TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM – NGƯ
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại
Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Long
Lớp: ĐH Lâm nghiệp K55
Giáo viên hướng dẫn: T.S. Trần Văn Hoàng
Bộ môn: Lâm nghiệp – Trồng trọt
Email:
NĂM: 2016
1
MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................................4
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................................................................6
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...........................................................................................6
2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:......................................................................................6
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..............................................................................................................................................................10
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................10
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................10
3.3. Mục tiêu Nghiên cứu.................................................................................................................10
3.4. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................10
3.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................11
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................................................................12
Chương 1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................12
1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................................12
2. Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................................................13
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở ban quản lý rừng phòng hộ
Động Châu........................................................................................................................................14
2.1. Công tác tổ chức xây dựng lực lượng.....................................................................................14
2.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.....................................................................................................18
2.3. Hoạt động của các Trạm bảo vệ rừng....................................................................................18
2.4. Việc sử dụng công cụ, dụng cụ quản lý bảo vệ rừng..............................................................18
2.5. Công tác quản lý, bảo vệ rừng................................................................................................18
2.6. Tình hình vi phạm..................................................................................................................22
2.7. Công tác phòng cháy chữa cháy.............................................................................................27
2.8. Công tác tuyên truyền............................................................................................................28
Chương 3. Những điều kiện những thuận lơi,khó khăn của cơ sở trong công tác quản lý bảo vệ và
phát triển rừng của khu vực nghiên cứu...........................................................................................30
Chương 4. Một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu......................................................................32
2
4.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy cho người dân
sống ở vùng ven và lân cận...........................................................................................................32
4.2. Công tác quản lý rừng............................................................................................................32
4.3. Công tác bảo vệ rừng.............................................................................................................33
4.4. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng....................................................................................34
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................................36
5.1. Kết luận......................................................................................................................................36
5.2. Kiến nghị....................................................................................................................................37
PHẦN 7: PHỤ LỤC.................................................................................................................................41
PHẦN 6. TƯ LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................46
3
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nhiệt đới với gần 3/4 diện tích là đồi núi theo kết
quả thống kê, tài nguyên rừng đang bị suy giảm nhanh chóng, hàng năm rừng
nước ta mất khoảng 2000 – 25.000ha. Nhiều động thực vật đang có nguy cơ bị
tiêu diệt, hệ sinh thái rừng ngày càng bị suy thái. Đặc điểm của người dân sống
gần rừng thường có nhiều hộ nghèo, hệ thống kênh tác chủ yếu dựa vào tài
nguyên rừng và thiên nhiên.
Theo tài liệu mà Maurand công bố trong công trình “ Lâm nghiệp Đông
Dương” thì năm 1943 rừng nước ta vẫn còn khoảng 14,3 triệu ha, che phủ
43,7% diện tích lãnh thổ.Vào thời kì đó độ che phủ ở Bắc Bộ vào khoảng 68%,
ở Trung Bộ khoảng 44% và ở Nam Bộ vào khoảng 13%. Trước năm 1945, rừng
nguyên sinh ở Việt Nam bị phá hoại rất nhiều và chỉ còn lại ở những nơi xa xôi,
hiểm trở, nhưng do khả năng phục hồi của rừng rất cao nên những khu rừng già
có trữ lượng cao (từ 250m3 - 300m3 ), vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng núi
Việt Nam. Quá trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm
1990, đặc biệt từ năm 1980 - 1995 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Sự suy
giảm tài nguyên rừng không những làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi
nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó mà còn làm
xuất hiện hàng hoạt các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính,
thủng tầng ôzôn hay gần đây nhất là sự biến đổi như lũ quét, sạt lở, gây thiệt hại
nặng nề về người và của, an ninh lương thực bị đe dọa đó là câu trả lời của thiên
nhiên với chính những gì mà con người đã gây ra. Chúng ta chỉ có duy nhất một
trái đất này, đó là mái nhà duy nhất để sinh sống, mảnh vườn duy nhất để trồng
cây, một bầu dưỡng khí duy nhất để thở những thứ mà chúng ta chẳng thể có
được đến hai lần. Vậy chúng ta cần phải bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta
khỏi những đe dọa của thiên nhiên. (Phùng Ngọc Lan, 1997)
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trang rừng ở nước ta bị suy
giảm lại chính là do con người. Trong những năm gần đây cùng với tăng trưởng
kinh tế và sự gia tăng dân số của nhiều nước trên toàn thế giới trong đó có Việt
Nam đã dẫn đến nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản khác ngày càng nhiều cộng với
nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp ngày càng nâng cao.
