Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Thơ lê đình cánh từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.47 KB, 36 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Lê Đình Cánh (1986), Đất lành, Nxb Thanh Niên
3. Lê Đình Cánh (1990), Người đôn hậu, Nxb Hà Nội
4. Lê Đình Cánh (2001), Trời dịu, Nxb Quân đội nhân dân
5. Lê Đình Cánh (2015), Sông Cầu Chầy, Nxb Hội nhà văn
6. Lê Đình Cánh (2016), Miền chầu văn, Nxb Hội nhà văn
7. Phạm Vĩnh Cư (1997), Từ điển biểu tượng Văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng
8. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
9. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội
10. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn
học,Hà Nội
11. Hà Minh Đức (1984), Thơ ca chống Mỹ cứu nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội
12. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
13. Hà Minh Đức (1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
14. Nhiều tác giả (1992), Thơ Việt Nam 1945 – 1985, Nxb Giáo dục, Hà Nội
15.Nhiều tác giả (2004), Những vấn đề tác giả và ngôn ngữ, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội


16. Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật
ngữvăn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
18. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học – Vấn đề
và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, TP.HCM
19. Lê Huy Hoàng (2008), Thơ – những gương mặt, Nxb Hội nhà văn
20. Bùi Công Hùng (1985), Những đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam hiện
đại, Văn học, số 2, tr.21-29
21. Mai Hương (1978), Thơ và sự phản ánh người phụ nữ mới Việt Nam


trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Văn học, số 1, tr.10-20
22. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội
23. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
24. Mã Giang Lân (1995), Thơ Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội
25. Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại – Lịch sử và lý luận,Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội
26. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới,Nxb
Giáo dục, Hà Nội
27. Lê Tuấn Lộc (2016), Tài hoa Lê Đình Cánh, Tạp chí Văn nghệ, số tết
Bính Thân, tr.5-6-7


28. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc
Hoàn, Thành Thế Thái Bình (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội
29. Nguyễn Xuân Nam (1984), Thơ tìm hiểu và thưởng thức, Nxb Tác phẩm
mới, Hà Nội
30. Nguyễn Xuân Nam (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Viện Văn học
31. Đặng Thị Bích Ngân (2007), Từ điển thuật ngữ mỹ học phổ thông, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
32. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam – Hình thức
vàthể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
33. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
34. Vũ Quần Phương (1979), Nhà thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội
35. Lê Xuân Quýt (2000), Cảm nhận về phê bình văn học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội
36. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà

Nội
37. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội
38. Nguyễn Trọng Tạo (1988), Văn chương cảm nhận và luận, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội


39. Nguyễn Bá Thành (2011), Tư duy thơ hiện đại Việt Nam,Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội
40. Nguyễn Bá Thành, Bùi Việt Thắng (1990), Văn học Việt Nam 1965 –
1975, Nxb ĐH &THCN, Hà Nội
41. Nguyễn Bá Thành (2015) Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Đại
học Quốc Gia Hà Nội
42. Lưu Khánh Thơ (2008), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb KHXH Hà Nội
43. Lưu Khánh Thơ (2006), Thơ Mới – Tác giả tác phẩm, Nxb Đại học Sư
phạm
44. Bích Thu (1978), Vẻ đẹp người phụ nữ trong thơ ca cách mạng miền
Nam, Văn học, số 1, tr.20-30
45. Hoàng Trịnh (1974), Văn học, ngọn nguồn sáng tạo, Nxb Văn học
46. Lê Dục Tú (1992), Về một số đặc điểm thơ hiện nay, Văn học, số 3, tr.2528
47. M. Rudentan, P.Ludim (1972), Từ điển Triết học, Nxb Sự thật
Tài liệu tham khảo mạng:
48. Hoàng Thi Anh, Tình trong ký ức tập thơ “Sông Cầu Chầy”

/>Ngày cập nhật: 20/05/2015


49. Bulukhin Nguyễn, May mà…,
/>Ngày cập nhật: 24/08/2014

50. Kim Chuông, Lê Đình Cánh và dòng sông lục bát

/>Ngày cập nhật: 19/05/2015
51. Lê Tuấn Lộc, Tài hoa Lê Đình Cánh,
/>Ngày cập nhât: 19/05/2016
52. Anh Ngọc, Nhà thơ Anh Ngọc giới thiệu bài thơ “Vào khu tập thể gặp ai
cũng chào” của nhà thơ Lê Đình Cánh

/>53. Ngọc Trân, Văn chương chính là đời sống, không phải là ngôn
từ,
/>Ngày cập nhật: 09/06/2016


54. Nguyễn Hữu Quý, Lê Đình Cánh cái duyên lục bát vẫn còn

/>Ngày cập nhât: 21/07/2015
55. Đặng Thị Ngọc Vân, Người đam mê sáng tạo thơ lục
bát
/>Ngày cập nhật: 28/10/2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------ĐOÀN THỊ NHƢ HUYỀN

THƠ LÊ ĐÌNH CÁNH TỪ GÓC NHÌN


TƢ DUY NGHỆ THUẬT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành

Hà Nội – 2016

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1.

Lí do chọn đề tài

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.

Phương pháp nghiên cứu

5.

Đóng góp của luận văn 16

6.


