Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Báo cáo thực tập Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thép Việt Đức Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.75 KB, 42 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHUƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY ................................................................. 2
1.1.Vốn của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị truờng ................................................. 2
1.1.1.Khái niệm về vốn .................................................................................................... 2
1.1.2.Đặc điểm và phân loại vốn ..................................................................................... 2
1.2.Vốn lưu động của Doanh nghiệp ............................................................................... 4
1.2.1.Khái niệm vốn lưu động ......................................................................................... 4
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động ................................................................... 4
1.2.2.Phân loại vốn lưu động ........................................................................................... 5
1.2.3. Kết cấu vốn lưu động............................................................................................. 6
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các Doanh nghiệp ........................................... 7
1.3.1. Khái niệm .............................................................................................................. 7
1.3.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .................................. 8
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động........................................... 9
1.3.4. Các nhân tố ảnh huởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động ................................ 13
1.4.Nguồn thơng tin trong việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ................... 14
1.4.1. Bảng cân đối kế toán ........................................................................................... 14
1.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 15
1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .................................................................................. 15
1.4.4. Thuyết minh báo cáo tài chính ............................................................................ 16
1.5.Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ................................ 16
1.5.1.Phương pháp so sánh ............................................................................................ 16
1.5.2. Phương pháp chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích ........................................................ 16
CHUƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUÁ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT ĐỨC, ĐÀ NẴNG ............. 18


2.1. Tổng quan về công ty cổ phần thép Việt Đức, Đà Nẵng ........................................ 18
2.1.1. Giới thiệu về cơng ty ........................................................................................... 18
2.1.2. Lịch sử hình thành cơng ty .................................................................................. 19
2.1.3. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty ......................................................... 19
2.1.4. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty ................................................................... 19
2.1.5. Báo các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2015 ....... 20
2.1.6. Bảng cân đối kế tốn của cơng ty giai đoạn 2013 – 2015 ................................... 21
2.2. Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thời gian qua ............... 22
2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn lưu động ....................................................................... 22
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang i

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty....................... 23
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty ............................................. 28
CHUƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT ĐỨC, ĐÀ NẴNG ... 29
3.1. Phuơng huớng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới ....................... 29
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty ...... 29
3.2.1. Quản lý hàng tồn kho .......................................................................................... 29
3.2.2. Quản lý tiền mặt .................................................................................................. 30
3.2.3. Một số biện pháp khác ......................................................................................... 31
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..............................................................
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ..........................................................................

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang ii

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty tại chi nhánh Đà Nẵng................................. 19
Biểu đồ 2.1. Biến động vốn lưu động giai đoạn 2013 - 2015 ....................................... 22
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn lưu động năm 2015 ................................................................ 22
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015 .................... 20
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013 – 2015 ................................................ 21
Bảng 2.3. Khả năng thanh toán hiện tại......................................................................... 23
Bảng 2.4. Khả năng thanh toán nhanh ........................................................................... 24
Bảng 2.5. Khả năng thanh toán tiền mặt ....................................................................... 25
Bảng 2.6. Vòng quay vốn lưu động ............................................................................... 25
Bảng 2.7. Thời gian luân chuyển vốn lưu động ............................................................ 26
Bảng 2.8. Mức tiết kiệm vốn ......................................................................................... 26
Bảng 2.9. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động .................................................................... 27
Bảng 2.10. Hệ số sinh lời vốn lưu động ........................................................................ 27


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang iii

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
T - H - T / H - T – H: Tiền – Hàng – Tiền, Hàng – Tiền – Hàng
VLĐ, VLĐBQ: Vốn lưu động, Vốn lưu động bình quân
TSCĐ, TSLĐ: Tài sản cố định, Tài sản lưu động
GTGT: Giá trị gia tang
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
KCN: Khu cơng nghiệp
V.p : Văn phịng
TC – HC: Tổ chức – Hành chính
CCDV: Cung cấp dịch vụ
TT: Thanh tốn
DN: Doanh nghiệp
SXKD: Sản xuất kinh doanh
EOQ: Mơ hình đặt hàng tối ưu