Hiện nay tình trạng phá rừng trái phép đang diễn ra dưới nhiều hình thức
khác nhau rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền cũng như
cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý bảo vệ. Đây là vấn đề mang tính xã hội
cao, để giải quyết vấn an này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của mỗi
4
ngành mỗi lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của cả
hệ thống chính trị. Những năm vừa qua, nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước
đã được thực hiện như các chương trình 132, 134, 135 đã có tác động tích cực,
góp phần thay đổi bộ mặt của các cùng nông thôn, miền núi, song vẫn chưa giải
quyết được triệt để nạn phá rừng. Tài nguyên rừng bị khai thác, chặt phá bừa
bãi, tình trạng đốt nương làm rẫy và cháy rừng xảy ra nghiêm trọng, nhiều nơi
đã làm cho rừng giảm đi về số lượng và chất lượng, sự mất rừng đã tác động rất
lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân, đặc biệt những người trực tiếp
sống dựa vào rừng. ngoài ra mất rừng còn tác động đến môi trường như hiện
tượng ấm toàn cầu, tầng suất thiên tai diễn ra nhiều hơn và ngày càng phức tạp
như: hạn hán, lũ lụt triền miên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước…trước
những thách thức lớn về quản lý tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã ban hành và thực hiện nhiều
chính sách hợp lý và phát triển tài nguyên rừng
Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, Đảng và nhà nước ta đã kịp thời
có những chủ trương chính sách về quản lý bảo vệ rừng như: Nghị định số
99/2009/NĐ-CP, thông tư số 34/2009/TT-BNNPPTNT, luật bảo vệ và phát triển
rừng. coi trọng việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có và đa dạng
sinh học của rừng, là vấn đề cấp bách hang đầu cần được thực hiện. Nhiều
chương trình dự án, đầu tư pháp triển vốn rừng, đưa ra nhiều chính sách khuyến
khích, công tác quản lý bảo vệ rừng được xem là cấp bách và cần thiết không
phải là nhiệm vụ của một người mà là sức mạnh đồng bộ từ các cấp, cấp xã cho
đến cấp trung ương, mỗi người dân giữ một vị trí quan trọng. Tất cả những hoạt
động đó nhằm nâng cao đời sống cho người dân, nâng cao độ che phụ của tán
rừng, từng bước xã hội hóa nghề rừng, tuyên truyền vận động cho người dân
hiểu rõ lợi ích của rừng.
Trên cơ sở lý luận đó nhằm thực hiện tốt việc công tác quản lý và bảo vệ
rừng, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo
vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu”
5
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hang loạt
các biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ rừng bằng các
chính sách, nghị định như giao đất, giao rừng, phòng chống lửa rừng…
Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là việc
khai thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo vệ, tái
tạo và phát triển vốn rừng cũng như việc phát huy vai trò của rừng trong việc
bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo sự
phát triển bền vững. Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng bộ các
biện pháp nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn định liên tục
những tác dụng và lợi ích của rừng trên lĩnh vực khác nhau. Sự phát triển bền
vững này phải đảm bảo 3 yếu tố sau:
Bền vững về mặt môi trường sinh thái: Quản lý bảo vệ phải duy trì hệ
thống sinh vật, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học và tính ổn định của hệ sinh
thái.
Bền vững về mặt xã hội: Thu hút lao động vào nghề rừng, tạo công ăn việc
làm ổn định cho người lao động. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên
rừng của thế hệ hiện tại đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ
mai sau. Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng phải cho hiệu quả kinh tế cao, năng
suất chất lượng ổn định đồng thời phải được thị trường chấp nhận.
Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài nguyên
sinh vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba mặt đó là
phù hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt kinh tế.
(PGS.TS. Lê Sỹ Trung, 2002)[11].
2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức FAO (1999), những năm cuối thập kỷ XX, tỷ lệ
mất rừng ở các nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta đang diễn ra và gia tăng
6
liên tục. Nếu tính cả thế giới thì trong 5 năm thế giới mất đi 56 triệu ha rừng
(mỗi năm dự tính mất khoảng 11 triệu ha).
Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, trong đó có diện tích rừng
nguyên sinh là 8,08 tỷ ha. Nhưng dưới sự tác động của con người đã làm cho
diện tích rừng trên thế giới bị suy giảm nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của
FAO đến năm 1991, diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,717 triệu ha. Trong đó
1,867 triệu ha ở Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển chút ít. Còn
1,850 triệu ha rừng nhiệt đới. Tính trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới
bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10
diện tích rừng bị mất đi, đó là chưa kể đến việc mất tính đa dạng sinh học.
Riêng ở Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm 1980
mất 9 triệu ha rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng và Châu
Mĩ mất đi 18,4 triệu ha. Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất đi tăng lên
80% so với 10 năm trước. Với tôc độ đó một số chuyên gia lâm nghiệp dự đoán
chỉ trong vòng một thế kỷ nữa rừng rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt. Ngoài ra mất
rừng làm cho diện tích đất rừng và đất trồng rừng bị xói mòn làm biến chất, do
tình trạng chặt phá rừng, sa mạc hóa hàng năm trên thế giới làm mất đi khoảng 2
tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra 50 tấn lương thực thực phẩm.
- Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trong những
năm gần đây như sau:
+ Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu sang
mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh
thái.
+ Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xu hướng là
chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương
đến địa phương và cơ sở.
+ Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của nhà
nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điều
kiện cho việc quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn.
+ Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kế
hoạch quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự. Các chính sách cũng rất quan tâm
7
đến sự tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng. Vì vậy đã được
quản lý bảo vệ tốt hơn.
2.2.2. Trong nước
Trước đây do dân số còn ít nên việc quản lý bảo vệ rừng ít được chú trọng
mà chỉ tập trung vào khai thác. Người dân tự do vào rừng lấy tất cả những gì từ
rừng để phục vụ cho nhu cầu của mình mà gần như không có sự trở ngại nào.
