Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

giáo an tuần 9 đủ- lơp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.21 KB, 57 trang )

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2005
Tập đọc (tiết 17)
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung , ý nghóa của
bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ
đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém . Câu chuyện giúp em hiểu mơ
ước của Cương là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý .
2. Kó năng: Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân
vật trong đoạn đối thoại .
3. Thái độ: Biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông .
Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
-HS: Đọc trước nội dung bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Đôi giày ba ta màu xanh .
- Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn bài Đôi giày ba ta màu xanh , trả lời
câu hỏi về nội dung mỗi đoạn .
3. Bài mới : (27’) Thưa chuyện với mẹ .
a) Giới thiệu bài :
- Cho HS quan sát tranh minh họa SGK .
- Giới thiệu : Với truyện Đôi giày ba ta màu xanh , các em đã biết ước mơ nhỏ
bé của Lái , cậu bé nghèo sống lang thang . Qua bài đọc hôm nay , các em sẽ được
biết ước muốn trở thành thợ rèn để giúp đỡ gia đình của bạn Cương .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .


- Có thể chia bài làm 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu … để kiếm sống .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3
lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở
cuối bài đọc , giải nghóa các từ đó .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
- Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế
nào ?
- Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- Cương thương mẹ vất vả , muốn học một
nghề để kiếm sống , đỡ đần cho mẹ .
- Đọc đoạn 2 .
- Mẹ cho là Cương bò ai xúi . Mẹ bảo nhà
Cương dòng dõi quan sang , bố Cương sẽ
không chòu cho con đi làm thợ rèn vì sợ
mất thể diện gia đình .

- Cương nắm tay mẹ , nói với mẹ những
lời thiết tha : nghề nào cũng đáng trọng ,
chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới
đáng bò coi thường .
- Đọc thầm toàn bài , nêu nhận xét cách
trò chuyện giữa hai mẹ con Cương :
+ Cách xưng hô : đúng thứ bậc trong gia
đình .
+ Cử chỉ lúc trò chuyện : thân mật , tình
cảm .
+ Cử chỉ của mẹ : Xoa đầu Cương khi
thấy Cương biết thương mẹ .
+ Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản
đối , em nắm tay mẹ , nói thiết tha .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm
đoạn : Cương thấy … cây bông .
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Một tốp 3 em đọc toàn truyện theo lối
phân vai .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
4. Củng cố : (3’)
- Hỏi : Bài văn có ý nghóa gì ? ( Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp
nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng : học nghề rèn kiếm tiền
giúp đỡ gia đình )

- Giáo dục HS biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS ghi nhớ cách Cương trò chuyện , thuyết phục mẹ .
 Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
Chính tả (tiết 9)
TH RÈN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Thợ rèn .
2. Kó năng: Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Thợ rèn . Làm
đúng các bài tập chính tả : phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai l / n
hoặc uôn / uông .
3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Tranh minh họa cảnh hai bác thợ rèn to khỏe đang quai búa trên cái đe
có một thanh sắt nung đỏ .
Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .
- HS: Viết trước từ khó trong bài “Thợ rèn”
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Trung thu độc lập .
- Đọc cho 2 , 3 em viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ bắt đầu
bằng r / d / gi hoặc có vần iên / yên / iêng đã luyện viết ở BT2 tiết trước .
3. Bài mới : (27’) Thợ rèn .
a) Giới thiệu bài :
Bài Tập đọc Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết ý muốn được học nghề
rèn của anh Cương , quang cảnh hấp dẫn của lò rèn . Trong giờ chính tả hôm nay , các
em sẽ nghe – viết bài thơ Thợ rèn , biết thêm cái hay , cái vui nhộn của nghề này .

Giờ học còn giúp các em luyện tập phân biệt các tiếng có âm , vần dễ lẫn có cặp âm
đầu l / n hoặc âm cuối n / ng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả
đoạn văn .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc bài thơ Thợ rèn .
- Nhắc HS : Ghi tên bài thơ vào giữa dòng
. Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu
dòng nhớ viết hoa , có thể viết sát lề vở
cho đủ chỗ .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại bài thơ , chú ý những từ
ngữ mình dễ viết sai , những từ ngữ được
chú thích , trả lời câu hỏi : Bài thơ cho các
em biết những gì về nghề thợ rèn ? ( Sự
vất vả và niềm vui trong lao động của
người thợ rèn )
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
- Đọc cho HS viết .
- Đọc toàn bài cho HS soát lại .
- Chấm , chữa bài .
- Nêu nhận xét .
- Viết bài vào vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .

- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu , mời 3 , 4
nhóm lên bảng thi tiếp sức .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghó , làm
bài .
- Sau thời gian quy đònh , đại diện mỗi
nhóm đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét về chính tả , tốc độ làm
bài , chữ viết , kết luận nhóm thắng cuộc
- Vài em đọc lại những câu thơ của
Nguyễn Khuyến .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
4. Củng cố : (3’)
- Chấm bài , nhận xét .
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học . Khen ngợi những em viết bài sạch , ít mắc lỗi , trình bày
bài đẹp .
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc những câu thơ trên .
 Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
Thứ ba ngày 1 tháng11 năm 2005
Luyện từ và câu (tiết 17)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề Trên đôi cánh ước mơ.

2. Kó năng: Bước đầu phân biệt được giá trò những ước mơ cụ thể qua luyện tập
sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh họa . Hiểu ý nghóa một số câu
tục ngữ thuộc chủ điểm .
3. Thái độ: Giáo dục HS biết ước mơ về tương lai tươi sáng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2,3 .
Từ điển .
- HS: Đọc trước phần hướng dẫn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (5’) Dấu ngoặc kép .
- 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ trong bài Dấu ngoặc kép . Sau đó , mời 2
em viết lên bảng 2 ví dụ về sử dụng dấu ngoặc kép trong hai trường hợp :
+ Dẫn lời nói trực tiếp .
+ Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghóa đặc biệt .
3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : ước mơ .
a) Giới thiệu bài :
Các bài học trong 2 tuần qua đã giúp các em biết thêm một số từ ngữ thuọc
chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ . Tiết học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ
ngữ , thành ngữ thuộc chủ điểm này .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
+ Phát giấy cho 3 , 4 em làm bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng :
@ Mơ tưởng : mong mỏi và tưởng tượng
điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong
tương lai .

@ Mong ước : mong muốn thiết tha điều
tốt đẹp trong tương lai .
- Bài 2 :
+ Phát phiếu và từ điển cho các nhóm .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại bài Trung thu độc
lập , tìm từ đồng nghóa với ước mơ ghi vào
Sổ tay từ ngữ .
- Phát biểu ý kiến , có thể kết hợp giải
nghóa từ .
- Đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm trao đổi , thảo luận , tìm thêm
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
+ Gặp những từ chưa đúng , hướng dẫn cả
lớp trao đổi , thảo luận . GV nên phân tích
nghóa để HS loại các từ ấy ra khỏi nhóm
đồng nghóa . Sau đó tổng kết xem nhóm
nào có nhiều từ đúng .
những từ đồng nghóa với từ ước mơ , thống
kê vào phiếu .
- Đại diện mỗi nhóm dán bài ở bảng lớp ,
đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét .
- Làm bài vào vở theo lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
(tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 :

- Bài 4 :
+ Nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài
Kể chuyện đã nghe , đã đọc trang 80 để
tìm ví dụ về những ước mơ .
- Bài 5 : ( Tìm hiểu các thành ngữ )
+ Bổ sung để có nghóa đúng :
@ Cầu được ước thấy : đạt được điều
mình mơ ước .
@ Ước sao được vậy : đồng nghóa với
Cầu được ước thấy .
@ Ước của trái mùa : muốn những điều
trái với lẽ thường .
@ Đứng núi này trông núi nọ : không
bằng lòng với cái hiện đang có , lại mơ
tưởng tới cái khác chưa phải của mình .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm tiếp tục làm bài trên phiếu .
- Đại diện mỗi nhóm dán bài ở bảng lớp ,
trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi . Mỗi em nêu 1 ví dụ
về 1 loại ước mơ .
- Phát biểu ý kiến .
- Nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT , từng cặp trao đổi .
- Trình bày cách hiểu thành ngữ .
4. Củng cố : (3’)
- Các nhóm cử đại diện thi đua nêu lại nghóa một số từ .

