Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

tổng quan về nghiên cứu trong công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 38 trang )

3/13/2017

BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

TS. Huỳnh Thị Ánh Phương
Bộ môn Công tác xã hội
Trường Đại học Khoa học Huế
77 Nguyễn Huế, TP Huế
Email:
ĐT: 0942616388

MỤC TIÊU CỦA BÀI 1
Sau khi kết thúc bài này, sinh viên có thể:
1. Hiểu rõ các khái niệm cơ bản về nghiên cứu
khoa học, Công tác xã hội…
2. Hiểu rõ tầm quan trọng của nghiên cứu trong
Công tác xã hội và mối quan hệ giữa nghiên cứu
và thực hành Công tác xã hội.
3. Biết và phân biệt được các loại nghiên cứu khác
nhau trong Công tác xã hội.

1


3/13/2017

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
II. TẠI SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊN


CỨU TRONG CTXH
III. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG CTXH
1. NGHIÊN CỨU MÔ TẢ
2. NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ
3. NGHIÊN CỨU GIẢI THÍCH
4. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Khoa học
2. Nghiên cứu khoa học
3. Công tác xã hội
4. Thực hành dựa vào bằng chứng

2


3/13/2017

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.Khoa học:
 Khoa học là hệ thống tri thức về mọi qui luật của vật
chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự
nhiên, xã hội, và tư duy (Auger, 1961).
 Bản chất của khoa học là khám phá những kiến thức
mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội mang tính
chất đúng hơn, tốt hơn, để thay thế những cái cũ không
còn phù hợp.
 Hệ thống tri thức:
 Tri thức kinh nghiệm

 Tri thức khoa học

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

3


3/13/2017

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Tri thức kinh nghiệm

Tri thức khoa học

Những hiểu biết được tích

Những hiểu biết được tích

lũy qua hoạt động sống

lũy một cách có hệ thống

hàng ngày

mối quan hệ

nhờ hoạt động nghiên cứu

giữa con người với con


khoa học (có mục tiêu xác

người và giữa con người

định và sử dụng phương

với thiên nhiên.

pháp khoa học).

Ví dụ:
• Khi cảm thấy oi bức, một người bình thường biết là trời sắp mưa >>
Hiểu biết thực tiễn/kinh nghiệm.
• Trời oi bức là do sự tăng độ ẩm trong không khí đến một giới hạn nào
đó sẽ mưa >> Hiểu biết khoa học.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2. Nghiên cứu khoa học:
 Nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng các ý tưởng,
nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến
thức mới nhằm mô tả, giải thích, so sánh, đánh giá, dự
báo…các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

 Nghiên cứu trong CTXH là việc áp dụng các phương
pháp nghiên cứu phù hợp để tìm hiểu, giải quyết, đánh
giá các vấn đề về mặt lý thuyết và thực hành liên quan
tới CTXH.

4



3/13/2017

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Đặc tính của nghiên cứu khoa học

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
3. Công tác xã hội:
Công tác xã hội là một nghề dựa vào thực hành và là một ngành
khoa học hàn lâm nhằm thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội,
gắn kết xã hội, trao quyền và giải phóng con người.
Công tác xã hội dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản bao gồm Công bằng
xã hội, quyền con người, trách nhiệm cộng đồng và tôn trọng
tính đa dạng.
Công tác xã hội sử dụng các lý thuyết của CTXH, các ngành khoa
học xã hội khác, kiến thức nhân văn và kiến thức bản địa để tiếp
cận con người và các hệ thống xã hội nhằm giải quyết các vấn đề
xã hội và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người.
(Theo Hiệp hội các trường đào tạo CTXH thế giới, 2014).

5


3/13/2017

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
4. Thực hành dựa vào bằng chứng:
Thực hành dựa vào bằng
chứng là quá trình sinh
viên và nhân viên CTXH

sử dụng kết hợp các giải
pháp can thiệp đã được
nghiên cứu với các trải
nghiệm lâm sàng/thực tế,
nguyên tắc đạo đức và
nhu cầu/sở thích của thân
chủ và văn hóa để xác
định các can thiệp và dịch
vụ phù hợp.

