Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Mô hình và giải pháp quản lý các công trình di sản kiến trúc đô thị thuộc địa pháp tại quận 1 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.54 KB, 28 trang )

BỘ XÂY DỰNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN ANH TUẤN

MƠ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CÁC CƠNG TRÌNH DI SẢNKIẾN TRÚC ĐƠ THỊ
THUỘC ĐỊA PHÁPTẠI QUẬN 1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
MÃ SỐ : 62.58.01.06
TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI, 2017


Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS Nguyễn Tố Lăng
PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:


Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp trường, tại Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội vào lúc .....h..... ngày ..... tháng ..... năm .....

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội


3
MỞ ĐẦU
Tính cần thiết của đề tài
“Sài Gịn trước hết là một thành phố ngã ba đường - nay đang trở thành một giao điểm đi lại
quốc tế, cái lõi của một vùng phát triển lớn nhất nước. Nhìn chung, thành phố khá năng
động, quy mô lớn, nhưng lại hỗn độn, có một cái gì đó chưa hồn chỉnh, như mới là bản nháp
của một tương lai phát triển”.Với lịch sử hình thành và phát triển hơn ba thế kỷ, chịu ảnh
hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, Thành phốHồ Chí Minh (Tp. HCM)có hệ thống
cơng trình di sản kiến trúc đô thị (CTDSKTĐT) khá đa dạng và phong phú. Từ hai thập niên
trở lại đây, công tác quản lý di sản (QLDS)chịu thách thức ngày càng lớn phát sinh trong q
trình phát triển đơ thị và trong mối quan hệ phức tạp giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ
thể liên quan đến CTDSKTĐT (nhà nước, chủ sở hữu, nhà đầu tư, người dân).Trên thực tế,
số lượng di sản (DS)kiến trúc đang có xu hướng hao hụt, bị ảnh hưởng từ môi trường, từ
ngoại cảnh đã nghiêm trọng đến mức có thể liên tưởng tới giới hạn về thời gian tồn tại. Nhìn
qua bức tranh tồn cảnh, như những thành phố lớn khác của Việt Nam, những CTDSKTĐTở
Tp.HCMln ở trong tình trạng bị đe doạ, thậm chí bị phá bỏ để xây mới... Hình ảnh điển
hình nhất là các cơng trình kiến trúc tiêu biểu ở trung tâm thành phốđã và đang bị “đè bẹp”
bởi vô số cao ốc mới xây. Chưa kể nhiều con đường vốn có khơng gian thống đẹp trước đây
trong lõi đơ thị nay trở nên ngột ngạt vì sự chen chúc của rất nhiều khối nhà cao tầng đồ
sộ.Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế và q trình đơ thị hóa là vấn đề mọi quốc gia đều
cần phải thực hiện trên con đường tiến tới một xã hội hiện đại, mọi người dân được đáp ứng
một cách tốt nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần chính đáng, lành mạnh. Q trình đơ thị

hóa đã và đang đưa tới lợi ích khơng nhỏ về mọi mặt. Nhưng đến hiện tại, hình như chúng ta
vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để giải quyết hợp lý mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển đô thị
(PTĐT) với bảo tồn và quản lý di sản (QLDS) kiến trúc, điều này hiển thị rõ ràng hơn ở Tp.
HCM, nơi được xem là một trong những đầu tàu tăng trưởng kinh tế quan trọng nhất của
Việt Nam.
Tp. HCMhiện nay đang thừa hưởng nhiều CTDSKTĐTthuộc địa Pháp (TĐP) gắn với quá
trình tạo thị của thành phố khi được chuyển hoá từ những điểm dân cư đơ thị kiểu phương
Đơng truyền thống sang hình thái một thành phố kiểu phương Tây hiện đại. Quận 1 (Q1), nơi
được xem là tập hợp nhiều DS trong quỹ CTDSKTĐT nói chung và quỹ CTDSKTĐTTĐP
nói riêng, phản ánh rõ ràng nhất những biến chuyển và đổi thay theo từng hoàn cảnh lịch sử
của thành phố. Đây cũng là nơi đón nhận đầu tiên, trên phương diện vật chất là những làn
sóng đầu tư từ nước ngồi và trên phương diện tinh thần là những ảnh hưởng tư tưởng năng
động từ một thế giới ngày càng mở hơn bởi quá trình tồn cầu hố. Chính vì vậy, có thể thấy
Q1 phải chịu nhiều áp lực ngoại sinh và mâu thuẫn trong nội tại việc gìn giữ những cái cũ,
mà cụ thể hơn ở đây là các CTDSKTĐT (trở thành phần hồn, phần “gốc”, tạo nên bản sắc
riêng khơng chỉ cho mình mà cịn cho tồn thành phố khi nó đóng vai trị của một lõi trung
tâm đơ thị lịch sử) với việc đón nhận những cái mới (trở thành những động lực thể hiện tính
năng động kích thích tăng trưởng đơ thị).Trong bối cảnh như trên, việc tiếp cận, nghiên cứu
và hiểu các CTDS KTĐTTĐPnói riêng và các CTDS KTĐT nói chung, ởQ1 nói riêng và tại
Tp. HCMnói chung, để từ đó có được giải pháp quản lý bền vững sẽ làm tiền đề để các
DStiếp tục được gìn giữ một cách khoa học và có thể phát huy vai trị hướng đến một sự
PTĐT bền vững chung.
Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nhận diện và khẳng định giá trị các CTDS KTĐT TĐP tại Q1 nói riêng và tại Tp.
HCM nói chung, đặc biệt dưới góc độ QLDS.
- Xây dựng những tiêu chí, thiết lập mơ hình và các giải pháp quản lý các CTDS KTĐT TĐP
tại Q1, tiến tới cho toàn Tp. HCM nhằm phát triển bền vững các hoạt động, cách thức can
thiệp, ứng xử với di sản kiến trúc đô thị.



4
- Phát huy được sức mạnh cộng đồng thông qua các cơ chế kết nối giữa các chủ thể có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan đến DS.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Quản lý các CTDS KTĐT TĐP theo quy hoạch chung Tp. HCM đến
năm 2030.
- Phạm vi nghiên cứu: Q1 - Tp. HCM.
Phương pháp nghiên cứu
(1)Phương pháp quan sát và điều tra; (2)Phương pháp phân loại; (3) Phương pháp phân tích
kết hợp tổng hợp lý thuyết và tổng kết kinh nghiệm; (4) Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Tổng kết nhận dạng những giá trị của các CTDS KTĐT TĐP tại Q1 gắn liền với q trình
tạo thị của Tp. HCM thơng qua việc khảo sát, tổng kết và đánh giá tồn bộ các cơng trình
thuộc quỹ DS này dưới góc độ QLDS.
- Hệ thống hoá những khái niệm, quan điểm mới liên quan đến DS và QLDS, đặc biệt là DS
KTĐT thuộc địa để làm cơ sở cho những thay đổi trong tương lai nhằm đáp ứng những nhu
cầu mới của các đô thị Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, nơi giao thoa rõ nét của
phát triển các yếu tố mới và bảo tồn các yếu tố cũ gắn với ký ức đơ thị, nơi chịu ảnh hưởng
của tồn cầu hố và vấn đề gìn giữ những giá trị truyền thống để tạo ra những đơ thị có bản
sắc và cá tính riêng thơng qua lịch sử, văn hố.
- Tạo cơ sở cho việc thống nhất hoá và chuẩn hoá các công tác liên quan đến DS ở nhiều cấp
độ quản lý khác nhau theo chiều dọc và có thể liên kết nhiều cơ quan quản lý của các địa
phương khác nhau theo chiều ngang.
- Đóng góp cho chính sách phát triển DS gắn liền với việc pháp lý hoá sự tồn tại của DS,
khai thác bền vững các giá trị DS trong cuộc sống đô thị đương đại thông qua những ngành
kinh tế có thể phát huy giá trị DS ở nhiều cấp độ khác nhau.
- Gợi ý những cơ chế QLDS năng động và chủ động hơn dựa trên sự tận dụng các nguồn lực
từ cộng đồng, tích hợp khu vực kinh tế tư nhân, đơn giản hoá nhưng hiệu quả các cơ quan
đầu mối về QLDS cũng như tham vấn chun mơn về DS cho chính quyền trong QLĐT.
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án

- Bổ sung những quan điểm, quan niệm mới hướng đến sự năng động, chủ động trong khai
thác, vận hành và phát triển di sản(như pháp lý hóa di sản, di sản “sinh lợi”, tiếp cận di sản
chủ động, đối tác công-tư trong quản lý di sản...) để quản lý các công trình di sản kiến trúc
đơ thị thuộc địa Pháp nói riêng, và các cơng trình di sản kiến trúc đơ thị nói chung đáp ứng
sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất hệ thống các tiêu chí và đánh giá giá trị nhằm phục vụ cho công tác quản lý các
cơng trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa Pháp tại Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh dựa
trên giá trị bản thân di sản và các nhóm di sản được kết nối theo hệ thống và địa bàn quản lý.
- Đề xuất chuẩn quy trình quản lý các cơng trình di sản kiến trúc đô thị thuộc địa Pháp tại
Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên sự phối hợp pháp lý chặt chẽ của nhiều chủ thể
địa phương có liên quan.
- Đề xuất thiết lập các cơ quan, tổ chức quản lý di sản và cách thức hoạt động của chúng
tương thích với hệ thống quản lý hành chính và di sản hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất mơ hình, các giải pháp, phương thức, cơ chế vận hành, điều phối đối với các chủ
thể trong quản lý mọi hoạt động liên quan đến quá trình sử dụng, khai thác và phát triển di
sản trong mối tương quan với đô thị và công tác quản lý đô thị.


5
- Đề xuất các giải pháp quản lý riêng cho các thể loại cơng trình di sản kiến trúc thuộc địa
Pháp tại Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên những đặc thù của chúng thể hiện theo
cách thức phân vùng, phân nhóm và phân loại được đề xuất.
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án
(1)Di sản kiến trúc đô thị; (2)(Thời kỳ) thuộc địa Pháp; (3) Kiến trúc thuộc địa; (4) Cơng
trình di sản kiến trúc đô thị thuộc địa Pháp; (5)Quản lý di sản; (6)Nhà nước; (7)Cộng đồng.
Cấu trúc luận án
MỞ ĐẦU
Chương I - TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CƠNG TRÌNH DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI QUẬN 1 VÀ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chương II - CÁC CƠ SỞ QUẢN LÝ CƠNG TRÌNH DI SẢN KIẾN TRÚC ĐƠ THỊ

THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI QUẬN 1 - TP. HỒ CHÍ MINH
Chương III - MƠ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CƠNG TRÌNH DI SẢN KIẾN TRÚC
ĐÔ THỊ THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI QUẬN 1 - TP. HỒ CHÍ MINH
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CƠNG TRÌNH DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THUỘC
ĐỊA PHÁP TẠI QUẬN 1 VÀ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
1.1. Quản lý cơng trình di sản kiến trúc đô thị trên thế giới
Nhiệm vụ quản lý cácCTDS nói chung và CTDS KTĐT nói riêng ngày càng đặt ra nhiều vấn
đề cho các quốc gia trên thế giới.
(1) Yếu tố
nhận dạng

Để nhận dạng các đô thị trong một thế giới ngày càng “phẳng” hơn dưới tác động của
q trình tồn cầu hóa, các địa điểm, các DSKTĐT, được xem như là các tấm gương
phản chiếu nền văn minh - văn hóa, truyền thống và lối sống còn duy giữ từ bao thế hệ
trước, trở thành những nơi chốn còn lưu dấu ấn để thể hiện rõ nhất bản sắc đặc trưng của
một thành phố.