Cấu trúc luận văn

PHẦN NỘI DUNG

17

9

16

11

15

14


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ
THƠ LÊ ĐÌNH CÁNH
17
1.1 Tư duy nghệ thuật
1.2 Tư duy thơ

17

19

1.3.1

Tiểu sử và quá trình sáng tác


1.3.2

Quan niệm thơ 24

22

CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ LÊ ĐÌNH CÁNH 26
2.1 Cảm hứng chủ đạo

26

2.1.1 Cảm hứng về quê hương, đất nước 27
2.2.2 Cảm hứng nhân văn Error! Bookmark not defined.
2.2 Nhân vật trữ tình trong thơ Lê Đình Cánh Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Cái tôi trữ tình

Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Các nhân vật trữ tình khác trong thơ Lê Đình Cánh
2.2.2.1 Người phụ nữ

Error! Bookmark not defined.

2.2.2.2 Người lính

Error! Bookmark not defined.

Error! Bookmark not defined.


2.2.2.3 Nhân vật trữ tình là nhân vật trong tác phẩm văn học
defined.

Error! Bookmark not

CHƯƠNG 3: THỂ THƠ, BIỂU TƯỢNG VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ LÊ ĐÌNH CÁNH Error! Bookmark
not defined.
3.1 Thể thơ Error! Bookmark not defined.
3.2 Biểu tượng

Error! Bookmark not defined.

3.3 Ngôn ngữ Error! Bookmark not defined.
PHẦN KẾT LUẬN

Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

31


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tư duy nghệ thuật là một trong những đề tài mang lại góc nhìn toàn diện đối
với các hiện tượng thơ ca. Đem đến những khám phá mới lạ khi tiếp cận tác phẩm,
và khẳng định phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả.Tư duy nghệ thuật là một
hoạt động nhận thức của người nghệ sĩ và là quá trình tìm tòi để nhận thức hiện
thực, khái quát hiện thực theo cách chủ quan của mỗi người. Đặc trưng của tư duy
là phản ánh các mối quan hệ của con người với con người và quan hệ giữa các sự

vật, hiện tượng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ bằng ngôn
ngữ.
Nếu như trong lĩnh vực âm nhạc, người nghệ sĩ quan tâm đến sự thể hiện của
âm thanh, hướng tới cảm nhận về thính giác của người nghe. Trong hội họa, người
họa sĩ chú trọng đến từng đường nét, màu sắc tác động đến thị giác của người xem.
Thì trong văn học, người nghệ sĩ chú trọng đến ngôn ngữ, đó là một dạng kí hiệu
mang tính thẩm mĩ, có sức gợi, sức tả tác động lên cả thị giác và thính giác của con
người. Sự vận động của ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư
duy. Thông qua ngôn ngữ mà có thể biểu hiện được nhiều trạng thái cảm xúc, tâm
trạng, suy nghĩ của nhân vật trữ tình.
Thơ là dòng cảm xúc của chính tác giả, những trang thơ được cảm nhận bằng
những cảm xúc rất thật, rất đời thường. Đó có thể là những câu chuyện được thi
hóa bằng chính cảm xúc của nhân vật, hoặc đó cũng chính là cuộc sống của nhân
vật. Bàn về thơ, Nguyễn Bá Thành cũng đã quan niệm: “Nếu coi thơ là một thứ vũ
khí, tư duy thơ phải thật sắc bén, ngôn ngữ thơ phải sắc nhọn, nghĩa là tư duy thơ
sẽ phải hướng về những hình ảnh bạo lực, tư tưởng phê phán, tư tưởng đấu tranh sẽ
là những tư tưởng chi phối tư duy thơ. Nếu coi thơ là món ăn tinh thần, thơ phải


ngọt ngào, phải nhuần nhị. Dĩ nhiên thơ có thể đắng cay, chua chát, nhưng nó vẫn
là những thứ ăn được”. [39, tr.37] Nói đến thơ là nói đến những cảm nhận thông
qua lớp ngôn từ và sự thi vị hóa từ cảm xúc của nhà thơ đưa đến cho bạn đọc.
Không phải ai cũng thích thơ, nhưng những người có thể cảm nhận được cái hay,
cái đẹp trong thơ đều là những người có vốn sống phong phú và nhiều trải nghiệm
trong cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà thơ trở thành vũ khí chiến đấu trong
thời chiến, và trở thành món ăn tinh thời khi hòa bình lập lại.Thơ đem đến cho
người đọc những cảm nhận được ẩn sâu dưới lớp ngôn từ, được truyền tải bằng
những phương tiện nghệ thuật đặc sắc mà chỉ có thơ mới biểu đạt được. Nghiên
cứu thơ từ góc độ tư duy nghệ thuật chúng ta có thể khai thác một cách hệ thống và
toàn diện hơn, khám phá thế giới nghệ thuật của nhà thơ từ nhiều góc nhìn khác

nhau.Qua đó khẳng định cái riêng, cái đặc trưng trong thơ của mỗi tác giả.
Lê Đình Cánh là nhà thơ bước ra từ cuộc chiến tranh, trong thơ ông chất chứa
tình cảm của đồng đội, đồng bào, của những hình ảnh về đất nước, làng xóm,…
Gần gũi mà giản dị, thơ ông đem đến cho người đọc những đón nhận chậm rãi,
không sục sạo, không phô trương, mà chỉ là những cảm nhận có từ cuộc sống nơi
thôn quê đến thành thị, từ chiến tranh ra đến thời bình. Với lối viết chuyên về thể
loại thơ truyền thống của dân tộc, thơ lục bát của Lê Đình Cánh đã trở thành một
điểm nhấn trong quá trình sáng tác của ông.
Lê Đình Cánh từng đoạt giải: Khuyến khích, giải Nhì và giải Ba trong cuộc
thi thơ Tuần báo Văn nghệ năm 1972, 1976 và 1990.
Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về những sáng tác của Lê Đình
Cánh để đưa ra những đánh giá khách quan nhất của một nhà thơ gắn cuộc đời
mình với thể thơ truyền thống của dân tộc. Mà đó mới chỉ là những bài cảm nhận,
bình về những bài thơ hay của ông ở các tập thơ khác nhau. Bởi những lý do trên


