Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc tại công ty cổ phần may BG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.19 KB, 10 trang )

Quản trị hành vi tổ chức

MÔN: QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC

1


Quản trị hành vi tổ chức

Đề bài:
Bạn hãy phát triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân
và nhóm làm làm việc cho doanh nghiệp/tổ chức hiện nay bạn đang làm việc.
Hãy xác định trong doanh nghiệp/tổ chức hiện tại của bạn, có các vấn đề hay
cơ hội gì liên quan đến các chủ đề của môn học hành vi tổ chức? Tại sao?
Bạn có giải pháp gì mang tính thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi tổ
chức?
Tôi chọn Công ty Cổ phần May Bắc Giang làm đề tài nghiên cứu cho
bài tập này.
I. GIỚI THIỆU.
1/ Tổng quan về Doanh nghiệp.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần
May Bắc Giang.
-Tên giao dịch nước ngoài: Bac
Giang
Gament Joint Stock
Company.
Công ty Cổ phần May Bắc Giang
được thành lập vào tháng 4 năm 2005,
với các ngành nghề kinh doanh chính đó
là:
- Sản xuất, mua bán hàng dệt


may trong nước và xuất khẩu.
- Mua, bán máy móc thiết bị
công nghiệp.
- Đào tạo nghề may công nghiệp.
- Mua, bán nguyên phụ liệu may
trong nước và xuất khẩu.
- Vốn điều lệ của Công ty: 38.338.630.000VND.
- Diện tích đất của Công ty: 120.000m2.
2


Quản trị hành vi tổ chức

- Tổng số lao động: 6.500 người.
- Trụ sở của công ty đặt tại: Số 349 Đường Giáp Hải, Xã Dĩnh kế,
Thành Phố Bắc Giang, Việt Nam.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 50 triệu USD /năm.
- Sản phẩm của Công ty gồm:
Áo Lông vũ, áo Jackét, áo dán đường may, áo đua mô tô, bộ
quần áo trượt tuyết, quần dài, quần soóc, váy.

- Thị trường xuất khẩu: EU, Mỹ, Hàn Quốc và một số nước khác.

2/ Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Sau khi được học và nghiên cứu môn học Quản trị hành vi tổ chức, từ
suy nghĩ, cảm nhận và thực tiễn liên quan tới các tổ chức, cá nhân, nhóm và
cấu trúc ảnh hưởng tới hành vi trong tổ chức, tôi đã được tìm hiểu và có cái
3



Quản trị hành vi tổ chức

nhìn hoàn toàn mới trong các hoạt động ở doanh nghiệp mà tôi chọn làm đề
tài nghiên cứu, tôi nhận thấy cần có sự thay đổi về phương pháp quản lý cá
nhân, nhóm làm việc trong doanh nghiệp và đặc biệt là phong cách lãnh đạo.
Từ đó mới có thể thay đổi tầm nhìn, thay đổi về việc phát triển các ý tưởng
và sáng tạo mới của cả bộ máy đang làm việc trong công ty. Đó chính là
những mục tiêu để nghiên cứu đề tài này.
3/ Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp phân tích và đánh giá thực tiễn
II. PHÂN TÍCH.
1/ Tìm hiểu về môi trường kinh doanh.
a/ Thay đổi môi trường kinh doanh:.
Môi trường kinh doanh kiểu cũ
- Cách mạng Công nghiệp.

Môi trường kinh doanh kiểu mới
- Thời đại thông tin bùng nổ.

- Môi trường kinh doanh tương đối ổn - Thay đổi là một yếu tố duy nhất và
định.

không đổi.

- Mọi thứ đều có thể dự đoán trước.

- Môi trường kinh doanh rất khó để

- Việc nâng cao kiến thức và tiếp cận dự đoán trước.
thông tin rất hạn chế.


- Việc nâng cao kiến thức và tiếp cận

- Trình độ nhận thức của người lao thông tin rất dễ dàng.
động thấp.

- Trình độ nhận thức của người lao

động cao.
Thông qua hai môi trường kinh doanh trên đòi hỏi phải thay đổi và thay
đổi như thế nào? Phải thay đổi ngay từ cách lãnh đạo, từ tầm nhìn, phải thay
đổi từ việc dự đoán, giám sát và mệnh lệnh sang sáng tạo, giao quyền và thừa
nhận.
b/ Lợi thế cạnh tranh cần có sự thay đổi theo môi trường.
Lợi thế cạnh tranh đã có nhiều thay đổi kể từ những năm 1950 trở lại
đây, cụ thể như sau:

4


Quản trị hành vi tổ chức

Sản xuất ⇒ Tài chính ⇒ Maketing ⇒ Con người ⇒ Văn hóa
doanh nghiệp.
c/ Vai trò của con người cần có sự thay đổi theo môi trường.
Vai trò của con người trong môi trường kinh doanh ngày nay đã thay
đổi nhiều, trình độ hiểu biết ngày càng cao, thông tin được cập nhật hàng
ngày, từ đó dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng gay gắt.
d/ Trình độ của lãnh đạo trong doanh nghiệpcần thay đổi và nâng cao.
Trình độ của lãnh đạo và cán bộ trong doanh nghiệp đã có sự thay đổi,

