Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TƯ TƯỞNG về dân CHỦ và CHUYÊN CHÍNH vô sản TRONG các tác PHẨM TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG sản, PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH gô TA, nội CHIẾN ở PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.57 KB, 16 trang )

TƯ TƯỞNG MÁC-ĂNG GHEN VỀ DÂN CHỦ VÀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN
TRONG 3 TÁC PHẨM: “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”; “NỘI CHIẾN
Ở PHÁP”; “PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔTA”

Tư tưởng về dân chủ và chuyên chính vô sản chiếm một vị trí quan trọng
đặc biệt trong học thuyết Mác - Ăng ghen. Vì vậy việc luận giải một cách
khoa học và phát triển sáng tạo học thuyết về chuyên chính vô sản trở thành
nhiệm vụ cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với những người kiên
định chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá
trình đấu tranh cách mạng, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp
công nhân sẽ không đánh đổ được kẻ thù của mình là giai cấp tư sản, sẽ không
cải tạo được xã hội cũ - xã hội tư bản chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản nếu như giai cấp công nhân không giành
được chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản là
hình thức chính trị tất yếu phải trải qua để đa loài người tiến tới một xã hội
không còn giai cấp, không còn áp bức, bóc lột, mọi người được sống tự do
hạnh phúc. Đây là vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ cuộc đấu tranh giai cấp của
giai cấp vô sản đặc biệt là trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ và chuyên chính vô sản, thực chất đây là vấn đề chính quyền
nhà nước, là thứ mà giai cấp công nhân phải giành lấy cho được và dùng nó để
đập tan sự phản kháng của giai cấp bóc lột, xây dựng thành công xã hội mới.
Vì vậy, chuyên chính vô sản đã, đang và sẽ là vấn đề chống phá quyết liệt của
các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa xã hội. Ở nước ta trong thời gian qua,
cũng đã xuất hiện những quan điểm sai trái, xuyên tạc bản chất của chủ nghĩa
xã hội, của nhà nước chuyên chính vô sản mà chúng ta đang xây dựng. Trong
cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữ hai con đờng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa vẫn đặt ra những vấn đề trực tiếp đó là chuyên chính tư sản hay chuyên


chính vô sản. Chính vì vậy làm rõ tư tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen về dân
chủ và chuyên chính vô sản là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp bách trong


sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Tư tưởng về dân chủ và chuyên chính vô sản hình thành gắn liền với quá
trình hoạt động lý luận và thực tiễn của C.Mác - Ph.Ăngghen và quá trình
chuyển biến lập trường từ duy tâm sang duy vật, từ dân chủ cách mạng sang
cộng sản chủ nghĩa. Với tư duy biện chứng duy vật và thực tiễn đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản, C.Mác - Ph. Ăngghen đã
không ngừng tìm tòi khám phá trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn qua từng thời kỳ, từng giai đoạn thăng trầm của phong trào cách mạng để
hoàn thiện học thuyết của mình. Thông qua các tác phẩm chủ yếu như: “Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản” (1848); “Nội chiến ở Pháp”(1871), “phê phán
cương lĩnh Gôta” (1875), “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
Nhà nước” (1884)…tư tưởng về dân chủ và chuyên chính vô sản không ngừng
được bổ sung, phát triển ngày càng rõ hơn.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủ
nghĩa xã hội khoa học. Những nguyên lý C .Mác và Ph.Ăng ghen trình bày
trong tác phẩm là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế.Chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của
mọi cuộc cách mạng, với sự công bố: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
(tháng 2.1848), cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, chủ nghĩa
Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học chính thức ra đời. Những tư tưởng về dân chủ
và chuyên chính vô sản đã được hai ông diễn đạt một cách rõ ràng như: “Giai
cấp vô sản giành lấy chính quyền”; “Giai cấp vô sản đã được tổ chức thành
giai cấp thống trị” Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Các Mác Ăngghen chưa dùng đến thuật ngữ chuyên chính vô sản, dân chủ vô sản.


