Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÒNG THỊ NGÂN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ, lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phòng Thị Ngân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc cô giáo PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý đất đai Khoa Quản lý đất đai- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Yên Dũng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Phòng Thị Ngân

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 3

1.4.1.

Những đóng góp mới ....................................................................................... 3

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu ................................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm trong quản lý đất đai liên quan đến khiếu nại, tố cáo
và tranh chấp đất đai ........................................................................................ 4

2.1.2.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ................................... 5


2.1.3.

Tố cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai ............................................ 6

2.1.4.

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai ............................... 7

2.2.

Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu của một số nước trên thế giới ......... 8

2.2.1.

Anh ................................................................................................................. 8

2.2.2.

Pháp ................................................................................................................ 9

2.2.3.

Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) .................................................. 9

2.2.4.

Hoa kỳ ............................................................................................................. 9

2.3.


Tính pháp lý và cơ sở thực tiễn về các vấn đề nghiên cứu ở việt nam ............. 11

iii


2.3.1.

Chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ........................................................... 11

2.3.2.

Căn cứ pháp lý về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
đai của các cơ quan hành chính Nhà nước ...................................................... 12

2.3.3.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
về đất đai hiện nay ......................................................................................... 15

2.3.4.

Khái quát thực trạng tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai hiện nay ................... 22

2.4.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 26


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 28
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 28

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 28

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 28

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 28

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................. 28

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................................. 29

3.5.3.


Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu........................................... 30

3.5.4.

Phương pháp so sánh ..................................................................................... 30

3.5.5.

Phương pháp tổng hợp ................................................................................... 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 31
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Dũng ...................................... 31

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 31

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên .................................................................................... 32

4.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 33

4.1.4.


Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................ 35

4.1.5.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội .................................... 38

4.2.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai huyện Yên Dũng .................................... 38

4.2.1.

Công tác quản lý đất đai................................................................................. 38

4.2.2.

Tình hình sử dụng đất huyện Yên Dũng ......................................................... 42

4.2.3.

Đánh giá chung về thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện ................... 45

iv


4.3.

Thực trạng khiếu nai, tố cáo và tranh châp đất đai trên địa bàn huyện
Yên Dũng ...................................................................................................... 46


4.3.1.

Thực trạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai .......................................... 46

4.3.2.

Các nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ...................................... 48

4.4.

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên
địa bàn huyện Yên Dũng................................................................................ 56

4.4.1.

Hiện trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ............................................................... 56

4.4.2.

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước ........... 58

4.4.3.

Kết quả cụ thể về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên
địa bàn huyện Yên Dũng................................................................................ 59

4.4.4.


Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên
địa bàn huyện ................................................................................................ 68

4.5.

Giải pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai của ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng ........................................ 76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 79
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 79

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 81

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBCC

Cán bộ công chức


CNTT

Công nghệ thông tin

GCNQSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTSX

Giá trị sản xuất

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

HVHC

Hành vi hành chính

KN


Khiếu nại

KNTC

Khiếu nại tố cáo

QĐHC

Quyết định hành chính

QPPL

Quy phạm pháp luật

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TC

Tố cáo

TCĐĐ

Tranh chấp đất đai

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


UBND

Uỷ ban nhân dân

VPPL

Vi phạm pháp luật

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục các văn bản pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai ............................................................................ 13
Bảng 2.2. Tình hình tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh
vực đất đai của UBND tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 – 2015 ....................... 24
Bảng 2.3. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh
vực đất đai của UBND tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 – 2015 ....................... 25
Bảng 4.1. Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2015 ............................... 43
Bảng 4.2. Biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Yên Dũng ................... 44
Bảng 4.3. Tình hình tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp ................................. 47
Bảng 4.4. Các dạng khiếu nại về đất đai thường xảy ra trên địa bàn huyện ................. 48
Bảng 4.5. Các dạng tố cáo về đất đai thường xảy ra trên địa bàn huyện ...................... 51
Bảng 4.6. Các dạng tranh chấp đất đai thường xảy ra trên địa bàn huyện ................... 54
Bảng 4.7. Thực trạng cán bộ tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai ....................................................................................... 57
Bảng 4.8. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh
vực đất đai giai đoạn 2011 - 2015............................................................... 61
Bảng 4.9. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng

giai đoạn 2011 – 2015 ................................................................................ 62
Bảng 4.10. Kết quả vụ việc khiếu nại đã giải quyết xong trên địa bàn huyện Yên
Dũng giai đoạn 2011 - 2015 ....................................................................... 63
Bảng 4.11. Kết quả chấp hành thời gian giải quyết vụ việc khiếu nại đã giải
quyết xong trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2011 – 2015 ............... 65
Bảng 4.12. Kết quả giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng
giai đoạn 2011 – 2015 ................................................................................ 66
Bảng 4.13. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Yên
Dũng giai đoạn 2011 – 2015 ...................................................................... 67
Bảng 4.14. Kết quả điều tra cán bộ tham gia giải quyết đơn thư thuộc lĩnh vực
đất đai ................................................................................................ 69
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân có đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai .......... 71

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phòng Thị Ngân
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 65 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về
đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng từ 01/01/2011 đến 31/12/2015.
Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp đất đai trong những năm tiếp theo, góp phần tăng cường công tác quản

lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng.
Các phương pháp nghiên cứu của đề tài đã sử dụng
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, điều tra khảo sát kết hợp
với phỏng vấn trực tiếp cán bộ tham gia giải quyết và người dân có đơn thư khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng. Áp dụng các phương pháp phân
tích thống kê toán học để đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để tăng cường công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo. Lấy phiếu
điều tra cán bộ, người dân có đơn, xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu
khách quan và độ chính xác cho phép với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
Các kết quả chính và kết luận chủ yếu của luận văn
1. Yên Dũng có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Với vị trí địa lý thuận lợi, hiện nay Yên Dũng là một trong 4 huyện, thành phố của tỉnh
được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn huyện có 02 khu
công nghiệp, 05 cụm công nghiệp cơ bản đã đựợc lấp đầy hoặc đang thu hút đầu tư; một số
vùng sản xuất nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy sản.
Tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá; các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch năm.
2. Từ năm 2011-2015, người dân trên địa bàn huyện đa số đều chấp hành tốt chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các dự án thu hồi bồi thường, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng ít, thị trường bất động sản trầm lắng nên tình hình khiếu nại, tố cáo về

viii


đất đai của công dân xảy ra không nhiều so với các huyện khác trong khu vực. Số đơn
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tiếp nhận thuộc thẩm quyền giải quyết, hòa giải trên
địa bàn huyện từ năm 2011-2015 là 242 đơn, tiếp nhận nhiều nhất là năm 2011 với 67
đơn, ít nhất là năm 2014 với 26 đơn. Các vụ phức tạp, kéo dài phát sinh từ những năm
trước đã được UBND huyện tập trung cao, giải quyết dứt điểm. Trong những năm gần

đây, trên địa bàn huyện không có vụ việc khiếu kiện đông người, điểm nóng về đất đai
góp phần giữ vứng tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội.
3. Từ kết quả đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của
cán bộ công chức tham gia giải quyết, người dân có đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện cho thấy: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 đạt kết quả
cao, tỷ lệ giải quyết hàng năm đều đạt trên 93%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ
một số hạn chế, bất cập và tồn tại dẫn đến một số vụ việc giải quyết khiếu nại quá hạn
còn chiếm 15,62% số vụ việc đã giải quyết xong, số quyết định khó thực thi trên thực tế
chiếm 7,8%, quyết định chậm thi hành chiếm 25%, số quyết định bị khiếu nại lần hai
hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính chiếm 6,4%.
4. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai của huyện đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận. Đất đai ngày càng được quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất trên một đơn vị diện tích, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của
địa phương.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phong Thi Ngan
Thesis title: “Assessing the situation and proposing solutions to strengthen
the settlement of complaints, denunciations and disputes on the land ownership in
Yen Dung district, Bac Giang province”.
Major: Land mananger

