thác
+

Chịu được tải trọng thiết kế;

+

Công trình có độ bền cao, vật liệu có chất lượng có khả năng tự bảo vệ hoặc được
bảo vệ để chống chịu với tác động môi trường bên ngoài.

+


Kiểm tra và duy tu bảo dưỡng kết cấu dễ dàng, thuận lợi;

+

Đảm bảo lưu thông êm thuận.



Khả năng thi công: Đảm bảo việc chế tạo và lắp đặt không quá khó khăn và phù
hợp với điều kiện thực tế của công trình và môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh
công trình.



Tính thẩm mỹ: Đạt yêu cầu thẩm mỹ và giữ lại được dáng dấp của công trình hiện
hữu.



Tính kinh tế: Xem xét lựa chọn phương án kết cấu và vật liệu phù hợp để tiết kiệm
chi phi đầu tư cho Dự án.

4.1.2. Phương án hình học tuyến
Các yếu tố hình học của tuyến đường được thiết kế đảm bảo phù hợp với yêu cầu tiêu
chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN 104-2007 và có so sánh với tiêu chuẩn thiết kế
đường ô tô TCVN 4054-2005. Theo TCXDVN 104-2007, một số yêu cầu đối với các
thông số kỹ thuật chủ yếu cho công trình có cấp kỹ thuật 40km/h như sau:
Hạng mục thiết kế


Thông số kỹ thuật

Tốc độ thiết kế, km/h

40

Độ dốc dọc lớn nhất , %

7

Bán kính đường cong nằm, m
Tối thiểu tiêu chuẩn

60

Tối thiểu mong muốn

100

Không cần bố trí siêu cao

1000

Bán kính đường cong đứng lồi, m
Tối thiểu tiêu chuẩn

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

450


Trang 18


Công trình: Cầu Đúc Tân An

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

Tối thiểu mong muốn

700

Bán kính đường cong đứng lõm, m
Tối thiểu tiêu chuẩn

450

Tối thiểu mong muốn

700

Chiều dài đường cong đứng tối thiểu, m

35

Chiều dài tối thiểu của đoạn đổi dốc, m

70

Tầm nhìn ngược chiều tối thiểu, m


80

Bảng 1: Các thông số hình học chủ yếu của tuyến - theo TCXDVN 104-2007.
4.1.2.1.

Bình đồ

a. Yêu cầu thiết kế: Bình đồ tuyến được thiết kế phải dựa trên những nguyên tắc
đã nêu ở mục 4.1.1, ngoài ra còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:


Các yếu tố hình học của bình đồ tuyến phải đảm bảo theo yêu cầu của bảng 1,
mục 4.1.2.



Bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung của toàn khu.
b. Giải pháp thiết kế



Tuyến được thiết kế phù hợp với hướng tuyến (điểm đầu và điểm cuối) do Chủ
đầu tư cung cấp. Tuyến thiết kế có hai góc ngoặt, chiều dài toàn tuyến là
276.50m.



Góc ngoặt 1 có α=5o59'40", tại lý trình Km0+72.01, bố trí đường cong nằm bán
kính 200m (lớn hơn so với bán kính đường cong nằm hiện hữu);




Góc ngoặt 2 có α=8o47'05", tại lý trình Km0+201.46, bố trí đường cong nằm bán
kính 100m (lớn hơn so với bán kính đường cong nằm hiện hữu).



Các yếu tố hình học của bình đồ tuyến được thiết kế phù hợp với yêu cầu của
bảng 1, mục 4.1.2.

Hình 5: Bình đồ tuyến
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 19


Công trình: Cầu Đúc Tân An

4.1.2.2.

TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

Trắc dọc

a. Yêu cầu thiết kế: Trắc dọc tuyến được thiết kế trên những nguyên tắc đã nêu ở
mục 4.1.1, ngoài ra còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:


Các yếu tố hình học trắc dọc tuyến phải đảm bảo theo yêu cầu của bảng 1, mục
4.1.2.




Cao độ thiết kế đảm bảo yêu cầu tĩnh không có thông khoảng đứng là 1m so với
mức nước cao nhất.



