Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

NGHIÊN cứu điều KIỆN tự NHIÊN và tài NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC vụ PHÁT TRIỂN bền VỮNG HUYỆN đảo KIÊN hải, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.24 KB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

NGUYỄN THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành : Địa lí tự nhiên
Mã số: 60 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thục Nhu

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn có tên: “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên phục vụ phát triển bền vững huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang”
được hoàn thành tại khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, dưới sự
hướng dẫn khoa học nghiêm túc, sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Nguyễn
Thục Nhu. Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến Cô
Nguyễn Thục Nhu – người đã thường xuyên dạy dỗ, khuyến khích, động viên
tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, động
viên, đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học trong khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam; Bộ môn Địa lý - Khoa Sư phạm - Đại học Cần Thơ;
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cán bộ của Sở Tài nguyên


môi trường tỉnh Kiên Giang, Chi cục thống kê huyện Kiên Hải đã tạo điều
kiện và tận tình giúp đỡ trong thời gian tác giả tiến hành nghiên cứu và thực
địa tại địa phương.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, lãnh
đạo khoa Địa lý, phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp
đỡ và động viên tác giả rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Huệ


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

: The Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á)

ANQP

: An ninh quốc phòng

ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á)

BVMT


: Bảo vệ môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CNH

: Công nghiệp hóa

CoC

: code of conduct (Qui tắc ững xử Biển Đông)

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐKTN

: Điều kiện tự nhiên

FDI

: Foreign Direct Investment (Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)

GAP

: Good Agriculture Production (Thực hành nông nghiệp sạch)


GIS

:Geographic Information System (Hệ thống thông tin Địa lí)

HACCP

: Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân tích
mối nguy hiểm và kiểm tra tới hạn)

HĐH

: Hiện điện hóa

HST

: Hệ sinh thái

IOC/ UNESSCO

:

Intergovernmental

Oceanographic

Commission

of


UNESCO (Tổ chức Hải dương học liên chính phủ)
ISO

: International Organization for Standardization (Tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế)

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

KT

: Kinh tế

KTB

: Kinh tế biển

KTST

: Kinh tế sinh thái


KTTS

: Khai thác thủy sản


NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

ODA

: Official Development Assistance (Vốn đầu tư nước
ngoài không hoàn lại)

PTBV

: Phát triển bền vững

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SQF

: Safe Quality Food (Hệ thống quản lý chất lượng)

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

TW

: Trung ương


UBMT&PTTG

: Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế Giới

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESSCO

: United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa
của Liên Hợp Quốc)

WTO

: World Trade Organnization (Tổ chức Thương mại thế giới)


MỤC LỤC
Bảng 2.1: Diện tích các đảo của huyện Kiên Hải..............................................................................32
Nguồn thống kê đất đai huyện Kiên Hải đến ngày 01/01/2013.......................................................33


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích các đảo của huyện Kiên Hải..............................................................................32
Nguồn thống kê đất đai huyện Kiên Hải đến ngày 01/01/2013.......................................................33


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển - đảo là một phần của lãnh thổ của Việt Nam, một quốc gia có
ranh giới, chủ quyền trên bản đồ thế giới. Trong những ngày qua báo chí
trong nước và quốc tế luôn đăng tải về các vấn đề nóng bỏng tranh chấp trên
Biển Đông giữa Việt Nam và các nước xung quanh, đặc biệt là thái độ hung
hăng, ngang ngược của Trung Quốc khi sử dụng vũ khí xâm chiếm vùng lãnh
hải thuộc chủ quyền của nước ta và sự can thiệp của các nước lớn, đặc biệt là
sự hiện diện của Mỹ tại vùng biển này với vai trò hòa giải để các nước xung
quanh kiềm chế, tránh một cuộc xung đột vũ trang xảy ra nơi đây. Vị trí của
Biển Đông như thế nào mà Trung Quốc và Mỹ đều muốn tranh giành ảnh
hưởng của mình tại đây? Nhân dân Việt Nam chúng ta sẽ làm gì trong bối
cảnh lịch sử trên để vừa tránh một cuộc đấu tranh vũ trang vừa bảo vệ được
chủ quyền đất nước? Ngược dòng lịch sử thế giới rất nhiều quốc gia đã tận
dụng vị trí đắc địa trên biển để phát triển kinh tế và đưa đất nước vào nhóm
các quốc gia phát triển như: Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản… hoặc các thành
phố lớn trở thành các trung tâm hành chính kinh tế, các đặc khu của quốc gia
như: Hồng Kong, Thượng Hải, Tokyo, Philadenphia, Sanfransico,… Trong
thời đại ngày nay vị trí của biển, đại dương ngày càng trở nên quan trọng,
nhất là các vùng biển là những tuyến đường giao thông huyết mạch cả về kinh
tế lẫn quân sự của thế giới thì cơ hội mở ra cho sự phát triển, liên kết, hợp tác
với cường quốc trên thế giới của các quốc gia ven biển trở nên vô cùng vô
tân. Trong những năm đầu thế kỷ 21 các quốc gia trên thế giới tiến hành khai
thác lãnh thổ trên biển, trước hết là để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và đảm
bảo an ninh quốc phòng, sau là khai thác tài nguyên để phục vụ lợi ích kinh tế
của vùng hải đảo. Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km và một vùng biển
đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km 2 với gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ.