Trải nghiệm thực
tế
Sở thích
và văn
hóa của
thân chủ

Kết quả
nghiên
cứu

Quy điều đạo đức

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Các giai đoạn thực hành dựa vào bằng chứng:
1. Xác định câu hỏi cần tìm hiểu
a)Tính hiệu quả
b)Kết quả mong đợi
c)Trải nghiệm của thân chủ
d)Công cụ đánh giá


1. Tìm kiếm bằng chứng
2. Đánh giá có phản biện các kết quả nghiên cứu đã có
3. Xác định can thiệp dựa vào bằng chứng phù hợp.

6


3/13/2017

II. TẠI SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
TRONG CTXH
Các lỗi thường gặp trong thực tiễn:
 Khái quát hóa quá mức
 Quan sát lựa chọn
 Quan sát thiếu chính xác
 ….

II. TẠI SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
TRONG CTXH
Một cô gái sống ở thành phố A cùng gia đình và 2 con mèo.
Hàng ngày, cô hiếm khi thả 2 chú mèo ra ngoài và luôn
cảm thấy có lỗi vì đã “giam lỏng” chúng. Khi gia đình cô
chuyển về nông thôn, cô bắt đầu mở cửa với hy vọng hai
chú mèo sẽ ra ngoài chơi. Tuy nhiên, hai chú mèo bước tới
cửa một cách cẩn thận, nhìn ra bên ngoài một lát và sau đó
quay lại phòng khách và nằm xuống. Cô gái kết luận rằng
chúng ta không nên cảm thấy có lỗi về việc luôn “giam
lỏng” các chú mèo trong nhà bởi vì thậm chí khi chúng có
cơ hội ra ngoài, chúng vẫn không thật sự muốn ra ngoài

chơi.

7


3/13/2017

II. TẠI SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
TRONG CTXH
Bạn có cảm thấy cô gái này đã có kết luận vội vã?
• Khái quát hóa quá mức: Cô gái chỉ quan sát 2 chú mèo
đã từng bị “giam lỏng” trong nhà.
• Quan sát lựa chọn: Cô gái chỉ quan sát 2 chú mèo.
• Quan sát không chính xác: Cô gái chỉ quan sát các chú
mèo tại cửa ra vào một lần duy nhất.

II. TẠI SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
TRONG CTXH
 CTXH liên quan tới con người, là một lĩnh vực đa dạng
và phức tạp ở cả cấp cá nhân và cấp cộng đồng, xã hội.
 Nghề CTXH liên quan tới nhiều người từ các nguồn gốc
khác nhau và thúc đẩy sự tham gia xã hội và kinh tế của
những người yếu thế, thiệt thòi, kém phát triển.
 Các nỗ lực can thiệp CTXH dù là để ảnh hưởng tới
chính sách, hỗ trợ cộng đồng, tham gia vào các chương
trình để giúp đỡ các cá nhân, nhóm đều có liên quan
trực tiếp và mật thiết tới thế giới chúng ta đang sống.

8



3/13/2017

II. TẠI SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
TRONG CTXH
Yêu cầu đối với sinh viên và nhân viên CTXH:
 Hiểu rõ các đặc điểm của thân chủ (Cá nhân, nhóm, cộng
đồng, tổ chức…).
 Hiểu rõ các khía cạnh khác nhau của điều kiện xã hội và
tính hiệu quả của các chương trình, chính sách hỗ trợ
thân chủ và giải quyết các vấn đề xã hội.
 Phát triển hệ lý thuyết, giả thuyết liên quan tới các vấn đề
và nguyên nhân của các vấn đề mà thân chủ của họ gặp
phải.

II. TẠI SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
TRONG CTXH
Tầm quan trọng của nghiên cứu trong CTXH:
 Các bằng chứng nghiên cứu là cơ sở rất cần thiết cho các quyết
định và chiến lược can thiệp trong CTXH hiệu quả và phù hợp
đối với từng trường hợp, từng vấn đề.
 Nghiên cứu là chìa khóa của sự phát triển không ngừng của lý
thuyết và cơ sở kiến thức, phương pháp của thực hành CTXH.

 Nghiên cứu là một trong những lĩnh vực cần thiết của thực hành
CTXH và là một trong những tiêu chuẩn thực hành của Nhân
viên CTXH. Theo AASW (2013), nhân viên CTXH cần hiểu rõ
vai trò của nghiên cứu và đánh giá trong việc đạt được và tạo ra
các kiến thức mới cho thực hành.
 Nghiên cứu trong CTXH không chỉ mang lại lợi ích cho nhân

viên CTXH mà còn cho mọi người, cho xã hội.