mà đề tài muốn đi sâu tìm hiểu về thơ Lê Đình Cánh để thấy được những đóng góp
của ông cho nền thơ truyền thống nói riêng và thơ ca nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về việc nghiên cứu tư duy nghệ thuật, Nguyễn Bá Thành đã đưa ra những
nhận định và khái quát về khái niệm tư duy nghệ thuật trong cuốn Tư duy thơ hiện
đại Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giả khẳng định: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi
phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách
quan theo nhận thức chủ quan” [39, tr.62]. Tư duy thơ chính là một phương thức
biểu hiện của tư duy nghệ thuật, mang những khả năng biểu hiện phong phú nhờ
khả năng biểu hiện của ngôn ngữ thơ đa dạng. Bên cạnh đó tác giả còn khẳng định
thêm: Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại. Về mặt
nội dung nhận thức, có thể coi tư duy thơ là biểu hiện cụ thể và sinh động của
những tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức dưới dạng phổ biến nhất của một cộng
đồng người. Tư duy thơ còn là sự khôi phục, sáng tạo nên các biểu tượng trực quan

để biểu hiện tư tưởng và cảm xúc, nhưng không phải do nhận thức cảm tính quyết
định.
Trong cuốn Toàn cảnh thơ Việt Nam của Nguyễn Bá Thành, tác giả cũng
khẳng định: “Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, là
bản tốc ký nội tâm của một chủ thể, nên tác phẩm thơ trước hết, là biểu hiện trực
tiếp của một cái tôi nội cảm. Cái tôi đang tư duy. Đối với thơ trữ tình, tư duy thơ
chính là hành động sáng tạo, sáng tác thơ” [41, tr.49] Thơ trữ tình chủ yếu là để
bộc lộ, biểu hiện tình cảm, tư tưởng cá nhân của người nghệ sĩ. Do đó việc tự nhận
thức và tự biểu hiện đó chính là bản chất sáng tạo của thơ ca. Bởi vậy mà, cái tôi
trữ tình chính là nhân vật trữ tình số một trong mọi bài thơ.


Những tài liệu nghiên cứu về thơ Lê Đình Cánh còn khá ít. Chủ yếu là các bài
viết được đăng trên báo, thông qua các cuộc phỏng vấn, những bài bình về một số
bài thơ tiêu biểu của ông. Trong bài viết “Lê Đình Cánh và dòng sông lục bát”
Kim Chuông đã đưa ra nhận xét: “Dường như, làm nên phần hơn ở một phía cái
nhìn, Lê Đình Cánh, nhà thơ đượm nồng tươi xanh, hóm và tinh tế này luôn ý thức
bám chặt, luôn đẩy tới cái cốt lõi nhất, cái gốc rễ nhất của thơ. Đấy là, phần hơn,
phần trội vượt khác, ở một tầng chìm sâu. Ở sự phát hiện. Sự khám phá. Sự thấm
loang của chân trời thơ trong ý nghĩa sâu xa, vang động. Không ồn ào, gân guốc,
dọc hành trình, Lê Đình Cánh, nhà thơ của yêu say, luôn đi giữa ba dòng Thiên –
Địa – Nhân mà ngắn nhìn, mà nhập hòa, mà con tim tự dào lên khúc hát. Có cảm
giác, trời phú cho ông sức rung, sức ôm trùm đa chiều giữa nội tâm và ngoại giới.
Những câu thơ mang vía hồn dân tộc, vía hồn đất đai, quê kiểng với bao cảm
thương da diết. Những bâng khuâng, thương nhớ quặng lòng. Ở nhiều phía quân
tâm, từ thế sự đến nhân tình thế thái.Đến những cảnh huống giữa việc và người.
Giữa người và cảnh, trong biến đổi, trong “ái - ố - hỷ - nộ”…” [50] Đọc thơ Lê
Đình Cánh, sự bình dị từ trong chính thể thơ đến những ý nghĩa mà tác giả mang
lại luôn làm người đọc cảm nhận được sự chân thành nhất. Thơ ông là những vần
thơ không da diết, không đặc sắc, mà đó là những vần thơ tự nhiên nhất và mộc

mạc nhất.
Mỗi nhà thơ, khi viết ra những tác phẩm của mình, luôn có một cách nghĩ,
một cách để sáng tạo ra những bài thơ. Đối với hầu hết nhà thơ, làm thơ là để trải
lòng mình với cuộc sống, là để trút hết những gì mình cảm nhận được qua ngôn từ.
Khi phỏng vấn nhà thơ Lê Đình Cánh trong bài viết “Văn chương chính là đời
sống, không phải ngôn từ” của Ngọc Trân, ông đã từng nói: “Người làm thơ phải
hết sức bình tĩnh. Khi viết cứ viết hết mình, đừng nên nghĩ ngay đến việc bài thơ sẽ