Nhưng, tư tưởng về chuyên chính vô sản đã thể hiện rõ ràng đó là: “Giai cấp
vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành
giai cấp dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản
hiểu”1
“Bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến

thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ”2.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” Mác – Ăngghen còn
chỉ ra phương thức giành chính quyền khác hẳn với các giai cấp trước đó:“ Tất
cả những giai cấp trước kia sau khi chiếm được chính quyền, đều ra sức củng
cố địa vị mà họ đã nắm được bằng cách bắt toàn bộ xã hội tuân theo những
điều kiện bảo đảm cho phương thức chiếm hữu của chính chúng. Những người
vô sản chỉ có thể giành được những lực lượng sản xuất xã hội bằng cách xoá
bỏ phương thức chiếm hữu hiện nay của chính mình, và do đấy, xoá bỏ toàn
bộ phương thức chiếm hữu nói chung đã tồn tại từ trước đến nay. Những
người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thẩy
những cái gì từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu”3.
Trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản Mác - Ăngghen còn nêu lên tư
tưởng tự tiêu vong của Nhà nước chuyên chính vô sản: “ Nếu giai cấp vô sản
trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải tự tổ chức thành
giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành
giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt
những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản
xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng
giai cấp, nó tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự
M-ă toàn tập. tập 4 Trang 623-624 nxb CTQG 1995
M-Ă toàn tập tập 4 Trang 626 nxb CTQG 1995
3 M-Ă toàn tập tập 4 Tr 611 nxb CTQG 1995
1
2


thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp” 4. Tác phẩm “Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản” chỉ ra cho giai cấp vô sản phải tự mình vươn lên trở thành
dân tộc vì “trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết,
ngoài xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới” 5. Điều đó có

nghĩa là giai cấp vô sản muốn giành được chính quyền tất yếu phải thiết lập
một nền chuyên chính nhà nước của mình, và trở thành một giai cấp đại diện
cho quốc gia, dân tộc mình. Hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng vô sản
trước hết ở trong nước mình, tất nhiên giai cấp dân tộc ở đây không phải là
dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, biệt lập như là cách mà giai cấp tư sản thường hiểu để
tiến tới xã hội cộng sản. Mác viết: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống
lại giai cấp tư sản, dù về nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc,
nhưng lúc đầu lại mang hình thức dân tộc. Đương nhiên là trước hết, giai cấp
vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã”6.
Trước những diến biến của phong trào công nhân, Mác Ăng ghen đã
nhanh chóng theo dõi tình hình, kịp thời tổng kết thực tiễn bổ sung cho lý luận
trước đó của mình và được Mác – Ăng ghen thể hiện trong tác phẩm “Nội
chiến ở Pháp”. Mác viết “Nội chiến ở Pháp” để tổng kết thực tiễn phong trào
công nhân, phát triển những nguyên lý CNXH khoa học với tính cách là “Lời
kêu gọi của Tổng Hội đồng liên hiệp công nhân quốc tế”. Hiện nay tác phẩm
được in trong Các Mác và Ph.Ănghen, Toàn tập T17 Nxb CTQG, Sự thật,
H.1995, từ trang 421 đến 487 Trong tác phẩm này các ông đã trình bày tương
đối rõ ràng nhiều vấn đề trong đó đáng chú ý là tư tưởng về chuyên chính vô
sản. Cụ thể:

M-Ă toàn tập tập 4 Tr 628 nxb CTQG 1995
M-Ă toàn tập tập 4 Tr 646 nxb CTQG 1995
6 M-Ă toàn tập tập 4 Tr 611 nxb CTQG 1995
4
5


Một là, các ông đã vạch ra tính tất yếu và nội dung đập tan nhà nước tư
sản.
Tư tưởng về dân chủ và chuyên chính vô sản đã được Mác, Ănghen trình