Một thời gian dài, nhiều vùng rừng của nước ta đã bị khai thác để trồng cây
công nghiệp. Năm 1943, diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha và mật độ che
phủ là 43,3%. Trong những năm tiếp theo diện tích rừng nhiệt đới của nước ta bị
tàn phá hơn 2 triệu ha mà nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh và nhân dân
khai phá rừng để sản xuất đất nông nghiệp, Năm 1976 tỷ lệ che phủ rừng của
nước ta chỉ còn 33,8% và tiếp tục giảm xuống 30% vào năm 1985 và 26% vào
năm 1995. Sự suy giảm tài nguyên rừng trong những năm gần đây chủ yếu là do
dân số tăng nhanh, khai thác rừng không hợp lý và sự yếu kém trong công tác
quản lý đã làm cho diện tích rừng của nước ta vẫn tiếp tục bị phá hoại. (Lê Sỹ
Trung, 2008)
Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia chương trình Lâm Nghiệp nhiệt
đới vói mã số VIE-88-073 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991. Dự án
này đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc đánh giá hiện trạng lâm
nghiệp Việt Nam và đưa ra khuyến cáo về định hướng phát triển lâm nghiệp cho
đến năm 2000. (Phùng Ngọc Lan, 1997)
Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã
được đang và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách mới
nhằm giảm thiểu tình trạng tàn phá tài nguyên rừng:
- Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của chính phủ về việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản.
- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNN ngày 10/06/2009 của bộ Nông Nghiệp
& Phát Triển Nông Thôn về quy đinh tiêu chí xác định phân loại rừng. - Luật
bảo vệ và phát triển rừng ngày 29/12/2004 do quốc hội soạn thảo.
- Các quyết định 327, 661 đã và đang nhanh chóng đi vào hiện thực. Mục
tiêu của đảng và nhà nước đặt ra đối với công tác quản lý bảo vệ rừng trong giai
8
đoạn hiện nay là:
- Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm luật bảo vệ rừng và phát triển
rừng.
- Thiết lập các hệ thống chủ rừng trên toàn quốc với từng loại rừng: rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Tạo điều kiện cho nông dân đổi mới cây trồng, vật nuôi, hạn chế và đi
đến tình trạng xóa bỏ độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy, góp phần
chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.
- Góp phần bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường
sinh thái.
9
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phương quản lý tài nguyên rừng của ban quản lý rừng phòng
hộ Động Châu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn của ban quản lý rừng phòng
hộ Động Châu.
Phạn vi thời gian: Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu từ tháng 2/2016 đến
tháng 3/2016.
3.3. Mục tiêu Nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng
phòng hộ Động Châu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác
quản lý và bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu.
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Tìm hiểu tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu.
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu, tình hình thủy
văn, tài nguyên sinh vật rừng.
- Điều kiện kinh tế và xã hội, tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp, dân số,
dân tộc, tình trạng thu nhập…
3.4.2. Đánh giá trực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở
ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu.
- Công tác tổ chức tuần tra bảo vệ rừng.
- Tình hình vi phạm và các mâu thuẫn phát sinh trong quản lý bảo vệ rừng .
- Công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Công tác phát triển vốn rừng: (trồng mới, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh…)
- Công tác tuyên truyền giáo dục.
3.4.3. Phân tích những điều kiện những thuận lơi,khó khăn của cơ sở trong
công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của khu vực nghiên cứu.
10
3.4.4. Một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản
lý bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin.
Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các tài liệu,báo cáo về điều kiện tự nhiên,
tình hình kinh tế xã hội ở địa bàn nghiên cứu, cũng như các báo cáo và tài liệu
liên quan đến việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng củ các cơ quan chức năng
như: UBND xã, Hạt kiểm lâm…
- Phỏng vấn sâu cán bộ và người dân: thu thập thông tin chuyên sâu về các
tác động của người dân vào rừng cũng như công tác quản lý bảo tồn tài nguyên
rừng trong những năm qua thông qua các cán bộ và người dân có vai trò ở địa
phương và các cơ quan liên quan.
3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân
tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.
- Các thông tin và số liệu thu thập từ việc phỏng vấn những người nòng cốt
được chọn lọc, kiểm tra sử lý và phân tích nhằm phục vụ cho việc phân tích và
giải thích các sự kiện, kết quả nghiên cứu.
- Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn những người nòng cốt, liên quan,
hộ gia đình sẽ được phân loại và xử lý theo hình thức thống kê mô tả.
11
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Tổng diện tích quản lý
- Diện tích: Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu được giao quản lý và
bảo vệ 21 tiểu khu có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 18.360,4 ha.
Trong đó: - Đất có rừng:
17.964,1 ha
+ Rừng phòng hộ:
15.629,7 ha
+ Rừng sản xuất:
2.334,4 ha
- Đất chưa có rừng:
363,5 ha
- Đất khác:
32,8 ha
- Địa danh: Thuộc các tiểu khu: 490, 496, 516, 517, 522, 523, 524, 525,
526, 527, 528, 529, 530, 531, 533, 534, 535, 536, 537, 538, 539.
1.2. Vị trí địa lý
- Lâm phần của BQL rừng phòng hộ Động Châu là vùng núi cao hiểm trở
giữa hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, có vị trí, ranh giới hành chính như sau:
+ Phía Bắc giáp Chi nhánh LT Kiến Giang và Chi nhánh LT Khe Giữa.
+ Phía Nam và phía Đông giáp tỉnh Quảng Trị.
+ Phía Tây giáp nước Lào và Chi nhánh LT Khe Giữa.
- Có tọa độ địa lý:
+ Từ 18720000N đến 18860000N vĩ độ Bắc.
+ Từ 6450000E đến 6930000E kinh độ Đông.