1



Việt Nam có một lợi thế rất lớn về biển đảo khi mà Biển Đông là một trong
những tuyến hàng hải có ý nghĩa quan trọng trong khu vực và quốc tế. Nhưng
đây cũng là vùng biển có nhiều tranh chấp với các nước xung quanh. Thấy
được tiềm năng, vị thế và ý nghĩa của các đảo, quần đảo, vì vậy từ năm 1983
Việt Nam đã tham gia công ước quốc tế luật biển năm 1982 và có nhiều biện
pháp tăng cường công tác an ninh quốc phòng để bảo vệ lãnh thổ chủ quyền
của đất nước, đồng thời có những chính sách để phát triển kinh tế vùng hải
đảo nhằm nâng cao vị thế của các huyện đảo so với đất liền, đây là phương
hướng cũng là xu thế của thời đại. Vì thế tác giả Lê Đức An trong tác phẩm
“Hệ thống đảo ven bờ” đã nhận định “ Ngày nay các đảo – biển không còn là
vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh nữa, mà cùng với cả nước đang trên đà phát
triển mạnh mẽ”.
Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế biển đảo của Đảng và Nhà nước.
Đảng và nhà nước ta đã đề ra chiến lược phát triển nhằm đưa Việt Nam trở
thành một nước có nền kinh tế biển vững mạnh, trở thành động lực thúc đẩy
các lĩnh vực khác nhằm tạo thành một tam giác tăng trưởng với ba mục tiêu
là: kinh tế vùng ven biển, kinh tế biển và kinh tế hải đảo kết hợp với sự phát
triển trong đất liền. Phát triển kinh tế biển và hải đảo để lôi kéo, thúc đẩy các
vùng khác cùng phát triển. Bên canh đó việc mở rộng hợp tác quốc tế, tích
cực hội nhập trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và độc lập lãnh thổ. Để đạt được
điều đó, mục tiêu đến năm 2020 đối với kinh tế hải đảo là tập trung phát triển
các ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng CNH và HĐH, phấn đấu đạt mức tăng
trưởng bằng 1/3 so với mức bình quân của cả nước
Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam ngoài những giá trị về mỹ học, địa chất
địa mạo, tài nguyên vị thế, sinh vật biển giàu có với các khu dự trữ sinh quyển
thế giới, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, tài nguyên du lịch phong phú, và
đời sống người dân với những nét văn hóa vô cùng phong phú, mang đậm

2



tính độc đáo của từng địa phương. Đây là những nguồn tài nguyên để các
huyện đảo phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Huyện
Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang là một trong 12 huyện đảo của nước ta, với
những đặc thù về vị trí địa lí và nguồn tài nguyên thiên nhiên huyện Kiên Hải
có đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội như các huyện đảo khác của
cả nước.
Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang; gồm 23 đảo
nổi lớn nhỏ (11 đảo có dân cư sinh sống), có 4 xã với tổng diện tích tự nhiên
các đảo nổi là 2.558,59 ha (2013), chiếm 0,41% diện tích tự nhiên tỉnh Kiên
Giang, dân số huyện năm 2013 là 20.346 người. Huyện có vị trí ngư trường
rất thuận lợi về khai thác, đánh bắt và chế biến hải sản, vùng ven các đảo có
thể phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Biển, rừng và
cảnh quan thiên nhiên của Kiên Hải có tiềm năng du lịch rất lớn, có thể nói
nguồn lợi từ biển và cảnh quan thiên nhiên là nguồn tài nguyên mà thiên
nhiên đã ưu đãi giúp Kiên Hải đi lên và đạt tốc độ phát triển kinh tế ngày càng
cao. Ngoài ra hệ thống cơ sở vật chất đang được đầu tư và hoàn thiện như
mạng lưới điện, hệ thống đường giao thông, bến cảng, bến tàu đã và đang
được xây dựng. Bên cạnh những thuận lợi, Kiên Hải còn gặp nhiều khó khăn
như: mật độ dân số tương đối cao 795 người/km 2 (2013), diện tích đảo nhỏ,
mức độ khai thác kinh tế đã tác động nhiều đến tự nhiên (tác động đến hệ sinh
thái biển, lớp phủ thực vật, ô nhiễm môi trường xung quanh đảo khiến cho tài
nguyên có nguy cơ bị suy thoái, cần có những biện pháp bảo vệ). Ngoài ra,
huyện đảo Kiên Hải có ý nghĩa quốc phòng hết sức to lớn. Kiên Hải thuộc
quần đảo phía trong nên được xem là khu hậu cần của quần đảo tiền tiêu phía
Tây Nam của tổ quốc là Thổ Chu và Phú Quốc. Với vị trí, hình thể và sự phân
bố của các đảo đã tạo nên một hậu phương vô cùng vững chắc, có thể triển
khai các kế hoạch tấn công, tác chiến rất thuận lợi. Ngoài ra nơi đây con cung