(2) Yếu tố
kinh tế

Các giá trị của những DS KTĐT được xác định qua thời gian sẽ tạo nên những điểm hấp
dẫn, thu hút du lịch, và là yếu tố quan trọng trong hoạt động phát triển khơng chỉ với DS
mà cịn với tồn thể đơ thị. Gần đây, nhiều nơi, DS đã trở thành một công cụ để phát
triển kinh tế, được công nhận bởi các cộng đồng dân cư.


(3) Yếu tố
đô thị

Việc tăng cường và phát triển các DS KTĐT, ngoại trừ những trường hợp DS được “bảo
tàng hoá”, cũng sẽ góp phần cải thiện hoạt động đơ thị, an ninh và rộng hơn là tạo ra một
sự nhất quán tổng thể thúc đẩy phát triển đơ thị hài hịa và bền vững.

Để quản lý tốt CTDS KTĐT, cần phải có các công cụ hữu hiệu:(1) Công cụ pháp lý;(2) Công
cụ hành động và tài chính;(3) Cơng cụ thuế cho các dịch vụ DS.
1.2. Tình hình phát triển của Tp. Hồ Chí Minh với di sản kiến trúc đơ thị
1.2.1. Sơ lược lịch sử phát triển của Tp. Hồ Chí Minh
Theo lịch sử phát triển, các giai đoạn của Tp. HCM qua năm thời kỳ:(1) Thời kỳ hoang sơ;
(2) Thời kỳ khai phá; (3) Thời kỳ Gia Định - Sài Gòn; (4) Thời kỳ “Thủ đơ Sài Gịn”; (5)
Thời kỳ “Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2.2. Thời kỳ thuộc địa Pháp và dấu ấn tạo thị thành phố Sài Gịn-Chợ Lớnthơng qua
đặc điểm các cơng trình di sản kiến trúc đơ thị tại Q1


6
Các dấu ấn hình thái KTĐT tại Q1 - Tp. HCM chia ra 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn thứ nhất giai đoạn các Đô đốc - từ 1860 đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; (2) Giai đoạn thứ hai từ đầu thế kỷ XX đến hết Thế chiến I; (3) Giai đoạn thứ ba - kể từ những năm 1930-1940.
1.2.3. Biến đổi hình thái đơ thị tại Quận 1
Sài Gịn-Chợ Lớn được hình thành từ hai đơ thị thành phần là Sài Gịn với trung tâm là Q1,
Q3 (ngay nay) và Chợ Lớn với trung tâm là Q5 (ngày nay).Khu vực Q1 được người Pháp
chú trọng hơn trong việc biến đổi hình thái từ một đơ thị phương Đông sang kiểu phương
Tây với nền tảng là hệ thống giao thơng. Các cơng trình mang ý nghĩa điểm nhấn dần mọc
lên, vừa là các cơng trình mang chức năng nhưng cũng là những kiến trúc tuyệt tác phong
cách châu Âu vẫn cịn tồn tại cho đến hơm nay.
1.3. Giá trị các cơng trình di sản kiến trúc đô thị thuộc địa Pháp tại Quận 1 - Tp. Hồ
Chí Minh
1.3.1. Giá trị chung của các cơng trình di sản kiến trúc đô thị thuộc địa Pháp tại Việt Nam

Kiến trúc TĐP tại các đô thị Việt Nam luôn mang một hệ giá trị kép:(1) giá trị kiến trúc được tạo ra từ chính bản thân cơng trình;(2) giá trị đô thị - được tạo ra từ sự tương tác của
cơng trình với các yếu tố quy hoạch, đơ thị xung quanh.
1.3.2. Giá trị đặc thù của các công trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa Pháp tại Quận 1
- Tp. Hồ Chí Minh
Giá trị di sản
Nhóm giá trị “vật chất”
Giá trị quy
hoạch, cảnh
quan đô thị

Giá trị kiến
trúc, nghệ
thuật

Giá trị cơng
nghệ, vật
liệu xây
dựng

Nhóm các giá trị “tinh thần”
Giá trị kinh
tế

Giá trị lịch
sử tạo thị,
khởi dựng
đô thị

Giá trị giao
lưu, tiếp

biến văn hố

Giá trị biểu
tượng, ký ức
đơ thị

1.4. Thực trạng quản lý cơng trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa Pháp tại Quận 1
-Tp. Hồ Chí Minh
1.4.1. Các cách thức ứng xử thực tế với các công trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa
Pháp tại Quận 1 - Tp. Hồ Chí Minh
Tính đến hết năm 2012, số lượng các cơng trình, địa điểm được xếp hạng di tích(DT) tại
Tp.HCM là 144. Việc ứng xử với DS tại Tp.HCM đang gặp nhiều trở ngại. Đã có q nhiều
cơng trình cũ bị phá bỏ để xây mới; cơng tác trùng tu, tu bổ có nhiều sai phạm, thiếu dữ liệu
lịch sử; sử dụng DS đô thị như một tài nguyên du lịch nhưng khai thác chưa hiệu quả. Năm
1993, Tp. HCMđã khảo sát các cơng trình có giá trị DS ở khu vực trung tâm. Trong 377 cơng
trình xác định có giá trị DS, tái khảo sát năm 2013, ngồi 9 cơng trình chưa xác định được
tình trạng, thì có 14 cơng trình được trùng tu, 96 cơng trình được giữ gìn, 35 cơng trình ít
biến đổi, 9 cơng trình xuống cấp, và có 207 cơng trình bị phá bỏ hoặc biến dạng (56,3%).
Xét trên phương diện quản lý các CTDS KTĐT, do chưa có một cơ chế hiệu quả, Tp. HCM
vẫn đang lúng túng trong việc điều tiết các phát sinh thực tế liên quan đến khai thác, sử dụng
hay bảo tồn, nâng cấp, tôn tạo các CTDS. Điều này thể hiện qua 3 ví dụ:(1) Sơn lại mặt
ngoài toà nhà bưu điện trung tâm Tp. HCM;(2) Xây dựng lại Thương xá Tax;(3) Đề xuất ý
tưởng cho xây dựng lại trụ sở UBND Q1.
Chính quyền thành phố vẫn chưa thực sự chú ý đến tầm quan trọng và vai trò của DS trong
sự phát triển tất yếu của đơ thị để từ đó chủ động đề ra được những định hướng phát triển
đảm bảo đồng thời cho sự xuất hiện của những yếu tố mới và sự bảo tồn những yếu tố cũ
thay vì phương án đổi cũ lấy mới như hiện nay.Tuy nhiên, cũng có một số cơng trình được
lưu giữ lại theo cách giữ lại cơ bản khung kiến trúc cũ và chỉ nâng cấp, chuyển đổi cơng
năng cho cơng trình, thay vì như phần lớn các cơng trình kiến trúc cũ thường bị đập bỏ đi



7
hồn tồn và thay thế bằng cơng trình mới. Một số cơng trình mới cố gắng lưu giữ lại dấu ấn
xưa bằng cách tái hiện lại một vài điểm nhấn kiến trúc độc đáo cũ.
1.4.2. Các công cụ quản lý các cơng trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa Pháp tại Quận
1 - Tp. Hồ Chí Minh
a. Các quy định - pháp lý di sản tại Tp. Hồ Chí Minh - Việc quản lý các DS kiến trúc được
xác định dưới hai thể loại:(1) Cơng trình đã được xếp hạng hoặc quyết định kiểm kê theo quy
định pháp luật về DSVH;(2) Cơng trình kiến trúc có những giá trị đặc thù về kiến trúc cần
được giữ gìn, bảo tồn nhưng không đủ điều kiện xếp hạng DT.Tuy nhiên, Tp. HCM vẫn chưa
thiết lập được hệ thống quy định, quy chế quản lý cho các cơng trình kiến trúc có giá trị
thuộc nhóm (2)nói trên.
b. Các cơ chế - hành động di sản - Tp. HCM cũng chưa có một cơ quan quản lý chuyên
trách về DS KTĐT. Các DS KTĐT của Tp. HCM hiện nay đang được phân chia quản lý theo
ba chuyên ngành hẹp: (1) Quản lý về quy hoạch; (2)Quản lý về kiến trúc; (3)Quản lý về hạ
tầng kỹ thuật và cảnh quan môi trường.
c. Các cách thức - ứng xử di sản - Hiện cách thức ứng xử, can thiệp các DS KTĐT được
chia thành 2 nhóm:(1) Nhóm các DS cho chủ sở hữu nhà nước; (2) Nhóm các DS có chủ sở
hữu phi nhà nước.
d. Tài chính - kinh tế di sản - Thực tế, nguồn kinh phí dành cho DSkhơng đủ để dàn trải cho
tất cả các cơng trình(đã được xếp hạng và công nhận) trên địa bàn thành phố.
1.4.3. Các vấn đề nảy sinh trong quản lý cơng trình di sản kiến trúc đô thịthuộc địa Pháp
tại Quận 1 - Tp. Hồ Chí Minh
Theo danh mục các cơng trình DS quan trọng về KTĐT TĐP tại Q1 được đề xuất bởi Quy
hoạch Khu trung tâm Tp. HCM, có thể chia thành hai nhóm:(1) Nhóm các cơng trình cơng
cộng: hầu như vẫn cịn giữ được chức năng ngun gốc, một số cơng trình có thay đổi cơng
năng nhưng cơng năng mới có tính tương đồng với công năng ban đầu; đang “chịu” hai sự
quản lý: (1) quản lý chính thức từ nhà nước bao gồm quản lý hành chính nói chung và QLDS
đặc thù, (2) quản lý “phi chính thức” từ cộng đồng thơng qua các phản biện xã hội; (2) Nhóm
các cơng trình nhà ở: ngồi các cơng trình thuộc sở hữu nhà nước vẫn còn lưu giữ được các

