BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHỆP BỀN VỮNG
TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
HÀ NỘI - 2017
MỤC LỤC
Trang
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ .............................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
4. Các luận điểm bảo vệ ............................................................................................... 3
5. Những điểm mới của luận án .................................................................................. 3
7. Cơ sở tài liệu............................................................................................................. 4
8 . Cấu trúc của luận án............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
CHO MỤC ĐÍCH ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP
BỀN VỮNG .................................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan............................................. 5
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về cảnh quan, đánh giá CQ............ ... 5
1.1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu, xây dựng mô hình nông, lâm bền
vững .. ............................................................................................................. . 11
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu tỉnh Đắk Nông có liên quan đến đề tài
nghiên cứu ......................................................................................................... . 14
1.2. Lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho đề xuất mô hình phát triển nông,
lâm nghiệp bền vững................................................................................................... 17
1.2.1. Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích ứng dụng......................... . 17
1.2.2. Xác lập mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững theo tiếp cận cảnh
quan học............................................................................................................ . 27
1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu .......................................... 30
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu............................................................................. . 30
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... . 32
1.3.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... . 36
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 37
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH ĐẮK NÔNG ................................... . 38
2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Đắk Nông ............................................. 38
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. . 38
2.1.2. Địa chất, kiến tạo..................................................................................... . 39
2.1.3. Địa hình, địa mạo .................................................................................... . 41
2.1.4. Khí hậu.................................................................................................... . 45
2.1.5. Thủy văn ................................................................................................. . 52
2.1.6. Lớp phủ thổ nhưỡng ................................................................................ . 55
2.1.7. Thảm thực vật......................................................................................... . 58
2.1.8. Hoạt động kinh tế - xã hội và mức độ nhân tác ........................................ . 62
2.2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Đắk Nông……………………………...................... .65
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan.................................................................. . 65
2.2.2. Bản đồ cảnh quan ..................................................................................... 68
2.2.3. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan .................................................................. . 68
2.2.4. Đặc điểm chức năng cảnh quan ............................................................... . 83
2.2.5. Đặc điểm động lực phát triển cảnh quan .................................................. . 88
2.2.6. Đặc thù CQ cao nguyên và tính trội trong phân hóa CQ tỉnh Đắk Nông .. . 90
2.3. Phân vùng cảnh quan tỉnh Đắk Nông ................................................................ 91
2.3.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng ................................................... . 91
2.3.2. Đặc điểm của các vùng và tiểu vùng CQ tỉnh Đắk Nông.......................... . 93
2.4. Đặc điểm CQ huyện Tuy Đức............................................................................. 96
2.4.1. Đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan............................................... . 96
2.4.2. Đặc điểm phân hóa cảnh quan ................................................................. . 98
2.4.3. Chức năng cảnh quan............................................................................... . 99
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 99
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN
VÀ XÁC LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH
ĐẮK NÔNG ............................................................................................................. 100
3.1. Đánh giá CQ cho phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông....................... 100
3.1.1. Đánh giá CQ cho phát triển nông nghiệp ................................................. 100
3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển ngành lâm nghiệp .............................. 105
3.1.3. Tổng hợp kết quả ĐGCQ cho phát triển các loại hình sản xuất NLN ............. 111
3.2. Đánh giá cảnh quan huyện Tuy Đức cho phát triển cây Mắc-ca .................... 112
3.2.1. Cơ sở lựa chọn cây Mắc-ca...................................................................... 112
3.2.2. Đặc điểm sinh thái cây Mắc-ca ................................................................ 113
3.2.3. Đánh giá cảnh quan cho phát triển cây Mắc-ca........................................... 114
3.2.4. Lợi thế của trồng cây Mắc-ca so với các cây trồng khác .......................... 117
3.3. Phân tích hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp dưới góc độ bền vững ...... 118
3.3.1. Hiện trạng phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp...................... 118
3.3.2. Biến động tài nguyên ............................................................................... 120
3.3.3. Những thách thức trong phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Đắk
Nông ............................................................................................................... 122
3.4. Định hướng không gian ưu tiên phát triển các ngành sản xuất nông, lâm
nghiệp tỉnh Đắk Nông.............................................................................................. 125
3.4.1. Cơ sở đề xuất định hướng ........................................................................ 125
3.4.2. Kiến nghị định hướng không gian ưu tiên phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp ............................................................................................................... 127
3.4.3. Kiến nghị không gian trồng cây Mắc-ca ở huyện Tuy Đức ...................... 133
3.5. Đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững trên lãnh thổ
Đắk Nông.................................................................................................................. 134
3.5.1. Hiện trạng các mô hình phát triển nông, lâm nghiệp ................................ 134
3.5.2. Một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở các tiểu vùng cảnh
quan tiêu biểu.................................................................................................... 136
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHP (Analytic Hierarchy Process)
:
Phân tích thứ bậc
BĐCQ
:
Bản đồ cảnh quan
BTTN
:
Bảo tồn thiên nhiên
BVMT
:
Bảo vệ môi trường
CQH
:
Cảnh quan học
CQ
:
Cảnh quan
DTTN
:
Diện tích tự nhiên
ĐGCQ
:
Đánh giá cảnh quan
ĐKTN
:
Điều kiện tự nhiên
KTST
:
Kinh tế sinh thái
KT-XH
:
Kinh tế - xã hội
KQĐG
:
Kết quả đánh giá
KHKT
:
Khoa học kĩ thuật
KGƯT
:
Không gian ưu tiên
LRTX
:
Lá rộng thường xanh
LNCĐ
:
Lâm nghiệp cộng đồng
NCCQ
:
Nghiên cứu cảnh quan
NLN
:
Nông, lâm nghiệp
NLKH
:
Nông lâm kết hợp
MT
:
Môi trường
GIS (Geographic Information System) :
Hệ thông tin địa lí
PTBV
:
Phát triển bền vững
PP
:
Phương pháp
PVCQ
:
Phân vùng cảnh quan
SKH
:
Sinh khí hậu
TN
:
Tài nguyên
TNTN
:
Tài nguyên thiên nhiên
TNST
:
Thích nghi sinh thái
TVCQ
:
Tiểu vùng cảnh quan
VQG
:
Vườn quốc gia
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 2.1. Nhiệt độ tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ............................ 45
Bảng 2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân loại sinh khí hậu tỉnh Đắk Nông ............................ 49
Bảng 2.3. Diện tích và phân bố sinh khí hậu ở tỉnh Đắk Nông .................................... 49
Bảng 2.4. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Đắk Nông ............................................. 66
Bảng 2.5. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Tuy Đức............................................ 67
Bảng 2.6. Phân hoá của các lớp CQ Đắk Nông ........................................................... 72
Bảng 3.1. Hệ thống chỉ tiêu và đánh giá riêng chỉ tiêu ĐGCQ cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Đắk Nông.............................................................................................. 102
Bảng 3.2. Bảng điểm phân hạng mức độ thích nghi của các loại CQ cho .................... 103
sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông ........................................................................ 103
Bảng 3.3. Kết quả phân hạng mức độ thích nghi của các loại CQ cho....................... 103
sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông .............................................................................. 103
Bảng 3.4. Đánh giá riêng các chỉ tiêu ĐGCQ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn ở tỉnh
Đắk Nông .......................................................................................................................... 106
Bảng 3.5. Đánh giá riêng các chỉ tiêu ĐGCQ đối với rừng sản xuất ở tỉnh Đắk Nông 108
Bảng 3.6. Bảng điểm phân hạng mức độ thích nghi của các loại CQ cho phát triển lâm
nghiệp tỉnh Đắk Nông............................................................................................... 109
Bảng 3.7. Kết quả phân hạng mức độ thích nghi của các loại CQ cho phát triển lâm
nghiệp tỉnh Đắk Nông ...................................................................................................... 110
Bảng 3.8. So sánh hiện trạng sử dụng đất (năm 2015) và kết quả đánh giá thích nghi
đối với phát triển nông, lâm nghiệp........................................................................... 111
Bảng 3.9. Bảng đánh giá riêng các chỉ tiêu ĐGCQ cho phát triển cây Mắc-ca ở huyện
Tuy Đức ................................................................................................................... 115
Bảng 3.10. Phân hạng mức độ thích nghi của các dạng CQ đối với cây Mắc-ca ở huyện
Tuy Đức ................................................................................................................... 116
Bảng 3.11. Bảng so sánh diện tích quy hoạch và diện tích thực tế của một số loại hình
sử dụng đất ở tỉnh Đắk Nông ........................................................................................... 123
Bảng 3.12. Kết quả kiến nghị định hướng không gian ưu tiên các loại hình sản xuất nông,
lâm nghiệp theo các loại CQ ............................................................................................. 128
Bảng 3.13. Định hướng không gian ưu tiên các loại hình sản xuất nông, lâm nghiệp
theo các TVCQ tỉnh Đắk Nông ......................................................................................... 132
Bảng 3.14. Các kiểu mô hình hệ KTST ở tỉnh Đắk Nông ............................................. 135
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ khái quát quy trình đánh giá cảnh quan............................................................23
Hình 1.2. Sơ đồ các tuyến khảo sát thực địa tại tỉnh Đắk Nông.................................................32
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu của luận án......................................................................37
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông..............................................................................38
Hình 2.2. Bản đồ địa chất tỉnh Đắk Nông....................................................................................39
Hình 2.3. Bản đồ địa mạo tỉnh Đắk Nông....................................................................................41
Hình 2.4. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đắk Nông.............................................................................49
Hình 2.5. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Đắk Nông..............................................................................57
Hình 2.6. Bản đồ thảm thực vật tỉnh Đắk Nông..........................................................................60
Hình 2.7. Bản đồ cảnh quan tỉnh Đắk Nông................................................................................67
Hình 2.7. Chú giải bản đồ cảnh quan tỉnh Đắk Nông.................................................................67
Hình 2.8. Lát cắt cảnh quan tỉnh Đắk Nông...............................................................................82
Hình 2.9. Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Đắk Nông.............................................................93
Hình 2.10. Bản đồ hành chính huyện Tuy Đức...........................................................................96
Hình 2.11. Bản đồ cảnh quan huyện Tuy Đức............................................................................98
Hình 3.1. Bản đồ đánh giá cảnh quan đối với cây hàng năm của tỉnh Đắk Nông..................103
Hình 3.2. Bản đồ đánh giá cảnh quan đối với cây lâu năm của tỉnh Đắk Nông.....................103
Hình 3.3. Bản đồ đánh giá cảnh quan đối với rừng phòng hộ của tỉnh Đắk Nông.................110
Hình 3.4. Bản đồ đánh giá cảnh quan đối với rừng sản xuất của tỉnh Đắk Nông...................110
Hình 3.5. Bản đồ đánh giá cảnh quan đối với cây Mắc-ca ở huyện Tuy Đức........................116
Hình 3.6. Bản đồ kiến nghị định hướng không gian ưu tiên các ngành sản xuất nông,
lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông..........................................................................................129
Hình 3.7. Sơ đồ bố trí mô hình kinh tế sinh thái theo các tiểu vùng cảnh quan
tỉnh Đắk Nông.............................................................................................................136
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hiện nay, vấn đề xây dựng một nền kinh tế - xã hội phát triển bền
vững đã và đang là nhiệm vụ cấp thiết của các quốc gia, vùng lãnh thổ và các địa
phương. Bởi bài học từ thực tế cho thấy, “nếu phát triển chỉ là tăng trưởng GDP hàng
năm và xây dựng một xã hội tiêu thụ, tách hệ thống kinh tế khỏi hệ thống xã hội nhân
văn và hệ nuôi dưỡng sự sống sẽ không giải quyết được nghèo đói cũng như hàng loạt
các vấn đề suy thoái môi trường nảy sinh” (Nguyễn Đình Hòe, 2009a, tr41). Để phát
triển bền vững lãnh thổ, trước hết cần làm rõ những quy luật chung của tự nhiên, các đặc
điểm về tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cho phát
triển, đồng thời, cần có những nghiên cứu cụ thể về diễn biến, thực trạng khai thác các
nguồn tài nguyên làm cơ sở để đề xuất định hướng và các giải pháp sử dụng hợp lý
chúng. Giải quyết các nhiệm vụ quan trọng này cần có cách tiếp cận mang tính tổng
hợp, toàn diện, trong đó, tiếp cận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan đang được áp dụng
rộng rãi và có tính hiệu quả cao trong việc làm rõ đặc trưng phân hóa có quy luật của tự
nhiên, các thế mạnh tiềm năng của các đơn vị địa tổng thể, tạo cơ sở khoa học cho việc
sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội.
Nằm ở Nam Tây Nguyên, tiếp giáp với Campuchia, Đắk Nông có vị thế địa sinh thái, địa - chính trị quan trọng cho sự phát triển. Lãnh thổ có nhiều tiềm năng, thế
mạnh để phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa quy mô lớn với các lợi thế nổi bật về
đất bazan màu mỡ chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung trên địa hình
cao nguyên; diện tích rừng lớn, khí hậu thuận lợi,... Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế
chủ đạo, chiếm 49,32% trong cơ cấu kinh tế và thu hút khoảng 76% lao động của tỉnh
[10], tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu lớn cho cả nước. Tuy vậy, tỉ lệ đói nghèo của
tỉnh vẫn còn cao, 19,26 % (năm 2015) [11], đặc biệt là đồng bào dân tộc tại chỗ có đời
sống gắn liền với rừng, rẫy.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều chương trình, dự án của Nhà nước được
triển khai trên địa bàn nhưng nhìn chung, sự phát triển của tỉnh vẫn gặp nhiều khó
khăn, hạn chế. Sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh cao, chứa đựng nhiều
rủi ro do thị trường tiêu thụ biến động; còn thiếu các mô hình sản xuất nông, lâm
nghiệp mang tính hiệu quả; phân bố chưa hợp lý và thiếu tính liên kết không gian
trong sản xuất; vấn đề phát triển bền vững chưa thực sự được coi trọng. Bên cạnh đó,
do là tỉnh mới tái thành lập (năm 2004) nên Đắk Nông cũng là điểm đến hấp dẫn của
các luồng di dân tự do, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, sự phát triển kinh tế chủ
1
yếu theo chiều rộng đã làm nảy sinh nhiều bất cập, nhất là từ việc khai thác tài nguyên
quá mức hoặc thiếu cơ sở khoa học. Do đó, tiếp cận cảnh quan học để nghiên cứu tổng
hợp lãnh thổ cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch không
gian phát triển nông, lâm nghiệp với các mô hình kinh tế sinh thái bền vững là việc
làm cần thiết và cấp bách nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra hiện nay ở tỉnh Đắk Nông.
Xuất phát từ vấn đề mang tính thời sự đó, NCS đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá
cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp
bền vững tỉnh Đắk Nông” để thực hiện việc nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học phục vụ đề xuất định hướng không gian
phát triển nông, lâm nghiệp (NLN) bền vững và các mô hình hệ kinh tế sinh thái
(KTST) tiêu biểu trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, sự phân hóa có tính quy
luật và động lực phát triển cảnh quan (CQ), đánh giá tiềm năng tự nhiên của CQ tỉnh
Đắk Nông và khu vực nghiên cứu điểm huyện Tuy Đức.
2.2. Nhiệm vụ
+ Xác lập cơ sở lý luận của nghiên cứu, đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) phục vụ
đề xuất các mô hình phát triển NLN bền vững;
+ Phân tích đặc điểm các nhân tố thành tạo CQ; thành lập bản đồ CQ tỉnh
Đắk Nông (tỉ lệ 1:100.000), bản đồ CQ huyện Tuy Đức (1:50.000), bản đồ phân
vùng CQ tỉnh Đắk Nông (tỉ lệ 1:100.000);
+ Phân tích đặc điểm cấu trúc, chức năng, động lực phát triển CQ, sự phân
hóa CQ tỉnh Đắk Nông và huyện Tuy Đức (khu vực nghiên cứu điểm);
+ Đánh giá CQ cho các loại hình sản xuất NLN ở tỉnh Đắk Nông và cho cây
Mắc-ca ở huyện Tuy Đức;
+ Phân tích hiện trạng phát triển sản xuất NLN và các vấn đề nảy sinh; các mô
hình thực tiễn dưới góc độ PTBV;
+ Xây dựng định hướng không gian ưu tiên phát triển các loại hình sản xuất NLN;
+ Đề xuất một số mô hình KTST phát triển NLN bền vững ở các TVCQ tiêu biểu.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi không gian
Giới hạn trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Đắk Nông, diện tích 6.509,26 km2, gồm
thị xã Gia Nghĩa và 7 huyện (Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Krông Nô, Đắk G’long, Tuy
Đức, Đắk R’lấp) và lãnh thổ huyện Tuy Đức (khu vực nghiên cứu điểm).
