Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BIỆN PHÁP tổ CHỨC GIAO lưu học SINH GIỎI đạt HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.96 KB, 24 trang )

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI ĐẠT HIỆU QUẢ

II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong các năm học trước đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam tổ
chức kỳ thi Học sinh giỏi cấp tiểu học với 2 môn Toán và Tiếng Việt nhằm thúc
đẩy, động viên tinh thần thi đua dạy tốt - học tốt của đội ngũ giáo viên và các
em học sinh. Từ năm học 2006 – 2007, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn
diện, tránh quá tải, tránh gây căng thẳng đối với học sinh về việc chỉ tập trung 2
môn Toán , Tiếng Việt. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học, Sở GD&ĐT
hướng dẫn các Phòng GD&ĐT tổ chức thi học sinh giỏi lớp 5 bằng hình thức
giao lưu nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu tổng hợp ở các môn học: Toán,
Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật, An toàn
giao thông, ....
Với hướng dẫn nhiệm vụ như trên, tôi nhận thấy rằng đây là yêu cầu mới
cần phải có nhận thức đầy đủ và phải có biện pháp tích cực để làm sao tổ chức
giao lưu đạt kết quả tốt nhất. Mặc dù việc tổ chức giao lưu không là yêu cầu bắt
buộc đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tuỳ theo từng địa
phương có thể tổ chức hay không. Nhưng với ngành giáo dục thành phố Tam
Kỳ thì không thể không tổ chức. Chính vì thế mà tôi luôn suy nghĩ phải tổ chức
phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong Giáo viên (GV), Học sinh (HS) của
thành phố (thời điểm này tôi là Phó Trưởng phòng GD&ĐT phụ trách chuyên
môn cấp tiểu học).
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông thì


2
mục tiêu giáo dục Tiểu học là: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ


sở.
Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 20092010 của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam nêu rõ: Các phòng GD&ĐT tổ chức
giao lưu học sinh giỏi lớp 5 nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu tổng hợp.
Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 20092010 của Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ đều thể hiện rõ trong mỗi năm học
Phòng GD&ĐT tổ chức giao lưu học sinh giỏi cấp thành phố.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Từ khi có chỉ đạo của ngành cấp trên về việc không tổ chức thi học sinh
giỏi cấp tiểu học mà chỉ tổ chức dưới hình thức giao lưu học sinh giỏi, có một
thực trạng là một bộ phận Cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên thở phào nhẹ
nhõm vì nghĩ rằng từ đây không cần phải tập trung cho công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi nữa.
Một số ít giáo viên cho rằng việc bồi dưỡng học sinh giao lưu học sinh
giỏi là công việc của bộ phận phụ trách chuyên môn nhà trường nên giáo viên
chỉ cần quan tâm dạy học sinh đạt chuẩn kiến thúc kĩ năng theo yêu cầu mà
không quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Một số giáo viên chỉ quan tâm tập trung bồi dưỡng học sinh giỏi 2 môn
Toán và Tiếng Việt. Bộ phận số đông giáo viên dạy môn chuyên môn chọn
không quan tâm đến vấn đề này. Giáo viên ở các lớp 1, 2, 3, 4 rất ít quan tâm vì
nghĩ rằng đây là công việc của lớp 5.
Xuất phát từ cơ sở lý luận trên và từ thực tiễn trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi, từ khi còn là cán bộ quản lý ở Phòng GD&ĐT, rồi khi về làm cán


3
bộ quản lý ở trường, tôi thấy rằng: để tiếp tục duy trì và phát huy công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi nhất thiết phải tổ chức Giao lưu học sinh giỏi. Chính vì thế,
tôi đã luôn suy nghĩ, tìm ra các biện pháp tích cực để tổ chức giao lưu học sinh
giỏi đạt hiệu quả cao nhất.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Xác định mục đích, nội dung giao lưu:

Chúng ta đã biết: Bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần thực hiện mục tiêu
của giáo dục “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực”. Bồi
dưỡng môn Tiếng Việt nhằm mục tiêu chính là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả
năng tư duy, năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn chương và góp phần hình thành
nhân cách học sinh. Bồi dưỡng môn Toán nhằm mục tiêu chính là phát triển
phương pháp tư duy đặc trưng toán học cho HS. Bồi dưỡng các môn Khoa học,
Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật, ... giúp các em có những hiểu biết ban
đầu về tự nhiên, xã hội, con người, nghệ thuật... bồi dưỡng tất cả các môn giúp
các em hứng thú với tất cả các môn học, tạo cơ sở để các em trở thành con
người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu con người mới trong giai đoạn hội
nhập hiện nay. Theo dõi các cuộc thi tổ chức trên truyền hình chúng ta đều thấy
rằng tất cả các cuộc thi đều đòi hỏi người thi phải có kiến thức, kĩ năng toàn
diện, am hiểu tất cả các lĩnh vực.
Để phát huy vai trò cá nhân của từng giáo viên trong công tác này, tôi đã
xác định mục tiêu trong kế hoạch giao lưu của ngành cũng như của trường, đó
là:
- Giới thiệu và tuyên dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong phong
trào thi đua học tập.
- Phát huy vai trò và trách nhiệm của giáo viên trong việc quan tâm, đầu
tư bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đảm bảo công bằng trong giáo dục cho học
sinh cũng như góp phần định hướng cho công tác bồi dưỡng nhân tài của đất
nước.


