Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------  ------

PHẠM THỊ HẰNG

MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀO GIÁ. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 1 NĂM
2001 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------  ------

PHẠM THỊ HẰNG

MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀO GIÁ. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 1 NĂM
2001 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2012

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá. Nghiên
cứu thực nghiệm tại Việt Nam giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm
2012” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
kết rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2014
Ngƣời cam đoan

Phạm Thị Hằng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Động cơ thực hiện nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. .......................... 3
1.1.1 Động cơ thực hiện nghiên cứu. ........................................................ 3
1.1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................... 3
1.1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu. ....................................................................... 3
1.1.2.2 Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................... 4
1.1.2.3 Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................ 4
1.2 Bố cục luận văn............................................................................................ 5
CHƢƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ......................................................... 6
2.1 Khái niệm "truyền dẫn tỷ giá hối đoái". .................................................. 7
2.2 Các lý thuyết cơ bản tiếp cận giải thích sự hình thành và biến động tỷ giá.
............................................................................................................................. 7
2.2.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (The Purchasing Power Parity Theory –
PPP). ............................................................................................................ 7
2.2.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất (The Interest Rate Parity – IRP). .......... 8
2.2.3 Nguyên tắc Taylor. .............................................................................. 8
2.2.4 Lý thuyết mệnh giá tiền tệ (denomination currency) ........................ 10
2.3 Kênh truyền dẫn và mơi trƣờng truyền dẫn tỷ giá hối đối. ............... 10
2.3.1 Các kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái. .............................................. 10
2.3.2 Môi trường truyền dẫn. ................................................................... 11
2.3.2.1 Môi trường truyền dẫn phụ thuộc vào chính sách áp dụng lạm phát.
................................................................................................................... 11


2.3.2.2 Môi trường truyền dẫn phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm và
cam kết của chính phủ. ....................................................................... 12
2.3.2.3 Mơi trường truyền dẫn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ. ...... 13

2.4 Truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lạm phát mục tiêu. .................................. 13
2.5 Tổng quan các khung lý thuyết trƣớc đây. ............................................. 14
2.5.1 Truyễn dẫn tỷ giá hối đối với mơ hình tuyến tính. ....................... 14
2.5.1.1 Các nghiên cứu sử dụng mơ hình VAR. ......................................... 14
2.5.1.2 Các nghiên cứu sử dụng mơ hình SVAR. ....................................... 19
2.5.1.3 Truyễn dẫn tỷ giá hối đối với mơ hình phi tuyến. ........................ 20
2.6 Kết luận từ những mơ hình nghiên cứu trƣớc đây. ............................... 22
Kết luận chƣơng 2................................................................................................... 23
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MƠ HÌNH ĐỀ XUẤT
SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25
3.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất..................................................................... 25
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 25
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu. ......................................................................... 25
3.2.2 Công cụ nghiên cứu. ....................................................................... 26
3.2.3 Lý thuyết về các mơ hình nghiên cứu. ............................................ 26
3.2.3.1 Mơ hình VAR tuyến tính. ................................................................ 27
3.2.3.2 Lý thuyết mơ hình VSTAR nghiên cứu. .......................................... 34
3.2.3.3 Kiểm định tuyến tính chống lại mơ hình phi tuyến. ....................... 36
Kết luận chƣơng 3................................................................................................... 38
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG
TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO GIÁ TẠI VIỆT NAM..................... 40
4.1 Mô tả dữ liệu. ............................................................................................. 40
4.1.1 Giá dầu thế giới (OIL) và lãi suất ngắn hạn (R). ........................... 40
4.1.2 Lỗ hổng sản lượng (OPG). ............................................................. 42
4.1.3 Tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER). ............................................. 43
4.1.4 Các chỉ số giá. ................................................................................. 45
4.2 Đo lƣờng mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá. ............................ 48


4.2.1 Kiểm định bằng mơ hình tuyến tính VAR. ..................................... 48

4.2.1.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu. ........................................ 48
4.2.1.2 Xác định độ trễ của mơ hình .......................................................... 49
4.2.1.3 Kiểm định mối quan hệ nhân quả .................................................. 50
4.2.2 Kiểm định các giả thiết phi tuyến.................................................... 51
4.2.2.1 Kiểm định Zivot & Andrews. .......................................................... 51
4.2.2.2 Kiểm định LM. ............................................................................... 52
4.2.3 Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá, đo lường bằng mơ hình phi
tuyến. ......................................................................................................... 53
4.2.3.1 Hồi quy đơn biến STAR. ................................................................. 53
4.2.3.2 Hồi quy hai biến VSTAR. ............................................................... 55
Kết luận chƣơng 4................................................................................................... 74
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................... 75
5.1 Kết luận mơ hình VSTAR. ........................................................................ 75
5.2 Hạn chế của đề tài và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo. ......................... 75
5.2.1 Về nguồn số liệu............................................................................... 75
5.2.2 Về mơ hình sử dụng trong nghiên cứu. .......................................... 76
5.3 Khuyến nghị chính sách. .......................................................................... 77
KẾT LUẬN CHUNG.............................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 0
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 3
1. Mô hình STAR cho biến CPI........................................................................ 3
2. Mơ hình STAR cho biến PPI. ....................................................................... 5
3. Mơ hình STAR cho biến IMP. ...................................................................... 7
4. Mơ hình STAR cho biến OIL. ...................................................................... 9
5. Mơ hình STAR cho biến R.......................................................................... 11


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tự hồi qui bậc nhất Markov hay còn


AR(p):

gọi một cách đơn giản là tự hồi qui
bậc p
Nhánh tuyến tính (AR) và nhánh phi

AR-NN:

tuyến (NN)
CPI :

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng
Chính sách tiền tệ

CSTT:
ERPT:

Exchange Rate Pass-Through

Truyền dẫn tỷ giá hối đoái

GDP :

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GSO:


General Statistics Office Viet Tổng Cục thống kê
Nam

HICP :

Harmonized Index of Consumer Chỉ số giá tiêu dùng đã được hiệu
Price

chỉnh

IMF :

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IMP :

Import Price Index

Chỉ số giá nhập khẩu

IRF:

Impulse Response Function

Hàm phản ứng đẩy

IT:


Inflation target

Lạm phát mục tiêu

LCP:

Local currency pricing

Giá tính theo đồng tiền nội địa

LSTAR :

Logarit smooth Tranfer

Mơ hình logistic với hệ số chuyển

Autoregressive Model

dịch trơn

NEER :

Nominal effective exchange rate

Tỷ giá hối đoái hiệu lực đa phương

PCP:

Producer currency pricing


Giá tính theo đồng tiền của nước sản
xuất

PPI :

Production Price Index

Chỉ số giá sản xuất

TR:

The Taylor Rule

Ngun tắc Taylor

VAR :

Vector Autoregressive Model

Mơ hình tự hồi quy vec-tơ

VSTAR : Vector Smooth Transfer
Autoregressive Model

Mơ hình với hệ số chuyển dịch trơn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Động cơ áp dụng lạm phát mục tiêu.

