Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH DỊCH vụ THẺ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.99 KB, 33 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

----------

PHÙNG THỊ SAO QUYÊN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI –2016


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thẻ ngân hàng là Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại và
tiện ích, phổ biến rộng rãi trên thế giới. Việc phát triển thị trường thẻ ngân hàng là
một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia với
mục tiêu hạn chế tiền mặt trong lưu thông, thu hút triệt để tiền nhàn rỗi củ các tầng
lớp dân cư, tăng nhanh tốc độ chu chuyển tiền mặt của nền kinh tế, tạo điều kiện


cho người dân được hưởng nhiều tiện ích ngân hàng hiện đại.
Hiện nay, thị trường kinh doanh thẻ đang là một thị trường cạnh tranh gay
gắt, vì thế, để có thể tồn tại, phát triển trong thời gian tới, các ngân hàng cần nhận
rõ được những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với dịch vụ thẻ nhằm tìm
ra những đối sách kinh doanh trong thời gian tới.
Với ý nghĩa trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Xuân Hạng và sự
đồng ý của khoa Sau đại học – Học Viện Ngân Hàng tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ ại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam” làm đề tài bảo vệ luận văn thạc sĩ nhằm tìm ra giải pháp giúp
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nâng cao năng lực cạnh
tranh, gia tăng khoảng cách đối với các đối thủ cạnh tranh khác đang càng trở nên
cấp thiết, có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn việc kinh doanh thẻ của Ngân hàng.
2. Mục tiêu luận văn
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích ưu điểm, hạn chế của hoạt động kinh
doanh dịch vụ thẻ. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và dịch vụ thẻ
ngân hàng.
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh kinh doanh dịch vụ thẻ
của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.


2

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ
thương Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ
của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
- Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương
Việt Nam và một số ngân hàng thương mại khác trên thị trường.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2013 đến năm 2015, dề xuất
định hướng và giải pháp để hực hiện đến năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản về năng lực cạnh
tranh dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại
- Về thực tiễn: Giúp đánh giá khách quan thực trạng năng lực cạnh tranh dịch
vụ thẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nâng cao năng lực
cạnh tranh, gia tăng khoảng cách đối với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời giúp cho
cán bộ lãnh đạo, quản lý nhìn nhận rõ hơn về thế mạnh cũng như những mặt còn
hạn chế và các biện pháp khắc phục những hạn chế này trong các hoạt động đặc biệt
là dịch vụ thẻ thanh toán.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của Ngân hàng
thương mại
- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam


3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ THẺ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN VÀ DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm về thẻ Ngân hàng:
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập về khái niệm thẻ, đặc biệt là
thẻ thanh toán. Trong đó, có 3 quan điểm nổi bật nhất là:
- Quan điểm thứ nhất: thẻ thanh toán là một trong những công cụ được sử
dụng để thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ thay thế cho tiền mặt hoặc có thể được
dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy ATM.
- Quan điểm thứ hai cho rằng thẻ là giao dịch tài chính được phát hành bởi
ngân hàng và các tổ chức tài chính.
- Quan điểm thứ ba lại cho rằng thẻ thanh toán là một phương thức ghi sổ số
tiền cần để thanh toán thông qua các máy móc thiết bị chuyên dùng được lắp đặt tại
các địa điểm chấp nhận thanh toán thẻ.
1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1.3. Phân loại thẻ:
• Theo đặc tính kỹ thuật:
- Thẻ khắc chữ nổi (Embossed Card)
- Thẻ băng từ (Magnatich Card)
- Thẻ thông minh (Smart Card)
• Theo tính chất thanh toán:
- Thẻ ghi nợ (Debit Card) – thẻ loại A
+ Thẻ online
+ Thẻ offline
- Thẻ trả trước (Prepaid card) – thẻ loại B
- Thẻ tín dụng (Credit Card) – thẻ loại C

• Theo phạm vi lãnh thổ:
- Thẻ nội địa
- Thẻ quốc tế
1.1.2. Dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm về dịch vụ thẻ
Dịch vụ thẻ của NHTM là một trong những dịch vụ cơ bản của NHTM cung
cấp tới khách hàng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán và chi tiêu. Dịch vụ thẻ là kết