9


3/13/2017

II. TẠI SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
TRONG CTXH
Tầm quan trọng của nghiên cứu trong CTXH:
Ví dụ: Một nghiên cứu về dịch vụ sức khỏe cộng đồng
- Trẻ em, thanh niên, gia đình, cộng đồng hiểu rõ hơn về các
kiến thức chăm sóc sức khỏe và có thể nhận được các dịch
vụ tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Các nhà hoạch định chính sách, nhà cung cấp dịch vụ xã
hội cũng có thể điều chỉnh chính sách, dịch vụ phù hợp
hơn.
>> Cải thiện các can thiệp mang tính điều trị/trị liệu và
phòng ngừa liên quan tới sức khỏe người dân.

II. TẠI SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
TRONG CTXH
Ví dụ:
-

Đánh giá nhu cầu và nguồn lực của con người trong môi
trường cụ thể.

-


Đánh giá tính hiệu quả của các dịch vụ xã hội nhằm đáp
ứng nhu cầu của con người.

-

Thể hiện các ưu và hạn chế của các dịch vụ xã hội.

-

Tìm hiểu tác động của các chương trình an sinh xã hội
hoặc dịch vụ xã hội.

-

Làm rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng trẻ
em.

-

Đánh giá mức độ của tình trạng vô gia cư trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế.

10


3/13/2017

III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
Bin là một thợ cơ khí khi ông ấy còn trẻ, tuy nhiên thói nghiện
rượu và một số vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần đã không

cho phép ông ấy tiếp tục công việc của mình. Lúc ông ấy 60
tuổi, Bin đã sống lang thang nhiều năm trên các con phố. May
mắn là ông ấy đã có được 1 căn nhà vào năm 2008 thông qua
một chương trình hỗ trợ nhà ở cho những người vô gia cư. Mặc
dù phóng viên A – người đã phỏng vấn Bin tường thuật rằng
“Bin vẫn còn nghiện rượu và la cà với bạn bè trên phố như
trước đây” nhưng có thể thấy rằng Bin đã có cuộc sống ổn định
hơn sau khi được hỗ trợ nhà ở.
• Vô gia cư là gì? Đặc điểm của người vô gia cư?
• Tại sao người ta trở thành vô gia cư?
• Ai/Điều gì giúp những người vô gia cư có thể được hỗ trợ nhà ở?
• Các chương trình hỗ trợ người vô gia cư nào hiệu quả trong thực tiễn?

III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
 Theo mục đích/chức năng nghiên cứu:
1. Nghiên cứu mô tả
2. Nghiên cứu khám phá
3. Nghiên cứu giải thích
4. Nghiên cứu đánh giá
5. Nghiên cứu tổng hợp
 Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:
1. Nghiên cứu cơ bản
2. Nghiên cứu ứng dụng
3. Nghiên cứu triển khai

11


3/13/2017


III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
1. Nghiên cứu mô tả:
Nghiên cứu mô tả là nghiên cứu cơ bản nhất trong nghiên
cứu khoa học nhằm mục đích thu thập thông tin về sự vật,
hiện tượng nào đó nhằm mô tả một sự vật, hiện tượng riêng
lẽ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
Ví dụ: nghiên cứu mô tả về vấn đề vô gia cư:
 Ai là người vô gia cư?
 Có bao nhiêu người vô gia cư tại vùng A?
 Nhu cầu của người vô gia cư là gì?

III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
Ví dụ về nghiên cứu mô tả: Người vô gia cư là ai?
Vào năm 1995, Martha Burt và các đồng nghiệp của cô ấy tại
Viện nghiên cứu đô thị đã phối hợp với 12 tổ chức liên bang
thiết kế và thực hiện Cuộc điều tra quốc gia 1996 về nhà cung
cấp hỗ trợ vô gia cư và những người vô gia cư nhằm trả lời các
câu hỏi trên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tính đa dạng trong số những
người vô gia cư. Khoảng 34% người vô gia cư là thành viên của
các gia đình vô gia cư, 70% người vô gia cư là nam giới, 53% là
người da màu, 38% có trình độ học vấn từ cấp II xuống, ít hơn
10% đã kết hôn, 23% là cựu chiến binh. Các vấn đề sức khỏe là
phổ biến. Gần 2/3 những người tham gia cuộc điều tra có vấn
đề về sức khỏe tâm thần, nghiện rượu và các loại thuốc kích
thích.