đăng ở báo nào và viết như thế này, liệu có báo nào chấp nhận không? Người viết
cũng không nên viết những gì ở ngoài mình, hãy cứ đúng mình mà viết.” [53]
Nguyễn Hữu Quý khi tổng hợp lại trong bài viết “Lê Đình Cánh cái duyên lục
bát vẫn còn” đã nhấn mạnh: “Thơ là người. Mỗi nhà thơ có một chất riêng dù ai
cũng đa cảm đa tình cả.Lê Đình Cánh vẫn giữ được cái chất đôn hậu, nhẹ nhàng,
phảng phất phong vị ca dao trong thơ lục bát. Chính điều đó đã làm nên cái duyên
lục bát của anh” [54] Thơ lục bát dường như trở thành cái duyên nợ đối với nhà thơ
xứ Thanh, những câu thơ mang đậm phong vị quê hương, dân tộc, cả nguồn sống
bỗng chốc như dậy lên bởi ca từ, nhịp thơ nhẹ nhàng mà thấm đẫm tình người, tình
đời.
Bởi vậy mà, thơ lục bát cứ vương vấn trong suốt hành trình sáng tác của Lê
Đình Cánh. Tuy nhiên, nhà thơ khi trả lời phỏng vấn trong bài viết “Tài hoa Lê
Đình Cánh” của Lê Tuấn Lộc: “Vốn dĩ, tôi không phải là nhà thơ, nhưng hoàn
cảnh tạo cho tôi làm thơ. Thơ lục bát cũng thế. Nhiều người khen tôi làm thơ lục
bát hay. Tôi nghĩ, tôi lười thì có. Bây giờ có cá thu truyền thống rồi, hãy đốt lửa
lên, riềng đấy, kho ngay… Cần gì cách tân rối rắm. Đấy là thơ lục bát món ăn
truyền thống, tại sao không nhớ mà làm. Đặc sản về thơ ca Việt Nam là thơ Lục
bát. Lục bát nhiều câu không dịch sang tiếng Anh được.” [51]Theo nhà thơ, lục bát
là thể thơ truyền thống của dân tộc, ông chỉ việc lấy nguyên liệu từ truyền thống và
sáng tạo thành một sản phẩm, một món ăn tinh thần mang màu sắc của riêng mình.
Từ suy nghĩ đến quan niệm về làm thơ của Lê Đình Cánh cứ đơn giản như chính

những câu lục bát của ông.
Nhà thơ Anh Ngọc giới thiệu về bài thơ “Mẹ ra Hà Nội” của Lê Đình Cánh:
“Nếu không có mấy cái địa danh như núi Nưa, Lam Sơn, Lũng Nhai và tên riêng
Bà Triệu để chỉ vùng quê Thanh Hóa, thì bà mẹ này có thể đại diện cho hầu hết


các bà mẹ nông thôn Việt Nam trong thời đại chúng ta, tức là thời đại đánh giặc và
dựng xây vào nửa sau thế kỷ hai mươi. Về mặt ý tứ, bài thơ chẳng bỏ sót một thứ
gì trong bảng thành tích của mẹ, đương nhiên là tất cả đều được diễn đạt bằng thơ,
giản dị nhưng không thiếu hình tượng.” [52]
Hoàng Thi Anh khi giới thiệu tập thơ Sông Cầu Chầy của tác giả Lê Đình
Cánh trong bài “Tình trong kí ức tập thơ Sông Cầu Chầy” trên trang báo điện tử
Thanh hóa online đã viết: “Lấy ký ức làm “tâm điểm”, tác giả quy chiếu mật mã
hồn mình bằng lối so sánh ẩn dụ qua những bài thơ trữ tình ra đời từ thực tiễn,
hoặc qua trí tưởng tượng, qua hồi ức và qua cả những giấc mơ mang nhiều hình
ảnh thơ mộng lẫn bẽ bàng, xót xa lẫn nuối tiếc, lộng lẫy lẫn giản dị, để người đọc
bị cuốn vào một “dòng sông ngôn ngữ” với muôn vàn suy tưởng, khát khao trên
con đường trở về nơi đầu đời tươi trẻ.” [48]
Tác giả Bulukhin Nguyễn đã viết trên trang blog của mình khi bình về bài thơ
May mà của Lê Đình Cánh: “Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt,
có lúc bụi bặm... Lục bát Nguyễn Duy tài hoa, hóm hỉnh, thì lục bát của Lê Đình
Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay.” [49]
Qua việc tìm hiểu các bài viết về các tác phẩm thơ của Lê Đình Cánh, chúng
tôi nhận thấy, hầu hết những bài viết đều khái quát về nội dung cũng như đặc sắc
nghệ thuật của thơ ông, nhất là thơ lục bát. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bài viết
nhỏ lẻ về thể loại, hay nội dung của một hoặc một số bài thơ tiêu biểu, mà chưa có
bài viết nào đưa ra những đánh giá, nhận xét có hệ thống về thơ Lê Đình Cánh. Vì
thế việc đi vào nghiên cứu thơ Lê Đình Cánh từ góc nhìn tư duy nghệ thuật sẽ đưa
ra những nhận xét cụ thể và những phân tích khái quát nhất để làm rõ thế giới nghệ
thuật và những biểu tượng đặc sắc cũng như nhân vật trữ tình trong thơ ông.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đề tài đi vào thế giới nghệ thuật thơ Lê Đình Cánh nhằm tìm hiểu về tư duy thơ
tác giả. Chỉ ra những đặc trưng trong tư duy nghệ thuật thơ Lê Đình Cánh thông
qua nội dung và các phương thức biểu hiện như: những biểu tượng đặc sắc, ngôn
ngữ, thể loại…
Để tìm hiểu về đề tài nghiên cứu thơ Lê Đình Cánh từ góc nhìn tư duy nghệ
thuật, luận văn tập trung vào các tập thơ đã được xuất bản:
- Đất lành, NXB Thanh niên, năm 1986
- Người đôn hậu, NXB Hà Nội, năm 1990
- Trời dịu, NXB Quân đội nhân dân, năm 2001
- Sông Cầu Chầy, NXB Hội nhà văn, năm 2015
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Với phương pháp này, chúng tôi đặt sáng
tác của Lê Đình Cánh trong một tiến trình lịch sử bên cạnh các nhà thơ khác
để thấy được những đặc trưng nghệ thuật của riêng ông.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Để nhằm đưa ra cái nhìn khái quát nhất
dưới hệ thống luận điểm được phân tích, đưa đến độc giả những nhận xét cụ
thể nhất.
- Phương pháp so sánh: Nhằm đối chiếu, đưa ra những đặc điểm trong thơ Lê
Đình Cánh so với những nhà văn cùng thời khác.
- Phương pháp thống kê: Thống kê những thể loại trong thơ Lê Đình Cánh.
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: Phương pháp này nhằm mục đích chỉ rõ
những đặc điểm quan trọng, những quy luật cấu trúc cả về nội dung và hình
thức nghệ thuật. Đưa ra cái nhìn tổng quan tư duy nghệ thuật thơ Lê Đình
Cánh.



5. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống và khá toàn diện tư duythơ của Lê
Đình Cánh. Tìm hiểu thơ Lê Đình Cánh dưới góc độ tư duy nghệthuật nhằm khám
phá những nét mới trong thế giới nghệ thuật thơ Lê Đình Cánh.Nghiên cứu tư duy
thơ qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữtình, qua hệ thống biểu tượng, ngôn
ngữ và giọng điệu, nhằm tìm ra những nétkhác biệt trong cách cảm, cách nghĩ,
những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật củathơLê Đình Cánh.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về tư duy thơ và quá trình sáng tác của nhà thơ Lê
Đình Cánh
Chương 2: Cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong thơ Lê Đình Cánh
Chương 3: Thể thơ, biểu tượng và ngôn ngữ trong thơ Lê Đình Cánh


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆTHUẬT VÀ
QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ LÊ ĐÌNH CÁNH
1.1Tƣ duy nghệ thuật
Thuật ngữ tư duy được trình bày trong cuốn “Từ điển Triết học” của
Rodanten M., Iudin P là: “hoạt động nhận thức lý tính của con người. Khí quan của
tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi của gần 16 tỉ tế bào thần
kinh.” [47, tr.676] Tư duy là toàn bộ những hoạt động tâm lý của con người, chỉ có
con người mới có, đó là đời sống trí tuệ của con người. Đặc trưng của tư duy là
phản ánh các mối quan hệ của con người đối với thế giới khách quan, quan hệ con
người với con người và quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Truy tìm các mối
quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó là toàn bộ chức năng nhận thức của tư duy.
Nói đến tư duy là nói đến những hoạt động bên trong bộ óc của con người ở trạng
thái sống động của nó. Tư duy được sản sinh từ sự sống và gắn liền với các hoạt
động của các tế bào não. Là một quá trình xử lí thông tin do các khí quan cảm giác

thu nhận được. Tuy nhiên tư duy sẽ không nảy sinh nếu như không có ngôn ngữ.
Vì vậy, ngôn ngữ được coi là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của
tư tưởng. Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản
ứng có tính chất bản năng trước hiện thực. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển
phong phú hơn và ngược lại ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu vào bản chất
sự vật. Tư duy là hoạt động nhận thức của con người. Hoạt động đó ở mỗi thời đại,
mỗi dân tộc có những đặc trưng riêng, tạo thành những phương pháp tư duy khác
nhau.
Có rất nhiều quan điểm về tư duy nghệ thuật, tuy nhiên chúng tôi thống nhất
với quan điểm của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học và ý kiến của tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn


Tư duy thơ hiện đại Việt Nam. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã nhận
định: Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt dộng trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo
và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh
thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định. Sự chuyên môn
hóa lối tư duy này tạo thành đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức của nó.
Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực tiếp”
cho nó. Ngôn ngữ đó là hệ thống các ký hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các
phương tiện tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là hệ thống năng động
gồm các quy tắc sử dụng ký hiệu để gìn giữ tổ chức và truyền đạt thông tin. Điểm
xuất phát của tư duy nghệ thuật vẫn là lý tính, là trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền
ngẫm và hệ thống hóa các kết quả nhận thức. Trên cơ sở của tư duy nghệ thuật
người ta tạo ra các tư tưởng và quan niệm nghệ thuật lựa chọn các phương tiện,
biện pháp nghệ thuật. Dạng tư duy này chỉ phát huy hiệu quả khi gắn với tài năng,
biết cảm một các nhạy bén về viễn cảnh lịch sử.
Trong cuốn Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nguyễn Bá Thành đã khẳng định:
“Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu hiện trực quan, là sự hình
tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan.” [39, tr.62] Tư duy nghệ

thuật khác với tư duy khoa học ở chỗ: tư tưởng tình cảm không chỉ là năng lượng
của tư duy mà còn là đối tượng của cảm xúc, nghĩa là “năng lượng” tình cảm còn
đọng lại trong hình tượng như là một yếu tố nội dung. Tư duy nghệ thuật trình bày
các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan như là cuộc sống bề ngoài, như là
cái ngẫu nhiên. Còn tư duy khoa học trình bày sự vận động có tính tất yếu của mội
sự vật và hiện tượng. Tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật đều phản ánh quá trình
nhận thức có tính kế thừa. Nhưng khác nhau ở chỗ, sản phẩm tư duy khoa học
mang tính tất yếu trong quá trình tiếp nối các tri thức khoa học, còn sản phẩm của
tư duy nghệ thuật thì tính tiếp nối đó không hề bắt buộc hoặc không có tính tất yếu.


