BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN – TÂY HỒ - HÀ NỘI
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KĨ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP QUỐC GIA LẦN THỨ TƯ
NĂM HỌC 2014 - 2015
Tên đề tài:
TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI THÀNH HÀ NỘI
THÔNG QUA NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi
Tác giả:
1. Trần Thu Thảo
Người hướng dẫn khoa học:
- Lớp: 11Văn
2. Nguyễn Thị Bằng Thi - Lớp: 11D3
NSƯT- Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần
Đơn vị: Hội Điện ảnh Việt Nam
Đại học Sân khấu Điện Ảnh
Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiệp
Đơn vị: Trường THPT Chu Văn An
Hà Nội, năm 2015
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU……………………..………………………….….……4
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học
6. Tính mới, tính sáng tạo
7. Giới hạn nội dung nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Cấu trúc đề tài
PHẦN II: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .……………8
1. Tổ chức nghiên cứu lý luận
1.1. Mục đích
1.2. Nội dung
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Thời gian
2. Tổ chức nghiên cứu trực tiếp
2.1. Mục đích
2.2. Nội dung
2.3. Các phương pháp bổ sung
3. Thời gian
TIỂU KẾT PHẦN II………………………………………………………13
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………14
A - Về lý luận
1. Giá trị sống và giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT
1.1. Giá trị
1.2. Giá trị sống
1.3. Học sinh THPT
1.4. Khái niệm giá trị sống của học sinh THPT
1.5 Giáo dục giá trị sống trong nhà trường
2
2. Nghệ thuật điện ảnh và giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT
2.1. Nghệ thuật
2.2. Nghệ thuật điện ảnh
2.3. Câu lạc bộ Điện ảnh
2.4. Giáo dục giá trị sống thống qua nghệ thuật Điện ảnh
2.4.1. Khả năng giáo dục của nghệ thuật Điện ảnh
2.4.2. Giáo dục giá trị sống thông qua nghệ thuật Điện ảnh dưới hình
thức Câu lạc bộ
2.4.3. Thực trạng học sinh THPT và mối quan hệ với nghệ thuật
Điện ảnh
2.4.3.1. Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật Điện ảnh
2.4.3.2. Thị hiếu thưởng thức nghệ thuật Điện ảnh
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của học sinh THPT
B - Về thực tiễn
Phần A: Nhận thức chung về giá trị sống của học sinh THPT
Phần B: Khả năng tác động của nghệ thuật Điện ảnh trong truyền tải - giáo
dục giá trị sống cho học sinh THPT
Phần C: Các mặt biểu hiện giá trị sống của học sinh THPT trên hai phương
diện Nhận thức, thái độ và Hành vi
Nghiên cứu trường hợp
TIỂU KẾT PHẦN III………………………………………………………30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………32
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………34
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
3
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giáo dục Giá trị sống, nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa thanh niên
học sinh với thiên nhiên, xã hội, con người luôn là mục tiêu quan trọng của mọi
nền giáo dục trên thế giới. Giá trị sống là những tiêu chí cần thiết trong quá trình
sống, quá trình rèn luyện của lứa tuổi vị thành niên.
Ở nước ta, chương trình giáo dục đã nhiều lần được cải cách, điều kiện sống,
học tập của học sinh ngày một nâng cao, nhưng nhiều vấn đề tiêu cực như bạo
lực, tệ nạn xã hội… vẫn gia tăng, xâm nhập vào trường học, dẫn đến những suy
thoái về đạo đức. Nguyên nhân cơ bản là do học sinh chưa nhận thức đúng,
chưa tôn trọng Giá trị sống như: Hoà Bình, Tôn trọng, Yêu thương, Trách
nhiệm, Hạnh phúc, Trung thực, Bao dung, Hợp tác, Khiêm tốn, Giản dị, Đoàn
kết, Tự do.
Nhà trường, Tổ chức Đoàn, Gia đình và các Tập thể học sinh đã quan tâm
đến hoạt động giáo dục tri thức văn hóa, xã hội, đạo đức, ý thức công dân cho học
sinh. Tuy nhiên, việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT vẫn là bài toán khó
khi nhà trường vẫn chưa tìm được phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả với
học sinh lứa tuổi THPT.
Nghệ thuật có khả năng tác động vào cảm xúc, thẩm mỹ (vô thức) để tạo
thành nhận thức (có ý thức), làm thay đổi hành vi, phẩm chất cho con người.
Trong đó, Nghệ thuật Điện ảnh - loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp giữa
thành quả sáng tạo nghệ thuật với hệ thống công nghệ hiện đại - tạo ra sự thu hút
rất lớn với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp học sinh THPT. Vì vậy, tận
dụng thế mạnh của Nghệ thuật Điện ảnh để tạo tác động vào nhận thức thẩm mỹ
nhằm truyền tải nội dung về Giá trị sống cho học sinh THPT là một trong những
hình thức giáo dục hiệu quả.
Đề tài nghiên cứu “Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT Hà Nội
thông qua nghệ thuật Điện ảnh” của hai tác giả là học sinh THPT Chu Văn An
nhằm mục đích khẳng định khả năng tác động của Nghệ thuật Điện ảnh đến việc
truyền tải Giá trị sống cho học sinh THPT. Tạo ra một hình thức giáo dục bằng
Câu lạc bộ Điện ảnh trong nhà trường để bổ sung có hiệu quả cho sự thiếu hụt về
giáo dục Giá trị sống cho học sinh THPT. Tiến tới đề xuất với ngành Giáo dục
đưa Nghệ thuật Điện ảnh vào chương trình giảng dạy của nhà trường để những
chủ đề giáo dục Giá trị sống tiếp xúc gần gũi với học sinh THPT không chỉ ở thủ
đô Hà Nội.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
4
- Tìm hiểu nhu cầu và cách thức tiếp cận với Nghệ thuật Điện ảnh (xem
phim) của học sinh THPT nội thành Hà Nội để tìm ra những mặt tích cực, tiêu
cực trong mối quan hệ giữa tuổi trẻ với nghệ thuật điện ảnh.
- Đề xuất phương pháp xây dựng hình thức giáo dục nhận thức, thay đổi
hành vi, hướng tới việc giáo dục Giá trị sống cho học sinh THPT các thành phố
lớn ở nước ta hiện nay qua các hoạt động tiếp cận một cách đúng đắn, hiệu quả
với Nghệ thuật điện ảnh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1. Hệ thống hoá một số cơ sở lý luận cơ bản về giá trị sống, nghệ thuật
điện ảnh và việc truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT.