đặc biệt là trong tổ chức quản lý.
Đối với tổ chức được chuyển từ bộ phận chức năng sang bộ phận đa
năng.
Đối với công việc được chuyển từ đơn giản, chuyên môn hóa sang đa
dạng công việc.
Đối với nhân viên chuyển từ bị giám sát sang tự chủ.
Đối với đào tạo nghề chuyển từ đào tạo phát triển chiều sâu sang phát
triển chiều rộng.
Đối với việc đánh giá và thanh toán chuyển từ quá trình hoạt động sang
kết quả.
Đối với việc bầu chọn cán bộ chuyển từ thâm niên sang năng lực công
tác.
Đối với văn hóa giao tiếp chuyển từ thụ động sang chủ động.
Đối với cán bộ quản lý chuyển từ người chỉ huy sang người tư vấn.
Đối với cán bộ lãnh đạo chuyển từ người ra lệnh sang người lãnh đạo.
Đối với cơ cấu tổ chức chuyển từ nhiều cấp bậc sang ít cấp bậc.
2/ Tìm hiểu về sáu lĩnh vực mang tính truyền thống.
a/ Về mặt tâm lý:
Tâm lý liên quan đến xu hướng, sự nhận thức, thái độ, nhân cách, áp
lực công việc, xúc cảm, sự lãnh đạo.
b/Về mặt xã hội học:
5


Quản trị hành vi tổ chức

Xã hội học liên quan đến động cơ của nhóm, các vai trò, xã hội hoá,
các hình thức giao tiếp, quyền lực và cấu trúc của tổ chức.
c/ Về mặt nhân loại học:
Nhân loại học liên quan đến văn hoá công ty, các quy tắc của tổ chức,

động lực giữa các nền văn hoá, sự biến đổi của tổ chức.
d/ Về khoa học chính trị:
Khoa học chính trị liên quan đến xung đột giữa các nhóm, sự hình
thành liên minh, quyền lực tổ chức và chính trị, ra quyết định, các môi trường
của tổ chức.
e/ Về mặt kinh tế học:
Kinh tế học liên quan đến việc ra quyết định, đàm phán và quyền lực
của tổ chức.
f/ Về mặt quy trình công nghiệp:
Quy trình công nghiệp liên quan đến thiết kế nghề nghiệp, sản lượng,
thước đo công việc.
3/ Tìm hiểu về các lĩnh vực mới trong môi trường hiện nay.
a/ Về mặt giao tiếp:
Việc giao tiếp liên quan đến kiến thức quản lý, thư điện tử, văn hoá
công ty và xã hội hoá người lao động.
b/ Về hệ thống thông tin:
Hệ thống thông tin liên quan đến động lực của nhóm, ra quyết định và
kiến thức quản lý.
c/ Về việc Maketing:
Marketing liên quan đến kiến thức quản lý, tính sáng tạo và ra quyết
định
Tuy vậy dưới góc độ của nhà quản lý tôi nhận thấy phong cách lãnh
đạo vẫn là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp.
Vậy thì lãnh đạo là gì?
- Lãnh đạo là khả năng thu phục nhân tâm.

6


Quản trị hành vi tổ chức


- Là“tác động, thúc đẩy, và tạo khả năng để những người khác đóng
góp cho sự hiệu quả và thành công của tổ chức mà họ là thành viên.”
- Là áp dụng nhiều cách tác động khác nhau: “Từ khéo léo thuyết phục
đến những cách mạnh mẽ hơn”.
- Là việc sử dụng quyền lực của họ để bảo đảm rằng cấp dưới có được
động lực và hiểu rõ vai trò của mình nhằm đạt được các mục tiêu xác định.
- Là việc sắp xếp môi trường làm việc như: phân bố lại các nguồn lực
và thay đổi các phương thức liên lạc để các nhân viên có thể đạt được các
mục tiêu của công ty dễ dàng hơn.
- Ngoài ra “Lãnh đạo còn là quá trình tạo ảnh hưởng đối với những
người cùng làm việc và thông qua họ đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong
một môi trường làm việc tốt.”
Vậy để cho doanh nghiệp hoạt động tốt mang lại hiệu quả cao thì điều
kiện cần và đủ cho một lãnh đạo cốt cán đó là:
- Điều kiện cần:
+ Phải tập hợp được những tài năng cá nhân.
+ Có cùng 1 viễn cảnh tương lai.
+ Có cơ chế làm việc rõ ràng.
- Điều kiện đủ :
+ Từng thành viên phải làm việc hiệu quả.
+ Cả nhóm hiệu quả.
+ Quan hệ hiệu quả giữa các cá nhân.
Bên cạnh những điều kiện trên thì vai trò của người quản lý và vai trò
của người lãnh đạo là hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:
Vai trò của quản lý
- Kế hoạch hóa.
- Kiểm tra giám sát.
- Chú trọng tới việc duy trì nội quy,
cơ cấu công ty.