3



cấp nguồn nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, sức người và là nơi neo đậu
tàu thuyền vô cùng lý tưởng. Với cơ sở phân tích như trên cho thấy được ý
nghĩa và tầm quan trọng của huyện đảo Kiên Hải đối với tỉnh Kiên Giang nói
riêng và cả nước nói chung nên học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững huyện
đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
- Làm sáng tỏ được đặc điểm, tiềm năng ĐKTN và TNTN huyện Kiên
Hải, tỉnh Kiên Giang.
- Trên cơ sở những đặc thù về TNTN, KT - XH có thể đưa ra được
những kiến nghị, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
3. Nội dung nghiên cứu
- Vận dụng lý luận, phương pháp của địa lý tự nhiên tổng hợp cho việc
nghiên cứu, phân tích các ĐKTN và TNTN huyện đảo Kiên Hải.
- Xác định những nét đặc thù của ĐKTN, TNTN và KT – XH của lãnh
thổ để nghiên cứu.
- Phân tích tiềm năng tự nhiên và TNTN phục vụ cho phát triển một số
ngành KT trọng điểm của huyện đảo như: nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du
lịch và hậu cần nghề cá…
- Đề xuất, kiến nghị sử dụng hợp lý TNTN và BVMT của huyện đảo.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1.Giới hạn về không gian
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào huyện đảo Kiên Hải gồm
4 đơn vị hành chính: thị trấn Hòn Tre, các xã Lại Sơn, An Sơn và Nam Du
với diện tích tự nhiên gần 2.558,59 ha. Trong đó chủ yếu tập trung vào các
đảo: Hòn Tre, Hòn Củ Tron, (đảo Nam Du - xã An Sơn), Hòn Sơn Rái (xã Lại
Sơn) và Hòn Ngang (xã Nam Du). Phạm vi có thể mở rộng và có sự liên kết


4


không gian với phần đất liền và các đảo khác của tỉnh Kiên Giang.
- Ranh giới phạm vi hành chính lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên
cơ sở bản đồ hành chính, bản đồ qui hoạch của tỉnh Kiên Giang năm 2013.
4.2.Giới hạn về nội dung
- Phân tích đặc điểm các hợp phần tự nhiên: vị trí địa lí, địa chất, địa
mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật… của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh
Kiên Giang.
- Xác định một số ngành KT điển hình của lãnh thổ nghiên cứu, thưc
trạng và tiềm năng.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Các công trình nghiên cứu về biển đảo Việt Nam như: Các vấn đề về
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN,
TNTN và KT - XH hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội biển của Lê Đức An (chủ nhiệm) và nnk trong đề tài KT.
03. 12 - Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
Hà Nội - 1993; Đề tài: Đánh giá ĐKTN, TNTN và KT - XH hệ thống đảo
ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội biển của Lê Đức
An (chủ nhiệm) và nnk trong đề tài KT. 03. 12 - Viện Địa lý, Trung tâm Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Hà Nội- 1995; Chiến lược phát triển
kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Hà Nội - 2005; Các huyện đảo ven bờ Việt Nam tiềm năng và định
hướng phát triển của Phạm Hoàng Hải (chủ biên) và nnk năm 2010 – Viện
Địa Lí, nhà xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ. Những mô hình
phát triển kinh tế hải đảo Việt Nam của Phạm Hoàng Hải năm 2011 - Viện
Địa Lí, nhà xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ; Hệ thống đảo ven
bờ Việt Nam tài nguyên và phát triển của Lê Đức An - Viện Địa Lí, nhà

xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ
- Các công trình nghiên cứu về tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Kiên

5


Giang như: Luận án Tiến Sĩ của tác giả Đào Ngọc Cảnh về Tổ chức lãnh thổ
các địa điểm du lịch tỉnh Kiên Giang năm 2003…
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Quan điểm hệ thống: Huyện đảo Kiên Hải được xem là một hệ thống tự
nhiên, trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên cũng như
giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Do vậy, mỗi thành phần
phải được nghiên cứu trong mối liên hệ với các hiện tượng và thành phần
khác trong hệ thống về không gian, thời gian và động lực phát sinh lãnh thổ.
Quan điểm tổng hợp: Trong công tác nghiên cứu ĐKTN và TNTN
của huyện Kiên Hải cần phải dựa trên cơ sở các kết quả phân tích đồng bộ
và toàn diện. Vì mỗi hệ thống tự nhiên là tập hợp của nhiều yếu tố tự nhiên,
giữa các hợp phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo những quy luật
phát triển riêng. Khi có sự tác động vào một hợp phần hay một bộ phận tự
nhiên nào đó sẽ kéo sự theo thay đổi mang tính dây chuyền của hàng loạt
các yếu tố tự nhiên khác. Điều đó có thể dẫn đến những hậu quả to lớn, có
khi vượt qua ngoài phạm vi không gian lãnh thổ bị tác động. Vì vậy, phải
vận dụng quan điểm này khi nghiên cứu về các ĐKTN và TNTN của huyện
Kiên Hải, đây là một cơ sở quan trọng phục vụ cho việc định hướng và khai
thác lãnh thổ cũng như công tác bảo vệ môi trường.
Quan điểm lãnh thổ: Bất kỳ đối tượng địa lý nào cũng đều gắn với một
không gian lãnh thổ nhất định. Trong không gian lãnh thổ nhất định đó, các
đối tượng địa lý có các quy luật hoạt động riêng, chúng gắn bó và phụ thuộc
rất chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó. Trong mỗi lãnh thổ luôn có sự

phân hóa nội tại và có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh thổ cận kề cả về tự
nhiên cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội. Kiên Hải là một huyện đảo
nằm trong vịnh Rạch Giá, thuộc tỉnh Kiên Giang. Vì vậy mà việc nghiên cứu