1.3. Địa hình
Địa hình khá hiểm trở cao dần từ Đông sang Tây, đỉnh cao nhất là Động
Châu 1.254 m, Động Vàng Vàng 1.250 m, vùng này có sườn núi phía Quảng
Bình rất dốc. Các khe suối thuộc Rào Chân một chi lưu của sông Kiến Giang bắt
nguồn từ Động Enter và Động Châu, Động Vàng Vàng là nơi bắt nguồn các khe
suối của một chi lưu thuộc sông Long Đại. Khe, suối ở đây có độ dốc lớn nên
mùa mưa có nước chảy xiết gây ra lũ lớn.
12
1.4. Mạng lưới giao thông
Mạng lưới giao thông qua các thôn bản và trong khu vực Ban quản lý bảo
vệ đi lại rất khó khăn, chủ yếu là đường lâm nghiệp, đường quốc phòng, đường
dân sinh và đường mòn nhưng chất lượng không cao. Đường phải qua nhiều khe
suối và có độ dốc lớn vào mùa mưa lũ phải thường xuyên sửa chữa để phục vụ
cho công tác quản lý bảo vệ rừng, giao thông đi lại của nhân dân trong vùng.
1.5. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của khu vực Động Châu mang đặc thù chung của khí hậu Quảng
Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa là mùa khô và mùa
mưa.
Mùa khô: Từ tháng 3 đến hết tháng 9, có gió phơn Tây Nam thổi mạnh,
khí hậu khô hanh, nắng nóng kéo dài và ít mưa.
Mùa mưa: Từ tháng 10 đến hết tháng 02 năm sau, có gió mùa Đông Bắc
mang theo mưa ẩm, khí hậu lạnh, mưa nhiều nhất tập trung từ tháng 10 đến
tháng 11 chiếm 60 - 70% lượng mưa cả năm.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1. Thành phần dân tộc, dân số, lao động, việc làm
Theo số liệu thống kê năm 2006, dân cư sinh sống liền kề với rừng trong
khu vực do Ban quản lý có 07 bản, 421 hộ với 1.977 dân. Trong đó nam 982
người chiếm 49,7%, nữ chiếm 50,3%. Tổng số lao động 589 người, chiếm
29,8% dân số, phần lớn là đồng bào dân tộc Vân Kiều, có trình độ dân trí thấp,
tập quán canh tác lạc hậu chủ yếu là đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt khai thác
lâm sản trái phép, tỷ lệ gia tăng dân số cao. Sản lượng lương thực đạt bình quân
đầu người là 132 kg/năm. Lực lượng tham gia các hoạt động của Ban còn ít.
2.2. Nhận định về hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng
Thành phần dân tộc chủ yếu là người Vân Kiều, chiếm 80% còn lại 20%
là dân tộc Kinh. Đời sống nhân dân vùng liền rừng, gần rừng còn ở mức thấp,
dân số gia tăng, lực lượng lao động thiếu việc làm chủ yếu dựa vào rừng để mưu
sinh, việc phát, đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn diễn ra, nhu cầu sử dụng gỗ đối
với xã hội ngày càng cao gây nên áp lực đối với nguồn tài nguyên rừng và đất
rừng.
Ý thức chấp hành đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước cũng như các quy định về quản lý bảo vệ rừng còn thấp.
13
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở ban
quản lý rừng phòng hộ Động Châu.
2.1. Công tác tổ chức xây dựng lực lượng
* Về lực lượng con người
Hiện tại, viên chức tổng số là 43 người, cụ thể: Biên chế viên chức 22 người.
Viên chức tự trang trải 08 người. Hợp đồng bảo vệ rừng 13 người.
* Về tổ chức bộ máy
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Kế
hoạch – Tài
chính
Phòng Kỹ
thuật – Bảo vệ
rừng
Phòng Tổ chức
– Hành chính
Đội bảo vệ
rừng cơ động.
1. Giám đốc BQL rừng Phòng hộ: Phạm Đức Hóa
- Giám đốc BQL là thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND huyện về toàn bộ công tác được giao.
- Giám đốc BQL có nhiệm vụ:
+ Căn cứ Quyết định thành lập rừng phòng hộ động Châu của UBND tỉnh,
xây dựng các đề án cụ thể và các biện pháp nghiệp vụ triển khai thực hiện.
+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đảm bảo kịp thời
và đạt hiệu quả.
+ Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng cán bộ, công
chức, viên chức, lao động, tài chính, tài sản, vật tư, tài liệu,... của đơn vị
theo đúng thẩm quyền.
+ Thực hiện tốt chính sách chăm lo đời sống vật chất tinh thần; nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức, lao động cơ quan.
+ Là chủ tài khoản cơ quan.
14
+ Chỉ đạo các Phòng, Bộ phận chuyên môn, Trạm bảo vệ rừng và đơn vị
trực thuộc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
+ Tham mưu cho UBND huyện ban hành một số văn bản hướng dẫn thực
hiện các quy định, chính sách của nhà nước về lĩnh vực được giao theo đúng
thẩm quyền quy định. Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
về các hoạt động trên khu rừng Phòng hộ theo quy định và thẩm quyền được
giao.
+ Chỉ đạo trực tiếp phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Tổ chức - Hành
chính, mảng chuyên môn lĩnh vực Bảo vệ rừng.
+ Uỷ quyền cho Phó Giám đốc giải quyết công việc khi vắng mặt.
