Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO - MỤC TIÊU, LÝ TƯỞNG CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN đội NHÂN DÂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.5 KB, 18 trang )

Mục tiêu lý tưởng chiến đấu của
quân đội nhân dân Việt Nam
Con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ chí Minh trong gần
một thế kỷ qua là con đường cách mạng bạo lực, lúc đấu tranh
chính trị, lúc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Từ
khởi nghĩa từng phần tiến đến tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Trải qua hai cuọc kháng chiến lâu dài chống hai đế quốc to là pháp
và mỹ, vừa kháng chiến vừa kiến quốc vừa tiến hành chiến tranh giải
phóng vừa tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Quân đội ta đã hoàn
thành suất sắc nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của mình mà chủ tịch Hồ
chí Minh đã chỉ thị “ quân đội nhân dân từ nhân dân mà ra, vì nhân
dân mà chiến đấu, phải tận trung với nước, tận hiếu với dân, cũng
tức là tận trung, tận hiếu với đảng vì lợi ích của đảng là ích nước lợi
dân” (Trường Chinh: Hồ chí Minh và những vấn đề quân sự của
cách mạng Việt Nam, Nxb qđ nd, Hà nội 1971, Tr 23)
1. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mục tiêu lý tưởng
chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam
Quân đội là tổ chức quân sự chuyên nghiệp, lấy đấu tranh vũ
trang làm hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện mục đích và bảo vệ lợi
ích của Giai cấp - Nhà nước tổ chức và ni dưỡng nó. Bàn về chiến

1


tranh và quân đội, Ph. Ăngghen viết: Quân đội là một tập đồn có tổ
chức gồm những người được vũ trang, được nhà nước đài thọ để
thực hiện chiến tranh tấn cơng hoặc phịng ngự. Khi đề cập đến vấn
đề này. V.I. Lênin cũng nhấn mạnh: Cần có quân đội cách mạng để
đấu tranh bằng quân sự và lãnh đạo quần chúng về mặt quân sự...
Cần có quân đội cách mạng vì những vấn đề lịch sử vĩ đại chỉ có thể


được giải quyết bằng vũ lực mà trong cuộc đấu tranh hiện đại thì tổ
chức vũ lực có nghĩa là tổ chức quân sự.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định: Bất
kỳ một quân đội nào cũng đều mang bản chất của giai cấp và nhà
nước sinh ra và ni dưỡng nó. Lênin khẳng định: “Qn đội không
thể và không nên trung lập. Không lôi kéo qn đội vào chính trị đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản
và của chế độ Nga hoàng, bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi
kéo quân đội vào chính trị phản động”. (V.I.Lê-nin, Tồn tập, Nxb
TB, M, 1979, tập 12, Tr 136)
Quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản mang bản chất giai cấp công
nhân là một tất yếu khách quan. Các ông cũng chỉ rõ, quân đội của nhà
nước vơ sản bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động, trấn áp sự phản kháng chống đối của giai cấp bóc lột sau khi bị lật
đổ. Đó là vấn đề sống cịn của quân đội cách mạng, là một trong những
nguyên tắc hết sức cơ bản trong của quân đội kiểu mới.

2


Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản
là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử, trong cuộc đấu
tranh đó giai cấp vô sản nhất thiết phải tổ chức ra quân đội của
mình làm nịng cốt cho đấu tranh vũ trang chống lại đội quân nhà
nghề của giai cấp tư sản, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản giành
lấy chính quyền và bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ tổ quốc
xã hội chủ nghĩa. Lê nin viết: Vì lợi ích của bảo đảm quyền lợi đầy
đủ quyền lực cho quần chúng lao động và loại trừ khả năng khơi
phục chính quyền của bọn bóc lột. Nay ra sắc lệnh vũ trang những
người lao động, thành lập Hồng quân Công Nông xã hội chủ nghĩa
của công nhân và nông dân. Hồng quân Công Nông xã hội chủ

nghĩa - Quân đội thường trực chính qui kiểu mới của giai cấp công
nhân ra đời trong đấu tranh giai cấp , do nhà nước xã hội chủ nghĩa
tổ chức ra, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đội tiên phong
chiến đấu của giai cấp công nhân, là công cụ bạo lực sắc bén của
giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp cơng nhân, chiến
đấu vì mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân - lật đổ chủ nghĩa
tư bản xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản
trên toàn thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin
đã khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con
đường nào khác ngồi con đường cách mạng vơ sản… trong thời
đại ngày nay chỉ có đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười