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives

Assessing the status of the settlement of petitions, complaints and denunciations
on land ownership in Yen Dung district from 01/01/2011 to 31/12/2015.
Proposing solutions and recommendations in order to reinforce the settlement of
complaints, denunciations, and disputes on land ownership in the subsequent years,
contributing to strengthen the role of state management on land ownership in Yen Dung.
Methodology of the study
This study use the primary and secondary data, survey combined with direct
interviewing collected mainly from official staffs and citizens relating to complaints,
denunciations, and disputes on land ownership in Yen Dung.
With that goal, quantitative method of statistical analysis is used on evaluating
and clarifying the real situation the settlement of complaints, denunciations and disputes
on land ownership. Thereby, proposing solutions and recommendations in order to
reinforce the settlement of complaints, denunciations, and disputes on land ownership in
the subsequent years. Meanwhile, with the quantitative research method, this study will
mainly collect staffs’ survey form, citizens’ complaint letters, processing data and
analyzing result figures, ensuring the objectivity and accuracy requirement with the
support of software, Excel.
Thesis contribution and conclusion
1.Yen Dung’s geographical position is relatively favorable for socio-economic
development of the district. With favorable geographical position, Yen Dung currently is
one of four districts and cities of the province which were identified as key areas of socioeconomic development. The district has 02 industrial parks, industrial clusters base which
has been filled or are attracting investment; and some areas where producing agricultural
raw materials for production and processing industry and aquaculture. Socio-conomic

x


situation of district continues to be maintained at high growth rate; socio-conomic indicators
were achieved or surpassed the plan in past years.
2. In recent years, most of citizens in the district all complied to the policy of the

Party and State's laws. Therefore, comparing to other district in local province, the
situation of of the settlement of complaints, denunciations and disputes on land in Yen
Dung is modest. Number of receiving complaints, denunciations and disputes on land
resolved under jurisdiction in the district in 2011-2015 was 242 cases, highest in 2011,
with 67 applications, at least in 2014 with 26 applications. The complicated, prolonged
cases arising in previous years have been highly centralized and definitely settlđ by
District People’s Committee. In recent years, the district has no "hot spots", has no
claims cases centrally crowded, the social security situation is maintained.
3. From the evaluation results of the settlement of complaints, denunciations and
disputes on land though civil servants, relating citizens in the local district, the result
figure shows: The settlement of complaints, denunciations and disputes on land in Yen
Dung from 2011 to 2015 achieved good results, the rate of annual settlement were
reached over 93%. However, besides that, there are some limitations, shortcomings and
existing difficulties leading to some overdue cases of complaint settlement accounted
for 10.42% (including the cases number of difficult decisions to implement on actual is
7.8%, slower execution’s decisions is 25%, number of the decision was re-complaint or
was taken to administrative Court accounted for 6.4%).
4. State management in the field of land in Yen Dung has achieved remarkable
results. Land is increasingly strict managed, improving the efficiency of land use per
unit of area, which meets the local socio - economic development requirements.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với mỗi quốc gia, đất đai là hiện thân của chủ quyền, của lãnh thổ, là
nguồn tài nguyên quý giá và trở thành nguồn nội lực cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng. Đối với mỗi người dân, vượt xa hơn ý
nghĩa đất đai là nơi ăn, chốn ở, nguồn sống, nguồn làm việc, tư liệu sản xuất

không gì thay thế được trong sản xuất nông, lâm nghiệp, là tư liệu lao động
chung trong các ngành sản xuất khác thì ở khía cạnh kinh tế, đất đai đối với mỗi
người dân đã và đang trở thành một phương thức tích lũy của cải lâu dài và vững
chắc nhất. Chúng không chỉ phục vụ cho các mục đích hiện hữu do nhu cầu đời
sống hàng ngày và cho các nhu yếu khác nhau của mỗi người, mà chúng đã trở
thành loại tài sản đặc biệt, hàng hóa đặc biệt trao đổi, lưu thông trên thị trường
dưới sự tác động mạnh mẽ của các quy luật của thị trường.
Xã hội ngày càng phát triển, theo đó, các quan hệ đất đai cũng ngày càng
được thiết lập đa dạng và phong phú hơn cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, với
sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai cũng
ngày càng lan rộng nhanh chóng ở phạm vi quy mô cũng như độ phức tạp của nó.
Từ đó, các tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng của các chủ thể tham gia quan hệ
cũng phát sinh và phát triển theo chiều hướng đa dạng và phức tạp về tính chất,
mức độ và ngày càng phổ biến hơn. Khiếu nại (KN), tố cáo (TC), tranh chấp đất
đai (TCĐĐ) là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm
đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên của cả hệ thống chính trị; đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết như Chỉ
thị số 09/CT-TW ngày 06/03/2002, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012, Nghị
quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012, Chỉ thị số 35/-CT-TW ngày 26/5/2014
của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Khiếu nại tố cáo; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo;
Luật Đất đai… về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp, có những công dân
thường xuyên khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật, lôi kéo, xúi giục người khác,