2. Phó Giám đốc: Hoàng Minh Hà
- Giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật
về toàn bộ nội dung công việc thuộc lĩnh vực được Giám đốc phân công hoặc uỷ
quyền; tham gia ý kiến với Giám đốc về công việc chung của cơ quan.
- Chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng các phương án, kế hoạch về công
tác Phòng cháy chữa cháy rừng, Bảo vệ rừng, truy quét, cắm chốt Bảo vệ rừng
các vùng trọng yếu. Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện lên Giám đốc bằng
văn bản hoặc trực tiếp.
- Theo giỏi công tác diển biến tài nguyên rừng và đất rừng, kế hoạch của dự
án Bảo vệ và phát triển rừng, tham mưu các văn bản về pháp luật, dự thảo các
văn về lỉnh vực hành chính. Hàng tháng, quý báo cáo kết quả công việc thuộc
lĩnh vực phụ trách lên Giám đốc .
- Chỉ đạo trực tiếp; mảng chuyên môn lĩnh vực kỷ thuật, tổ chức Công
đoàn, Đoàn thanh niên.
3. Phòng Kế hoạch - Tài chính
* Trưởng phòng: Phạm Thị Huyền
- Kế toán: Giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ lập kế hoạch cụ thể thu,
chi và thực hiện chế độ thu, chi theo quy định của pháp luật về công tác tài
chính, giúp Giám đốc cơ quan quản lý, theo giỏi số lượng, chất lượng tài sản của
đơn vị, tài sản tịch thu, theo giỏi BHXH, BHYT, BHTN, thanh quyết toán đúng
chế độ, định kỳ theo chế độ quy định. Tổng hợp số liệu báo cáo Giám đốc cơ
quan và cấp trên theo định kỳ tháng, quý, năm, tham mưu những vấn đề thuộc
lĩnh vực phân công.
15
- Thủ quỹ: Đảm nhận công tác thủ quỹ của cơ quan; nhận chi trã lương và
các chi phí khác đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật về lĩnh vực được phân
công phụ trách.
4. Phòng Kỹ thuật và Bảo vệ rừng
* Trưởng phòng: Hà Vũ Cao
- Chịu trách nhiệm lên kế hoạch chi tiết công tác diển biến tài nguyên rừng
và đất rừng, thực hiện các kế hoạch của dự án Bảo vệ và phát triển rừng, tham
mưu các văn bản về pháp luật, dự thảo các văn về lỉnh vực hành chính. Hàng
tháng, quý báo cáo kết quả công việc thuộc lĩnh vực phụ trách lên Giám đốc
hoặc phó Giám đốc ( Khi được ủy quyền ).
- Phối hợp với các Trạm bảo vệ rừng, Đội cơ động Bảo vệ rừng kiểm tra
rừng trồng Phòng hộ, rừng tự nhiên phòng hộ, đất rừng, tham gia các hoạt động
trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.
- Theo dỏi cập nhật báo cáo tình hình hàng tháng, quý, năm. Tham mưu đề
xuất những ý kiến trong lĩnh vực phụ trách, thực hiện một số nhiệm vụ khác do
thủ trưởng đơn vị giao.
5. Phòng Tổ Chức - Hành Chính
* Trưởng phòng: Trần Thị Thu Hoài
- Đón khách và hướng dẫn khách làm việc theo quy định, quy chế làm việc
của cơ quan.
- Lưu hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, lao động. Lưu giữ hồ sơ trình
lãnh đạo xữ lý; công văn đến, công văn đi, báo chí.
- Lập kế hoạch tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp bố trí, tuyển dụng
cán
bộ, viên chức, lao động, hàng năm và mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm.
- Đánh máy công văn, báo cáo và những văn bản liên quan lĩnh vực hành
chính cơ quan. Tổng hợp tình hình các hoạt động theo trách nhiệm được phân
công, tham mưu đề xuất lĩnh vực được phân công công tác nội vụ của đơn vị.
- Thực hiện đúng Quy chế công tác văn thư lưu trữ đã được ban hành kèm
theo quyết định số 73/QĐ-BQL ngày 10/10/2012 của BQL rừng Phòng hộ Động
Châu.
16
- Chịu trách nhiệm nhiệm vụ được giao trước Giám đốc và pháp luật.
- Có nhiệm vụ quản lý, bảo quản xe và phục vụ lãnh đạo đi công tác theo
yêu cầu.
- Tinh thần phục vụ phải chu đáo, tuân thủ đúng quy định của đơn vị và
Luật an toàn giao thông đường bộ.
- Chịu trách nhiệm giải trình đề xuất với lãnh đạo về việc thay thế, sữa
chữa những vấn đề chất lượng xe khi vận hành, đảm bảo an toàn khi lưu thông
trên đường bộ.
+ Lái xe: không được sữ dụng phương tiện tuỳ tiện khi chưa có ý kiến của
lãnh đạo, nếu tự ý sữ dụng với mục cá nhân mà xãy ra sự cố thì phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật, thực
hiện đúng đạo đức người lái xe.
6. Đội bảo vệ rừng cơ động.
- Là bộ phận tham mưu trực tiếp giúp lãnh đạo thực hiện công tác tuần tra,
kiểm tra, truy quét, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong lâm phận của
đơn vị và các vùng phụ cận.
- Tham mưu với lãnh đạo công tác quản lý các trạm, sắp xếp lực lượng giữa
các trạm, tổ chốt về con người một cách phù hợp đảm bảo lực lượng đủ mạnh
đồng đều để thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng, giúp lãnh đạo giải quyết
các vụ việc vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, lấm chiếm đất rừng.