giá trị nguyên gốc hoặc chức năng ngun gốc thì các cơng trình thuộc sở hữu tư nhân lại
đang dần bị mất đi giá trị DS do thay đổi công năng sử dụng, cách thức sử dụng của người
dân phần nhiều là tự phát, hoặc là khơng có định hướng hay ý thức được việc phát huy giá trị
DS. Tp. HCM bắt đầu tiến hành kiểm kê, đánh giá chất lượng, giá trị nhằm hệ thống hố lại
quỹ DS này để có một cách thức quản lý đặc thù trên cả hai cấp độ (1) tổng thể quỹ DS và
(2) cụ thể từng trường hợp riêng. Theo kết quả tác giả khảo sát thực tế, trên địa bàn Q1 vẫn
còn những CTDS KTĐT TĐP tồn tại nhưng không được đề cập trong danh sách.
1.5. Các cơng trình khoa học, nghiên cứu chun ngành liên quan đến quản lý di sản
kiến trúc đô thị thuộc địa
1.5.1. Các ấn phẩm khoa học liên quan tới cơng trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa
trên thế giới
(1) Nils Devernois, Sara Muller, Gérard Le Bihan (2014), Gestion du patrimoine urbain et
revitalisation des quartiers anciens: l’éclairage de lexpộrience franỗaise(Qun lý di sn ụ
th v lm hi sinh các khu phố cổ: quan điểm từ các kinh nghiệm ca Phỏp), Agence
Franỗaise de Dộveloppement (AFD - C quan Phỏp triển Pháp), Paris. (2) Marc Pabois,
Bernard Toulier (2005), Architecture coloniale et patrimoine. Lexpộrience franỗaise (Kin
trỳc thuc a v DS. Kinh nghiệm Pháp), (Institut National du Patrimoine - Viện DS Quốc
gia)/ Somogy - Editions d'Art, Paris; Marc Pabois, Bernard Toulier (2007), Architecture
coloniale et patrimoine. Expériences européennes (Kiến trúc thuộc địa và di sản kinh nghiệm
Châu Âu), INP (Institut National du Patrimoine - Viện di sản Quốc gia)/ Somogy - Editions


8
d'Art, Paris. (3) René Parenteau và Luc Champagne (1997), La conservation des quartiers
historiques en Indochine (Bảo tồn các khu phố lịch sử tại Đông Dương), Kỷ yếu hội thảo khu
vực (Việt Nam, Lào, Camboge) tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 23-27/05/1994,
KARTHALA.
1.5.2. Một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, ấn phẩm liên quan tới di sản
kiến trúc thuộc địa ở Việt Nam và Tp.Hồ Chí Minh
a. Các đề tài nghiên cứu khoa học - (1) Lê Quang Ninh và nhóm tác giả (1996), Chương

trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị thành phố Hồ Chí Minh. (2) IMV (2009), Nghiên
cứu bảo tồn và phát huy giá trị khu phố Pháp phía Nam quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
b. Các luận án tiến sĩ - (1) Cao Anh Tuấn (2008), Bảo tồn và phát huy giá trị DS kiến trúc
tại Tp. HCMtrong bối cảnh đơ thị hố, Luận án tiến sĩ chun ngành Kiến trúc, Trường Đại
học Kiến trúc Tp. HCM. (2) Nguyễn Thanh Quang (2013), Kiểm soát phát triển khu trung
tâm Tp. HCM trong bối cảnh hội nhập, Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLĐT và cơng trình,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. (3) Nguyễn Quốc Tuân (2014), Bảo tồn và phát huy giá
trị kiến trúc - đô thị khu phố Pháp tại Tp. Hải Phòng, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kiến
trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
c. Các ấn phẩm khác - (1) Viện Bảo tồn Di tích, Urban Solution (2008), Quản lý di sản
trong bối cảnh phát triển đô thị ở Việt Nam. Tài liệu hướng dẫn cho các nhà hoạch định, Hà
Nội. (2) PADDI (2010), Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị và triển vọng chiến lược quản lý di
sản trong khu trung tâm lịch sử của Tp.PHCM, tài liệu tổng hợp khóa tập huấn “Bảo tồn di
sản kiến trúc đô thị và triển vọng chiến lược quản lý di sản trong khu trung tâm lịch sử của
Tp. HCM” được PADDI tổ chức ngày 11-15/01/2010. (3) PADDI (2014), Bảo tồn di sản:
phân loại, công cụ quản lý và quy trình thực hiện, Báo cáo tổng hợp tọa đàm “Bảo tồn di
sản: phân loại, công cụ quản lý và quy trình thực hiện” được PADDI phối hợp với Viện
Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HIDS) tổ chức và được đồng tài trợ bởi Quỹ
Di sản Nam Lào (Bộ Ngoại giao và Châu Âu Pháp).
1.5.3. Nhận xét rút ra từ các nghiên cứu và dự án liên quan đến quản lý cơng trình di sản
kiến trúc thuộc địa hiện nay
Các CTDS KTĐT là vốn tài sản quý giá của một thành phố,thể hiện quá trình phát triển riêng
của đơ thị, góp phần định dạng và định vị các thành tố không gian đô thị hiện hữu và đơi khi
đóng vai trị định hướng phát triển không gian ở một số khu vực đô thị, đặc biệt là tại các
trung tâm lõi lịch sử đô thị, được xem là nơi lưu giữ “hồn” và đặc tính đô thị. Việc đánh giá
“DS” và “DT” ở Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế và đơi khi là lạc hậu so với xu thế chung
của thế giới. Các công trình, đề tài nghiên cứu đều mong muốn có cơ chế đánh giá riêng, dựa
trên giá trị tự thân của các DS và giá trị chúng tham gia đóng góp vào tổng thể chung đô thị.
Các đánh giá này được đề xuất thực hiện từ nhiều phía nhằm dung hồ các mối quan hệ và
đảm bảo đồng thời quyền lợi của các bên liên quan đến CTDS:(1) chính quyền - nhà quản lý;

(2) các chuyên gia - người tham mưu tư vấn cho chính quyền;(3) người sở hữu, khai thác DS
- quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của DS;(4) cộng đồng người dân - thụ
hưởng các giá trị DS.
1.6. Các vấn đề nghiên cứu cho cơng tác quản lý cơng trình di sản kiến trúc thuộc địa
Pháp tại Quận 1 - Tp. Hồ Chí Minh
1.6.1. Các vấn đề đặt ra cho công tác quản lý cơng trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa
Pháp tại Q1 - Tp. Hồ Chí Minh
Như vậy, để đưa ra được những mơ hình và giải pháp quản lý CTDS KTĐT hợp lý, các nhà
quản lý phải trả lời được các câu hỏi sau: (1) Cách thức xác định các CTDS KTĐT và những
giá trị của chúng trong thời gian và không gian đô thị như thế nào? (2) Các cấp độ can thiệp
DS, từ trung ương đến địa phương, tuỳ theo chức năng và loại DS KTĐT, từ những công


9
trình đơn lẻ đến những khu vực đơ thị được phân chia như thế nào? (3) Các kỹ năng hành
động dựa trên những kiến thức hiểu biết về kiến trúc, đô thị, lịch sử… được vận dụng như
thế nào ở mỗi cấp quản lý? Có những vấn đề gì về việc quản lý một hệ thống đa chủ thể? (4)
Phương pháp nào để tổ chức sự phối hợp trong hoạt động giữa các chủ thể khác nhau và các
cấp quản lý khác nhau? Yếu tố nào cần phải được bổ sung để đảm bảo tính gắn kết giữa các
văn bản pháp lý khác nhau liên quan đến các CTDS KTĐT? (5) Các nguồn tài chính của các
chính sách DS phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị CTDS KTĐT được huy động như
thế nào và bắt nguồn từ đâu? (6) Các chính sách và các cơng cụ DS nào có thể thúc đẩy tính
đa dạng chức năng đơ thị trong những khu vực DS KTĐT có giá trị? (7) Làm thế nào để các
công cụ hành động về DS KTĐT tạo một tiếng nói chung giữa các tổ chức quản lý và đầu tư
vì một mơi trường cư trú đô thị? (8) Làm thế nào để các chủ thể quản lý cơng có thể cùng
hợp tác với các chủ thể tư nhân hay tập thể (hợp tác cơng-tư)? (9) Những cơng cụ pháp lý và
tài chính khác nhau nào có thể huy động từng bước các CTDS sở hữu công và tư tham gia
vào hệ thống DS đô thị? (10) Đối với những CTDS KTĐT là nhà ở, mức độ can thiệp nào sẽ
là phù hợp với thu nhập của chủ sở hữu?...
a. Đối với cấp độ Tp. Hồ Chí Minh - Các vấn đề về QLDS được đặt ra như sau: (1) Vấn đề

phát triển kinh tế, không gian đô thị và tập trung dân cư;(2) Vấn đề mở cửa hồ nhập và giữ
gìn bản sắc;(3) Vấn đề về kết nối QLDS và QLĐT.
b. Đối với cấp độ Quận 1 - Qua phân tích và đánh giá địa bàn nghiên cứu tại Q1 và trong nội
đô TP. HCM, có thể rút ra một số nhận xét sau: (1) Cấu trúc đô thị chung của Q1 tuy ít nhiều
thay đổi so với ban đầu nhưng các CTDSKTĐT TĐP hầu hết vẫn bảo lưu được tính nguyên
vẹn; (2) Khối CTDS kiến trúc TĐP nằm trong vùng hạt nhân lõi đơ thị được đơ thị hố từ
sớm và phát triển ổn định, nên ít chịu ảnh hưởng của quá trình đơ thị hóa chung và mở rộng
lãnh thổ của thành phố; (3) Công tác QLDS KTĐT TĐP tại Q1 được nhận định là nằm trong
khả năng kiểm soát tốt, nhờ đặc tính sở hữu bất động sản của khu vực Nhà nước.Các DS kiến
trúc thuộc địa tại Q1 cũng đang phải đối mặt với:(1) Vấn đề pháp lý DS;(2) Vấn đề nhân lực
DS;(3) Vấn đềnhận diện DS;(4) Vấn đề cơng năng DS;(5) Vấn đề kinh phí DS.
1.6.2. Nhận định cơng tácquản lý cơng trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa Pháp tại
Quận 1 Tp. Hồ Chí Minh trong tương lai
Hiện có hai sự lựa chọn trong QLDS:(1) Quản lý CTDStrong mối tương quan với cảnh quan
xung quanh;(2)QLDS chỉ đặt trong tâm vào cơng trình.Có ba yếu tố cơ bản để đánh giá hệ
thống CTDS KTĐT TĐP tại Q1 Tp. HCM:(1) Cách thức sử dụng đất đai; (2) Phong cách
kiến trúc và kỹ thuật xây dựng, vật liệu của các cụm cơng trình và cơng trình lịch sử; (3)
Cách thức hoạt động và sử dụng các địa điểm.
CHƯƠNG II.
CÁC CƠ SỞ QUẢN LÝ CƠNG TRÌNH DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THUỘC ĐỊA
PHÁP TẠI QUẬN 1 - TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Cơ sở lý thuyết cho việc quản lý cơng trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa Pháp
tại Quận 1 Tp. Hồ Chí Minh
2.1.1. Vai trị của Di sảngiữa các mối quan hệ xã hội đa chiều
a. Di sản trong mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế đô thị - Cần thống nhất một số nhận
thức và quan điểm tiếp cận sau đây:(1) Hướng tới việc tơn trọng sự đa dạng văn hóa;(2) Văn
hóa cần được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
(3) DSVH (vật thể và phi vật thể) được xác định là bộ phận quan trọng cấu thành môi trường
sống của con người;(4) DSVH phải được gắn với con người và cộng đồng cư dân địa
phương;(5) Yếu tố hiện đại là những giá trị văn hóa được sáng tạo căn bản dựa trên cơ sở