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang iv


Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

LỜI MỞ ĐẦU
Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp khi tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận hay nói cách khác là tối đa
hố giá trị doanh nghiệp .Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các
biện pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách triệt để những nguồn lực bên trong và
ngồi doanh nghiệp .Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải được
doanh nghiệp đặt lên hàng đầu , đó là mục tiêu trung gian tất yếu để đạt được mục tiêu
cuối cùng bởi vốn có vai trị mang tính quyết định đối với q trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đảm bảo cho mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường
và có hiệu quả thì u cầu đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải xác định một lượng vốn
lưu động cần thiết để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh.Nếu lượng vốn lưu động nhiều,
đáp ứng cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý vốn
hay chưa.
Một bộ phận vốn quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn đó chính là nguồn vốn lưu
động.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các
doanh nghiệp hiện nay,em đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động
tại Công ty cổ phần thép Việt Đức, Đà Nẵng” làm chuyên đề cho báo cáo thực tập của
mình.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty

cổ phần thép Việt Đức, Đà Nẵng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
Công ty cổ phần thép Việt Đức, Đà Nẵng
Trong thời gian thực tập có hạn, kiến thức cịn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu
sót,
Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô và Cô Chú trong Công ty
Cổ phần thép Việt Đức, Đà Nẵng, để chuyên đề của Em hoàn thành một cách tốt nhất.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 1

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

CHUƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
1.1. Vốn của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị truờng
1.1.1. Khái niệm về vốn
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là toàn bộ
những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp.
Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan
trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong
doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong suốt thời gian tồn
tại của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có

vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị
hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu cầu đặt ra đối vớicác doanh
nghiệp là họ cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo
tồn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững
mạnh.
1.1.2. Đặc điểm và phân loại vốn
1.1.2.1. Đặc điểm của vốn
Các đặc điểm cơ bản của vốn
- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Có nghĩa là vốn phải được
biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vơ hình của doanh nghiệp.
- Vốn phải vận động và sinh lời, đạt được mục tiêu trong kinh doanh.
- Vốn phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định thì mớicó khả năng phát
huy tác dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh.
- Vốn có giá trị về mặt thờigian. Điều này có thể có vai trị quan trọng khi bỏ vốn
vào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn.
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không được đưa ra để đầu
tư khi mà người chủ của nó nghĩ về một sự đầu tư khơng có lợi nhuận.
- Vốn được quan niệm như một thứ hàng hố và có thể được coi là thứ hàng hố
đặc biệt vì nó có khả năng được mua bán quyền sở hữu trên thị trường vốn, trên thị
trường tài chính.
- Vốn khơng chỉ biểu hiện bằng tiền hay các giá trị hiện vật ( tài sản cố định của
doanh nghiệp: máy móc, trang thiết bị vật tư dùng cho hoạt động quản lý. . . ) của các
tài sản hữu hình ( các bí quyết trong kinh doanh, các phát minh sáng chế,. . . )
1.1.2.2.

Phân loại vốn

¾ Phân loại vốn theo nguồn hình thành
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa


Trang 2

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

Vốn chủ sở hữu :
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn liên doanh,
liên kết và thơng qua đó doanh nghiệp khơng phải cam kết thanh tốn. Do vậy vốn chủ
sở hữu không phải là một khoản nợ.
Vốn huy động của doanh nghiệp:
Ngồi các hình thức vốn do nhà nước cấp thì doanh nghiệp cịn một loại vốn mà
vai trị của nó khá quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đó là vốn huy động.
Để đạt được số vốn cần thiết cho một dự án, cơng trình hay một nhu cầu thiết yếu của
doanh nghiệp mà đòi hỏi trong một thời gian ngắn nhất mà doanh nghiệp không đủ số
vốn cịn lại trong doanh nghiệp thì địi hỏi doanh nghiệp phải có sự liên doanh liên kết,
phát hành trái phiếu hay huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ hay các
hình thức khác.
¾ Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển:
Vốn cố định:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của nguồn vốn cố định được
gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định.
Vốn lưu động.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lưu động và cố định ln song hành
trong cả qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên tài sản lưu động
nằm rải rác trong các khâu thuộc quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thì tài sản lưu động thường chiếm một tỷ lệ khá cao

thường chiếm khoảng 50% - 60% tổng tài sản của doanh nghiệp.
Có rất nhiều hình thái mà vốn lưu động có thể chuyển đổi như: T-H-T/,H-T-H/.
Tức là nó được chuyển hố từ tiền sang hàng hố sau đó nó trở về trạng thái ban đầu
sau khi đã phát triển được một vịng tuần hồn và qua đó nó sẽ mang lại cho doanh
nghiệp số lãi hay khơng có lời thì điều này cịn phụ thuộc vào sự quyết đốn trong kinh
doanh của chủ doanh nghiệp.Vậy thì, vốn của doanh nghiệp có thể hiểu là số tiền ứng
trước về tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho q trình sản xuất kinh
doanh khơng bị gián đoạn.
Vậy vốn cần được quản lý và sử dụng tốt điều này sẽ mang lại cho doanh nghiệp
nhiều điều kiện trên thị trường. Một doanh nghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu
động tốt, có hiệu quả khi mà doang nghiệp biết phân phối vốn một cách hợp lý cho các
quyết định đầu tư của mình và qua đó thì nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh
nghiệp. Nhưng để quản lý vốn đạt hiệu quả thì doanh nghiệp phải có sự nhận biết các
bộ phận cấu thành của vốn lưu động, trên cơ sở đó ra các biện pháp quản lý phù hợp
với từng loại.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 3