- Tham mưu xây dựng các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, truy quét lâm
tặc và các công việc khác liên quan đến chuyên môn.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình, tổng hợp báo các kịp thời diển biến
trong lâm phận quản lý của đơn vị lên lãnh đạo để có phương án chỉ đạo và xữ
lý kịp thời.
- Quản lý, bảo vệ tài sản tịch thu tại kho bảo quản của đơn vị.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị giao.
- Đội trưởng cơ động chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc và pháp
luật về lĩnh vực đựơc phân công.
17
2.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Chú trọng tổ chức triển khai các Nghị quyết, chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của
cấp trên. Lập phương án bảo vệ rừng và PCCCR, Phương án cắm chốt tại các vùng
trọng điểm, triển khai đến các tổ, đội, trạm bảo vệ rừng. Đặc biệt đã duy trì và bố trí
06 tổ chốt bảo vệ rừng vùng trọng yếu , 03 tổ chốt giáp ranh tỉnh Quảng Trị, 01 tổ
chốt tại Dộp (khu vực thượng nguồn sông Kiến Giang), 01 tổ chốt Khe Môn (khu
vực Cầu Khỉ) và 01 tổ chốt tại Khe Đan. Bố trí luân chuyển con người hợp lý đúng
địa điểm.
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, giám sát toàn diện trên toàn bộ lâm phần
được giao quản lý. Tổ cơ động kiểm tra chéo các trạm trong quá trình thực hiện tuần
tra, kiểm soát thực thi pháp luật. Cấp ủy phân công, giao trách nhiệm quản lý chỉ đạo
từng khu vực trọng yếu trong bản đồ cũng như ngoài thực địa.
2.3. Hoạt động của các Trạm bảo vệ rừng
Thực hiện nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan nghiêm túc nên lực
lượng Bảo vệ rừng các trạm, đội đã thực sự đóng vai trò nòng cốt trong công tác
quản lý Bảo vệ rừng và các hoạt động tuyên truyền, giám sát, kiểm tra, giúp đỡ
đối với đồng bào sống ven rừng và liền rừng. Thường xuyên tuần tra canh gác
tại khu vực lâm phần đã được giao, tuần tra vùng ven để nắm bắt tình hình và
ngăn chặn kịp thời từ vòng ngoài, đặc biệt phải tuần tra đến tận các lô, khoảnh
của các tiểu khu được giao. Trạm trưởng có trách nhiệm phân công các thành
viên trong trạm nghỉ hợp lý để đảm bảo lực lượng thường xuyên tuần tra, canh
gác. Những tháng cao điểm phải đảm bảo quân số trực 100%. Hàng ngày, tuần
các trạm trưởng thông tin, báo cáo về tổ cơ động để có tham mưu kịp thời trong
công tác quản lý bảo vệ rừng lên giám đốc Ban.
2.4. Việc sử dụng công cụ, dụng cụ quản lý bảo vệ rừng
- Số lượng gồm : 06 Súng RG88, 03 gậy điện TTANM3, 05 Gậy điện
TITANM5, 02 bình xịt cay và 5 máy GPS.
2.5. Công tác quản lý, bảo vệ rừng
2.5.1. Công tác quản lý rừng
Thực hiện theo Quy chế của đơn vị đã ban hành, phân công lâm phần cụ
thể cho các trạm, đội quản lý bảo vệ kể cả vùng ven nhằm nâng cao trách nhiệm
việc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ; Trạm, đội bảo vệ rừng lên kế hoạch thường
xuyên tuần tra, kiểm tra, truy quét khu vực được phân công, có sổ nhật ký ghi
chép rõ ràng về diễn biến của ca trực, xử lý kịp thời những diễn biến xảy ra. Có
18
hệ thống bản đồ trang cấp đầy đủ cho các trạm, đội để làm tốt cùng việc theo dõi
và quản lý rừng được tốt hơn.
2.5.2. Công tác bảo vệ rừng
Đơn vị có 05 trạm bảo vệ rừng và 01 tổ cơ động được giao quản lý bảo vệ 06
khu vực lâm phần cụ thể của rừng Động Châu và các vùng phụ cận giáp ranh.
- Đội cơ động quản lý chung trong công tác quản lý bảo vệ rừng, kiểm tra,
giám sát tăng cường cho các Trạm bảo vệ rừng và khu vực các bản gần rừng,
sông Kiến Giang, vùng suối Bang, vùng khe Nước Trong. Thường xuyên nắm
bắt tình hình, diễn biến trên toàn bộ lâm phần của Ban và các khu vực lân cận để
xây dựng kế hoạch, tham mưu lãnh đạo thực hiện việc ngăn chặn, đẩy đuổi, truy
quét có hiệu quả.
- Trạm Bảo vệ rừng Hà Lẹc: Khoảnh 38, 45, 60, 62 tiểu khu 496, tiểu khu
522, 523, khoảnh 1 tiểu khu 525, tiểu khu 528, 529, 537, 538, 539.
Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu 494, 493,
495, khu vực Bản Hà Lẹc, An Bai, Bang.
Quản lý, kiểm tra, tu sữa móc ranh giới 3 loại rừng từ mốc số 25 đến mốc
số 41.
- Trạm bảo vệ rừng 525: Tiểu khu 524, Khoảnh 2, 3, 4, 5 tiểu khu 525, tiểu
khu 526, 527.
Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu 498A,
498B, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị.