những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa


10
nhân loại;(6) DSVH là sản phẩm cụ thể của những điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế và
chính trị qua nhiều thời kỳ lịch sử;(7) Không nên coi công tác bảo tồn và trùng tu DT là một
loạt các cơng thức hay mơ hình sẵn có mang tính vạn năng, cứng nhắc.
b. Di sản trong mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển đô thị - Để giải quyết các vấn đề
liên quan đến DS KTĐT hiện nay tại Việt Nam:(1) Trước mỗi vấn đề phải cósự đồng thuận
của tất cả các bên liên quan ngay từ đầu;(2) Phải gắn DS với đời sống đương đại, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác;(3) Phải tìm được
sự gắn kết giữa DS với cộng đồng;(4) Trong công tác bảo tồn, phải nhất thiết trả lời được ba
câu hỏi: (1) Có cần bảo tồn khơng? (2) Bảo tồn để làm gì? (3) Bảo tồn bằng cách nào?;(5)
Phải có “phơng” văn hóa của những nhà DS;(6) Du lịch DS sẽ là một hướng đi đúng đắn để
giải quyết hài hòa lợi ích giữa bảo tồn và phát triển.
c. Di sản trong mối quan hệ tương tác với cộng đồng - Các biện pháp can thiệp và ứng xử
với DS phải đạt mục tiêu đảm bảo lợi ích của cộng đồng.Dưới góc độ QLDS, bản chất của
công tác quản lý là quản lý các hoạt động của con người và cộng đồng xã hội có thể tác động
ở cả hai chiều thuận và nghịch tới DS.
d. Di sản và lối sống đô thị - Giữa DS và lối sống đô thị luôn có một mối quan hệ mật thiết
với nhau trên cả hai chiều: (1) DS tạo ra mơi trường văn hố, xã hội, lịch sử cho đơ thị để gìn
giữ và phát huy những giá trị đặc trưng trong lối sống đô thị, (2) Lối sống đô thị ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn tại, khai thác, sử dụng, phát triển của các DS.
2.1.2. Di sản và những yếu tố liên quan
a. Tài chính di sản và di sản “sinh lợi” - Một số thực tế rút ra từ kinh nghiệm của các nước
trên thế giới là:(1) Có rất nhiều DS cần được bảo tồn hơn là bị biến thành viện bảo tàng;(2)
Ngay kể cả một Chính phủ giàu nhất cũng khơng đủ nguồn tài chính để bảo tồn tất cả DS;(3)
Rủi ro lớn nhất đối với DS là khơng có kinh phíđầu tư hoặc có q nhiều kinh phí được đầu
tư cùng một lúc;(4) DS bị coi là bất động sản.
b. Tính “cộng đồng” của di sản - Có hai vấn đề khác nhau cần lưu ý khi phát triển dự án

liên quan đến DS:(1) Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế của các bên liên quan;(2) Tác động môi
trường ảnh hưởng tớiDS của dự án.
c. Ký ức di sản - Nhiều nơi trên thế giới đã có những sáng kiến phong phú về bảo tồn ký ức
văn hóa, dựa vào mối quan tâm tới lịch sử và văn hóa của người dân.
2.1.3. Ứng xử và tiếp cận quản lý di sản
a. Mục đích chính sách và mục tiêu quản lý di sản - Mục đích của chính sách là đưa ra
những tun bố có tầm nhìn về việc quản lý một khu vực có DSdựa trên những điều kiện
mơi trường xã hội tại nơi đó. Trong khn khổ mục đích chính sách chung thì mục tiêu là
vạch ra những điều kiện mong muốn, phản ánh xem ban quản lý muốn duy trì cái gì và
những giá trị nào được thể hiện và cần nhấn mạnh tại khu DS.
b. Định giá cho di sản để lựa chọn cách ứng xử phù hợp - Để thật công tâm, được mọi đối
tác chấp nhận, một cơ quan độc lập - Hội đồng DS - nên được thành lập để xem xét đánh giá
dựa vào luật DSVH. Cơ quan này có danh sách DS dựa trên nghiên cứu chuyên môn và tham
vấn cộng đồng để xác định hiện vật, cơng trình hay DT.
c. Cơ chế “Đánh giá tác động đối với di sản”


11


12
d. Tiếp cận di sản chủ động
THỤ ĐỘNG
GIỮ
GÌN

DUY TRÌ

>>>>>>>
BẢO

TỒN

TRÙNG
TU

TƠN TẠO

CHỦ ĐỘNG
CẢI TẠO MỚI

TÁI PHÁT
TRIỂN

e. Khả năng phản ứng của di sản - Hai yếu tố thể hiện rõ sự phản ứng của DS là “sức đề
kháng” và “độ đàn hồi” của DS:(1) “Sức đề kháng” là khả năng hứng chịu các hoạt động sử
dụng mà không bị xáo trộn;(2) “Độ đàn hồi” là khả năng trở lại tình trạng khơng bị xáo trộn
ban đầu sau khi bị tác động.
2.2. Các cơ sở pháp lý trong việc quản lý cơng trình di sản kiến trúc đô thị thuộc địa
Pháp tại Quận 1 - Tp. Hồ Chí Minh
2.2.1. Cơng cụ pháp lý quốc tế trong cơng tác quản lý cơng trình di sản kiến trúc đô thị
Việt Nam đã tham gia đầy đủ các công ước quốc tế về ứng xử với DS. Đây được xem như là
nguyên tắc cơ bản để thiết lập các cơ chế QLDS tại Việt Nam.
2.2.2. Khung pháp lý về di sản tại Việt Nam
a. Khung pháp lý về xác định, tác động vào di sản

DSVH
vật thể

Nhóm (1)


Các cơng trình hay quần thể cơng trình gắn với các sự kiện lịch sử, gọi tắt là
các “DT lịch sử”

Nhóm (2)

Các cơng trình hay quần thể cơng trình có giá trị kiến trúc và nghệ thuật, gọi
tắt là các “DT kiến trúc nghệ thuật”

Nhóm (3)

Các địa điểm có giá trị khảo cổ, gọi tắt các là “DT khảo cổ”

Nhóm (4)

Các cảnh quan thiên nhiên có giá trị về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, địa lý
hay đa dạng sinh học, gọi tắt là các “danh lam thắng cảnh”

(1) DT cấp
tỉnh

DT có giá trị tiêu biểu của địa phương, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định xếp
hạng

(2) DT quốc
gia

DT có giá trị tiêu biểu của quốc gia, do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quyết định xếp hạng

(3) DT quốc

gia đặc biệt

DT có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia; do Thủ tướng Chính phủ quyết định
xếp hạng hay đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) xem xét đưa DT tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục DS thế giới

b. Khung pháp lý về quản lý cơng trình di sản kiến trúc đơ thị - Nội dung QLNN đối với
DSVH được quy định trong Luật DSVH như sau:(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
(2) Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH;(3) Tổ chức, chỉ
đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về DSVH;(4) Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH;(5) Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực để bảo vệ, phát
huy giá trị DSVH;(6) Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị
DSVH;(7) Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;(8) Thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về DSVH.
2.2.3. Cơ sở pháp lý đặc thù của Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục các đề án thuộc Chương trình hành động trong cơng tác bảo tồn cảnh quan KTĐT
trên địa bàn TP. HCM: (1) Xác định danh mục các cơng trình kiến trúc nghệ thuật, quần thể
kiến trúc và các cơng trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu theo Luật DSVH; (2) Xác định


13
đối tượng kiến trúc cảnh quan đô thị của TP. HCM cần bảo tồn; (3) Xác định các khu vực
kiến trúc cảnh quan đô thị cần bảo tồn; (4) Xây dựng các quy định chung trong công tác bảo
tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn thành phố; (5) Xây dựng các quy chế bảo tồn cảnh quan
kiến trúc đối với các đối tượng (khu vực, cơng trình); (6) Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ
trợ cho cơng tác bảo tồn; (7) Tổ chức xây dựng trang web bảo tồn cảnh quan kiến trúc của
thành phố Hồ Chí Minh (kết nối với các dự án khác cùng mục tiêu); (8) Nghiên cứu thành

lập một đơn vị tập trung về công tác quản lý bảo tồn cảnh quan kiến trúc thành phố (tạm gọi
là Cơ quan Bảo tồn và Phát triển); (9) Tổ chức các lớp tập huấn, đoàn tham quan, học tập
kinh nghiệm ở một số thành phố trong và ngoài nước.
2.3. Các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý cơng trình
di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa Pháp tại Quận 1 - Tp. Hồ Chí Minh
2.3.1. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự tồn tại của di sản
a. Điều kiện khí hậu và biến đổi khí hậu tại Tp. Hồ Chí Minh - Tp. HCM, nằm trong vùng
khí hậu của Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa nên nắng và mưa nhiều, độ ẩm lớn. Tp.
HCM nằm ở khu vực phía Nam, mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao đều và khá ổn
định trong năm, có hai mùa mưa-khơ rõ ràng. Lượng mưa cao nhưng thời gian mưa ngắn,
hầu như khơng có hiện tượng mưa dầm hay nồm ẩm nên các CTDS luôn “khô ráo”. Chế độ
mưa nhiều kèm với các điều kiện thời tiết nóng ẩm tạo thuận lợi cho nấm mốc, mối mọt, cây
cối ký sinh trên các cơng trình, dẫn đến sự phá hủy cả ở các lớp hoàn thiện bề mặt bên ngoài
và phần kết cấu chịu lực bên trong của DT. Các đợt lụt do triều cường ở mức độ ngày càng
lớn trên quy mô toàn thành phố.Bên cạnh những tác động thiên nhiên mang tính “chu kỳ”,
những năm gần đây, sự biến đổi khí hậu tồn cầu, mà Việt Nam nói chung và Tp. HCM nói
riêng là các khu vực chịu tác động trực tiếp, cũng góp phần đe dọa nhiều hơn với các DS mà
phần lớn được xây dựng từ những vật liệu “truyền thống”, dễ bị tác động bởi thời tiết.
b. Những yêu cầu đặt ra liên quan đến sự tồn tại bền vững về vật lý của di sản trong
tương lai - Nhu cầu nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và DS (văn hố)
được chia ra làm 5 vấn đề quan trọng:(1) Hiểu sự dễ tổn thương của vật liệu; (2) Giám sát sự
thay đổi; (3) Làm mẫu và dự phịng cách ứng xử với khí hậu; (4) Quản lý DSVH; (5) Phòng
ngừa thiệt hại.
2.3.2. Những tác động của điều kiện kinh tế - xã hội vào quá trình khai thác giá trị di sản
Xét trên góc độ giá trị kinh tế bất động sản của các DS KTĐT, “bất động sản trong những
khu vực lịch sử tăng giá mạnh hơn thị trường địa phương nói chung, và chúng tăng nhanh
hơn ở những khu dân cư có đặc điểm tương tự nhưng khơng được cơng nhận làDS”. Q1 là
quận trung tâm của Tp. HCM, nhu cầu sử dụng, tận dụng đất đai rất cao ở Q1 là do giá trị
kinh tế lớn từ đất đai mang lại. Trong khi đó, các CTDS KTĐT nói chung và thời Pháp thuộc
nói riêng tại Q1 lại chiếm những vị trí tương đối đắc địa, hấp dẫn và thuận lợi về điểm nhìn