12



3/13/2017

III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
2. Nghiên cứu khám phá
Nghiên cứu khám phá giải thích vấn đề gì đang diễn ra và
tìm hiểu các vấn đề, hiện tượng xã hội mà không có bất cứ
giả thuyết nào đặt ra trước. Nghiên cứu khám pháp thường
sử dụng các phương pháp định tính để thu thập thông tin
một cách ngẫu nhiên, không cấu trúc.
Ví dụ: Nghiên cứu khám phá về người vô gia cư
 Cuộc sống của người vô gia cư như thế nào?

III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
Ví dụ về nghiên cứu khám phá: Cuộc sống ở ‘Nhà tạm lánh”
(Emergency shelter) như thế nào?
Alice Johnson (1999) muốn tìm hiểu các sự cố nào mà các phụ
nữ cùng với con cái của họ lại tìm kiếm các chỗ tránh nạn khẩn
cấp và đời sống của họ ở đó như thế nào? Để trả lời các câu hỏi
trên, Johnson đã tiến hành một nghiên cứu khám phá sử dụng
các câu chuyện cá nhân của những người phụ nữ đã từng sống
trong Nhà tạm lánh này. Cô ấy đã phỏng vấn 25 phụ nữ có con
tại nơi ở hiện tại của họ. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 1-2 giờ.

13


3/13/2017

III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH

3. Nghiên cứu giải thích:
Nghiên cứu giải thích xác định các nguyên nhân và hệ quả
của các hiện tượng xã hội và tiên đoán hiện tượng này sẽ
thay đổi hoặc khác nhau so với các hiện tượng khác như thế
nào.
Ví dụ: nghiên cứu mô tả về vấn đề vô gia cư:
 Tại sao người ta vô gia cư?
 Liệu tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng tới mức độ vô gia
cư?

III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
Ví dụ về nghiên cứu giải thích: Tại sao người ta vô gia cư?
Rossi thiết kế một nghiên cứu để hiểu rõ tại sao người ta trở thành vô
gia cư. Ông ấy tiến hành so sánh những người vô gia cư với những
người nghèo tại thành phố A nhằm tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Vì
sao người ta trở thành vô gia cư?
Ông ấy đã thực hiện một cuộc điều tra với một số lượng mẫu những
người vô gia cư đang sống tại các nhà tạm lánh và những người anh ấy
và đồng nghiệp gặp trên đường.
Sau khi phân tích các thông tin thu thập, Rossi đã đưa ra các giải thích
cho vấn đề vô gia cư như sau: những người vô gia cư rất nghèo, và tất cả
những người rất nghèo dễ phải di chuyển/mất chỗ ở bởi vì giá cả nhà ở
ở thành phố cao. Những người có nguy cơ mất nhà là những người có
vấn đề về lạm dụng thuốc hoặc bệnh tâm thần – không thể tự sinh sống.
Họ không có đủ tiền để có thể mua nhà, do đó họ buộc phải sống với
những người bà con hoặc bạn bè. Tuy nhiên, các gánh nặng về tài chính
và tình cảm đã đẩy những người này trở thành vô gia cư.

14



3/13/2017

III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
4. Nghiên cứu đánh giá
Nghiên cứu đánh giá hay có thể gọi là đánh giá chương
trình, đánh giá thực hành liên quan tới việc tìm kiếm các
kiến thức thực tiễn nhằm làm rõ việc thực hiện và hiệu quả
của các chính sách xã hội và tác động của các chương trình
hỗ trợ.
Ví dụ:
 Mô tả thân chủ/khách hàng sử dụng một chương trình cụ
thể.
 Đánh giá nhu cầu của các cộng đồng và nhóm dân cư cụ
thể.
 Đánh giá tính hiệu quả của một chương trình cụ thể.
 Giám sát tiến độ của thân chủ, giám sát việc thực hiện của
các nhân viên.