4
- Nhằm tạo điều kiện để các em thể hiện khả năng vận dụng, tư duy sáng
tạo về một vấn đề, một đơn vị kiến thức trong chương trình, ... nhằm giúp học
sinh tự tin và có hướng phấn đấu trong tương lai.
Trong Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, Sở GD&ĐT nêu rõ: tổ
chức dưới hình thức giao lưu không chỉ 2 môn Toán và Tiếng Việt. Như vậy

yêu cầu ở đây là phải tạo cho CBQL, GV thấy rằng cần tập trung giáo dục toàn
diện, không quá tập trung vào 2 môn Toán và Tiếng Việt mà xem nhẹ các môn
khác. Thực tế trong những năm qua có trường để tập trung cho chất lượng học
sinh giỏi 2 môn Toán và Tiếng Việt đã bố trí dồn ép thời gian cho việc học các
môn khác để thời gian cho học sinh học 2 môn Toán và Tiếng Việt, xem như
việc bồi dưỡng chỉ có giáo viên chủ nhiệm tham gia. Xuất phát từ mục đích trên
nên tôi dã xác định nội dung giao lưu đó là gồm các câu hỏi trắc nghiệm về kiến
thức và kĩ năng ở các môn Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và
Địa lí, Mĩ thuật, Âm nhạc, Giáo dục An toàn giao thông, Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của chương trình Tiểu học, tập trung ở các lớp 4, 5 ... từ năm
học 2009-2010 còn bổ sung thêm môn tự chọn Tiếng Anh và ngoài ra còn một
số nội dung về các vấn đề thời sự xã hội.
2. Lựa chọn hình thức giao lưu phù hợp:
Xác định nội dung, mục đích giao lưu, tôi tiếp tục suy nghĩ làm thế nào
để đạt mục đích trên. Để lựa chọn hình thức phù hợp, ngay từ đầu năm học
2006 -2007; tôi theo dõi các cuộc thi trên truyền hình như: đường lên đỉnh
Olympia, Ai là ai, Vườn
cổ tích, ... Sau đó tổ chức
họp bàn trong mạng lưới
chuyên môn. Tôi đưa ra
hình thức thi như đường
lên

đỉnh

Olympia,

tất

nhiên là có cải tiến cho

phù hợp với địa phương


5
mình. Tại cuộc họp mạng lưới chuyên môn tại Phòng GD&ĐT vào tháng
10/2006 có rất nhiều ý kiến tham gia: có ý kiến đề xuất nên tổ chức dưới hình
thức cho HS làm bài khảo sát như là đề của Bộ GD&ĐT khảo sát học sinh lớp
3, 4 hồi đầu năm học 2006-2007; có ý kiến đề xuất nên xem lại có tổ chức giao
lưu hay không vì Sở GD&ĐT không bắt buộc vậy tại sao chúng ta phải tổ chức.
Qua thảo luận và cuối cùng đi đến thống nhất là cần thiết phải tổ chức giao lưu
học sinh giỏi và tổ chức dưới hình thức như đường lên đỉnh Olympia, tổ chức ở
cả 3 cụm, mỗi cụm 5 trường (thời gian này cấp tiểu học của Tam Kỳ có 15
trường, ngoài 13 trường hiện nay có trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc – Tam
Thăng và Tiểu học Phù Đổng – An Sơn); mỗi trường 1 đội gồm 3 học sinh, 3
cụm sẽ cùng tổ chức trong cùng 1 thời gian và cùng 1 đề, sau đó sẽ chọn 3 đội
có kết quả cao nhất vào vòng chung kết.
Từ kết quả của cuộc họp trên, tôi phần nào yên tâm về việc tổ chức, tuy
nhiên tôi vẫn băn khoăn vì hình thức giao lưu như trên có nhiều ưu điểm, cơ bản
đạt được mục đích nêu ra nhưng có điều là số lượng học sinh tham gia không
được nhiều, và để tổ chức được cần rất nhiều phương tiện hỗ trợ trong khi điều
kiện kinh phí của ngành rất khó khăn.
Tôi tiếp tục suy nghĩ và trong thời gian này, truyền hình phát sóng
chương trình “Rung chuông vàng” dành cho các em sinh viên. Tôi theo dõi và
nhận thấy rằng hình thức này phù hợp với điều kiện của địa phương mình và cơ
bản là khắc phục được những hạn chế của hình thức giao lưu như “đường lên
đỉnh Olympia”, đó là: tổ chức được nhiều học sinh tham gia hơn và cách tổ
chức cũng gọn nhẹ hơn ... Tham khảo một số ý kiến của các thầy cô CBQL, đa
số đồng tình với tôi về hình thức tổ chức như “Rung chuông vàng”. Tôi lại tiếp
tục họp mạng lưới chuyên môn cấp học và lần này tất cả các thầy cô đều thống
nhất cao việc tổ chức giao lưu với hình thức mới này.