2
3.2. Phạm vi khoa học
+ Nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa CQ tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển NLN
bền vững được thực hiện ở hai quy mô. Ở quy mô cấp tỉnh (tỉ lệ 1:100.000), luận án
nghiên cứu, ĐGCQ cho một số loại hình sản xuất NLN chính nhằm hoạch định không
gian ưu tiên sản xuất NLN và đề xuất các mô hình KTST tiêu biểu. Ở quy mô khu vực
nghiên cứu điểm (tỉ lệ 1:50.000), huyện Tuy Đức được lựa chọn để nghiên cứu sự phân
hóa CQ chi tiết hơn, ĐGCQ cho quy hoạch vùng trồng cây Mắc-ca và xác lập mô hình
KTST ở buôn tái định cư vùng biên giới Bu Prăng.
+ Các mô hình NLN bền vững được đề xuất cho một số TVCQ tiêu biểu dựa trên
cơ sở đặc điểm cấu trúc CQ, kết quả ĐGCQ, định hướng ưu tiên sản xuất và phân tích
các mô hình hiện trạng.
4. Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Cảnh quan tỉnh Đắk Nông mang đặc điểm của CQ cao nguyên nhiệt
đới gió mùa, phân hóa đa dạng nhưng có quy luật, gồm: 1 hệ, 1 phụ hệ, 3 lớp, 6 phụ lớp, 2
kiểu, 6 phụ kiểu, 83 loại trong 8 tiểu vùng của 4 vùng CQ. Nằm trong hệ thống phân loại
CQ tỉnh Đắk Nông, CQ khu vực nghiên cứu điểm huyện Tuy Đức phân hóa thành 33
dạng CQ.
Luận điểm 2: Kết quả đánh giá chức năng, thích nghi sinh thái (TNST) của CQ,
đối chiếu với hiện trạng sử dụng lãnh thổ trong phát triển NLN là cơ sở khoa học và
thực tiễn phục vụ đề xuất định hướng không gian ưu tiên các loại hình sản xuất NLN
và mô hình hệ KTST bền vững ở tỉnh Đắk Nông.
5. Những điểm mới của luận án
Điểm mới 1: Làm rõ được đặc thù của CQ cao nguyên nhiệt đới gió mùa và sự
phân hóa CQ phức tạp nhưng có quy luật thể hiện ở lãnh thổ tỉnh Đắk Nông tỉ lệ
1:100.000 và khu vực nghiên cứu điểm huyện Tuy Đức tỉ lệ 1:50.000.
Điểm mới 2: Trên quan điểm tiếp cận địa lý tổng hợp, CQH, luận án đã giải quyết
được vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN), bảo vệ môi trường (BVMT)
phục vụ phát triển NLN bền vững với các mô hình KTST cụ thể ở tỉnh Đắk Nông.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Ý nghĩa khoa học: Những nội dung nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung
cơ sở lý luận, cách tiếp cận nghiên cứu CQ miền núi phục vụ phát triển NLN hàng hóa
gắn với sử dụng hợp lý TNTN, BVMT.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là kênh tham chiếu đối với
hiện trạng sử dụng CQ hiện nay của lãnh thổ, đồng thời, là tài liệu khoa học có giá trị
3
cho các nhà quản lý hoạch định không gian phát triển NLN và quản lý, khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên (TN) theo hướng phát triển bền vững (PTBV) ở tỉnh Đắk
Nông. Ngoài ra, luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu và giảng dạy địa lý địa phương.
7. Cơ sở tài liệu
Ngoài những kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong và ngoài nước, trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ của luận án, tác giả đã sử dụng một số tài liệu sau:
+ Kết quả nghiên cứu thực địa: thông qua 3 tuyến thực địa, NCS đã thu thập các
số liệu sơ cấp, thứ cấp; tài liệu; ảnh về hiện trạng khai thác lãnh thổ cho phát triển kinh
tế - xã hội (KT-XH); kiểm chứng đặc điểm và sự phân hoá các yếu tố thành tạo CQ
trên thực địa.
+ Cơ sở dữ liệu bản đồ nền và chuyên đề: Bản đồ địa mạo tỉnh Đắk Nông tỉ lệ
1:50.000; bản đồ địa chất tỉnh Đắk Nông tỉ lệ 1:200.000; bản đồ sinh khí hậu Tây Nguyên,
tỉ lệ 1:250.000; bản đồ Kiểm kê và phân loại rừng tỉnh Đắk Nông năm 2014, tỉ lệ
1:100.000; bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Đắk Nông tỉ lệ 1:100.000; bản đồ đất huyện Tuy Đức,
tỉ lệ 1:50.000; bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đắk Nông năm 2015, tỉ lệ 1:100.000.
+ Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2004 - 2015;
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3
“Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, biến động sử dụng tài nguyên
và xác lập các mô hình kinh tế - sinh thái bền vững cho một số vùng địa lý trọng điểm
khu vực Tây Nguyên” (2014), mã số TN3/03 mà NCS là thành viên tham gia. Các đề
tài, dự án, các báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch nông nghiệp,
quy hoạch sử dụng đất; báo cáo khoa học về điều tra điều kiện tự nhiên (ĐKTN), TN
và môi trường huyện Tuy Đức và tỉnh Đắk Nông;
+ Bản đồ chuyên đề đã được NCS xây dựng, chỉnh hợp và biên tập lại.
8 . Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích đề
xuất mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững;
Chương 2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Đắk Nông;
Chương 3. Đánh giá cảnh quan cho định hướng không gian và xác lập một số
mô hình nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông.
4
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC
ĐÍCH ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về cảnh quan, đánh giá CQ
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới
Cảnh quan học là một bộ phận của khoa học địa lý tự nhiên tổng hợp. Từ khi ra
đời cho đến nay, CQH đã không ngừng phát triển, hoàn chỉnh cả về lý thuyết cũng như
đạt được những thành tựu to lớn trong nghiên cứu ứng dụng thực tiễn, là “kim chỉ
nam” cho các hướng nghiên cứu mới của địa lý học hiện đại.
a. Hướng nghiên cứu cảnh quan lý thuyết
+ Quan niệm về CQ
Khái niệm CQ lần đầu tiên được sử dụng như một thuật ngữ khoa học vào đầu
thế kỉ XIX. Theo tiếng Đức, Landschaft nghĩa là phong cảnh. Trong các công trình
nghiên cứu, các nhà địa lý học, CQH đã đưa ra nhiều định nghĩa về cảnh quan, cho đến
hiện nay, vẫn tồn tại các quan niệm khác nhau về CQ, có thể xếp thành hai nhóm quan
niệm cơ bản như sau:
- Nhóm quan niệm cảnh quan theo nghĩa tự nhiên đơn thuần (Biophysical), là thể
tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. Tiêu biểu theo hướng này là các công trình của các nhà
CQH theo trường phái Liên Xô (cũ) và Đông Âu như L.S.Berg, N.Vysotsky, G.F.
Morodov, A.A Grigoriev, B.N.Xukatrov, X.V. Kalexnik, N.A. Xonlxev, A.G. Ixatsenko
(quan niệm cảnh quan là đơn vị cá thể); N.A.Gvozdexky, B.B. Polưnov, N.I. Mikhailov,
K.K. Markov, A.I. Perelman, V.A. Nhicolaiev (quan niệm cảnh quan là đơn vị kiểu
loại); F.N. Minkov, D.L.Armand G.Bertrand, Th.Bossard, I.C.Wieber (quan niệm cảnh
quan là đơn vị địa tổng thể chung).