3


Nga, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, mới có độc lập dân tộc thực sự. Trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội nhất thiết
phải thành lập lực lượng vũ trang làm nòng cốt của sức mạnh bạo
cách mạng trong khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền và bảo vệ
thành quả cách mạng. Ngay trong chính cương vắn tắt của Đảng
năm 1930 Hồ chí Minh ghi rõ: “ Tổ chức ra quân đội cơng nơng”
(Hồ chí Minh tồn tập, tập3, Nxb CTQG, H2000, Tr1)

chỉ thị

thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng qn Hồ chí Minh
chỉ rõ: Vì cuộc khánh chiến của ta là kháng chiến toàn dân, cần phải
động viên toàn dân, vũ trang toàn dân.

Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành cơng, năm 1946 chủ
tịch Hồ chí Minh ký sắc lệnh số 71 thành lập Quân đội Quốc gia
Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam là tổ chức vũ trang do Nhà
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam tổ
chức, xây dựng và sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích căn bản của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Vì vậy,
chúng ta khẳng định rằng: Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản
chất giai cấp cơng nhân Việt Nam, thống nhất hữu cơ giữa tính giai
cấp, tính nhân dân và tính dân tộc.
Quân đội ta ra đời trong phong trào cách mạng của quần chúng,
là kết quả phát triển từ các tổ chức vũ trang của quần chúng. Quá
trình ra đời và phát triển của Quân đội ta đi từ xây dựng các đội du

4


kích, đội tự vệ đến xây dựng đội quân chủ lực, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, Qn đội ta mang bản chất giai
cấp cơng nhân, thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân và tính
dân tộc sâu sắc. Bản chất giai cấp cơng nhân, tính nhân dân và tính
dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam là một thể thống nhất
không thể tách rời.
Quân đội ta là một đội quân cách mạng ra đời trong một nước
thuộc địa nửa phong kiến, do vậy, thành phần tham gia khơng chỉ có
cơng nhân mà đa số là con em nơng dân; đồng thời, có sự tham gia
rộng rãi các thành phần nhân dân yêu nước khác. Tính chất nhân dân
của Quân đội ta được quy định không chỉ bởi thành phần tham gia
quân đội, mà còn ở mục tiêu chiến đấu của quân đội. Hồ Chí Minh
khẳng định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em
ruột thịt của nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập thống nhất cho

Tổ quốc, để bảo vệ tự do hạnh phúc của nhân dân. Ngồi lợi ích của
nhân dân, Qn đội ta khơng khơng có lợi ích nào khác”. ( Hồ Chí
Minh, Tồn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6, Tr 426) Quân đội ta
sinh trưởng, thắng lợi là nhờ nhân dân, do nhân dân giúp đỡ. Quân
đội phải bám dân, rời dân nhất định thất bại. Tính chất nhân dân của
quân đội không hề mâu thuẫn với bản chất giai cấp công nhân, trái
lại càng làm rõ hơn, sâu sắc hơn bản chất giai cấp cơng nhân của
qn đội cách mạng. Nói đến qn đội của dân, do dân, vì dân cũng
có nghĩa là nói đến biểu hiện cốt lõi bản chất giai cấp cơng nhân, nói

5


đến cội nguồn sức mạnh và mục tiêu chiến đấu của qn đội. Nói
đến bản chất giai cấp cơng nhân của quân đội cũng là nói đến quân
đội của dân, do dân, vì dân. Tính nhân dân của Qn đội ta khơng hề
làm phai nhạt tính chất giai cấp cơng nhân của quân đội. Bởi lẽ, từ
lúc ra đời đến nay, Quân đội ta luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiền phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Sự lãnh đạo của một Đảng Mác-Lênin chân chính đã quyết định
tính chất giai cấp cơng nhân của Quân đội ta. Ngay từ các tổ chức
tiền thân của Quân đội ta đã hình thành các tổ chức đảng trong lực
lượng vũ trang, hoặc được đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng.
Bên cạnh người chỉ huy, có cán bộ Đảng với các chức danh “chính
trị phái viên”, “chính trị ủy viên”, “chính ủy”. Khi thành lập Đội
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đồng thời đã đặt nền móng xây dựng chi bộ đảng. Bên
cạnh đội trưởng có chính trị viên và thiết lập chế độ cơng tác đảng,
cơng tác chính trị; vì vậy, đã xây dựng nên bản chất, truyền thống và

