Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.31 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM PHÚC ÁNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

Tác giả luận văn

Phạm Phúc Ánh

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch sử dụng đất, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Phạm Phúc Ánh

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................ vi
Danh mục bảng..................................................................................................................... vii
Danh mục hình ...................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ................................................................................................................ xi
Thesis Abstract .................................................................................................................... xiv
Phần 1. Mở đầu..................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ................................................................................................... 2
2.1.

Khái quát về đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở
Việt Nam ................................................................................................................... 2

2.1.1.

Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp .......................................................... 3

2.1.2.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ...................................................... 6

2.2.

Những vấn đề về hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............. 7

2.2.1.

Khái quát hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất ............................................................. 7

2.2.2.


Đặc điểm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................... 10

2.2.3.

hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.......................... 11

2.3.

Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ..................... 13

2.3.1.

Khái niệm về sản xuất hàng hóa ............................................................................. 13

2.3.2.

Cơ sở lý luận của sản xuất hàng hóa ....................................................................... 13

2.3.3.

Cơ sở thực tiễn của sản xuất hàng hóa.................................................................... 14

2.4.

Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về sử dụng đất, nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ........................................ 15

2.4.1.

Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ....................................................... 15


2.4.2.

Các nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
hàng hóa trên thế giới và ở Việt Nam ..................................................................... 19

2.4.3.

Bài học kinh nghiệm cho hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa .......................... 22

iii


2.5.

Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở
Việt Nam ................................................................................................................. 23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nhiên cứu ................................................................. 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................... 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu .............................................................................................. 27

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 27


3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 27

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh................................27

3.4.2.

Hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai huyện Đông Anh ............27

3.4.3.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
trên địa bàn huyện Đông Anh..........................................................................27

3.4.4.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa của huyện Đông Anh ................................................................................28

3.4.5.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh
theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020 ..................................................28

3.4.6.


Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa .........................................................................28

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 28

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..............................................................28

3.5.2.

Phương pháp chọn điểm..................................................................................29

3.5.3.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...............................................................29

3.5.4.

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .....................................................29

Phần 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................................ 32
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh ..................................... 32

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ......................................................32

4.1.2.

Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.....................................39

4.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..............................................................40

4.1.4.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..................................47

4.2.

Hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai huyện Đông Anh .......... 48

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện .................................................48

4.2.2.

Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2010 - 2015
huyện Đông Anh .............................................................................................51

iv



4.3.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên
địa bàn huyện Đông Anh ........................................................................................ 52

4.3.1.

Tình hình chung ..............................................................................................52

4.3.2.

Tình hình sản xuất ngành trồng trọt .................................................................56

4.3.3.

Thị trường tiêu thụ nông sản ...........................................................................57

4.4.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa .......... 57

4.4.1.

Cácloại hình và kiểu sử dụng đất.....................................................................57

4.4.2.

Hiệu quả kinh tế..............................................................................................64

4.4.3.


Hiệu quả xã hội ...............................................................................................73

4.4.4.

Hiệu quả môi trường .......................................................................................78

4.4.5.

Đánh giá tổng hợp hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng hàng hóa ở huyện Đông Anh ............................................................... 83

4.5.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh theo hướng
sản xuất hàng hóa đến năm 2020 ............................................................................ 85

4.5.1.

Cơ sở định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ............85

4.5.2.

Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
sản xuất nông nghiệp hàng hoá đến năm 2020 .................................................86

4.6.

Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa............................................................................... 91


4.6.1.

Giải pháp thị trường ........................................................................................91

4.6.2.

Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng...............................................................91

4.6.3.

Giải pháp khoa học kỹ thuật ............................................................................91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 93
5.1.

Kết luận ................................................................................................................... 93

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 94

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 95
Phụ lục ................................................................................................................................ 97

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng việt

CP

Chính Phủ

CPTG

Chi phí trung gian

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

IRRI

Viện nghiên cứu lúa quốc tế


KT-XH

Kinh tế - Xã hội



Lao động

LUT

Loại hình sử dụng đất

NQ

Nghị quyết



Quyết định

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TNT

Thu nhập thuần

TTG


Thủ tướng

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hình thức tưới tiêu và khả năng canh tác nông nghiệp trên địa bàn
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.

huyện Đông Anh .......................................................................................36
Các loại đất và hướng sử dụng trên địa bàn huyện Đông Anh ....................37
Tổng hợp tình hình dân số tính đến ngày 31/12/2015.................................43
Hệ thống chợ đầu mối và chợ bán lẻ trên địa bàn huyện
Đông Anh .................................................................................................47