- Nhóm quan niệm cảnh quan theo nghĩa “sinh thái - xã hội” (social ecological), quan tâm nhiều hơn đến vai trò của nhân tố con người, vật chất hữu cơ
trong mối quan hệ tương tác với môi trường tự nhiên, vật chất vô cơ. Nhiều tác giả cho
rằng con người không chỉ làm biến đổi CQ tự nhiên mà còn tạo ra các CQ mới, tiêu biểu
là các nhà CQH theo trường phái sinh thái CQ Tây Âu, Bắc Mĩ với các khái niệm cảnh
quan văn hóa như Carl Sauel, Ramenxki, cảnh quan nhân sinh như Iu.G. Saushkin, X.L.
Luxkin, V.I. Prokaev, V.P. Lidoc, F.N.Milkov, A.G.Ixatsenko [3], [35], [139].
5
Sự khác nhau giữa hai nhóm quan niệm này là ở chỗ trong khi các khái niệm về
cảnh quan ở các nước Tây Âu và Bắc Mĩ thường chú trọng đến cảnh quan như sản
phẩm được tạo ra bởi con người, được hiểu, cảm nhận, và miêu tả trong nhiều cách
khác nhau, thì cách tiếp cận của trường phái Liên Xô (cũ) và Đông Âu lại nhấn mạnh
vào đặc điểm tự nhiên của cảnh quan và tiềm năng của nó đối với việc sử dụng hoặc
chuyển đổi bởi con người (Shaw D.J.B, Oldfield J., 2007).
+ Nghiên cứu cấu trúc, chức năng, động lực phát triển cảnh quan
Để tìm ra quy luật phân hóa tự nhiên, tính đa dạng và đặc thù của các vùng lãnh
thổ thì việc nghiên cứu cấu trúc, chức năng, động lực phát triển CQ là nội dung quan
trọng trong nghiên cứu cảnh quan (NCCQ). Trong đó, những người đặt nền móng
nghiên cứu về tính tổ chức, cấu trúc, chức năng, trạng thái, tính bền vững, động lực
phát triển của CQ phải kể đến là các nhà CQH Xô Viết như L.S.Berg (1931) trong
công trình nghiên cứu “Các đới cảnh quan địa lý Liên Xô”, A.G.Ixatsenko “Cảnh quan
học ứng dụng” (1985) [35]. Tính tổ chức chặt chẽ của cấu trúc CQ còn được thể hiện
qua việc xây dựng các hệ thống phân loại CQ, tiêu biểu là các hệ thống của
A.G.Ixatsenko (1961) với 8 bậc; N.A.Gvozdexki (1961) với 5 bậc; V.A.Nhicolaev
(1966) gồm 12 bậc [54].
Hiện nay, nghiên cứu cấu trúc hình thái CQ dựa trên các chỉ số tính toán từ các
phần mềm tích hợp trong môi trường GIS cũng là một hướng nghiên cứu mới và là thế
mạnh của các NCCQ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Các hướng nghiên cứu tập trung vào vai
trò của các chỉ số cấu trúc hình thái CQ trong việc làm rõ sự phân hóa CQ khác nhau
của lãnh thổ như Stejskalova. D và cộng sự (2013) [140], Angela Lausch và cộng sự,
(2015) [102]; Evelyn Uuemaa và cộng sự (2013) [118]; nghiên cứu sự thay đổi cấu
trúc CQ (Martin Balej, 2011) [127]; quản lý cảnh quan (Szilárd Szabo' và cộng sự,
2008) [143].
Hướng nghiên cứu chức năng CQ đi sâu vào những vấn đề lý luận phân tích chức
năng CQ, thể hiện qua công trình “Phân tích chức năng cảnh quan” của Cơ quan Giáo
dục Đại học liên bang của Liên bang Nga (2009) [157]; phân loại chức năng CQ của
E.Niemann (1977) R.de Groot (1992, 2006) [115]; cảnh quan đa chức năng của J.Brandt
và H.Vejre (2004) [108], trong khi Dierwald Gruehn (2010) ở Liên bang Đức [116],
Dagmar Stejskalova và cộng sự (2012) ở Cộng hòa Séc [113] lại sử dụng các phương
pháp định lượng, bán định lượng để đánh giá chức năng CQ.
6
Nghiên cứu động lực phát triển CQ được chú trọng theo hướng tiếp cận đa dạng,
liên ngành như tiếp cận địa vật lý CQ (D.L.Armand, I.P.Geraximov) [14], sinh thái CQ
(Naveh, Z và A. Lieberman (1984) [133], R.Forman và M. Godron (1986) [122],
M.Turner và cộng sự (2001) [145], tiếp cận nhân sinh và văn hóa (F.N. Minkov,1973;
A.V.Lưsenko, 2009).
Mặc dù, quan niệm và cách tiếp cận trong NCCQ có sự khác nhau, song tất cả
các công trình trên đều cho thấy CQ là đơn vị địa tổng thể thể hiện rõ nhất mối quan
hệ chặt chẽ giữa các nhân tố tự nhiên theo các quy luật địa lý và sự tương tác giữa con
người với tự nhiên. Do đó, các công trình này đã trở thành cẩm nang trang bị về lý
luận, phương pháp trong NCCQ và tham chiếu ở nhiều khu vực lãnh thổ trên thế giới.
+ Đánh giá cảnh quan
Các công trình đánh giá tổng hợp từ tự nhiên đến KT-XH và môi trường đã được
thực hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX ở những khía cạnh như thích nghi sinh thái
(mức độ thuận lợi); hiệu quả kinh tế; ảnh hưởng tới môi trường, xã hội,...Năm 1973,
Mukhina L.I. đã đưa ra phương pháp (PP) và nguyên tắc, quy trình đánh giá thích nghi
các đơn vị CQ cho các mục đích thực tiễn. Khi yêu cầu của thực tiễn đặt ra nhiều hơn về
các khía cạnh đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) phục vụ đời sống, sản xuất đòi hỏi các nội
dung và PP đánh giá toàn diện hơn. Do đó, ngoài đánh giá TNST, các phương pháp
khác cũng đã được vận dụng trong nghiên cứu CQ như PP đánh giá ảnh hưởng môi
trường (Leopold, 1972; Shishenko, 1988; Hudson, 1984; Petermann. T, 1996; đánh giá
kinh tế bằng PP phân tích chi phí - lợi ích (Alfred Masha và Zvoruvkin K.B, 1968) (dẫn
theo Nguyễn Cao Huần, 2005) [33]. PP nghiên cứu đánh giá tổng hợp (môi trường, kinh
tế, xã hội) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, 1993)
nhưng chủ yếu cho các loại đất nông nghiệp [120]. Gần đây, các PP tích hợp ứng dụng
công nghệ như PP ứng dụng đất đai tự động (ALES - GIS), hệ thống thông tin địa lý
(GIS), viễn thám trong nghiên cứu, ĐGCQ được sử dụng ngày càng nhiều nhằm thể hiện
kết quả nghiên cứu một cách chính xác [135], [147].
+ Nghiên cứu cảnh quan, đánh giá cảnh quan cao nguyên
Cao nguyên là vùng lãnh thổ địa lý mang tính đặc thù. Vì vậy, các công trình
NCCQ, ĐGCQ cao nguyên đều dựa trên nền tảng lý thuyết nghiên cứu, ĐGCQ chung
nhưng chú trọng đến tính đặc thù lãnh thổ. Hướng tiếp cận nghiên cứu khá đa dạng,
bao gồm tiếp cận sinh thái CQ trong nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và tính dễ bị
7
tổn thương của CQ cao nguyên (Horner và cộng sự, 2011) [124], kết hợp nghiên cứu
sinh thái CQ và viễn thám để nghiên cứu CQ cao nguyên (M.H. Ismail và cộng sự,
2012) [130]; M.H. Roozitalab và cộng sự [129]; tiếp cận nhân sinh trong nghiên cứu
tác động của con người lên CQ cao nguyên (Evans J.G, 1975) [119], Simon G.H
(2003) [141], C.A. Kull (2008) [126].
b. Nghiên cứu cảnh quan ứng dụng cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp
Nghiên cứu, đánh giá CQ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là phục vụ mục đích phát triển NLN với nhiều hướng chuyên sâu.