1


đã và đang làm ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội, làm giảm hiệu lực, hiệu

quả quản lý nhà nước và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Theo số
liệu thống kê của Chính phủ, trong tổng số đơn khiếu nại, tố cáo hàng năm các cơ
quan hành chính nhà nước nhận được có khoảng 70% là đơn khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Từ năm 2011- 2015, giải quyết KN, TC, TCĐĐ của các cơ quan Nhà
nước tại tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Yên Dũng nói riêng đã đạt được
những kết quả nhất định, tạo cơ sở cho việc bảo đảm và tăng cường công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số yếu
kém, hạn chế và bất cập trong công tác này như: Hệ thống văn bản pháp luật
thiếu đồng bộ; lực lượng cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai còn
thiếu và một số còn yếu; trong quá trình giải quyết còn vi phạm quy định về
thời hiệu giải quyết theo luật định; hiệu quả giải quyết chưa cao; vẫn xảy ra
tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai kéo dài chưa được giải quyết một cách
triệt để, đơn thư vượt cấp vẫn xảy ra.
Xuất phát từ thực tiễn công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ trên địa bàn
huyện Yên Dũng và để góp phần đổi mới, tăng cường công tác giải quyết KN,
TC, TCĐĐ và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên
Dũng, tôi chọn đề tài: “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý đất đai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng từ 01/01/2011 đến 31/12/2015.
Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tăng cường công tác giải quyết KN,TC,
TCĐĐ trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo, góp phần tăng cường công
tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc

Giang từ 01/01/2011 đến 31/12/2015.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Luận văn là công trình nghiên cứu tổng thể vấn đề giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã chỉ ra các luận cứ khoa học và quan điểm, giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật về
giải quyết KN, TC, TCĐĐ.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên
cứu, học tập về giải quyết KN, TC, TCĐĐ.
Luận văn cũng có thể phục vụ cho công tác và hoạt động thực tiễn giải
quyết KN, TC, TCĐĐ; giúp cán bộ, công chức và nhân dân nâng cao nhận thức
về giải quyết KN, TC, TCĐĐ để từ đó có hành xử đúng đắn trong KN, TC,
TCĐĐ và hoạt động giải quyết KN, TC, TCĐĐ.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Một số khái niệm trong quản lý đất đai liên quan đến khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai: Tại Điều 1, Luật Đất đai 2013 quy định:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống

nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy
định của Luật này (Quốc hội, 2013).
Điều này đã khẳng định được tính chất quan trọng của đất đai. Đồng thời,
đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai nhằm đưa chính
sách quản lý và sử dụng đất đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả.
Trong đó có nội dung về giải quyết KN,TC, TCĐĐ trong việc quản lý và sử dụng
đất đai.
Theo Điều 3, Luật Đất đai 2013 có quy định cụ thể về các khái niệm liên quan:
- Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất)
là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất.
- Nhà nước Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng
đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người
sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
- Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối
với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có
đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
- Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất.
- Giá trị quyền sử dụng đất là là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối
với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền
4


sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất
(Quốc hội, 2013).
2.1.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

2.1.2.1. Khái niệm khiếu nại
Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của
nước ta đều quy định về quyền khiếu nại của công dân. Tại Điều 30 Hiến pháp
năm 2013 quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và
phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc trả thù người
khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm
hại người khác (Quốc hội, 2013)
Luật khiếu nại năm 2011, Điều 2 định nghĩa về Khiếu nại và các vấn đề liên
quan như sau:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực
hiện quyền khiếu nại
Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan HCNN có QĐHC, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị
khiếu nại
Quyết định hành chính (QĐHC) là văn bản do cơ quan HCNN hoặc người
có thẩm quyền trong cơ quan HCNN ban hành để quyết định về một vấn đề cụ
thể trong hoạt động quản lý HCNN được áp dụng một lần đối với một hoặc một
số đối tượng cụ thể.