6


ĐKTN và TNTN trong nội bộ huyện đảo Kiên Hải cũng phải có sự kiên kết
không gian với nhau, với các đảo xung quanh và đất liền của tỉnh Kiên Giang
cũng như các tỉnh lân cận.
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Mỗi một thể tổng hợp tự nhiên là một
thể thống nhất và hoàn chỉnh, nó có quá trình phát sinh, phát triển và biến
đổi không ngừng. Vì vậy, khi nghiên cứu bất kì lãnh thổ nào cũng cần phải
hiểu rõ về quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi của lãnh thổ đó. Để có
những dự báo, những phương hướng khắc phục kịp thời. Huyện Kiên Hải,
tỉnh Kiên Giang là một huyện đảo luôn chịu những sự tác động không ngừng
của tự nhiên cũng như các hoạt động của con người. Môi trường nơi đây rất
nhạy cảm, do đó trước khi tiến hành khai thác một hoạt động kinh tế nào đó
cần phải phải tiến hành nghiên cứu cẩn trọng, đưa ra những dự báo tác động
đến môi trường và phương án khắc phục.
Quan điểm kinh tế sinh thái: Ứng dụng của quan điểm này là xác định
trước được những mục tiêu cụ thể trong mối quan hệ giữa các ĐKTN và
TNTN với các hoạt động KT – XH. Các quan điểm của kinh tế sinh thái là
cơ sở để các nhà quản lý tiến hành khai thác tài nguyên của lãnh thổ để
hướng đến sự bền vững. Tiềm năng về ĐKTN và TNTN của Kiên Hải là rất
lớn, dựa trên có sở này có thể đưa ra các kế hoạch, chiến lược phát triển
các ngành kinh tế phù hợp và có thể trở thành ngành KT mũi nhọn của
huyện trên cơ sở tiềm năng có sẵn.
Quan điểm phát triển bền vững: Tất cả các lãnh thổ khi tiến hành khai
thác ngành kinh tế đều cần phải đứng trên quan điểm phát triển bền vững.

Như Chủ tịch Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển - Brutland đã
phát biểu năm 1987: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai”. Phát triển bền vững của một quốc gia hay một lãnh thổ
nào đó phải đảm bảo đồng thời bốn yếu tố: kinh tế, xã hội, văn hóa và môi

7


trường. Vì vậy, quan điểm này góp phần rất quan trọng trong đề xuất định
hướng kiến nghị, giải pháp cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường của đề tài nghiên cứu. Đây là tiêu chí hàng đầu cho nghiên cứu
các ĐKTN và TNTN phục vụ cho các mục tiêu cụ thể.
6.2.

Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp bản đồ và Phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS)
- Phương pháp đánh giá tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia

7. Những hướng đóng góp của đề tài
- Xác định sơ đồ phân bố không gian cho một số ngành kinh tế đã lựa chọn
- Đưa ra những kiến nghị định hướng cho việc sử dụng hợp lý TNTN
và bảo vệ môi trường của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
8. Cấu trúc luận văn
- Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, nội dung của đề tài gồm
có 3 chương:
Chương 1: “Cơ sở lý luận nghiên cứu ĐKTN và TNTN phục vụ phát
triển bền vững huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang”

Chương 2: “ĐKTN và TNTNT huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang”
Chương 3: “Định hướng và giải pháp khai thác ĐKTN và TNTN phục
vụ phát triển bền vững huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang”

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐKTN VÀ TNTN PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
a. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên có sẵn như đất,
nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, thủy văn… của một lãnh thổ phân bố
trong một không gian nhất định. Mà con người có thể khai thác để phục vụ
cho nhu cầu của mình.
b. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên là con người, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn có thể sử
dụng để đạt được một mục đích. Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên xuất
hiện trong tự nhiên có thể sử dụng để tạo ra lợi ích. Tài nguyên thiên nhiên là
một đặc tính hoặc một hợp phần của môi trường tự nhiên có giá trị phục vụ
cho nhu cầu con người như đất, nước, động vật, thực vật… tài nguyên thiên
nhiên có giá trị kinh tế và giá trị phi kinh tế [52,54].
Tài nguyên biển bao gồm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật như:
đất, nước, băng nằm trong hoặc nằm dưới một vùng biển và cả động vật
hoang dã sống trong một vùng thường xuyên, tạm thời hoặc theo mùa vụ. Tài
nguyên biển là một phạm trù rộng để chỉ các tài nguyên động vật và thực vật
biển, nước và dòng chảy, đáy biển và bờ biển có chủ thể. Chúng còn bao gồm
các tài nguyên văn hóa có chủ thể, từ xác tàu đắm, đèn biển đến các di chỉ

khảo cổ, lịch sử văn hóa của cộng đồng bản địa. Chủ thể được xác lập để bảo
vệ các vùng có một hoặc nhiều đặc thù tự nhiên và văn hóa. Tài nguyên biển
thường gắn liền với quyền tài phán quốc gia [48].
Tài nguyên thiên nhiên biển, theo cách truyền thống được phân theo

9


các nhóm, các loài khác nhau [12,48]. Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên biển
được chia thành: Tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật; theo khả
năng tái tạo và không tái tạo, tài nguyên tiêu hao và không tiêu hao. Tài
nguyên tái tạo sinh vật như tôm, cá, thực vật ngập mặn… có thể tự phục hồi
nếu không bị khai thác quá mức. Tài nguyên tái tạo phi sinh vật bao gồm đất
và các tài nguyên năng lượng như gió, thủy triều, sóng biển và bức xạ mặt
trời. Tài nguyên không tái tạo điển hình là khoáng sản.
c. Phát triển bền vững
Đây là một khái niệm phổ biến trên toàn thế giới, khái niệm này đề cập
đến các hoạt động kinh tế xã hội hiện tại cũng như các hoạt động kinh tế xã
hội ở tương lai. Đây là sự phát triển mang tính chất lâu dài được cả thế giới
quan tâm, vì điều này liên quan đến sự tồn vong của loài người trên Trái đất.
Khái niệm Phát triển bền vững được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong
Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất
vào tháng 6/ 1992 tại Rio de Janeiro (Braxin) với việc nêu lên 27 nguyên tắc
cơ bản liên quan đến môi trường và PTBV .
Theo tinh thần của Tuyên bố này PTBV tựu trung theo đuổi 3 mục tiêu, có
thể gói gọn trong 12 chữ:" toàn vẹn sinh thái; hiệu quả kinh tế; công bằng xã hội
". Mục tiêu toàn vẹn sinh thái được tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh
học ở mọi cấp bậc, mà căn bản là nguồn gien, các loài và các hệ sinh thái. Hiệu
quả kinh tế là mục tiêu nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mà
bản chất là giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên không tái tạo so với tài nguyên có thể tái

