Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

skkn : Sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lý 12 THPT và chuyên đề địa lý địa phương tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.73 KB, 46 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lý 12 THPT và
chuyên đề địa lý địa phương tỉnh Nam Định.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy Địa lí THPT.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 22/08/2015 đến 30/05/ 2016.
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Trang.
Sinh năm: 1989.
Nơi thường trú: xã Hải Phú, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lí.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THPT B Hải Hậu, Nam Định.
Điện thoại: 0979 006 412.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Trường THPT B Hải Hậu.
Địa chỉ: Xã Hải Phú, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Điện thoại:(0350) 3874470.

1


I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Mục đích đặt ra với dạy học Địa lí ở Trung học phổ thông (THPT) là phải góp phần
hoàn thiện học vấn phổ thông cho học sinh (HS), đồng thời tạo điều kiện cho HS có thể
tiếp tục học lên những bậc cao hơn trong lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn và khoa học
tự nhiên; củng cố và phát triển bốn năng lực chủ yếu của HS đã được hình thành ở THCS,
đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong quá trình học tập, sự hứng thú, say mê học tập của HS là một trong những yếu
tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc
lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài


thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho HS trong
giờ học địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo
hứng thú học tập cho HS đó là sử dụng ca dao, tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học
để giảng dạy.
Việc sử dụng những câu tục ngữ, ca dao và những bài thơ, bài hát lồng ghép trong
nội dung bài giảng bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của HS,
tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí khối lớp 12. Chính
vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học
Địa lý 12 THPT và chuyên đề địa lý địa phương tỉnh Nam Định” để ghi lại ý tưởng mà
bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy địa lí ở trường THPT B Hải Hậu.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
1.1. Nội dung chương trình Địa lí lớp 12 THPT.
Địa lí 12 với nội dung tìm hiểu về đặc điểm địa lý Việt Nam. Chính vì vậy môn học
cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của quê
hương, đất nước, những kĩ năng, kĩ xảo rất cần thiết trong đời sống. Đồng thời có khả
năng to lớn trong việc bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm
nhận thức đúng đắn. Mặt khác, môn Địa lí cũng có nhiều khả năng hình thành cho học
sinh nhân cách con người mới trong xã hội mới.
1.1.1. Về kiến thức.
Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự
nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; những vấn đề đặc ra
2


đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói
riêng.
1.1.2. Về kĩ năng.
Củng cố và phát triển:
- Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các

sự vật, hiện tượng địa lí; vẽ lược đồ, biểu đồ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat, biểu đồ, lát
cắt, số liệu thống kê...
- Kĩ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí, trình bày các thông tin địa
lí về một số vấn đề Địa lí.
- Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu
tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả nămg của học sinh.
1.1.3. Về thái độ, hành vi.
- Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả của nhân dân
Việt Nam cũng như của nhân loại.
- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện
tượng địa lí.
- Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước; sẵn sàng tham gia vào
các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống
của gia đình và cộng đồng.
1.2. Thực tế giảng dạy tại trường.
Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí tại trường, tôi nhận thấy rằng:
Vì nhiều nguyên do khách quan và chủ quan mà nhiều GV và HS còn coi nhẹ môn
Địa lí xem đó là môn phụ, là môn học khô khan khó lĩnh hội kiến thức, các em chỉ quan
tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số
học sinh chưa thực sự hứng thú học, dẫn đến chất lượng học tập bộ môn còn thấp.
Hiện nay dung lượng kiến thức trong từng bài, từng tiết học Địa lí rất dài và
nặng, điều đó đã làm cho một bộ phận không nhỏ HS chưa thích thú với môn học,
xem thường môn học nên chất lượng của môn Địa lí chưa cao.
Đối với HS, các bài học lý thuyết là những nội dung “khó nhớ, dễ quên”, vì vậy
muốn HS “dễ nhớ, khó quên” một bài học Địa lí cần gắn nội dung bài với thực tiến, với
những điều gần gũi với các em. Đó chính là các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ.

3



Trong quá trình giảng dạy Địa lí, tôi nhận thấy rằng bộ môn có nhiều nội dung gắn với
thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt về tự nhiên, về địa phương và thực tế cuộc sống. Những nội
dung này được đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ.
Tuy nhiên khi sử dụng ca dao, tục ngữ phải khéo léo, linh hoạt, đúng nội dung, sát
với bài học và xem ca dao, tục ngữ là phương tiện minh họa bài học.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
2.1. Yêu cầu khi sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong các bài học Địa lí 12.
2.1.1. Vai trò của thơ ca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí 12.
a. Thơ:
Ở thể loại thơ, nhờ có vần điệu, ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh nên giúp học sinh
dễ nghe, dễ nhớ và khắc sâu được kiến thức.
b. Ca dao.
Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục
bát biến thức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ.
Ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu, những
kinh nghiệm thiên văn học của người xưa.
c. Tục ngữ.
Tục ngữ là “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền
miệng từ người này sang người khác từ nơi này đi nơi khác”.
Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên,
lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét giải thích của nhân dân về các hiện tượng
của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu.
Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câu tục ngữ
được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân
dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược
lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp.
d. Vai trò của thơ ca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí 12.
Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối
với đối tượng nào đó nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm
cá nhân trong quá trình hoạt động.

Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người học
sinh. Trong bất cứ lúc nào nếu có hứng thú học tập HS sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt
động học của mình, làm nảy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Đối với
4


hoạt động nhận thức sáng tạo, hoạt động học tập khi không có hứng thú kết quả sẽ không
có gì cả, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn học, sợ học…).
Các kiến thức Địa lí mang nặng tính lí thuyết và một số bài học rất khó nhớ, khó nắm
bắt được các nội dung cốt yếu của bài học. Vì vậy với những nội dung cụ thể thì việc lựa
chọn phương pháp để truyền tải nội dung gặp nhiều khó khăn. Trong khi nếu chúng ta sử
dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào môn học Địa lí sẽ đáp ứng được các nhu cầu trên, mặt
khác việc dạy học bằng việc sử dụng ca dao, tục ngữ sẽ làm cho HS hứng thú hơn trong
quá trình học tập.
Việc sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào trong bài học Địa lí là một cách làm cho đa
dạng hóa các phương pháp dạy học, tránh hiện tượng HS bị nhàm chán với cách thức tổ
chức lớp học. Góp phần đa dạng hóa các kênh thông tin làm cho bài học trở nên gần gũi
hơn với cuộc sống, làm cho HS nắm bắt nhanh hơn, hiểu sâu hơn, dễ học thuộc bài.
Ngoài ra việc sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào trong dạy học Địa lí còn giáo dục
HS tình yêu quê hương đất nước, tự hào về kho tàng văn học dân gian của ông cha để lại,
đã đúc kết được những kiến thức mà cho tới ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
2.1.2. Yêu cầu và một số giải pháp khi sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy
Địa lí 12.
a. Yêu cầu khi sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí 12.
Bản thân của ca dao, tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu
nên khi nghe HS dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà GV lồng ghép, liên kết với
kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn
ngữ của ca dao, tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết
phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tôi sử dụng những câu ca
dao, tục ngữ có liên quan.

Việc sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào bài học Địa lí yêu cầu GV phải nắm vững
các nguyên tắc sư phạm, nắm vững lí luận dạy học.
Khi đưa nội dung vào quá trình dạy học phải đảm bảo tính vừa sức của HS, tùy vào
các tình hướng cụ thể, tùy vào nội dung cụ thể.
Phương pháp dạy học hiện đại với xu thế lấy HS làm trung tâm là phương pháp HS
chủ động chiếm lĩnh tri thức. Ca dao, tục ngữ là một kho tàng kiến thức của nhân loại,
được đúc kết và truyền miệng qua nhiều thế hệ.
Vì vậy, việc sử dụng ca dao, tục ngữ vào trong dạy học Địa lí là một phương pháp
dạy học cụ thể chứ không đơn giản chỉ là một ví dụ minh họa cho bài học.Vậy trong quá
5


trình dạy học ta phải biết cách dùng các câu thơ ca, ca dao, tục ngữ một cách linh động,
hiệu quả.
Vì vậy phải để học sinh tự phân tích các câu ca dao, tục ngữ để tìm lấy tri thức. Đây
là phương pháp dạy học nhanh và hiệu quả, đồng thời tạo cho học sinh hứng thú hăng say
học tập và ngày càng thích thú hơn bộ môn.
b. Giải pháp khi sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí 12.
Trong quá trình dạy học đòi hỏi người GV phải tạo ra cho học sinh một môi trường
học tập thoái mái, sôi nổi, phát huy tính tích cực, tự giác của các em trong việc lĩnh hội
kiến thức, giúp cho các em, động viên, kích thích các em có những sáng kiến, đưa
ra những nhận xét của chính mình về nội dung kiến thức. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải
làm sao để có một không khí học tập sôi nổi, hấp dẫn, có nhu cầu học tập của HS.
Để kích thích, gây hứng thú cho HS trong việc học Địa lí, tôi đã lồng ghép thơ ca, ca
dao, tục ngữ vào trong các bài dạy địa lí nhằm giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ
dàng hơn, từ đó nâng cao chất lượng học tâp.
Tuy nhiên, việc lồng ghép sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào bài dạy Địa lí như thế
nào để đạt được kết quả cao nhất và không sa đà làm mất đi tính đặc thù của bộ môn là
một việc rất khó khăn và cần phải cân nhắc, cẩn trọng. Vì vậy, để làm tốt được công việc
trên thì người GV và HS phải làm một số công việc như sau:

* Đối với giáo viên:
- Trong khi soạn bài phải cân nhắc thật kỹ càng những nội dung mà mình cần đưa
vào bài giảng, cần phải khéo léo lồng ghép để làm rõ được nội dung mà mình muốn cho
học sinh đạt được
- Phải hệ thống câu hỏi rõ ràng, rành mạch.
- Phải sưu tầm những câu văn, câu thơ, tục ngữ, ca dao có liên quan đến bài dạy;
phải đảm bảo tính chính xác của những nội dung mà mình cần đưa vào bài dạy.
- Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, kết hợp giữa văn học với các đồ dùng trực quan
để hình thành cho các em khái niệm mang tính trực quan cao.
- Giáo viên phải làm tốt công tác tổ chức giờ học, quán xuyến các em, tránh tình
trạng ồn của học sinh, không sa đà vào nội dung văn học.
* Đối với học sinh:
- Tích cực tham gia xây dựng bài, chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài.
- Tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi khám phá môn học.
Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam
6


2.2. Mục đích sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong các bài học Địa lí 12 THPT và
thể hiện trong một số giáo án cụ thể.
2.2.1. Sử dụng nhằm giới thiệu bài
Dạy học là một quá trình. Quá trình đó bắt đầu từ khâu thiết kế, biên soạn và lên lớp.
Trong đó, khâu biên soạn phần mở đầu sẽ có vai trò to lớn, cụ thể:
-