sức mạnh của Quân đội ta qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng.
Tính chất giai cấp cơng nhân khơng những khơng mâu thuẫn với
tính chất nhân dân của quân đội, mà hơn nữa là điều kiện tiên quyết
để xây dựng Quân đội ta thực sự trở thành một quân đội của nhân
dân và của tồn dân tộc. Bởi vì, lợi ích của giai cấp cơng nhân căn
bản nhất trí với của nhân dân và của cả dân tộc. Giai cấp công nhân

6


là giai cấp tiên tiến nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất, kiên
quyết đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức bóc lột để giải phóng mình, giải
phóng nhân dân lao động và giải phóng tồn dân tộc.
Ngược lại, tính chất nhân dân là một trong những biểu hiện chủ
yếu nhất bản chất giai cấp công nhân của Quân đội ta. Bởi vì chỉ có
một qn đội cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân mới là
quân đội có tính chất nhân dân thực sự. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Quân đội ta là quân đội của nhân dân, do dân đẻ ra,
vì nhân dân mà chiến đấu”. ( Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb CTQG,
H, 2000, tập 5, Tr 722)
Quân đội ta không chỉ là một quân đội mang bản chất giai cấp
công nhân, tính nhân dân mà cịn mang tính dân tộc. Khi đánh giá
vai trị của lực lượng du kích, dân qn tự vệ Hồ Chí Minh chỉ rõ,
họ: “là bức tường sắt của Tổ quốc”. (Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb
CTQG, H, 2000, tập 5, Tr 132) Quân đội ta là một quân đội ra đời
trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, từ tiền thân là các
đội vũ trang của tồn dân tộc, tất yếu mang trong mình tính chất dân
tộc Việt Nam; hơn nữa, phẩm chất tinh thần của Quân đội ta còn là
sự kết tinh, sự biểu hiện tinh hoa, truyền thống dân tộc Việt Nam.
“Quân đội ta là quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.(Hồ

Chí Minh, Tồn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 11, Tr 349)
Tính nhân dân và tính dân tộc của Quân đội ta được xây dựng
theo lập trường giai cấp công nhân. Một quân đội mang bản chất

7


giai cấp cơng nhân thì qn đội ấy cũng phải có tính nhân dân và
tính dân tộc sâu sắc. Tính nhân dân và tính dân tộc là một trong
những tính chất để nhận biết bản chất giai cấp công nhân của Qn
đội ta, chứ khơng phải “qn đội tồn dân” mà kẻ địch từng rêu rao.
Sự thống nhất hữu cơ giữa tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân
tộc của Quân đội ta được biểu hiện ở những tính chất cao đẹp, tạo
nên bản chất cách mạng, cơ sở sâu xa sức mạnh chiến đấu của quân
đội. Đúng như Hồ Chí Minh khẳng định: “Qn đội ta có sức mạnh
vơ địch, vì nó là một qn đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng
ta lãnh đạo và giáo dục” (Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb CTQG, H,
2000, tập 11, Tr 349-350).
Hơn 70 nam xây dựng trưởng thành chiến đấu và chiến thắng là
cả một chặng đường vẻ vang, oanh liệt của quân đội nhân dân Việt
Nam. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của chủ tịch Hồ chí Minh và Đảng
cộng sản Việt Nam, quân đội ta đã làm nên những chiến cơng hiển
hách, góp phần to lớn vào sự nghiệp giaỉ phóng dân tộc và đi lên chủ
nghĩa xã hội, xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ “ Quân đội
ta trung với đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vìđộc
lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hồn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
(Hồ chí Minh tuyển tập, tập 2, Nxb sự thật, H 1960, Tr 345) Hàng
triệu cán bộ, chiến sỹ, con em của nhân dân các dân tộc Việt Nam đã
chiến đấu anh dũng hy sinh, xương máu của mình vì độc lập dân tộc