5



Hành vi hành chính (HVHC) là hành vi của cơ quan HCNN, của người có
thẩm quyền trong cơ quan HCNN thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ,
công vụ theo quy định của pháp luật.
Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2.1.2.2. Giải quyết khiếu nại
Tại khoản 11, Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 thì:
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết khiếu nại.
Theo khoản 6, Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 thì:
Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại (Quốc hội, 2011).
Vậy có thể hiểu giải quyết khiếu nại về đất đai là việc cơ quan HCNN tiến
hành kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp, hợp lý của QĐHC, HVHC
trong lĩnh vực đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan
HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của
nhà nước và xã hội.
2.1.3. Tố cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai
2.1.3.1. Khái niệm tố cáo
Theo khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo năm 2011:
Tố cáo (TC) là việc công dân theo thủ tục do luật này quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất
cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Quốc hội, 2011).
Tố cáo thể hiện sự phản ứng của công dân trước hành vi vi phạm pháp luật
của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Tố cáo thực chất là việc công dân phát

hiện và thông báo chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những
hành vi vi phạm pháp luật nào đó diễn ra trong đời sống xã hội có thể liên quan
hoặc không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình.

6


Điều 2, Luật Tố cáo năm 2011 giải thích một số khái niệm có liên quan đến
Tố cáo và giải quyết tố cáo cụ thể như sau:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của cán bộ, công chức, viên chức
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công
chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Tố cáo hành vi VPPL về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công
dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm
pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy
định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo
Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo
Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tố cáo (Quốc hội, 2011).
2.1.3.2. Giải quyết tố cáo
Theo Luật Tố cáo năm 2011:
Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và
việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai: Điều 205 Luật Đất đai năm 2013
quy định:
1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo (Quốc hội, 2013).

Vậy giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai là việc cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi
bị tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai để có biện pháp giải quyết theo quy định
của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức (Quốc hội, 2013).
2.1.4. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai
2.1.4.1. Khái niệm tranh chấp, tranh chấp đất đai
Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 định nghĩa:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Quốc hội, 2013).
7


Việc giải quyết TCĐĐ hiện nay phải đảm bảo ba nguyên tắc dưới đây:
- Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu.
- Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế,
khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
- Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với
phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc
làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương (Lưu La, 2014).
2.1.4.2. Giải quyết tranh chấp
TCĐĐ là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền, nghĩa
vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai, cần được nhà
nước giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 202, Luật Đất đai 2013: Nhà nước khuyến khích các bên TCĐĐ tự
hoà giải hoặc giải quyết TCĐĐ thông qua hoà giải ở cơ sở. TCĐĐ mà các bên tranh
chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có
đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức
việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình thực hiện phải

phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên
của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban
nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận
được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành
biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không
thành của UBND cấp xã nơi có đất (Quốc hội, 2013).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Anh
Việc giải quyết khiếu kiện hành chính phải trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu là giai đoạn luật hành chính chuyên biệt được coi là quan
trọng nhất được đưa ra bởi các cơ quan tài phán hành chính. Các cơ quan tài phán
hành chính rất nhiều và không được coi là những cơ quan xét xử thực thụ với
đúng nghĩa của từ tài phán hành chính vì họ xem xét cả tính hợp pháp và tính
công bằng. Tuy nhiên, các cơ quan tài phán này lại rất có năng lực nên phần lớn