Hoạt động nghệ thuật là một trong những hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng
hình tượng, tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động ấy nhằm khái quát hóa
hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Tư duy nghệ thuật bởi vậy lấy phương
tiện tư duy bằng các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được với cơ sở là
cảm xúc của người nghệ sĩ thông qua trí tưởng tượng phong phú và sự liên tưởng
tinh tế mà người nghệ sĩ sáng tạo nên những hình tượng, biểu tượng mới.
Tư duy nghệ thuật luôn thăng hoa cùng những tài năng biết cảm nhận một
cách nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, biết nắm bắt tinh thần thời đại, biết dự báo
tương lai. Tư duy nghệ thuật vì vậy gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi
tư tưởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện
cách nhìn, cách khái quát hiện thực của riêng nhà văn, nhà thơ thể hiện đặc trưng,
cá tính sáng tạo của mỗi tác giả, ở một góc độ nào đó thì tư duy nghệ thuật có sự
giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ.
Tư duy nghệ thuật chứa đựng nhiều yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình sáng
tạo. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh
quan của người sáng tạo. V.I.Lênin cho biết họ không hề coi nhiệm vụ của tư duy
là làm biến hóa tồn tại mà nhiệm vụ của nó chỉ là sắp xếp tồn tại về mặt ý thức.
Như vậy, tồn tại là nội dung của tư duy nhưng “hình thức” của nó thuộc về chủ thể
sáng tạo. Đối với tư duy khoa học thì “hình thức” ấy đã được khách quan hóa theo

nghệ thuật quy luật vận động của khái niệm và quan hệ logic giữa các khai niệm.
Đối với tư duy nghệ thuật “hình thức” ấy là sự biểu hiện trực tiếp của quan niệm về
vũ trị, nhân sinh và trình độ văn hóa của người sáng tạo.
1.2 Tƣ duy thơ
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật nằm trong phương thức biểu hiện trữ tình.
Nó được nuôi dưỡng trong cảm xúc của con người với nhân sinh quan, gắn với


những cảm xúc ở sâu trong tâm hồn con người, với phương thức biểu đạt thông
qua ngôn ngữ để giãi bày những cảm xúc đó, trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nhờ phương
tiện biểu đạt là ngôn ngữ đa dạng và phong phú: “Đặc điểm quan trọng nhất của tư
duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy.Cái
tôi trữ tình trong thơ được biển hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình
trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp.Thơ trữ tình coi trọng biểu hiện cái chủ thể đến
mức như là nhân vật số một trong mọi bài thơ [39, tr.64]. “Do sự chi phối của quan
niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có
những thay đổi nhất định.” [39, tr.65]
Tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự vận động của hình tượng thơ.Ngôn ngữ đối
với nhà thơ là phương tiện truyền đạt đến người đọc, người nghe, đồng thời nó còn
có ý nghĩa mục đích như một thứ công cụ trực tiếp của tư duy. “Khả năng tự do
của tư duy thơ thể hiện trong khả năng co dãn của dòng thơ, khả năng kéo dài của
lời thơ, ý thơ, câu thơ. Những cấu trúc thể loại truyền thống giữ một vai trò vô
cùng quan trọng trong hành trình vận động của hình tượng thơ. Thơ 4 chữ, 5 chữ, 7
chữ, thơ lục bát… là những thể thơ ổn định, lâu đời đã làm đa dạng hóa nhưng
đồng thời cũng đơn điệu hóa các kiểu tư duy thơ.” [39, tr.12]Muốn tìm hiểu thơ và
tư duy thơ của từng thời kì khác nhau, từng dân tộc, hay từng tác giả khác nhau,
chúng ta cần tìm hiểu những đặc trưng tư duy của mỗi thời kì, mỗi dân tộc. Về mặt
nội dung nhận thức, có thể coi tư duy thơ là biểu hiện cụ thể và sinh động của
những tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức dưới dạng phổ biến nhất của một cộng

đồng người. “Tư duy thơ là sự khôi phục là sáng tạo nên các biểu tượng trực quan
để biểu hiện tư tưởng và cảm xúc, nhưng không phải do nhận thức cảm tính quyết
định” [39, tr.70]