Mở đường cho tiến trình dạy học

-

Khái quát nội dung bài dạy


-

Định hướng HS tiếp cận bài học

-

Tạo hứng thú gợi mở sự ham học hỏi, tìm tòi của HS
Yêu cầu với phần giới thiệu bài cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao và gợi mở sự

hứng thú của HS. Chính vì vậy việc sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong giới thiệu bài có
tác dụng rất lớn đối với định hướng nhận thức HS.
Ví dụ 1:
Để vào bài 1:“Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ”, GV có thể mở bài bằng hai câu thơ
của nhà thơ Tố Hữu:
“Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa”.
Em nào biết, những địa danh Hà Giang, Cà Mau cho chúng ta biết điều gì ?
Hoặc
“Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó, mũi Cà Mau”
(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu)
Hoặc
Vận dụng câu thơ của Bác Hồ:
“Nước ta ở xứ nóng, khí hậu tốt
Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu”.
Bên cạnh những thuận lợi như Bác Hồ nói thiên nhiên Việt Nam có những khó khăn
gì cho phát triển kinh tế?
Ví dụ 2:
Khi dạy bài 8:“Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển”, GV có thể mở bài

bằng hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu
Hùng vĩ thay toàn thân đất nước
7


Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Từ Trà Cổ rừng dương tới Cà Mau rừng đước
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa
(Vui thế hôm nay – Tố Hữu).
Ví dụ 3:
Khi dạy về bài 37:“Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên”, GV có thể giới thiệu
Tây Nguyên bằng những lời thơ của Tế Hanh :
“ Bác Hồ ơi Tây Nguyên giàu đẹp
Kon Tum, Pleiku, Đắc Lắc, Lâm Đồng
Màu đất đỏ như tấm lòng son sắt”
Vậy sự giàu đẹp và các thế mạnh trong phát triển kinh tế Tây Nguyên như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay.
2.2.2. Sử dụng nhằm khắc sâu kiến thức
a. Phần địa lý tự nhiên Việt Nam
Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, chúng hoạt động theo một
quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ một thành phần tự nhiên thay đổi sẽ làm cả tổng
hợp thể tự nhiên thay đổi theo.
Ví dụ 1:
BÀI 2: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM
Hoạt động l: Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lý nước ta.
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm.
Hình thức: cá nhân/ cả lớp.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính


Bước 1:

1. Vị trí địa lí

- GV yêu cầu HS quan sát vào Atlat địa lý
Việt Nam trang 4,5, câu thơ sau:

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông
Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

“Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang

- Hệ toạ độ địa lí:
+ Vĩ độ: 23023'B - 8034' B (kể cả đảo: 23023'

Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa”

B - 6050' B)

Hãy cho biết:

+ Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên + Kinh độ: 102009’Đ - l09024'Đ (kể cả đảo
1010Đ – l07020’Đ).

đất nước. Toạ độ địa lí các điểm cực.
+ Các nước láng giềng trên đất liền và trên
biển.
8



- HS quan sát và tìm câu trả lời
Bước 2:
- HS lên xác định vị trí địa lý của nước ta
trên bản đổ.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV rút ra kết luận.
Ví dụ 2:
BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
Hoạt động 2: Đánh giá ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm.
Hình thức: Nhóm.
Hoạt động của GV và HS
Bước 1:

Nội dung chính
2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

thiên nhiên Việt Nam

Nhóm 1: Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản a. Khí hậu:
thân hãy:

- Nhờ có Biển Đông nên

+ Nêu tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta.

+ Khí hậu nước ta mang tính hải dương


+ Giải thích tại sao nước ta lại mưa nhiều hơn các điều hòa
nước khác cùng vĩ độ?

+ Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối

+ Câu ca dao sau nói lên tác động gì của biển Đông của không khí trên 80%.
tới khí hậu nước ta?

- Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của

“Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn, thì mưa như trút”

biển.
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng

Nhóm 2: Dựa vào Atlat địa lý trang 6,7 hãy:

ven biển:

+ Kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta.

- Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài

+ Xác định trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam vị trí mòn, các tam giác châu thoải với bãi
các vịnh biển: Hạ Long (Quảng Ninh), Xuân Đài triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các
(Phú Yên), Vân Phong (Khánh Hoà), Cam Ranh đảo ven bờ và những rạn san hô.
(Khánh Hoà).


- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa

+ Kể tên các điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng của dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập
vùng biển nước ta?

mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, …
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

“Nước sông Gianh vừa trong vừa mát
9

- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí


Truông Quảng Bình nhỏ cát dễ đi.”

đốt, cát, quặng ti tan . . .Có trữ lượng

Nhóm 3: Dựa vào hiểu biết của bản thân và quan sát lớn.
bản đồ hãy:

- Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải

- Đoạn thơ sau đây nói lên ảnh hưởng nào của biển sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa
Đông tới nước ta

dạng...

“Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển


d. Thiên tai

Móng Cái – Cà Mau hình chiếc lưỡi câu

- Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt, sạt lở

Câu những túi vàng đen mỏ dầu trong lòng đất”

bờ biển.

(Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển – Nguyễn Trọng Phú)

- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn

+ Chứng minh Biển Đông giàu tài nguyên khoáng chiếm đồng ruộng ở ven biển miền
sản và hải sản.