tạo. Mục tiêu công bằng xã hội thể hiện cơ bản ở cách giải quyết vấn đề thừa
hưởng các giá trị về sinh thái và di sản văn hóa trong nội bộ một thế hệ và giữa
các thế hệ, với mục đích cuối cùng là đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến thế hệ mai sau đáp ứng nhu cầu của họ [28].
Về mặt bảo vệ môi trường có thể hiểu PTBV về bản chất là sự phát

10


triển mà môi trường được giữ vững, không bị ô nhiễm. Vì vậy quản lý môi
trường là chìa khóa cho sự phát triển có hiệu quả và bền vững.
Theo UBMT&PTTG (Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế Giới)
đưa ra năm 1987 thì: “Phát triển bền vững là những thế hệ hiện tại cần đáp
ứng nhu cầu của mình mà không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai
đáp ứng nhu cầu của họ” .Phát triển bền vững ở đây không những đáp ứng
những nhu cầu của con người về đời sống xã hội, nâng cao các tiêu chuẩn
sống đảm bảo các quyền bình đẳng và các quyền lợi xã hội khác mà còn phải
bảo vệ sự đa dạng sinh học trên Trái đất, hạn chế sự suy giảm, cạn kiệt các
nguồn tài nguyên đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể phục hồi. Vấn
đề đặt ra ở đây là phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường,
bằng cách nào đó mà nền kinh tế tăng trưởng nhưng môi trường vẫn được
đảm bảo. Như GS. TS Lê Đức An nhận định “Vấn đề then chốt của phát triển
bền vững không phải là sản xuất ít đi mà là sản xuất khác đi”, bên cạnh việc
phát triển kinh tế cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất để
nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng. Môi trường chỉ có thể chứa đựng
những chất thải đến một ngưỡng nhất định nào đó, nếu quá sức chịu đựng thì
môi trường dần dần sẽ suy thoái, thậm chí là có thể bị biến đổi hoàn toàn và
hệ quả tất yếu là các hệ sinh thái sẽ bị diệt vong.
- Bền vững về kinh tế: được thể hiện ở sự ổn định và gia tăng sức sản
xuất. Chỉ tiêu dùng để đánh giá thường là tổng thu nhập quốc dân bình

quân/người/năm.
- Bền vững về tài nguyên thiên nhiên: thể hiện ở việc sử dụng hợp lý
các tài nguyên trên lãnh thổ, trong phạm vi khôi phục và tái tạo được.
- Bền vững về môi trường: các hoạt động phát triển phải đảm bảo sử
dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường, xã hội. Trong
đó đề cao vấn đề bảo vệ môi trường như một điều kiện sống còn.
- Bền vững về mặt xã hội: Xã hội bền vững phải là xã hội trong đó

11


phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội. Nền giáo dục, đào tạo, y tế,
phúc lợi xã hội phải được chăm lo, không ngừng bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa.
d. Bảo vệ môi trường
Ngày nay môi trường đang là một vấn đề mang tính toàn cầu. Từ khi
con người xuất hiện cho đến nay đã không ngừng khai thác tự nhiên để phục
vụ cho những nhu cầu của mình. Khi kinh tế càng phát triển thì môi trường
càng bị hủy hoại đến mức không thể phục hồi, nhiều loài sinh vật đã bị diệt
vong, nhiều tài nguyên đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt điều này ảnh hưởng
mạnh mẽ đến môi trường sinh sống của con người cũng như các loài sinh vật.
Hiên nay môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng trước các hoạt động kinh
tế của con người, nếu con người không chung tay góp sức để bảo vệ môi
trường thì nhất định đến một lúc nào đó sự diệt vong sẽ diễn ra trong một
tương lai không xa.
Báo vệ môi trường là nhũng hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường càng ngày càng tốt hơn, bảo đảm cân bằng sinh
thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả sống do con người và thiên nhiên
gày ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên. Bảo vệ môi trường cũng đồng thời có nghĩa là bảo vệ cho môi trường

bền vững, môi trường không bị ô nhiễm, không bị suy thoái, không gây tai
biến, dáp ứng dược những nhu cầu về tài nguyên và môi trường của hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhũng nhu cầu ấy cho mai sau.
Báo vệ môi trường bền vững không phải là bảo vệ cái bền vững chết cứng,
mà báo vệ cái bền vững động của sự phát triển dộng cùng với sự hiểu biết
luôn được nâng cao; càng phát triển, môi trường càng được báo đám sự bền
vững cùa một cân bằng sinh thái động. Dù môi trường có bị thay dổi do sự
phát triển, nhưng sự thay đổi ấy là một quá trình luôn được bền vững.
e. Kinh tế sinh thái