bày ở nhiều tác phẩm. Trong ‘‘Hệ tư tưởng Đức’’, Mác và Ăghghen đã vạch
ra tính tất yếu giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thống trị, giành lấy
chính quyền và coi đó là quy luật tất yếu như các giai cấp thống trị khác trong
lịch sử. Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen tiếp tục phát
triển tư tưởng về chuyên chính vô sản với những luận điểm nổi tiếng: Giai cấp
công nhân phải giành lấy dân chủ; phải giành lấy chính quyền; phải trở thành
dân tộc ; sau khi giành được chính quyền phải tổ chức xây dựng xã hội mới,
phát triển lực lượng sản xuất, thành lập chế độ công hữu phù hợp với trình độ
phát triển lực lượng sản xuất. Chỉ ra các biện pháp cơ bản để xây dựng xã hội
mới. Tổng kết cuộc cách mạng 1848 – 1851 ở Châu Âu, trong tác phẩm “Đấu
tranh giai cấp ở Pháp”,‘‘Ngày 18 tháng sương mù của Luy Bônapáctơ’’, Mác
đã vạch rõ tư tưởng cần phải đập tan nhà nước tư sản chứ không chỉ đơn giản
là chiếm lấy nó và coi đó là điều kiện hết sức quan trọng để giải phóng giai
cấp vô sản. Trong tác phẩm ‘‘Nội chiến ở Pháp’’ , Mác đã đưa ra khái niệm
"nền chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân".
Năm 1852, trong thư gửi Vây đờmaye, lần đầu tiên Mác đưa ra thuật ngữ
"chuyên chính vô sản" ông viết:‘‘... cái mới của tôi chứng minh: 1. Sự tồn tại
của giai cấp chỉ gắn liền với những điều kiện phát triển lịch sử nhất định của
sản xuất ; 2. Cuộc đấu tranh của giai cấp (giai cấp vô sản) tất nhiên dẫn đến
chuyên chính vô sản ; 3. Bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ
tiến tới thủ tiêu tất cả mọi giai cấp và tiến tới một xã hội không giai cấp’’.
Nhưng đến tác phẩm "Nội chiến ở Pháp", từ thực tiễn công xã Pari, Mác
đã chỉ rõ: Giai cấp công nhân phải thủ tiêu toàn bộ bộ máy nhà nước tư sản và


thiết lập bộ máy nhà nước chuyên chính của giai cấp công nhân với những
chức năng và nhiệm vụ rất cụ thể. Trong bộ máy nhà nước tư sản, C.Mác cho
rằng cần phải đập tan các “công cụ quyền lực vật chất” như quân đội thường
trực, cảnh sát, bộ máy quan liêu, quan toà, giới tu hành, đồng thời phải xoá bỏ
“các công cụ áp bức tinh thần” như các thế lực tăng lữ, tách nhà thờ ra khỏi

trường học, tách giáo hội ra khỏi nhà nước…, thiết lập các cơ quan dân cử, vũ
trang toàn dân, thực hiện một nền giáo dục không phải trả tiền và các quyền tự
do dân chủ khác, đã chứng tỏ tính ưu việt của nhà nước mới – nhà nước
chuyên chính của giai cấp công nhân.
Hai là, các ông đã chỉ rõ bản chất, tính chất, hình thức của nhà nước
chuyên chính vô sản.
Công lao vĩ đại của Mác là đã thấy ở công xã Pari những đặc trưng của
Nhà nước vô sản đầu tiên, hình thức chính quyền vô sản cần phải thay thế bộ
máy Nhà nước tư sản sẽ bị xoá bỏ, " công xã là hình thức chính trị, rốt cuộc đã
được tìm ra, khiến cho nó có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về
mặt kinh tế". C.Mác chỉ ra rằng: tính chất đặc biệt của nhà nước Công xã Pari
- thời kỳ cải biến cách mạng bắt nguồn từ mục đích kinh tế và xã hội do cách
mạng đề ra. Mác viết: “về thực chất, Công xã là một Chính phủ của giai cấp
công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp những ngời sản xuất chống
lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến
cho có thể thực hiện việc giải phóng lao động về mặt kinh tế” 7 Công xã là một
hình thức chính trị đã được tìm ra có nghĩa vụ phải lật đổ cơ sở kinh tế mà
chính trên cơ sở đó tồn tại các giai cấp và sự thống trị giai cấp.

7

M-Ă toàn tập tập 17 Tr 454 nxb CTQG 1995


Mác đã nêu bật bản chất của nhà nước chuyên chính vô sản đó là bản
chất giai cấp vô sản, nhà nước đầu tiên trong lịch sử thật sự đại biếu và bảo vệ
lợi ích của quần chúng lao động, dựa vào đa số nhân dân để thực hiện nhiệm
vụ của mình. Công xã Pari là hình thức Nhà nước thật sự dân chủ. ‘' Công xã
gồm những đại biểu thành phố do đầu phiếu phổ thông của các khu Pari bầu
lên. Họ là những đại biểu có trách nhiệm và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc

nào’’8 Công xã là một đoàn thể công tác vừa có chức năng lập pháp, vừa có
chức năng hành pháp. Công xã đã tạo ra cái nền tảng của những thiết chế thật
sự dân chủ. Công xã là chế độ mới của nhân dân, tổ chức đời sống xã hội vì
lợi ích của nhân dân. Tất cả các cơ quan chính quyền và các chức vụ đều do
nhân dân bầu cử dân chủ, trực tiếp bằng phiếu kín. Về nguyên tắc và hoạt
động của Công xã khác về căn bản với tổ chức chính trị của giai cấp tư sản.
Đó là thực hiện nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, toàn dân tham gia thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Các cơ quan nhà nước, các tổ
chức chính trị, lực lượng vũ trang, hệ thống hành chính, toà án, an ninh, được
xây dựng và tổ chức theo nguyên tắc dân chủ. Nhà nước vô sản còn có các
biện pháp cụ thể để ngăn ngừa, loại trừ chủ nghĩa quan liêu, đặc quyền đặc lợi
bằng cách hạ mức lương của nhân viên nhà nước xuống ngang mức lương của
người công nhân bình thường. Mác viết : ‘‘Đối với những viên chức thuộc tất
cả mọi ngành khác trong bộ máy hành chính thì cũng như vậy. Từ các ủy viên
Công xã cho tới những nhân viên cấp thấp nhất đều phải đảm bảo công vụ với
mức lương ngang lương công nhân. Những đặc quyền đặc lợi và những phụ
cấp chức vụ của những kẻ quyền cao chức trọng của nhà nước cũng biến đi
cùng với chính ngay những kẻ quyền cao chức trọng đó.’’9
8

M-Ă toàn tập tập 17 Tr 449 nxb CTQG 1995

9

M-Ă toàn tập tập 17 Tr 449 nxb CTQG 1995


Ba là, qua "Nội chiến ở Pháp" Mác đã phác hoạ khá rõ nét những chức
năng, nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước chuyên chính vô sản.
Nhà nước vô sản là công cụ của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản,

đồng thời, đây còn là chính quyền tiến hành công việc quản lý xã hội to lớn.
Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản, không chỉ thể
hiện trong chính sách đối nội. Qua công xã Pari, Mác đã cho thấy Nhà nước
vô sản còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đại biểu cho lợi ích giai cấp
công nhân, lợi ích dân tộc chân chính và thi hành chính sách đối ngoại đúng
đắn. Có thể nói, Nội chiến ở Pháp là sự tổng kết thực tiễn và từ đó bổ sung,
phát triển nguyên lý về chuyên chính vô sản, đúng như Mác kết luận : ‘‘Muốn
hiểu chuyên chính vô sản là gì, hãy nhìn vào công xã Pari, chuyên chính vô
sản là như thế đấy’’.
Tuy chỉ tồn tại có 72 ngày đêm nhưng những thành công của Công xã đã
được Mác ca ngợi ‘‘ Pari công nhân, với công xã của nó, mãi mãi sẽ được
người đời ngưỡng mộ coi là tiên khu quang vinh của một xã hội mới’’ 10, Công
xã Pari chưa có đủ thời gian, điều kiện để tiến hành công việc quản lý xã hội
hết sức phức tạp, to lớn với những quy mô thích đáng, song Công xã Pari đã
có nhiều hoạt động quản lý thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
kiểu mới. Đó là : Giao cho công nhân quản lý các nhà máy, xí nghiệp để duy
trì sản xuất. Đây là bước đầu tiên đánh dấu phương hướng quản lý kinh tế của
Nhà nước vô sản nhằm biến tư liệu sản xuất, ruộng đất và tư bản thành "công
cụ của lao động liên hiệp tự do" ; quản lý đô thị, phát triển giáo dục, giữ gìn
trật tự trị an, xây dựng đời sống văn hoá mới làm cho mọi người dân đều được
hưởng...
10

M-Ă toàn tập tập 17 Tr 482 nxb CTQG 1995


Tư tưởng về nhà nước chuyên chính vô sản và dân chủ vô sản còn được
C.Mác chỉ rõ hơn trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta”.Trong tác phẩm
này, C.Mác chỉ rõ vai trò của nhà nước vô sản sau khi giai cấp công nhân
giành được chính quyền, chuyên chính vô sản phải tiến hành cải tạo xã hội cũ,

xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa “giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã
hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã
hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước
của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng
của giai cấp vô sản”11.
Vậy là, tư tưởng về chuyên chính vô sản đã có một bước phát triển nhiều
so với “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C.Mác cho rằng chuyên chính vô sản
được biểu hiện là giai cấp công nhân phải đấu tranh để tự mình trở thành dân
tộc, phải giành lấy dân chủ và đập tan bộ máy nhà nước cũ…thì nay các ông
đã chỉ rõ cần phải giành lấy cái gì, đập tan cái gì (đập tan nhà nước tư sản,
quân đội và cảnh sát; tách giáo hội ra khỏi nhà nước...). Vấn đề bạo lực cách
mạng là vấn đề được C.Mác – Ph.Ăngghen phát triển một cách toàn diện cả về
hình thức, phương pháp, nhiệm vụ…so với Tuyên ngôn sau khi theo dõi, tổng
kết những hoạt động của Công xã Pari. Xuất phát từ mục đích, tính chất của
nhà nước của giai cấp tư sản là nhà nước dùng để duy trì sự bóc lột giai cấp
những người lao động, nhà nước dùng bạo lực để trấn áp quần chúng và từ
mục đích, tính chất của cuộc cách mạng vô sản, mà C.Mác – Ph.Ăngghen cho
rằng phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột.
Đặc biệt, quân đội là công cụ bạo lực chủ yếu của giai cấp tư sản, phục vụ cho
những mục đích của giai cấp tư sản, C.Mác - Ăngghen cho rằng phải giải tán
quân đội thường trực đó. Vấn đề xây dựng một quân đội của nhà nước mới
11

M-Ă toàn tập. tập 19 Trang 47 nxb CTQG 1995


cũng được đề cập một cách cụ thể. Trong cuộc cách mạng 1871 ở Pháp, giai
cấp công nhân xây dựng cho mình những tiểu đoàn quân tình nguyện để bảo
vệ thành quả cách mạng.Tư tưởng bạo lực của các ông còn được thể hiện ở
vấn đề vũ trang toàn dân chống lại kẻ thù. Lần đầu tiên tư tưởng này được đề

cập như là một nguyên tắc xây dựng bạo lực của giai cấp công nhân, của nhà
nước Công xã. Từ thực tiễn của Công xã mà C.Mác – Ph.Ăngghen còn cho
rằng sự cần thiết phải xây dựng một quân đội thường trực mạnh, kiên quyết
tấn công kẻ thù, tiêu diệt chúng tới tận sào huyệt cuối cùng. Điều đó, có nghĩa
là phải sử dụng bạo lực một cách triệt để, không khoan nhượng với kẻ thù.
Vấn đề dân chủ và chuyên chính vô sản trong cương lĩnh Gôta đã được
Mác – Ăng ghen tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới. Trước tình hình phái
Ai Dơ Nắc và phái Lát Xan đã tổ chức Đại hội ở Thành phố Gôta thành lập
một chính đảng thống nhất lấy tên là “Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức”,
sự thống nhất lực lượng công nhân Đức là một việc cần phải làm. Nhưng
cương lĩnh của Đại hội Gôta mang tính chất cơ hội về những vấn đề cơ bản
của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản mà C.Mác, PhĂngghen đã nêu ra, như
chuyên chính vô sản, liên minh công nông, Đảng vô sản và con đường chuyển
sang chủ nghĩa xã hội. Những người Ai Dơ Nắc rời bỏ lập trường mácxít, lùi
bước trước phái Lát Xan. Ngay từ khi Đại hội khai mạc, C.Mác và Ph.
Ăngghen đã phê bình những luận điểm cơ hội chủ nghĩa của bản cương lĩnh,
song những người lãnh đạo phái Ai Dơ Nắc không chịu tiếp thu và giấu kín,
những nhận xét của C.Mác không cho quần chúng biết. Sau này, năm 1891
Ph. Ăngghen đã công bố tập tài liệu đó, dưới nhan đề “phê phán Cương lĩnh
Gôta”, làm bài học chung cho giai cấp vô sản thế giới.
C.Mác tập trung phê phán những sai lầm trong Cương lĩnh Gôta: cả về lý
luận, lập trường tư tưởng, và chỉ rõ thực chất Cương lĩnh Gôta là một mớ hỗn


tạp, vô dụng làm cho Đảng mất tinh thần. C.Mác viết: “Ngoài việc đó ra,
nghĩa vụ của tôi là không được thừa nhận, dù là bằng một sự im lặng ngoại
giao đi nữa, một cương lĩnh mà tôi tin chắc là hoàn toàn vô dụng và đang làm
cho Đảng bị mất tinh thần”12
C.Mác phê phán sự vu khống của bọn vô chính phủ đối với C.Mác Ph.Ăngghen. Bọn cơ hội cho rằng, C.Mác và Ph.Ăngghen là lãnh tụ phong
trào công nhân, nên sự hợp nhất hai tổ chức đảng ở Đức là có sự can thiệp của