Trung.

+ Tại sao vùng ven biển Nam Trung Bộ rất thuận
lợi cho hoạt động làm muối? (Do có nhiệt độ cao,
sóng gió, nhiều nắng, ít mưa, lại chỉ có một vài con
sông đổ ra biển).
Nhóm 4: Dựa vào hiểu biết của bản thân và quan sát
Atlat hãy trả lời:
+ Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh
quan thiên nhiên nước ta?
+ Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển
mạnh nhất ở đâu? Tại sao rừng ngập mặn lại bị thu
hẹp?

- Các nhóm tiến hành thảo luận.
Bước 2:
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3:
- GV yêu cầu HS đọc câu ca dao sau và cho biết:
câu ca dao nói về ảnh hưởng nào của biển Đông tới
nước ta?
“Những người đi biển làm nghề,
Thấy dòng nước nóng thì về đừng đi.
10


Sóng lừng, bụng biển ầm ì,
Bão mưa ta tránh chớ hề ra khơi”.
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận
các ý đúng của mỗi nhóm và đưa ra kết luận chung.
Ví dụ 3:
BÀI 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, làm việc với PHT, thảo luận nhóm.
Hình thức: Nhóm.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính
1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

Bước 1:


- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để hoạt động: a. Tính chất nhiệt đới
+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa b. Lượng mưa, độ ẩm lớn
ha.

b. Gió mùa

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa

(Thông tin phản hồi PHT)

đông.

* Gió mùa mùa đông

- HS tiến hành trao đổi và hoàn thành PHT.

Gió mùa đông bắc

Bước 2:

- Xuất phát: cao áp Xibia (Liên Bang

- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

Nga)

- GV chuẩn kiến thức và đưa thêm các câu hỏi - Thời gian: tháng IX – IV năm sau
cho nhóm

- Phạm vi ảnh hưởng: Miền Bắc (từ dãy


Câu 1: Giải thích câu:

Bạch Mã trở ra)

“Tháng bảy kiến đàn

- Hướng gió: đông bắc

Đại hàn hồng thủy”

- Tính chất:

(Vào tháng 7, mùa hè của nửa cầu Bắc, nhiệt độ

+ Nửa đầu mùa đông: lạnh khô

không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp

+ Nửa sau mùa đông: lạnh ẩm (do

thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình Dương

khối khí lệch về phía biển).

vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự - Hệ quả: tạo nên một mùa đông lạnh ở
xuất hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở miền Bắc
Bắc bộ và Bắc Trung Bộ).

Gió tín phong bán cầu Bắc


Câu 2: Câu tục ngữ sau nói về đặc điểm nào của - Xuất phát: từ áp cao chí tuyến Bắc
gió mùa mùa đông

- Thời gian: từ tháng IX – IV năm sau
11


“Tháng giêng rét đài

- Phạm vi ảnh hưởng: từ dãy Bạch Mã trở

Tháng hai rét lộc

vào Nam.

Tháng ba rét nàng Bân”

- Hướng gió: đông bắc

(Đây là kiểu thời tiết do gió mùa mùa đông gây - Tính chất: khô, nóng
ra ở miền Bắc nước ta: đầu đông lạnh khô, cuối - Hệ quả: gây mưa cho vùng ven biển
đông lạnh ẩm.

Trung Bộ, khô nóng ở Tây Nguyên và

-Rét đài : rét khá đậm, làm hoa rụng cánh còn Nam Bộ
trơ lại đài hoa

* Gió mùa mùa hạ


-Rét lộc: ẩm ướt thuận lợi cho sự hồi sinh của Vào đầu mùa hạ (tháng 5 – 7)
cây cỏ sau những ngày đông lạnh giá

- Xuất phát: từ cao áp Ấn Độ Dương

-Rét nàng Bân: rét ngắn ngày, đợt rét cuối cùng - Thời gian: từ tháng 5 – 7
của mùa đông, gây mưa)

- Hướng gió: Tây Nam

Câu 3: Câu tục ngữ sau nói về đặc điểm nào của - Phạm vi ảnh hưởng: cả nước
gió mùa mùa hạ

- Hệ quả:

“Tháng 5, tháng 6 mưa dài

+ Nóng ẩm ở Nam Bộ và Tây Nguyên

Bước sang tháng 7 tiết trời mưa ngâu”
Câu 4: Tại sao miền Nam hầu như không ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc?

+ Nóng khô (gió phơn) ở Bắc Trung
Bộ, ĐBSH và Tây Bắc.
Vào giữa và cuối mùa hạ (tháng 6 – 10)

Câu 5: Tại sao cuối mùa đông, gió mùa đông bắc - Xuất phát: từ cao áp cận chí tuyến Nam
gây mưa ở vùng ven biển và đồng bằng sông - Thời gian: từ tháng 6 – 10

Hồng?

- Hướng gió:

Câu 6: Tại sao khu vực ven biển miền Trung có

+ Tây Nam

kiểu thời tiết nóng, khô vào đầu mùa hạ

+ Riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam
- Phạm vi ảnh hưởng: cả nước
- Hệ quả:
+ Nóng và mưa nhiều ở cả nước.
+ Kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây
mưa cho miền Trung.