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Đông Anh ............................50

Bảng 4.6. Biến động diện tích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Anh giai đoạn 2010 – 2015 ..............................................................53
Bảng 4.7. Hiện trạng các LUT canh tác huyện Đông Anh năm 2015 .........................57
Bảng 4.8. Hiện trạng các kiểu sử dụng đất mang tính hàng hóa trên địa bàn
huyện Đông Anh .......................................................................................58
Bảng 4.9. Hiện trạng các loại hình và kiểu sử dụng đất canh tác thuộc tiểu
vùng 1 của huyện Đông Anh .....................................................................59
Bảng 4.10. Hiện trạng các loại hình và kiểu sử dụng đất canh tác thuộc tiểu
vùng 2 của huyện Đông Anh .....................................................................61
Bảng 4.11. Hiện trạng các loại hình và kiểu sử dụng đất canh tác thuộc tiểu
vùng 3 của huyện Đông Anh .....................................................................63
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng 1 .....................64
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng 2 .....................67
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng chính đất tiểu vùng 3 .....................69
Bảng 4.15. Mức đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất hàng hóa
trên địa bàn huyện Đông Anh ....................................................................71
Bảng 4.16. Giá trị công lao động của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 ........................74
Bảng 4.17. Giá trị công lao động của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 ........................75
Bảng 4.18. Giá trị công lao động của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 3 ........................76
Bảng 4.19. Mức đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất hàng hóa
trên địa bàn huyện Đông Anh ....................................................................77
Bảng 4.20. Lượng phân bón sử dụng trên địa bàn huyện Đông Anh ............................79
Bảng 4.21. Mức độ sử dụng thuốc BvTV của người nông dân huyện
Đông Anh .................................................................................................81
Bảng 4.22. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất hàng hóa trên địa
bàn huyện Đông Anh.................................................................................82
Bảng 4.23. Hiệu quả các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng hàng hóa ở huyện Đông Anh ...................................................84


vii


Bảng 4.24. Hiện trạng và định hướng sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng
Tiểu vùng 1 ...............................................................................................87
Bảng 4.25. Hiện trạng và định hướng sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng
Tiểu vùng 2 ...............................................................................................88
Bảng 4.26. Hiện trạng và định hướng sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng
Tiểu vùng 3 ...............................................................................................90

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ vị trí huyện Đông Anh .....................................................................33
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đông
Anh trong năm 2010 – 2015 ........................................................................40
Hình 4.3. Biến động cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Đông Anh
giai đoạn 2011 - 2015 ................................................................................44
Hình 4.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội ........................................................................................49
Hình 4.5. Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2015 ..............................................................51
Hình 4.6. Biến động sử dụng đất đai từ năm 2010 - 2015 huyện Đông Anh .................52
Hình 4.7. Mô hình trồng rau nhà lưới xã Vân Nội, huyện Đông Anh ...........................66
Hình 4.8. Mô hình canh tác Ngô xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh ..............................68
Hình 4.9. Mô hình canh tác rau xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh ................................69
Hình 4.10. Cảnh quan ruộng khoai tây xã Hải Bối, huyện Đông Anh ...........................70

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Phúc Ánh
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hàng hóa
trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp cho hướng sử dụng đất nông nghiệp sản
xuất hàng hoá tại địa bàn huyện Đông Anh.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập, điều tra về tình hình quản lý sử
dụng đất, điều kiện tự nhiên và KT-XH huyện Đông Anh.
- Phương pháp chọn điểm: huyện Đông Anh được phân thành 3 tiểu vùng và khu
vực nghiên cứu được thực hiện trên 7 xã thuộc 3 tiểu vùng là xã Tiên Dương, Nam
Hồng, Vân Nội, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Vân Hà, Liên Hà.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra và phỏng vấn trực tiếp về tình
hình sản xuất các nông hộ qua 140 phiếu tại 7 xã trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Đánh giá dựa trên 3 khía cạnh hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường:
+ Hiệu quả kinh tế được phân tích, đánh giá thông qua chỉ tiêu:
Thu nhập thuần (TNT): phần thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí trung gian,
thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động thuê ngoài và công
lao động gia đình.