III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
Ví dụ về nghiên cứu đánh giá: Liệu hỗ trợ về nhà ở hay trị liệu
cần được ưu tiên?
Vấn đề vô gia cư đã được chính phủ luôn quan tâm và thực hiện nhiều
chương trình hỗ trợ. Để hiểu rõ tác động của các chương trình này,
nghiên cứu đánh giá được thực hiện để trả lời câu hỏi: Liệu việc hỗ trợ
nhà ở hay điều trị nên được ưu tiên đối với những người vô gia cư có
vấn đề về sức khỏe tâm thần nặng, đặc biệt đối với những người sử dụng
hoặc lạm dụng rượu và các chất gây nghiện khác?
Một nhóm nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu lịch đại 4 năm nhằm
so sánh các chương trình ưu tiên trị liệu và các chương trình ưu tiên nhà

ở. Các thành viên tham gia được lựa chọn ngẫu nhiên thành 2 nhóm: mô
hình ưu tiên nhà ở trong đó những người vô gia cư được tiếp cận nhà ở
và cung cấp một số các dịch vụ liên quan; và mô hình ưu tiên trị liệu.
Sau 4 năm, 75% của những khách hàng tham gia mô hình ưu tiên nhà ở
đã ổn định cuộc sống trong khi chỉ có 50% khách hàng tham gia mô hình
ưu tiên trị liệu có nhà ở cố định. Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu cũng
nhận thấy rằng không có sự khác nhau rõ rệt nào giữa hai nhóm sử dụng
rượu và các chất gây nghiện.

15


3/13/2017

III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
Nghiên cứu tổng hợp
Bạn xây dựng một chương trình dịch vụ hỗ trợ xã hội cho những thành
vien gia đình đang chăm sóc người có HIV. Trước khi thực hiện chương
trình này, bạn thấy rằng một vài người chồng/vợ biết tình trạng bệnh của
vợ/chồng trước khi kết hôn. Trong nỗ lực xây dựng các dịch vụ hỗ trợ cho
các nhóm người chăm sóc, bạn cho rằng cần phải hiểu lý do tại sao một số
người vẫn quyết định kết hôn với người có HIV khi họ biết rằng họ sẽ phải
chăm sóc và chịu nhiều thiệt thòi.
Bởi vì chủ đề này khá mới và chưa được nghiên cứu nhiều, vì thế bạn chỉ
tìm kiếm được rất ít tài liệu và thông tin liên quan; do đó bạn có thể cần
phải thực hiện các nghiên cứu khám phá (tiên hành phỏng vấn mở với 510 người chăm sóc về quyết định của họ khi kết hôn với người có HIV).
Mặc dù nghiên cứu của bạn có tính khám phá, tuy nhiên bạn cũng thực
hiện mục đích giải thích. Bạn đang khám phá hiện tượng mới với mục
đích là giải thích hiện tượng đó.
Do đó, bạn đang thực hiện kết hợp nghiên cứu khám phá và giải thích.


III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU TRONG CTXH
Nghiên cứu cơ bản - Ứng dụng – Triển khai
 Nghiên cứu cơ bản: Các nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính,
cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Tìm hiểu những nguyên nhân khiến nhiều người nước ngoài
muốn đến thăm Việt Nam.
 Nghiên cứu ứng dụng: Các nghiên cứu vận dụng thành tựu của
các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các
giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời
sống và sản xuất.
Ví dụ: Nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao lượng khách du
lịch nước ngoài đến thăm Việt Nam.
 Nghiên cứu triển khai: Các nghiên cứu vận dụng các nghiên cứu
cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử
nghiệm.
Ví dụ: Nghiên cứu thử nghiệm việc áp dụng Quy định về mặc đồng
phục của sinh viên tại Khoa Ngoại ngữ, trường ĐHNT.

16


3/13/2017

CÂU HỎI THẢO LUẬN
 Chọn 1 vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.
 Trao đổi về các quan điểm của bạn về vấn đề
này và nguyên nhân của vấn đề.
 Bạn dựa trên cơ sở nào để đưa ra các quan điểm
này?

 Các chính sách, chương trình, can thiệp nào có
thể giúp giải quyết vấn đề này theo quan điểm
của bạn?

BÀI TẬP VỀ NHÀ
Đọc 1 tóm tắt nghiên cứu của một bài bài trên tạp
chí liên quan tới CTXH và xác định nghiên cứu đó
là nghiên cứu mô tả, khám phá, giải thích, đánh

giá hay tổng hợp.