3.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giá trị sống của học sinh
THPT và thực trạng truyền tải giá trị sống của học sinh THPT thông qua nghệ
thuật điện ảnh
3.3. Đề xuất biện pháp truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT nội thành
Hà Nội thông qua nghệ thuật điện ảnh.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT nội thành Hà Nội thông qua nghệ
thuật điện ảnh.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu học sinh THPT nội thành Hà Nội, đại diện là 40 học sinh trường
THPT Chu Văn An.
- Tổng số khách thể khảo sát: 40 học sinh lớp 11 trường THPT Chu Văn An
trong thời gian thực hiện đề tài, trong đó nghiên cứu trường hợp với 1 học sinh.
- Tham khảo ý kiến của giáo viên, phụ huynh: 41 người.
+ 01 giáo viên chủ nhiệm.
+ 40 phụ huynh học sinh.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
5
- Một bộ phận không nhỏ học sinh THPT hiện nay có nhận thức và hành vi
chưa phù hợp với chuẩn mực xã hội, tỉ lệ tội phạm vị thành niên cao.
- Học sinh đạt được những thay đổi tích cực về nhận thức và hành vi thông
qua hoạt động xem các bộ phim có tính giáo dục theo định kỳ (2 lần một tháng)
song song với việc thảo luận, trao đổi, đóng góp ý kiến theo định hướng có chủ đề
Giá trị sống.
6. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO:
6.1. Tính mới:
Sử dụng các thế mạnh của nghệ thuật điện ảnh để truyền tải thông điệp
giáo dục Giá trị sống là một hình thức giáo dục bổ sung tối ưu nhất hiện nay
trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho thanh niên học sinh THPT nội thành
Hà Nội.
6.2. Tính sáng tạo:
Sử dụng câu lạc bộ điện ảnh để nghiên cứu thực nghiệm, giải quyết bài
toán về hạn chế thời gian của học sinh THPT nội thành Hà Nội trong việc bổ sung
kĩ năng sống.
7. GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Chọn nghiên cứu 4 giá trị sống trong 12 giá trị sống: Tôn trọng, Hợp tác,
Trách nhiệm, Bao dung.
- Nghiên cứu sự thay đổi về nhận thức và hành vi dựa trên 4 giá trị sống của
học sinh THPT.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu có liên quan đến giá trị sống
và nghệ thuật điện ảnh để giải quyết nhiệm vụ 1: xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Xây dựng bảng hỏi về thực trạng giá trị sống và thực trạng việc truyền tải
giá trị sống thông qua nghệ thuật điện ảnh ở các trường được nghiên cứu từ đó
6
giải quyết nhiệm vụ 2 của đề tài; thực hiện khảo sát 3 tháng 1 lần qua đó đánh giá
sự thay đổi về nhận thức, hành vi của các thành viên về giá trị sống:
Đợt 1: Trước khi hoạt động Câu lạc bộ.
Đợt 2: Sau khi hoạt động Câu lạc bộ 3 tháng.
Đợt 3: Sau khi hoạt động Câu lạc bộ 6 tháng.
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
8.2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
8.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Chọn 1 thành viên trong nhóm 40 thành viên tham gia nghiên cứu thực
nghiệm có biểu hiện bạo lực, không coi trọng giá trị sống. Nghiên cứu trường hợp
bằng cách quan sát, ghi nhận sự thay đổi hành vi của đối tượng trong thời gian
trên lớp; khảo sát ý kiến của đối tượng, phỏng vấn, thu thập ý kiến của giáo viên,
bạn bè và người thân xung quanh đối tượng để đo lường sự thay đổi về nhận thức
và hành vi.
8.2.5. Phương pháp nghiên cứu chuyên gia
8.2.6. Phương pháp xử lý kết quả
9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Phần 3: Kết quả nghiên cứu của đề tài
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
PHẦN 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 4/2014 đến tháng 1/2015, được
chia làm 2 giai đoạn chủ yếu:
- Nghiên cứu lý luận, chuẩn bị phương pháp, công cụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực nghiệm.
1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN:
1.1. Mục đích: Xác định cơ sở lý luận để nghiên cứu tập trung vào chủ đề
giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua nghệ thuật điện ảnh.
1.2. Nội dung:
- Xác định các khái niệm công cụ về giá trị sống, giáo dục giá trị sống và
nghệ thuật điện ảnh liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá về giá trị sống của học sinh THPT, soạn
thảo phiếu điều tra thực nghiệm.
1.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Để thực hiện nội dung trên, 2 tác giả sử dụng các phương pháp: Phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa... các tri thức lý thuyết về giá trị sống,
giáo dục giá trị sống và nghệ thuật điện ảnh. Những phương pháp này được tiến
hành dưới hình thức đọc sách, báo, tạp chí, nghiên cứu các tài liệu, văn bản, tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý có kinh
nghiệm trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác nghệ
thuật điện ảnh… liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.4. Thời gian: Từ tháng 4/2014 đến tháng 6/2014
2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
2.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn:
Nghiên cứu thực tiễn nhằm chứng minh tính khả thi và khả dụng của việc sử
dụng nghệ thuật điện ảnh trong truyền tải - giáo dục giá trị sống cho học sinh
THPT.
2.2. Nội dung:
2.2.1. Thiết kế bảng hỏi:
* Mục đích: Từ khung lí thuyết của đề tài: khía niệm công cụ, từ 2 khía cạnh
biểu hiện giá trị sống của học sinh THPT (nhận thức, hành vi), từ các tiêu chí
đánh giá nhóm tác giả đã thiết kế các câu hỏi của bảng hỏi.
* Phương pháp: Nhóm tác giả xây dựng bảng hỏi theo 2 bước: 1/ phân tích
tài liệu, văn bản và phương pháp chuyên gia.; 2/ xác định các chỉ báo từ các tiêu
chí của nội dung nghiên cứu, trên cơ sở đó thiết kế thành bảng hỏi.
* Nội dung: Dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, nhóm tác
giả xây dựng phiếu hỏi cho học sinh THPT được xây dựng chủ yếu theo thang
Likert 5 bậc. Gồm 3 phần:
8
- Phần A: Nhận thức chung về các giá trị sống của học sinh THPT. Phần này
nhằm tìm hiểu học sinh THPT hiện nay nhận thức về các giá trị sống ở mức độ
nào, và có những nguồn thống tin nào để giúp học sinh có được nhận thức đúng
về các giá trị sống.