+ Nghiên cứu CQ phục vụ quy hoạch tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: Các nhà
Địa lí Nga và các nước Đông Âu như Ucraina, Bêlarut, Litva, Ba Lan, Tiệp Khắc...có
thể coi là những người đi đầu trong việc vận dụng lý thuyết CQ làm cơ sở khoa học
cho việc quy hoạch tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Theo hướng này có thể kể đến công
trình “Địa lý và quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp” của G.A.Kuznetsov
(1975), trong đó tác giả cho rằng các ĐKTN là cơ sở khoa học để phân vùng nông
nghiệp [42]. M.M.Geraxki tiến hành tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở
phân vùng CQ [150]; V.A Sannev và P.A Dizenko (1998) tiếp cận sinh thái CQ để
đánh giá thích nghi nông nghiệp [158]. Các công trình của M.I. Lopurev (1995),
V.A.Nhikolaev, I.V.Kopưn, V.V. Xưxuev (2008), A.G.Ixatsenko (2009) đã củng cố
các vấn đề lý luận cũng như phân tích mối tương tác giữa cảnh quan tự nhiên - nhân
sinh (cảnh quan nông nghiệp) trong xu hướng CQ tự nhiên đã biến đổi sâu sắc bởi hoạt
động nhân sinh [153], [154], [152]. Theo Pecova S. (2000): “tính ưu việt của nghiên
cứu CQ và quy hoạch CQ thể hiện trong việc giải quyết được xung đột giữa sự phát
triển và bảo vệ thiên nhiên” [142, tr93].
+ Nghiên cứu CQ cho đề xuất mô hình phát triển nông, lâm nghiệp: đã được đề
cập trong các công trình “Thiết kế Địa lý học” của Geraximov I.P. (1979), tác giả đã
phân chia lãnh thổ Liên bang Nga thành 17 vùng địa lý, trong đó có “Mô hình phát triển
nông - lâm nghiệp bền vững” cho vùng địa lý Viễn Đông [149]; Shishenko P.G. (1991)
trong công trình nghiên cứu: “Quy hoạch thiết kế cảnh quan lãnh thổ Ucraina” đã đề
xuất mô hình phát triển bền vững ngành nông nghiệp khu vực lãnh thổ Thảo nguyên
Nam Ucraina [155]. Đây có thể được coi là những mô hình khá chuẩn mực, đúng đắn
về định hướng phát triển nông nghiệp - sinh thái bền vững được đề xuất dựa trên kết
quả phân tích, đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên, TNTN ở các nước này. Hiện nay,
8
tiếp cận CQ trong xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững được quan tâm bởi khía
cạnh hệ thống, tổng hợp, gắn với không gian sản xuất nhất định [146], là cơ sở khoa học
cho đề xuất các mô hình sản xuất NLN bền vững ở các cao nguyên trên thế giới [126],
[129], [130], [141].
Đối với mục đích ứng dụng cho phát triển lâm nghiệp phải kể đến Roy Haines
Yong định lượng hóa cấu trúc cảnh quan qua các chỉ số cảnh quan để quản lý rừng có
hiệu quả [136]; R.A Ziganshin (2005), V.V Sysuev (2006) nghiên cứu những cơ sở
khoa học cảnh quan để quản lý rừng tối ưu [151], [156].
Từ các công trình nghiên cứu trên cho thấy xu hướng NCCQ, ĐGCQ phục vụ
mục đích quy hoạch không gian sản xuất và đề xuất các mô hình phát triển NLN bền
vững đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Trong đó, các tác giả đều
cho rằng ưu thế của tiếp cận CQH trong quy hoạch không gian phát triển NLN chính là
tính tổng hợp và tính bền vững.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
a. Nghiên cứu cảnh quan lý thuyết
Cảnh quan được nghiên cứu ở Việt Nam từ sau năm 1975 với nhiều công trình có
giá trị lớn về lý luận NCCQ. Tiêu biểu là công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt
Nam” (1976) của Vũ Tự Lập, trong đó, tác giả đã xây dựng một hệ thống phân vị riêng
với những dấu hiệu chi tiết, rõ ràng, từ cấp lớn nhất đến cấp nhỏ nhất; tiến hành phân
vùng CQ; phân loại CQ theo cá thể. Về nghiên cứu lý thuyết CQ ứng dụng có thể kể đến
công trình “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường lãnh thổ Việt Nam” (1997) của Phạm Hoàng Hải và cộng sự [15]; “Đánh
giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái)” (2005) của Nguyễn Cao Huần [33], mà
ở đó, những vấn đề lý luận về NCCQ, nguyên tắc, phương pháp ĐGCQ cho các mục
đích sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường (BVMT), phát triển các ngành sản
xuất ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa đã được các tác giả đề cập một cách khá đầy đủ. Vì
vậy, đây là những công trình có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, ĐGCQ phục vụ
các mục đích thực tiễn.
Hướng tiếp cận sinh thái CQ (hướng sinh và hướng nhân) là nét mới trong
nghiên cứu CQ giai đoạn hiện nay. Các nội dung được quan tâm nhiều là các hợp phần
sinh vật và tác động của con người đến CQ (Nguyễn Ngọc Khánh,1992; Phạm Quang
Anh, 1985; Phạm Hoàng Hải, 1997; Trương Quang Hải, 2004; Nguyễn An Thịnh,
9
2007), nghiên cứu CQ nhân sinh (Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn, 2001; Nguyễn
Đăng Hội, 2004), nghiên cứu quy luật hình thành và đặc trưng phân hóa các CQ sinh
thái - nhân sinh vùng nhiệt đới gió mùa Việt Nam của các nhà khoa học thuộc Viện
Địa Lý (1999).
Hệ thống phân loại CQ đã được thực hiện ở nhiều quy mô lãnh thổ, trên các bản
đồ tỉ lệ khác nhau như hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập (1976) với 8 cấp; Phạm
Quang Anh, 1983 (7 cấp); tập thể tác giả phòng Địa lý tự nhiên thuộc Trung tâm Địa
lý tài nguyên thiên nhiên (10 cấp); Phạm Hoàng Hải và cộng sự,1997 (7 cấp),... Tuy
khác nhau về số cấp nhưng các hệ thống phân loại tương đối thống nhất về các tiêu chí
phân loại cũng như thứ bậc: lớp - phụ lớp - kiểu - phụ kiểu - hạng - loại.
b. Nghiên cứu cảnh quan ứng dụng cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp
Ở Việt Nam, CQ ứng dụng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu với những
đóng góp mới về hướng tiếp cận và phương pháp đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN phục
vụ quy hoạch phát triển các ngành sản xuất, sử dụng hợp lý TN. Điển hình là các công
trình của Phạm Quang Anh (1985); Phạm Hoàng Hải và cộng sự (1997); Nguyễn Thị Kim
Chương (2001); Lại Vĩnh Cẩm, Trần Văn Ý (2003); Nguyễn Cao Huần (2002, 2005);
Phạm Quang Tuấn (2003); Trương Quang Hải (2004, 2006); Nguyễn An Thịnh (2007).