+ Hiệu quả xã hội: Được tính bằng giá trị công lao động và việc thu hút lao động
trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm. Trong đó: Giá trị công lao động =
TNHH / Số công lao động gia đình; Chỉ tiêu thu hút lao động là tổng số công lao động
cần thiết để thực hiện canh tác cho 1 loại hình sử dụng đất.
- Hiệu quả môi trường: Được đưa ra đánh giá dựa trên 2 chỉ tiêu:
+ Mức sử dụng phân bón và chủng loại sử dụng
+ Mức dụng dụng và sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật.

x


3. Các kết quả nghiên cứu chính
Tổng diện tích tự nhiên huyện Đông Anh là 18.213,90 ha, trong đó đất nông
nghiệp chiếm 50,03%, với lợi thế quỹ đất nông nghiệp lớn thuận lợi cho sản xuất hàng
hóa. Tiểu vùng 1 có diện tích sản xuất nông nghiệp là 1.923,88 ha, vùng có địa hình
cao, vàn cao. Tiểu vùng 2 có tổng diện tích canh tác là 1.338,50 ha gồm các xã tập trung
ven các con sông lớn nên. Tiểu vùng 3 có diện tích canh tác là 1.571,86 ha gồm các xã
có địa hình thấp, trũng.
Ở tiểu vùng 1 LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT trang trại với TNT là
115,12 triệu đồng/ha, sau đó là LUT chuyên rau với TNT là 106.58 triệu đồng/ha. LUT
chuyên rau là LUT có hiệu quả xã hôi cao nhất ở tiểu vùng 1 với giá trị công lao động là
197,713 đồng/công và thu hút 1164 công lao động, sau đó là LUT trang trại với giá trị
công lao động là 182,717 đồng/công.
Ở tiểu vùng 2, các LUT cho giá trị kinh tế cao là LUT chuyên rau và LUT hoa,
cây cảnh với TNT lần lượt là 65,31 triệu đồng/ha và 59,23 triệu đồng/ha. LUT có hiệu
quả xã hội cao nhất là LUT lúa – màu thu hút 854,8 công và có giá trị ngày công trung
bình là 112.335,34 đồng/công.
Ở tiểu vùng 3 cho hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT trang trại với kiểu sử dụng đất
Chăn nuôi – Cá cho TNT là 143,85 triệu đồng/ha. Những LUT cho hiệu quả xã hội cao
ở tiểu vùng 3 là LUT Trang trại (thu hút 1.542 công lao động, giá trị ngày công đạt

178.730,29 đồng/ha), LUT Lúa – màu (thu hút 658,2 công lao động, giá trị ngày công
đạt 95,112,17 đồng/ha).
Định hướng phát triển hàng hóa của huyện Đông Anh theo từng tiểu vùng là:
Tiểu vùng 1 khu vực có địa hình cao và vàn cao cần đẩy mạnh canh tác theo LUT
rau – màu, LUT chuyên rau và LUT trang trại.
Tiểu vùng 2 là khu vực gồm các xã nằm bám dọc các con song lớn có địa hình
vàn, là vùng đất phù sa được bồi nên đất chủ yếu là cát pha và thịt nhẹ, tơi xốp thành
phần dinh dưỡng khá cân đối thuận lợi cho phát triển các LUT Lúa – màu, LUT chuyên
rau và LUT hoa, cây cảnh.
Tiểu vùng 3 là khu vực các xã miền Đông của huyện, có địa hình thấp trũng,
thường xuyên hay bị ngập úng, tiêu thoát chậm. Đối với khu vực này cần tập trung phát
triển các LUT cá và LUT trang trại.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Phuc Anh
Thesis title: "Evaluation of the effect of land use types of agricultural commodities in
Dong Anh district, Hanoi city"
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
1. Research Objectives
- Assessing the effectiveness of kinds of commodity production in order to
improve the efficiency of land use in the district Dong Anh.
- Orientation and proposing the solutions to agricultural land use direction toward
the commodity production in Dong Anh district.