Bảng 4.1: Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu.
Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng của các chuỗi lấy sai phân bậc 1.
Bảng 4.3: Độ trễ của mơ hình thơng qua một số tiêu chuẩn.
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả theo kiểm định Granger với mơ
hình VAR.
Bảng 4.5: Kiểm định nhân quả Granger biến IMP, PPI với biến NEER.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Break date theo Zivot & Andrews.
Bảng 4.7: Kiểm định giả thuyết tuyến tính cho các biến quan sát.
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy đơn biến biến NEER bằng mơ hình STAR với  = 0.
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy đơn biến của biến NEER bằng mơ hình STAR với các giá
trị của  lần lượt là 0, 0.5, 1, 2, 10, 100, 10000.
Bảng 4.10 : Hồi quy hai biến CPI và NEER bằng mơ hình VSTAR.
Bảng 4.11: Tác động truyền dẫn của NEER vào CPI bằng mô hình VSTAR.
Bảng 4.12: Tác động truyền dẫn của PPI vào CPI bằng mơ hình VSTAR.
Bảng 4.13: Tác động truyền dẫn của IMP vào CPI bằng mơ hình VSTAR.
Bảng 4.14: Tác động của OIL vào IMP bằng mơ hình VSTAR.
Bảng 4.15: Tác động của R vào CPI bằng mơ hình VSTAR.
Bảng 4.16: Tác động của OIL vào IMP bằng mơ hình VSTAR.
Bảng 4.17: Tác động của NEER vào PPI bằng mô hình VSTAR.
Bảng 4.18: Tác động của NEER vào IMP bằng mơ hình VSTAR.


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cấu trúc ST trong phương trình 5 với cj = 1 (j = 1; :::; l) cho trường hợp k
= 2 trong bảng (a) và k = 3 trong bảng (b) và Sjt ~ N (0, 1).
Hình 3.2: Cấu trúc ST trong phương trình 5 với cj = {-1; 2} trong bảng (a) (k = 2)
và cj = {-1; 0; 2} trong bảng (b) (k = 3) và Sjt ~ N (0, 1).
Hình 4.1: Giá dầu thế giới từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012.
Hình 4.2: Diễn biến lãi suất tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm
2012.

Hình 4.3: Lỗ hổng sản lượng từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012.
Hình 4.4 : Tỷ giá hiệu lực đa phương và chỉ số giá từ tháng 1 năm 2001 đến tháng
12 năm 2012.
Hình 4.5: Chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12
năm 2012.
Hình 4.6: Chỉ số giá sản xuất của Việt Nam từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm
2012.
Hình 4.7: Chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 1 năm 2001 đến tháng
12 năm 2012.
Hình 4.8: Mức độ chuyển của hàm G khi  biến đổi ở mức 0.5, 1, 2, 10, 100, 10000.
Hình 4.9: Biểu diễn phần dư của phương trình VSTAR và mơ hình OLS.
Hình 4.10: Biểu diễn phần dư của phương trình LSTAR và mơ hình OLS.
Hình 4.11: Biểu diễn phần dư của phương trình LSTAR và mơ hình OLS của biến
CPI theo biến IMP.
Hình 4.12: Biểu diễn phần dư của phương trình LSTAR và mơ hình OLS của biến
CPI theo biến R.
Hình 4.13: Biểu diễn phần dư của phương trình VSTAR và mơ hình OLS của biến
IMP theo biến OIL.
Hình 4.14: Biểu diễn phần dư của phương trình LSTAR và mơ hình OLS của biến
IMP theo biến NEER.


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong các tài liệu kinh tế, chính sách tiền tệ được xem như một công cụ ổn
định để chỉ đạo nền kinh tế theo hướng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế
bền vững và ổn định giá. Mặc dù mục tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ là tập
trung vào ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế nhưng tác động của chính sách theo
các mục tiêu này, đặc biệt là trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tiền tệ, lãi

suất và tỷ giá hối đoái, cuối cùng ảnh hưởng đến thị trường tài chính, hoạt động
kinh tế và mức giá trong nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, rất nhiều các nghiên cứu so sánh giữa các mơ
hình tuyến tính và phi tuyến cho việc đo lường dữ liệu chuỗi thời gian trong lĩnh
vực kinh tế vĩ mô và tài chính đã được cơng bố. So sánh dựa trên một số lượng lớn
của các biến có được thực hiện, và kết quả đã dự báo chính xác thường khơng được
đặc biệt thuận lợi cho mơ hình phi tuyến. Stock and Watson (1999) đã đề cập tới
bốn vấn đề: Thứ nhất, liệu rằng mơ hình phi tuyến tính có đặc điểm ưu việt hơn
những mơ hình tuyến tính truyền thống. Thứ hai, nếu mơ hình phi tuyến được sử
dụng thì liệu việc đo lường các hệ số có thật sự tốt hơn mơ hình phi tuyến? Thứ ba,
nếu dự báo được kết hợp so sánh từ nhiều mơ hình thì dự báo bằng mơ hình phi
tuyến liệu có mang lại kết quả hay khơng? Và cuối cùng lợi ích từ việc sử dụng mơ
hình phi tuyến cho dự báo có đánh bại được các dự báo của các mơ hình tuyến tính
đã được sử dụng nhiều trong đo lường dữ liệu kinh tế. Đây chính là điều trăn trở khi
một bài nghiên cứu sử dụng công cụ đo lường là mô hình phi tuyến.
Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt
Nam và các nước từ phương pháp nghiên cứu đơn giản đến phức tạp, cụ thể như các
nghiên cứu đối với các nước đang phát triển của Daniel Leigh và Marco Rossi thuộc
IMF năm 2002 đã sử dụng mơ hình VAR để nghiên cứu sự truyền dẫn của tỷ giá hối
đoái đến chỉ số giá tiêu dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ hay Ito và Sato (2007) dùng mơ hình
VAR để nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái với các nước thuộc khu vực Đông
Á chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 – 1998 gồm:
Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippine và Malaysia. Hoặc Michele Ca’ Zorzi,