Đối với lãnh thổ vùng cao nguyên, miền núi nhiệt đới gió mùa ở nước ta, CQ đã
được nghiên cứu trên các bản đồ tỉ lệ khác nhau (từ 1:1.000.000 đến 1:100.000), chủ yếu
phục vụ mục đích bố trí không gian sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp và đề xuất một
số mô hình hệ KTST. Tiêu biểu là các công trình của các tác giả Phạm Quang Anh,
Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần và nnk (1985) [1] với mục đích nghiên cứu tổng
hợp lãnh thổ phục vụ lập vùng chuyên canh cây cà phê Đắk Lắk, các tác giả đã áp dụng
các PP định lượng và thực nghiệm sinh thái học trong nghiên cứu CQ; NCCQ cao
nguyên cho phát triển cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đắk Lắk của Nguyễn Xuân Độ
(2003) [12]; đánh giá thích nghi sinh thái của đất đai đối với cây bông vùng Cư Jút,
tỉnh Đắk Lắk bằng mô hình phân tích nhân tố của Nguyễn Thơ Các và nnk [30];
nghiên cứu CQ vùng gò đồi, trung du cho phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn
quả (Phạm Quang Tuấn, 2003); CQ miền núi cho quy hoạch nông, lâm nghiệp, du lịch
sinh thái (Trương Quang Hải và cộng sự, 2006); Nguyễn Cao Huần và cộng sự, 2004;
Nguyễn An Thịnh (2007). Các công trình trên đã nghiên cứu các địa tổng thể ở các cấp
10
khác nhau làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá và quy hoạch không gian phát triển
một số cây trồng nông, lâm nghiệp cụ thể.
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm CQ và đánh giá CQ lãnh thổ miền núi, cao
nguyên, các tác giả Lê Văn Thăng (1995), Hà Văn Hành (2002), Trương Quang Hải
(2004), Nguyễn An Thịnh (2007), Phạm Hoàng Hải (2014) đã xác lập một số mô hình
hệ KTST phù hợp với đặc trưng lãnh thổ.
Nhận xét: Tổng luận các công trình nghiên cứu về CQ trên thế giới và ở Việt
Nam có thể thấy:
- Nghiên cứu CQ đã đạt được nhiều thành tựu cả về lý thuyết và ứng dụng, nội
dung, phương pháp nghiên cứu ngày càng đa dạng. Trong đó, hướng NCCQ, ĐGCQ phục
vụ phát triển NLN được quan tâm nhiều nhất.
- Các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận NCCQ (cấu
trúc, chức năng, động lực phát triển CQ), ĐGCQ cho các mục đích thực tiễn. Vì vậy,
đây là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng của đề tài, trong đó, nền tảng lý luận NCCQ,
ĐGCQ đã được kế thừa, vận dụng linh hoạt trong nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân
hóa CQ lãnh thổ Đắk Nông; tạo cơ sở khoa học cho định hướng không gian và xây dựng
các mô hình phát triển NLN bền vững.
- Hướng nghiên cứu CQ cao nguyên chưa được nghiên cứu nhiều, do đó, NCCQ
Đắk Nông đã góp phần làm sáng tỏ đặc thù CQ cao nguyên nhiệt đới gió mùa trên lãnh
thổ Việt Nam.
- Các công trình đã kiến nghị định hướng không gian sản xuất NLN dựa trên kết
quả NCCQ, ĐGCQ. Vì vậy, luận điểm này cũng được vận dụng trong luận án. Tuy
nhiên, ngoài kiến nghị không gian sản xuất theo các loại CQ, TVCQ; luận án còn xác
lập một số mô hình phát triển NLN bền vững ở các TVCQ tiêu biểu trên cơ sở nghiên
cứu đặc điểm CQ, đánh giá TNST và phân tích các mô hình hiện trạng.
1.1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu, xây dựng mô hình nông, lâm
bền vững
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu mô hình nông lâm nghiệp bền vững trên thế giới
Mô hình phát triển NLN bền vững trên thế giới chủ yếu được đề cập với các nội
dung sau:
+ Các mô hình về hệ thống canh tác phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp
11
Hệ thống canh tác với các cây trồng, vật nuôi là phân hệ sản xuất đóng vai trò
quan trọng trong hệ KTST. Trên thế giới, các mô hình canh tác NLN phù hợp với các
vùng sinh thái nông nghiệp đã được nghiên cứu từ lâu với các mô hình canh tác bền
vững trên đất dốc. “Sử dụng, quản lý đất dốc Châu Á” là tên gọi một mạng lưới của tổ
chức quốc tế về nghiên cứu và quản lý đất dốc (IBSRAM) (Sajjapongse A., 1993)
[137]. Hiện nay, mô hình hệ KTST được nhiều tác giả nghiên cứu cả về lý luận và áp
dụng cho các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới đó là mô hình nông - lâm kết hợp
(NLKH). Tiêu biểu là công trình của P.K.Ramachandran Nair (1993), trong đó, tác giả
đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm, phân loại các mô hình NLKH, đồng thời, nghiên cứu
một số mô hình hệ KTST bền vững ở vùng nhiệt đới như du canh và bỏ hóa cải tiến,
Taungya, vườn nhà, xen canh [134].
Ủy ban nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (1993) đã cho rằng: “Nông nghiệp bền vững
ở mỗi quốc gia sẽ bao gồm nhiều hệ thống sản xuất đa dạng. Phương án sử dụng đất bền
vững bao gồm: hệ thống thâm canh cây trồng; hệ thống luân canh; hệ thống agropastoral
(trồng trọt kết hợp chăn nuôi); chăn nuôi gia súc; hệ thống nông lâm kết hợp; hệ thống
xen canh; các đồn điền trồng cây lâu năm; hệ thống rừng trồng; tái sinh và rừng thứ sinh;
hệ thống quản lý rừng tự nhiên; rừng trồng và khu bảo tồn rừng” [132, tr65].
Tuy nhiên, không có một mô hình nào là mô hình chung cho tất cả các khu vực,
do đó, phụ thuộc đặc điểm cấu trúc, chức năng CQ và yêu cầu thực tiễn để thiết kế các
mô hình phù hợp.
Tại Châu Phi, do áp lực gia tăng dân số và suy thoái tài nguyên, môi trường nên
vấn đề thiết kế các hệ thống canh tác bền vững được quan tâm, đặc biệt là chú ý đến
các hệ thống canh tác bản địa; phát triển mô hình nông nghiệp bảo tồn dựa trên các tập
quán sản xuất của các vùng ở Châu Phi như đốt nương làm rẫy nhưng có bổ sung thêm
công thức làm tăng khả năng phục hồi độ phì cho đất, giảm xói mòn rửa trôi (Edwin
A. Gyasi và Juha I. Uitto, 1997) [117] .
Tại Châu Âu, các nghiên cứu đều đề cập đến các tác động môi trường của nông
nghiệp hiện nay ở châu Âu và sự cần thiết phải chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp bền
vững hơn, trong đó chú trọng các hệ thống canh tác kết hợp.
Tại Châu Mĩ, Gregory H. Aplet (1993) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa đa dạng
sinh học và cách tiếp cận sinh thái để quản lý rừng [104]; trong khi phát triển mô hình
12
nông - công nghiệp, mô hình nông nghiệp hữu cơ là những vấn đề được chú trọng ở Hoa
Kỳ nhằm hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững (Randal S. Beeman, 2001) [106].
Tại Châu Á, các mô hình được áp dụng chủ yếu là các kiểu của mô hình NLKH
phù hợp với đặc điểm tự nhiên của từng khu vực. Ở Trung Quốc, mô hình NLKH
trong đó cây rừng là chính (áp dụng cho các tỉnh dọc sông Dương Tử), cây ăn quả là
chính (áp dụng ở Nam Trung Quốc) hay dựa vào cây màu là chính (ở phía Bắc của
Trung Quốc). Tại Inđônêxia, phổ biến là mô hình KTST kiểu vườn nhà (Pekarangan)
gồm cây ăn quả - cây công nghiệp - cây lương thực - chăn nuôi gia súc nhỏ quanh nhà.
Ở Malayxia, mô hình Taungya là mô hình sản xuất truyền thống với việc trồng các cây
lương thực xen với cây rừng khi cây rừng chưa khép tán, hay các kiểu mô hình “Kỹ
thuật canh tác trên đất dốc” (SALT-Slopping Agriculture Land Technology) đã được
áp dụng khá thành công các nước Đông Nam Á [99].
+ Các mô hình về quy mô sản xuất, phương thức quản lý trong phát triển nông,
lâm nghiệp bền vững.
Quy mô sản xuất, phương thức quản lý cũng là các yếu tố quan trọng trong
phân hệ xã hội và phân hệ sản xuất, quyết định tính hiệu quả về kinh tế và môi trường.