- Giáo dục HS có ước mơ về tương lai tươi sáng .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS nhớ các từ đồng nghóa với từ ước mơ , học thuộc các thành ngữ ở
BT4 .
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2005
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
Tập đọc (tiết 18)
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu nghóa các từ ngữ mới . Hiểu ý nghóa truyện : Những ước
muốn tham làm không mang lại hạnh phúc cho con người .
2. Kó năng: Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm với giọng khoan thai .
Đổi giọng linh hoạt , phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát . Đọc phân biệt
lời các nhân vật .
3. Thái độ: Giáo dục HS có những ước mơ đúng đắn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc .
- HS: Soạn một số câu hỏi SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Thưa chuyện với mẹ .
- 2 em tiếp nối nhau đọc bài Thưa chuyện với mẹ , trả lời câu hỏi về bài đọc .
3. Bài mới : (27’) Điều ước của vua Mi-đát .
a) Giới thiệu bài :
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc .
- Nói : Mâm thức ăn trước mặt ông vua Hi Lạp lóe lên ánh sáng rực rỡ của
vàng . Vẻ mặt nhà vua hoảng hốt . Vì sao nhà vua khiếp sợ như vậy ? Các em hãy đọc
truyện để biết rõ điều đó .

b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Phân đoạn bài văn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu … hơn thế nữa .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo … được sống .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Ghi bảng và hướng dẫn HS phát âm
chính xác những tên riêng nước ngoài ,
nhắc HS chú ý đọc đúng câu khiến .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 , 3
lượt .
- Đọc phần chú thích để hiểu nghóa các từ
cuối bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
Hoạt động lớp , nhóm .
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều
gì ?
- Thoạt đầu , điều ước được thực hiện tốt
đẹp như thế nào ?
- Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-
ni-dốt lấy lại điều ước ?

- Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì ?

- Đọc đoạn 1 .
- Vua xin thần làm cho mọi vật mình
chạm vào đều biến thành vàng .
- Vua bẻ thử một cành sồi , ngắt thử một
quả táo , chúng đều biến thành vàng .
Nhà vua cảm thấy mình là người sung
sướng nhất trên đời .
- Đọc đoạn 2 .
- Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp
của điều ước : vua không thể ăn uống
được gì – tất cả các thức ăn , thức uống
vua đụng vào đều biến thành vàng .
- Đọc đoạn 3 .
- Hạnh phúc không thể xây dựng bằng
ước muốn tham lam .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Hướng dẫn 1 tốp 3 em đọc diễn cảm
toàn bài theo cách phân vai , giúp các em
tìm đúng giọng đọc của bài , uốn nắn về
cách đọc .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai : Mi-
đát bụng đói … ước muốn tham lam .
Hoạt động lớp , nhóm .
4. Củng cố : (3’)
- Hỏi : Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì ? ( Người nào có lòng tham vô

đáy như vua Mi-đát thì không bao giờ hạnh phúc / Lòng tham làm con người không
thể hạnh phúc / Đừng tham lam , ao ước chuyện dại dột / Ước muốn kì quái không bao
giờ mang lại hạnh phúc … )
- Yêu cầu HS chọn tiếng ước đứng đầu để đặt tên cho truyện theo ý nghóa .
(Ước muốn viển vông / Ước ao dại dột / Ước mơ tham lam / Ước mơ kì quái …)
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà tập đọc lại bài theo lối phân vai , đọc trước bài học sau .
 Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
Kể chuyện (tiết 9)
KỂ CHUYỆN ĐƯC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS biết kể một câu chuyện mình được chứng kiến hoặc
tham gia .
2. Kó năng: Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn
bè , người thân . Biết sắp xếp các sự việc thành mọt câu chuyện . Biết trao đổi với các
bạn về ý nghóa câu chuyện . Lời kể tự nhiên , chân thực , có thể kết hợp lời nói với cử
chỉ , điệu bộ . Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
3. Thái độ: Yêu thích việc kể chuyện cho người khác nghe .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Giấy khổ to viết vắn tắt :
Ba hướng xây dựng cốt truyện :
@ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp .
@ Những cố gắng để đạt ước mơ .
@ Những khó khăn đã vượt qua , ước mơ đạt được .
Dàn ý của bài Kể chuyện :