Cao độ đấu nối phải phù hợp với cao độ tuyến đường Nguyễn trung trực tại hai
đầu cầu hiện hữu.
b. Giải pháp thiết kế



Để thuận tiện cho quá trình kết nối vào hệ thống đường giao thông hiện hữu cao
độ thiết kế của điểm đầu tuyến và cuối tuyến lấy bằng cao độ hiện hữu của đường
Nguyễn Trung Trực, theo đó, cao độ điểm đầu tuyến là +1.47m, cao độ điểm
cuối tuyến là +1.41. Trắc dọc cầu được thiết kế với cao độ bám theo cao độ tim
đường hiện hữu. Cao độ tại vị trí hai đầu cầu tại mép sau tường mố được thiết kế
là +3.10m. Cao độ thiết kế tại giữa nhịp là +4.45m.



Do các cao độ nêu trên đã bị khống chế nên độ dốc lên cầu là 5%. Để đảm bảo xe
lưu thông được êm thuận tại các vị trí thay đổi độ dốc, các đường cong đứng lồi
và lõm được bố trí. Đường cong lõm được bố trí hai bên đường dẫn vào cầu với
bán kính R=700m, đường cong lồi được bố trí cho đoạn trên cầu với bán kính
R=700m. Chi tiết xem hình vẽ.

Hình 6: Trắc dọc tuyến

4.1.2.3.

Trắc ngang

Mặt cắt ngang của đường và cầu được thiết kế với yêu cầu về quy mô như đã nêu bên
trên, chi tiết thiết kế cụ thể như sau:


Quy mô mặt cắt ngang đường hiện hữu gồm 02 làn xe hỗn hợp, tổng bề rộng mặt
đường khoảng 9.90m. Mặt cắt ngang cầu gồm 02 làn xe hỗn hợp, mỗi làn rộng
4.5m. Lề bộ hành mỗi bên rộng 2.25m. Tổng bề rộng mặt cắt ngang đoạn trên
cầu là 14.2m. Chi tiết mặt cắt ngang đoạn trên cầu cụ thể như sau:
+ Bề rộng phần xe chạy:

= 2x4.50m

= 9.00m;

+ Bề rộng lề người đi:

= 2x2.25m

= 4.50m;

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 20


Công trình: Cầu Đúc Tân An


TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

+ Lan can + gờ chắn:

= 2x0.35m

+ Tổng bề rộng:

= 0.70m;
= 14.20m.

Hình 7: Mặt cắt ngang cầu


Độ dốc ngang đường và cầu được thiết kế dốc về hai phía là 2% để đảm bảo
thoát nước cho mặt đường và mặt cầu.

4.1.3. Phương án kết cấu phần cầu
4.1.3.1.

Kết cấu thượng tầng

Để có kiểu dáng kiến trúc tương đồng với cầu hiện hữu, chiều dài nhịp phù hợp để
tránh cho mố trụ nới trùng với vị trí mố trụ cũ và việc thi công tương đối đơn giản tư vấn
thiết kế đề xuất sử dụng kết cấu BTDƯL đúc sẵn với kích thước dầm được thiết kế riêng
cho công trình này. Kết cấu đúc sẵn sẽ đảm bảo cho bê tông được kiểm soát tốt hơn, việc
cân chỉnh khuôn đúc trên mặt đất sẽ dễ dàng hơn nên hình dáng của dầm sẽ đảm bảo
được sự đồng nhất, mặt bê tông phẳng phiu và láng mịn hơn. Thời gian thi công dầm đúc
sẵn trong bãi đúc có mái che sẽ nhanh và không phụ thuộc vào thời tiết. Hình dáng của

dầm được thiết kế riêng nên yêu cầu về đường cong của đáy dầm và đường cong đỉnh
dầm sẽ được đảm bảo. Chi tiết kết cấu thượng tầng cụ thể như sau:
4.1.3.1.1.