8


và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - đó là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu
cao cả của quân đội ta.
2. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị để giữ vững
mục tiêu lý tưởng chiến đấu của quân đội ta.
Xây dựng quân đội về chính trị là một nguyên tắc căn bản trong
xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, là điều kiện căn
bản để giữ vững mục tiêu lý tưởng chiến đấu của quân đội. Các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là Lênin hết sức chăm
lo xây dựng quân đội về chính trị, nhất là chăm lo xây dựng củng cố
và tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho qn đội, coi đó là
vấn đề sống cịn của qn đội cách mạng. Kế thừa và vận dụng sáng
tạo những nguyên lý xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa
Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dạy: Qn sự mà khơng có chính trị như cây khơng có gốc,
vơ dụng lại có hại. Tư tưởng đó đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo
trong xây dựng quân đội vững mạnh qua các thời kỳ. Quán triệt tư
tưởng đó, Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VI và lần thứ VII xác
định: Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp ngày càng cao lấy xây
dựng chính trị làm cơ sở.
Những năm trước đây, chúng ta xây dựng quân đội về chính trị
trong điều kiện chủ nghĩa xã hội đang trong q trình phát triển, lớn
mạnh khơng ngừng; sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội với tư cách là

9



một hệ thống đã khẳng định tính ưu việt và sức sống mãnh liệt của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo điều kiện quan trọng để xây dựng sức
mạnh chính trị-tinh thần cho Quân đội ta. Hiện nay, sự sụp đổ của
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm cho hệ tư
tưởng Mác-Lênin đang bị tấn công từ nhiều phía. Kẻ thù khơng chỉ
lợi dụng sự sụp đổ của một số nước xã hội chủ nghĩa để lập luận về
sự sụp đổ khơng tránh khỏi của tồn bộ học thuyết Mác-Lênin, mà
còn trắng trợn hơn là đưa các học thuyết phản động, phản khoa học
khác để thay thế học thuyết cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Hiện nay, cùng với những tàn dư của tư tưởng phong
kiến là hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa chống cộng và chủ nghĩa cơ
hội xét lại đang tấn công toàn diện, mạnh mẽ vào bản chất cách
mạng của Quân đội ta. Chúng mưu toan xoá bỏ sự lãnh đạo của
Đảng đối với qn đội, phi chính trị hố qn đội ta. Thực chất của
quan điểm “phi chính trị hóa quân đội” là tước bỏ sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, vơ
hiệu hóa qn đội, làm cho qn đội ta đứng ngồi chính trị, mất
phương hướng chính trị và xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn
đến suy yếu về chính trị, tiến tới quân đội “tự diễn biến” và bị “vơ
hiệu hóa” tự từ bỏ mục tiêu, lí tưởng chiến đấu cao cả của mình.
Xâydựng quân đội về chính trị là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
với quân đội, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của quân đội,
làm cho quân đội trung thành tuyệt đối với Đảng với tổ quốc với sự

10


nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bản chất giai cấp
công nhân là “gốc” của Quân đội ta - quân đội mang bản chất giai

cấp công nhân, thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
Mục tiêu chiến đấu của Quân đội ta cũng là mục tiêu chiến đấu của
Đảng. Vì vậy, chỉ trên cơ sở giữ vững bản chất giai cấp cơng nhân
thì mới giữ vững mục tiêu chiến đấu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa của
quân đội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: Xây dựng
quân đội nhân dân và cơng an nhân dân cách mạng chính qui, tinh
nhuệ từng bước hiện đại. Nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến
đấu để lực lượng vũ trang thật sự là lực lượng chính trị trong sạch,
vững mạnh, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với Đảng, Nhà nước
và nhân dân, được nhân dân tin cậy yêu mến.
Trong chiến lược “diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ, kẻ thù
rất coi trọng chống phá trên mặt trận chính trị - tư tưởng và coi đây
là một trong những khâu đột phá quan trọng. Chúng tìm mọi cách
gieo vào đầu óc nhân dân và Quân đội ta luận điệu về “sự phá sản
của chủ nghĩa Mác-Lênin”, rêu rao “phi hệ tư tưởng hóa”, “phi
chính trị hóa qn đội”, hịng làm tha hóa về hệ tư tưởng, đạo đức,
lối sống của cán bộ, chiến sĩ, làm cho Quân đội ta biến chất về chính
trị.
Cùng với sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và sự biến động cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta là
sự tác động trực tiếp hàng ngày, hàng giờ của tư tưởng, đạo đức, lối