8


các quyết định của họ thoả mãn được đòi hỏi của người khiếu nại và đa số các
tranh chấp được chấm dứt từ giai đoạn này.
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn “luật hành chính chung”, các tranh chấp
được phán xét bởi các toà án thường luật như: Toà thượng thẩm, Toà phúc thẩm,
Toà tối cao. Các toà án này xét xử kháng cáo đối với quyết định của cơ quan tài
phán hành chính đã xét xử sơ thẩm về tính hợp pháp của các văn bản hành chính
bị khiếu kiện. Như vậy, các khiếu kiện trước toà án truyền thống, sau khi đã qua
bước giải quyết tại cơ quan tài phán hành chính, giảm hẳn vì việc kiện cáo tại toà
án tư pháp khá là tốn kém (Lê Vũ Tuấn Anh và cs, 2012).
2.2.2. Pháp
Trên thế giới, một số nước quy định người yêu cầu thông tin có thể khiếu

kiện trực tiếp ra tòa mà không cần qua bước khiếu kiện. Nhưng ở Pháp, chỉ có
thể khiếu kiện ra tòa án nếu đã qua các bước khiếu nại, bắt buộc phải có yêu cầu
Ủy ban về tiếp cận tài liệu hành chính đưa ra khuyến nghị trước khi khiếu kiện ra
Tòa án hành chính; Tòa này sẽ ra phán quyết trong vòng 6 tháng kể từ ngày đệ
đơn (Lê Vũ Tuấn Anh và cs, 2012).
2.2.3. Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa)
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nước thành lập hệ thống Tòa hành chính
từ những năm 1990. Luật tố tụng hành chính Trung Quốc có những điều khoản
liên quan đến khiếu nại hành chính. Khiếu nại hành chính không phải là một
trình tự bắt buộc. Người khiếu nại không buộc phải khiếu nại tới cơ quan hành
chính trước khi khởi kiện ra toà án. Tuy nhiên, nếu luật hoặc văn bản pháp quy
có quy định thì nó trở thành điều kiện bắt buộc. Cơ quan hành chính phải giải
quyết khiếu nại trong thời gian hai tháng kề từ ngày nhận được khiếu nại. Trường
hợp không có sự thống nhất quá trình khiếu nại hành chính, người khiếu nại có
thể kiện ra Toà án hành chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thống
báo trả lời của cơ quan hành chính (Đinh Văn Minh, 2009).
2.2.4. Hoa kỳ
Hoa Kỳ là nhà nước liên bang, do vậy việc tổ chức thực hiện hoạt động giải
quyết khiếu nại hành chính cũng có những nét đặc thù so với các quốc gia khác.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát về giải quyết khiếu nại hành chính tại
Hoa Kỳ của Ủy ban pháp luật Quốc hội thì việc tổ chức các cơ quan giải quyết
khiếu kiện hành chính ở Hoa Kỳ chia làm ba loại:
9


Loại thứ nhất, là cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính độc lập và chúng
ta vẫn thường gọi là cơ quan Tài phán hành chính. Hiện nay có 26 trên tổng số 53
bang của Hoa Kỳ có cơ quan này.
Loại thứ hai, là cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính được tổ chức trong
chính cơ quan hành chính, nhưng chuyên trách hóa- tức là những người trong cơ