các ông. Vì thế, người soạn thảo Cương lĩnh Gôta cũng là do C.Mác –
Ph.Ăngghen đảm nhiệm, để phản bác lại sự bịa đặt đó của bọn cơ hội và xét
lại. C.Mác trong thư gửi V.Brăc-cơ đã khẳng định: “Ph.Ăngghen và tôi, chúng
tôi sẽ công bố một bản tuyên bố vắn tắt, trong đó chúng tôi sẽ nói rõ rằng
chúng tôi hoàn toàn xa lạ và không dính dáng gì đến bản Cương lĩnh có tính
nguyên tắc đó cả”13
“Đó là một việc cần thiết vì ở nước ngoài đang có cái mà kẻ thù của
Đảng đang ân cần nuôi dưỡng - tức là ý kiến hết sức sai lầm cho rằng ở đây,
chúng tôi đang bí mật lãnh đạo phong trào của cái gọi là Đảng Ai Dơ Nắc.
Chẳng hạn như trong một trước tác bằng tiếng Nga xuất bản mới đây BaCunin
đã buộc cho tôi là phải chịu trách nhiệm không những về tất cả các cương
lĩnh”..v.v”14. C.Mác viết tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gôta”, còn nhằm
cung cấp những tài liệu về chủ nghĩa Lát Xan thực chất là tên cơ hội, giáo điều
Vấn đề dân chủ và Nhà nước đã được C.Mác đã phê phán các quan điểm
sai trái trong "Cương lĩnh Gôta" là Đảng công nhân Đức đấu tranh đòi quyền
dân chủ cho nhân dân trên cơ sở làm cho nhà nước được "tự do". Tính chất sai
trái của Đảng công nhân Đức là chưa nhận rõ bản chất giai cấp của nhà nước,
M-Ă toàn tập. tập 19 Tr 24 nxb CTQG 1995.
M-Ă toàn tập tập 19 Tr 23 nxb CTQG 1995.
14 M-Ă toàn tập tập 19 Tr 23 nxb CTQG 1995.
12

13


coi như "nhà nước là một thực tại độc lập, có những "cơ sở tinh thần, đạo đức
và tự do "riêng của nó". Trái lại, nhà nước tư sản đều có chung tính chất là
công cụ bảo vệ quyền thống trị của giai cấp tư sản, nhằm áp bức quần chúng
nhân dân lao động chứ không phải nhà nước tự do hay nhà nước của nhân dân.
Trong tác phẩm, C.Mác đã cho rằng giai cấp vô sản muốn đấu tranh

xoá bỏ xã hội tư bản và đem lại quyền dân chủ cho nhân dân lao động thực
sự phải đập tan nhà nước tư sản, gốc rễ của chủ nghĩa tư bản. Nhà nước chỉ
biến đổi sẽ từng bước bị tiêu vong trong xã hội cộng sản chủ nghĩa và trong
xã hội tư bản nhà nước không bao giờ có sự biến đổi về bản chất, chức năng
của nó. Đảng công nhân Đức đòi hỏi một thứ thuế luỹ tiến duy nhất đánh
vào thu nhập, đánh vào giai cấp tư sản, coi đó là những biến đổi mới chức
năng, chức năng nhà nước và có thể đem lại quyền lợi cho nhân dân lao
động. Điều này thật sai lầm, vì theo C.Mác: "Thuế là cơ sở kinh tế của bộ
máy cai trị, chứ không phải cái gì khác" 15. Vì thế, còn nhà nước nói chung,
sự hiện tồn của nhà nước tư sản nói riêng thì nhân dân lao động không thể
có quyền tự do, dân chủ thực sự và sẽ còn bị là đối tượng áp bức bóc lột.
Cho nên, một Đảng cách mạng thực sự muốn đem lại quyền tự do, dân chủ
cho nhân dân lao động không đập tan, xoá bỏ nhà nước mà chỉ đưa ra
những yêu sách để làm biến đổi bản chất nhà nước là mơ hồ ảo tưởng.
Vấn đề dân chủ và chuyên chính vô sản trong tác phẩm “nguồn gốc của
gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” Ph.Ăngghen đã luận giải
nguồn gốc và tính tất yếu ra đời của nhà nước là khi có của dư thừa, xã hội
có phân hoá thành kẻ giàu và người nghèo, phân hoá thành giai cấp thống trị
và bị trị thì nhà nước ra đời. Đó là một thiết chế không những bảo vệ những
của cải mà các cá nhân vừa mới có được, chống lại những truyền thống cộng
15