2

Elke Hahn và Marcelo Sánchez (2007) sử dụng mơ hình VAR để nghiên cứu sự
truyền dẫn tỷ giá hối đoái đối với 12 nước đang phát triển thuộc châu Á, Mỹ Latinh,
Trung và Đông Âu. Phương pháp nghiên cứu cao hơn thì có Mala Raghavan và

Param Silvapulle (2007) sử dụng mơ hình SVAR để nghiên cứu các khn khổ
chính sách tiền tệ của một nền kinh tế mới nổi nhỏ mở ở Malaysia.
Ở Việt Nam thì có, Võ Văn Minh (2009) sử dụng mơ hình VAR và phân tích
phản ứng đẩy để đo lường mức độ chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước
từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 2 năm 2007. Hoặc Bạch Thị Phương Thảo (2011)
nghiên cứu tác động của cú sốc tỷ giá hối đối và các cú sốc kinh tế vĩ mơ đến
chuỗi chỉ số giá trong nước ở Việt Nam từ quý 1 năm 2001 đến quý 2 năm 2011 sử
dụng mơ hình VAR, trong đó có phân tích phản ứng đẩy và phân tách phương sai.
Tuy nhiên, không bác bỏ những kết quả của mơ hình tuyến tính trước đó, bài
nghiên cứu này nhằm mở rộng việc phát triển đo lường sự truyền dẫn bằng một mơ
hình phi tuyến. Dựa trên nghiên cứu của Winkelried (2003), Paul Castillo (2011) đã
sử dụng mơ hình vector tự hồi quy có yếu tố chuyển dịch trơn (VSTAR) để đo
lường tác động truyền tải. Phương pháp này được lựa chọn bởi vì nó giúp xác định
tác động của những cú sốc khác nhau trên các biến quan tâm. Đặc biệt, nó tạo điều
kiện cho việc xác định các tác động từ những cú sốc ngoại sinh về tỷ giá đối với
chính bản thân tỷ giá hối đoái và trên lạm phát, giá nhập khẩu, sản xuất và tiêu
dùng. Ngồi ra, nó cho phép xây dựng mơ hình rõ ràng về tính phi tuyến của hiệu
ứng truyền tải. Cả hai đặc tính làm cho nó có thể ước tính tác động truyền tải của tỷ
giá vào các chỉ số giá khác nhau.
Từ những ưu điểm của việc sử dụng mơ hình VSTAR như đã giới thiệu ở
trên, việc đo lường mức truyền dẫn của tỷ giá hối đối vào giá ở Việt Nam với mục
đích nhằm tìm kiếm tính mới trong việc đánh giá sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái
vào giá. Mặc dù mơ hình VAR cung cấp các cơng cụ hữu ích cho việc đánh giá hiệu
quả của những cú sốc chính sách tiền tệ, tuy nhiên có những cảnh báo trong các tài
liệu về mơ hình này hạn chế trên cả hai phương diện cơ sở lý luận và thực tiễn. Vì
vậy, trong nghiên cứu này kế thừa cách tiếp cận của Paul Castillo (2011) bằng cách


3


thiết lập mơ hình VSTAR phi tuyến khác hẳn với mơ hình VAR tuyến tính được sử
dụng nhiều trong các nghiên cứu gần đây.
1.1 Động cơ thực hiện nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
1.1.1 Động cơ thực hiện nghiên cứu.
Nắm được cơ chế, đồng thời hiểu được các kênh truyền dẫn tiền tệ hiện có sẽ
giúp tăng hiệu quả của các chính sách tiền tệ và cho phép NHTW duy trì các biến vĩ
mơ tại mức mục tiêu. Hơn bao giờ hết, chính sách tiền tệ ngày nay đã trở thành một
cơng cụ mạnh mẽ để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế. Chính vì vậy, đã có rất
nhiều bài nghiên cứu về đề tài này trong thời gian qua. Một số lượng lớn các nghiên
cứu đã đi sâu vào nghiên cứu các kênh truyền dẫn tiền tệ riêng rẽ. Hầu hết các
nghiên cứu đó đều tập trung vào các nền kinh tế phát triển và hoàn thiện như Mỹ
hay Châu Âu.
Những năm gần đây, số lượng các bài nghiên cứu tại các nền kinh tế chuyển
đổi và mới nổi cũng tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên các bài nghiên cứu này
mới dừng lại ở các mơ hình tuyến tính về tác động truyền tải. Tại Việt Nam, vấn đề
về đo lường mức truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát đã được nghiên cứu bởi nhiều tác
giả khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu chính thức về tốc độ truyền tải
bằng mơ hình VSTAR- mơ hình phi tuyến. Liệu tác động truyền tải giữa tỷ giá hối
đoái vào giá là tác động bất biến với cùng một tốc độ hay khác nhau ở các giai đoạn
này? Trong bài viết này hy vọng sẽ có một cách nhìn mới cho vấn đề tác động
truyền tải trong xu hướng nghiên cứu hiện nay.
1.1.2 Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
1.1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.
Để áp dụng thành công lạm phát mục tiêu nhằm điều hành chính sách kinh tế
vĩ mơ là câu hỏi được đặt ra cho Việt Nam trong nhiều năm qua khi mà vấn đề lạm
phát cịn chưa có câu trả lời. Với mục tiêu đó, bài viết cố gắng phân tích tác động
truyền tải của tỷ giá hối đoái vào giá bằng mơ hình VSTAR phi tuyến.
Để làm rõ các nội dung trên, nghiên cứu sẽ trả lời cho câu hỏi: “Liệu rằng
truyền dẫn tỷ giá hối đối vào giá có thể đo lường bằng phương pháp phi tuyến ở