Ví dụ 4:
BÀI 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (tiếp)

12


Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt
động sản xuất và đời sống.
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, làm việc với PHT, thảo luận nhóm.
Hình thức: Nhóm.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới

Bước 1:

- GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 3, kết hợp với ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và
hiểu biết của bản thân, hãy

đời sống

+ Nêu những ví dụ chứng tỏ thiên nhiên nhiệt

* Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng đến sản xuất - Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển
nông nghiệp, các hoạt động sản xuất khác và nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa
đời sống.

dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển

+ Lấy ví dụ một số câu ca dao, tục ngữ, thành mô hình nông – lâm kết hợp...
ngữ nói lên ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới - Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời
ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời tiết không ổn định
sống.

* Ảnh hưởng đến các hoạt động sản

- HS đọc và tìm câu trả lời.

xuất khác và đời sống


Bước 2:

- Thuận lợi

- HS trả lời tác động của thiên nhiên nhiệt đới + Phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ
ẩm gió mùa đến sản xuất

sản, GTVT, du lịch, …

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây

- HS tìm các câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ.

dựng vào mùa khô.

- GV chuẩn kiến thức.

- Khó khăn:

- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, thành ngữ nói

+ Các hoạt động giao thông, vận tải du

lên ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh
mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.

hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu,


+ Thời tiết khô nóng những ngày có gió phơn chế độ nước sông.
qua câu ca dao:

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo

“Gió nam thổi kiệt bảy ngày

quản máy móc, thiết bị, nông sản.

Ruộng đồng nứt nẻ, cỏ cây úa tàn”

+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn

Hoặc

hán và diễn biến bất thường như giông,
“ Mồng chín, tháng chín có mưa

lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng,

Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn”

…cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất
13


Hoặc

và đời sống.


“Mồng chín, tháng chín không mưa

+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái

Thì con bán cả cày bừa đi buôn”
Tháng 9, người nông dân bắt tay vào cày
bừa vụ đông xuân (vụ chiêm), nếu có mưa
thường là do hoạt động của loại gió mậu dịch
(khối khí- chí tuyến khô-T) từ biển vào nên
thường có mưa (gió Đông Bắc)
Hoặc
“Đầu năm sương muối , cuối năm gió nồm”
Từ kinh nghiệm thực tế có câu:
“Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
Lúa trổ vào tháng hai (âm lịch) thời kỳ hoạt
động mạnh của các đợt, gió mùa Đông Bắc (gió
bấc) gió to, khô nên lúa sẽ “ngậm đòng, đứng
bông”.
“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”
Mùa hè ở Việt Nam thì chịu tác động của gió
mùa mùa hè: Đông Nam có mưa, Tây nam khô
nóng (trừ Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng
bằng sông Cửu Long có mưa). Khi gieo mạ có
gió Đông Nam nhiệt, ẩm phong phú, cây mạ
phát triển xanh tốt. Thời tiết lạnh (giá) lại phù
hợp với các loại cây thực phẩm ôn đới, cận
nhiệt được trồng nhiều ở vùng Bắc bộ: bắp cải,
su hào, và cả các loại cây ăn quả: đào, lê,
mận...đặc sản vùng miền Bắc.


Ví dụ 5:
BÀI 11 VÀ 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Hoạt động l: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ.
14


Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, làm việc với PHT, thảo luận nhóm.
Hình thức: cặp/cả lớp.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và giao

a) Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy núi

Bước 1:
nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ.

Bạch Mã trở ra Bắc)

Bước 2:

- Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với

- HS trong các nhóm trao đổi, bổ sung cho mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm 22-240C


nhau.

- Một HS trình bày đặc điểm thiên nhiên - Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ
phần phía Bắc lãnh thổ.

-Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa

- Một HS trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới
phần phía Nam lãnh thổ. Các HS khác nhận - Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới
xét bổ sung.

chiếm ưu thế.

- GV cho HS đọc đoạn nhạc sau và cho biết: b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch
+ Đây là kiểu thời tiết, trong khoảng thời Mã vào)
gian nào của các miền khí hậu nước ta?

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió

+ Giải thích đặc điểm kiểu thời tiết được mùa nóng quanh năm
nhắc đến trong câu hát trên?

- Nhiệt độ trung bình năm trên 250C

“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông

- Phân thành 2 mùa là mưa và khô

Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ


- Cảnh quan phổ biến đới rừng gió mùa cận

Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ

xích đạo

Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam

- Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng

đạo và nhiệt đới với nhiều loài

Thương cái rét của thợ cày thợ cấy”
(Gửi nắng cho em – Phạm Tuyên)
(Những câu hát trên nói về kiểu thời tiết
nắng nóng ở miền Nam và lạnh ở miền Bắc
nước ta trong khoảng thời gian từ tháng XI
đến tháng IV năm sau)
Bước 3: GV kết luận các ý đúng của mỗi
nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây.
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, làm việc với PHT, thảo luận nhóm.
Hình thức: Nhóm.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính
15



Bước 1:

2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây

- GV hình thành sơ đồ sự phân hoá thiên a. Vùng biển và thềm lục địa
nhiên theo Đông - Tây.

- Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam đáy

- GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ
sau:

- Thềm lục địa NTB thu hẹp, tiếp giáp vùng

+ Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, biển nước sâu
hãy nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ b. Vùng đồng bằng ven biển
Đông sang Tây.