12


Kinh tế sinh thái là một khái niệm tổng hợp, đề cập đến mối liên hệ
giữa hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế với tầm bao quát, rộng mở và có
liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau.
Các hệ sinh thái ven bờ và những hệ sinh thái đảo là những hệ sinh thái
có tính đa dạng sinh học cao, là nguồn vốn thiên nhiên quí giá cho phát triển
kinh tế biển - đảo nhưng đây lại là những hệ sinh thái mỏng manh, nhạy cảm
dễ bị hủy hoại, suy thoái nếu không có chiến lược và hướng khai thác hợp lý.
Vì vậy khi phát triển kinh tế biển đảo cần phải dựa trên cơ sở của kinh tế sinh
thái, đây là hướng đi để tiến tới phát triển bền vững.
Khi tiến hành nghiên cứu theo định hướng phát triển bền vững cho các
hệ thống biển đảo ven bờ cần phải tiến hành một cách toàn diện, cẩn trọng và
phải dựa trên quan điểm sinh thái bền vững. Tổ chức Hải dương học liên
chính phủ (IOC) đã đưa ra các tiêu chí cho việc nghiên cứu các hệ sinh thái
đảo và vùng biển nông cho mục đích phát triển bền vững với các nội dung
như sau: chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) trên đảo nhất là vùng
nước quanh đảo, các tai biến thiên nhiên và các nguy cơ tiềm ẩn cùng biện
pháp phòng tránh, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên (sinh vật), bảo vệ và phát

triển các hệ sinh thái (đảo, vùng triều, rạn san hô, cỏ biển,…)
1.1.2. Cơ sở lý luận chung về nghiên cứu ĐKTN và TNTN phục vụ phát
triển KT và bảo vệ môi trường lãnh thổ
a. Các điều kiện tự nhiên
Hệ thống đảo – biển có những đặc thù riêng không giống như một lãnh
thổ trên đất liền. Ở đây có mối liên hệ không gian giữa đảo và biển về nhiều
mặt, khu vực ven biển và trên đảo là các điều kiện tạo thành đất, đặc điểm về
nước mặt, nước ngầm, thời tiết, khí hậu, chế độ gió mưa, nhiệt độ, độ ẩm, gió
mùa… Ở vùng biển lại có sự tương tác của các đặc điểm hải văn như sóng,
hải lưu, độ mặn, thủy triều… cùng với các điều kiện thời tiết, khí hậu trên

13


vùng biển.
Hệ thống ven biển – biển – đảo có chung các đặc điểm về thời tiết, khí
hậu của môi trường không khí trên biển đảo. Song trên đảo có những đặc điểm
tự nhiên riêng mà dưới biển không có được và ngược lại dưới biển có những
đặc thù không thấy trên đảo. Vì vậy, khi tiến hành khai thác các điều kiện tự
nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế cần đưa ra các tiêu chí và thống nhất các
tiêu chí này ở một mức độ tương đối cả phần lục địa ven biển, trên các đảo nổi
và dưới biển, có thể lấy các cặp chỉ tiêu độ cao và độ sâu, chỉ tiêu về đa dạng
sinh học trên đảo nổi và dưới biển, chỉ tiêu về dòng chảy trên bờ và dưới biển,
chỉ tiêu về khoáng sản…
Các đảo nổi thường được biển bao quanh nên diện tích đảo nổi chỉ
chiếm một phần rất nhỏ trong không gian biển đảo, do đó các quá trình tự
nhiên của biển thường chiếm ưu thế. Tuy nhiên, các yếu tố tự nhiên trên đảo
lại đóng vai trò quyết định như nguồn nước trên đảo cung cấp cho hoạt động
sống nhưng rất cần thiết cho hoạt động đánh cá, hoặc địa hình vũng vịnh ven
biển và quanh các đảo có ý nghĩa cho việc khai thác nuôi trồng thủy sản và

làm dịch vụ neo đậu tàu thuyền tránh bão, hay độ cao của đảo, hướng núi lại
có ý nghĩa về việc bố trí đèn biển, bố trí các cơ sở hạ tầng chỉ dẫn giao thông,
bố trí xây dựng các bến cảng, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá…
b. Khoảng cách huyện đảo với đất liền và giữa các đảo trong huyện đảo
Các huyện đảo thường phân bố độc lập giữa một vùng biển ngăn cách
với các lãnh thổ khác khoảng vài chục hải lý (huyện đảo Cồn Cỏ, Cô Tô, Lý
Sơn…) đến hàng trăm hải lý (huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa), do đó điều
kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thường rất độc lập không như trên đất liền, có
nhiều đặc thù và lợi thế so sánh cũng như có nhiều sự hạn chế đều có liên
quan trực tiếp đến biển.
Vị trí của hệ thống các đảo và huyện đảo không như nhau, có thể thuận

14


lợi cho mục đích này nhưng lại hạn chế đối với mục đích khai thác kinh tế
khác. Tuy nhiên, nếu đảo càng gần đất liền, gần các vùng kinh tế trọng điểm,
các khu kinh tế mở, khu chế xuất thì càng có lợi thế để phát triển, nhất là phát
triển các ngành dịch vụ cho nhu cầu của các trung tâm kinh tế lớn như: nhu
cầu nghỉ ngơi, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần, du lịch
sinh thái,… huyện đảo Kiên Hải tiếp giáp với các trung tâm kinh tế như: phía
đất liền có thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên, trên biển tiếp giáp với Phú
Quốc (khu kinh tế biển tổng hợp lớn nhất cả nước). Đây là các điều kiện
thuận lợi để huyện Kiên Hải phát triển kinh tế - xã hội.
Các đơn vị hành chính xã của các huyện đảo Kiên Hải không liền kề
với nhau như trên đất liền mà cách xa nhau do các đảo phân bố rải rác nên
phương tiện di chuyển nơi đây chủ yếu là đường thủy mà môi trường nước lại
nhiều tính biến động và rất nhạy cảm. Vùng biển Kiên Hải khá yên bình so
với các vùng biển khác của cả nước, tuy nhiên nơi đây vẫn xuất hiện các tai
biến thiên nhiên như: dông, bão, sóng lớn và tiềm ẩn nguy cơ động đất… vì