Tư duy nghệ thuật và tư duy thơ nói riêng gần với đời sống hiện thực hơn so
với tư duy khoa học vì tính chất trực quan của các biểu tượng. Nhưng bản thân các
biểu tượng trực quan thường mang tính chất trực giác, thậm chí đòi hỏi cao độ sự
nhạy bén của giác quan. Do tính chất lý tính của loại chất liệu ngôn ngữ, tư duy thơ
đòi hỏi các biểu tượng phải cụ thể, sinh động. Âm thanh và ý nghĩa của từ ngữ luôn
luôn phải gợi cảm, khắc phục tính chất ký hiệu của ngôn ngữ để tạo nên chất thơ
trực tiếp. Trong đó, âm điệu hay tính tạo hình trong ngôn ngữ thơ được nhấn mạnh
và đề cao, là để tăng thêm tính chất trực quan của hình tượng thơ. Nhạc điệu của
một dòng thơ, một bài thơ chính là sự hình tượng hóa âm thanh đời sống thực tại
vằng cách khuếch đại âm thanh của từ ngữ.
Tư duy thơ là sự kết hợp giữa hai hướng nhận thức là: hướng nội và hướng
ngoại. Nếu mục đích biểu hiện của thơ là tâm trạng cá nhân, là những cảm xúc về
thân phận của chính mình, thì đó được cho rằng hướng nhận thức của tư duy thơ là
hướng nội. Còn nếu mục đích biểu hiện của thơ là hiện thực cuộc sống, là bức
tranh chân thực về đời sống khách quan, thì đó được cho rằng hướng nhận thức của
tư duy thơ là hướng ngoại. Bất kể là hướng nội hay hướng ngoại, tư duy thơ vẫn sử
dụng những hình ảnh, những biểu tượng trực quan như những hình thức tư duy
nghệ thuật khác. Nguyễn Bá Thành đã viết: “Tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự
vận động của hình tượng thơ” [39, tr.83] Sự vận động của hình tượng thơ vốn đã
có sự tồn tại của đường dân liên tưởng. Nghĩa là tất cả đều được tác giả rút ra từ
kho tri thức của mình một cách ngẫu nhiên, hoàn toàn không phụ thuộc vào những
điều trước đó đã có sẵn.
Tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo ra các biểu tượng trực quan, vai trò
của nhận thức cảm tính là vô cùng quan trọng nhưng không phải quyết định.
Những quan niệm thơ, về nhân sinh, về thời đại sẽ làm cho nhà thơ chú ý nhiều

hơn đến loại biểu tượng này hay loại biểu tượng khác. Một quan niệm mới về nhân


sinh, về thế sự, về nghệ thuật ra đời sẽ làm thay đổi hướng tư duy thơ. Tất cả đều
có thể chi phối tư duy thơ. tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc, những nhu cầu bộc lộ
cảm xúc, tư tưởng, những quan niệm.
Những biểu tượng trực quan ấy đã trải qua một quá trình được gọt giũa, trau
chuốt, chọn lọc theo những yêu cầu của tư tưởng và nghệ thuật mà ta gọi đó là quá
trình điển hình hóa nghệ thuật. Quá trình điển hình hóa nghệ thuật trong thơ là quá
trình xây dựng hình tượng, làm sáng rõ tư tưởng của mình, trình bày quan niệm
sống của mình bằng những biểu tượng trực quan. Do đó những biểu tượng muôn
hình muôn vẻ đó bao giờ cũng có một điểm chung nào đó, tức là đều chứa đựng
một phần của cái chung, cái tư tưởng chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn thể hiện
và bộc lộ.
Như vậy muốn tìm hiểu được cái hay trong tư duy thơ là một quá trình khám
phá những miền đất mới, ở đó chúng ta có thể thỏa sức tượng tượng trên nền tảng
của một mảnh đất đã được khai phá.
1.3 Quá trình sáng tác của nhà thơ Lê Đình Cánh
1.3.1 Tiểu sử và quá trình sáng tác
Lê Đình Cánh sinh ngày 21 tháng 9 năm 1941 ở làng Phong Mỹ, tổng Thử
Cốc, phủ Thiệu Hóa, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc về xã Xuân Tân,
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông tốt nghiệp loại giỏi khoa Vật lý trường Đại
học Sư phạm 1 Hà Nội năm 1965, cũng là lúc chiến tranh lan tỏa ra cả miền Bắc.
Hưởng ứng phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, từ năm 1065 đếm năm 1969, ông
được Bộ Giáo dục cử sang Trung ương Đoàn. Rồi từ Trung ương Đoàn, ông trở
thành thanh niên xung phong thời chiến do Bộ tư lệnh tiền phương quản với nhiệm
vụ chính là: Dạy văn hóa phổ thông ở Tây Trường Sơn chủ yếu ở vùng Quảng
Bình, Quảng Trị. Trong những năm ở chiến trường, người lính, người thanh niên



thời đại ấy luôn mang trong mình tâm thế của cả một thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi
cứu nước”. Ngay cả Lê Đình Cánh cũng vậy, ông luôn tâm niệm: một là xanh cỏ,
hai là đỏ ngực. Thơ của Lê Đình Cánh được sáng tác chủ yếu sau năm 1985. Tuy
nhiên trong khoảng thời gian ở chiến trường, tâm hồn thơ đã trỗi dậy trong con
người Lê Đình Cánh. Ông đã viết vài chục bài thơ đầu đời trong sổ tay của mình
theo kiểu tự phát. Tuy nhiên những bài thơ ấy đều bị thiêu rụi bởi bom đạn. Nhưng
vẫn có một bài thơ trong cuốn sổ tay ấy được một người lính chép lại và chuyền
tay cho một người lính khác cùng đọc. Sau đó bản thảo của bài thơ “Giọng hò
Thanh Hóa” của Lê Đình Cánh đã đến được tay nhà thơ Mai Ngọc Thanh và lần
đầu tiên, nó được đăng trên Tạp chí Xứ Thanh vào giữa năm 1968.
Vì là người có khả năng sáng tác nên sau khi rời chiến trường, Lê Đình Cánh
trở thành biên tập viên văn học Nhà xuất bản Thanh niên từ năm 1969 đến năm
1973, biên tập viên chương trình Tiếng thơ của Phòng Văn học – Ban Văn nghệ
Đài Tiếng nói Việt Nam từ năm 1973.
Trong quá trình sáng tác của mình, Lê Đình Cánh giới thiệu những sáng tác
của mình đến với bạn đọc qua tập thơĐất lành năm 1986 do Nhà xuất bản Thanh
niên.Đến năm 1990 ông cho ra đời tập thơ Người đôn hậu, và năm 2001 là tập thơ
Trời dịu.Cả hai tập thơ đều là những dòng hồi ức về quá khứ, hoài niệm về chiến
tranh trong cuộc sống thời bình.Cũng là một trong những nhà thơ trưởng thành và
đi lên từ những cuộc kháng chiến.Thơ ông lưu lại những dấn ấn về hình ảnh của
những người lính, những người thanh niên trở về từ cuộc chiến. Là những con
người mang trong mình những vết thương của chiến tranh cả về thể xác lẫn tinh
thần, những người đồng đội ngã xuống để giành lại nền hòa bình cho đất nước,
những cuộc chia tay đầy nước mắt và máu. Sau đó, Lê Đình Cánh cho ra đời tập
thơ Sông Cầu Chầy, chủ yếu là những bài thơ viết về quê hương của ông, và được
sáng tác đa phần bằng thể thơ lục bát.