4

quả của sự phát triển khoa học và công nghệ (đặc biệt là điện tử, tin học viễn thông)
với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa của các hoạt đọng dịch vụ tài chính – ngân
hàng và đặc biệt là sự phát triển mạng lưới toàn cầu của các ngân hàng và sự liên
kết giữa các ngân hàng thành một khối thống nhất trên cơ sở một trung tâm thanh
toán bù trừ.
1.1.2.2. Các chủ thể tham gia dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại:
• Ngân hàng phát hành:
• Chủ thẻ:
• Ngân hàng thanh toán:
• Đơn vị chấp nhận thẻ:
1.1.2.3. Vai trò của dịch vụ thẻ:
a. Đối với ngân hàng:
 Vai trò của dịch vụ thẻ đối với hoạt động huy động vốn của NHTM
 Vai trò của dịch vụ thẻ đối với công tác tín dụng của NHTM:
 Vai trò của dịch vụ thẻ đối với hoạt động thanh toán của NHTM:
 Vai trò của dịch vụ thẻ đối với thu nhập của NHTM:
 Vai trò của dịch vụ thẻ đối với một số hoạt động khác của NHTM:
b. Đối với chủ th
 An toàn

 Nhanh chóng, linh hoạt, thuận tiện
 Được hưởng nhiều dịch vụ đi kèm
c. Đối với ĐVCNT:
 Tăng doanh số bán hàng do thu hút được nhiều khách hàng và hầu hết các
khách hàng có mức chi tiêu cao.
 Tiết kiệm chi phí, dễ quản lý
 An toàn: tránh được rủi ro tiền giả và nguy cơ bị trộm, cướp tiền mặt hay
séc tại đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
 Tăng vòng quay vốn: Khi dữ liệu về giao dịch thanh toán được truyền tới
NHTT, lập tức giá trị giao dịch đó sẽ được ghi Có ngay vào TKTG của đơn vị cung
ứng hàng hóa, dịch vụ.
d. Đối với nền kinh tế:
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ
NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt tồn tại vì
mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi biện pháp để


5

cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với
mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin
cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần để đạt được lợi
nhuận cao nhất cho ngân hàng. Luận án xin đưa ra quan điểm riêng về cạnh tranh
của NHTM là sự ganh đua giữa các ngân hàng thương mại về sản phẩm dịch vụ
cung ứng để tồn tại và phát triển mở rộng thêm thị phần, nâng cao uy tín và lợi thế
ủa ngân hàng trên thương trường nhằm mục tiêu gia tăng thêm nhiều lợi nhuận, tạo
được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thị trường.
Với những đặc điểm chuyên biệt của mình của tất cả các dịch vụ của ngân

hàng thương mại nói chung và cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ nói riêng đều có những
đặc thù nhất định:
- Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ có liên quan đến hoạt động chi
tiêu, thanh toán, mua bán trên thị trường hay nói cách khác nó ảnh hưởng đến việc
lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế. Do đó:
- Thứ hai, với đặc thù nền kinh tế Việt Nam, sản phẩm dịch vụ thẻ là một
dịch vụ chưa thực sử phổ biến như các nước phát triển khác. Vì vậy:
- Thứ ba, kinh doanh thẻ cũng là một trong những lính vực kinh doanh của
ngân hàng và đương nhiên có liên quan đến tiền tệ, mà tiền tệ là một công vụ được
Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Do đó, đối tượng này được Nhà
nước kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh của NHTM ngoài tuân thủ các quy
định chung của pháp luật còn chịu sự chi phối bởi hệ thống luật pháp riêng cho
NHTM và chính sách tiền tệ của NHTW.
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ:
1.2.3. Nội dung năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại:
- NHTM cần có hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới chi nhánh rộng và liên
thông với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳ vị trí địa lý nào.
- NHTM phải xây dựng được uy tín tạo được sự tin tưởng đối với khách
hàng vì bất kỳ một sự khó khăng nào của NHTM cũng có thể dẫn đến sự suy sụp
của nhiều chủ thể có liên quan.