Thế nhưng nếu tổ chức nguyên si như kịch bản truyền hình tôi thấy rằng
có một số điểm chưa phù hợp đối với tiểu học như: việc loại trực tiếp rồi tổ
chức cứu trợ. Việc này rất khó đối với HS tiểu học vì tính tự giác của các em


6
chưa cao. Việc tổ chức cứu trợ cũng không phù hợp vì em nào được cứu em nào
không, nếu làm như thế dễ gây ra hiểu lầm rằng cô thương bạn này, ghét bạn
kia. Chính vì thế tôi suy nghĩ và cải tiến cuộc thi, hình thức tương tự như “Rung
chuông vàng” nhưng không loại trực tiếp mà có Ban giám khảo kiểm tra, đánh
giá từng câu trả lời của các em. Cụ thể như sau:
Tổ chức dưới hình thức phiên bản của chương trình "Rung chuông vàng"
phát trên kênh VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam. Cụ thể như sau:
Mỗi học sinh dự thi sẽ tham gia trả lời các câu hỏi của Ban tổ chức, chia
làm 3 chặng như sau:
- Chặng 1 (Khởi động): gồm các câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu trả lời
trong thời gian 10 đến 15 giây.
- Chặng 2 (Tăng tốc): gồm các câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu trả lời trong
khoảng thời gian 20 đến 30 giây.
- Chặng 3 (Về đích): gồm các câu hỏi, mỗi câu trả lời trong khoảng thời
gian 30 giây đến 1 phút.
Khi nghe người hướng dẫn nêu câu hỏi cùng với việc quan sát lên màn
hình các em nhanh chóng suy nghĩ và ghi câu trả lời lên bảng; sau khi ghi xong,
úp bảng xuống và nghe tín hiệu báo hết thời gian tất cả các em cùng đưa bảng
lên, nếu em nào đưa bảng chậm hơn so với thời gian quy định thì phạm luật và
bị loại. Cách ghi câu trả lời như sau:
- Câu hỏi đúng/sai: Ghi lên bảng chữ Đ (nếu cho là đúng), chữ S (nếu cho
là sai).
- Câu hỏi nhiều lựa chọn: Ghi lên bảng tên chữ cái đứng trước phương án
chọn.

- Đối với câu hỏi điền khuyết hoặc trả lời ngắn: Ghi lên bảng nội dung
cần điền hoặc đáp án của câu hỏi.
Khi người hướng dẫn nêu đáp án, những em có câu trả lời đúng vẫn giơ
bảng, những em có câu trả lời không đúng úp bảng xuống,. Ban Giám khảo sẽ
đến và chấm điểm cho từng HS.


7
Ban giám khảo có nhiệm vụ ổn định trật tự, kỉ luật và theo dõi phần trả
lời của học sinh.
Ban cố vấn cùng Ban tổ chức giải quyết những vấn đề còn vướng mắc.
Trong kế hoạch giao lưu năm học 2007-2008, hình thức có thay đổi là
cho loại trực tiếp (để buổi giao lưu sôi động hơn) và tổ chức phát hoa danh dự
cho từng chặng. Nếu trường hợp có câu tất cả các em đều bị loại, Ban tổ chức
(BTC) cho phép tất cả các em ở lại và tham gia trả lời câu tiếp theo.
Tùy tình hình thực tế học sinh trả lời, BTC sẽ kết thúc từng chặng thi và
tặng hoa danh dự cho các học sinh xuất sắc trong mỗi chặng.
Trong kế hoạch tổ chức giao lưu lớp 5 của trường vừa rồi, tôi lại chọn
hình thức như trong năm 2006-2007 vì đối với trường tôi vừa là giao lưu học
sinh giỏi trong khối lớp 5 vừa là để tuyển chọn HS tham gia cấp thành phố.
Nhưng đối với khối lớp 3, 4 tôi chọn hình thức như năm học 2007-2008.
3. Xây dựng kế hoạch cụ thể:
Xác định rằng làm bất cứ công việc gì muốn có kết quả tốt thì phải có kế
hoạch. Khi còn là Cán bộ quản lý ở Phòng GD&ĐT, tôi đã chỉ đạo xây dựng kể
hoạch và tổ chức thực hiện phong trào này thành công trong hai năm 20062007, 2007-2008. Từ khi về nhận công tác Hiệu trưởng tại trường tôi đã đặc
biệt quan tâm xây dựng phong trào này. Về nhận công tác từ đầu tháng 3, ngày
22/3 tôi dã xây dựng và ban hành kế hoạch số 23/KH-TQT ngày 22 tháng 3
năm 2010 về tổ chức giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4, 5.
Trong năm học 2006-2007, sau khi có quyết định thành lập ban tổ chức,
được phân công nhiệm vụ, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể và phân công trách