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

Có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của vốn đối với các doanh nghiệp. Nhờ
có nó mà các doanh nghiệp có thể thay đổi được trang thiết bị, mở rộng quy mơ sản
xuất... trong thời gian ngắn. Nó mang lại cho doanh nghiệp được nhiều lợi thế như; cải
tiến được mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm, giảm được sức lao động cho nhân

công...mà vẫn đáp ứng được chất lượng của sản phẩm và nhu cầu của thị trường điều
mà các doanh nghiệp ln mong muốn. Nhờ đó mà các doanh nghiệp sẽ đáp ứng được
nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của mình trên thương trường mà vẫn mang lại
hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư.
Vốn lưu động của Doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm vốn lưu động
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngồi tài sản cố định
(TSCĐ) cịn phải có các tài sản lưu động (TSLĐ) tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà
cơ cấu của TSLĐ khác nhau. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp sản xuất TSLĐ được cấu
1.2.

thành bởi hai bộ phận là TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông.
- TSLĐ sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như nguyên vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu...và tài sản ở khâu sản xuất như bán thành
phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ...
- Tài sản lưu thơng của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hóa chưa được
tiêu thụ ( hàng tồn kho ), vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên
tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSLĐ nhất định. Do vậy, để hình thành
nên TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó
được gọi là vốn lưu động.
Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên
TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện
thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thơng
và từ trong lưu thơng tồn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ
kinh doanh.
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động
1.2.2.1.Đặc điểm vốn lưu động
Vốn lưu động hoàn thành một vịng tuần hồn sau một chu kỳ sản xuất. Trong
q trình đó, vốn lưu động chuyển tồn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết

thúc q trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.
Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác
nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vịng tuần hồn đó ln đan xen với nhau
mà khơng tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong q trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 4

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

lưu động có một vai trị quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động địi hỏi phải thường
xun nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất,
đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.
Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu
động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của
vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm
chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh
nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống
của công nhân viên chức của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Vai trò của vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất, ngồi TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh
nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu...
phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh
nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của
q trình sản xuất kinh doanh.

Ngồi ra vốn lưu động cịn đảm bảo cho q trình tái sản xuất của doanh nghiệp
được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động cịn là cơng cụ phản ánh đánh giá
quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động cịn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng
vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn
nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho
doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc
điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra
được tính tốn trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi
nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trị quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa
bán ra.
1.2.2. Phân loại vốn lưu động
Phân loại tài sản lưu động giúp doanh nghiệp có biện pháp theo dõi và hoạch
định nhu cầu các loại tài sản lưu động khác nhau, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
lưu động. Để phân loại tài sản lưu động, doanh nghiệp có thể dựa vào tiêu chí hình thái
của tài sản lưu động hoặc nguồn hình thành vốn lưu động.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hịa

Trang 5

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh


a. Dựa theo vai trị vốn lưu động trong q trình tái sản xuất
-Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vật liệu chính, nguyên vật
liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, cơng cụ, dụng cụ.
-Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm
tự chế, chi phí trả trước…
-Vốn lưu động trong khâu lưu thơng: vốn thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền,
các khoản phải thu,…
b. Dựa theo hình thái biểu hiện
-Vốn vật tư hàng hóa là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện
vật cụ thể như là: vốn nguyên, nhiên vật liệu; vốn sản phẩm dở dang; vốn hàng thành
phẩm, hàng tồn kho; vốn chi phí trả trước.
-Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: phân loại theo cách này để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
-Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn
c. Dựa theo nguồn hình thành
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của
doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy động và quản lý,
sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.
Có thể chia vốn lưu động thành hai loại dựa theo nguồn hình thành:
-Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định đoạt,
bao gồm: nguồn ngân sách; liên doanh, liên kết; nguồn vốn cổ phần, tự bổ sung…
-Nợ phải trả: nguồn vốn đi vay, nguồn vốn trong thanh toán.
1.2.3. Kết cấu vốn lưu động
1.2.2.1. Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu
động tại 1 thời điểm nhất định.
Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp chúng ta thấy được tình hình phân
bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để

xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể.
1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động
Nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ
chức quá trình sản xuất…
Nhân tố về mặt cung tiêu được thể hiện trên hai mặt:
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 6