cũng như khả năng tiếp cận trong đơ thị. Ngồi ra các cơng trình này thường có khn viên
rộng, cảnh quan và môi trường đô thị đẹp, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất thấp hơn
nên chúng trở thành đích ngắm cho những dự án bất động sản. Điều này một mặt tạo cơ hội
thuận lợi cho việc đổi mới diện mạo khu vực trung tâm lịch sử của TP. HCM theo sát được
với nhịp điệu phát triển của thành phố, mặt khác lại đặt các DS vào những mối đe doạ trước
nguy cơ bị xen cấy, thay đổi, cạnh tranh, thậm chí là bị xố sổ, bị thay thế bởi những cơng
trình xây dựng mới “hiện đại” hơn.
2.3.3. Các nhóm tác nhân chủ thể liên quan đến quản lý và phát triển di sản
Nhóm
1

Chủ thể quản lý

Can thiệpchủ thể DS
Trực tiếp


Gián tiếp

Lợi ích DS chủ thể
Trực tiếp

Gián tiếp



14
1a

Chủ thể quản lý hành chính (chủ

thể quản lý trực tiếp)





1b

Chủ thể quản lý chuyên môn
(chủ thể quản lý gián tiếp)





2

Chủ thể chuyên môn



2a

Chủ thể chuyên môn trực tiếp



2b

Chủ thể chuyên môn gián tiếp


3

Chủ thể sở hữu





3a

Chủ thể sở hữu trực tiếp





3b

Chủ thể sở hữu gián tiếp





4

Chủ thể thụ hưởng




4a

Chủ thể thụ hưởng trực tiếp



4b

Chủ thể thụ hưởng gián tiếp



















Khu vực chủ thể


Đặc tính

(1) Khu vực nhà
nước - các cơ quan,
tổ chức, doanh
nghiệp nhà nước sở
hữu hoặc được nhà
nước uỷ quyền sở
hữu các DS

Các DS thuộc khu vực nhà nước sở hữu chủ yếu là các cơng trình cơng cộng
phục vụ rộng rãi cho người dân đô thị. Trong các hoạt động liên quan đến DS,
các chủ thể này thường bị phụ thuộc vào cơ quan quản lý cấp cao hơn vì phải
xin các chủ trương, quyết định hay xin cấp vốn thực hiện. Cơ chế xin - cho này
thường kéo dài bởi các thủ tục hành chính nên khơng thể can thiệp kịp thời hay
khẩn cấp vào DS, đặc biệt là trong các trường hợp khắc phục những DS nguy
cấp. Đổi lại, những DS này lại khá thuận tiện trong việc QLNN theo các định
hướng, chính sách chính quyền đề ra.

(2) Khu vực tập thể
- các tổ chức đoàn,
hội tập thể

Các DS thuộc khu vực trung tâm sở hữu chủ yếu là cơng trình tơn giáo, tín
ngưỡng phục vụ cho một số cộng đồng người dân đô thị. Các tổ chức này
thường có nguồn tài chính riêng của họ trong việc can thiệp vào DS. Tuy nhiên
do đặc thù cùng quản lý, QLNN và quản lý từ tổ chức đồn, hội cấp cao hơn,
nên đơi lúc xảy ra những khác biệt trong định hướng và chính sách liên quan
đến DS.


(3) Khu vực tư nhân
- các doanh nghiệp
tư nhân, cá nhân

Các DS thuộc khu vực tư nhân sở hữu chủ yếu là các cơng trình nhà ở và cơng
trình cơng cộng nhỏ, phục vụ nhu cầu cá nhân hay một phần nhỏ cộng đồng
người dân đô thị. Khu vực này thường khơng có cơ quan quản lý cấp cao hơn
nên họ chủ động trong các công việc liên quan DS. Tuy nhiên do nguồn tài
chính giới hạn nên các hoạt động cải thiện DS của họ chủ yếu là nhỏ lẻ theo
nhu cầu riêng và tự phát, khó quản lý mặc dù rất kịp thời và đáp ứng được tính
khẩn cấp. Ngồi ra, một số DS có chế độ đồng sở hữu tư nhân (số chủ thể sở
hữu > 1). Đây cũng là một khó khăn trong việc can thiệp DS khi các đồng sở
hữu này phải dung hoà và đồng thuận được trong việc phân chia các quyền lợi
và nghĩa vụ giữa họ với nhau.

2.4. Định hướng quy hoạchkhu vực trung tâm đơ thị của Tp.Hồ Chí Minh
2.4.1. Định hướng phát triển khu trung tâm đô thị Tp. Hồ Chí Minh
Hiện có hai đồ án quy hoạch “Khu trung tâm” đã được phê duyệt là:(1)Đồ án quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu Trung tâm hiện hữu Thành phố 930ha; (2)Đồ án quy hoạch chi
tiết tỷ lệ 1/2000 Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm 657ha.
2.4.2. Sự phân chia vai trò của hai khu vực trung tâm cũ và mới liên quan đến phát triển
di sản tại Quận 1 Tp. Hồ Chí Minh


15
2.5. Kinh nghiệm thực tế quản lý cơng trình di sản kiến trúc đô thị trên thế giới và ở
Việt Nam
2.5.1. Kinh nghiệm quốc tế
a. Khu phố cổ Dadaocheng - bài học bảo tồn và quản lý di sản của Đài Loan - Thành công

trong bảo tồn và QLDS ở Đài Loan nhờ hội tụ đủ bốn yếu tố: (1) Nhận thức đầy đủ và đúng
đắn về công tác bảo tồn; (2) Cơ chế chính sách thúc đẩy hành động hiệu quả; (3) Làm bảo
tồn với cách tiếp cận nhân văn; (4) Khai thác trí tuệ, tâm huyết của các trí thức, chun gia.
b. Khơi phục lại và nâng cao những giá trị của di sản thuộc địa Pháp gắn kết với Dự án
đô thị lớn tại thành phố Alger, Algeria - Dự án này đã cho thấy để phát huy giá trị cũng như
quản lý hiệu quả một khu vực các CTDS KTĐT TĐP, chính quyền thành phố cần phải có:
(1)Ý chí chính trị mạnh mẽ là phương tiện chính để thay đổi;(2) Sự đồng thuận của cư dân ở
vùng trung tâm của các dự án phục hồi;(3)Quan điểm gắn kết các khu phố DS với sự phát
triển của toàn khu vực cũng như của cả thành phố;(4) Quyết sách và khả năng thu xếp tài
chính, hợp tác, quản lý và định hướng tổng thể trong giới hạn của một dự án đô thị chung;
(5)Các hợp tác theo liên ngành và đa ngành;(6)Tính minh bạch và sự tham gia đối tác, cộng
đồng;(7)Nhìn nhận được những bài học về sự thất bại để khắc phục cho các can thiệp trong
tương lai;(8) Quan điểm rõ ràng: nếu cần thiết thì phải cóquy định mới và luật mới.
c. Kinh nghiệm quản lý và định hướng phát triển di sản tại Pháp - Ở cấp quốc gia, Pháp có
một cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách các vấn đề DS: Direction générale des
Patrimoines (tạm dịch là Tổng cục Di sản). Ở cấp địa phương, các chính quyền địa phương
đều ý thức được sức hút kinh tế của thành phố cũng phụ thuộc nhiều vào DS.
d. Kinh nghiệm quản lý và bảo tồn di sản văn hoá của nước Anh - Với quan điểm “mơ
hình giá trị + răn đe = bảo tồn”, nước Anh đã đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong
chính sách bảo tồn, phát huy DSVH.
e. Các biện pháp phát triển di sản tại những quốc gia khác trên thế giới - Ở Singapore, các
CTDS được đánh giá quatiêu chí 3R (maximum Retention, sensitive Restoration and careful
Repair): duy trì tối đa, tôn tạo tinh tế và sửa chữa thận trọng.Thành phố Vancouver (Canada)
sử dụng “Hợp đồng tái tạo di sản”.
2.5.2. Kinh nghiệm trong nước
a. Quản lý và bảo tồn di sản khu phố Pháp tại Hà Nội - Hà Nội đang tăng cường công tác
quản lý quỹ DS này với những bước đi cụ thể : (1) Tiến hành nghiên cứu đánh giá và phân
loại các cơng trình trong quỹ DS;(2) Xây dựng các quy chế quản lý và bảo tồn; (3) Thiết lập
chương trình hành động và giám sát.
b.Quản lý môi trường di sản đô thị cổ Hội An - Các quy chế quản lý DS ở Hội An: (1) Quy

chế quản lý, bảo tồn, sử dụng, DT danh thắng Hội An (2000); (2) Quy chế quản lý hoạt động
quảng cáo, viết đặt biển hiệu trên địa bàn thành phố Hội An (2006); (3) Quy chế quản lý hoạt
động tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Hội An (2006); (4) Quy chế phối hợp cấp
phép và kiểm tra xử lý vi phạm xây dựng trong khu phố cổ Hội An (2008); (5) Quy chế quản
lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong Khu phố cổ và một số
vùng phụ cận (2008).
CHƯƠNG III.
MƠ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CƠNG TRÌNH DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI QUẬN 1 - TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Các mục tiêu, quan điểm và ngun tắc quản lý các cơng trình di sản kiến trúc đô
thị thuộc địa Pháp tại Quận 1 - Tp. Hồ Chí Minh
3.1.1. Các mục tiêu


16
(1) Mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững DS; (2) Mục tiêu phát huy giá trị DS trong đời
sống đô thị; (3) Mục tiêu tăng cường bản sắc đơ thị trong q trình hội nhập; (4) Mục tiêu
huy động tài chính DS từ các nguồn lực xã hội.
3.1.2. Các quan điểm
(1) Quan điểm về phân quyền trong QLDS tạo tiền đề cho sự tham gia của các chủ thể ngoài
nhà nước; (2) Quan điểm về phân vùng trong QLDS nhằm tạo tính hệ thống, kết nối QLDS
với quản lý đô thị; (3) Quan điểm về phân cấp trong QLDS dựa trên đánh giá, phân loại
DS nhằm QLDS tập trung, khơng dàn trải
3.1.3. Các ngun tắc
Nhóm những ngun tắc pháp lý - xã hội: (1) Nguyên tắc tôn trọng pháp luật trong QLDS;
(2) Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước về DS; (3) Nguyên tắc cộng đồng
tham gia vào QLDS;
Nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật: (4) Nguyên tắc QLDS kết hợp với quản lý lãnh
thổ; (5) Nguyên tắc QLDS kết hợp với quản lý chức năng đô thị; (6) Nguyên tắc QLDS phân
định với quản lý kinh doanh di sản.