nhiệm cho từng thành viên trong ban tổ chức. Tôi đã xây dựng một kế hoạch cụ
thể và có sự chuẩn bị chu đáo. Năm 2006-2007, xác định rằng đây là năm đầu
tiên tổ chức nên nhất định phải tổ chức thành công. Để đảm bảo tổ chức thành
công và để tạo sự thống nhất cao trong tất cả các trường, ngày 3/4/2007 tôi đã tổ
chức cuộc họp Hiệu trưởng thông qua kế hoạch và nêu yêu cầu đối với các đơn


8
vị. Ngoài các yêu cầu về nội dung hình thức tổ chức như trên để tạo không khí
vui tươi, sôi nổi, hấp dẫn và lý thú tôi đã yêu cầu các đơn vị trường tham gia
văn nghệ giao lưu. Tương tự như thế, khi về công tác tại trường, sau khi xây
dựng kế hoạch, tôi tiến hành họp Ban tổ chức phân công nhiệm vụ và triển khai
thực hiện.
Để động viên, khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong phong
trào tôi cơ cấu giải thưởng và tổ chức tổng kết phát thưởng ngay trong phần
tổng kết buổi giao lưu. Cơ cấu giải thưởng trên quan điểm chung là chọn xét
giải khoảng 50% tổng số học sinh tham gia giao lưu.
Để khắc phục tình trạng chỉ có giáo viên dạy lớp 5 quan tâm đến phong
trào; khi là CBQL ở phòng tôi dã chỉ đạo các đơn vị trường học quan tâm tổ
chức giao lưu học sinh giỏi đối với lớp 3, 4. Ngay khi về công tác ở trường, tôi
đã xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu không chỉ tổ chức ở khối lớp 5 mà ở cả
ba khối lớp 3, 4, 5; đối tượng chọn tham gia cấp trường là đối tượng được
tuyển chọn từ giao lưu cấp lớp. Để phát huy trách nhiệm của từng giáo viên
(Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn chuyên, môn chọn ...), tôi yêu cầu tất
cả các giáo viên tổ chức bồi dưỡng cho học sinh ngay trong các tiết học chính
khoá (bằng cách giao bài tập nâng cao cho các em học sinh khá giỏi đã hoàn
thành các bài tập theo yêu cầu chung); tăng cường bồi dưỡng trong các tiết học
của buổi thứ 2, giờ tự học của học sinh, ...Có nghĩa là trong mỗi giờ học: giờ
chính khoá hay ôn luyện, giờ của giáo viên chủ nhiệm hay giờ của giáo viên dạy
môn chuyên, môn chọn bên cạnh phải dạy cho tất cả học sinh đạt chuẩn kiến

thức kĩ năng theo yêu cầu còn phải quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi. Điều này
đã được tôi quán triệt ngay trong buổi họp giao ban ngày 19/3/2010 và quán
triệt lại trong buổi họp Hội đồng sư phạm ngày 03/4/2010.
Trong kế hoạch tôi xác định rõ mục đích, nội dung, hình thức giao lưu và
kể cả cách xét chọn khen thưởng, chọn đội tuyển tham gia cấp thành phố. Cụ


9
thể kế hoạch tổ chức giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4, 5 của trường như sau (xem
phụ lục)
Trong kế hoạch tôi cũng có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng
thành viên trong nhà trường. Cụ thể như sau:
1. GVCN và GV dạy bộ môn có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng cho học
sinh trong các tiết học trên lớp, tiết ôn luyện, tiết tự học; phối hợp tổ chức giao
lưu trong lớp chọn học sinh xuất sắc dự giao lưu cấp trường; xây dựng hệ thống
câu hỏi theo yêu cầu của Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn gửi về trường
chậm nhất trước 1 tuần diễn ra giao lưu.
2. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm đưa học sinh vào khu vực dự giao
lưu. Phân công 1 em làm trưởng đoàn; gửi danh sách học sinh về Ban tổ chức
trước ngày tổ chức giao lưu 2 ngày.
3. Giáo viên và Học sinh tham gia buổi giao lưu có mặt trước giờ khai
mạc 15 phút để nhận số báo danh, bảng viết và ổn định tổ chức. Khi đi mặc
trang phục giao lưu (trang phục liên hệ cô Liên nhận trước 1 ngày) và chuẩn bị
bút viết bảng màu xanh, khăn lau bảng.
Sau khi xây dưng kế hoạch, tôi tiến hành họp BTC triển khai phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Đối với giao lưu khối lớp 3, 4; chỉ tiến hành 1 lần và tổ chức khen thưởng
ngay sau buổi giao lưu. Đối với lớp 5 thì tổng kết phát thưởng mỗi lần đồng
thời căn cứ kết quả 2 lần chọn đội tuyển tham gia giao lưu cấp thành phố. Sau
khi đã chọn được đội tuyển, tôi tiếp tục chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách

chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để đội tuyển tham gia đạt kết quả tốt
nhất. Vì nội dung giao lưu là kiến thức và kĩ năng của rất nhiều môn học, với
hình thức trắc nghiệm khách quan nên trong kế hoạch bồi dưỡng tôi không
phân cho 1 giáo viên phụ trách mà phân công cho từng cán bộ quản lý, và một
số giáo viên có kinh nghiệm thực hiện công tác bồi dưỡng. (Xem phụ lục)


10
4. Tổ chức thực hiện:
Xây dựng được kế hoạch là thành công bước đầu. Muốn đạt được mục
tiêu đề ra cần phải tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã xây dựng. Tôi phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BTC và yêu cầu các thành viên chủ
động thực hiện nhiệm vụ của mình. Riêng hai nội dung hết sức quan trọng có
tính quyết định đến thành công của giao lưu là khâu chuẩn bị đề giao lưu và
người dẫn chương trình tôi trực tiếp thực hiện.
Tôi phải chuẩn bị chu đáo cho mọi việc. Năm học 2006-2007 khi xác
định đây là lần đầu tiên tổ chức nên bằng mọi cách phải tổ chức thành công. Tôi
đã nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo và xây dựng bộ đề gồm 20 câu (năm học
2007-2008: 32 câu). Tháng 3 và tháng 4/2010 tôi đã xây dựng 2 bộ đề giao lưu
cho học sinh lớp 5 gồm tất cả 60 câu (xem phụ lục). Tôi cũng đã ứng dụng
Công nghệ thông tin vào tổ chức giao lưu. Bằng việc sử dụng phần mềm Poiwer
Point để trình bày đề giao lưu: cài đặt câu hỏi, thời gian, đáp án. Chính nhờ
những tính năng nâng cao của PoiwerPoint như cài đặt thời gian tự động, âm
thanh báo thời gian, các hiệu ứng xuất hiện, chèn tranh ảnh, đoạn phim ... đã
làm rõ nội dung giao lưu và làm cho nội dung sinh động, hệ thống câu hỏi
truyền đạt đến các em một cách rõ ràng, các em vừa nghe vừa quan sát cụ thể
trên màn hình. Vì thế mà các em trả lời đạt chất lượng cao. Các năm học tiếp
theo và khi về trường, chúng tôi đã sử dụng thiết kế của năm học 2006-2007 để
thiết kế đề giao lưu.
Một điều quan trọng nữa có tính chất quyết định cao đến thành công của

giao lưu đó là người dẫn chương trình. Chúng ta đã thấy rõ vai trò của người
dẫn chương trình trong các chương trình trực tiếp trên truyền hình. Nếu không
am hiểu, không linh hoạt, không chuẩn bị và không lường hết các khả năng có
thể xảy ra thì khó thành công. Qua giao lưu tôi còn mong muốn giúp các em ôn
tập củng cố, nâng cao các kiến thức và kĩ năng đã học nên người dẫn chương
trình phải tổ chức cho học sinh giải thích hoặc giải thích để tất cả học sinh hiểu


11
đáp án của câu hỏi. Vì vậy sau khi chọn người dẫn chương trình phù hợp, tôi đã
soạn kịch bản cụ thể và hướng dẫn người dẫn chương trình thực hiện. Để đề
phòng các tình huống bất ngờ xảy ra, tôi đã cho thành lập ban cố vấn trong mỗi
đợt giao lưư để giải quyết khi người dẫn chương trình lúng túng. Khi tổ chức ở
trường, tôi đã phân công Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tống phụ trách là người
chuẩn bị nội dung và dẫn chương trình giao lưu. Đây cũng là điều kiện để đảm
bảo tính khách quan khi tổ chức ở trường.
Để có sự khách quan hoàn toàn, ngay trong phần ổn định chỗ ngồi, tôi
cũng cho tổ chức bốc thăm. Tôi chuẩn bị số chỗ ngồi, số lượng số báo danh
tương ứng với số học sinh tham gia, tôi cho úp ngược số báo danh và gọi lần
lượt các em vào bốc thăm, em nào bốc trúng số nào thì ngồi đúng vào ghế số
đó. Để động viên khen thưởng kịp thờp, tôi đã phân công các thành viên trong
ban tổ chức và bản thân trực tiếp vận động để có kinh phí khen thưởng cho học
sinh đạt giải.
Lần đầu tiên, tôi tổ chức giao lưu vào ngày 20/4/2007 tại Nhà đa năng
của trường Tiểu học Trần Quốc Toản, với sự tham gia của 102 học sinh đến từ
15 trường tiểu học, với sự có mặt của đại biểu Sở GD&ĐT, Đài truyền hình
Quảng Nam, Đài phát thanh và truyền hình Tam Kỳ, CBQL, GV và PHHS của
các trường. Năm 2007-2008, tương tự cũng tổ chức vào tháng 4/2008. Ngày
27/3/2010, tôi đã tổ chức giao lưu lần I cho học sinh lớp 5 và ngày 9/4/2010 vừa
qua tôi tiếp tục tổ chức giao lưu lần II (Tin về tổ chức giao lưu đã được Phòng