Các mô hình cho phát triển NLN bền vững đã được đề cập ở nhiều quy mô, từ hộ gia
đình (mô hình kinh tế nông hộ) đến trang trại (mô hình kinh tế trang trại), làng bản
(mô hình làng sinh thái như Gilman và Diane Gilman, 1991; Kasper, 2008; Taggart,
2009), xã (mô hình nông thôn mới) [18].
Từ lý luận đến kinh nghiệm của các mô hình phát triển NLN thành công ở nhiều
nước trên thế giới như các trang trại quy mô lớn ở Hoa Kì, Châu Âu, kinh tế nông hộ ở
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Thái Lan,...cho thấy, để phát triển nông nghiệp bền
vững cần xây dựng các mô hình NLN phù hợp với các vùng sinh thái và tập quán, trình độ
phát triển KT-XH của cộng đồng dân cư địa phương.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở
Việt Nam
Đối với một đất nước có ¾ diện tích là đồi núi và nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp như nước ta thì hướng nghiên cứu các mô hình canh tác nông nghiệp bền vững
trên đất dốc đã được đề cập từ lâu trong các công trình “Mô hình canh tác trên ðất
dốc” của Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998); “Kĩ thuật canh tác trên đất dốc” của
Nguyễn Viết Khoa, Võ Đại Hải, Nguyễn Đức Thanh (2008); mô hình “Nông lâm kết
13
hợp” của Đoàn Văn Điểm và cộng sự (2010),…Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều
cho rằng mô hình NLKH là mô hình nông, lâm nghiệp bền vững, phù hợp nhất đối với
vùng đồi núi nước ta, mang lại lợi ích to lớn cả về kinh tế, xã hội cũng như môi
trường. Do đó, tùy theo các đặc trưng sinh thái của mỗi vùng để kiến thiết các kiểu mô
hình NLKH thích hợp.
Khi yêu cầu của PTBV trở nên cấp thiết hơn thì các yếu tố sinh thái ngày càng
được chú trọng trong các mô hình sản xuất. Ở Việt Nam, mô hình hệ KTST được đề cập
cả về lý luận và thực tiễn trong các công trình nghiên cứu của Phạm Quang Anh (1985)
[1], Đặng Trung Thuận và Trương Quang Hải (1999) [76], các tác giả đã hệ thống hóa
và làm sáng rõ các vấn đề lý luận về mô hình hệ KTST như khái niệm, đặc điểm, cấu
trúc, chức năng của một hệ KTST, nguyên tắc thành lập các mô hình hệ KTST và xây
dựng các mô hình hệ KTST.
Lý luận về mô hình hệ KTST còn được soi chiếu trong các vùng nghiên cứu
điểm là các vùng sinh thái điển hình như vùng đất ngập nước, vùng gò đồi, miền núi,
vùng đồi cát ven biển trong các công trình của Trương Quang Hải và cộng sự (2004);
Đặng Trung Thuận và cộng sự (2000); Đặng Văn Bào (2012); Phạm Hoàng Hải và cộng
sự (2014), Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Hoàng Sơn (2013),…Ngoài ra, quy mô các mô
hình hê KTST cũng được tiếp cận với nhiều đóng góp mới về lý luận như các công
trình nghiên cứu về mô hình làng sinh thái của Nguyễn Văn Trương (2004) [87]; mô
hình kinh tế nông hộ của Đào Thế Tuấn (1997) [90].
Từ các công trình nghiên cứu trên có thể thấy, các mô hình phát triển NLN chủ
yếu được đề cập thiên về yếu tố kĩ thuật nông nghiệp, kiến thiết các mô hình trình
diễn, khảo nghiệm các cây trồng, vật nuôi trước khi nhân rộng mô hình ở các địa
phương khác. Số lượng các công trình nghiên cứu mô hình phát triển NLN được xác
lập trên cơ sở nghiên cứu CQ chưa nhiều. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên đều
là những tư liệu tham khảo quan trọng phục vụ mục đích đề xuất các mô hình phát
triển NLN bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu tỉnh Đắk Nông có liên quan đến đề
tài nghiên cứu
1.1.3.1. Nhóm các công trình nghiên cứu các hợp phần tự nhiên
+ Địa chất, địa mạo: đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu của một
số nhà khoa học người Pháp như Mouhol (1861), Francis G.Amaer và Doudant le
14
Lagree cùng Delaporte (1866), Mongeot (1887), Yersin (1890), Hemtry Maitre (19091914); Saurin (1935, 1937, 1944) (dẫn theo Nguyễn Xuân Độ, 2003) [12]. Sau năm
1975, có các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Đức An, Nguyễn Văn Chiển (1985)
về địa chất, địa mạo vùng Tây Nguyên [8]; Uông Đình Khanh và cộng sự (2010) đã
biên tập, xây dựng bản đồ địa chất tỉnh Đắk Nông tỉ lệ 1:100.000, bản đồ địa mạo tỉnh
Đắk Nông khá đầy đủ, chi tiết ở tỉ lệ bản đồ 1: 50.000 [37].
+ Tài nguyên đất: đã được nghiên cứu từ thời Pháp thuộc (Yver Henry, 1931,
1950). Năm 1978, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã xây dựng bản đồ đất
tỉnh Đắk Lắk theo nguồn gốc phát sinh tỉ lệ 1:100.000 với 9 nhóm đất và 27 đơn vị và
sau đó, bản đồ đất được bổ sung, hoàn thiện, chuyển đổi sang phân loại đất theo FAO UNESCO với 8 nhóm, 18 đơn vị đất (1995). Gần đây, vấn đề suy thoái đất trên lãnh
thổ Đắk Nông đã được đề cập trong các công trình của Nguyễn Đình Kỳ (2006) [43],
Lưu Thế Anh (2012) [2], Phạm Quang Vinh (2012) [97].
+ Nghiên cứu về tài nguyên rừng: trong các công trình nghiên cứu về “Thảm
thực vật Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1970), “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực
vật và thảm thực vật Tây Nguyên” của Phan Kế Lộc (1985) đã xác định rừng ở Đắk
Nông bao gồm rừng kín, thường xanh quanh năm, rừng kín nửa rụng lá, rừng thưa cây
họ Dầu rụng lá, rừng hỗn giao tre nứa, trảng cỏ cây bụi và thảm thực vật nhân tác. Các
dự án nghiên cứu về đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Nam
Nung đã chứng minh sự đa dạng về kiểu rừng, giới động, thực vật phong phú và có
nhiều loài đặc hữu trên lãnh thổ Đắk Nông.
+ Khí hậu, thủy văn: Trong công trình nghiên cứu Khí hậu Việt Nam của tác giả
Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993) đã quan tâm đến khí hậu cao nguyên miền Trung
Việt Nam, trong đó xếp Đắk Nông vào kiểu khí hậu cao nguyên nhiệt đới, mưa mùa. Sau
này, trong các công trình Địa lý tự nhiên Việt Nam, các tác giả lại xếp khí hậu Tây
Nguyên thuộc kiểu khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa hai mùa mưa - khô sâu sắc.
Đặc điểm thủy văn Đắk Nông cũng được đề cập trong một loạt các công trình
nhằm phục vụ mục đích thực tiễn như “Phân vùng khí hậu thủy văn tỉnh Đắk Nông” của
Trung tâm Khí tượng -Thủy văn tỉnh Đắk Nông [83]; nghiên cứu tài nguyên nước dưới
đất (Nguyễn Lưu, 2010) [52]; phân vùng khí tượng nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ
cấu cây trồng tỉnh Đắk Nông (Trần An Phong, 2007) [57].