Dầm dọc

Trên mặt cắt ngang cầu bố trí 07 dầm BTDƯL căng sau, khoảng cách từ tim đến
tim mỗi dầm là 1.90m, hai đầu dầm được kê trên hai bản thép định vị đặt trên
đỉnh trụ (hoặc mố). Khoảng cách hai đầu dầm trên đỉnh trụ là 150cm, và khoảng
cách đầu dầm đến tường đỉnh của mố là 130cm. Các dầm BTDƯL được liên kết
với nhau theo phương ngang bởi các dầm ngang BTCT và bản mặt cầu BTCT đổ
liền khối bên trên.

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 21


Công trình: Cầu Đúc Tân An





TKBVTC-Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

Dầm BTDƯL căng sau được đúc sẵn tại nhà máy hoặc bãi đúc với yêu cầu kỹ
thuật như sau:
+


Chiều cao dầm: Thay đổi liên tục với biên dưới có dạng cong parabol; đối
với dầm nhịp biên, chiều cao nhỏ nhất là 1.05m; đối với dầm nhịp giữa chiều
cao nhỏ nhất là 1.35m;

+

Chiều dài dầm nhịp biên là 24.50m, chiều dài dầm nhịp giữa là 34.50m

+

Bê tông dầm: f’c = 42Mpa;

+

Cốt thép thường của dầm: fy = 420Mpa;

+

Cáp DƯL của 01 dầm, dầm nhịp giữa gồm 8 bó, mỗi bó 9 tao đường kính
Ø12.7mm [8x(9TØ12.7)], 6 bó căng trước khi cẩu lắp, 2 bó căng khi liên tục
hóa; dầm nhịp biên gồm 6 bó, mỗi bó 9 tao đường kính Ø12.7mm [8x(9T Ø
12.7)], 4 bó căng trước khi cẩu lắp, 2 bó căng khi liên tục hóa;

+

Sau khi bê tông đông cứng đạt 100% cường độ thiết kế là 42MPa, các bó cáp
được luồn và căng trong các ống gen đặt sẵn. Ứng suất căng fpj = 1400MPa ,
lực căng cho 1 tao cáp Ø12.7 là 138 KN, lực căng cho 1 bó cáp (9TØ12.7) là
1244 KN.


+

Các thông số khác xem thêm phần bản vẽ.

Các dầm BTDƯL sau khi được lắp lên trụ và mố sẽ được liên tục hóa và ngàm
vào mố, trụ bằng mối nối ướt. Sau khi bê tông mối nối đông cứng đạt 100%
cường độ thiết kế là 30MPa thì luồn và căng hai bó cáp cường độ cao (9TØ12.7).

S1

S2

S3

S4

S5

S6

S7

S8

S9

S10

S11


S12

S13

S14

S15

S16

S17

S18

S19

S20

S21

S22

S23

S24

Hình 8:Trắc dọc bố trí cáp DƯL

4.1.3.1.2.


Dầm ngang, bản mặt cầu



Các dầm ngang có bề rộng đáy dầm là 0.30m, chiều cao của mỗi dầm thay đổi
theo chiều cao của dầm dọc tại vị trí liên kết giữa hai dầm. Số lượng dầm ngang
tại nhịp biên là 02 dầm và tại nhịp giữa là 04 dầm. Dầm ngang được làm bằng
BTCT, với bê tông có f’c=30Mpa;



Bản mặt cầu (BMC) có chiều dày thay đổi theo phương ngang từ 20cm (tại mép
phần xe chạy) đến 29cm (tại tim cầu). BMC được làm bằng BTCT, với bê tông
có f’c=30Mpa. Bản mặt cầu được đổ liên tục sau khi các dầm dọc đã được liên
tục hóa;



Trên bản mặt cầu có phủ lớp chống thấm dạng phun, trên lấp chống thấm tưới
lớp nhựa dính bám hàm lượng 0.5kg/m2, trên cùng rải một lớp bê tông nhựa hạt
nhỏ dày 5cm.
4.1.3.1.3.



Lan can, lề bộ hành

Để phục vụ cho nhu cầu bộ hành theo hai hướng, trên cầu có bố trí hai lề bộ
hành, mỗi bên rộng 2.25m, mặt lề bộ hành cao hơn so với mặt bản bê tông là


Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa

Trang 22


×