TÊN CÂU CHUYỆN
@ Mở đầu : Giới thiệu ước mơ của em hay bạn bè , người thân .
@ Diễn biến .
@ Kết thúc .
-HS:Chuẩn bò trước câu chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
- Kiểm tra 1 em kể một câu chuyện em đã nghe , đã đọc về những ước mơ
đẹp , nói ý nghóa truyện .
3. Bài mới : (27’) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
a) Giới thiệu bài :
- Tuần trước , các em đã kể những truyện đã nghe , đã đọc về ước mơ đẹp .
Trong tiết học này , các em sẽ kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của chính mình hay
bạn bè , người thân . Để kể được truyện , các em cần chuẩn bò trước . Thầy đã dặn các
em đọc trước nội dung bài KC hôm nay .
- Khen những em chuẩn bò bài tốt , vẽ cả tranh minh họa cho ước mơ của
mình . Gắn lên bảng những bức tranh của HS .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu
cầu của bài .
MT : Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài .
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng của
đề bài để HS không kể chuyện lạc đề :
ước mơ đẹp của em , của bạn bè , người
thân .

- Nhấn mạnh : Câu chuyện các em kể
phải là ước mơ có thực , nhân vật trong
truyện chính là các em hoặc bạn bè ,
người thân .
Hoạt động 2 : Gợi ý kể chuyện .
MT : Giúp HS hiểu các hướng xây dựng
cốt truyện và đặt tên cho câu chuyện của
mình .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
a) Các hướng xây dựng cốt truyện :
- Mời 3 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 SGK
.
- Dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt
truyện ở bảng :
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp
+ Những cố gắng để đạt ước mơ .
+ Những khó khăn đã vượt qua , ước mơ
đã đạt được .
b) Đặt tên cho truyện :
- Dán lên bảng dàn ý KC để HS chú ý khi
kể .
- Nhắc HS : Kể câu chuyện em đã chứng
kiến , em phải mở đầu câu chuyện ở ngôi
thứ nhất . Kể câu chuyện em trực tiếp
tham gia , mỗi em phải là nhân vật trong
câu chuyện ấy .
- Khen những em chuẩn bò tốt dàn ý cho
bài KC ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi .

- 1 em đọc cho cả lớp nghe .
- Tiếp nối nhau nói đề tài và hướng xây
dựng cốt truyện của mình .
- 1 em đọc gợi ý 3 SGK .
- Suy nghó , đặt tên cho câu chuyện về
ước mơ của mình , tiếp nối nhau phát biểu
ý kiến .
Hoạt động 3 : Thực hành kể chuyện .
MT : Giúp HS kể được câu chuyện của
mình .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Đến từng nhóm , nghe HS kể , hướng
dẫn , góp ý .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện
về ước mơ của mình .
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
- Dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài
KC .
- Viết lần lượt lên bảng tên những em
tham gia thi kể , tên truyện của các em để
cả lớp nhớ khi nhận xét , bình chọn .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về :
nội dung , cách kể , cách dùng từ , đặt câu
, giọng kể .
- Vài em nối tiếp nhau thi kể trước lớp .
- Trả lời câu hỏi của bạn mình .
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay và kể
chuyện hay nhất .
4. Củng cố : (3’)

- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS yêu thích việc kể chuyện cho người khác nghe .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học . Khuyến khích HS kể lại truyện cho người thân hoặc viết
lại truyện vào vở .
- Dặn HS chuẩn bò trước cho bài KC Bàn chân kì diệu bằng việc xem trước
tranh minh họa , đọc các gợi ý dưới tranh .
 Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
Tập làm văn (tiết 17)
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Dựa vào trích đoạn kòch Yết Kiêu và gợi ý SGK , biết kể một câu
chuyện theo trình tự không gian .
2. Kó năng: Sắp xếp được câu chuyện theo trình tự không gian . Viết câu mở
đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự không gian .
3. Thái độ: Yêu thích việc luyện tập phát triển câu chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Tranh minh họa trích đoạn b vở kòch Yết Kiêu SGK ; tranh Yết Kiêu lặn
dưới sông , đang dùng dùi sắt chọc thủng thuyền giặc Nguyên .
Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài KC theo trình tự không gian ; vài
tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 .
1 tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kòch
thành lời kể .
_HS:n tập thể loại văn kể chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .

2. Bài cũ : (3’) Luyện tập phát triển câu chuyện .
- Kiểm tra 2 em làm lại BT1 , 2 :
+ 1 em kể chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian .
+ 1 em kể câu chuyện trên theo trình tự không gian .
- GV nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện .
3. Bài mới : (27’) Luyện tập phát triển câu chuyện (tt) .
a) Giới thiệu bài :
- Cho HS quan sát tranh Yết Kiêu đục thuyền giặc .
- Giới thiệu qua về Yết Kiêu và giặc Nguyên như SGK .
- Nói thêm : Câu chuyện về tài trí và lòng dũng cảm của Yết Kiêu đã được
biên soạn thành một vở kòch diễn trên sân khấu . Tiết học hôm nay sẽ giúp các em
tiếp tục luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự không gian từ trích đoạn kòch Yết
Kiêu . Với bài học này , các em sẽ thấy : các sự việc không nhất thiết phải kể theo
trình tự thời gian ; trình tự thời gian có thể bò đảo lộn mà câu chuyện vẫn hợp lí , hấp
dẫn .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS đọc và tìm hiểu nội dung
văn bản kòch .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Bài 1 :
+ Đọc diễn cảm toàn vở kòch .
Hoạt động lớp .
- 2 em nối tiếp nhau đọc văn bản kòch
hoặc 4 em đọc theo lối phân vai .
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
+ Hỏi :
@ Cảnh 1 có những nhân vật nào ?
@ Cảnh 2 có những nhân vật nào ?
@ Yết Kiêu là người như thế nào ?

@ Cha Yết Kiêu là người như thế nào ?
@ Những sự việc trong 2 cảnh của vở
kòch diễn ra theo trình tự nào ?
- Người cha và Yết Kiêu .
- Nhà vua và Yết Kiêu .
- Căm thù bọn giặc xâm lược , quyết chí
diệt giặc .
- Yêu nước , tuổi già , cô đơn , bò tàn tật
vẫn động viên con đi đánh giặc .
- Theo trình tự thời gian : Sự việc giặc
Nguyên xâm lược nước ta . Yết Kiêu xin
cha lên đường đánh giặc diễn ra trước .
Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh
đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân
Tông .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
(tt) .
MT : Giúp HS kể được câu chuyện theo
trình tự không gian .
PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại .
- Bài 2 :
+ Mở bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn ,
nêu câu hỏi : Câu chuyện kể như gợi ý
SGK là kể theo trình tự nào ?
+ Nhấn mạnh : Chúng ta sẽ xem bạn nào
biết kể câu chuyện theo trình tự thời gian
đảo lộn .
+ Lưu ý : Những câu đối thoại quan trọng
có thể giữ nguyên văn dưới dạng lời dẫn
trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép sau dấu

hai chấm .
+ Nhận xét , dán tờ phiếu ghi 1 mẫu
chuyển thể ở bảng .
+ Lưu ý thêm về cách kể :
@ Để chuyển thể trích đoạn kòch trên
thành câu chuyện hấp dẫn , cần hình dung
thêm động tác , cử chỉ , nét mặt , thái độ
của các nhân vật .
@ Không quên 2 câu mở đầu giới thiệu 2
cảnh của vở kòch .
@ Từ đoạn văn trước đến đoạn văn sau
cần có câu chuyển tiếp để liên kết đoạn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Theo trình tự không gian : sự việc diễn
ra ở kinh đô Thăng Long xảy ra sau lại
được kể trước sự việc diễn ra ở quê hương
Yết Kiêu .
- 1 em giỏi làm mẫu .
- Thực hành kể chuyện theo cặp .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn kể đúng
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
yêu cầu , hấp dẫn nhất .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS yêu thích việc phát triển câu chuyện .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học , khen những em kể chuyện hay .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kòch thành

câu chuyện , viết lại vào vở . Xem trước bài sau .
 Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
Thứ năm ngày 3 tháng11 năm 2005
Luyện từ và câu (tiết 18)
ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nắm được ý nghóa của động từ : là từ chỉ hoạt động , trạng thái…
của người , sự vật , hiện tượng .
2. Kó năng: Nhận biết được động từ trong câu .
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT.III.2b .
Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT.I.2 ; BT.III.1,2 .
-HS: Đọc trườc phần gợi ý trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Mở rộng vốn từ : Ước mơ .
- 1 em làm lại BT4 tiết trước .
- Mở bảng phụ ghi BT.III.2b , mời 1 em lên bảng gạch một gạch dưới DT
chung chỉ người , vật ; DT riêng chỉ người .
3. Bài mới : (27’) Động từ .
a) Giới thiệu bài :
Các em đã có kiến thức về danh từ , bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm
được ý nghóa của động từ và nhận biết được động từ trong câu .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhận xét .