15
1.1.3.2. Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên phục vụ phát triển các ngành sản xuất và bảo vệ môi trường
Hướng nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN và kinh tế - xã hội, văn hóa
Đắk Nông được đề cập trong các đề tài thuộc các chương trình nghiên cứu Tây
Nguyên do Nguyễn Văn Chiển chủ trì (1976 - 1980), Lê Duy Thước chủ trì (1988 1992), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì (từ năm 2011). Tất cả
các công trình này đều nhằm xây dựng luận cứ khoa học công nghệ cho phát triển bền
vững Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, nhằm khai thác những lợi thế về tự nhiên và KT-XH phục vụ mục
đích phát triển lâu dài, tỉnh Đắk Nông đã thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội giai đoạn 2010 - 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk
Nông đến năm 2020;, Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Nông đến năm 2020; Quy hoạch
phát triển 3 loại rừng tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2020. Các quy hoạch đều dựa
trên kết quả kiểm kê tài nguyên, lợi thế của mỗi địa phương để xác định hướng chiến
lược phát triển kinh tế trong từng giai đoạn, vì vậy, đây là tư liệu đầu vào quan trọng và
là kênh đối chứng với thực trạng khai thác tài nguyên trên lãnh thổ Đắk Nông hiện nay.
Các công trình NCCQ, ĐGCQ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chủ yếu được thực
hiện trước khi tách tỉnh như công trình của tác giả Phạm Quang Anh và cộng sự
(1985); Nguyễn Xuân Độ (2003) với các bản đồ tỉ lệ nhỏ do diện tích lãnh thổ gồm cả
tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gần đây, Phạm Hoàng Hải và cộng sự (2014) đã lần đầu
tiên xây dựng các mô hình KTST cho các vùng địa lý trọng điểm, trong đó có cao
nguyên Đắk Nông trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN. Tuy
nhiên, phạm vi xây dựng chỉ trong 4 huyện giáp biên giới Campuchia, không trải rộng
trên địa bàn cả tỉnh Đắk Nông.
1.1.3.3. Các công trình nghiên cứu, xây dựng mô hình phát triển nông, lâm nghiệp
bền vững
Nông, lâm nghiệp là thế mạnh của tỉnh Đắk Nông, vì vậy, các mô hình thực tiễn
đã xuất hiện từ thời kỳ Pháp thuộc và phát triển cho đến nay. Mỗi giai đoạn mang đặc
trưng riêng gắn với lịch sử của đất nước và Tây Nguyên. Tiêu biểu là mô hình cải tạo
đất, trồng chè trên đồi trọc ở xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức) của cố đạo người Pháp
Moriso; mô hình NLKH tại các dinh điền ở các xã Đạo Nghĩa (Đắk R’Lấp), Sùng Đức
(nay là Quảng Tân - Tuy Đức), Đức Minh, Đức Mạnh (Đắk Mil), Đức An,… do Chính
16
quyền Ngô Đình Diệm thực hiện (1954 - 1975) cùng chính sách di dân Công giáo; mô
hình NLKH ở các nông trường gắn với các luồng di dân lên Đắk Lắk xây dựng kinh tế
mới sau 1975; cho đến các mô hình NLN với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học kĩ thuật
(KHKT), mang lại hiệu quả cao hiện nay.
Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nên các công trình nghiên cứu phục
vụ phát triển NLN bền vững trên địa bàn cũng đang ngày càng được chú trọng. Vấn đề
được quan tâm nhiều nhất là sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý cho phát triển
nông nghiệp bền vững (Trần An Phong, Nguyễn Xuân Độ) [44]; chuyển đổi cơ cấu
cây trồng hợp lý của Trần An Phong (2007) [57]; Nguyễn Văn Lạng (2007) [58], mô
hình NLKH của Trần Vinh (2011) [99]; Nguyễn Thanh Phương (2012) [60]. Ngoài ra,
còn có “Các mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả” từ kinh nghiệm thành công của
các hộ gia đình trên địa bàn đã được Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh
tổng kết từng năm. Riêng các công trình nghiên cứu về mô hình NLN bền vững đặc
trưng cho mỗi vùng cảnh quan còn ít được đề cập.
Nhận xét:
- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về ĐKTN, TNTN của tỉnh Đắk Nông
đã bao quát được hầu hết các đặc điểm về tự nhiên, KT- XH và tình hình khai thác, sử
dụng TNTN hiện nay trên lãnh thổ. Tuy nhiên, số lượng các công trình vẫn còn ít, chủ
yếu được điều tra, xây dựng trước khi tách tỉnh hoặc nghiên cứu chung cho cả vùng
Tây Nguyên nên tỉ lệ bản đồ nhỏ, chưa phản ánh được sự phân hóa CQ tỉnh Đắk Nông.
- Các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo hướng đánh giá đất đai, phân
vùng khí tượng nông nghiệp, kiến thiết mô hình, kĩ thuật nông nghiệp làm cơ sở cho
bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hướng quy hoạch không gian sản xuất NLN và xây
dựng mô hình nông nghiệp bền vững trên cơ sở NCCQ, ĐGCQ chưa được nghiên cứu
ở quy mô toàn tỉnh Đắk Nông.
1.2. Lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho đề xuất mô hình phát triển
nông, lâm nghiệp bền vững
1.2.1. Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích ứng dụng
1.2.1.1. Quan niệm Cảnh quan
Hiện nay, vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về CQ, song có thể chia thành
hai nhóm quan niệm chính. Theo các nhà CQH trường phái Liên Xô (cũ) và Đông Âu,
CQ vẫn được coi là một thể tổng hợp tự nhiên, trong đó chú trọng về mối quan hệ giữa
17
các yếu tố tự nhiên thành tạo nên các cảnh quan đó. Trong khi các nhà sinh thái CQ
trường phái Tây Âu và Bắc Mĩ lại quan tâm nhiều hơn đến yếu tố con người trong thể
tổng hợp đó. Cảnh quan được Công ước Cảnh quan Châu Âu (ELC) định nghĩa là một
khu vực được nhận biết bởi con người, có các đặc trưng là kết quả của hoạt động và
tương tác giữa các nhân tố tự nhiên và con người [139].
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm nghiên cứu CQ của các nhà khoa học trong
và ngoài nước, trong đề tài luận án, NCS đã quan niệm: CQ là một địa tổng thể, trong
đó diễn ra mối quan hệ tác động qua lại giữa các hợp phần tự nhiên và nhân sinh tạo
thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh và mang đặc điểm riêng. Cảnh quan là đơn vị
vừa mang tính kiểu loại vừa mang tính cá thể. Bởi CQ tỉnh Đắk Nông là một bộ phận
của CQ Việt Nam, mang đặc trưng cảnh quan của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Do đó,
tính đồng nhất tương đối và tính lặp lại được thể hiện rõ trong hệ thống phân loại CQ
và bản đồ CQ. Mặt khác, CQ là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên trong đó có mối
quan hệ tương tác chặt chẽ giữa các thành phần cấu thành nên chứa nhiều yếu tố không
đồng nhất với lãnh thổ xung quanh. Vì vậy, trong phân vùng CQ lãnh thổ tỉnh Đắk
Nông, quan niệm CQ mang tính cá thể được vận dụng để xác định sự phân hóa đa
dạng của CQ lãnh thổ, làm cơ sở cho việc đánh giá các tiềm năng sinh thái của CQ, thế
mạnh của mỗi tiểu vùng để kiến nghị ưu tiên các ngành sản xuất và mô hình KTST
phù hợp. Các yếu tố thành tạo CQ trên lãnh thổ Đắk Nông gồm cả các yếu tố tự nhiên
và hoạt động nhân sinh, trong đó CQ nông nghiệp là dấu ấn rõ nhất của con người lên
CQ tự nhiên của lãnh thổ.
1.2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm CQ
Đặc điểm CQ của một lãnh thổ được thể hiện qua cấu trúc CQ, chức năng CQ
và động lực phát triển, biến đổi CQ.
a. Cấu trúc cảnh quan
Cảnh quan là một thể tổng hợp lãnh thổ hoàn chỉnh, có nguồn gốc phát sinh và
quá trình phát triển gắn bó mật thiết bởi các hợp phần thành tạo (cấu trúc đứng) và có
mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống xung quanh (cấu trúc ngang).
+ Cấu trúc đứng
Cấu trúc đứng thể hiện sự phân bố theo phương thẳng đứng các thành phần thành
tạo cảnh quan gồm nền địa chất của thạch quyển, địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng, sinh vật,
thủy văn, khí hậu. Giữa các thành phần thành tạo CQ có mối quan hệ chặt chẽ và chi
18