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

-Nhân tố về mặt mua sắm: Khoảng cách giữa đơn vị cung cấp với doanh nghiệp
xa hay gần, khoảng cách giữa các lần cung ứng nguyên vật liệu, đặc điểm thời vụ của
chủng loại vật tư cung cấp,.. đều ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến vốn lưu động nằm
trong khâu dự trữ.
-Nhân tố về mặt tiêu thụ: khối lượng tiêu thụ sản phẩm, khoảng cách giữa doanh
nghiệp với khách hàng… ảnh hưởng đến vốn lưu động trong lưu thông.
-Nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp
đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán…
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các Doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm
1.3.1.1. Quản lý và bảo toàn vốn lưu động
Xuất phát từ những đặc điểm về phương thức chuyển dịch giá trị ( chuyển toàn

bộ một lần vào giá thành sản phẩm tiêu thụ ) phương thức vận động của TSLĐ và vốn
lưu động ( có tính chất chu kỳ lặp lại, đan xen...) vì vậy trong khâu quản lý sử dụng và
bảo quản vốn lưu động cần lưu ý những nội dung sau:
- Cần xác định ( ước lượng ) số vốn lưu động cần thiết, tối thiểu trong kỳ kinh
doanh. Như vậy sẽ đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh
doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh ứ đọng vốn ( phải trả lãi vay), thúc
đẩy tốc độ luân chuyển vốn dẫn đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tổ chức khai thác tốt nguồn tài trợ vốn lưu động
+ Trước hết về trình tự khai thác nguồn vốn: doanh nghiệp cần khai thác triệt để
các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách hợp pháp, thường
xuyên.
+ Nếu số vốn lưu động còn thiếu, doanh nghiệp tiếp tục khai thác đến nguồn bên
ngoài doanh nghiệp như: Vốn liên doanh, vốn vay của ngân hàng, hoặc các cơng ty tài
chính, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu...Khi khai thác các nguồn vốn bên ngoài,
điều đáng lưu ý nhất là phải cân nhắc yếu tố lãi suất tiền vay.
- Phải ln có những giải pháp bảo tồn và phát triển vốn lưu động. Cũng như
vốn cố định, bảo tồn được vốn lưu động có nghĩa là bảo tồn được giá trị thực của
vốn hay nói cách khác đi là bảo tồn được sức mua của đồng vốn khơng bị giảm sút so
với ban đầu. Điều này thể hiện qua khả năng mua sắm TSLĐ và khả năng thanh tốn
của doanh nghiệp trong q trình sản xuất kinh doanh.
- Phải thường xun tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thơng
qua các chỉ tiêu tài chính như: vịng quay tồn bộ vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn
lưu động, hệ số nợ ... Nhờ các chỉ tiêu này người quản lý tài chính có thể điều chỉnh
kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh lợi.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 7

Lớp:TCDN1-12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

Các vấn đề nêu trên chỉ mang tính nguyên tắc. Trên thực tế vấn đề quản lý sử
dụng vốn lưu động là rất phức tạp điều này đòi hỏi người quản lý khơng khơng chỉ có
lý thuyết mà cần phải có đầu óc thực tế và có “nghệ thuật” sử dụng vốn.
1.3.1.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Điểm xuất phát để tiến hành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là phải
có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Có “dầy vốn” và “trường vốn”
là tiền đề rất tốt để sản xuất kinh doanh song việc sử dụng đồng vốn đó như thế nào
cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi
doanh nghiệp
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ này càng
cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưu
động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về chiều hướng
càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì càng tốt.
Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra khơng tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng đồng vốn
cũng khơng cao.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay
được một vòng. Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh tổng TSLĐ so với tổng
nợ lưu động là cao nhất.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được khi
bỏ ra một đồng vốn lưu động.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu
động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với

yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động.
x Nói tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn
lưu động, song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải có một quan
niệm tồn diện hơn và khơng thể tách rời nó với một chu kỳ sản xuất kinh doanh hợp
lý ( chu kỳ sản xuất kinh doanh càng ngắn hiệu quả sử dụng vốn càng cao ), một định
mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và thu hồi
công nợ chặt chẽ. Do vậy cần thiết phải đề cập tới các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
lưu động.
1.3.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Như đã nói ở trên để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều
kiện không thể thiếu là vốn. Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữa đặt ra là
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 8