- Phần B: Hiệu quả tác động của điện ảnh đối với truyền tải giá trị sống cho
học sinh THPT.
- Phần C: Các giá trị sống của học sinh THPT biểu hiện thông qua 2 khía
cạnh nhận thức, thái độ và hành vi.
* Thời gian: Từ tháng 6/2014 đến tháng 7/2014
1.2.2. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn dưới hình thức Câu lạc bộ:
* Mục đích: Nghiên cứu sự thay đổi về nhận thức và hành vi dựa trên tiêu
chí giá trị sống của nhóm tham gia thực nghiệm.
* Phương pháp và nội dung nghiên cứu: Trong vòng 6 tháng, thực hiện
nghiên cứu thực nghiệm trên 40 đối tượng theo phương pháp:
+ Chiếu phim theo nội dung về chủ đề Trách nhiệm, Tôn trọng, Hợp tác,
Bao dung 2 tuần một lần. Tiêu chí chọn phim: được sự giới thiệu và kiểm duyệt
của Hội điện ảnh Việt Nam, phù hợp với lứa tuổi, độ dài phù hợp; thể loại phim:
phim điện ảnh, phim truyền hình, phim ngắn, phim tài liệu, phim hoạt hình.
+ Tổ chức các buổi thảo luận về nội dung, giá trị của phim, trao đổi 2 chiều
với thành viên (các thành viên tự làm phim ngắn, viết cảm nghĩ về những điều
học được từ phim ảnh) xen kẽ giữa các buổi chiếu phim; mời các chuyên gia về
tâm lí, điện ảnh tham gia thảo luận, hướng dẫn.
+ Thực hiện đo sự thay đổi về nhận thức giá trị sống.
* Khách thể nghiên cứu: 40 thành viên của Câu lạc bộ.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2014
2.3. Các phương pháp bổ sung:
2.3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu:
* Mục đích: Thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ
khảo sát; Lí giải nguyên nhân của các vấn đề đã được điều tra.
* Cách thức tiến hành:
- Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 5 học sinh THPT trong 40 học sinh tham
gia, 3 giáo viên và 5 phụ huynh học sinh.
9
- Nguyên tắc phỏng vấn sâu:
+ Đối với người được phỏng vấn: Khách thể có thể tự do trả lời các câu hỏi
theo ý kiến riêng của mình bởi vì các câu hỏi đưa ra là hệ thống câu hỏi mở.
+ Đối với người phỏng vấn: Phải thiết lập mối quan hệ thân thiện với khách
thể và tạo được niềm tin đối với họ. Các đặt câu hỏi phải rõ ràng ngắn gọn. Tránh
những câu hỏi xâm phạm đời tư của khách thể, tránh bình luận hay phản ứng với
những câu trả lời của khách thể. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có
thể đưa ra những câu hỏi dưới nhiều dạng khác nhau để có thể kiểm tra độ tin cậy
của các câu trả lời cũng như làm sáng tỏ những thống tin chưa rõ.
- Nội dung phỏng vấn sâu:
Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước thành từng mảng vấn đề mà đề tài
nghiên cứu quan tâm, trình tự nội dung được phỏng vấn không nhất thiết phải
theo thứ tự như đã chuẩn bị. Nó được áp dụng linh hoạt tùy theo từng đối tượng
phỏng vấn và tùy theo hướng câu chuyện mà người được phỏng vấn trình bày.
Nội dung của phiếu phỏng vấn sâu gồm các vấn đề cơ bản sau:
+ Một số thông tin về cá nhân của người được hỏi.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của học sinh THPT
+ Biểu hiện giá trị sống của học sinh THPT qua các hoạt động cá nhân và
tập thể.
+ Sự tác động của điện ảnh về giá trị sống đối với học sinh THPT.
- Cách tiến hành:
+ Lựa chọn thời điểm, địa điểm, không gian ... phỏng vấn.
+ Tiến hành phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành gặp gỡ, trò chuyện, thảo luận
với một số giáo viên, học sinh, và phụ huynh có giao tiếp thân thiết với Câu lạc
bộ Điện ảnh.
- Cách thu thập thông tin:
+ Ghi chép nhanh những câu trả lời của khách thể được phỏng vấn.
+ Có thể sử dụng máy ghi âm mini, chụp ảnh, quay clip.
- Xử lý thông tin: Kết hợp các phương pháp khác như nghiên cứu tài liệu,
điều tra, quan sát... để có nhận xét khách quan và tin cậy về các kết quả nghiên
cứu.
2.3.2. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động:
10
* Mục đích: Tìm hiểu, đánh giá sự hiểu biết, hiệu quả của hoạt động Câu lạc
bộ trong việc truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT.
* Cách thức tiến hành:
- Mô tả: Thành lập bộ phiếu thu gồm 4 đến 5 câu hỏi cho từng phim chiếu
dựa trên những tiêu chí giá trị sống mà đề tài nghiên cứu. Sau mỗi buổi hoạt động
chiếu phim của Câu lạc bộ, các thành viên sẽ tiến hành điền phiếu thu cá nhân.
- Nội dung: Nội dung của phiếu thu được chuẩn bị trước dưới dạng các câu
hỏi mở và đóng, theo trình tự sắp xếp của nhóm tác giả. Nội dung của phiếu thu
gồm các câu hỏi cơ bản sau:
+ Tóm tắt bộ phim và nêu ý nghĩa cảm nhận được.
+ Nhân vật gây ấn tượng và lí do.
+ Chi tiết gây ấn tượng và lí do.
+ Bộ phim truyền tải giá trị sống nào trong các giá trị sống mà nghiên cứu
quan tâm.
+ Một số thông tin cá nhân.
- Cách tiến hành:
+ Lựa chọn thời điểm, địa điểm theo sinh hoạt của Câu lạc bộ điện ảnh.
+ Tiến hành phát phiếu thu và phổ biến.
+ Các thành viên tiến hành điền phiếu thu.
- Cách thu thập thông tin: Dựa vào những thông tin cá nhân thu thập được
để phân loại.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia:
* Mục đích: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về giáo dục,
giáo dục giá trị sống, các nhà quản lý ... để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính
khách quan cho các kết quả nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
* Mục đích: nhằm minh họa cho nghiên cứu.
* Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sâu hơn, lý giải sâu hơn về những nội
dung cơ bản của đề tài. Quan sát sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi
bằng các phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn ...