GD&ĐT, trường tiểu học Trần Quốc Toản đăng tải trên Website của phòng, của
trường). (xem phụ lục)
Với những thành công trong GLHSG khối lớp 5, hiện nay nhà trường
đang tập trung chuẩn bị để tổ chức tốt giao lưu học sinh giỏi khối lớp 3, 4.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:


12
Với những biện pháp đã thực hiện, tôi đã thu được nhiều kết quả hết sức
khả quan:
Phong trào thi đua bồi dưỡng học sinh giỏi toàn diện diễn ra tích cực ở tất
cả các đơn vị trường học cũng như mỗi cán bộ, giáo viên trong trường. Mỗi đơn
vị đều có kế hoạch bồi dưỡng, đặc biệt là đã kích thích được tất cả đội ngũ giáo
viên quan tâm đến công tác này.
Nhiều trường đã tổ chức giao lưu với không khí sôi nổi và tạo được sự
dồng tình ủng hộ trong PHHS.
Ở GLHSG cấp thành phố năm học 2006-2007 với 20 câu hỏi: có 48/102
em được trao giải với kết quả là đã trả lời đúng từ 15 câu trở lên, trong đó có 1
em xuất sắc đã trả lời đúng được 19 câu. Ở GLHSG cấp thành phố năm học
2007-2008 cũng đạt kết quả tương tự như thế.

Còn quá sớm để nói đến những kết quả trong việc tổ chức GLHSG của
trường Tiểu học Trần Quốc Toản nhưng có thể thấy ngay rằng kết quả đầu tiên
đạt được đó là một phong trào tích cực thi đua dạy tốt đã có trong đội ngũ giáo
viên của trường. Việc quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi đã được đa số các giáo
viên quan tâm trong các tiết dạy trên lớp. Với những biện pháp đã thực hiện, kết
quả qua hai lần giao lưu học sinh giỏi lớp 5 thể hiện khá rõ: gần 100% học sinh


13

trả lời được 50% câu hỏi trở lên. Nếu như lần giao lưu trước có một số câu
100% không trả lời đựoc thì ở lần giao lưu lần II câu nào cũng có học sinh tra
lời được. Có em xuất sắc đã trả lời đúng 25/30 câu. Điều khả quan hơn là sự
hứng thú của học sinh trong phong trào này. Sau khi tham gia giao lưu, khi hỏi
các em cảm nhận và cảm xúc về buổi giao lưu thì đa số học sinh đều tra lời rất
thích và mong muốn được tham gia nhiều lần như thế, còn về cảm xúc thì có
em vui mừng (đạt kết quả cao) có em buồn bã (chưa có giải), có em tiếc nuối (vì
hiểu câu hỏi nhưng lại trả lời sai). Tôi cũng thăm dò ý kiến của một số phụ
huynh tham dự giao lưu, phụ huynh rất phấn khởi vì các em có được sân chơi
như thế và rất hài lòng với nhà trường vì đã tổ chức một cách công khai, công
bằng, khách quan. Tổng kết GLHSG lớp 5 lần I nhà trường đã trao phần thưởng
cho 8 ẹm xuất sắc, và lần thứ hai có 18 em được trao giải cấp trường và 12 em
được chọn giao lưu cấp thành phố.
VII. KẾT LUẬN:
Từ thực tiễn đã làm và kết quả đạt được, tôi thấy rằng để góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cấp tiểu học ngoài việc tập trung thực hiện
giảng dạy nghiêm túc chương trình sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT ban hành,
các CBQL giáo dục cần tổ chức các phong trào thi đua trong các trường học,
trong đội ngũ cán bộ giáo viên một cách thiết thực và hiệu quả như tổ chức
GLHSG với hình thức “Rung chuông vàng”. Để tổ chức GLHSG thành công
cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Xác định rõ mục đích, nội dung giao lưu; cần lưu ý mục đích bồi
dưỡng học sinh giỏi toàn diện nên nội dung giao lưu gồm tất cả các môn học,
các hoạt động và cả kiến thức xã hội phù hợp với lứa tuổi các em để thúc đẩy
phong trào thi đua dạy tốt học tốt ở các trường, ở mỗi giáo viên, làm sao cho tất
cả giáo viên giảng dạy quan tâm tập trung bồi dưỡng học sinh với môn học,
hoạt động giáo dục mà mình phụ trách.