4

Việt Nam giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012 hay không?” Để
trả lời cho câu hỏi trên, luận văn hướng đến đối tượng nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu như sau:
1.1.2.2 Đối tượng nghiên cứu.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu như nêu trên, luận văn hướng đến các đối tượng
nghiên cứu như sau: Chỉ số giá nhập khẩu (IMP); chỉ số giá sản xuất (PPI); chỉ số
giá tiêu dùng (CPI); lỗ hổng sản lượng (OPG); giá xăng dầu thế giới (OIL); điều
hành lãi suất trong nước (R); tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đa phương (NEER);
chính sách điều hành tỷ giá hối đối; sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá.
1.1.2.3 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu hướng đến các đối tượng như sau:
Các số liệu về chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng
của Việt Nam giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012;
Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái, tỷ trọng nhập khẩu, cách tính chỉ số giá
tiêu dùng, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất giai đoạn từ tháng 1 năm 2001
đến tháng 12 năm 2012;
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực (NEER) của VND với một số đối tác
thương mại chính của Việt Nam. Rổ tiền tệ để tính NEER gồm 17 đồng tiền của 17
quốc gia - khu vực có khối lượng mậu dịch cao đối với Việt Nam trong kỳ nghiên
cứu, chiếm đến 96,28%, theo thứ tự đó là Trung Quốc, khu vực Euro, Nhật Bản, Mỹ,
Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia, Malaysia, HongKong,
Indonesia, Thụy Sỹ, Anh, Ấn Độ, Philippin và Nga... Mười bảy đối tác thương mại
trên chiếm trung bình khoảng 96,28% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam.
Tác giả chọn khung thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12
năm 2012, dữ liệu nghiên cứu được lấy theo tháng. Tác giả chọn khung thời gian
trên vì đây là khoảng thời gian mà Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế, từ đó mức
độ truyền dẫn sẽ được đo lường và phản ánh đầy đủ thực tế.

*Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định


5

lượng dựa vào các mơ hình kinh tế lượng. Trong bài viết sử dụng mơ hình VSTAR
để đo lường và phân tích sự truyền dẫn tỷ giá hối đối đến các chỉ số giá tại Việt
Nam.
*Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Thứ nhất, “truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá” là một vấn đề không quá mới
mẻ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, bài nghiên cứu hi vọng sẽ giới
thiệu được một phần khía cạnh lý thuyết của vấn đề truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến
người đọc theo một hướng nghiên cứu mới.
Thứ hai, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo
lường sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến chuỗi ba chỉ số giá - chỉ số
giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam bằng mơ
hình VSTAR – mơ hình phi tuyến.
1.2. Bố cục luận văn.
Ngồi phần giới thiệu, lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo,
luận văn chia làm 4 chương. Chương 1: Tóm tắt, trong chương này tác giả tóm tắt
nội dung của nghiên cứu, nêu rõ phương pháp nghiên cứu để đưa ra được động cơ
thực hiện nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu là gì. Trong Chương 2: Khung lý
thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái và các bằng chứng thực nghiệm, tác giả đưa ra
định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái, các khung lý thuyết cơ bản tiếp cận đến vấn
đề truyền dẫn. Cũng trong chương 2, tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu về
vấn đề truyền dẫn của các tác giả trong và ngoài nước. Chương 3: Tổng quan cơ sở
lý thuyết về mơ hình đề xuất sử dụng trong nghiên cứu, tác giả trình bày khung lý
thuyết về mơ hình VAR và mơ hình VSTAR được sử dụng để đo lường mức độ
truyền dẫn. Phần cuối của nghiên cứu là Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực

nghiệm tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá tại Việt Nam, trong phần cuối
này, các kết quả thực nghiệm để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu trong chương 1 sẽ
được tìm thấy.


6

CHƢƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN
TỶ GIÁ HỐI ĐỐI VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
Tỷ giá hối đối là một trong những biến số quan trọng của nền kinh tế. Tỷ giá
hối đối có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh truyền dẫn khác
nhau như thương mại, giá cả và ngân sách. Một trong những ảnh hưởng quan trọng
nhất của nó là tác động đến lạm phát. Do đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá
hối đối và lạm phát ln là trọng tâm của các bài nghiên cứu về truyền dẫn.
Tầm quan trọng của truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá đã được đề cập khá
nhiều ở nhiều bài nghiên cứu trước ở một số quốc gia. Theo đó, các bài nghiên cứu
tập trung trả lời cho câu hỏi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng như thế nào đến giá cả, yếu
tố nào là nhân tố chính gây nên lạm phát trong thời kỳ này, đồng thời đo lường mức
độ truyền dẫn cú sốc tỷ giá hối đoái đến giá cả trong nước thơng qua hệ số truyền
dẫn.
Nhìn chung, truyền dẫn tỷ giá hối đối vào giá có hai vai trị chính là giúp dự
báo khả năng lạm phát và ngụ ý trong điều hành chính sách tiền tệ, điều mà bất kỳ
NHTW nào cũng cần trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mình. Hiểu biết và
đánh giá tốt truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá giúp NHTW có thể biết được ảnh
hưởng, mức độ, thời gian của cú sốc tỷ giá đến lạm phát. Do đó, NHTW, đặc biệt là
trong giai đoạn kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu, có thể đáp ứng kịp thời
các cú sốc với chính sách tiền tệ thích hợp để đạt được mục tiêu. Theo Campa&
Goldberg (2002) một mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá thấp ngụ ý chi phí
chuyển đổi trong chính sách tiền tệ trong nước là thấp và chính sách tiền tệ thì hiệu
quả khi đối phó với những cú sốc thực. Trong trường hợp này, NHTW ít quan tâm

đến vấn đề tỷ giá hơn để tập trung cho các mục tiêu khác như tăng trưởng kinh tế
hay gia tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Mặt khác chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh
hưởng khi mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá cao khi quốc gia đó theo đuổi
mục tiêu ổn định chính sách tiền tệ. Sau đây, bài nghiên cứu sẽ trình bày một số
khái niệm cũng như những lý thuyết nền tảng về “truyền dẫn tỷ giá hối đoái”.