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

ta phải sử dụng đồng vốn đó như thế nào để vốn đó sinh lời, vốn phải sinh lời là nhân
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi ích kinh doanh địi hỏi
doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồng vốn, tiết kiệm được vốn
tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn hơn.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để
đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của doanh
nghiệp. Thơng qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho phép các nhà
quản lý tài chính doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác, tồn diện về tình hình quản

lý và sử dụng vốn lưu động của đơn vị mình từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách
các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng đồng vốn nói chung và
VLĐ nói riêng ngày càng có hiệu quả trong tương lai.
Suy cho cùng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm vào việc
nâng cao lợi nhuận. Có lợi nhuận chúng ta mới có tích luỹ để tái sản xuất ngày càng
mở rộng.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.3.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay
chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh
nghiệp có hợp lý hay khơng, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay khơng, các khoản
phí tổn trong quá trình sản xuất – kinh doanh cao hay thấp…Thơng qua phân tích chỉ
tiêu tốc độ ln chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được
tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
¾ Vịng quay vốn lưu động trong kỳ (Lkỳ)
M kỳ
Lkỳ

=

VLDQB kỳ
Trong đó:
Mkỳ: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Trong năm, tổng mức luân
chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Ta có:
Doanh thu thuần
Lkỳ

=


VLDQB kỳ
Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời
kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 9

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn
lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng cao thì
càng tốt. Trong đó:
x

Vốn lưu động bình qn trong kỳ (VLĐBQkỳ) được tính như sau:
VLDđầu kỳ + VLD cuối kỳ
VLDBQ kỳ

=

2
¾ Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K)
VLDQB kỳ x Nkỳ
K


=

Mkỳ
Hay:
Nkỳ
K

=

Lkỳ
Trong đó:
Nkỳ: Số ngày ước tính trong kỳ phân tích (một năm là 360 ngày, một quý là 90
ngày, một tháng là 30 ngày).
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình qn của một lần luân chuyển của vốn lưu động
hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ.
Ngược với chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển vốn lưu
động càng ngắn chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.
Để đánh giá, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của doanh
nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận (dự trữ, sản xuất và
lưu thông) của vốn lưu động.
+Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ
x Vòng quay của vốn lưu động trong dự trữ
Mdt
Ldt

=

VLDQBdt
x Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ

VLDQBdt x 360
Kdt

=

Mdt

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 10

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

+Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất
x Vòng quay của vốn lưu động trong sản xuất
Msx
Lsx

=

VLDQBsx
x

Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong khâu sản xuất
VLDBQsx x 360


Ksx

=

Msx
+Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thơng
x Vịng quay của vốn lưu động trong lưu thong
Mh
Lh

=

VLDBQh
x Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong khâu lưu thơng
VLDBQh x 360
Kh

=

Mh
Trong đó:
Ldt, Lsx, Llt: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và
lưu thông trong năm.
Kdt, Ksx, Klt: Số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động ở khâu dự trữ,
sản xuất và lưu thông trong năm.
VLĐBQdt, VLĐBQsx, VLĐBQlt: Vốn lưu động bình quân ở khâu dự trữ, sản
xuất và lưu thông.
dt, Msx, Mlt: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển
vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thơng.

Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận vốn lưu động cần phải dựa theo
đặc điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho từng bộ
phận vốn. Ở khâu dự trữ sản xuất, mỗi khi nguyên, vật liệu được đưa vào sản xuất thì
vốn lưu động hồn thành giai đoạn tuần hồn của nó. Vì vậy mức luân chuyển để tính
hiệu suất bộ phận vốn ở đây là tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu trong kỳ.
Tương tự như vậy, mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ
phận vốn lưu động sản xuất là tồng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 11

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

(giá thành sản xuất sản phẩm), mức luân chuyển của bộ phân vốn lưu động lưu thông
là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm.
1.3.3.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm vốn lưu
động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu:
¾ Mức tiết kiệm tuyệt đối
Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được
một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác: Với mức ln
chuyển vốn khơng thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh
nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có

thể sử dụng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn
lưu động.
Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động được tính theo công thức:
M1
Vtktd

x K1 - VLDBQ0 = VLDBQ1 - VLDBQ0

=

360
Trong đó:
Vtktđ: Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.
VLĐBQ0, VLĐBQ1: Lần lượt là vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm
kế hoạch.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch.
K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
¾ Mức tiết kiệm tương đối
Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động (tạo ra
một doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy
mô vốn lưu động.
Mức tiết kiệm tương đối được xác định theo:
M1
Vtktgd

x K1 - K0

=


360
Trong đó:
Vtktgđ: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối do tăng vòng quay vốn lưu động.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần) năm kế hoạch.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 12

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

K0, K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo, năm kế hoạch.
¾ Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được
một đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp càng cao.
1.3.3.3. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Hệ số sinh lợi vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp). Hệ số sinh lợi của
vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

