A.
MỞ ĐẦU
Tư vấn pháp luật là hoạt động ngày càng được nhiều người quan tâm, vì vậy người
tư vấn pháp luật giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động này. Để tư vấn cho khách hàng
giải quyết tốt những vấn đề vướng mắc của mình, người tư vấn cần rất nhiều kỹ năng để
thực hiện. Trong đó, kỹ năng tra cứu, tìm kiếm quy định pháp luật áp dụng là một trong
những kỹ năng quan trọng giúp người tư vấn xác định hướng giải quyết của vụ việc. Tuy
nhiên, không phải lúc nào người tư vấn cũng hoàn toàn đúng mà đôi khi họ cũng gặp phải
những sai sót nhất định trong quá trình tư vấn cho khách hàng. Để làm rõ hơn vấn đề này
em xin chọn đề tài “Nêu những sai sót thường gặp của người tư vấn khi tra cứu, tìm
kiếm quy định pháp luật áp dụng và đưa ra những giải pháp khắc phục. Minh họa bằng
các tình huống thực tiễn” làm nội dung bài tập của mình.
B.
NỘI DUNG
1. Kỹ năng tra cứu, tìm hiểu quy định pháp luật áp dụng
1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc tra cứu, tìm kiếm pháp luật áp dụng
Tra cứu, tìm kiếm pháp luật áp dụng là việc chủ thể tư vấn pháp luật tiến hành khi
tìm kiếm những văn bản luật liên quan đến vụ việc yêu cầu được giải quyết.
Việc xác định vấn đề pháp lý chính là việc tìm ra các câu hỏi pháp lý của hồ sơ. Quy
định của pháp luật là nơi tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi pháp lý đó. Vì vậy, công việc
tiếp theo của người tư vấn là tra cứu, tìm kiếm các văn bản pháp luật có liên quan đến tình
huống của khách hàng. Việc tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật áp dụng có vai trò
quan trọng, bởi nếu không xác định được các điều luật thì sẽ không thể tìm được giải pháp,
không thể thuyết phục được khách hàng, cơ quan Nhà nước và bên đối tác. Đồng thời, nếu
rèn luyện được kỹ năng này sẽ giúp người tư vấn rút ngắn thời gian tìm kiếm tra cứu điều
luật một cách nhanh chóng.
1.2.
Những kỹ năng cần thiết để tra cứu, tìm kiếm quy định pháp luật áp dụng
Phải tìm kiếm đầy đủ các điều luật (kể cả các điều luật trực tiếp, gián tiếp đến vụ
việc): ngoài các văn bản luật, người tư vấn phải tra cứu và đọc kỹ các văn bản hướng dẫn
luật (Nghị định, thông tư hướng dẫn…). Đặc biệt, cần phải nghiên cứu kỹ các nghị quyết
của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng luật nhằm nắm rõ
thực tiễn áp dụng luật của Tòa án. Việc tra cứu, tìm kiếm đầy đủ các điều luật sẽ như một
chiếc chìa khóa có thể giải quyết hết được các mối quan hệ pháp luật trong sự việc, làm căn
cứ để đưa ra các giải pháp tốt nhất. Nếu không tìm kiếm đầy đủ cả những điều luật gián
tiếp được quy định ở các văn bản khác thì sẽ không thể đánh giá đầy đủ, khách quan diễn
biến sự việc, không thể xử lý tốt được các chứng cứ và hơn thế nữa là không thể đưa ra
những giải pháp tối ưu để có thể tư vấn cho khách hàng.
Từ việc tìm kiếm đầy đủ các điều luật, người tư vấn cần đánh giá điều luật từ góc độ
yêu cầu của khách hàng: liệu nó có phù hợp với thực tiễn, là có lợi hay bất lợi cho khách
hàng. Người tư vấn cần thể hiện được rằng lợi ích của khách hàng là trên hết, lời khuyên
mà họ đưa ra là giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Người tư vấn cần phải xác định hiệu lực về không gian và thời gian của văn bản
pháp luật áp dụng. Nếu tình huống có yếu tố nước ngoài, người tư vấn cần phải xem xét
liệu tình huống có bị điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài hay không? Điều khoản lựa chọn
luật áp dụng có giá trị hay không? Cần chú ý đến đối tượng và phạm vi áp dụng của văn
bản, hướng dẫn thi hành và áp dụng văn bản pháp luật.
Người tư vấn dựa vào tính chất pháp lý của dữ kiện để xác định lĩnh vực pháp luật
và các văn bản pháp luật cần nghiên cứu và dựa vào các câu hỏi pháp lý đã được mổ xẻ khi
nghiên cứu hồ sơ để tìm điều luật.
Tuy nhiên không phải khi nào cũng có những trường hợp có quy định trong pháp
luật, vì vậy trong trường hợp không có điều luật thì phải tra cứu các báo cáo tổng kết của
Tòa án hoặc án lệ. Nếu chưa có một tiền lệ nào, người tư vấn có thể giúp khách hàng gửi
văn bản hỏi ý kiến chính thức của cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vụ việc.
1.3.