7

2.1 Khái niệm "truyền dẫn tỷ giá hối đoái".
Việt Nam nằm trong nhóm nước đang phát triển nên nghiên cứu này sẽ định
nghĩa khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái theo cách tương tự như các nghiên cứu
thực hiện tại các nước đang phát triển tức “truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm
thay đổi của các chỉ số giá trong nước khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi một
phần trăm”. Các chỉ số giá trong nước bao gồm chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản
xuất và chỉ số giá tiêu dùng.
Nếu tỉ giá hối đoái thay đổi 1% khiến cho giá cả thay đổi 1% thì sự truyền dẫn
được gọi là “hồn tồn” (complete pass-through), và nếu nhỏ hơn 1% thì sẽ được
gọi là sự truyền dẫn “khơng hồn tồn” (incomplete pass-through).
Theo Hakan Kara (2005) sở dĩ có sự khác nhau như trên là vì các nước đang
phát triển thường được xem là các nền kinh tế mở và qui mô nhỏ nên quyền áp đặt
giá trên thị trường là rất hạn chế. Điều đó có nghĩa biến động tỷ giá hối đối được
cho là sẽ tác động mạnh đến giá hàng hóa nhập khẩu, khiến các chỉ số giá trong
nước trở nên rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
2.2 Các lý thuyết cơ bản tiếp cận giải thích sự hình thành và biến động tỷ giá.
2.2.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (The Purchasing Power Parity Theory – PPP).
Trước đây, các mơ hình xác định tỷ giá đều dựa vào sự luân chuyển tiền để
xác định tỷ giá (Phương pháp dòng tiền – Flow Approach). Ngoại tệ được đề cập
đến dưới vai trò trung gian trao đổi chứ không phải là một phương tiện cất giữ, vào
thời điểm này, cung và cầu ngoại tệ xác định tỷ giá hối đoái. Tỷ giá là kết quả của

sự di chuyển dòng cung và dòng cầu về hàng hố và dịch vụ. Một sự gia tăng dịng
cầu hàng hố nước ngồi sẽ làm đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. Đây là cơ chế
hình thành “Lý thuyết ngang giá sức mua”.
Xét về tổng thể, lý thuyết này cho thấy khi có sự gia tăng năng lực sản xuất
trong nước sẽ làm tăng giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ. Một sự thay đổi trong
công nghệ, thị hiếu, chính sách thương mại hoặc lực lượng lao động sẽ làm thay đổi
năng lực sản xuất của một quốc gia và điều này làm thay đổi tỷ giá. Bên cạnh đó
cũng có những yếu tố nhất thời tác động đến PPP chẳng hạn như những biến động


8

trong thị trường hàng hoá và tiền tệ. Trong ngắn hạn giá cả hàng hố có thể có
những đột biến, mức lương được xác định bởi hợp đồng lao động và có hiệu lực
trong một khoảng thời gian xác định. Do vậy lương được xem là ít co giãn trong
ngắn hạn. Ngồi ra, dịng chu chuyển vốn cịn chịu sự tác động bởi sự phân kỳ trong
chính sách tài khố và tiền tệ. Vì vậy, trong một vài trường hợp PPP có độ lệch lớn.
2.2.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất (The Interest Rate Parity – IRP).
Lý thuyết ngang giá lãi suất được xây dựng dựa trên phương pháp tài sản
(Stock Approach hoặc Asset model approach), đây là một phương pháp tập trung
vào tiền tệ - một loại tài sản bền vững, có thể hốn chuyển nhưng khơng bị hư hỏng
như các tài sản khác. Chẳng hạn, nếu cầu ngoại tệ không đổi, cung ngoại tệ tăng lên
do thu nhập của các nhà đầu tư hoặc lợi nhuận kỳ vọng tăng lên sẽ làm cho ngoại tệ
tăng giá tương đối so với nội tệ. IRP giả định sự chu chuyển vốn là tự do (bỏ qua
chi phí giao dịch, thuế) và sự chu chuyển vốn là hoàn hảo, rủi ro quốc gia là như
nhau. Ngay khi các áp lực thị trường làm cho lãi suất và tỷ giá thay đổi thì hoạt
động kinh doanh chêch lệch lãi suất phịng ngừa khơng cịn khả thi, thì thị trường sẽ
ở trạng thái cân bằng gọi là ngang giá lãi suất (IRP). Trong thế cân bằng này, sự
khác nhau giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay giữa hai đồng tiền được bù đắp
đúng bằng chênh lệch lãi suất giữa hai nước đó.

2.2.3 Nguyên tắc Taylor.
Năm 1993, nhà nghiên cứu John B. Taylor, Giáo sư Đại học Stanford (Mỹ) đã
tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (Federal Reserve - FED) trong vòng một thập niên trong giai đoạn 19801990 và phát hiện ra rằng biến động lãi suất điều hành của FED tuân thủ theo một
nguyên tắc nhất định trong mối tương quan với lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Từ
quan sát trên, Taylor đã mở rộng nghiên cứu và khái quát hóa thành một nguyên tắc
điều hành lãi suất của NHTW gọi là “nguyên tắc Taylor” (the Taylor Rule - TR).
Theo TR, lãi suất điều hành cần điều chỉnh phù hợp với thay đổi của chênh
lệch sản lượng (output gap - chênh lệch giữa GDP tiềm năng và GDP thực tế trong
một thời kỳ) và chênh lệch lạm phát (chênh lệch giữa mức lạm phát thực tế và mức


9

lạm phát mục tiêu) trong nền kinh tế. TR được biểu hiện bằng hàm phản ứng chính
sách (reaction function) sau:
it =  t + rt* + a (  t -  t* ) + a y ( yt - yt* )

Trong đó:
it là lãi suất điều hành của NHTW theo TR;

 t là tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số GDP deflator (Chỉ số giảm phát GDP, phản ánh

mức độ thay đổi của giá cả dựa trên việc so sánh giữa GDP tính theo giá cả hiện
hành và GDP tính theo giá cả của năm được so sánh);
 t* là tỷ lệ lạm phát mục tiêu;
rt* lãi suất thực cân bằng giả định;

a và a y là các tham số phản ứng chính sách (reaction parameters) hay trọng số đối


với tăng trưởng và lạm phát;
yt tăng trưởng GDP;
yt* tăng trưởng GDP tiềm năng.