6

- Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thể
hiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Yêu cầu đối với đội ngũ nhân
viên ngân hàng là phải tạo được sự tin tưởng vơi skhacsh hàng bằng kiến thức,
phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tư vấn và đôi khi cả yếu
tố hình thể.
- Dịch vụ thẻ đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc

biệt quan trọng là có tính an toàn cao đòi hỏi ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững
chắc, hệ thống công nghệ hiện đại. Hơn nữa, số lượng thông tin,dữ liệu của khách hàng
là cực kỳ lớn nên yêu cầu NHTM phải có hệ thống lưu trữ, quản lý toàn bộ các thông
tin này một cách đầy đủ mà vẫn có khả năng truy xuất một cách dễ dàng.
- Ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyên nghiệp, năng lực tài chính vững
mạnh cũng như có khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo
kinh doanh an toàn, hiệu quả.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động thẻ của NHTM
a. Các tiêu chí định lượng:
- Thị phần, khả năng duy trì và mở rộng dịch vụ:
+ Thị phần tuyệt đối:
Thị phần tuyệt đối
dịch vụ thẻ của Ngân

Số lượng sản phẩm dịch vụ thẻ của Ngân
=

hàng A

hàng A
Tổng sản lượng dịch vụ thẻ của thị

x 100%

trường
(theo sản lượng)
Thị phần tuyệt đối
dịch vụ thẻ của Ngân

=


Doanh thu dịch vụ thẻ của Ngân hàng A
Tổng doanh thu dịch vụ thẻ của thị

x 100%

trường
(theo doanh thu)
(Giả định Ngân hàng A là một NHTM có kinh doanh dịch vụ thẻ trên thị trường)
+ Thị phần tương đối
Thị phần tương đối
dịch vụ thẻ của Ngân
hàng A

Số lượng sản phẩm dịch vụ thẻ của Ngân
=

hàng A
Sản lượng dịch vụ thẻ bán ra của đối thủ
cạnh tranh

x 100%


7

(theo sản lượng)
Thị phần tương đối
dịch vụ thẻ của Ngân


=

Doanh thu dịch vụ thẻ của Ngân hàng A
Doanh thu dịch vụ thẻ của đối thủ cạnh

x
100%

tranh
(theo doanh thu)
- Giá bán sản phẩm, dịch vụ:
- Sản lượng: sản lương của ngân hàng thương mại trong dịch vụ thẻ được
thể hiện bằng các chỉ tiêu sau:
+ Số lượng thẻ, cơ cấu các loại thẻ đã phát hành và tốc độ tăng trưởng hàng
năm: số lượng thẻ là tổng số thẻ được phát hành và đưa vào sử dụng.
+ Tổng số dư tiền gửi trong tài khoản thẻ: để có thể sử dụng thẻ của ngân
hàng thì người sử dụng thẻ phải có tài khoản và có số dư tài khoản nhất định, khoản
tiền gửi thanh toán này được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
+ Doanh số thanh toán bằng thẻ
- Doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng thương mại trong dịch vụ thẻ được
thể hiện bằng các tiêu chí sau:
+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ
+ Chi phí cho hoạt động kinh doanh thẻ
+ Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thẻ: được xác định bằng chênh lệch giữa
doanh thu hoạt động kinh doanh thẻ trừ đi chi phí cho hoạt động kinh doanh thẻ.
b. Các tiêu chí định tính:
- Uy tín thương hiệu
- Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ
- Nguồn nhân lực.
- Công nghệ

- Chiến lược cạnh tranh
- Khả năng cải tiến
- Chất lượng
- Khả năng thích nghi
- Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ
- Hoạt động marketing


8

- Quản lý quan hệ khách hàng
- Sự hài lòng của khách hàng: khách hàng là yếu tố làm nên thành công của
bất kỳ doanh nghiệp nào.
- Giá trị tạo ra
- Sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
DỊCH VỤ THẺ
1.3.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng:
1.3.1.1.
1.3.1.2.
1.3.1.3.
1.3.1.4.
1.3.1.5.
1.3.1.6.

Cơ sở hạ tầng:
Công tác hậu cần:
Năng lực quản trị marketing:
Trình độ đội ngũ cán bộ làm dịch vụ thẻ:
Năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng:

Định hướng phát triển của ngân hàng.