M-Ă toàn tập. tập 19 Tr 49 nxb CTQG 1995


sản của chế độ thị tộc. Một thiết chế không những thần thánh hoá sở hữu tư
nhân rất bị khinh rẻ trước đây và tuyên bố sự thần thánh đó là mục đích tối
cao của mọi xã hội loài người, mà còn in dấu ấn của sự công nhận của xã hội
nói chung lên những hình thức mới, phát triển nối tiếp nhau, của việc kiếm
được tài sản. Nói một cách khác là của việc tích luỹ của cải ngày càng nhanh,

một thiết chế không những có thể kéo dài mãi mãi sự phân chia xã hội thành
giai cấp, một sự phân chia mới chớm nở, mà còn kéo dài mãi mãi quyền của
giai cấp có của được bóc lột giai cấp không có của và quyền thống trị của
giai cấp có của đối với giai cấp không có của. Thiết chế đó đã xuất hiện, nhà
nước đã được phát minh ra.
Cơ sở nảy sinh sự phân chia xã hội thành những giai cấp, tầng lớp khác
nhau là do sản xuất, do có của dư thừa và phân chia xã hội thành kẻ giàu,
người nghèo. Ph. Ăngghen khẳng định: "Sự phân biệt giữa kẻ giàu và người
nghèo đã xuất hiện bên cạnh sự phân biệt giữa người tự do và người nô lệ:
Cùng với sự phân công mới là sự phân chia mới xã hội thành các giai cấp"16.
Tất cả những nguyên nhân của hình thành ra các giai cấp đều chỉ tuyệt
đối gắn liền với sản xuất, những nguyên nhân ấy đã dẫn tới chỗ phân chia
những người tham gia sản xuất thành người điều khiển và người thừa hành,
hay phân chia họ thành người sản xuất đại quy mô hay tiểu quy mô.
Trong tác phẩm, Ph. Ăngghen đã chỉ ra tính tất yếu tồn tại nhà nước
trong xã hội có sự phân chia giai cấp. Bởi lẽ, trong xã hội có sự phân chia giai
cấp, tất yếu xuất hiện mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị. Mâu thuẫn giai cấp dẫn đến xã hội bị phân thành những mặt đối
lập không thể điều hoà được, tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp. Vì vậy, để
bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị tất yếu phải sử dụng công cụ nhà nước
16

M-Ă toàn tập. tập 19 tr. 243 nxb CTQG 1995


nhằm trấn áp giai cấp bị trị. Ph. Ăngghen viết: "... nhà nước là sản phẩm của
một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định, nó là sự thú nhận rằng xã
hội đó bị lúng túng trong một mối mâu thuẫn với bản thân mà không sao giải
quyết được, rằng xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều
hoà mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được"17.

Chức năng của nhà nước là quản lý, điều tiết sản xuất kinh tế, xã hội,
đồng thời còn thực thi quyền lực bạo lực trấn áp. Ph. Ăngghen khẳng định:
"Quyền lực công cộng đó đều tồn tại trong mỗi nhà nước. Nó không phải chỉ
gồm những người được vũ trang mà còn gồm những công cụ vật chất phụ
thêm nữa, như nhà tù và đủ các loại cơ quan, cưỡng bức mà tổ chức xã hội thị
tộc không hề biết đến"18.
Cơ sở tồn tại hoạt động của nhà nước, để duy trì quyền lực công cộng của
mình cần phải có sự đóng góp của công dân, đó là thuế. Nhà nước là một
phạm trù lịch sử, có sự ra đời và tiêu vong. Ph. Ăngghen đã khẳng định tính
tất yếu ra đời của nhà nước trong lịch sử phát triển của xã hội loài người: "Đã
từng có những xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào
về nhà nước và chính quyền nhà nước cả. Đến một giai đoạn phát triển kinh tế
nhất định, giai đoạn tất nhiên gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp
thì sự phân chia đó làm cho nhà nước trở thành một tất yếu" 19.
Về sự tiêu vong của nhà nước, Ph. Ăngghen cũng chỉ rõ là khi xã hội đã
phát triển sản xuất, chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân chia
giai cấp không còn thì nhà nước không còn tồn tại. Trong tác phẩm Ph.
Ăngghen đã khẳng định: "Bây giờ, chúng ta đang bước nhanh đến gần một
giai đoạn phát triển sản xuất, trong đó sự tồn tại của những giai cấp nói trên
M-Ă toàn tập. tập 19 tr. 252 nxb CTQG 1995
M-Ă toàn tập. tập 19 tr. 254 nxb CTQG 1995
19 M-Ă toàn tập. tập 19 tr. 257 nxb CTQG 1995
17
18