Kết quả của quá trình thực hiện kỹ năng tra cứu, tìm kiếm quy định pháp
luật áp dụng
Sau khi tra cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật áp dụng, người tư vấn cần tổng hợp
lại và đánh giá các điều luật tìm được dưới góc độ yêu cầu của khách hàng. Kết quả đó có
thể lập thành bảng sau:
STT
ĐIỀU LUẬT
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU LUẬT (dưới góc
độ yêu cầu của khách hàng)
Cột này có thể
để sắp xếp thứ tự
của diễn biến vụ
việc
Khi trích điều luật ở cột
này cần phải trích nguyên
văn để không bỏ sót bất cứ
một quy định nào của điều
luật áp dụng giải quyết vụ
việc
Không phải trường hợp nào quy định
trong luật cũng có lợi về phía khách
hàng, việc cung cấp cả những quy
định bất lợi hay có lợi là căn cứ để
đưa ra những giải pháp tốt nhất tư
vấn cho khách hàng
2. Những sai sót thường gặp của người tư vấn khi tra cứu, tìm kiếm quy
định pháp luật áp dụng
2.1. Một số sai sót thường gặp
Thứ nhất, tìm kiếm không đầy đủ quy định pháp luật áp dụng: Mỗi tình huống mà
khách hàng đưa ra đều liên quan đến một lĩnh vực, quan hệ pháp luật cụ thể nào đó. Người
tư vấn cần phải xác định xem tình huống của khách hàng thuộc quan hệ pháp luật nào điều
chỉnh, bởi có những tình huống liên quan đến nhiều quan hệ pháp luật khác nhau, rất khó
để xác định luật áp dụng trong trường hợp này. Vì thế, người tư vấn cũng khó tránh khỏi
những sai sót.
Thứ hai, không chú ý đến hiệu lực của văn bản pháp luật áp dụng: Thực tế cho thấy,
có một số trường hợp, người tư vấn sử dụng văn bản đã hết hiệu lực tư vấn cho tình huống
mà khách hàng đưa ra. Điều này cũng khó tránh khỏi, bởi hệ thống văn bản pháp luật của
Việt Nam khá lớn. Đặc biệt đối với các tình huống thuộc quan hệ pháp luật dân sự. Cần lưu
ý rằng về nguyên tắc không áp dụng hiệu lực trở về trước, ngoại trừ luật pháp có quy định
rõ ràng về vấn đề áp dụng trở về trước.
Thứ ba, tìm không đúng, dẫn chiếu sai luật áp dụng: Trường hợp này ít hơn so với
hai trường hợp vừa kể trên. Bởi để có thể hoạt động tư vấn pháp luật, người tư vấn đã đào
tạo những lớp chuyên ngành, cộng thêm kiến thức và kinh nghiệm tích lũy, việc tìm sai và
dẫn chiếu quy định luật áp dụng là hy hữu. Bởi mỗi một tình huống, việc đầu tiên mà người
tư vấn cần làm là xem xét vụ việc thuộc quan hệ pháp luật nào, lĩnh vực nào điều chỉnh.
Sau đó mới đi vào cụ thể tìm kiếm những văn bản pháp luật liên quan để giải quyết.
Trên đây là những lỗi thường gặp phải của người tư vấn khi tra cứu, tìm kiếm quy
định luật áp dụng giải quyết yêu cầu của khách hàng. Ngoài những lỗi này, người tư vấn
còn mắc phải một vài lỗi nhỏ như trích dẫn điểm, điều khoản thiếu, không chính xác hoặc
không nhớ rõ điều khoản áp dụng nào dẫn đến thiếu thuyết phục đối với khách hàng, cơ
quan chức năng…
2.2. Tình huống
Ngày 13/1/2015, ông Nguyễn Văn Đức cùng anh Trần Văn Minh rủ nhau uống rượu,
sau đó có xảy ra cãi vã, anh Minh liền dùng con dao ở gần bổ ngay xuống đầu ông Đức,
do phản xạ nhanh nên ông Đức tránh được nhưng bị con dao bổ vào bả vai thương tích
35%. Gia đình ông Đức đã làm đơn yêu cầu khởi tố bị can đối với anh Trần Văn Minh với
tội danh cố ý gây thương tích và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chị Vân – vợ anh Minh phản
đối vì cho rằng anh Minh mắc bệnh tâm thần, ở nhà hay nói lung tung, lâu lâu còn đi lang
thang không về nhà. Ngày 22/1/2015, để có căn cứ cho lời nói của mình, chị Vân đã yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định pháp y cho anh Minh. Kết quả trả về là
“anh Minh mắc bệnh tâm thần, hạn chế khả năng nhận thức, vì vậy được miễn tội theo
Điều 13 Bộ luật hình sự và không phải tham gia tố tụng”. Căn cứ theo kết quả này, Viện
kiểm sát nhân dân huyện X (nơi cư trú của ông Đức và anh Minh) quyết định không chấp
nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và trả hồ sơ lại cho ông Đức. Tuy nhiên, không
đồng ý với quyết định này và do quá bức xúc ông Đức quyết định đến gặp luật sư nhờ luật
sư tư vấn để giải quyết vụ việc cho mình, giúp ông đòi bồi thường thiệt hại.