3.2. Nhận diện và xác định giá trị các cơng trình di sản kiến trúc đô thị thuộc địa Pháp
tại Quận 1 Tp. Hồ Chí Minh
3.2.1. Các tiêu chí đánh giá
6 tiêu chí
Nhóm các tiêu chí giá trị “CỨNG”
1. Tính tiêu
biểu về quy
hoạch, kiến
trúc, nghệ
thuật

2. Tính
ngun bản

Nhóm các tiêu chí giá trị “MỀM”

3. Tính sở
hữu

4. Giá trị
lịch sử, văn
hóa, sự
kiện, nhân
vật

5. Sự tham
gia vào một
quần thể
DS/quần thể
đô thị


6. Giá trị nhân
văn - phi vật thể

3.2.2. Các cấp độ đánh giá
Tiêu chí
(1.1) Tính tiêu
biểu
về
quy
hoạch,kiếntrúc,
nghệ thuật

Cấp độ đánh giá theo từng tiêu chí
3

2

Có giá trị rất cao,
mang tính biểu tượng,
duy nhất, đại diện cho
thành phố

Có giá trị cao và hấp
dẫn

Cấu trúc và tinh thần

Có một số thay đổi


trạng sử dụng tốt)

trúc và tinh thần DS

Độ “đơn giản” cao
trong sở hữu và tài
chính DS (VD: đơn sở
hữu, sở hữu nhà
nước…)

Độ “đơn giản” trung
bình trong sở hữu và
tài chính DS

1
Có giá trị trung bình

(1.2) Tính ngun DS hầu như cịn nhưng khơng ảnh Có nhiều thay đổi và ảnh
hưởng phần nào đến cấu
nguyên vẹn (trong tình hưởng nhiều đến cấu
bản
trúc và tinh thần DS

(1.3) Tính sở hữu

Độ “đơn giản” thấp trong
sở hữu và tài chính DS
(VD: đa sở hữu, sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân…)


(2.1) Giá trị lịch Giá trị rất cao, nhân Giá trị cao, góp phần
Giá trị trung bình, một
sử, văn hóa, sự chứng gắn bó chặt chẽ vào tiến trình phát triển phần lịch sử thành phố
với lịch sử thành phố
thành phố
kiện, nhân vật
(2.2) Sự tham gia Gắn kết và tương tác Gắn kết và tương tác Gắn kết yếu hoặc không


17
rất chặt chẽ vào các

tương đối với các DS

có gắn kết (riêng lẻ) với

thống rất cao)

trung bình)

trung bình)

vào một quần thể DS khác hay khu vực khác hay khu vực đô thị các DS khác hay khu vực
DS/quần thể đô thị đơ thị (mang tính hệ (mang tính hệ thống đơ thị (mang tính hệ thống
DS gắn kết rất chặt

(2.3) Giá trị nhân chẽ với ký ức nhiều DS gắn kết chặt chẽ DS gắn kết yếu với ký ức
với ký ức cộng đồng
cộng đồng dân cư đô
cộng đồng dân cư đô thị

văn - phi vật thể
dân cư đô thị
thị

3.2.3. Kết quả đánh giá nhận diện các cơng trình di sản kiến trúc đô thị thuộc địa Pháp
tại Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh
3.3. Mơ hình quản lý các cơng trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa Pháp tại Quận 1
Tp. Hồ Chí Minh
3.3.1. Các yếu tố cơ bản của mơ hình
CHỦ THỂ
quản lý

ĐỐI TƯỢNG
quản lý

TÁC ĐỘNG
quản lý

MƠI TRƯỜNG
quản lý

ai ?

cái gì ?

để làm gì ?

hồn cảnh nào ?

Cơng

(nhà nước)

Nhóm CTDS
(mảng, tuyến)

Tác động
Bị động

Pháp lý DS Việt
Nam

quản





(giải pháp
cơ chế
kết hợp)





(tư nhân)






quản
trị



(giải pháp
cơ chế
kết hợp)




CTDS
(đơn lẻ)


đ




(giải pháp
cơ chế
kết hợp)


(1)Giữ gìn
(2)Duy trì
(3)Bảo tồn

(4)Trùng tu

DS,
trong
(5)Tơn
tạo



(6)Cải tạo
mới
(7) Tái phát
triển

Quy hoạch, phát
triển DSTp. HCM


Tác động
chủ động





Giá trị, hình ảnh DS
Q1

3.3.2. Chủ thể quản lý
a. Nhà nước - các chủ thể công - Trong mơ hình đề xuất để quản lý các CTDS KTĐT TĐP

tại Q1 - Tp. HCM, Nhà nước có vai trịquản lý (hành chính nhà nước) DS, là sử dụng các
biện pháp hành chính (dưới hình thức các tổ chức hành chính) để tác động QLDS nói chung
và quản lý CTDS KTĐT TĐP nói riêng.
b. Tư nhân - các chủ thể tư - Trong mơ hình quản lý được đề xuất cho các CTDS KTĐT
TĐP tạiTp. HCM, các chủ thể tư (khu vực tư nhân) có vai trị quản trị (kỹ thuật kinh tế) DS.
c. Các cấp độ quản lý, quản trị di sản
Cấp
độ
++++

Quản lý DS

Quản trị DS

Chủ thể công

Chủ thể cơng

Chủ thể tư

(1) Dự báo, kế hoạch hố
(2) Tổ chức, lãnh đạo
(3) Điều hành, điều chỉnh
(4) Phối hợp

(1) Hành động kỹ thuật
chun mơn DS
(2) Hành động tài chính,
kinh tế DS
(3) Hành động hỗ trợ DS


(1) Hành động kỹ thuật chun
mơn DS
(2) Hành động tài chính, kinh tế DS
(3) Hành động hỗ trợ DS


18
Quản lý DS

Cấp
độ

Quản trị DS

Chủ thể công

Chủ thể công

(4) Hành động tư vấn, tham mưu
QLDS

(5) Kiểm tra

+++
++
+

Chủ thể tư


(1), (2), (3), (5)

(1), (3)

(1), (2), (3)

(1), (3), (5)

(1)

(2), (3)

(1), (5)

Hỗ trợ chủ thể tư trong
quản trị DS khi có yêu cầu

(2)

3.3.3. Đối tượng quản lý
Bên cạnh việc quản lý từng CTDS KTĐT (TĐP) như từ trước đến nay, việc quản lý theo
cụm các CTDS KTĐT là một xu hướng mới nhằm đưa lại những cách thức vận hành, khai
thác và phát triển mới cho DS.
3.3.4. Các cấp độ tác động lên di sản
Với những phương pháp tác động có chủ động thì DSsẽ được quản lý tích cực. QLDS cần
tạo ra những cơ chế thúc đẩy tính chủ động này nhưng cần có biện pháp ràng buộc để kiểm
sốtkết quả đạt được theo u cầu.
3.3.5. Đề xuất các mơ hình quản lý cơng trình di sản kiến trúc đơ thị tại Quận 1 Tp. Hồ
Chí Minh dựa trên các cấp độ hợp tác cơng-tư
Mơ hình quản lý CTDS KTĐT TĐP …

Cộng đồng tự
quản

Cộng đồng và nhà
nước cùng quản

Nhà nước và cộng
đồng cùng quản

Nhà nước quản lý

- Các chủ thể tư
tự quản
- Các chủ thể
cơng giám sát,
kiểm tra

Dựa trên vai trị tự
quản của các chủ
thể tư với sự hỗ trợ
của các chủ thể
cơng

Kết hợp vai trị tự
quản của các chủ thể
tư với sự can thiệp
sâu của các chủ thể
công

- Các chủ thể công (đại

diện nhà nước) thực
hiện quản lý
- Các chủ thể tư hỗ trợ,
cung cấp các dịch vụ
theo nhượng quyền

Quản lý DS, cấp
độ +

Quản lý DS, cấp độ
++

Quản lý DS, cấp độ
+++

Quản lý DS, cấp độ ++
++

Quản trị DS, cấp
độ +

Quản trị DS, cấp độ
+

Quản trị DS, cấp độ
+++

Quản trị DS, cấp độ +
+++


Quản trị DS, cấp
độ ++++

Quản trị DS, cấp độ
+++

Quản trị DS, cấp độ
++

Hỗ trợ cung cấp dịch
vụ theo nhượng quyền

- DS có mục đích
vận hành, khai thác
và phát triển tương
đối rõ ràng, ổn định
- Dung hoà được
quyền lợi giữa chủ
thể sở hữu DS với
chủ thể quản lý
(nhà nước) DS

- Định hướng phát
triển DS rõ ràng
- DS được bảo vệ
bởi các biện pháp
quản lý-quản trị từ
cả 2 chủ thể cơng-tư
- Dung hồ được
quyền lợi giữa chủ

thể sở hữu DS với

- Các tác động lên DS
được thực hiện bài
bản, đúng quy trình
u cầu
- Nguồn cung tài chính
đều đặn hàng năm
- Các hoạt động DS có
sức lan toả cao bởi
truyền thơng

Phân chia nhiệm vụ
Phân chia
vai trò các
chủ thể
Phân cấp
vai trò các
chủ thể
cơng
Phân cấp
vai trị các
chủ thể tư

Đánh giá mơ hình
Ưu điểm

- DS rất “năng
động”, nắm bắt
thời cuộc, nhu cầu

xã hội nhanh
chóng để khai
thác được tối đa
(biến giá trị tinh
thần thành giá trị
vật chất)