1.3.2. Nhân tố bên ngoài ngân hàng:
1.3.2.1.

Môi trường dân cư:

1.3.2.2.
1.3.2.3.
1.3.2.4.
1.3.2.5.

Môi trường kinh tế.
Môi trường cạnh tranh.
Môi trường công nghệ.
Môi trường pháp lý.

Kết luật Chương 1


9

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ THẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một trong những
ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất trên khắp cả nước, trong đó

Hội sở chính được đặt tại 191 Bà triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Về quy mô, hiện nay Techcombank đang sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa
dạng và rộng khắp với 315 chi nhánh và 1229 máy ATM trên toàn quốc cùng với hệ
thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất. Ngoài ra, Techcombank còn được
dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý tài năng có bề dày kinh nghiệm tài chính chuyên
nghiệp cấp đa quốc gia và một lực lượng nhân sự lên tới trên 7000 nhân viên được
đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu của Ngân hàng – Trở thành
Ngân hàng tốt nhất va Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Techcombank cũng đã xúc tiến việc nâng cấp hệ thống corebanking T24R06
Theo đó, Techcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được
Financial Insights công nhận thành tựu về ứng đụng công nghệ đi đầu trong giải
pháp phát triển thị trường.
Nhận giải thường “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Service 2007” – giải
thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu iểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương
mại Dịch vụ mà Việt nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương
trao tặng.


10
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1:Cơ cáu tổ chức và chức năng nhiệm vụ chung tại cấp khối trong hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2207/QĐ-HĐQT, ngày 16/12/2013)


11

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh:
Theo báo cáo kết quả kinhdoanh chưa kiểm toán năm 2015, lợi nhuận trước
thuế hợp nhất của Techcombank đạt 2.307 tỷ đồng, tăng 43,8% so với năm 2014. Thu
nhập lãi thuần tăng 22,8% so với năm 2014 nhờ tăng trưởng tín dụng đạt gần 30%.

Đáng chú ý, thu nhập từ hoạt động dịch vụ và phí tăng 11,2% trong năm 2015 lên
1,139 tỷ đồng, phản ánh định hướng chiến lược của Techcombank ngày càng chú trọng
nhiều hơn từ các dịch vụ gia tăng với các nguồn thu từ phí và các dịch vụ khác.
Tổng thu nhập tăng trong chi phí hoạt đọng tiếp tục được kiểm soát hợp lý và
hiệu quả hoạt động cao hơn đã giúp tỷ lệ chi phí/thu nhập giảm năm thứ hai liên
tiếp từ 47,2% trong năm 2014 xuống 39,5% trong năm 2015. Tỷ suất lợi nhuận ròng
trên tổng tài srn bình quân (ROA) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân
(ROE) lần lượt là 0.9% và 10.1%.
Tổng tài sản của Techcombank tăng từ 175.902 tỷ đồng vào năm 2014 lên
mức 192.009 tỷ đồng vào năm 2015, tương đương 9,2%, Huy động từ khách hàng
tăng 8.0%, đạt 142.240 tỷ đồng trong khi đó dư nợ cho vay khách hàng là 111.626
tỷ đồng, tăng 31.318 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức
14,7%, cao hơn nhiều so với mức an toàn 9,0% theo quy định của NHNN>
Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ và hiệu quả nhằm kiểm soát nợ
xấu hiện tại cũng như ngắn ngừa nợ xấu mới, tỷ lệ nợ xấu tại thwoif ddiemr cuối
năm 2015 giảm xuống 1,67% từ 2,38% vào cuối năm 2014.
Tehcombank vẫn duy trì lợi thế là một trong các ngân hàng thương mại có cơ
sở khách hàng và mạng lưới giao dịch lớn với 312 chi nhánh và phòng giao dịch,
hơn 1.200 máy ATM và 1.600 điểm giao dịch phục vụ hơn 4 triệu khách hàng cá
nhân, hơn 102.000 khách hàng doanh nghiệp.
Trên cơ sở nền kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính – ngân hàng ổn định, với
kết quả tích cực năm 2015, Techcomank tiếp tục khẳng định vị thế của một trong
các NHTMCP hàng đầu Việt Nam, với chất lượng tín dụng và dịch vụ khách hàng
không ngừng được cải thiện đồng hành cùng các sản phẩm, tiện ích vượt trội, có
khả năng đáp ứng nhu cầu linh hoạt của tất cả các khách hàng.
2.1.3.1. Công tác huy động vốn:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn từ 2013 đến 2015.
(đvt: triệu VNĐ)