2. Materials and Methods
- Method secondary data collection: The collection, investigation on the situation
of land use management, socio-economic and natural conditions in Dong Anh District.
- Selection method: Dong Anh district is divided into 3 sub - zones and research
regional was carried out on 7 communes as Tien Duong, Nam Hong, Van Noi, Vinh
Ngoc, Hai Boi, Van Ha, Lien Ha of about mentioned subzones.
- Methods of primary data collection: Make surveys and direct interviews on the
situation at the farm production by 140 votes in 7 communes.
- Methods of synthesis and analysis of data: Evaluated based on three aspects of
economic efficiency, social efficiency, environment effectiveness:
+ Economic efficiency is analyzed, assessed through indicators:
Net income (TNT): the income after deducting intermediate expenses, taxes or
rent, depreciation, labor costs and labor outsourcing families.
+ Social effect: Calculated as the value of labor and attracting labor in agricultural
production, creation of jobs. Where: The value of labor = Limited / Number of family
labor; Attract labor indicators of labor is needed to implement the first cultivated land
use types.
- Environmental Effectiveness: Given evaluated based on two criteria:
+ Fertilizer usage and types of use.
+ The level of chemicals use of Plant Protection.

xii


3. Main findings and conclusions
With a total area of 18.213,90 hectares is natural, of which agricultural land
accounting for 50,03%. Subzone 1 agricultural area is 1.923,88 hectares are areas with
high terrain. Subzone 2 has a total area of 1.338,50 ha cultivation is concentrated,
including the communes along the large rivers. Subzone 3 arable land is 1.571,86
hectares locating on low and depression on terrain.

In the subzone 1, the LUT having highest economic efficiency, the net income is
obtained 115,12 milion VND. The net income of the LUT vegetable giving highest
social efficiency, the calue of manday is 197.713 VND; and attracted 1.164 mandays/ha.
LUT farm producton giving the value os a manday of 182.717 and VND and attracted
1463 mandays/ha.
In the second subzone, the net income from LUT specialized vegetable and LUT
flower – decorative plant is 65,71 million VND/ha and 59,23 million VND/ha,
respectively. LUT rice – dubsidiary crop giving highest social efficiency; the value of a
manday is 112.335 VND and atteacted 854,8 mandays/ha.
In the thrid subzone, the animal and fishery farm aquaculture giving hightest
economic efficiency, the net income is 143,85 million VND/ha. The LUT farm
production giving highest social efficiency with the value os a manday is 178.730 VND
and attracted 1542 manday/ha. The LUT rice – subsidiary crop giving the value of a
manday of 95.112 VND, and attracted 658,2 manday/ha.
Development orientation of Dong Anh commodity product by each sub-zone are:
Subzone 1 high terrain areas with high and still need to promote LUT vegetable –
subdiary crop, LUT vegetable specialized and LUT farm prodiction.
Subzone 2 including the communes, which located along the large rivers with
level terrain, the alluvial soil have sandy and sandy texture, porous structure abd
balance nutrients favorable for development the LUT rice – subsidiary crop, LUT
vegetable specialized and LUT flower – decorative plant.
Subzone 3 including the communes located in thieastern area of the district with
lowlying terrain, which frequently flooded. This area should be used foron development
of LUT aquaculture and LUT farm production.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng,… là nguồn vốn, nguồn nội lực trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước hiện nay. Nhưng đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, việc sử
dụng nguồn tài nguyên này vào việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của
từng địa phương và cả nước một cách khoa học và đạt hiệu quả cao là vô cùng
quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Trong những năm gần đây, việc khai thác sử
dụng đất đai tại nhiều địa phương ở nước ta ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên
tại nhiều khu vực, nhất là các khu vực ven đô thị, thực trạng sử dụng đất đang
đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Do yêu cầu của quá trình đô thị hóa, phát
triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, một diện tích lớn đất nông
nghiệp đã và đang chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Mặt khác với vai
trò là khu vực ven đô, diện tích đất nông nghiệp cần được quy hoạch sử dụng có
hiệu quả cao nhằm cung cấp lương thực, rau quả cho nội thành và cải thiện môi
trường sinh thái đô thị.
Nền sản xuất nông nghiệp nước ta với những đặc trưng như: sản xuất còn
manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng còn chưa cao, khả năng hợp
tác, liên kết cạnh tranh trên thị trường và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp còn yếu. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên đất đai có hạn, diện tích
đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là hướng đi hết sức cần thiết nhằm
tạo ra hiệu quả cao về kinh tế đồng thời tạo ra tính đột phá cho phát triển nông
nghiệp của từng địa phương cũng như cả nước.
Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, cách
trung tâm Thủ đô 15 km theo đường quốc lộ số 3 (Hà Nội - Thái Nguyên), với
tổng diện tích tự nhiên là 18.213,90 ha. Năm 2015 dân số của huyện Đông Anh
là 329.938 người với 56.496 hộ, trong đó có 273.385 nhân khẩu nông nghiệp
(chiếm 80% tổng dân số). Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.811

người/km2. Nhìn chung, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện đã phần