19
Mơ hình quản lý CTDS KTĐT TĐP …
Cộng đồng tự
quản

Cộng đồng và nhà
nước cùng quản
- Dung hồ được
nguồn cung tài
chính DS

Nhược
điểm

- Sự “yếu ớt” của
QLNN do tính sở
hữu tư
- Khó giữ công
năng nguyên gốc,
thay đổi công
năng sử dụng
thường xuyên dẫn

đến những biến
động trong vận
hành, khai thác và
phát triển DS
- Các hành động
DS manh mún,
nhỏ lẻ
- Khơng có nguồn
cung tài chính từ
các chủ thể công

Nhà nước và cộng
đồng cùng quản

Nhà nước quản lý

chủ thể quản lý (nhà
nước) DS
- Dung hoà được
nguồn cung tài chính
DS

- Các chủ thể tư có
thể “qua mặt” chủ
thể cơng nếu khơng
có cơ chế kiểm sốt
vận hành, khai thác
và phát triển DS
hiệu quả
- Mất thời gian

thực hiện các hoạt
động thoả thuận
giữa chủ thể tư và
chủ thể công

- Giảm tính chủ
động của các chủ thể
tư nếu các chủ thể
cơng can thiệp quá
sâu
- Mất thời gian thực
hiện các hoạt động
thoả thuận giữa chủ
thể tư và chủ thể
công

- DS không “năng
động”, không được
khai thác hiệu quả (về
mặt kinh tế)
- Nguồn tài chính hạn
chế
- Có thể rất mất thời
gian để xử lý những sự
cố trong vận hành,
khai thác và phát triển
DS do sự quan liêu,
đùn đẩy trách nhiệm
của các chủ thể công
- Nhà nước không thể

bao quát được hết nếu
phải quản lý-quản trị
số lượng CTDS quá
nhiều

- Các CTDS tôn
giáo (do các tập
thể, đoàn, hội sở
hữu)
- Các CTDS quan
trọng của thành
phố, đang được sử
dụng và khai thác
bởi các doanh
nghiệp kinh tế
- Các CTDS là nhà
ở cá nhân có giá trị
DS cao

- Các CTDS quan
trọng của thành phố,
đang được sử dụng
và khai thác bởi các
tổ chức, cơ quan
hành chính (phi kinh
tế)

- Các CTDS đã được
cơng nhận chính thức
(xếp hạng “DT)

- Các CTDS chưa xếp
hạng, nhưng rất quan
trọng đối với thành
phố (thông qua đánh
giá chuyên gia, lý ức
cộng đồng)

Khả năng áp dụng

Đối tượng
CTDS
KTĐT TĐP
áp dụng

- Các CTDS là
nhà ở cá nhân
(biệt thự, nhà
phố…)

- Quản lý theo nhóm
lớn các CTDS (các
quỹ DS, theo địa bàn
lãnh thổ)
- Quản lý riêng lẻ các
CTDS (đối với các
CTDS đóng vai trị
“linh hồn” cho đơ thị)

Cách thức
quản lý


Quản lý riêng lẻ
các CTDS (do
tính biến động lớn
của các DS)

- Quản lý theo nhóm nhỏ các CTDS
(mảng/tuyến DS)
- Quản lý riêng lẻ các CTDS (đối với các
CTDS quan trọng, có giá trị cao)

Phân vùng
quản lý
kiểm sốt

Kiểm sốt q
trình vận hành,
khai thác và phát

- Kiểm sốt q trình vận hành, khai thác và phát triển của chính
CTDS
- Kiểm sốt q trình phát triển các cơng trình khác thuộc vùng ảnh


20
Mơ hình quản lý CTDS KTĐT TĐP …
Cộng đồng tự
quản
triển của chính
CTDS


Các cơ chế
bổ sung, hỗ
trợ

- Tăng cường cơ
chế và giao trách
nhiệm giám sát,
kiểm sốt cho
chính quyền địa
phương
- Tăng cường các
hướng dẫn, truyền
thông về cách
thức vận hành,
khai thác và phát
triển DS trong
cộng đồng

Cộng đồng và nhà
nước cùng quản

Nhà nước và cộng
đồng cùng quản

Nhà nước quản lý

hưởng, vùng bảo vệ của CTDS (được xác định theo cấp độ giá trị của
CTDS) hoặc của nhóm CTDS (được xác định đặc tính phân bố của
các CTDS trong nhóm)


Tăng cường các cơ chế phối hợp, phân
công trách nhiệm quản lý-quản trị, chia sẻ
các quyền lợi dưới hình thức đưa ra các
loại hình hợp đồng đối tác công tư PPP phù
hợp theo từng cấp độ quản lý-quản trị của
các chủ thể công-tư tương ứng

- Tạo cơ chế nhượng
quyền khai thác từng
phần, từng lĩnh vực
chuyên môn, dịch vụ
của CTDS cho các chủ
thể tư
- Tăng cường các cơ
chế phản biện, lấy ý
kiến,tiếp nhận phản
hồi từ cộng đồng

3.3.6. Tổ chức bộ máy quản lý
a. “Ban Quản lý di sản Thành phố”
b. “Hội đồng Di sản Thành phố”
c. Các cấp độ quản lý
(1) QLDS
ở cấp độ
tổng thể

Tương ứng với mơ hình quản lý các mảng DS nhằm đưa ra chiến lược chung để phát triển
dựa trên những đặc tính tổng thể của DS. Cấp độ này tạo ra những khu vực đô thị cần chú
ý gắn kết yếu tố DS trong quy hoạch phát triển không gian (quy hoạch chi tiết).


(2) QLDS
ở cấp độ
trung gian

Tương ứng với mơ hình quản lý các tuyến DS nhằm đưa ra chiến lược cụ thể hơn để đẩy
mạnh và làm nổi bật những cá tính của các DS thuộc tuyến tạo ra “con đường DS” thu hút
các hoạt động của cộng đồng người dân cũng như khách du lịch vãng lai cho đô thị. Cấp
độ này sẽ được gắn kết với các dự án thiết kế đơ thị nhằm có phương thức cụ thể phát
triển và khai thác hiệu quả các DS.

(3) QLDS
ở cấp độ
chi tiết

Tương ứng với mơ hình quản lý điểm DS nhằm đưa ra những chiến lược chi tiết liên quan
đến từng đặc tính và vai trị của các điểm DS, biến DS trở thành những không gian nổi bật
chứa đựng “hồn cốt” đô thị, chi phối các hoạt động trọng yếu (hoạt động xây dựng cơng
trình, hoạt động sống của người dân xung quanh DS) của khu vực lõi trung tâm đô thị.
Cấp độ này sẽ được gắn kết với các dự án bảo tồn, trùng tu, tôn tạo để phát huy tối đa các
giá trị DS trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần đô thị.

3.3.7. Đối tác cơng-tư trong quản lý các cơng trình di sản kiến trúc đơ thị
a. Các hình thức đối tác cơng-tư cho quản lý di sản - Đầu tư của nhà nước là cần thiết,
nhưng chưa đủ mang lại sức sống mới cho các DS. Do đó, cần khuyến khích và hỗ trợ đầu tư
của khu vực tư nhân thông qua: (1)Đối tác cơng tư PPP (Public-Private Partner);(2) Mơ hình
hợp tác thông qua ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC - Business
Cooperation Contract).
b. Cơ chế kiểm soát khu vực tư nhân trong hợp tác công-tư
3.4. Giải pháp quản lý các cơng trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa Pháp tại Quận 1

Tp. Hồ Chí Minh gắn kết với các lĩnh vực quản lý đô thị
3.4.1. Quản lý di sản và qui hoạch đô thị


21
a. Đề cao vai trò các khu vực di sản trong hệ thống quy hoạch đô thị - Hệ thống văn bản,
quy định pháp lý QLDS chia theo hai cấp độ:(1) Pháp lý cấp quốc gia; (2) Pháp lý cấp độ địa
phương.Để QLDS hiệu quả, kịp thời hơn, một cấp độ bổ sung được đề xuất:(3) Cơ chế đặc
biệt: thành lập các khu vực QLDS đặc biệt dựa trên các khu bảo tồn cụm CTDS KTĐT được
lập theo sáng kiến của “Hội đồng DS Thành phố” do giá trị của chúng và mức độ ảnh hưởng
1. Xác
định các
nhuhợp
cầu để áp
dụngcác
"đánhđịa
giá tácphương
động đối với DS"
vượt ra khỏi thành
phố,
kết
với
khác để trở thành một hệ thống quốc gia.
b. Quản lý quy hoạch
đô thị theo hướng quy hoạch đơ thị tích hợp tiến đến quản lý tích
2. Xác định mức độ ảnh hưởng của q trình phát triển
hợp di sản đơ thị - Các chỉ tiêu quản lý tích hợp DS đơ thị:
Chỉ tiêu

3. Đệ trình "đánh giá tác động đối với DS"


Bền vững

4. Xem xét "đánh giá tác động đối với DS" và phương pháp khắc phục

Chi tiết

Về văn hoá, xã hội, sinh thái và kinh tế

Toàn diện

Xác định tất cả các vấn đề liên quan đến quản lý và phát triển du lịch DS đô thị

Liên kết ngành

Lồng ghép bảo tồn với các lĩnh vực khác như du lịch, cơ sở hạ tầng, giáo dục,
lao động, và tài nguyên thiên nhiên.

Có sự tham gia và có
tính tồn bộ

Có sự tham gia của các bên liên quan và tính đến cộng đồng địa phương. Chia sẻ
cơng bằng các lợi ích kinh tế.