quan này chỉ có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với các QĐHC
trong lĩnh vực quản lý của cơ quan mình. Chẳng hạn như cơ quan giải quyết
khiếu kiện về phát minh sáng chế và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (patent &
trademark) nằm trong Ủy ban phát minh sáng chế và đăng ký nhãn hiệu hàng
hóa. Trong trường hợp bị từ chối thì đương sự có thể gửi đơn đến Tòa án tư pháp
để giải quyết khiếu kiện.
Loại thứ ba, trong một số lĩnh vực quản lý không có cơ quan chuyên trách
giải quyết khiếu nại hành chính mà chỉ có một bộ phận chịu trách nhiệm tiếp
nhận và giải quyết các khiếu nại trong ngành và lĩnh vực đó - điển hình là Hải
quan Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực hải quan, pháp luật Hoa Kỳ cho phép đương sự có
thể kiện ra Tòa án hoặc khiếu nại bằng con đường hành chính. Trên thực tế 90%
vụ việc đương sự chọn con đường khiếu nại hành chính vì vụ việc sẽ được giải
quyết nhanh hơn, đồng thời đỡ tốn kém hơn nếu khiếu kiện ra Tòa án. Ngoài ra,
ở Hoa Kỳ còn có cơ quan độc lập chuyên giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật
công chức, có tên gọi là Merit systems protection board.
Pháp luật Hoa Kỳ quy định trường hợp tranh chấp hành chính đã được cơ quan
hành chính hoặc cơ quan tài phán hành chính giải quyết mà đương sự vẫn tiếp tục
khiếu kiện tới Tòa án thì Tòa án không xem xét lại nội dung sự việc mà chỉ xem xét
việc áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính hoặc cơ quan chuyên trách giải quyết
khiếu nại hành chính trong quá trình giải quyết trước đó (Đinh Văn Minh, 2010).
2.2.5. Hàn Quốc
Cơ chế giải quyết khiếu nại ở Hàn Quốc khá mềm dẻo và linh hoạt. Hàn
Quốc cũng có các hình thức tiếp nhận và xử lý khiếu nại như ở Việt Nam nhưng
hiện nay khiếu nại qua mạng ngày càng nhiều và bạn còn có hình thức tiếp nhận
khiếu nại lưu động tại các vùng sâu vùng xa và coi trọng việc đến tận nơi để lắng
nghe và xử lý tại chỗ bằng cách trao đổi với các bên trong tranh chấp. Công việc
này mang tính chất hoà giải và được làm ngay tại địa phương cơ sở.
Uỷ ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền công dân (ACRC) là cơ quan
chịu trách nhiệm chính trong công tác này. Tại cơ quan thanh tra, kiểm toán Hàn
10



quốc cũng có vụ chuyên trách về tiếp nhận và xử lý khiếu nại hành chính, ở các
địa phương dần dần cũng hình thành các bộ phận chuyên trách giúp chính quyền
giải quyết các khiếu nại của người dân.
Điểm nổi bật trong giải quyết khiếu nại hành chính là hết sức coi trọng
công tác hoà giải và tư vấn khiếu nại. Đặc biệt, Hàn Quốc sử dụng đội ngũ tình
nguyện viên là những công chức về hưu hoặc những luật sư còn đang hành nghề
nhưng dành thời gian nhất định cho công việc này một cách tự nguyện với khoản
thù lao nhỏ bé (chủ yếu là bù đắp chi phí đi lại) tham gia vào hoạt động tư vấn
khiếu nại, tiếp và trao đổi với người khiếu nại.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng xây dựng Trung tâm tích hợp thông tin hành
chính để giúp người dân thuận tiện hơn khi tiến hành các thủ tục hành chính. Tại
đây, người dân có thể truy cập mọi thông tin cần thiết và cũng có thể được tư vấn
trực tiếp về những vấn đề mà họ quan tâm. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa để
người dân có thể vượt qua các khó khăn khi thực hiện các quyền của mình và
cũng giảm đi một số lượng đáng kể các khiếu nại không cần thiết do thiếu thông
tin (Đinh Văn Minh, 2009).
2.3. TÍNH PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU Ở VIỆT NAM
2.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai
Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, KN, TC, TCĐĐ luôn được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn với việc
xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Các Hiến
pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm
2013 đều ghi nhận quyền KN,TC là một trong những quyền cơ bản của công
dân và quy định việc KN,TC phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng,
theo quy định của pháp luật. Nhằm phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải
quyết khiếu nại của cả hệ thống chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban

hành Chỉ thị số 09- CT/TW ngày 06/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực
hiện trong việc giải quyết khiếu nại hiện nay. Kết luận số 130/TB-TW ngày
10/01/2008 của Bộ Chính trị về tình hình kết quả giải quyết KNTC từ năm 2006
đến nay và giải pháp trong thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã
ban hành nhiều văn bản, chỉ thị nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, chấn
chỉnh và tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC... Những nội dung
11