1


nào khai thác được tiềm năng vốn có của đất, hiệu quả sử dụng đất về phương
diện kinh tế đã được người sử dụng đặc biệt quan tâm, nhưng sử dụng đất như
thế nào để tài nguyên đất đai được khai thác thích hợp cả về hiệu quả KT-XH
cũng như duy trì được hiệu quả và bền vững đang là mục tiêu quan trọng đối với
sự phát triển lâu dài của huyện Đông Anh hiện nay.
Từ tất cả những vấn đề trên, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai,
cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hàng
hóa trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. Nhằm phát huy những
lợi thế và khắc phục trở ngại trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đề xuất
những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Đông Anh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp cho hướng sử dụng đất nông nghiệp
sản xuất hàng hoá tại địa bàn huyện Đông Anh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu thực hiện trên đối tượng là điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội có liên quan đến nông nghiệp và điều kiện đất đai, các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Đông Anh;
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong năm 2015 và thực hiện điều tra
nghiên cứu tại 7 xã Liên Hà, Vân Hà, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Vân Nội, Tiên
Dương, Nam Hồng, các xã có điều kiện tự nhiên và đặc điểm canh tác đặc trưng
trên địa bàn huyện Đông Anh.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài giúp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất hàng hóa và có
ý nghĩa trong việc định hướng canh tác nông nghiệp hiệu quả cao trên địa bàn
huyện Đông Anh.
Góp phần giải quyết vấn đề lựa chọn loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng
đất mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao cho người nông dân trên địa bàn huyện
Đông Anh.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1.1. Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Đất nông nghiệp
Theo khái niệm về đất nông nghiệp được quy định trong nội dung hệ thống
chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã ban hành kèm theo Thông tư của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 thì “Đất nông
nghiệp” là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển
rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản,
đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp lại được chia thành đất
sản xuất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất diêm nghiệp. Trong
đất sản xuất nông nghiệp lại được chia ra thành đất dành cho cây hàng năm và
đất dành cho cây lâu năm. Đất dành cho cây hàng năng được chia nhỏ tiếp thành
đất lúa và đất cho những cây ngắn ngày khác. Đất lâm nghiệp được phân ra thành
đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng. Những đơn vị phân chia cơ
bản này là cơ sở cho công tác quản lý và quy hoạch đất.
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lâu đời với truyền thống canh tác, sản

xuất nông nghiệp là chủ yếu, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp chiếm phần lớn
trong cơ cấu sử dụng đất. Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản
xuất,tạo ra sản phẩm cần thiết là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp
chế biến, phục vụ nhu cầu phát triểnvà các hoạt động sống của con người.
2.1.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp
a) Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
Quy luật phát triển KT-XH cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng
như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý,
phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội
cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại.
3


Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu
của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai
trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông
nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian
sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh (Phạm Tiến Dũng, 2009).
b)Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có nghĩa là

toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng
suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của
việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua
tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ
số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất… Muốn nâng cao hiệu quả sử
dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách KTXH trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm, tăng cường nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu.
- Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự
bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lương, có nghĩa là đất đai
phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn
cho thế hệ tương lai. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái,
môi trường. Vì vậy, các phương thức sửdụng đất nông lâm nghiệp phải gắn liền
với việc bảo vệmôi trường đất, đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài Nguyễn
Hoàng Đan và Đỗ Đình Đài (2003).
Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản
xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và
hết sức quan trọng với mỗi quốc gia.
4


c) Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa
người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp lý. Vì
vậy, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan
trọng. Theo Smyth và Dumanski sử dụng đất bền vững được xác định theo 5
nguyên tắc (FAO, 1990):
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất).
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn).

- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái
hoá chất lượng đất và nước (bảo vệ).
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi).
- Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận).
Năm nguyên tắc nêu trên được coi là kim chỉ nam của sử dụng đất đai bền
vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với
các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ một hay một vài
mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Ngoài ra còn có các quan điểm sau:
- Tận dụng các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật,
đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hoá cao, tăng
sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
- Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyện môn hoá,
sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh
toàn diện và liên tục.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng
hoá hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng
vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ
môi trường.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định
hướng phát triển KT-XH của cả nước.