11
2.3.5. Phương pháp xử lý kết quả:
* Mục đích: Xử lý các số liệu thu thập được ở phần điều tra để phục vụ cho
việc phân tích kết quả Phần 3.
* Phương pháp: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2014.
2.3.6. Hệ thống các tiêu chí thang đo:
Trên cơ sở các khái niệm công cụ của giá trị sống của học sinh THPT, nghệ
thuật điện ảnh, nhóm tác giả tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá từng mặt
biểu hiện các giá trị sống của học sinh THPT. Tiêu chí đánh giá của đề tài là tính
bộc lộ ra bên ngoài của học sinh THPT.
a. Giá trị Trách nhiệm:
- Trách nhiệm là thực hiện đóng góp vào việc chung, trách nhiệm cũng là
thự hiện nhiệm vụ một cách trung thực.
- Tôn trọng con người, tài sản, môi trường.
- Thừa nhận giá trị xã hội của bản thân.
- Thừa nhận quyền lợi và trách nhiệm của các cá nhân trong xã hội.
b. Giá trị Tôn trọng:
- Tôn trọng trước hết là tôn trọng bản thân.
- Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
- Biết hài lòng về bản thân.
- Biết tin tưởng lẫn nhau.
c. Giá trị Hợp tác:
- Làm việc cùng nhau vì một mục đích chung.
- Biết lắng nghe và thừa nhận về những đóng góp của mỗi người với một
thái độ thiện chí, cởi mở.
- Hợp tác được thực hiện trên cơ sở của sự tôn trọng lẫn nhau.
- Giúp đỡ người khác, tuân thủ luật lệ.
- Biết chia sẻ quan điểm và ý kiến với người khác để đi đến sự thống nhất.
- Hiểu giá trị của sự liên quan, phụ thuộc lẫn nhau trong một xã hội.
d. Giá trị Bao dung:
- Phấn đấu để làm chủ chính họ.
12
- Nhân hậu, ân cần, cảm thống đối với những người xung quanh.
- Nhìn vượt khỏi những nhược điểm và lỗi lầm của người khác, giúp họ nhận
ra giá trị vốn có của mình.
Từ các tiêu chí trên, nhóm tác giả xác định hệ thống chỉ báo nằm chỉ ra các
biểu hiện cụ thể để giúp cho việc đánh giá tính hiệu quả của Điện ảnh khi truyền
tải giá trị sống cho học sinh THPT được chính xác và khách quan.
3. Thời gian: Từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014
TIỂU KẾT PHẦN 2
Để nghiên cứu đề tài có hiệu quả, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp hệ thống
các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;
phương pháp điều tra; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp chuyên gia;
phương pháp nghiên cứu sản phẩm; phương pháp nghiên cứu trường hợp. Mỗi
phương pháp nghiên cứu đều nhằm giải quyết những nhiệm vụ của đề tài và tiến
tới thực hiện mục đích nghiên cứu. Do đó, để thực hiện các phương pháp có hiệu
quả, đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải thực hiện từng phương pháp theo
một qui trình tổ chức chặt chẽ.
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
A - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LÝ LUẬN
1. GIÁ TRỊ SỐNG VÀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT:
13
1.1. Giá trị: Là cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật
chất và tinh thần1, là những gì có ích, có ý nghĩa, là động lực thúc đẩy hoạt động
của chủ thể.
1.2. Giá trị sống: Là tất cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, quý
giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống, khiến mỗi người đêù mong muốn
lĩnh hội, thể hiện, để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và góp phần cải thiện cuộc
sống chung2.
Giá trị sống cũng có nguồn gốc, hình thành, biến đổi, duy trì… theo những
quy luật xã hội. Nhưng trong giáo dục hay sự đánh giá Giá trị sống người ta chủ
yếu hướng vào bình diện cá nhân.
Giá trị sống chủ yếu là những giá trị tinh thần (không đề cập giá trị vật chất,
tiền bạc, giàu sang, sức khỏe…) với các bình diện:
- Những giá trị về phẩm chất nhân cách, đạo đức bản thân. (Bao dung,
Khiêm tốn, Giản dị, Trung thực, Yêu thương, Hạnh phúc).
- Những giá trị quan hệ liên nhân cách, quan hệ với nhóm, với cộng đồng…
(Tôn trọng, Hợp tác, Đoàn kết, Trách nhiệm).
- Những giá trị chung (Hoà bình, Tự do).
Theo những tài liệu về giáo dục giá trị sống của Liên Hợp Quốc, Diane
Tillman chia thành 12 giá trị sống cơ bản: Hoà Bình, Tôn trọng, Yêu thương,
Trách nhiệm, Hạnh phúc, Trung thực, Bao dung, Hợp tác, Khiêm tốn, Giản dị,
Đoàn kết, Tự do. Với đối tượng nghiên cứu là giá trị sống của học sinh THPT, đề
tài chọn 4 giá trị sống cơ bản để nghiên cứu: Trách nhiệm, Tôn trọng, Hợp tác,
Bao dung.
- Giá trị Trách nhiệm: Trách nhiệm là thực hiện việc đóng góp vào công
việc chung của mỗi người, trách nhiệm còn là thực hiện nhiệm vụ một cách trung
thực.
- Giá trị Tôn trọng: Tôn trọng trước hết là tôn trọng bản thân, bản thân tôi có
giá trị. Tôn trọng còn là lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, biết họ cũng có
giá trị như tôi. Đó là sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.
- Giá trị Hợp tác: Sự hợp tác hiện diện khi mọi người làm việc cùng nhau
cho một mục đích chung. Sự hợp tác đòi hỏi sự thừa nhận giá trị về đóng góp của
mỗi người và có thái độ thiện chí. Sự hợp tác được diễn ra theo nguyên tắc tôn
trọng lẫn nhau.
- Giá trị Bao dung: Bao dung là thái độ đối xử với những giá trị khác mình
(face à ce qui est différent de ses valeurs, Wikipedia.com). Nói cách khác, bao
1
2
Từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý - Tr.725 – NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1998
Diane TillMan –Những giá trị sống tuổi trẻ - NXB trẻ 2010
14
dung là thừa nhận, tôn trọng những gì khác với mình (accepter une chose avec
laquelle il n’est pas en accord).
1.3. Học sinh trung học phổ thông:
Xét theo bậc học quy định của Nhà nước Việt Nam thì học sinh THPT là học
sinh lớp 10, 11, 12.