11


sống lạc hậu và phản động. Đây cũng là một mặt trận nóng bỏng,
gay gắt nhất hiện nay trong việc củng cố, tăng cường bản chất giai
cấp công nhân của quân đội, của việc xây dựng quân đội về chính
trị. Vì vậy, việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm cho hệ tư tưởng đó trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong

đời sống tinh thần của Quân đội ta là một trong những nội dung rất
cơ bản có tính chất quyết định đến xây dựng qn đội về chính trị và
đây là cách đề kháng tốt nhất nhằm chống lại có hiệu quả sự xâm
nhập của tư tưởng phi Mác xít vào quân đội, làm cho Qn đội ta
khơng bị biến chất về chính trị; đồng thời, quân đội phải tích cực,
chủ động chiến đấu trên mặt trận chính trị - tư tưởng.
Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Việt Nam, là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan
trọng, được đặt ra cấp bách, với những yêu cầu mới ngày càng cao
trong xây dựng quân đội về chính trị để đáp ứng tinh hình.
Ngày nay khơng thể hiểu một cách đơn giản, nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chỉ là chống chiến tranh xâm lược vũ
trang, chống lại sự phá hoại từ bên ngoài đối với đất nước, hoặc coi
an ninh chỉ là vấn đề giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của quân đội có bước
phát triển mới được Đảng ta xác định là: Bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia,

12


trật tự an tồn xã hội và nền văn hố; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích
quốc gia, dân tộc
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
phát triển cả về quy mơ, tính chất với phạm vi rộng hơn, phức tạp
hơn. Đồng thời, sự đan xen, gắn bó nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa với các nhiệm vụ khác ngày càng tăng, như kinh tế phải
kết hợp với an ninh-quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa ngày càng gắn chặt với nhiệm vụ an ninh, đối
ngoại và hoạt động của các lực lượng, các đồn thể chính trị-xã hội.
Qn đội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa không chỉ bằng biện pháp quân sự vũ trang mà còn cả trên
lĩnh vực phi vũ trang. Bởi vì, hiện nay kẻ thù tấn cơng, phá hoại ta
một cách toàn diện với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, không chỉ
bằng quân sự mà thâm hiểm hơn là trên lĩnh vực khơng khói súng,
với chiến lược “diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ, tìm mọi cách
“phi chính trị hóa qn đội”.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
được tiến hành trong điều kiện, hồn cảnh mới, có những thuận lợi
và khó khăn mới. Thuận lợi là, tình hình quốc tế, khu vực với xu
hướng giảm đối đầu, tăng cường đối thoại hồ bình. Nước ta sau 20
năm đổi mới đã xây dựng được những tiền đề, cơ sở vật chất quan
trọng tăng cường cho quốc phòng, an ninh… Bên cạnh đó, chúng ta

13


phải đối mặt với những khó khăn mới như, so sánh tương quan lực
lượng khơng có lợi cho các nước nhỏ trong bảo vệ độc lập chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ; trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
mở cửa làm ăn với bên ngoài đồng thời kèm theo những nguy cơ của
sự xâm lăng văn hoá, kinh tế, vì vậy, trong đối tác có đối tượng và
trong đối tượng có đối tác; những mặt trái, tiêu cực của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động không nhỏ đến
tăng cường sức mạnh của quân đội, đến việc xây dựng quân đội về
chính trị. Bảo đảm cho đất nước ln ln có đủ sức mạnh cần thiết
để răn đe không chỉ bằng quân sự, mà cịn răn đe cả bằng sức mạnh
về chính trị, giữ gìn hồ bình và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh

xâm lược trên mọi quy mô, nếu kẻ thù liều lĩnh tiến hành chiến tranh
xâm lược nước ta. Vì vậy, phải chăm lo xây dựng qn đội tồn
diện, trong đó xây dựng quân đội manh về chính trị là cơ sở để xây
dựng các yếu tố khác; làm cho quân đội tinh nhuệ không chỉ trên
mặt trận đấu tranh vũ trang mà còn tinh nhuệ cả trên mặt trận phi vũ
trang.
Để xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị trong giai đoạn hiện
nay, cần quán triệt và thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau đây:
Một là, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Đây là nhân tố then chốt, cốt lõi trong xây dựng quân đội về chính
trị.Quân đội ta ra đời, tồn tại gắn liền với chính trị, là cơng cụ để thực
14