Theo Nguyễn Đức Phong, Lê Quang Long trong Tạp chí Ngân hàng số 23
(2012), nguyên tắc Taylor trong điều hành kinh tế tiền tệ, đề cập tới từ nghiên cứu
lý thuyết và thực tiễn có thể thấy TR là một nguyên tắc tương đối đơn giản để đánh
giá CSTT thơng qua các phản ứng chính sách có hệ thống đối với các thơng tin về
thực trạng kinh tế trong tương lai. Nó nhấn mạnh CSTT cần được xem xét, điều
chỉnh thường xuyên liên tục. Tại các nước, TR được áp dụng ở mức độ khác nhau
với vai trị bổ trợ cho các mơ hình đánh giá CSTT tổng quan, nhất là tại các nước
mới nổi với đặc trưng CSTT đặt mục tiêu tỷ giá. Về mặt học thuật, TR đã và đang
được sử dụng tương đối hiệu quả trong việc kiểm nghiệm việc điều hành CSTT tại
nhiều quốc gia phát triển, theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Từ thực tiễn điều hành
tại các NHTW cũng như quan điểm của các nhà nghiên cứu, có thể thấy TR là một
cơng cụ tốt để phân tích CSTT, có khả năng đóng góp tích cực vào việc nâng cao
tính minh bạch, khả năng giải trình của NHTW.


10

2.2.4 Lý thuyết mệnh giá tiền tệ (denomination currency)
Trong khi tỷ giá hối đoái đơn giản là giá của một đồng tiền (currency) so với
đồng tiền khác. Nếu chi phí 100 n mua được 1 đơla, thì tỷ lệ trao đổi yên-đôla là
100. Ngược lại, tỷ lệ trao đổi đôla-yên là 0,01. Nếu tỷ lệ trao đổi n-đơla sau đó
giảm xuống cịn 90, điều này có nghĩa là đơla đã giảm giá (và yên lên giá), vì bây
giờ cần phải có nhiều đơla hơn để mua một n (và ít yên hơn để mua mộ
Khi tỷ giá hối đoái của một quốc gia giảm giá, người nước ngoài sẽ thấy rẻ hơn khi
mua đồng tiền của nước đó, và có thể dẫn đến việc họ cũng có thể mua được nhiều
hơn hàng hố của nước này.Vì lý do này mà một tỷ giá giảm giá (ở đây có thể hiểu

là đồng tiền nước này giảm giá) thường được xem như mang lại thuận lợi cho xuất
khẩu của một quốc gia. Tuy nhiên, khơng có gì là miễn phí. Tỷ giá giảm giá (đồng
tiền nước này mất giá) cũng có nghĩa là các đồng tiền nước ngoài (và do vậy mà
hàng hố nước ngồi) trở nên đắt đỏ hơn đối với công dân nước này, tiếp theo làm
giảm sức mua tổng quát của họ.
2.3 Kênh truyền dẫn và môi trƣờng truyền dẫn tỷ giá hối đoái.
2.3.1 Các kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái.
Theo Bạch Thị Phương Thảo (2011) tỷ giá hối đoái là một kênh truyền dẫn
các sự kiện, áp lực từ nước ngoài vào giá cả trong nước. Sự truyền tải áp lực nước
ngồi vào lạm phát thơng qua kênh tỷ giá hối đoái được chia thành hai kênh: kênh
thứ nhất là thay đổi tỷ giá hối đoái truyền dẫn vào giá nhập khẩu và kênh thứ hai là
thay đổi tỷ giá hối đoái truyền dẫn vào lạm phát.
Theo Darvas (2001) cho rằng tỷ giá hối đối có tầm quan trọng đặc biệt với
nhiều nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang hội nhập như Việt Nam. Tỷ giá ảnh
hưởng đến giá cả tương đối giữa hàng hóa trong nước và nước ngồi, vì vậy nó tác
động đến nhu cầu của các loại hàng hóa. Kết quả là, cả sản xuất tổng hợp và mức
giá của một nền kinh tế mở phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Mức độ giá cả thay đổi để
phản ứng lại với những biến động tỷ giá bao gồm tác động của những thay đổi tỷ
giá hối đoái đến một trong những (1) giá nhập khẩu và giá xuất khẩu, (2) giá tiêu
dùng, (3) đầu tư, và (4) khối lượng giao dịch thương mại (trade volumes).


11

Từ những năm 1970, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu tác động của những
biến động tỷ giá hối đối đến giá cả trong nước vì nó có ý nghĩa quan trọng trong
việc truyền dẫn những cú sốc tiền tệ quốc tế, quyết định tối ưu của chính sách tiền
tệ trong nước và giải pháp cho sự mất cân đối của thương mại toàn cầu. Biến động
tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các chỉ số giá trong nước thông qua kênh trực tiếp
hoặc gián tiếp. Kênh truyền dẫn trực tiếp (theo Hyder và Shah (2004), diễn ra khi

biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá trong nước thông qua thay đổi của giá hàng hoá
nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng hoặc hàng hoá nhập khẩu sử dụng làm đầu vào cho
sản xuất trong nước. Khi đó, một sự phá giá đồng nội tệ sẽ làm giá nhập khẩu tăng,
ngược lại một sự nâng giá nội tệ sẽ làm giá nhập khẩu giảm. Trong trường hợp phá
giá, chi phí nhập khẩu nguyên liệu cao hơn sẽ làm tăng chi phí biên và dẫn tới chi
phí sản xuất hàng nội địa tăng. Mặt khác, các công ty nhập khẩu hàng hố tiêu dùng
cuối cùng có thể tăng giá bán để phản ứng lại việc tăng chi phí hàng nhập khẩu.
Như vậy, kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái đầu tiên là các thay đổi của tỷ giá hối
đoái làm tăng giá nhập khẩu ảnh hưởng đến mức giá sản xuất, và cuối cùng ảnh
hưởng đến mức giá tiêu dùng.
Kênh thứ hai là những thay đổi trong tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá nhập
khẩu hàng hoá cuối cùng và do đó tác động vào giá tiêu dùng trong nước. Trong
kênh truyền dẫn gián tiếp này, khi phá giá đồng tiền, hàng hóa nhập khẩu trở nên
đắt hơn nên người dân trong nước có xu hướng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm sản
xuất trong nước. Đối với thị trường nước ngồi, cầu về hàng hóa của nước có đồng
tiền phá giá có xu hướng tăng lên.Cả hai yếu tố này đều tạo áp lực tăng giá hàng nội
địa.
2.3.2 Môi trường truyền dẫn.
Thông qua các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau đã cho thấy truyền dẫn tỷ
giá hối đoái vào các chỉ số giá phụ thuộc bởi các yếu tố vĩ mô và một số yếu tố của
môi trường truyền dẫn cụ thể như sau:
2.3.2.1 Môi trường truyền dẫn phụ thuộc vào chính sách áp dụng lạm phát.
Nó cho thấy rằng khi NHTW áp dụng lạm phát mục tiêu, nó sẽ ít phản ứng với