không những không còn là một sự tất yếu nữa, mà còn trở thành một trở ngại
trực tiếp cho sản xuất. Những giai cấp đó sẽ không tránh khỏi biến mất, cũng
như xưa kia, chúng đã không tránh khỏi xuất hiện. Giai cấp tiêu vong thì nhà
nước cũng không tránh khỏi tiêu vong theo" 20. Như vậy, đến xã hội văn minh

cộng sản chủ nghĩa với trình độ phát triển cao về sản xuất, tư liệu sản xuất đã
trở thành sở hữu công cộng và con người phát triển toàn diện thì nhà nước sẽ
không còn tồn tại.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng, tư tưởng về dân chủ và chuyên chính
vô sản của C.Mác - Ph.Ăngghen đã được các ông phát triển từ lúc rất sớm
ngay trong bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và ngày càng được các ông bổ
sung, hoàn thiện và phát triển. Đến Công xã Pari, nó không đơn thuần chỉ là
một tư tưởng mà đã trở thành hiện thực vật chất dưới hình thức chính quyền
Công xã. Với hoàn cảnh lịch sử mới, lý luận về dân chủ và chuyên chính vô
sản. Mác- Ăng ghen đã tiếp tục phát triển lý luận của mình trong điều kiện
mới: là Công xã Pari nổ ra và giành thắng lợi, là đấu tranh chống các quan
điểm sai trái xuyên tạc bản Tuyên ngôn (Látxan); là khi nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu, của nhà nước bị các học giả tư sản xuyên tạc.
Nghiên cứu những lý luận “gốc” trong 4 tác phẩm của Mác – Ăng ghen
chúng ta càng thấy rõ tính cách mạng, khoa học về dân chủ và chuyên chính vô
sản của các ông. Nó không phải là sự áp đặt chủ quan, duy ý chí, vô nguyên tắc
mà đó là kết quả của quá trình nhận thức qua thực tiễn đấu tranh lâu dài của
giai cấp công nhân để thực hiện mục tiêu lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Tư tưởng về dân chủ và chuyên chính vô sản là công trình có tính lý luận
và thực tiễn sâu sắc, là sự phát triển lý luận liên tục, không ngừng những lý
luận quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học, đặc biệt là lý luận về chuyên
20

M-Ă toàn tập. tập 19 tr. 257-258 nxb CTQG 1995


chính vô sản và dân chủ vô sản, làm sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn những tư
tưởng về chủ nghĩa xã hội khoa học.
Tư tưởng, lý luận của các ông về dân chủ và chuyên chính vô sản, về nhà
nước còn là sự mẫu mực về phương pháp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực

tiễn, từ thực tiễn tổng kết, bổ sung phát triển lý luận, đề cao tính chiến đấu
không khoan nhượng với các quan điểm sai trái (như trong tác phẩm Phê phán
cương lĩnh Gôta). Đồng thời biểu thị tinh thần, thái độ nghiên cứu lý luận hết
sức khách quan khoa học, chân thực của Mác và Ăng ghen.
Tư tưởng về chuyên chính vô sản, về dân chủ, nhà nước vô sản đã cổ vũ,
động viên tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân, góp phần nâng cao
nhận thức lý luận của giai cấp vô sản, tăng cường khối đoàn kết quốc tế của
giai cấp công nhân,cung cấp cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
những kinh nghiệm quý báu trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Những tư tưởng về chuyên chính vô sản, về dân chủ, nhà nước vô sản
được viết cách đây hơn thế kỷ, song những lý luận đó vẫn giữ nguyên giá trị
bất hủ vẫn là vấn đề thời sự mà chúng ta đang hướng tới. Đây là cơ sở lý luận,
phương pháp luận quan trọng để các Đảng Cộng sản và công nhân, nhà nước
XHCN vận dụng vào điều kiện cụ thể trong xây dựng hệ thống chính trị, nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa/.



×