Với việc nghiên cứu về vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của
vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động có
mặt trong mọi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh từ khâu dự trữ (vốn lưu động dự trữ),
khâu sản xuất (vốn lưu động sản xuất) đến khâu lưu thông (vốn lưu động lưu thông) và
vận động theo những vịng tuần hồn. Tốc độ ln chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu
tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn
lưu động sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn: có thể
tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao mức sinh lợi của vốn lưu động. Rõ ràng, qua đó
chúng ta phần nào nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
1.3.4. Các nhân tố ảnh huởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.3.4.1. Các nhân tố khách quan
Trước tiên phải kể đến yếu tố chính sách kinh tế của Nhà nước. Đây là nhân tố có
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động nói riêng. Vì tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo từng mục tiêu phát triển mà
Nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn về thuế và lãi suất tiền vay đối với từng
ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề này nhưng lại hạn
chế ngành nghề khác. Bởi vậy khi tiến hành sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh
nghiệp nào cũng quan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 13

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mơ như lạm phát có thể dẫn tới
sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ
trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hóa của doanh
nghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của doanh nghiệp khó
tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng bị giảm
xuống.
1.3.4.2. Các nhân tố chủ quan
Một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là
doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản ánh vốn lưu động
sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả. Do đó vấn đề mấu chốt đối với doanh nghiệp là
phải tìm mọi cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động khơng chính xác và một cơ
cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn.
Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trị quan trọng đối với
hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời điểm
đầu tư đúng lúc thì sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua đó góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Chất lượng cơng tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì, cơng tác quản lý vốn lưu động sẽ
giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng
thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặc lãng phí do giữ quá
nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá
trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn. Ngồi ra
cơng tác quản lý vốn lưu động còn làm tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm
lĩnh thị trường thơng qua chính sách thương mại.
Một nhân tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp là khả năng thanh toán. Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh tốn doanh nghiệp sẽ

khơng bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và khơng có nợ q hạn.
1.4. Nguồn thơng tin trong việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.4.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế tốn là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng qt tồn bộ
giá trị tài sản hiện có nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn
kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 14

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

Số liệu bảng cân đối kế tốn cho biết tồn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản tài sản.
Căn cứ vào bảng cân đối kế tốn có thể nhận xét đánh giá khái qt tình hình tài chính
doanh nghiệp .
Nội dung trong bảng cân đối kế tốn thoả mãn phương trình cơ bản.
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo bảng cân đối kế toán cịn có phần
tài sản ngồi bảng.
+ Phần tài sản ngồi bảng: Phản ánh tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sng
không thể phản ánh trong bảng cân đối kế toán.

Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán là các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết
các tài khoản loại 0,1,2,3,4 và bảng cân đối kế toán kỳ trước.
1.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng qt tình hình và hiệu quả hoạt động
kinh doanh chính và hoạt động khác tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế
và các khoản nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
Phần 1: Lãi - Lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. tất cả các chỉ tiêu trong
phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải
nộp khác. tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số cịn phải nộp kỳ
trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo
cáo, số còn phải nộp đến cuối lỳ báo cáo.
Phần III. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễn giảm, được
hoàn lại: phản ánh số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, đã khấu trừ, và còn được
khấu trừ ở cuối kỳ số thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, đã hồn lại và cịn được hồn
lại cuối kỳ.
Số thuế giá trị gia tăng được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm.
Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả kinh doanh là sổ kế toán trong kỳ các tài
khoản từ loại 5 đến loại 9, tài khoản 333 và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ
trước.
1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi
tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 15

Lớp:TCDN1-12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

hoạt động tài chính. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ thanh tốn có thể đánh giá khả
năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán và dự đoán được bằng
tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
1.4.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận lập thành hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp được lập để giải thích bổ sung thơng tin về tình hình hoạt
động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà báo cáo tài chính khơng thể trình bày rõ
ràng và chi tiết được.
1.5. Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.5.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh giá
kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để
tiến hành so sánh giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác
định điều kiện so sánh xác định mục tiêu so sánh.
+ Điều kiện so sánh.
Chỉ tiêu kinh tế được hình thành cùng một khoảng thời gian như nhau:
- Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính tốn.
- Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
- Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tương tự nhau
+ Tiêu chuẩn so sánh: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳ gốc).
+ Các phương pháp so sánh thường sử dụng.
- So sánh tương đối: Phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ
phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.
- So sánh số tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt được từ

các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
- So sánh số bình qn: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận chỉ tiêu
hoặc nhóm chỉ tiêu.
1.5.2. Phương pháp chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích
Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể chỉ dựa vào
các chỉ tiêu tổng hợp, mà cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu thành của chỉ tiêu
phân tích. Thơng thường trong phân tích việc chi tiết chỉ tiêu phân tích được tiến hành
theo các hướng sau:
- Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu:
Một kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự
biểu hiện về lượng của bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác
kết quả.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 16