12

các biến động của tỷ giá, từ đó cho phép tăng biến động tỷ giá. Kết quả này đặc biệt
liên quan đến lý thuyết mệnh giá tiền tệ (denomination currency) của thương mại
quốc tế, nó dự báo rằng sự gia tăng trong tỷ giá làm giảm số công ty định giá bằng

ngoại tệ. Cuối cùng, bằng cách sử dụng một định nghĩa chính thức cho tác động
truyền tải, bài nghiên cứu chỉ ra rằng điều sau là phụ thuộc trực tiếp vào số cơng ty
này. Do đó, có thể kết luận rằng việc áp dụng lạm phát mục tiêu làm giảm tác động
truyền tải.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái là thấp đối
với các quốc gia có mơi trường lạm phát thấp. Ngược lại ở các quốc gia có mơi
trường lạm phát cao thì mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái sẽ lớn hơn; tiêu biểu là
nghiên cứu của Taylor (2000) đối với các nước phát triển, Michele Ca’ Zorzi (2007)
đối với các nước đang phát triển và Anderson (2005) đối với các nền kinh tế nhỏ và
có độ mở cao. Lí do để giải thích cho kết luận trên có thể được lập luận rằng tại các
nước có mơi trường lạm phát cao, tỷ giá hối đối danh nghĩa được các NHTW cơng
bố chỉ mang tính chất tạm thời và dễ biến động, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh
nhiều lần khiến các cơng ty có nhiều lí do để tăng giá bán sản phẩm; hơn thế trong
một môi trường lạm phát cao giá cả mọi mặt hàng đều tăng cao nên người tiêu dùng
cũng dễ chấp nhận việc tăng giá hơn là trong một môi trường lạm phát thấp.
2.3.2.2 Môi trường truyền dẫn phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm và cam kết của
chính phủ.
Trong nghiên cứu thực nghiệm quan sát ở một số nước, Gagnon và Irhig (2004)
là những người đầu tiên cho thấy rằng: tác động truyền tải suy giảm có thể là do sự
cam kết và tín nhiệm của các NHTW tốt hơn trong việc duy trì mức lạm phát thấp và
ổ định. Mặc dù, họ không cho thấy mối quan hệ rõ ràng nào giữa các cam kết và độ
tín nhiệm của NHTW này với lạm phát mục tiêu, những đặc điểm này rõ ràng là nền
tảng để thực hiện cơ chế LPMT. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã ước
tính hiệu ứng truyền dẫn cho 20 nước (7 trong số đó đã thơng qua LPMT) với hai
mẫu nhỏ: một với lạm phát cao và một với lạm phát thấp. Điều đáng nói đến là ngày
giới hạn ngăn cách cả hai mẫu con không trùng với ngày áp dụng lạm phát mục tiêu


13


(trong trường hợp của các nước đó áp dụng cùng cơ chế). Các nghiên cứu của
Gagnon và Irhig (2004), được rút ra từ một mơ hình phương trình tuyến tính đơn,
cho thấy tác động truyền tải giảm ở hầu hết các quốc gia. Hơn nữa, mặc dù lạm phát
mục tiêu trung bình của các quốc gia lớn hơn so với tác động truyền tải trong mẫu
các quốc gia lạm phát cao nhưng kết quả ngược lại trong kịch bản lạm phát thấp.
Cuối cùng, bằng các phương tiện các biến công cụ, nhóm tác giả ước tính theo qui
tắc Taylor cho tất cả các nước xem xét và ghi nhận tác động truyền tải giảm được
liên kết với một phản ứng mạnh mẽ hơn của các NHTW đối với áp lực lạm phát.
2.3.2.3 Mơi trường truyền dẫn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ.
Không giống như Gagnon và Irhig (2004), nhưng tương tự như các bài nghiên
cứu sử dụng khuôn khổ VAR của Miller (2003), Mishkin và Schmidt-Hebbel (2007),
Winkelried (2003), phương pháp được đề xuất có lợi thế là có thể dự đoán và đánh
giá xu hướng của tác động truyền tải sau cú sốc tỷ giá. Cũng như Winkelried (2003),
bài nghiên cứu này đã chọn mơ hình STAR phi tuyến qua đặc điểm tuyến tính với
một đặc trưng kỹ thuật, trên cơ sở tác động truyền tải được công nhận là một hiện
tượng phụ thuộc vào chính phủ. Tuy nhiên, bài viết này mở rộng theo nghiên cứu
của Winkelried (2003) bằng cách mơ hình hóa tính phụ thuộc của tác động truyền tải
khi có biến bổ sung, trong trường hợp này là biến chính sách tiền tệ. Và nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy tốc độ truyền tải bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ của
NHTW tại quốc gia nguyên cứu và từng thời kỳ áp dụng lạm phát mục tiêu.
2.4 Truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lạm phát mục tiêu.
Theo Sherwin (2000), về kinh nghiệm với lạm phát mục tiêu đã được 10 năm
và trải qua với các quốc gia và các tình huống khác nhau. Nó đã chứng tỏ rằng lạm
phát mục tiêu là một khuôn khổ hiệu quả của chính sách tiền tệ và khn khổ này
đặc biệt thích hợp với những nền kinh tế nhỏ, mở cửa có tỷ giá hối đối linh hoạt.
Những đặc tính cốt lõi của lạm phát mục tiêu liên quan đến việc công bố ra công
chúng về mục tiêu của lạm phát, thừa nhận lạm phát thấp và ổn định là mục tiêu dài
hạn quan trọng của chính sách tiền tệ, tính minh bạch về mục tiêu của chính sách và
tính hợp lý cho những quyết định chính sách tiền tệ và trách nhiệm giải trình cho