5


d) Loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type – LUT) là loại hình đặc biệt của sử
dụng đất được mô tả và phân loại một cách chi tiết. Có thể phân loại theo thời
gian sinh trưởng của cây trồng, phân loại theo nhóm sản phẩm, phân loại chi tiết
theo cây trồng và mùa vụ. Nói cách khác thì LUT là một hoặc một nhóm cây

trồng được bố trí sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế hiện hành (cụ thể).
Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về LUT, đưa việc xác
định LUT vào nội dung các bước đánh giá đất và coi LUT là một đối tượng của
quá trình đánh giá đất. Theo FAO, LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất
của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất trong điều
kiện tự nhiên, KT-XH và kỹ thuật được xác định (FAO, 1988).
Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, như:
- Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động,
trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm;
- Chuyên trồng màu: thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếu
nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ;
- Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công thức luân canh
nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
cuộc sống con người, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phì của đất. Cũng có
thể nhằm khắc phục những hạn chế về điều kiện tưới không chủ động một số
tháng trong năm, nhất là mùa khô.
- Trồng cỏ chăn nuôi;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Trồng rừng.
2.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2015 (tính đến ngày 30/6/2015), tổng diện tích
tự nhiên của cả nước là 33.096.731 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
26.822.953 ha (chiếm 81,04% tổng diện tích tự nhiên) (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2015). Hiện nay việc sử dụng đất nông nghiệp của cả nước đang đứng
trước thời cơ mới. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng
cao được đưa vào sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân (Trung
tâm tin học và thống kê, 2015).

6



Việt Nam có 8 vùng đất nông nghiệp gồm: Đồng bằng Sông Hồng, Đông
Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên,
Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Mỗi vùng đều có đặc trưng cây
trồng rất đa dạng. Trong đó, Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu là lúa; Tây
Nguyên là cà phê, rau, hoa, trà; miền Đông Nam bộ là cao su, mía, bắp, điều…
Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả
nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng
diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng
đất nông nghiệp; ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung. Đồng bằng Sông Hồng
với Đồng bằng Sông Cửu Long đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường
xuyên nên rất màu mỡ, mỗi năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long
thêm 80m. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh
đất đai cao nhất so với khu vực và thế giới. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
bình quân đầu người trên thế giới là 0,52ha, trong khu vực là 0,36ha thì ở Việt
Nam là 0,25ha (Huy Thông, 2015).
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Khái quát hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi
hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là
hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong
lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng
thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản
phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Hiệu quả sử dụng đất đai là kết quả của một hệ thống các biện pháp tổ chức
sản xuất, khoa học – kĩ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục
các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên (Ban soạn thảo Bách khoa toàn
thư Việt Nam).

Hiệu quả sử dụng đất là mối quan hệ giữa đầu vào các nhân tố khan hiếm
và sản lượng hàng hóa dịch vụ, mối quan hệ này được thể hiện bằng hiện vật
hoặc giá trị. Hiệu quả sử dụng chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang
lại (Nguyễn Thị Vòng, 2011).

7


Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là kết quả đạt được về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường từ việc đầu tư, sử dụng các loại đất nông nghiệp. Bên cạnh
việc đánh giá việc sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất còn gắn sản
xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng như gắn sản
xuất nông nghiệp trong nước với thị trường quốc tế…
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử
dụng đất nông nghiệp trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm,
lượng giá trị (lợi nhuận) thu được bằng tiền; đồng thời về mặt xã hội, là thể hiện
hiệu quả của lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế
cũng như hàng năm để khai thác đất.
Hiệu quả sử dụng đất bao gồm ba mặt là hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi
trường và hiệu quả xã hội. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để tạo ra
được hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội ở mức cao nhất
trong điều kiện tài nguyên (đất đai, vốn, lao động…) có hạn, đảm bảo được lợi
ích trước mắt và lợi ích lâu dài của việc sử dụng đất.
2.2.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả quan trọng nhất. Đó là tiêu chuẩn quan
trọng để đánh giá việc sử dụng đất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế chung nhất có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất, hiệu quả kinh tế hàng
hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế được
biểu hiện ở quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là mức tăng thêm của các kết quả sản

xuất và mức tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả được
quan tâm hàng đầu, cốt lõi của sử dụng đất và là khâu trung tâm để đạt các loại
hiệu quả khác và có khả năng lượng hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.
Đối với sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sử dụng
đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp và quy hoạch
phát triển nền kinh tế của địa phương: Giúp lựa chọn đúng các LUT phù hợp với
cây trồng, vật nuôi để đưa ra hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
trong từng giai đoạn và là cơ sở để xây dựng kịch bản phát triển kinh tế; Nâng
cao thu nhập, tạo ra nhiều lợi ích cho người nông dân; Tạo động lực cho đầu tư
bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất, nâng cao hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững.