Có q trình

Liên tục, linh hoạt và có phản hồi định kỳ

Khả thi


Thực tế, khả thi về tài chính và có định hướng triển khai

3.4.2. Quản lý di sản với quản lý quy hoạch và kiến trúc
DS KTĐT được xem như một cơng trình xây dựng đặc biệt, để QLDS cần có một loại giấy
phép xây dựng đặc thù.
“Giấy phép trắng”

“Giấy phép hồng”

“Giấy phép đỏ”

Đối
tượng áp
dụng

Tất cả các cơng trình xây
dựng thơng thường tại TP.
HCMđược quy định phải
có giấy phép xây dựng
trước khi khởi cơng (nằm
ngồi vùng bảo vệ, vùng
ảnh hưởng DS)

Các cơng trình xây dựng nằm
trong vùng bảo vệ, vùng ảnh
hưởng của DS (được xác định
theo bản đồ định vị DS và
vùng bảo vệ, vùng ảnh hưởng
của DS trong hệ thống bản đồ
quy hoạch đô thịTP. HCM)


Các CTDS KTĐT (được xác
định theo các tiêu chí và
được pháp lý hố bởi thành
phố)

Cơ quan
cấp giấy
phép

Chính quyền các địa
phương (Sở Xây dựng
TP. HCM, UBND
quận/huyện, xã)

Sở Xây dựng TP. HCM (cơ
quan đầu mối quản lý xây
dựng cấp thành phố)

- Sở Xây dựng TP. HCM (cơ
quan đầu mối quản lý xây
dựng cấp thành phố)
- “Ban Quản lý di sản Thành
phố” (cơ quan đầu mối
QLDS cấp thành phố)

“Hội đồng Quy hoạch Kiến trúc Thành phố”, Sở
Quy hoạch - Kiến trúc
TP. HCM


- “Hội đồng Quy hoạch - Kiến
trúc Thành phố”, Sở Quy
hoạch - Kiến trúc TP. HCM
- “Hội đồng DS Thành phố”,
“Ban Quản lý di sản Thành
phố”

- “Hội đồng Quy hoạch Kiến trúc Thành phố”, Sở
Quy hoạch - Kiến trúc TP.
HCM
- “Hội đồng DS Thành phố”

Cơ quan
tham
vấn, thoả
thuận

3.4.3. Quản lý di sản thông qua quản lý hạ tầng kỹ thuật
a. Quản lý cao độ nền xây dựng
b. Quản lý hệ thống cơng trình giao thơng
3.4.4. Quản lý mơi trườngdi sản
Để quản lý tốt các CTDS, cần kiểm soát tối đa sự thay đổi của môi trường DS, thông qua
việc quản lý các tác động lên môi trường DS:(1)Quản lý các tác động của điều kiện tự nhiên;


22
(2)Quản lý các tác động của các hoạt động văn hoá - xã hội;(3)Quản lý các tác động hoạt
động du lịch;(4) Quản lý các tác động của áp lực dân số;(5)Quản lý các tác động kinh doanh,
sản xuất đến môi trường DS.
3.4.5. Quản lý di sản như một hạ tầng xã hội

Để phát triển hạ tầng xã hội thông qua các CTDS, không nên đầu tư dàn trải mà nên tập
trung đầu tư cho các CTDS có khả năng sinh lợi cao do sự hấp dẫn về các dịch vụ xã hội đơ
thị mà chúng mang lại, sau đó thu phí từ các dịch vụ xã hội này để có thể bù đắp khoản lỗ ở
các CTDS hạ tầng xã hội kém sinh lợi và thu hồi vốn chậm.
3.4.6. Quản lý kinh tế, tài chínhdi sản
Để quản lý các CTDS gắn kết với các hoạt động tài chính, kinh tế chủ động của đô thị, cần
phải quan tâm đến 3 vấn đề:(1) Hiệu quả vốn; (2) Phù hợp nhu cầu;(3) Phối hợp các hoạt
động vốn.
3.5. Giải pháp quản lý cho cácnhóm, loạicơng trình di sản kiến trúc đơ thị thuộc địa
Pháp tại Quận 1 Tp. Hồ Chí Minh
3.5.1. Quy trình quản lý di sản


23


24
a. Quản lý theo mảng di sản
Ký hiệu

M1

M2

Nội dung

Diễn giải

Mảng DS cơng trình
và khơng gian cơng

cộng

Nằm giữa các trục Hàm Nghi - Phạm Hồng Thái - Cách Mạng
Tháng Tám - Nguyễn Thị Minh Khai - kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè - sơng Sài Gịn. Mảng DS này bao phủ lên các tuyến DS
quan trọng của thành phố, tập hợp các cơng trình và khơng gian
cơng cộng, trang thiết bị đơ thị, nhân chứng của giai đoạn khởi
đầu của thành phố Sài Gòn dưới những tư tưởng kiến tạo của
người Pháp.

Mảng DS nhà ở

Nằm giữa các trục Nguyễn Thị Minh Khai - Hai Bà Trưng - Điện
Biên Phủ - kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, trong đó trọng điểm là
phần nằm giữa các trục Nguyễn Thị Minh Khai - Hai Bà Trưng Điện Biên Phủ - Mạc Đĩnh Chi.

b. Quản lý theo tuyến di sản
Ký hiệu

Nội dung

Diễn giải

T1

Tuyến DS thương
mại - dịch vụ dọc theo
đại lộ Nguyễn Huệ

Tâm điểm của tuyến này là tồ nhà UBND TP. HCM, thơng qua

đại lộ/đường đi bộ Nguyễn Huệ, kết nối với bờ sông Sài Gịn và
các CTDS với cơng năng chủ yếu là thương mại và dịch vụ đô thị.
Bổ trợ cho tuyến này là hệ thống các CTDS nằm kế cận trên
đường Đồng Khởi (chủ yếu là các khách sạn) chạy song song.

Tuyến DS dọc thương
mại - dịch vụ theo đại
lộ Lê Lợi

Vuông góc và giao cắt với tuyến DS đại lộ Nguyễn Huệ, với điểm
đầu là Nhà hát TP. HCM và điểm kết thúc là Chợ Bến Thành. Đây
được xem là một tuyến DS thương mại bởi gắn liền các hoạt động
buôn bán đồ thủ cơng nghiệp, lưu niệm, các món ăn đường phố...
Phần mở rộng của tuyến DS này là đại lộ Hàm Nghi và Công viên
23/09 (nằm giữa 2 trục đường song song Phạm Ngũ Lão - Lê Lai).

T3

Tuyến DS tạo thị lịch sử dọc theo
đường Lê Duẩn

Đây được xem là tuyến DS “xương sống” của Tp. HCM khi nó
kết nối một loạt các CTDS biểu tượng của thành phố. Bắt đầu
bằng Thảo cầm viên, đi qua một loạt các cơng trình nổi tiếng, có
giá trị DS cao như UBND Q1, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Tp.
HCM…, kết thúc tại Dinh Thống Nhất. Tuyến này có thể xem là
hấp dẫn nhất khi nó kết nối được rất nhiều cơng trình và các
khơng gian tạo thị của thành phố. Phần mở rộng của tuyến DS này
là khơng gian xanh phía sau lưng Dinh Thống Nhất (công viên
Tao Đàn


T4

Tuyến DS tạo thị lịch sử dọc theo 2 con
đường song song Lý
Tự Trọng - Lê Thánh
Tôn

Bắt đầu từ các ngã giao cắt với đường Tôn Đức Thắng và kết thúc
tại Ngã sáu Phù Đồng. Tuyến này tập hợp các DS là các trang
thiết bị đô thị lớn của buổi đầu tạo thị một thành phố Sài Gòn kiểu
phương Tây như Bệnh viện Nhi đồng 2, Bảo tàng TP. HCM, Toà
án nhân dân TP. HCM…

T5

Tuyến DS công
nghiệp - tôn giáo dọc
theo đường Tôn Đức
Thắng - Đinh Tiên
Hồng

Bắt đầu từ Cơng trường Mê Linh, men theo bờ sông đi qua Tổng
Công ty Ba Son và các cơ sở Thiên chúa giáo, kết thúc tại ngã 3
giao cắt với đường Lê Duẩn. Đây được xem là một tuyến DS tiềm
năng khi các cơ sở vật chất của Tổng Công ty Ba Son - một DS
công nghiệp - đang được chuyển đổi chức năng

T6


Tuyến DS bờ sông

Chạy dọc theo đại lộ Võ Văn Kiệt bắt đầu từ đại lộ Nguyễn Huệ
(tiếp nối tuyến T1) kết thúc tại cầu Ơng Lãnh. Tuyến này chủ yếu
là các cơng sở, nhà phố, đặc biệt có DS giao thơng (cầu Mống).

T7

Tuyến DS nhà ở dọc
theo đường Phùng

Bắt đầu từ ngã giao cắt với đường Nguyễn Thị Minh Khai, kết
thúc tại ngã giao cắt với đường Điện Biên Phủ, tuyến này tập hợp

T2


25
Khắc Khoan

các DS nhà ở, chủ yếu là biệt thự, của Q1.

c. Quản lý theo điểmdi sản
Ký hiệu

Nội dung

Diễn giải

Đ1


CTDS hành chính

UBND Tp. HCM, Dinh Thống Nhất, UBND Q1, Văn phòng Cục
hải quan, Kho bạc Tp. HCM, Sở giao dich chứng khốn Tp.
HCM, Tồ án nhân dân Tp. HCM

Đ2

CTDS giao thương

Chợ Bến Thành, Bưu điện trung tâm Tp. HCM, Khách sạn
Continental, Ngân hàng Nhà nước

Đ3

CTDS văn hóa, giải
trí

Nhà hát Tp. HCM, Bảo tàng lịch sử Tp. HCM, Thảo cầm viên

Đ4

CTDS giáo dục

Trường Trần Đại Nghĩa, trường Trưng Vương

Đ5

CTDS tôn giáo


Nhà thờ Đức Bà, Đại chủng viện Sài Gòn

Đ6

CTDS bệnh viện

Bệnh viện Nhi đồng 2

Đ7

CTDS công nghiệp

Tổng Công ty Ba Son

Đ8

CTDS giao thơng

Cầu Mống

d. Phân chia vai trị của các chủ thể liên quan đến quản lý theo mảng/tuyến/điểm di sản
Chủ thể

Mơ hình quản lý
Mảng DS

Tuyến DS

Điểm DS


Mơ hình “Ban quản lý di sản thành phố” (có bộ phận “Quản lý di sản KTĐT
TĐP”)

1

Chủ thể
quản lý

- Đề xuất các chiến lược, chương trình hành động DS
- Chuẩn hố quy trình QLDS
- Ban hành các quy chế QLDS
- Chủ trì “Đánh giá tác động đối với DS”
Các cán bộ chuyên trách thường trực

1a

Chủ thể
quản lý
hành chính
(chủ thể
quản lý trực
tiếp)

Đề xuất các chiến lược
gắn kết các DS trong
mảng DS, gắn kết với
các thể loại DS khác
dựa trên những quy
hoạch, định hướng phát

triển không gian chung
của đô thị

Các cán bộ kiêm nhiệm (làm việc tại các Sở chuyên ngành có liên quan đến DS)

1b

Chủ thể
quản lý
chuyên môn
(chủ thể
quản lý gián
tiếp)

2

Chủ thể
chuyên môn

2a

Chủ thể

Đầu mối kiểm sốt các
dự án thiết kế đơ thị
liên quan đến tuyến
đường có DS (tuyến
chính, tuyến bổ trợ/mở
rộng)


Đầu mối kiểm sốt các dự án
(bảo tồn, khai thác, phát
triển) liên quan đến DS

- Kết nối các chiến lược, định hướng phát triển, cách thức can thiệp DS tương ứng
với các cấp độ quy hoạch đô thị theo các chuyên ngành kỹ thuật phụ trách
- Tham mưu, đánh giá, thẩm định các dự án (bảo tồn, khai thác, phát triển) liên
quan đến DS
Mô hình “Hội đồng DS thành phố”
- Tham mưu, phản biện các chiến lược, chương trình hành động DS
- Hỗ trợ các hoạt động QLDS thông qua các ý kiến, kinh nghiệm chuyên môn
Các chuyên gia chuyên trách thường trực


×