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

- Chi tiết theo thời gian , chi tiết theo thời gian giúp các giải pháp có hiệu quả cho
cơng tác sản xuất kinh doanh tuỳ theo đặc tính của quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ
theo nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ mục đích phân tích khác nhau có
thể lựa chọn khoảng thời gian cần chi tiết khác nhau và chỉ tiêu chi tiết khác nhau.
- Chi tiết theo địa điểm:
Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo địa điểm là xác định các chỉ tiêu phân tích theo
các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hịa

Trang 17

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

CHUƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUÁ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT ĐỨC, ĐÀ NẴNG
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần thép Việt Đức, Đà Nẵng
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Thế kỷ 21 là thế kỷ của cạnh tranh và hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Điều này
mang tới thách thức cũng như cơ hội lớn để Thép Việt Đức khẳng định giá trị cốt lõi
của mình trên nguyên tắc phát triển tích cực mang tính bền vững:
Thép Việt Đức sẽ tạo dựng thành một tập đoàn sản xuất Thép hàng đầu Việt Nam
mang thương hiệu toàn cầu .
Thép Việt Đức luôn khẳng định là nhà tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, cung
ứng thép xây dựng, ống thép và các sản phẩm từ thép. Thương hiệu Thép Việt Đức sẽ
là thương hiệu mạnh và dẫn đầu trong cạnh tranh.
Đẩy mạnh và phát triển mở rộng thị trường trong nước và hướng tới các thị
trường xuất khẩu tiềm năng cao như Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương, Trung
Đông…..
Không ngừng đầu tư, nâng cao công nghệ, kỹ thuật và phương tiện trong sản xuất
để đáp ứng tốt về chất lượng theo đúng tiêu chuẩn cũng như đa dạng hóa các sản phẩm
cho thị trường.

Kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động quản lý và sản xuất bằng Hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2008. Vì mục tiêu phát triển bền vững, thân thiện với mơi
trường, VGS đang hướng tới hồn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng môi
trường ISO14000.
Trụ sở chính:
Khu CN Bình Xun, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tel: (84.211) 3 887 863
Fax: (84.211) 3 887 912
Email:
Website: www.vgpipe.com.vn - www.vdsteel.com
Hà Nội:
Tầng 3 Tịa nhà SIMCO.
28 Đường Phạm Hùng, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Tel: (84.04) 3785 0088
Fax: (84.04) 3785 0066
Đà Nẵng:
Quốc lộ 1A
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 18

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

Hòa Châu, Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Tel: (84.0511) 3 814 202

Fax: (84.0511) 3 814 202
Tp. Hồ Chí Minh:
Bến Lức, Long An
Tel: (84.072) 364 4199
Fax: (84.072) 364 4196
2.1.2. Lịch sử hình thành công ty
Thép Việt Đức được thành lập từ năm 2002 trên diện tích 18ha tại KCN Bình
Xun, huyện Bình Xun, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 2008, Cổ phiếu của Thép Việt Đức chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khốn Hà Nội với mã giao dịch là VGS .
Các sản phẩm của Thép Việt Đức được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt
tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.
Thép Việt Đức đang sở hữu 20 dây chuyền sản xuất Ống thép, tôn cán nguội,
Tôn mạ kẽm và thép thanh, thép cuộn với công suất 800.000tấn/năm
Sản phẩm Thép Việt Đức đã có mặt trong hầu hết các cơng trình trọng điểm quốc
gia, góp phần tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam.
2.1.3. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty
Thép Việt Đức là doanh nghiệp lớn hàng đầu tại Việt Nam, chuyên sản xuất,
cung ứng các sản phẩm Ống thép hàn đen; Ống mạ kẽm nhúng nóng; Ống tơn mạ kẽm,
Tơn cuộn mạ kẽm; Tôn cán nguội mặt đen và thép thanh, thép cuộn.
2.1.4. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Giám Đốc V.p đại diện tại Đà Nẵng