Xét theo góc độ khoa học tâm lí thì học sinh THPT thuôc giai đoạn tiền
thanh niên, giai đoạn con người vừa chuyển từ vị thành niên sang giai đoạn thanh
niên (giai đoạn của người trưởng thành). Đây là giai đoạn đặc biệt của đời sống
con người, thời kì của những thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt, sự phát triển của cơ
thể, nhận thức, những biến đổi về tâm lí, các mối quan hệ xã hội. Điều này dẫn
đến sự phát triển vượt bậc của tự ý thức - được coi là một đặc trưng tâm lý quan
trọng của vị thành niên. Lứa tuổi này khao khát tìm hiểu về bản thân mình, khám
phá những khả năng và thế mạnh của bản thân, tự đánh giá và bày tỏ thái độ với
chính mình.
1.4. Khái niệm giá trị sống của học sinh THPT:
Là cái có ích, có ý nghĩa với cuộc sống, là cái trở thành động lực thúc đẩy
hoạt động học tập, quan hệ với bản thân, quan hệ xã hội và được thể hiện qua
nhận thức và hành vi.
1.5. Giáo dục Giá trị sống trong nhà trường:
1.5.1. Là một khái niệm có mặt trong Chương trình Giáo dục, đào tạo của
ngành giáo dục và của xã hội. Giáo dục Giá trị sống nhằm thực hiện các mục
tiêu sau đây:
- Giúp mỗi cá nhân suy nghĩ,. Nhận thức về những giá trị khác nhau, những
tác động thực tế khi họ tự nói về mình (với chính họ, với người khác, với cộng
đồng và rộng hơn nữa là với thế giới).
- Cung cấp những nguyên tắc hướng dẫn và các công cụ giúp cho sự phát
triển của mỗi con người đi tới hoàn thiện, toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, cảm
xúc và tinh thần.
- Thúc đẩy cá nhân lựa chọn những giá trị cá nhân, xã hội, đạo đức và tinh
thần cho chính mình và biết được những phương pháp thực tế để phát triển và đào
sâu những giá trị này.
Mục tiêu giáo dục phổ thông và mô hình phát triển nhân cách được thể hiện
trong các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước: Điều 27 luật giáo dục của
nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các
kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây
15
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mô hình phát triển nhân cách toàn diện con người Việt Nam thời kỳ Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa là:“Phát triển toàn diện con người thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thì mô hình nhân cách đó phải là một nhân cách phát
triển toàn diện. Một nhân cách gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa 3 mặt: nội tâm
thống nhất, lành mạnh, ổn định, tích cực; quan hệ với người khác một cách
nhân ái, hữu nghị, hợp tác; quan hệ với công việc và sự nghiệp một cách say
mê, nhiệt tình, thích ứng, sáng tạo, hiệu quả và thành đạt”.
Mỗi học sinh khi đã quan tâm đến Giá trị sống đều có khả năng học tập,
sáng tạo một cách tích cực mỗi khi có cơ hội học tập; Và đặc biệt nếu mỗi học
sinh được lớn lên trong bầu không khí lấy giá trị sống làm nền tảng thì họ sẽ có
năng lực học tập và có những lựa chọn mang ý thức xã hội.
Nếu phát triển đề tài nghiên cứu và thực nghiệm dựa theo những chỉ dẫn,
yêu cầu của chương trình Giáo dục giá trị sống đã và đang được quốc tế hóa, lại
mang được theo những bản sắc của dân tộc Việt Nam, chắc chắn hoạt động giáo
dục sẽ đạt các kết quả to lớn, sẽ hướng đến sự tôn trọng nhân cách của mỗi
người và mọi người.
1.5.2. Giáo dục Giá trị sống cho học sinh nói chung và học sinh THPT đã trở
thành một hoạt động mang tính quốc tế.
Trên Thế giới: việc đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân được trang bị
đầy đủ tri thức khoa học, hoàn thiện tư cách, đạo đức, có đủ khả năng xây dựng
cuộc sống của bàn thân, gia đình và đóng góp cho xã hội… Đối với hầu hết các
quốc gia, dù có thể chế chính trị, xã hội như thế nào, cũng luôn dành sự quan tâm
lớn với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Một trong những hoạt động ở nhà trường và
xã hội có tác động đáng kể với thanh thiếu niên đang được phát huy, nhận rộng
trên toàn thế giới là hoạt động rèn luyện Kỹ năng sống, ví dụ như tổ chức “Hướng
đạo sinh”, “Tình nguyện quốc tế”, “Trại hè quốc tế”... Giáo dục, rèn luyện Kỹ
năng sống là những hoạt động tạo ra khả năng nhận thức, tình cảm với các Giá trị
sống - những tiêu chí cơ bản, cần thiết đối với mỗi con người
Tại Việt Nam: Trong các nội dung giáo dục, rèn luyện của Nhà trường,
ngành giáo dục nói chung, các nhà trường, thầy cô giáo đều có ý thức đối với
giáo dục Giá trị sống. Tuy nhiên, chương trình giáo dục Việt Nam vẫn quá quan
tâm đến giáo dục tri thức, hướng học sinh đến các cuộc chạy đua về thành tích và
sức ép về lên lớp, thi cử cuối năm, cuối cấp, hết phổ thông và vào đại học… Bài
toán về thời gian khiến cho giáo dục Giá trị sống, Kỹ năng sống vẫn chưa nhận
được sự quan tâm sát sao.
16
2. NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH VÀ TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ SỐNG:
2.1. Nghệ thuật:
Là những hoạt động sáng tạo khác nhau của loài người và những thành quả
được tạo ra trong quá trình sáng tạo đó. Nghệ thuật là "một lĩnh vực đặc biệt của
tâm thức con người” nhằm đưa tới cho nhân loại những hình tượng của hiện thực
cuộc sống với góc nhìn mỹ học mang tính cá thể của chủ thể sáng tạo nghệ thuật.
Nghệ thuật có chức năng chủ yếu là tác động, tạo cảm xúc, đồng thời đưa
đến đối tượng thưởng thức nghệ thuật những mục tiêu: Nhận thức - Thẩm mỹ và
Giáo dục.
Như vậy có thể nói Tác phẩm Nghệ thuật có những đóng góp tích cực vào
nhu cầu giáo dục và tự giáo dục của con người bằng con đường riêng của Nghệ
thuật.