17


3/13/2017

BÀI 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU TRONG
CÔNG TÁC XÃ HỘI
TS. Huỳnh Thị Ánh Phương
Bộ môn Công tác xã hội
Trường Đại học Khoa học Huế
77 Nguyễn Huế, TP Huế
Email: ĐT: 0942616388

MỤC TIÊU CỦA BÀI 2
Sau khi kết thúc bài này, sinh viên có thể:
1. Nắm vững các khái niệm liên quan, các bước
trong quy trình nghiên cứu và nội dung chính
của Đề cương nghiên cứu khoa học.

2. Xác định được vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực
Công tác xã hội.
3. Xây dựng được một Đề cương nghiên cứu khoa
học đơn giản trong lĩnh vực CTXH.
4. Làm việc cá nhân và nhóm hiệu quả hơn.

18


3/13/2017

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI
I. Quy trình nghiên cứu
II. Xác định vấn đề nghiên cứu trong CTXH
III. Xây dựng đề cương nghiên cứu trong
CTXH

I. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Quy trình nghiên cứu
khoa học bao gồm các
bước cần thiết để thực
hiện một nghiên cứu.

Viết báo cáo

Phân tích thông tin/dữ liệu

Thu thập thông tin/dữ liệu
Xây dựng đề cương nghiên
cứu

Xác định loại nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu
• Nghiên cứu khái niệm, lý
thuyết
• Tìm hiểu các nghiên cứu
liên quan
Xác định vấn đề nghiên cứu

19


3/13/2017

I. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 Có phạm vi giới hạn: Phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào
sâu, trong khi một vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ
dàn trải, thiếu tập trung, xử lí các vấn đề chỉ ở trên bề mặt;
 Có tính mới và độc đáo: kết quả nghiên cứu phải mang lại một sự
tiến bộ nhất định trong tri thức khoa học chuyên ngành, không
trùng lắp với những kết quả, công trình đã công bố trước đó;
 Xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn: Kết quả thu được giúp rút ra
những kết luận rõ ràng, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề cơ
bản cần nghiên cứu đã đặt ra (thể hiện qua tên đề tài);
 Thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu: chặt chẽ
trong phương pháp tiến hành, rõ ràng trong phong cách trình bày
và... dễ đọc.

20



3/13/2017

II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
TRONG CTXH
II.1 Khái niệm
II.2 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
II.3 Phân biệt: Chủ đề - Vấn đề - Mục đích –
Câu hỏi nghiên cứu
II.4 Tiêu chí lựa chọn vấn đề nghiên cứu
II.5 Các bước xác định vấn đề nghiên cứu

I.1 Khái niệm
Vấn đề nghiên cứu:
 Câu hỏi cần được nghiên cứu/giải đáp
 Nội dung hay chủ đề gây tranh cãi
 Bất cập giữa lý thuyết và thực tiễn

 Nhu cầu thực tế liên quan tới chủ đề/lĩnh vực
nào đó.
…

21


3/13/2017

I.2 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
 Là phần quan trọng nhất của nghiên cứu.

 Định hướng mục tiêu, phương pháp nghiên cứu.
 Định hướng câu hỏi nghiên cứu và kết quả (dự
kiến).
 Tạo động lực cho người nghiên cứu và thu hút
sự chú ý từ độc giả.
 Chỉ ra được giá trị đóng góp của nghiên cứu đối
với thực tiễn.

I.6 Phân biệt
Chủ đề - Vấn đề- Mục đích – Câu hỏi

22


3/13/2017

I.6 Phân biệt
Chủ đề - Vấn đề- Mục đích – Câu hỏi

Phàn nàn
từ người
khác

I.5 Cách phát hiện vấn đề nghiên cứu

23


3/13/2017


II.4 Các bước xác định vấn đề nghiên cứu

Từ giờ tới chiều
anh ấy sẽ ăn
hết mấy trái
táo?

Từ giờ tới chiều cô
ấy sẽ uống hết mấy
chai bia?

24


3/13/2017

Tại sao anh ấy
lại thích ăn táo
nhỉ?

Có mối liên quan
nào giữa người
nhiễm HIV và
nghiện ma túy ?

Tại sao tỷ lệ người
nhiễm HIV ở Q8
cao hơn những
tỉnh khác


Tại sao cô ấy lại
uống nhiều bia thế
nhỉ?

Tỷ lệ người nhiễm
HIV ở Q8 là bao
nhiêu?

Tại sao người ta lại
nghiện ma túy

25


×