- Đồng bằng ven biển hẹp, ngang, bị chia

+ Nêu các biểu hiện sự phân hoá thiên nhiên cắt thành những đồng bằng nhỏ
vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng - Đồng bằng châu thổ diện tích rông, có bãi
ven biển, vùng đồi núi.

triều, thấp, phẳng

+ Giải thích sự khác nhau về khí hậu và c. Vùng đồi núi
thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? - Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn, khí
Bước 2:


hậu phân hóa theo độ cao

- GV chia lớp thành 3 nhóm nhiệm vụ:

- Vùng cánh cung đông bắc có mùa đông

+ Nhóm l: Hãy viết 1 bài giới thiệu về sự đa đến sớm.
dạng của cảnh quan thiên nhiên nước ta - Tây Nguyên sườn đông khô hạn vào mùa
cho1 hành trình du lịch với các điểm dừng hạ
chân là đảo Cát Hải, Thái Bình và vùng núi
Tam Đảo.
+ Nhóm 2 : Hãy viết 1 bài giới thiệu về sự
đa dạng của cảnh quan thiên nhiên nước ta
cho hành trình du lịch với các điểm dừng
chân là đảo Cồn Cỏ, Cửa Tùng, Cửa khẩu
Lao Bảo (Quảng Trị).
+ Nhóm 3: Hãy viết 1 bài giới thiệu về sự
đa dạng của cảnh quan thiên nhiên nước ta
cho hành trình du lịch với các điểm dừng
chân là Côn Đảo, Bến Tre, Đà Lạt.
+ Nhóm 4: Hãy sưu tầm các câu ca dao, tục
ngữ, thơ ca, thành ngữ nói về sự phân hóa
của thiên nhiên theo chiều Đông Tây.
Bước 3:
16


- HS trong các nhóm trao đổi
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác

bổ sung ý kiến.
- GV đánh giá, cho điểm bài trình bày tốt.
* Một số bài thơ ca, ca dao, tục ngữ, thành
ngữ chứng minh sự phân hóa đa dạng của
thiên nhiên.
Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc
(Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên lục
địa cao hình thành khu áp thấp hút gió (khối
khí ẩm) từ Thái Bình dương vào gây nên
những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện
của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc
bộ và Bắc trung Bộ.
Nên trong dân gian mới có câu:
“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
Hoặc:
“Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”
“Cơn đàng Bắc...” là ảnh hưởng của
khối khí ôn đới xuất phát từ cao áp lục địa
(Xibia) tính chất lạnh và khô nên không gây
mưa.
Hoặc:
Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng
Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn Bắc
(Bắc Trung Bộ) nên khi có gió Tây Nam
(gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam bộ và Tây
Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng,
Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ
không có mưa.
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt, bên mưa quây”
17


Hoặc:
Vào mùa đông, đông Trường Sơn mưa
nhiều do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển
thổi vào, hay có bão, áp thấp, dải hội tụ
nhiệt đới hoạt động mạnh, mưa nhiều. Thời
kì này Tây Nguyên (tây Trường Sơn) là
mùa khô.
Nên trong lời bài hát Trường Sơn Đông,
Trường Sơn Tây:
“Trường Sơn Tây anh đi
Thương em bên ấy mưa nhiều
Con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Hết rau rồi, em có lấy măng không.
Còn Em thương bên Tây anh mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá”.
b. Phần địa lý dân cư Việt Nam.
Ví dụ 6
BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA
Hoạt động 2: Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. Phương
pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, làm việc với PHT, thảo luận nhóm.
Hình thức: Nhóm
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số


Bước 1:

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng trẻ:
nhóm.

a. Dân số còn tăng nhanh:

+ Nhóm 1: Chứng minh dân số nước ta tăng - Bình quân mỗi năm tăng thêm 947 nghìn
nhanh

người.

+ Nhóm 2: Chứng minh cơ cấu dân số nước ta - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm.
trẻ

Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng

+ Nhóm 3: Nguyên nhân của sự gia tăng dân dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn
số.

2002 - 2005 là 1,32%.
18


Bước 2:

- Hậu quả của sự gia tăng dân số : tạo nên

- HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các sức ép lớn về nhiều mặt.

nhóm trình bày

b. Cơ cấu dân số trẻ

- Các nhóm khác bổ sung ý kiến

- Trong độ tuổi lao dộng chiếm 64%, mỗi

Bước 3:

năm tăng thêm khỏang 1,15 triệu người.

- GV nhận xét phần trình bày của HS, kết luận - Thuận lợi: Nguồn lao động đồi dào, năng
các ý đúng của mỗi nhóm.

động, sáng tạo.

- GV đặt câu hỏi cho các nhóm:

- Khó khăn sắp xếp việc làm.

+ Phân tích nguyên nhân của sự gia tăng dân
số. Qua đoạn thơ sau hayxcho biêt hậu quả
của sự gia tăng dân số:
“Lẳng lặng mà nghe chúng chúc nhau
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên núi ở non.”
(Chúc Tết - Tú Xương )
+ Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự

phân bố dân cư. Giải thích tại sao mật độ DS ở
đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng
sông Cửu Long?
+ Đọc bảng 16.8 nhận xét và giải thích về sự
thay đổi tỷ trọng dân số giữa thành thị và nông
thôn?

c. Phần địa lý kinh tế Việt Nam.
Ví dụ 7
BÀI 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
Hoạt động 2:Khai thác thế mạnh trong các hoạt động kinh tế.
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, làm việc với PHT, thảo luận nhóm.
Hình thức: Nhóm
19


Hoạt động của GV-HS
Bước 1:

Nội dung chính
II. CÁC THẾ MẠNH KINH TẾ

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:

1. Thế mạnh về khai thác, chế biến

+ Nhóm 1: Tìm hiểu thế mạnh về khai thác,

khoáng sản và thủy điện


chế biến khoáng sản và thủy điện.

a. Điều kiện phát triển:

+ Nhóm 2: Tìm hiểu thế mạnh về trồng và chế

* Thuận lợi:

biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả

- Giàu khoáng sản.

cận nhiệt và ôn đới

- Trữ năng lớn nhất nước.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu thế mạnh về chăn nuôi

* Khó khăn:

gia súc.