2.2. Nghệ thuật Điện ảnh:
Là một trong 7 loại hình nghệ thuật của nhân loại. Là ngành nghệ thuật non
trẻ nhất (ra đời năm 1895), Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Nghe - Nhìn (thính thị
giác) mang tinh tổng hợp, được hình thành và phát triển cùng với những thành
tựu khoa học công nghệ thế giới.
- Nghệ thuật Điện ảnh liên tục phát triển cùng với sự phát triển của công
nghệ (từ phim câm, phim có âm thanh, phim nhựa, phim kỹ thuật số và khả năng
truyền dẫn qua mạng Internet)
- Nghệ thuật Điện ảnh mang tính đại chúng, tính quốc tế, tính hiện đại, có
khả năng thu hút mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới trẻ, cụ thể là học sinh
THPT. Nguyên nhân bởi nó đáp ứng, phù hợp với những đặc điểm: thích cái mới,
cái đẹp (hình ảnh đẹp, diễn viên đẹp…); thích cách tiếp cận đơn giản (xem dễ hơn
đọc - cụ thể dễ hơn tưởng tượng)…
2.3. Câu lạc bộ Điện ảnh:
Là hình thức tổ chức nhóm, tập thể, cùng tìm hiểu, nâng cao khả năng cảm
thụ nghệ thuật điện ảnh, hướng các thành viên trong câu lạc bộ lựa chọn, tiếp
nhận các tác phẩm điện ảnh có định hướng, hữu ích, gắn bó với các mục tiêu phát
triển của bản thân (nhóm, tập thể).
- Câu lạc bộ điện ảnh nhà trường là hình thức tổ chức ở phạm vi giới hạn
(đối tượng của đề tài nghiên cứu này)
17
- Hình thức hoạt động của Câu lạc bộ điện ảnh trong nhà trường không chỉ là
các hình thức cùng xem phim, hội họp, hướng dẫn, trao đổi… tập thể, mà còn áp
dụng các hình thức online, offline (qua mạng xã hội, trên hệ thống Internet).
2.4. Giáo dục giá trị sống thông qua nghệ thuật điện ảnh:
2.4.1. Khả năng giáo dục của nghệ thuật Điện ảnh
Điện ảnh tạo ra những sản phẩm nghệ thuật (bộ phim) đem đến cho đối
tượng thưởng thức, tiếp nhận (khán giả điện ảnh) những hình tượng cuộc sống,
con người với những quan niệm, triết lý nhân văn về đời sống mà không thể hiện
các mục tiêu truyền bá hiện thực và tư tưởng bằng những lý thuyết, số liệu.
Điện ảnh đưa cái đẹp (tính chất mỹ học) tác động vào đối tượng thông qua
con đường cảm xúc (vô thức) để tạo thành ấn tượng và nhận thức (có ý thức) sâu
sắc trong lòng khán giả. Những giá trị nhân văn, nhân ái, những đòi hỏi về trách
nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội… từ đó được hình thành một cách tự
nhiên trong tâm hồn, nhận thức của khán giả (đối tượng thưởng thức nghệ thuật
Điện ảnh) chính là khả năng giáo dục của nghệ thuật Điện ảnh.
Giáo dục bằng Nghệ thuật luôn đem lại sự thoải mái, hứng thú cho đối
tượng thưởng thức, tạo cho họ ấn tượng sâu sắc hơn nhiều so với việc giảng dạy
bằng lý thuyết trừu tượng, khô cứng.
2.4.2. Giáo dục Giá trị sống thông qua Nghệ thuật điện ảnh dưới hình
thức Câu lạc bộ:
Theo kết quả nghiên cứu từ trường ĐH Inowa, các nhà nghiên cứu đã phát
hiện về khả năng của “bộ nhớ” con người:“Chúng ta không thể nhớ những gì
mà chúng ta nghe thấy tốt bằng những thứ mà chúng ta đã nhìn thấy hoặc
chạm tay vào”. (ý kiến của nhà nghiên cứu James Bigelow nguyên là sinh viên
đại học Inowa, nhà khoa học trẻ đứng đầu nhóm nghiên cứu tâm lý hoc). Điều
này cũng giống như câu tục ngữ của người Trung Quốc: “Tôi nghe và tôi quên,
tôi nhìn và tôi nhớ” hay của Việt Nam “Trăm nghe không bằng một thấy”. Vì
vậy, tiếp nhận giáo dục Giá trị sống thông qua việc xem phim điện ảnh là hướng
đi tối ưu hiện nay đối với học sinh THPT bởi điện ảnh tác động vào suy nghĩ của
chúng ta bằng con đường tổng hợp: Thính giác - Thị giác; phù hợp với tâm lý lứa
tuổi; Nghệ thuật Điện ảnh Thế giới đã tích lũy được nguồn phim vô cùng lớn, vì
vậy sử dụng tác phẩm Nghệ thuật Điện ảnh tác động vào nhận thúc, thẩm mỹ rất
thuận lợi, dễ dàng và gần như không cần chi phí lớn.
Theo PGS.TS Mạc Văn Trang, tất cả các Giá trị sống đều hòa trộn vào
nhau, tương tác lẫn nhau, tồn tại trong từng con người cụ thể với tư cách là chủ
thể biểu hiện các Giá trị sống. Giá trị sống là “linh hồn” bên trong, kỹ năng sống
18
là năng lực biểu hiện giá trị sống thành hành vi bên ngoài. Cho nên giáo dục giá
trị sống và kỹ năng sống không thể tách rời nhau.
2.4.3.Thực trạng học sinh THPT và mối quan hệ với nghệ thuật điện ảnh:
Nhu cầu và Thị hiếu xem phim của học sinh THPT là những yếu tố thiết yếu
cần xác định để tìm hiểu về vai trò, tầm ảnh hưởng của phim ảnh, từ đó đánh giá
sự tác động của nghệ thuật điện ảnh trong việc giáo dục Giá trị sống cho học sinh
lứa tuổi THPT.
2.4.3.1. Nhu cầu thưởng thức điện ảnh của học sinh THPT Hà Nội:
Những số liệu của Cục Điện ảnh - Bộ VHTTDL- Tổng Cty Phát hành phim
và Chiếu bóng VN, số liệu của những cơ sở chiếu phim lớn như Trung tâm chiếu
phim quôc gia – Megastar (CGV) - Lotte… tai Hà Nội cho thấy số lượng khán giả
trẻ từ 16 đến 25 tuổi thường xuyên chiếm 65 đến 80% trong tổng số khán giả mua
vé vào rạp. Việc xem phim (tác phẩm Điện ảnh các thể loại như Phim Hoạt hình,
Phim Tài liệu, Phim truyện) trên các kênh sóng truyền hình của Đài THVN, theo
số liệu điều tra của Công ty TNS (một công ty điều tra số liệu truyền thông lớn
của VN) khán giả trẻ xem phim trên truyền hình chiếm tới 45% trong tổng lượng
khán giả phim truyền hình.