- Tầm nhìn ngắn hạn.
- Quản lý thường đặt ra câu hỏi : Như
thế nào? Đã đúng chưa?

- Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và
nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Các chính sách: Văn hóa doanh
nghiệp.
- Giao việc, giao quyền.
- Động viên khuyến khích.
- Tầm nhìn dài hạn.
- Lãnh đạo thường đặt ra câu hỏi : Là
7


Quản trị hành vi tổ chức

gì? Tại sao và làm thế nào cho tốt?
Đó chính là sự khác biệt giữa Quản lý và Lãnh đạo.
III. GIẢI PHÁP
Như vậy việc phát triển khả năng lãnh đạo rất là quan trọng, vận dụng
áp dụng vào mô hình Công ty Cổ phần May Bắc Giang là vô cùng cần thiết và
quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay vì mô hình Công ty Cổ phần May Bắc
Giang đang ngày càng lớn mạnh do việc mở rộng sản xuất dẫn đến sự ra đời
của các nhà máy sản xuất nhỏ , Các giám đốc nhà máy sản xuất nhỏ ngày
càng có quyền và phải tự chủ trong việc điều hành, bổ nhiệm các nhân sự…
nhằm đảm bảo hoạt động và thực hiện tốt chức năng của mình.
Các bước tiến hành việc thay đổi:
- Mục tiêu cần đạt:
+ Làm rõ vai trò, trách nhiệm và các công việc của cán bộ quản lý và cán

bộ lãnh đạo.
+ Làm rõ yêu cầu của cán bộ quản lý như 1 người lãnh đạo nhóm.
+ Nâng cao năng lực và kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ quản lý.
- Tiến trình thực hiện:
+ Họp toàn bộ lãnh đạo là giám đốc nhà máy sản xuất nhỏ, các thành viên.
+ Thành phần tham gia: Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các
Giám đốc.
+ Tổng giám đốc: Thông báo Tổ chức khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo và
điều hành cho các Giám đốc.
+ Bước 1: Tổ chức khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo: 2 tháng.
+ Bước 2: Triển khai áp dụng – trong vòng 6 tháng (đây là giai đoạn then
chốt).
+ Bước 3: Tổng kết đánh giá việc triển khai áp dụng, đánh giá sự thay đổi,
khen thưởng nếu có.
Dựa vào những kiến thức đã học môn Quản trị hành vi tổ chức , căn cứ
vào thực tiễn của doanh nghiệp tôi nghĩ rằng nếu thực hiện đúng, đủ giải pháp
8


Quản trị hành vi tổ chức

trên thì mô hình quản lý cá nhân, quản lý nhóm của Công ty Cổ phần May
Bắc Giang sẽ đạt được kết quả cao khi mở rộng hoạt động sản xuất.
IV. KẾT LUẬN.
Công ty Cổ phần May Bắc Giang xuất thân là một công ty Nhà nước,
do quản lý yếu kém, hoạt động không mang lại hiệu quả nên đã được Nhà
nước cổ phần hóa. Kể từ khi cổ phần hóa đến nay lãnh đạo công ty đã có
nhiều cải tiến trong bộ máy quản lý, trong hoạt động sản xuất, trong môi
trường kinh doanh.
Trong những năm qua Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất, thành

lập những nhà máy sản xuất ở một số tỉnh lân cận nhằm thu hút được lực
lượng lao động rẻ. Để đáp ứng được việc quản lý có hệ thống rộng lớn công
ty thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý cho
cán bộ quản lý nhà máy, xí nghiệp.
Song, tôi nhận thấy như vậy chưa đủ, vì một người giỏi đến đâu đi
chăng nữa cũng không thể làm hết tất cả mọi việc được mà phải giao quyền
quản lý các công việc bằng các cách tôi đã nêu ở trên đó là mô hình quản lý
nhóm và quản lý cá nhân. Thực hiện việc quản lý nhóm và cá nhân theo các
bước tiến hành như trên thì tôi tin chắc rằng công việc của quản lý nhà máy sẽ
ít vất vả hơn, giám sát công việc hiệu quả hơn, hoạt động của công ty chắc
chắn sẽ tốt hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Chương 10, Chương 14 Quản trị hành vi tổ chức của Griggs.
- Kỹ năng Lãnh đạo và quản lý hiệu quả - Http//www.kynang.edu.vn.
- 7 bước để quản lý nhóm hiệu quả - theo Askmen.
- Văn hóa Doanh nghiệp –
- />
9


Quản trị hành vi tổ chức

10



×