- Khai thác khoáng sản, xây dựng các

+ Nhóm 4: Tìm hiểu thế mạnh về kinh tế biển.

công trình thủy điện đòi hỏi phải có các

- Các nhóm tiến hành thảo luận, ghi kết quả.


phương tiện hiện đại và chi phí cao.

Bước 2:

- Một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

kiệt...

- Các nhóm khác bổ sung

b. Tình hình phát triển:

- GV giúp HS chuẩn kiến thức.

* Khai thác, chế biến khoáng sản:

- Một số bài thơ thể hiện tiềm năng trong phát
triển thủy điện và khai thác khoáng sản của

* Khoáng sản:
- Tây Bắc:

vùng.

+ Đồng – Ni ken: Sơn La
“Sông Đà ơi Sông Đà

+ Đất hiếm: Lai Châu


Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.’’
(Nguyễn Tuân)

- Đông Bắc:
+ Than đá: Quảng Ninh: Khai thác trên

“Đi ta khai phá rừng hoang

10 triệu tấn/năm. Xuất khẩu và làm nhiên

Hỏi núi cao đâu sắt, đâu vàng

liệu cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Cẩm

Hỏi biển khơi xa đâu nguồn cá chạy

Phả....

Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy

+ Sắt: ở Yên Bái

Hỏi đâu thác nhảy cho điện xoay chiều”

+ Thiếc - Bô xít: ở Cao Bằng

(Tố Hữu)

+ Kém – chì: Bắc Cạn

+ Đồng – vàng: Lào Cai

“Than Phấn Mễ - thiếc Cao Bằng

+ Thiếc: Tĩnh Túc: Khai thác 1000

Phố phường như nấm như măng giữa trời’’
(Tố Hữu)

tấn/năm.
+ Apatit: Lào Cai

- Tiềm năng về cây công nghiệp, cây dược

* Thủy điện:

liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng

- Hệ thống sông Hồng 11 triệu KW, hơn

được khẳng định bằng bài thơ của Xuân Diệu

1/3 trữ năng của cả nước. Riêng sông Đà 6

20


viết về Sa Pa:

triệu.


“ Sa Pa hè mát hơn thu

+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình (sông

Chỉ làn không khí cũng ru dịu người

Đà): 1920MW.

Ở đâu nắng hạn rang trời

+ Nhà máy thủy điện Thác (sông

Thì đây không giọt mồ hôi thấm mình

Chảy – Yên Bái): 110MW.

Trời đất nhẹ, núi non xanh

+ Nhà máy thủy đêin Sơn La (Sông

Cây Sa Mu đứng, nữa hình con thoi”

Đà – Sơn la): 240MW.
2.Thế mạnh về cây công nghiệp, cây
dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới:
a.Điều kiện phát triển:
* Thuận lợi:
- Tự nhiên:
- Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ,

phù sa…
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa
đông lạnh.
- Địa hình cao.
- KT-XH:
- Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất
- Có các cơ sở công nghiệp chế biến
- Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…
thuận lợi
-> Có thế mạnh để phát triển cây công
nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và
ôn đới.
* Khó khăn:
- Địa hình hiểm trở.
- Rét, sương muối.
- Thiếu nước về mùa đông.
- Cơ sở chế biến.
- GTVT chưa thật hoàn thiện
b.Tình hình phát triển:
- Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước
ta, chiếm 60% diện tích và sản lượng cả
nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên,
21


Hà Giang, Yên Bái.
- Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ
trọng…& cây ăn quả: mận, đào, lê…trồng
ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên
Sơn.

- Ở Sapa trồng rau vụ đông và sản xuất hạt
giống quanh năm.
c.Ý nghĩa: cho phép phát triển nông
nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư.
3. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc
a. Điều kiện phát triển:
- Nhiều đồng cỏ.
- Lương thực cho người được giải quyết
tốt hơn.
* Tuy nhiên: Vận chuyển khó khăn, đồng
cỏ nhỏ và đang xuống cấp.
b.Tình hình phát triển và phân bố:
- Bò sữa nuôi nhiều ở Mộc Châu, Sơn La.
Tổng đàn bò 900.000 con, chiếm 16% đàn
bò cả nước.
- Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên
Mộc Châu.
- Trâu được nuôi rộng rải trong vùng, nhất
là ở Đông Bắc. Trâu 1,7triệu con, chiếm
1/2 đàn trâu cả nước.
- Đàn lợn của vùng hơn 5,8 triệu con,
chiếm 21% của cả nước.
4. Kinh tế biển
-Đánh bắt.
-Nuôi trồng.
-Du lịch.
-GTVT biển…
*Ý nghĩa: Sử dụng hợp lí tài nguyên,
nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ an
ninh quốc phòng…

22


Ví dụ 8:
BÀI 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở BẮC TRUNG BỘ
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, làm việc với PHT, thảo luận nhóm.
Hình thức: cá nhân/cả lớp
Hoạt động của GV và HS
Bước 1:

Nội dung chính
1. Khái quát chung:

- GV yêu cầu HS quan sát vị trí địa lí của Vị trí địa lí và lãnh thổ:
vùng BTB trong cả nước và trả lời các câu - BTB là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang
hỏi theo dàn ý:

nhất nước

+ Xác định vị trí địa lí của vùng BTB

- Tiếp giáp: ĐBSH, Trung du và miền núi

+ Kể tên các tỉnh trong vùng

Bắc Bộ, Lào và Biển Đông

+ Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với 3. Đánh giá
sự phát triển KT-XH của vùng.


a. Thuận lợi:

- HS quan sát Atlat và suy nghĩ trả lời.