Những số liệu trên đây cho thấy phim ảnh (Nghệ thuật Điện ảnh) nhận được
sự quan tâm đông đảo của giới trẻ. Tuy nhiên chúng tôi vẫn thực hiện những cuộc
khảo sát để có thêm những số liệu thực tế của học sinh THPT (trong đó học sinh
trường THPT Chu Văn An là đối tượng chính)
Nhu cầu xem phim của học sinh trường THPT Chu Văn An.
Bạn có thích xem phim (thưởng thức Có nhu cầu xem phim (nói chung) 73%
tác phẩm Điện ảnh) không?
Trung bình 1 tháng bạn xem phim mấy 4 lần (5%); 3 lần (10%); 2 lần (13%);
lần ở rạp chiếu phim?
1 lần (69%); Không ra rạp xem phim
(3%)
Kết luận:
Khán giả trẻ, tầng lớp học sinh THPT (với trường THPT Chu Văn An là đại
diện) quan tâm, yêu thích và thường xuyên có sự giao tiếp với Nghệ thuật Điện
ảnh bằng những cách thức khác nhau.
2.4.3.2. Thị hiếu thưởng thức điện ảnh của học sinh THPT Hà Nội:
19
Số lượng phim được trình chiếu tại các rạp, trên tivi, internet, đĩa hình ở
nước ta được xác định là rất lớn. Hầu hết các tác phẩm đỉnh cao, “bom tấn” của
các nền điện ảnh lớn trên thế giới (trong đó có gần như đầy đủ những bộ phim
được nhận giải thưởng lớn tại các liên hoan phim danh tiếng như Cannes, Oscar,
Venice, Berlin…) đã tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khán giả nói chung và học sinh
THPT nói riêng. Tuy nhiên, giới trẻ cũng bị phân tán, bị thu hút vào dòng phim
thuần giải trí (phim hành động, bạo lực, kinh dị, hài nhảm…) làm ảnh hưởng đến
khả năng nhận thức đúng đắn giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm điện
ảnh, cũng có nghĩa là gây ảnh hưởng, làm suy giảm giá trị thẩm mỹ và giáo dục
vốn có của Nghệ thuật Điện ảnh.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 1000 học sinh trường THPT Chu Văn
An và một số trường khác trong thành phố để tìm hiểu thị hiếu của giới trẻ với
các dạng phim mà họ lựa chọn.
Sự lựa chọn các thể loại phim yêu thích
TT
Thể loại phim
Xem ở rạp
Xem bằng phương tiện khác
1
Phim hài
36%
22%
2
Phim Hành động
23%
25%
3
Phim Kinh dị
21%
20%
4
Phim Tâm lý Xã hội
13%
12%
5
Phim Khoa học
5%
17%
6
Phim Tài liệu
2%
5%
Nhận xét:
Từ khảo sát trên đây, chúng ta có thể thấy thể loại phim Hài, Hành động,
Kinh dị chiếm phần trăm lớn (lần lượt là 36% (22%); 23% (25%); 21% (20%).
Các thể loại phim Tâm lí, Khoa học, Tài liệu chiếm tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn (lần
lượt là 13% (12%), 5% (17%), 2% (5%)… Từ khảo sát này, ta thấy thị hiếu giới
trẻ hiện đang quan tâm nhiều đến các thể loại phim “thị trường”, phim “giải trí”
(được các nhà sản xuất, phát hành vì mục đích thương mại). Các bộ phim có chất
lượng nội dung, nghệ thuật cao, có tác dụng giáo dục giá trị sống, phẩm chất đạo
đức còn chưa được học sinh THPT quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân của vấn đề này được giải thích như sau:
- Các bộ phim “thị trường” “giải trí” thường được có các chiến dịch quảng
cáo rầm gây sự tò mò với khán giả đặc biệt là giới trẻ.
- Một số lượng đáng kể những bộ phim “thương mại” “giải trí” sử dụng
những yếu tố có khả năng câu khách.
20
- Các thể loại phim Tâm lí xã hội, phim Khoa học, Tài liệu ít nhận được sự
quan tâm của giới trẻ phần nào đòi hỏi sự quan tâm, suy nghĩ trong và sau khi
xem.
- Việc xem phim (nhất là xem ở các rạp chiếu phim) lâu nay đã trở thành
một hoạt động giải trí đơn thuần, một cách giảm áp lực trong cuộc sống, học
tập… tạo thành thói quen thích xem phim “vô thưởng vô phạt” .
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ SỐNG CỦA
HỌC SINH THPT
- Yếu tố xã hội
- Yếu tố bản thân
- Yếu tố gia đình
- Yếu tố bạn bè, đặc điểm lứa tuổi
- Yếu tố giáo dục nhà trường
B - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
Dựa vào bảng hỏi đã được thiết kế, nhóm tác giả đã tổng hợp kết quả nghiên
cứu thực tiễn.
PHẦN A: Nhận thức chung về giá trị sống
Câu 1: Sự hiểu biết khái quát về giá trị sống của học sinh THPT
TT
Các tiêu chí
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
1
Những điều chúng ta cho là quý giá,
là quan trọng và có ý nghĩa với cuộc
sống của mỗi người
10/40
13/20
20/40
2
Động lực, mục đích để bản thân nỗ
lực phấn đấu đạt được và vượt qua
nó.
07/40
12/40
17/40
3
Giá trị về bản thân và giá trị cộng
đồng.
07/40
4/40
2/40
8/40
12/40
19/40
4
Những điều quý giá, quan trọng và
có ý nghĩa đối với bạn, có vai trò
định hướng và điều chỉnh hành vi
21
của bạn.
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh THPT có nhận thức khác nhau về
giá trị sống. Các phương án để thể hiện sự hiểu biết về giá trị sống đầy đủ nhất là
phương án (1), (2), (4).
- Đợt 1: Độ chênh lệch giữa các phương án là không nhiều. Phương án (1)
được lựa chọn nhiều nhất (10/40 phiếu, chiếm 25%). Phương án (2)_ Đúng và
phương án (3)_Sai, có cùng số lượng được lựa chọn.