vậy cần có những biện pháp phòng tránh để hạn chế tối đa những thiệt hại về
người và của cải. Ở huyện đảo Kiên Hải tuy có những lợi thế nhất định nhưng
bên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều khó khăn. Do đó đòi hỏi phải có những
cách tiếp cận từ nhiều góc độ trong việc nghiên cứu và tiến hành các hoạt
động kinh tế.
c. Vị thế của hệ thống đảo là một nội dung quan trọng và mang tính bắt buộc
khi nghiên cứu về hệ thống đảo – biển
- Vị thế được hiểu ở đây là những lợi thế so sánh về mặt địa lý, về khai
thác các giá trị vật chất và phi vật chất của một đơn vị lãnh thổ nhất định.
Tiềm năng vị thế được biết đến thông qua việc phân tích, đánh giá hoặc khả
năng phát hiện của chủ thể quản lý, chủ sở hữu hoặc các chuyên gia tư vấn
phát triển đối với lãnh thổ đó.
- Tầm quan trọng của các huyện đảo không phải chỉ là vốn tài nguyên

15


mỏng manh của chúng mà chính và chủ yếu là vị thế của chúng. Điều này
không chỉ có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế xã hội mà còn đặc biệt quan
trọng đối với việc bảo vệ an ninh tổ quốc trong xác định đường cơ sở, vùng
lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Một đảo dù diện tích nhỏ nhưng giá trị vị
thế của nó càng tăng lên khi nó càng xa đất liền, càng bao quát được một vùng
biển rộng lớn, càng gần với các tuyến hàng hải quốc tế,… Tiềm năng của
huyện đảo được khẳng định ở vai trò của chúng trong hoạch định biên giới trên
biển và xác định đường cơ sở, tiềm năng dịch vụ hàng hải, đánh bắt hải sản và
du lịch biển – đảo…
- Giá trị kinh tế thu được từ việc khai thác, tận dụng các tiềm năng vị
thế của một đơn vị lãnh thổ cực kỳ lớn. Trên thế giới, có nhiều quốc gia
nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng biết phân tích đúng lợi thế địa lí của đất
nước và đưa ra những chiến lược, chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp đã

đem lại hiệu quả kinh tế hết sức to lớn, đưa đất nước tiến triển vượt bậc. Ví
dụ: đất nước Singapore dựa trên vị trí là một quốc đảo nằm ở eo biển
Malacca, đây là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới nối giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương. Quốc gia nhỏ bé này đã lựa chọn ngành hàng hải
và dịch vụ du lịch làm trọng tâm, mũi nhọn để phát triển. Từ đó đã kéo theo
sự phát triển của các ngành kinh tế khác và Singapore đã trở thành một quốc
gia giàu có và có trình độ dịch vụ cao nhất thế giới.
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Các thông tin từ phân tích tiềm năng vị thế của huyện đảo Kiên Hải
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tổ chức lãnh thổ, quy hoạch phát triển,
lập chiến lược và định hướng sử dụng không gian biển – đảo. Sử dụng không
gian biển – đảo đang là một xu thế lớn của Thế giới và ở Thái Bình Dương thì
Nga, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đang giữ
một vai trò cực kỳ quan trọng. Là một quốc gia ven biển và nằm hệ thống các

16


quốc gia Đông Nam Á, vị thế của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao,
nhất là chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế Thế giới,
đây là điều kiện thuận lợi để huyện Kiên Hải nói riêng và các huyện đảo ven
bờ khác của Việt Nam nói chung phát huy hết vai trò của mình - là những cửa
ngõ để vươn ra khu vực Đông Nam Á và Thế giới trong các kế hoạch, chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của
Việt Nam nói chung trong những năm sắp tới khi mà nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp.
Ngoài ra, vị trí của huyện Kiên Hải còn là điểm mốc để xác định các
yếu tố khí tượng – hải văn trên biển, tham gia vào mạng lưới thông tin khí
tượng, bố trí các hệ thống đèn biển trong mạng lưới hướng dẫn giao thông
trong Vịnh Thái Lan. Bên cạnh đó, vị trí của đảo còn đóng vai trò quan trọng

trong việc lựa chọn điểm neo đậu tàu thuyền tránh bão, bố trí cơ sở tiếp nhận
thông tin cứu hộ và triển khai công tác cứu nạn trong vịnh Thái Lan cũng như
trên Biển Đông…
- Vị thế lãnh thổ của huyện đảo Kiên Hải thể hiện trong sơ đồ tuyến
chính phát triển Kinh tế - xã hội vùng biển trọng điểm tỉnh Kiên Giang
(Tuyến 1: Tp Rạch Giá - tx Hà Tiên – đảo Phú Quốc – Tiên Hải – Thổ Chu.
Tuyến 2: Tp Rạch Giá – Hòn Tre – Hòn Nghệ - Phú Quốc. Tuyến 3: Tp Rạch
Giá – Hòn Tre – An Sơn – Lại Sơn – Thổ Chu.)
a. Sức chứa và khả năng đáp ứng của các đảo về nhu cầu tài nguyên và
điều kiện môi trường.
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng cần phải lưu ý khi tiến hành
nghiên cứu và khai thác lãnh thổ các đảo và hệ thống biển đảo. Do tiềm năng
tài nguyên trên đảo rất hạn chế, nhất là quỹ tài nguyên đất, tiềm năng tài
nguyên nước (kể cả nước mặt và nước ngầm), nguyên – nhiên liệu và năng
lượng cho hoạt động xây dựng, sản xuất và cho hoạt động sống, phần lớn diện