- Giao lưu kinh tế trong và ngòai khu vực

Bước 2:

- Phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng

- HS xác định trên bản đồ đặc điểm vị trí b. Khó khăn:
địa lý của vùng Bắc Trung Bộ.

- Khu vực thường xảy ra thiên tai

- Các HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 3:
- GV đọc câu thơ sau và yêu cầu cho biết
câu thơ nói lên khó khăn nào do vị trí địa
lý của vùng gây nên?
“Nổi lòng chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả, trắng trời Thừa Thiên”
(Tố Hữu)
- HS trả lời, GV nhận xét và chốt kiến
thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, làm việc với PHT, thảo luận nhóm.
Hình thức: nhóm
Hoạt động của GV và HS


Nội dung chính
2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư

Bước 1:

- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và nghiệp .
giao nhiệm vụ

a. Ý nghĩa
23


+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động lâm nghiệp +Tạo ra cơ cấu ngành hoàn chỉnh
+ Nhóm 2: tìm hiểu về nông nghiệp

+Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu

+ Nhóm 3: tìm hiểu về ngư nghiệp

kinh tế theo không gian

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin và +Góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá,
gợi ý về vấn đề tiềm năng, điều kiện phát hiện đại hoá
triển cơ cấu kinh tế liên hoàn, ý nghĩa của b. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư * Tiềm năng
nghiệp của vùng

- Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả


Bước 2:

nước)

GV yêu cầu các nhóm HS trình bày, nhận xét - Có nhiều loại gỗ quí: đinh, lim, sến
và bổ sung hoàn thiện

=> phát triển công nghiệp khai thác gỗ,
chế biến lâm sản
* Khó khăn
- Thiếu cơ sở vật chất, máy móc
- Cháy rừng
- Thiếu vốn và lực lượng quản lí
* Giải pháp
- Khai thác đi đối với tu bổ, bảo vệ và
tròng rừng
c. Khai thác thế mạnh về nông nghiệp
* Thế mạnh
- Đất đai đa dạng: phù sa, feralit
- Khí hậu có sự phân hóa đa dạng
=> phát triển lương thực, thực phẩm, chăn
nuôi gia súc và cây trồng công nghiệp
* Khó khăn
- độ phì kém, chịu nhiều thiên tai
* Giải pháp
- Giải quyết các vẫn đề lương thực
- Mở rộng thị trường và công nghiệp chế
biến
d. Khai thác thế mạnh về ngư nghiệp.


- Câu ca dao nói về thế mạnh ngư nghiệp

* Thế mạnh
24


của vùng.

- Bờ biển dài, ven biển có vũng vịnh, đầm

“ Thương anh, em cũng muốn vô

phá với nhiều loại hải sản quý.

Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

- Có nhiều sông lớn

(Phá Tam Giang là vùng nước biển ăn sâu => phát triển đánh bắt, nuôi trồng trên cả 3
vào lục địa thông với cửa biển hẹp (Cửa môi trường nước ngọt, lợ và mặn.
Thuận An, cửa Tư Hiền) thuộc tỉnh Thừa * Khó khăn.
Thiên Huế. Phá được 3 con sông đổ nước Thiên tai xảy ra thường xuyên
ngọt vào: Sông ô Lâu, Sông Bồ, Sông Hương, * Giải pháp
tạo một vùng nước lợ với quần thể thủy sinh Đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh đánh bắt
độc đáo như: Cá hanh, cá dìa, cá đối, cá liệt, xa bờ
tôm rằn, đặc biệt dưới đáy thảm rong phát
triển rất dày. Nguồn phân hữu cơ được người
dân khai thác bón cho hoa màu).
Ví dụ 9:
BÀI 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI

NAM TRUNG BỘ
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề.
Hình thức: cá nhân
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Bước 1:

Nội dung chính
I. Khái quát chung:

- GV yêu cầu HS quan sát Atlat địa lý Việt Nam 1. Phạm vi lãnh thổ:
và cho biết:

- Gồm 8 tỉnh, thành phố

+ Xác định vị trí địa lý của vùng?

- Diện tích: 44,4 nghìn km2 (13,4% cả

+ Kể tên các tỉnh của vùng?

nước)

- HS quan sát Atlats

- Dân số: 8,9 triệu người (10,5% cả

Bước 2:

nước)


- GV gọi 1 HS lên bảng xác định phạm vi lãnh - Có 2 quần đảo xa bờ.
thổ và vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ. 2. Vị trí địa lí:
- HS bổ sung , GV chuẩn kiến thức

- Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ

Bước 3:

- Phía Tây giáp Lào và Tây Nguyên

- GV yêu cầu HS cho biết

- Phía Đông giáp biển Đông

+ Ảnh hưởng của vị trí địa lí trên đến sự phát - Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.
25


×