Câu 2: Trong các giá trị sống dưới đây, những giá trị nào bạn cho là
cần thiết với bản thân:
Không cần thiết: 1 điểm
Tương đối cần thiết: 2 điểm
Cần thiết bình thường: 3 điểm
Cần thiết: 4 điểm
Rất cần thiết: 5 điểm
Điểm trung bình
Các giá trị sống
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
2.825
3.225
3.475
2.5
2.75
3.2
Tôn trọng
3.475
3.7
4.05
Bao dung
2.475
2.75
3.075
Trách nhiệm
Hợp tác
Nhận xét:
Có sự gia tăng trong quan niệm về tính cần thiết của các giá trị sống đối
với các học sinh. Cụ thể sau sáu tháng: giá trị trách nhiệm tăng 0.65 điểm; giá trị
hợp tác tăng 0.7 điểm; giá trị tôn trọng tăng 0.575 điểm; giá trị bao dung tăng 0.6
điểm. Nhìn chung, sự thay đổi về điểm giữa các giá trị khá đồng đều.
Câu 3: Nguồn thông tin tìm hiểu về giá trị sống của học sinh THPT
Không đồng ý: 1 điểm
Đồng ý một phần: 2 điểm
Đồng ý ở mức bình thường: 3 điểm
22
Đồng ý: 4 điểm
Rất đồng ý: 5 điểm
TT
Điểm trung bình
Các nguồn thông tin
Đợt 1
1.
Dựa vào giáo dục của bố mẹ và gia đình
4.1
2.
Dựa vào kiến thức đã học ở nhà trường
2.175
3.
Dựa vào việc trao đổi với bạn bè
2.875
4.
Dựa vào kinh nhiệm sống cá nhân
3.6
5.
Dựa vào các lớp học, sách, truyện về giá trị sống
3.525
6.
Dựa vào nghệ thuật điện ảnh
3.15
Nhận xét:
Dựa vào giáo dục của bố mẹ và gia đình đạt điểm cao nhất: 4.1
Dựa vào kiến thức đã họ ở nhà trường đạt điểm thấp nhất: 2.175
Dựa vào nghệ thuật điện ảnh đạt điểm trung bình: 3.15
Nghệ thuật điện ảnh chưa được coi là một phương tiện để giáo dục,
truyền tải giá trị sống một cách chính thức, tuy nhiên, điện ảnh vẫn có những
ảnh hưởng, tác động nhất định đến nhận thức về giá trị sống của học sinh THPT.
PHẦN B: Khả năng tác động của điện ảnh trong việc truyền tải giá trị sống
Câu 4: Bạn có thường suy nghĩ về những nội dung mà bộ phim
truyền tải sau khi xem?
Không bao giờ: 1 điểm
Hiếm khi: 2 điểm
Thỉnh thoảng: 3 điểm
Thường xuyên: 4 điểm
Luôn luôn: 5 điểm
Điểm trung bình
Các giá trị
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Trách nhiệm
2.275
2.875
3.15
Hợp tác
1.875
2.05
2.225
23
Tôn trọng
2.15
2.175
2.575
Bao dung
1.775
2.05
2.125
Nhận xét:
Có sự gia tăng trong kết quả theo hướng tích cực. Cụ thể sau sáu tháng:
giá trị trách nhiệm tăng 0.875 điểm; giá trị hợp tác tăng 0.35 điểm; giá trị tôn
trọng tăng 0.425 điểm; giá trị bao dung tăng 0.35 điểm.
Câu 5: Nhân vật trong bộ phim bạn yêu thích có ảnh hưởng gì đến
bạn không?
Không ảnh hưởng: 1 điểm
Ít ảnh hưởng: 2 điểm
Bình thường: 3 điểm
Ảnh hưởng: 4 điểm
Rất ảnh hưởng: 5 điểm
Điểm trung bình
Các giá trị
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Trách nhiệm
2.575
2.875
3.05
Hợp tác
2.05
2.15
2.375
Tôn trọng
2.125
2.275
2.575
Bao dung
1.975
2.15
2.4
Nhận xét:
Có sự gia tăng trong kết quả theo hướng tích cực. Cụ thể sau sáu tháng:
giá trị trách nhiệm tăng 0.475 điểm; giá trị hợp tác tăng 0.325 điểm; giá trị tôn
trọng tăng 0.45 điểm; giá trị bao dung tăng 0.45 điểm. Kết quả cho thấy phim ảnh
có ảnh hưởng, tác động đến nhận thức giá trị sống của học sinh.
Câu 6: Nội dung của các bộ phim giúp bạn nhận thức những giá trị
sống ở mức độ nào?
Không hiệu quả: 1 điểm
Ít hiệu quả: 2 điểm
Bình thường: 3 điểm
Hiệu quả: 4 điểm
24
Rất hiệu quả: 5 điểm
Điểm trung bình
Các giá trị
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Trách nhiệm
2.05
2.15
2.375
Hợp tác
1.775
1.775
2.15
Tôn trọng
2.025
2.15
2.225
Bao dung
2.175
2.525
2.625
Nhận xét:
Có sự gia tăng trong kết quả theo hướng tích cực. Cụ thể sau sáu tháng:
giá trị trách nhiệm tăng 0.325 điểm; giá trị hợp tác tăng 0.375 điểm; giá trị tôn
trọng tăng 0.2 điểm; giá trị bao dung tăng 0.45 điểm. Độ chênh lệch về điểm của
giá trị bao dung cao nhất tỉ lệ thuận với số lượng phim chiếu có giá trị bao dung.
Câu 7: Bạn có thích học được các giá trị sống bằng phim ảnh không?
Chán ghét: 1 điểm
Không thích: 2 điểm
Bình thường: 3 điểm
Thích: 4 điểm
Rất thích: 5 điểm
Điểm trung bình
Các giá trị
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
2.775
3.15
3.825
Hợp tác
2.5
2.5
3.15
Tôn trọng
2.5
2.875
3.275
Bao dung
2.825
3.225
4.05
Trách nhiệm
Nhận xét:
Có sự gia tăng trong kết quả theo hướng tích cực. Cụ thể sau sáu tháng:
giá trị trách nhiệm tăng 0.375 điểm; giá trị hợp tác tăng 0.375 điểm; giá trị tôn
trọng tăng 0.55 điểm; giá trị bao dung tăng 0.325 điểm. Kết quả cho thấy việc
giáo dục giá trị sống thông qua nghệ thuật điện ảnh được học sinh ưa thích.
Câu 8+9+10:
25