14

việc đạt được mục tiêu của chính sách. Động cơ áp dụng lạm phát mục tiêu của các
quốc gia được tổng kết qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Động cơ áp dụng lạm phát mục tiêu.
Nhằm ứng
Các nƣớc IT

phó với hoạt

Sự bất ổn của

Gia nhập

động kinh tế

tỷ giá hối đoái

EMU

nghèo nàn
Brazil
Chile

Neo các kỳ
vọng lạm
phát

x


x

x

Cộng hòa Séc

x
x

x

Israel

x

Ba Lan

x

Nam Phi

x

Australia

x
x

x


x

Canada

x

Phần Lan
New Zealand

x

x

x

x

Tây Ban Nha

x

Thụy Điển

x

x

Vương Quốc
Anh


x

(Nguồn: Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam, 2012).
2.5 Tổng quan các khung lý thuyết trƣớc đây.
2.5.1 Truyễn dẫn tỷ giá hối đoái với mơ hình tuyến tính.
2.5.1.1 Các nghiên cứu sử dụng mơ hình VAR.
*Một số nghiên cứu trên thế giới sử dụng mơ hình VAR.
Autoregressions vector (VAR), như giới thiệu của Sims (1980), được coi là
tiêu chuẩn trong mơ hình kinh tế trong việc đo lường và phân tích các chính sách
tiền tệ. Nó đã được lập luận rằng lớp các mơ hình cung cấp một kết hợp nhất định


15

giữa một " hướng dữ liệu " và một cách tiếp cận mạch lạc dựa trên lý thuyết kinh tế.
Các phương pháp VAR đã được phát triển hơn nữa trong các nghiên cứu khác như
Gerlach và SMETS (1995); Leeper, Sims, và Zha (1998); và Christiano,
Eichenbaum, và Evans (1999). Tương tự như vậy, đã có nghiên cứu sâu rộng thực
hiện ở châu Âu để nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của truyền dẫn tiền tệ ở các
nước khu vực đồng euro (xem Angeloni, Kashyap, và Mojon, 2003). Các nghiên
cứu về truyền dẫn tiền tệ trong khu vực đồng Euro, hoặc tập trung phân tích vào khu
vực đồng euro (Peersman và Smets, 2001) hoặc nghiên cứu quốc gia cụ thể chi tiết
(Mojon và Peersman, 2001).
Ito và Sato (2006) nghiên cứu sự chuyển dịch tỷ giá hối đối ở các nước Đơng
Á sau khủng hoảng bằng việc sử dụng mơ hình VAR 5 biến và mơ hình VAR có 7
biến bao gồm tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá
sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng và các biến kinh tế vĩ mô (chính sách tiền tệ, cú sốc
cung (giá dầu) và cú sốc cầu (chênh lệch sản lượng)). Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ
chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá sản xuất là khá cao trong nền kinh tế khủng hoảng.

Các nghiên cứu đối với các nước phát triển, McCarthy, J. (2000) là người tiên
phong trong việc sử dụng mô hình VAR để thực hiện nghiên cứu về truyền dẫn tỷ
giá hối đối. Mơ hình VAR đệ qui (recursive VAR) được sử dụng để nghiên cứu
mức tác động của tỷ giá hối đoái và chỉ số giá nhập khẩu đến chỉ số giá sản xuất và
chỉ số giá tiêu dùng tại một số nền kinh tế phát triển giai đoạn 1976 – 1998. Kết quả
nghiên cứu cho thấy:
1) Việc nâng giá đồng nội tệ sẽ làm giảm giá cả nhập khẩu và điều này kéo dài
với thời gian ít nhất là 1 năm ở hầu hết các nước khảo sát.
2) Phản ứng của chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng đối với chỉ số giá
nhập khẩu là dương và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các nước được khảo sát.
Hahn (2003) nghiên cứu về tác động của các cú sốc bên ngoài (cú sốc giá dầu,
cú sốc tỷ giá và cú sốc chỉ số giá nhập khẩu ngoại trừ giá dầu) đến chuỗi các chỉ số
giá (chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng) của khu vực
sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng mô


16

hình VAR đệ qui như McCarthy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự truyền dẫn lớn
nhất và nhanh nhất là do cú sốc của chỉ số giá nhập khẩu ngoại trừ giá dầu (non-oil
import price shock), tiếp đó là cú sốc tỷ giá và cú sốc giá dầu. Mức độ ảnh hưởng
của các cú sốc này sẽ giảm dần theo chuỗi chỉ số giá, tức là mức truyền dẫn đến chỉ
số giá nhập khẩu là lớn nhất, tiếp đến là chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng.
Các nghiên cứu đối với các nước đang phát triển Daniel Leigh và Marco Rossi
thuộc IMF năm 2002 đã sử dụng mơ hình VAR để nghiên cứu sự truyền dẫn của tỷ
giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nghiên cứu tác giả đã sử
dụng dữ liệu thống kê hàng tháng từ tháng 1 năm 1994 đến tháng 4 năm 2002 để
thực hiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của cú sốc tỷ giá hối
đoái đến các chỉ số giá tại Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài trên 1 năm và có mức tác động mạnh
nhất sau 4 tháng, sự truyền dẫn tỷ giá hối đối đến giá bán sỉ có mức độ mạnh hơn

giá cả tiêu dùng và sự truyền dẫn tỷ giá hối đối là hồn tồn trong một thời gian
ngắn và với mức độ lớn hơn so với các ước lượng được thực hiện tại các nước đang
phát triển khác trong nghiên cứu.
Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn và Marcelo Sánchez (2007) sử dụng mơ hình
VAR để nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đối với 12 nước đang phát triển
thuộc châu Á, Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đối
với các nước đang phát triển có lạm phát chỉ ở mức một con số thì mức truyền dẫn
đến chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng là thấp. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy một mối quan hệ cùng chiều rõ rệt giữa độ lớn của sự truyền dẫn tỷ giá hối
đoái và lạm phát, điều này phù hợp với nghiên cứu của Taylor (2000). Trong khi
mối tương quan cùng chiều giữa độ mở của một quốc gia và độ lớn của sự truyền
dẫn tỷ giá hối đoái chỉ được hỗ trợ ở mức yếu.
Ito và Sato (2007) dùng mơ hình VAR để nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối
đoái với các nước thuộc khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng
hoảng tiền tệ năm 1997 – 1998 gồm: Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippine và
Malaysia. Dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 1994 đến tháng 12 năm 2006. Kết quả
của nghiên cứu cho thấy: độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá


×