1.3.2 Quan niệm thơ
Đối với Lê Đình Cánh, thơ ca chính là đời sống. Là những gì gắn bó với nhà

thơ, được viết ra với đúng những gì bản thân cảm nhận được. Cuộc sống là những
chuỗi ngày chiến đấu, lao động, là người có chí, Lê Đình Cánh vẫn âm thầm tự
nuôi dưỡng kiến thức cũng như tâm hồn thơ của mình. Trong thời kì ở chiến
trường, ông đã viết vài chục bài thơ trong sổ tay của mình. Tuy nhiên cuốn sổ tay
đó đã bị bom đạn của chiến tranh thiêu rụi. Mất đi vật lưu giữ kỉ niệm, ông đã xót
xa: “Chúng có thể là thơ hoặc chưa hoàn toàn là thơ. Chúng có thể chưa đạt được
như mong muốn của tôi. Nhưng chúng là những kỷ niệm máu thịt một đi không trở
lại của tôi.” [53]Cuốn sổ tay là những gì được ghi chép lại một cách tự phát, cũng
như ông nói, đó có thể là thơ hoặc chưa thể là thơ, nhưng trong đó là những cảm
xúc thật nhất, những kỉ niệm thật nhất được ghi chép lại. Đối với Lê Đình Cánh thơ
là sự xuất phát từ chính con người mình, là những gì cuộc sống để lại dấu ấn trong
lòng người thi sĩ.
Lê Đình Cánh đã từng nói: “Người làm thơ phải là người hết sức bình tĩnh,
khi viết thì cứ viết hết mình, đừng nên nghĩ ngay đến việc bài thơ sẽ được đăng ở
báo nào và viết như thế này, liệu có báo nào chấp nhận mình không? Người viết
cũng không nên viết những gì ở ngoài mình, hãy cứ đúng mình mà viết.” [53] Câu
nói trên của ông cũng đã phần nào nói lên quan niệm làm thơ của mình. Không cần
suy nghĩ về bài thơ sẽ được đánh giá như thế nào. Có được đăng trên một tạp chí,
hay một tờ báo nào không. Mà người làm thơ hãy cứ viết, viết thật nhất với chính
mình. Những gì được viết bằng chính con người mình, những cảm xúc mình thấy
được, đó mới là những vần thơ đẹp nhất.
Trong quan niệm của Lê Đình Cánh, ông cho rằng: mình sinh ra không phải
để làm thi sĩ, những gì ông viết đều là những thứ cóp nhặt từ trong đời sống. Đi từ


thực tại để thấy cái nhìn chân thực nhất. Và đặc biệt với thể thơ lục bát được xem
là thể thơ hồn cốt, truyền thống của dân tộc. Với Lê Đình Cánh, ấy là thể thơ có
sẵn trong kho tàng thơ ca dân tộc, mình chỉ việc lấy những thứ có sẵn đó ra, thêm
một chút hương vị riêng của mình vào là có thể tạo nên một tác phẩm đậm chất dân
tộc mà lại có phong vị của chính mình.

Những quan niệm rất đỗi giản dị, và chân thành ấy đã làm nên một nhà thơ của tình
người, tình đời. Trong từng câu chữ luôn phảng phất những dư vị không quá ồn ào,
không quá phô trương, nó cứ bình dị, chân chất như những người nông dân “chân
lấm tay bùn”.

Tiểu kết
Thơ Lê Đình Cánh chủ yếu là những bài thơ lục bát mang âm hưởng của ca dao cứ
đi sâu vào lòng bạn đọc với những cảm xúc chân thật nhất. Sáng tác thơ theo quan
niệm riêng của mình, Lê Đình Cánh đã cho chúng ta thấy những nét mang cá tính
sáng tạo của chính tác giả so với các nhà thơ khác cùng thời. Để thấy được giá trị
của thơ lục bát, cùng với sự phát triển của thể thơ truyền thống nàytrong dòng chảy
của thơ ca Việt Nam. Những vần thơ lắng đọng được truyền tải bằng chính những
giá trị tình cảm của tác giả đến với bạn đọc. Tìm hiểu thơ Lê Đình Cánh qua tư duy
nghệ thuật sẽ cho chúng ta những nội dung ý nghĩa trong tư tưởng và hệ thống
những biểu tượng làm nên giá trị trong thơ ông.


×