MT : Giúp HS nắm ý nghóa của động từ
và nhận biết được nó trong câu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Phát riêng phiếu cho một số nhóm .
- Hướng dẫn HS rút ra nhận xét : Các từ
nêu trên chỉ hoạt động , trạng thái của
người , của vật . Đó là các động từ . Vậy
động từ là gì ?
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 2 em nối tiếp nhau đọc BT1 , 2 .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn ở BT1 , suy
nghó , trao đổi theo cặp , tìm các từ theo
yêu cầu của BT2 .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày
kết quả .
- Lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Trả lời như ghi nhớ SGK .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
- 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK .
- Vài em nêu ví dụ về động từ chỉ hoạt
động , trạng thái .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
+ Phát riêng phiếu cho một số em .

- Bài 2 :
+ Phát riêng phiếu cho một số em .
- Bài 3 : (Tổ chức trò chơi Xem kòch câm)
+ Treo tranh minh họa phóng to , chỉ tranh
, giải thích yêu cầu BT bằng cách mời 2
em lên chơi mẫu .
+ Nêu nguyên tắc chơi : Hai nhóm A và B
có số HS bằng nhau ( 5 – 7 bạn ) . Lần
lượt từng bạn trong nhóm A làm động
tác , lần lượt từng bạn trong nhóm B phải
xướng đúng và nhanh tên hoạt động . Sau
đó đổi vai cho nhau . Nhóm nào đoán
đúng , nhanh , có hành động kòch đẹp mắt
, tự nhiên , rõ ràng sẽ thắng cuộc . Nhóm
nào đoán sai một từ bò trừ 1 điểm .
+ Gợi ý các đề tài cho HS lựa chọn .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT , viết nhanh ra nháp tên
hoạt động mình thường làm ở nhà và ở
trường , gạch dưới động từ trong các cụm
từ chỉ hoạt động ấy .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày
kết quả .
- Cả lớp nhận xét , kết luận bạn làm bài
đúng nhất , tìm được nhiều từ nhất .
- 2 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp làm bài vào vở .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày
kết quả .
- Lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .

- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm trao đổi , thảo luận về các
động tác kòch câm sẽ biểu diễn trước khi
tham gia cuộc chơi .
- Các nhóm thi .
- Lớp nhận xét , kết luận nhóm thắng
cuộc .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK .
- GV nói : Qua các bài luyện tập và trò chơi , các em đã thấy động từ là một
loại từ được dùng nhiều trong nói và viết . Trong văn kể chuyện , nếu không dùng
động từ thì không kể được các hoạt động của nhân vật .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
- Nhắc HS ghi nhớ nội dung bài học , về nhà viết lại vào vở 10 từ chỉ động tác
em đã biết khi chơi trò Xem kòch câm .
 Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
Thứ sáu ngày 4 tháng11 năm 2005
Tập làm văn (tiết 18)
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS biết trao đổi ý kiến với người thân .
2. Kó năng: Xác đònh được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi ; lập được dàn
ý của bài trao đổi đạt mục đích ; biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử

chỉ thích hợp , lời lẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra .
3. Thái độ: Giáo dục HS thường xuyên trao đổi ý kiến với người thân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV .
- HS:Xem trước phần gợi ý trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Luyện tập phát triển câu chuyện .
- 2 em đọc lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kòch Yết Kiêu
đã làm ở nhà .
3. Bài mới : (27’) Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân .
a) Giới thiệu bài :
Trong tiết học hôm nay , các em sẽ học cách trao đổi ý kiến với người thân .
Bài văn Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết anh Cương rất khéo léo thuyết phục
mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình . Tiết học này sẽ giúp các em phát hiện ai
trong lớp mình là người biết khéo léo thuyết phục người cùng trò chuyện để đạt mục
đích trao đổi .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích
đề bài .
MT : Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Gạch chân những từ đó : nguyện vọng –
môn năng khiếu – trao đổi – anh ( chò ) –
ủng hộ – cùng bạn đóng vai .
Hoạt động lớp .
- Đọc đề bài , tìm những từ quan trọng .
Hoạt động 2 : Xác đònh mục đích trao đổi
; hình dung những câu hỏi sẽ có .
MT : Giúp HS xác đònh đúng trọng tâm