này thể hiện rất rõ và cụ thể những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong
việc xác định: Tiếp dân, giải quyết KNTC của công dân là trách nhiệm của người
lãnh đạo, quản lý. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung
ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhấn mạnh: “Các cơ quan
có thẩm quyền phải tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, KNTC
về đất đai theo đúng quy định của pháp luật về KNTC, tố tụng hành chính, tố
tụng dân sự; công bố công khai kết quả giải quyết”. Ngày 26/5/2014 Bộ Chính trị
ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về tăng cường sự lãnh đào của Đảng đối với công
tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề KN, TC, TCĐĐ đang là một
thách thức đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội trong cả nước.
Đổi mới công tác giải quyết TCĐĐ, KN, TC trong lĩnh vực đất đai, tiếp nhận ý
kiến phản hồi từ tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và xây dựng hệ thống quản lý đất
đai (thể chế, bộ máy tổ chức), quan tâm thấu đáo lợi ích thiết thực của người dân
để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đạt hiệu quả cao, góp phần
ổn định tình hình an ninh, chính trị xã hội là vấn đề cấp bách, là yêu cầu đang đặt
ra hiện nay đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.3.2. Căn cứ pháp lý về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai

của các cơ quan hành chính Nhà nước
Các chủ trương, chính sách của Đảng để được cụ thể hóa và tạo cơ sở pháp
lý cho công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn
bản quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan HCNN, trình tự, thủ tục
giải quyết các KN, TC và TCĐĐ. Các văn bản đã được ban hành qua các thời kỳ,
thể hiện sự thay đổi về cơ chế chính sách, theo hướng minh bạch, ngày càng có
lợi hơn cho người dân, nhằm phù hợp với thực tiễn của từng giai đoạn và hướng
đến sự thống nhất, khắc phục sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp
luật quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, qua hệ thống các văn bản QPPL quy
định về giải quyết KN, TC, TCĐĐ được ban hành thiếu đồng bộ, còn nhiều điểm
chưa thống nhất hệ thống pháp luật nước ta trong việc giải quyết KNTC, tranh
chấp của công dân. Nay, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011, Luật Đất đai
2013 đã khắc phục được phần lớn những mâu thuẫn, xung đột của pháp luật đối
với việc giải quyết KN, TC, TCĐĐ (Bảng 2.1).
12


Bảng 2.1. Danh mục các văn bản pháp luật quy định về
giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
TT

Tên văn bản, số hiệu, ngày
tháng năm ban hành

1

Luật số 09/1998/QH10
ngày 02/12/1998

Quốc hội


Luật KNTC: quy định về KNTC và giải quyết
KNTC. Hết hiệu lực thi hành

2

Luật số 26/2004/QH11
ngày 15/6/2004

Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
KNTC năm 1998. Hết hiệu lực thi hành

3

Luật số 58/2005/QH11
ngày 29/11/2005

Cơ quan
ban hành

Quốc hội

Trích yếu nội dung

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
KNTC năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm
2004).
Hết hiệu lực thi hành


4

Luật số 13/2003/QH11
ngày 26/11/2003

Quốc hội

Luật Đất đai: Quy định về quản lý và sử dụng đất
đai. Trong đó Chương VI, mục 2 quy định về
giải quyết tranh chấp, KNTC về đất đai.
Hết hiệu lực thi hành

5

Luật số: 64/2010/QH12
ngày 24/11/2010

6

Luật số: 56/2010/QH12
ngày 15/11/2010

7

Luật số 02/2011/QH13
ngày 11/11/2011

8


Luật số 03/2011/QH13
ngày 11/11/2011

Quốc hội

Luật Tố tụng hành chính: quy định về hoạt động
tố tụng hành chính. Trong đó, có các điều sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm
2003 về thẩm quyền giải quyết TCĐĐ và khiếu
nại, khởi kiện đối với QĐHC, HVHC về quản lý
đất đai.

Quốc hội

Luật Thanh tra: quy định về tổ chức, hoạt động
thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân, trong
đó có quy định về chức năng, nhiệm vụ giải
quyết KNTC của Thanh tra tỉnh, huyện và Thanh
tra Sở.

Quốc hội

Luật Khiếu nại: quy định về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của cơ
quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ
quan HCNN.

Quốc hội

Luật Tố cáo: quy định về tố cáo và giải quyết tố

cáo đối với hành vi VPPL của cán bộ công chức,
viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và
đối với hành vi VPPL của cơ quan, tổ chức, cá

13


×