8


2.2.1.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết
quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội thể hiện
mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập,
trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học…
Hiệu quả xã hội của các LUT bao gồm việc giải quyết việc làm cho lao
động dư thừa trong nông thôn, mức độ đầu tư lao động và thu nhập bình quân
trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất.
Hiệu quả xã hội chính là sự bền vững về xã hội, thể hiện ở việc: Đáp ứng
nhu cầu nông hộ về lương thực, thực phẩm, về tiền mặt và về các nhu cầu khác;
Tăng cường khả năng người dân về tham gia các khâu; Được cộng đồng chấp
nhận, phù hợp với văn hoá dân tộc, phù hợp với tập quán địa phương.
2.2.1.3. Hiệu quả môi trường sinh thái
Hiệu quả môi trường sinh thái thể hiện qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ diện tích đất
đai được bảo vệ và cải tạo, bị ô nhiễm hay thoái hóa, mức độ bảo vệ môi trường

sinh thái trong vùng (đất - nước - không khí, động, thực vật); Sự thích hợp với
môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và
theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cây trồng chỉ phát triển tốt khi phù hợp với
đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của
các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây trồng
sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, bao gồm
hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường:
- Hiệu quả hoá học môi trường trong sản xuất nông nghiệp được đánh giá
thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm
môi trường.
- Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa
cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử
dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.

9


- Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất
tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để
đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào (Đỗ Nguyên Hải, 1999).
Sản xuất muốn phát triển phải quan tâm tới cả ba loại hiệu quả: kinh tế, xã
hội, môi trường, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh
tế không có nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, ngược
lại, không có hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ
không vững chắc (Đỗ Nguyên Hải, 1999).
2.2.2. Đặc điểm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.2.2.1. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Trước hết và quan trọng nhất là đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình
sản xuất diễn ra trên diện tích đất nông nghiệp đó. Trong quá trình khai thác, sử
dụng đất nông nghiệp con người luôn mong muốn thu được nhiều sản phẩm nhất
trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất. Điều đó khẳng định rằng, khi
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trước hết, phải được xác định bằng
kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể, kết quả thu được trên một đồng
chi phí, trên một lao động đầu tư.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải quan tâm đến những
tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội bao gồm: giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn. Điều đó khẳng
định thêm rằng, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc.
Thực chất vấn đề này là đề cập đến hiệu quả xã hội khi đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải quan tâm tới những ảnh
hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường xung quanh. Nông nghiệp là
ngành sản xuất chịu nhiều tác động và cũng có tác động nhiều đến môi trường
cũng như hệ sinh thái. Chỉ có thể phát triển nông nghiệp bền vững được khi con
người biết cách bảo vệ và cải thiện môi trường cùng hệ sinh thái.
Tóm lại, để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
cần phải đề cập tới cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

10


2.2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng
nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn
định lâu dài của hiệu quả. Đối với đất nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá là
mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường do xã hội đặt ra, cụ

thể là: tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm
hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng sản
lượng xuất khẩu đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền
vững (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).
Theo quan điểm của tổ chức FAO (1967), có ba tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả sử dụng đất bền vững là: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt môi
trường và bền vững về mặt xã hội, nghĩa là định hướng sự thay đổi về kỹ thuật và
tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thoả mãn liên tục các nhu cầu của con người
thuộc các thế hệ hôm nay và mai sau.
2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần
phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:
- Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ thống.
Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có
thang bậc (Bùi Văn Ten, 2000).
- Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản
biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm
và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản làm cho
nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
- Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và
đúng đắn nhất theo tiêu chuẩn và quan điểm đã vạch ra ở trên để soi sáng sự lựa
chọn các giải pháp tối ưu và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với đặc
điểm và trình độ hiện tại cuả nền kinh tế.
- Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp
ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là
những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.
- Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải
có tác dụng kích thích sản xuất phát triển (Nguyễn Văn Vọng, 2013).
11



×