14

2. Lựa chọn hình thức giao lưu phù hợp, không nên áp đặt hình thức theo
chủ quan của mình, chỉ cần định hướng chung để phát huy tiính sáng tạo của
mỗi đơn vị, mỗi giáo viên.
3. Xây dựng kế hoạch cụ thể. Giao lưu diễn ra trên tinh thần thi đua và tổ
chức đánh giá công khai nên kế hoạch phải cụ thể, người tổ chức phải dự kiến
các tình huống có thể xảy ra và có biện pháp điều chỉnh phù hợp; chuẩn bị tốt
các điều kiện để đảm bảo tổ chức thành công.
4. Tổ chức thành công kế hoạch đề ra.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
Phòng GD&ĐT Thành phố tiếp tục duy trì GLHSG cấp Thành phố ở
những năm học sau.
Tam Kỳ, ngày 14 tháng 4 năm 2010
Người viết

Nguyễn Thị Thanh Hữu

IX. PHỤ LỤC

1. Một số hình ảnh minh hoạ: Thể hiện trong nội dung đề tài.


15
2. Kế hoạch số 23/KH-TQT ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Trường Tiểu
học Trần Quốc Toản về tổ chức giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4, 5, năm học
2009-2010.
3. Bảng phân công Cán bộ, giáo viên Bồi dưỡng học sinh tham gia
GLHSG cấp Thành phố.
4. Tin GLHSG lớp 5 lần I đăng tải trên Website của Trường Tiểu học
Trần Quốc Toản.
5. Tin GLHSG lớp 5 lần II đăng tải trên Website của Trường Tiểu học

Trần Quốc Toản.
6. Đề Giao lưu học sinh giỏi lớp 5 lần I, II năm học 2009-2010


16

X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5 của Nhà xuất bản Giáo
dục.
2. Sách Giáo dục an toàn giao thông lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Sách giáo viên của Nhà xuất bản giáo dục.
3. Phạm Đình Thực - 500 bài toán trắc nghiệm Tiểu học 5 - Nhà xuất bản
Đại học sư phạm - Năm 2005
4. Nguyễn Hạnh, Nguyễn Chí Hiếu - Trắc nghiệm chỉ số thông minh từ 9
đến 10 tuổi - Nhà xuất bản trẻ - Năm 2004
5. Nguyễn Hạnh, Nguyễn Hải Linh - Trắc nghiệm chỉ số thông minh từ
11 đến 12 tuổi - Nhà xuất bản trẻ - Năm 2004
6. Lê Hùng Dũng, Lê Phương Nam - 500 bài toán trắc nghiệm phát triển
thông minh - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2003
7. GS.TS Lê Phương Nga (chủ biên), Hoàng Thu Hà - Bài tập trắc
nghiệm Tiếng Việt 5 - Năm 2007.


17

XI. MỤC LỤC

1. Đặt vấn đề ............................................................Trang 1, 2
2. Cơ sở lý luận ........................................................Trang 2
3. Cơ sở thực tiễn .....................................................Trang 2, 3
4. Nội dung nghiên cứu

a. Xác định mục đích, nội dung nghiên cứu ..Trang 3, 4
b. Lựa chọn hình thức giao lưu.......................Trang 4, 5, 6
c. Xây dựng kế hoạch cụ thể...........................Trang 6, 7, 8
d. Tổ chức thực hiện .....................................Trang 8, 9
5. Kết quả nghiên cứu ............................................. Trang 9, 10
6. Kết luận ................................................................Trang 10, 11
7. Đề nghị .................................................................Trang 11
8. Tài liệu tham khảo ................................................Trang 13
9. Phụ lục


18

Tin trên Website của trường Tiểu học Trần Quốc Toản
GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5 LẦN I
NĂM HỌC 2009-2010
Sáng ngày 27/3/2010, tại nhà đa năng trường TH Trần Quốc Toản - TP Tam Kỳ đã
diễn ra buổi giao lưu học sinh giỏi khối lớp 5 lần I.