Quản lý, kiểm tra, tu sữa móc ranh giới 3 loại rừng từ mốc số 01 đến mốc
số 24.
- Trạm bảo vệ rừng Khe Cau: Tiểu khu 490, khoảnh 44 tiểu khu 496
Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu 488, 497,
487, 498, khu vực giáp ranh Thù Lù, tuyến đường 16.
- Trạm bảo vệ rừng Cầu Khỉ: Tiểu khu 530, 531, 535, 536, khoảnh 83, 95
tiểu khu 533.
Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu tiểu khu
519, 520, 532. Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, khu vực bản Rum-Ho, Trung
Đoàn, đoạn tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua khu vực Lâm Phần.
19
Quản lý, kiểm tra, tu sữa móc ranh giới 3 loại rừng từ mốc số 64 đến mốc
số 87.
- Trạm bảo vệ rừng Bải Đạn: Tiểu khu 516, 517, 534, khoảnh 91 tiểu khu
533.
Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu tiểu khu
515, 518. Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, khu vực bản Cuồi, Cợp của tỉnh
Quảng Trị, đoạn tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua khu vực Lâm
Phần.
Tổ chức thực hiện các phương án đã xây dựng thực hiện được trên 98 đợt
(tuyến) tuần tra, quảng đường đi tuần tổng cộng hơn 2.034 km, số ngày tuần tra
trong rừng là 312 ngày, số đêm ở trong rừng là 214 (số giờ thực hiện đi tuần
theo tuyến là 5.375 giờ).
Duy trì thường xuyên chặt chẽ 06 tổ chốt, gồm 03 tổ chốt đóng tại vùng
giáp ranh tỉnh Quảng Trị, 01 tổ chốt tại khu vực Dộp, 01 tổ chốt đóng tại Khe
Môn, 01 chốt đóng tại Khe Đan. Nhờ vậy, kiểm soát được lâm tặc từ phía Quảng
Trị sang khai thác trái phép. Khu vực dọc sông Kiến Giang được ổn định. Tuy
nhiên, vẫn còn hiện tượng lâm tặc len lõi xâm hại rừng nhưng đơn vị đã kịp thời
truy quét, đẩy đuổi ra khỏi rừng.
Thực hiện phối, kết hợp với các đơn vị trên địa bàn như: Hạt Kiểm lâm Lệ
Thuỷ, Trạm Kiểm lâm đường 16, Trạm Kiểm lâm đường 10, Tổ công tác Biên
phòng Chuôn, Đồn Biên phòng Làng Ho, Công an huyện, UBND xã Kim Thuỷ,
Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa, Trung
tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tổ chức nhiều đợt truy quét liên ngành và truy
quét của lực lượng bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn các vụ vi phạm lâm luật, đẩy
đuổi người vào rừng trái phép ra khỏi rừng. Năm 2015, bắt giữ một số lâm sản
chuyển giao cơ quan chức năng xử lý.
2.5.3.Công tác bảo vệ rừng tại các khu vực trọng yếu
* Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị (gồm 12 tiểu khu, chiều dài trên 60
km, giáp ranh với xã Vĩnh Hà, xã Vĩnh Ô gồm 9 bản dân tộc vân kiều) :
Khu vực phía Đông: Vùng giáp ranh tỉnh Quảng Trị tại tiểu khu 527đơn vị
tổ chức đưa người lên điểm chốt duy trì cho đến nay nên trong thời gian qua khu
vực này tạm ổn định. Nhưng xuất hiện một số tình hình phức tạp, đã có nguy cơ
xâm hại sâu đến khu vực giáp ranh từ phía Quảng Trị sang TK 538, 539. Trước
20
tình hình đó đơn vị đã thành lập thêm 01 tổ chốt tại tiểu khu 539 nhằm hỗ trợ
cùng tổ chốt 527 bảo vệ tốt khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị.
Khu vực phía Tây (giáp khu bảo tồn Hướng Hóa): Đầu năm đến nay vẫn
duy trì tổ chốt khu vực Khe nước trong. Qua kiểm tra nhiều đợt của Hạt kiểm
lâm khu vực này được bảo vệ an toàn chưa có hiện tượng xâm hại từ phía Quảng
Trị sang.
* Khu vực thượng nguồn sông Kiến Giang:
Ngày 06/01/2015 (âm lịch) đơn vị đó dời điểm chốt Bến Thủy lên làm tại
khu vực Dộp. Tại đây là khu vực rất khó khăn cho công tác chốt chặn. Nhưng
đơn vị đó kịp thời sắp xếp, bố trí cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Chi cục Kiểm
Lâm, Hạt kiểm Lâm, UBND huyện Lệ Thủy. Hiện tại đã có hiệu quả kiểm soát,
ngăn chặn người và súc vật vào rừng ở khu vực này. Cơ bản đã ngăn chặn được
lâm tặc vào khai thác, xâm hại rừng. Khu vực thượng nguồn đang ổn định.