Phòng kinh doanh

Phòng kế tốn

Phịng TCHC

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty tại chi nhánh Đà Nẵng


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 19

Lớp:TCDN1-12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

Thuyết minh sơ đồ:
Giám đốc:
Là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm chính. Trực tiếp chỉ đạo về các
cơng tác thuộc về tài chính và kinh doanh. Giám đốc là người đại diện cho doanh
nghiệp về mọi hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Phịng kinh doanh
Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực kinh doanh . Phịng có trách nhiệm về
nghiên cứu thị trường trong các lĩnh vực kinh doanh , phối hợp với các phịng ban có
liên quan thực hiện các hoạt động kích thích tiêu thụ như: Quảng cáo, khuyến mãi, đề
xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và mở rộng thị trường.
Phòng kế toán
Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tài chính kế tốn. Quản lý tiền mặt của Chi
nhánh và chuyển tiền về Cơng ty chính bằng tiền mặt theo đúng qui định, thực hiện
báo cáo tài chính định kỳ theo qui định của Bộ Tài chính. Hướng dẫn các phịng ban
có liên quan, các đối tác của Chi nhánh về các thủ tục thanh toán, quyết toán để đảm
bảo cho hoạt động tài chính của Chi nhánh được thơng suốt và hiệu quả.
Phịng hành chính.
Tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực của công tác tổ chức nhân sự, hành

chính, đảm nhận cơng tác đánh giá, khen thưởng kỷ luật, tuyển dụng và đào tạo. Xây
dựng kế hoạch tiền lương, phân phối tiền lương, thưởng, tiếp khách và cơng tác hành
chính văn phịng nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.5. Báo các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015
Đvt: 1000 đồng
Tên chỉ tiêu

2013

2014

2015

1. Doanh thu bán hàng vCCDV

4.025.432

6.903.421

9.023.412

2.

Giá vốn hàng bán

2.189.240

3.410.987


4.893.459

3.

Lợi nhuận thuần

1.836.192

3.492.434

4.129.953

4.

Chi phí quản lý doannghiệp

543.217

578.904

603.214

5.

Chi phí bán hàng

321.987

345.231


387.902

6.

Chi phí tài chính

104.890

110.976

198.764

7.

Lợi nhuận khác

27.690

32.009

35.000

8.

Lợi nhuận kế tốn trước
thuế

893.788

2.489.332


2.975.073

9.

Thuế TNDN

223.447

622.333

743.768,25

670.341

1.866.999

2.231.304,75

10. Lợi nhuận kế tốn sau thuế

Nguồn: Phịng kế tốn

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Trang 20

Lớp:TCDN1-12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Trương Phan Kiều Oanh

2.1.6. Bảng cân đối kế tốn của cơng ty giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013 – 2015
Đvt: 1000 đồng
2013

2014

2015

Giá trị
(1000)

Tỷ lệ
(%)

Giá trị
(1000)

A. TÀI SẢN LƯU
ĐỘNG

6.890.875

45,94

7.023.567


43,90

8.900.678

44,50

1. Tiền

2.500.000

36,28

2.789.004

39,71

3.598.754

40,43

2. Đầu tư tài chính ngắn
hạn

1.346.098

19,53

1.515.854


21,58

1.575.432

17,70

890.678

12,93

1.095.312

15,59

1.564.321

17,58

1.685.432

24,46

1.432.160

20,39

1.796.000

20,18


468.667

6,80

191.237

2,72

366.171

4,11

0

0

0

0

0

0

B Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn

8.109.125

54,06


8.976.433

56,10

11.099.322

55,50

1. Tài sản cố định

6.089.231

75,09

6.893.213

76,79

8.687.542

78,27

2. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn

890.876

10,99


987.431

11,00

1.245.742

11,22

3. Chi phí xây dựng cơ
bản dỡ dang

764.321

9,43

790.854

8,81

890.651

8,02

4. Ký cược, ký quỹ dài
hạn

0

0,00


0

0,00

0

0,00

5. Chi phí trả trước dài
hạn

364.697

4,50

304.935

3,40

275.387

2,48

15.000.000

100

16.000.000

100


20.000.000

100

A. Nợ phải trả

7.600.000

50,67

7.600.000

47,5

9.000.000

45

1. Nợ ngắn hạn

3.300.890

43,43

3.300.890

43,43

4.590.765


51,01

2. Nợ dài hạn

3.421.768

45,02

3.421.768

45,02

3.890.654

43,23

877.342

11,54

877.342

11,54

518.581

5,76

B. Vốn chủ sở hữu


7.400.000

49,33

8.400.000

52,5

11.000.000

55

1. Nguồn vốn, quỹ

7.400.000

100

8.400.000

100

10.000.000

90

2. Nguồn kinh phí

0


0

0

0

1.000.000

10

15.000.000

100

16.000.000

100

20.000.000

100

3. Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản lưu động
khác
6. Chi sự nghiệp

TỔNG


CỘNG

TÀI

SẢN

3. Nợ khác

Tổng cộng nguồn vốn
kinh doanh

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Tỷ lệ
(%)

Trang 21

Giá trị
(1000)

Tỷ lệ
(%)

Lớp:TCDN1-12


×