19

Buổi giao lưu có 60 thí sinh đại diện cho 200 em học sinh khối lớp 5 của nhà trường
tham gia. Các em tham gia trả lời các câu hỏi trắc nghiệm với nội dung là những kiến thức và
kỹ năng các em đã học, ngoài ra còn có những câu hỏi về kiến thức xã hội mang tính chất
thời sự hướng đến đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong hơn 02 tiếng đồng hồ diễn
ra buổi giao lưu các em không chỉ trả lời xuất sắc các câu hỏi về kỹ năng, kiến thức đã học
mà còn hào hứng tham gia các tiết mục văn nghệ ngẫu hứng rất sôi nổi. Trải qua 30 câu hỏi
đa số các em trả lời đúng trên 50% số câu hỏi Ban tổ chức đã đưa ra trong đó tiêu biểu có 03
em xuất sắc trả lời đúng 22 câu đó là: em Hồ Nguyễn Gia Khanh lớp 5/1, em Trần Thị Hạnh

Nguyên lớp 5/1; em Trần Ông Minh Triết lớp 5/3. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đến dự và
khen thưởng cho 08 em xuất sắc nhất trong buổi giao lưu như:
1. Em Hồ Nguyễn Gia Khanh lớp 5/1
2. Em Trần Thị Hạnh Nguyên lớp 5/1
3. Em Trần Ông Minh Triết lớp 5/3
4. Hồ Nguyễn Tri Ân lớp 5/1
5. Em Nguyễn Dương Đức Anh lớp 5/1
6. Em Nguyễn Thị Quý Trân lớp 5/1


20
7. Em Huỳnh Bảo Trân lớp 5/1
8. Em Nguyễn Thị Hạnh Nguyên lớp 5/2

Buổi giao lưu đã thành công tốt đẹp. Ngoài 08 em xuất sắc được nhận
phần thưởng còn có 38 em được chọn vào vòng 02 sẽ được tổ chức vào chiều
thứ 6 ngày
9/4/2010.
Tin Bộ phận chuyên
môn


21

Tin trên Website của trường Tiểu học Trần Quốc Toản
GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5 LẦN II
NĂM HỌC 2009-2010
Chiều ngày 09 tháng 4 năm 2010, tại Nhà đa năng, trường Tiểu học Trần Quốc Toản tổ
chức giao lưu học sinh giỏi lớp 5 lần II.



22

Tham gia giao lưu lần này có 38 em được tuyển chọn từ giao lưu lần thứ I tổ chức vào
ngày 27 tháng 3. Các em đã lần lượt trả lời 30 câu hỏi của Ban tổ chức, gồm các môn: Toán,
Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, An toàn giao thông, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, ...
và một số câu hỏi khác về các vấn đề thời sự xã hội.
Tổng kết buổi giao lưu có 18 em được xét trao các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến
khích; 12 em được chọn tham gia Giao lưu học sinh giỏi cấp thành phố (được Phòng Giáo
dục và Đào tạo TP Tam Kỳ tổ chức vào ngày 21/4/2010).
Danh sách học sinh đạt giải:
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15

Họ và tên
Huỳnh Bảo Trân

Bùi Hoàng Thiên An
Hồ Nguyễn Gia Khanh
Phan Thuỳ Linh
Trần Ông Minh Triết
Nguyễn Dạ Thảo
Đinh Quốc Long
Hồ Nguyễn Tri Ân
Nguyễn Dương Đức Anh
Trần Thị Hạnh Nguyên
Nguyễn Thị Quý Trân
Đào Duy Thiên
Trương Bảo Ngọc
Nguyễn Quỳnh Như
Phạm Vũ Như Thuần

Lớp
5/1
5/1
5/1
5/3
5/3
5/4
5/5
5/1
5/1
5/1
5/1
5/4
5/1
5/4

5/1

Đạt giải
Nhất
Nhì
Nhì
Nhì
Nhì
Nhì
Nhì
Ba
Ba
Ba
Ba
Ba
Khuyến khích
Khuyến khích
Khuyến khích

Ghi chú
Tham gia giao lưu cấp TP
Tham gia giao lưu cấp TP
Tham gia giao lưu cấp TP
Tham gia giao lưu cấp TP
Tham gia giao lưu cấp TP
Tham gia giao lưu cấp TP
Tham gia giao lưu cấp TP
Tham gia giao lưu cấp TP
Tham gia giao lưu cấp TP
Tham gia giao lưu cấp TP

Tham gia giao lưu cấp TP
Tham gia giao lưu cấp TP


23
16
17
18

Trần Nguyễn Thảo Nguyên
5/2
Khuyến khích
Nguyễn Trịnh Thu Uyên
5/3
Khuyến khích
Lê Bá Anh Bảo
5/4
Khuyến khích
Để kịp thời tuyên dương và động viên các em tích cực rèn luyện tham gia tốt trong

Giao lưu cấp thành phố; sáng nay, ngày 12 tháng 4 năm 2010, được sự hỗ trợ của Ban Đại
diện Cha mẹ học sinh và cá nhân ông Nguyễn Hữu Kiệt - Phó Ban đại diện CMHS; trường đã
tổ chức khen thưởng cho 18 em đạt giải cấp trường.

Tin Bộ phận chuyên môn


24




×