* Khu vực Khe Môn, Khe Đan thuộc Cầu Khỉ và Bải Đạn:
Khu vực này đang còn phức tạp, mặc dù đơn vị đó triển khai phối hợp với
Hạt Kiểm lâm, Đồn Biên phòng Làng Ho tổ chức tuyên truyền. Hợp đồng 01
cán bộ của Đồn cùng ở phối hợp làm việc tại Trạm bảo vệ rừng Cầu Khỉ, Hạt
Kiểm lâm hỗ trợ 01 Kiểm lâm cùng ở và làm việc. Bố trí tổ Chốt Khe Môn trực
24/24 giờ. Tuy nhiên người dân bản Rum - Ho, Trung Đoàn và các bản lân cận
lén lút vào rừng bằng nhiều đường để khai thác trái phép và chống đối cán bộ
bảo vệ rừng thi hành nhiệm vụ. Tuy nhiên khu vực này vẫn đang trong tiến trình
kiểm soát và chủ động trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2015, khu vực Khe Đan giáp ranh với Chi
nhánh Lâm trường Khe Giữa, lâm tặc đang xâm hại đến các tiểu khu 517, 516
của đơn vị. Hiện tại đơn vị đã chọn giải pháp đóng thêm 01 tổ chốt để bảo vệ
khu vực này. Cùng với đội liên ngành của huyện đóng tại trạm Cầu Khỉ, vì vậy khu
vực này được kiểm soát và tạm thời ổn định.
2.5.4. Công tác tháo gỡ bẩy và bảo vệ động vật rừng
Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng, trực, canh gác không cho
người vào rừng đặt bẫy hay săn bắt động vật rừng trái phép. Tổ chức truy quét,
đuổi người ra khỏi rừng. Trên toàn lâm phần quản lý bảo vệ đã hạn chế mức
thấp nhất việc đặt bẫy, săn bắt động vật rừng trái phép đơn vị đã tổ chức và phối
hợp với trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt, Hạt Kiểm lâm Lệ Thủy tổ chức
truy quét, tháo gỡ bẫy 10 đợt trên lâm phần đã phá hủy 21 tuyến bẫy thu gom
21
2.472 dây bẫy (dây bẫy làm bằng dây phanh xe đạp). Số bẫy chủ yếu là cũ, của
những năm trước để lại, cần bẫy đã hỏng, dây bẫy đã rỉ rét, không có độ bật.
2.6. Tình hình vi phạm
Năm 2012 Ban đã phối hợp với Hạt kiểm lâm Lệ Thuỷ xử lý 20 vụ vi phạm
lâm luật với khối lượng 27,714 m 3. Qua số liệu cho thấy tình hình bảo vệ rừng
có chiều hướng tốt, ổn định. Trữ lượng rừng bị mất rất thấp, không đáng kể so
với bình quân tăng trưởng của rừng hàng năm.
Năm 2013, đơn vị đã chuyển Hạt Kiểm lâm Lệ Thuỷ xử lý 12 vụ vi phạm
lâm luật với khối lượng 11,963 m3.
Năm 2014 số vụ vi phạm là 08 vụ, khối lượng 11,417 m3
Năm 2015 số vụ vi phạm là 06 vụ, khối lượng 8,134m 3.Số lượng các vụ vi
phạm không cao, không có sự đột biến.
Qua số liệu và thực tế cho thấy hiện tượng vi phạm nhỏ, lẻ, chủ yếu người
dân thôn bản sống gần, liền kề rừng.
22
Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của người dân
Bảng 4.1 : Tình hình khai thác gỗ của người dân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng
Địa điểm khai thác
Đơn vị
tính
(m3/năm)
S.L sử
dụng (%)
S.L bán
(%)
TT
Tên cây Gỗ
01
Sến
Khu vực 525 và khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị
30
50
50
02
Mun
Khu vực giáp nước Lào và khu vực giáp ranh chi nhánh
LT Khe Giữa.
06
1
99
03
Táu
Bải đạn và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi
qua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị.
20
50
50
05
Lát
Khu vực Cầu khỉ và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh
Tây) đi qua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị và khu vực
Bản Rum - Ho.
10
90
10
06
Gõ
Khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa. Khu vực giáp
nước Lào
15
50
50
07
Các loại gỗ
khác
10
70
30
Vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt năm 2015 của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu)
Bảng 4.2. Tình hình khai thác và sử dụng động vật rừng
23
Đơn vị tính
SL sử
(con/ năm) dụng (%)
SL
bán
(%)
TT
Cá thể loài
Khu vực khai thác(săn, bẩy, bắn)
01
Lợn rừng
Khu vực Cầu khỉ và vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực
Bang
06
20
80
02
Chồn
Vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang, khu vực giáp
ranh chi nhánh LT Khe Giữa
50
20
80
Vùng Bải đạn, khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa, khu
Các loại Rùa
vực giáp nước Lào và vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực
khác
Bang
50
10
90
200
40
60
05
Khu vực Cầu khỉ và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi
Rắn hổ mang qua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị và khu vực Bản Rum –
Ho
10
50
50
06
Mang
Vùng ven như bản An bai, Hà lẹc, vùng Bải đạn và khu vực giáp
ranh chi nhánh LT Khe Giữa
10
20
80
07
Khỉ
Khu vực 525, cầu khỉ, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị và khu
vực bản An bai, Hà lẹc
20
40
60
08
Tắc kè
Khu vực 525 và khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, khu vực giáp
ranh chi nhánh LT Khe Giữa và vùng ven như bản An bai, Hà lẹc
và khu vực Bang
10
80
20
09
Gà rừng
Khu vực Cầu khỉ và vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực
10
100
0
03
04
Kỳ nhông
Khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua,vùng ven như
bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang
24
Bang, vùng Bải đạn, khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa
10
Bìm bịp
Bải đạn và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua, khu
vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và
khu vực Bang.
10
100
0
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt năm 2015 của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu)
25