Để giải quyết tình huống này, kỹ năng tra cứu và tìm kiếm quy định pháp luật áp
dụng có ý nghĩa quan trọng. Đối với vụ việc của ông Đức, đây là vụ việc liên quan đến lĩnh
vực pháp luật hình sự và lĩnh vực pháp luật dân sự vì vậy luật sư cần tìm những quy định
có liên quan đến vụ việc trong Bộ luật hình sự và Bộ luật dân sự, ngoài ra vấn đề liên quan
đến tố tụng cần áp dụng những quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Trong việc sử dụng các văn bản pháp luật, luật sư cần chú ý đến hiệu lực và các quy
định của văn bản, chẳng hạn:
• Bộ luật hình sự năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000 và được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 đến nay vẫn còn hiệu lực.
• Bộ luật dân sự năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 và vẫn còn hiệu lực.
• Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 đến nay vẫn còn hiệu
lực.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những văn bản pháp luật này thì rất khó để giải quyết
yêu cầu của khách hàng, bởi đây chỉ là những quy định chung chung, không cụ thể. Vì vậy,
luật sư cần tìm kiếm thêm những văn bản pháp luật có liên quan khác hoặc tham khảo thêm
những văn bản pháp luật như:
-
-
Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm
2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nghị quyết 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội về việc thi
hành Bộ luật dân sự.
Nghị quyết 24/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về việc thi
hành Bộ luật tố tụng hình sự.
Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội.
Thông tư liên tịch số 116-BYT-BTP/TTLT ngày 11 tháng 03 năm 1988 của Bộ y tếBộ tư pháp Hướng dẫn và quy định về công tác giám định pháp y và pháp y tâm
thần.
Trên đây chỉ là một số văn bản cơ bản, nếu có thêm những phát sinh mới trong quá
trình giải quyết vụ việc luật sư có thể xem xét thêm những văn bản pháp luật khác. Bên
cạnh việc sử dụng những quy định của pháp luật, luật sư cũng cần chú ý đến những giấy tờ,
quyết định có liên quan đến vụ án để tránh trường hợp bỏ sót những điểm có lợi cho khách
hàng.
3. Một số giải pháp khắc phục
Thứ nhất, việc sử dụng những văn bản luật đã hết hiệu lực nguyên nhân do người tư
vấn không cập nhật liên tục căn bản pháp luật mới, không chú ý đến hiệu lực của các văn
bản. Giải pháp cho trường hợp này là người tư vấn cần phải cập nhật kịp thời những văn
bản pháp luật mới nhất, chú ý đến hiệu lực của các văn bản, đặc biệt trong bối cảnh các văn
bản được ban hành, thay thế sửa đổi, bổ sung rất nhiều như hiện nay. Với sự hỗ trợ của
internet giúp cho người tư vấn tra cứu, tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng hơn.
Thứ hai, việc xác định các quy định luật áp dụng không đầy đủ là do người tư vấn
ngay từ đầu đã không xác định đầy đủ các vấn đề pháp lí xuất phát từ những vấn đề khách
hàng trình bày, hoặc có thể do người tư vấn không có cái nhìn khái quát, không có kiến
thức chuyên sâu về ngành luật liên quan tới yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, người tư vấn
cần nghiên cứu vấn đề một cách tổng thể, kỹ lưỡng và có hệ thống và tìm ra những văn bản
pháp luật có liên quan.
Thứ ba, việc dẫn chiếu sai quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu của khách
hàng là do sự hiểu biết chưa sâu về pháp luật. Người tư vấn cần hiểu kiến thức luật một các
chuyên sâu và cần liên tục cập nhật những kiến thức luật trong quá trình hành nghề của
mình. Nghiên cứu văn bản mới, nghiên cứu các sách chuyên khảo về pháp luật .
Ngoài ra, người tư vấn trong quá trình học tập và làm việc cần học hỏi thêm kinh
nghiệm những người có uy tín, kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn; tham gia các hội thảo,
hội nghị liên quan đến pháp luật để trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nắm bắt tình hình
thực tiễn.
C.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên có thể thấy kỹ năng tra cứu, tìm kiếm pháp luật áp dụng là
kỹ năng vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động tư vấn. Để hoạt động
tư vấn ngày càng hiệu quả, người tư vấn không những trau dồi kiến thức chuyên môn mà
còn sử dụng thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp của mình. Trong đó, kỹ năng tra cứu, tìm
kiếm văn bản luật áp dụng là yếu tố quyết định giúp giải quyết được những yêu cầu của
khách hàng đưa ra, tạo nên thành công và nâng cao uy tín của người tư vấn pháp luật.
Trên đây là bài viết của em. Trong quá trình làm còn nhiều thiếu sót rất mong thầy cô cho
ý kiến đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Chí Hiếu, Nguyễn Thị Hằng Nga (đồng chủ biên), Kĩ năng TVPL, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2011.
2. Nghị định của Chính phủ số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 về TVPL.
3. Thông tư của Bộ tư pháp số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày
16/7/2008 của Chính phủ về TVPL.
4.
/>
dung/
5. />6. />