hiện đường lối chính trị của Đảng, của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; là lực lượng chính trị đặc biệt của Nhà nước để bảo vệ
quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền - giai cấp cơng nhân. Chính
nhờ bản chất giai cấp cơng nhân được giữ vững và tăng cường mà quân
đội ta ln là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin
cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Vì vậy, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Chúng ta cần:
Kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nâng cao chất lượng chính trị, bản lĩnh chính trị, xây dựng
phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ.
Vận dụng sáng tạo nguyên tắc giai cấp trong xây dựng Quân đội

nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước
hiện đại.
Đổi mới và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Hai là, tăng cường giáo dục chính trị, nâng cao giác ngộ xã hội
chủ nghĩa cho toàn quân.
Giáo dục chính trị, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa là cơ sở
xây dựng nhân tố chính trị-tinh thần cho bộ đội, nhân tố cơ bản để
nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội.
15


Để tăng cường giáo dục chính trị, nâng cao giác ngộ xã hội chủ
nghĩa cho toàn quân, chúng ta cần coi trọng giáo dục chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Đây là vấn đề cơ bản, xuyên suốt nhằm xây dựng lập
trường giai cấp, nâng cao bản lĩnh chính trị cho bộ đội và là cơ sở để
xây dựng các nhân tố khác.
Giáo dục nhiệm vụ quân đội, đơn vị; nhận rõ kẻ thù của cách
mạng Việt Nam, đối tượng tác chiến của quân đội để bộ đội có nhận
thức đúng đắn, từ đó có thể hành động đúng.
Giáo dục bản chất tốt đẹp của chế đõnh chủ nghĩa mà Đảng và
nhân dân ta đang xây dựng; đó là sự lựa chọn của lịch sử, sự lựa
chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của tồn Đảng, tồn dân
và tồn quân ta; đồng thời, phân tích rõ bản chất tư hữu, bóc lột của
chủ nghĩa tư bản. Mặc dù hiện nay chúng đang có sự điều chỉnh,
thích nghi nhưng bản chất là không bao giờ thay đổi.
Ba là, Quân đội phải thực hiện tốt chức năng, đội quân chiến
đấu, đội quân công tác đội quân lao đông sản xuất.
Thực hiện tốt các chức năngcủa quân đội, nhất là chức năng đội
quân công tác nhằm nắm dân, xây dựng cơ sở chính trị trong nhân

dân, góp phần đấu tranh thắng lợi với chiến lược “diễn biến hồ
bình”, bạo loạn lật đổ của kẻ thù. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng
quân đội về chính trị
Bốn là, coi trọng giáo dục cho quân đội tinh thần yêu nước.
16


Chính trị của Quân đội ta là xây dựng, giữ gìn và phát huy
truyền thống yêu nước, truyền thống dân tộc, quân đội. Tinh thần
yêu nước của dân tộc ta là ưu thế tuyệt đối trước mọi kẻ thù xâm
lược, là nguồn động lực mạnh mẽ tạo nên sức mạnh vơ địch của
Qn đội ta. Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân ta có một lịng nồng nàn
u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,
mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành
một là sóng vơ cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí
Minh, Tồn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6, Tr 171).

Đất nước ta đang bước vào thế kỷ XXI trong bối cảnh có nhiều
thời cơ và thách thức mới. Hội nhập kinh tế thế giới đang là xu thế
khách quan mà chúng ta không thể đi ngược lại được. Chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch tận dụng thời cơ này đảy mạnh hạot
động chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Việt
Nam. Trong đó “phi chính trị hố qn đội” xố nhồ mục tiêu lý
tưởng chiến đấu của quân đội là mưu đồ chiến lược nhằm vô hiệu
hố cơng cụ bạo lực của Nhà nước chúng ta. Thực tiễn đó đặt ra yêu
cầu xây dựng quân đội thực sự vững mạnh về chính trị, trung thành với
sự nghiệp cách mạng xã hội, với tổ quốc với nhân dân, là chỗ dựa vững
chắc của Đảng cộng sản, của nhân dân trên con đường độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội mà dân tộc đã lựa chọn .


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG
2. V.I.Lê-nin, Toàn tập, Nxb TB, M, 1979, tập 12.
3. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 5.
4. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6.
5. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 11.
6. Tổng cục chính trị (1993), tiếp tục đẩy mạnh công tác dân
vận của quân đội trong tình hình mới, Chỉ thị số 127/ CT, ngày
02/4/1993.

18



×