17


tích rừng không chỉ trên đảo có người sinh sống mà ngay cả các đảo kề bên
cũng bị tàn phá do nhu cầu chất đốt đã làm mất đi nguồn thủy sinh cho các
dòng suối và khả năng tích trữ nước ngầm tầng nông trên đảo.
Huyện Kiên Hải có diện tích nhỏ, các đảo phân bố rải rác, địa hình chủ
yếu là đồi núi nên diện tích đất, tài nguyên nước, các nguyên vật liệu, diện
tích rừng… rất hạn chế nên khi tiến hành khai thác kinh tế cần phải có những
phương án và những giải pháp cụ thể.
b. Sự thuận lợi và mức độ an toàn giao thông trên biển
Trên biển giao thông chủ yếu là đường thủy, điều này phụ thuộc rất
nhiều vào địa hình đáy biển, luông lạch ra vào các cảng, bến đỗ, vào các điều
kiện khí tượng - hải văn vùng biển và quan trọng hơn là chất lượng phương

tiện vận chuyển. Vùng biển Kiên Hải nằm trong vịnh Thái Lan đây là vùng
biển hầu như ít gặp sóng to, gió lớn thuyền bè có thể chở khách thuận tiện
suốt cả thời gian trong năm. Hệ thống các cầu cảng, thuyền bè đang được đầu
tư xây dựng để đáp ứng các mục tiêu phát triển KT và đảm bảo ANQP.
Mức độ thuận tiện được tăng lên khi các phương tiện giao thông được
trang bị tốt hơn, năng lực vận chuyển và trang bị an toàn được nâng cao như
hệ thống tàu cao tốc của tư nhân được trang bị hiện đại làm cho mức độ an
toàn được tăng lên cao hơn, rút ngắn được khoảng thời gian khi di chuyển ra
các đảo và có thể hoạt động được trong những trường hợp sóng lớn hơn.
c. Tiềm năng tài nguyên của huyện đảo
Tiềm năng tài nguyên huyện đảo Kiên Hải cũng như các huyện đảo khác
được cấu thành từ nguồn tài nguyên trên đảo và dưới biển. Tiềm năng trên đảo
Hòn Tre, Hòn Sơn Rái và quần đảo Nam Du tuy không lớn so với tiềm năng trên
biển nhưng rất quan trọng. Trong đó quan trọng nhất là tài nguyên nước, tài
nguyên đất, tài nguyên du lịch, tài nguyên khí hậu. Dựa vào những nguồn tài
nguyên này các nhà quản lý sẽ đưa ra những hoạch định, chiến lược phát triển cụ

18


thể cho từng đảo theo từng giai đoạn như đảo Hòn Tre (xã Hòn Tre) được qui
hoạch xây dựng thành trung tâm hành chính của huyện và tập trung phát triển du
lịch, Hòn Sơn Rái (xã Lại Sơn) chú trọng phát triển du lịch và nuôi trồng thủy
sản, quần đảo Nam Du phát triển đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản, phát
triển du lịch, hậu cần nghề cá, các bến cảng, bến tàu đã và đang đầu tư xây dựng.
Nguồn tài nguyên biển quan trọng nhất là những nguồn lợi về cá, tôm,
thân mềm, nhuyễn thể và các nguồn lợi sinh vật khác. Thế mạnh của vùng
biển hải đảo là phát triển nghề nuôi thủy sản theo khu vực quanh các đảo nổi.
Kiên Hải là một trong những huyện đảo với ngư trường rộng lớn nên có thể
phát triển việc khai thác hải sản, chế biến nước mắm, nuôi cá lồng trên biển.

Trữ lượng thủy hải sản vùng biển Kiên Hải – Phú Quốc khá lớn. Hiện nay
nuôi trồng hải sản mới phát triển chưa ngang tầm với tiềm năng và thế mạnh
của huyện.
Tiềm năng tài nguyên sinh vật biển là cơ sở quan trọng để định hướng
phát triển những ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả
môi trường lớn nhất, lâu dài nhất đối với sản xuất ở các huyện đảo là các ngành
ngư nghiệp với trọng tâm là đánh bắt và nuôi trồng đặc sản biển – đây là một
ngành không chiếm diện tích đất nổi nhiều, tiêu thụ nguồn tài nguyên hợp lý và
giải quyết nhiều việc làm và thu nhập cao cho dân cư các huyện đảo.
d. Thiên tai
Biển Đông của Việt Nam là một trong những ổ bão của Thế giới nên có
nhiều thiên tai như: bão nhiệt đới, giông, lốc xuất hiện với tần suất dày đặc
với cường độ mạnh nhất là vào mùa mưa bão. Nhưng vùng biển Tây Nam Bộ
lại khá yên bình so với các vùng khác nhưng không phải vậy mà không có
những thiên tai. Nơi đây thường xuất hiện mưa, dông, thủy triều kết hợp với
bão làm ngập lụt nhiều tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ đã ảnh hưởng không nhỏ
đến các đảo ven bờ trong đó có huyện đảo Kiên Hải. Nhất là khi vào thời gian

19


×