đề bài và hình dung được những câu hỏi
sẽ có .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn HS xác đònh đúng trọng tâm
của đề bài :
+ Nội dung trao đổi là gì ?
Hoạt động lớp .
- 3 em nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 , 2 , 3
SGK .
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học
thêm một môn năng khiếu của em .
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
+ Đối tượng trao đổi là ai ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
+ Anh hoặc chò của em .
+ Làm cho anh , chò hiểu rõ nguyện vọng
của em ; giải đáp những khó khăn , thắc
mắc anh chò đặt ra để anh chò ủng hộ em
thực hiện nguyện vọng ấy .
+ Em và bạn trao đổi . Bạn đóng vai anh
hoặc chò của em .
- Phát biểu : Chọn nguyện vọng học thêm
môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao
đổi .
- Đọc thầm lại gợi ý 2 , hình dung câu trả
lời , giải đáp thắc mắc anh ( chò ) có thể
đặt ra .
Hoạt động 3 : Thực hành trao đổi theo
cặp .

MT : Giúp HS thực hiện được cuộc trao
đổi với bạn mình .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đến từng nhóm giúp đỡ .
Hoạt động nhóm đôi .
- Chọn bạn cùng tham gia trao đổi , thống
nhất dàn ý đối đáp viết ra nháp .
- Thực hành trao đổi , lần lượt đổi vai cho
nhau , nhận xét , góp ý để bổ sung , hoàn
thiện bài trao đổi .
Hoạt động 4 : Thi trình bày trước lớp .
MT : Giúp HS thực hiện được cuộc trao
đổi với bạn mình trước lớp .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu
chí sau :
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài
không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt
ra không ?
+ Lời lẽ , cử chỉ của 2 bạn có phù hợp với
vai đóng không , có giàu sức thuyết phục
không ?
Hoạt động nhóm đôi .
- Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước
lớp .
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất ,
bạn ăn nói giỏi giang , giàu sức thuyết
phục người đối thoại nhất .
4. Củng cố : (3’)

- 1 em nhắc lại những điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân .
(Nắm vững mục đích trao đổi . Xác đònh đúng vai . Nội dung trao đổi rõ ràng , lôi cuốn
. Thái độ chân thật , cử chỉ tự nhiên)
- Giáo dục HS thường xuyên trao đổi ý kiến với người thân .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp .
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
- Nhắc HS chuẩn bò cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật
trong truyện có nghò lực , có ý chí vươn lên .
 Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
Toán (tiết 41)
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song : là hai
đường thẳng không bao giờ cắt nhau .
2. Kó năng: Xác đònh được 2 đường thẳng có song song với nhau hay không .
3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Thước thẳng và ê-ke .
-HS: n tập vế đường thẳng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Hai đường thẳng song song .
- Sửa các bài tập về nhà .
3. Bài mới : (27’) Hai đường thẳng vuông góc .

a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng
song song .
MT : Giúp HS nhận biết được hai đường
thẳng song song .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Vẽ hình chữ nhật ABCD ở bảng . Kéo
dài về hai phía hai cạnh AB và DC đối
diện nhau . Tô màu hai đường kéo dài
này và cho HS biết : Hai đường thẳng AB
và DC là hai đường thẳng song song với
nhau .
- Tương tự , kéo dài cạnh AD và BC về
hai phía , ta cũng có AD và BC là hai
đường thẳng song song với nhau .
- Cho HS nhận thấy : Hai đường thẳng
song song với nhau thì không bao giờ cắt
nhau .
- Cho HS tiếp tục liên hệ các hình ảnh hai
đường thẳng song song ở xung quanh ta :
hai đường mép song song của bìa quyển
vở hình chữ nhật ; hai cạnh đối diện của
bảng đen , khung ảnh , chấn song cửa sổ

- Vẽ hình ảnh 2 đường thẳng song song ở
Hoạt động lớp .
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
bảng để HS quan sát và nhận dạng .
Hoạt động 2 : Thực hành .

MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1a :
- Bài 2 :
+ Gợi ý : Giả thiết các tứ giác ABEG ,
ACDG , BCDE là các hình chữ nhật , điều
đó có nghóa là các cặp cạnh đối diện của
mỗi hình song song với nhau . Từ đó ta có
: BE // AG // CD .
- Bài 3 :

Hoạt động lớp .
- Nêu các cặp cạnh song song có trong
hình chữ nhật ABCD và MNPQ .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Nêu được các cặp cạnh song song với
nhau , các cặp cạnh vuông góc với nhau
có trong mỗi hình .
4. Củng cố : (3’)
- Các nhóm cử đại diện thi đua vẽ hai đường thẳng song song ở bảng .
- Nêu lại những nội dung vừa học .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Làm các bài tập: Bài 1b, 3 / 51
- Chuẩn bò: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
 Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9

Toán (tiết 42)
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc
với một đường thẳng cho trước ; biết vẽ đường cao của hình tam giác .
2. Kó năng: Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một
đường thẳng cho trước bằng thước kẻ và ê-ke ; vẽ được đường cao của hình tam giác.
3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Thước kẻ và ê-ke .
- HS:n tập về cách sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Hai đường thẳng song song .
- Sửa các bài tập về nhà .
3. Bài mới : (27’) Hai đường thẳng vuông góc .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Vẽ đường thẳng CD đi qua
điểm E và vuông góc với đường thẳng AB
cho trước .
MT : Giúp HS vẽ được một đường thẳng
đi qua một điểm và vuông góc với một
đường thẳng cho trước .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn và làm mẫu cách vẽ ở bảng
theo các bước như SGK đã trình bày rồi
cho HS vẽ vào nháp .
- Theo dõi , uốn nắn thêm .
- Vẽ hình tam giác ABC ở bảng . Nêu bài

toán : Vẽ qua A một đường thẳng vuông
góc với cạnh BC . Đường thẳng đó cắt
cạnh BC tại H .
- Tô màu đoạn thẳng AH , cho HS biết :
Đoạn thẳng AH là đường cao của hình
tam giác ABC .
- Nêu thêm : Độ dài đoạn thẳng AH là
chiều cao của hình tam giác ABC .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp thực hành .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
Hoạt động lớp .
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
- Bài 1 : Cho Hs nhắc lại cách vẽ.
- Bài 2 :
GV cần lưu ý trường hợp c.
- Bài 3 :
Cho HS nêu miệng và chỉ hình.
- Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và
vuông góc với đường thẳng CD trong 3
trường hợp như BT đã nêu .
- Tự làm bài . Vẽ được đường cao hình
tam giác ứng với mỗi trường hợp .
- Vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông
góc với cạnh DC . Nêu tên các hình chữ
nhật : ABCD , AEGD , EBCG .
4. Củng cố : (3’)
- Các nhóm cử đại diện thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc ở bảng .

- Nêu lại nội dung vừa học .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Làm các bài tập: 3 / 53
- Chuẩn bò: Vẽ hai đường thẳng song song.
 Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI TUẦN 9
Toán (tiết 43)
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song
với một đường thẳng cho trước .
2. Kó năng: Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một
đường thẳng cho trước .
3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Thước kẻ và ê-ke .
- HS: Xem trước cách vẽ trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Vẽ hai đường thẳng vuông góc .
- Sửa các bài tập về nhà .
3. Bài mới : (27’) Vẽ hai đường thẳng song song .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Vẽ đường thẳng CD đi qua
điểm E và song song với đường thẳng AB

cho trước .
MT : Giúp HS vẽ được một đường thẳng
đi qua một điểm và song song với một
đường thẳng cho trước .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Nêu bài toán rồi hướng dẫn và thực hiện
vẽ mẫu ở bảng theo từng bước như SGK .
- Lưu ý : Hai đường thẳng song song cùng
vuông góc với đường thẳng thứ ba ở hình
chữ nhật .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
Cho HS trình bày trên bảng cáh vẽ.
- Bài 2 :
GV lưu ý HS cách trình bày.
-Bài 3 :
Gọi HS lên bảng kiểm tra góc.
Hoạt động lớp .
- Tự vẽ được đường thẳng AB qua M và
song song với đường thẳng CD .
- Vẽ được đường thẳng AX qua A và song
song với BC ; đường thẳng CY qua C và
song song với AB . Trong tứ giác ADCB
có : AD // BC ; AB // CD .
- Vẽ được đường thẳng đi qua B và song
song với AD . Dùng ê-ke để kiểm tra góc

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×