12

Cơ cấu
nguồn

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

vốn
Tổng
1Theo loại tiền tệ
VND
111.150.301
Ngoại tệ
13.402.691
Tổng

124.552.992

Tổng

Tỷ trọng

Tổng

89%
11%


126.553.795
5.700.088
132.253.88

96%
4%

133.421.728
16.897.025

89%
11%

100%

150.318.753

100%

45.538.685

37%

56.722.015

38%

79.005.307


63%

93.596.738

62%

100%

150.318.753

100%

100%

2Theo hình thức huy động
TG của tổ
51.200.604
39%
chức
TG cá
81.053.279
61%
nhân
Tổng

124.552.992

3Theo kỳ hạn
TG không
20.502.000

kỳ hạn
TG có kỳ
104.050.992
hạn
Tổng

124.552.992

Tỷ

Tỷ trọng

100%

3

132.253.88
3

trọng

17%

22.482.390

16%

29.564.587

20%


83%

109.771.493

84%

120.754.166

80%

100%

132.253.88

100%
150.318.753
3
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013-2015 của NHTM CP Kỹ thương VN)

100%


13

2.1.3.2. Sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng được thể hiện rõ qua bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2013-2015.
(đvt: triệu VNĐ)
Năm 2013

Số dư
%
1- Phân theo thời gian cho vay gốc
Ngắn hạn
35.073.969
50%
Chỉ tiêu

Trung hạn

19.421.234

28%

Năm 2014
Số dư
%

Năm 2015
Số dư
%

33.790.244

42%

29.938.853

27%


27.326.600

34%

45.690.256

41%

24%
100%

35.996.663
111.625.772

32%
100%

62%

62.056.029

56%

38%

49.569.743

44%

100%


111.625.772

100%

95.23%

108.011.527

96.76%

2.38%

1.750.539

1.57%

0.66%

309.301

0.28%

0.41%

537.739

0.48%

1.016.666


0.91%
100%

Dài hạn
15.779.716
19.190.723
22%
Tổng
70.274.919
100%
80.397.567
2- Phân theo nhóm ngành nghề kinh doanh
Cho vay các
tổ chức kinh 47.423.467
49.494.471
67%
tế
Cho vay cá
22.851.452
30.903.096
33%
nhân
Tổng
70.274.919
100%
80.397.567
3- Phân theo chất lượng nợ cho vay
Nợ đủ tiêu
63.736.184

76.478.617
chuẩn
90.70%
Nợ cần chú ý 3.972.491
5.65%
1.915.114
Nợ dưới tiêu
447.898
532.325
chuẩn
0.64%
Nợ nghi ngờ 1.128.849
1.61%
326.336
Nợ có khả
989.497
1.055.175
năng mất vốn
1.41%
Tổng
70.274.919
100%
80.397.567

1.31%
100%

111.625.772

2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác

Bên cạnh hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng, Techcombank cũng
đặc biệt quan tâm đến các mảng hoạt động khác như: Thu dịch vụ Ngân hàng, các chỉ
tiêu thẻ, hoạt động bảo hiểm, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ…nên kết quả thu
được là rất khả quan, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng và đạt kế hoạch đề ra. Các hoạt động
này đều mang lại hiệu quả cao và có tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu lợi nhuận của toàn
hàng, điều đó phù hợp với xu thế đóng góp cho hoạt động kinh doanh là rất quan trọng.


14

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh các dịch vụ khác giai đoạn 2013 -2015
Chỉ tiêu
ĐV tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Thu nhập từ hoạt động
bảo lãnh
triệu đồng
100.525
98.711
149.065
Thu nhập từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối và
vàng
nghìn USD
872.712
919.655 1.677.845
Doanh số chi trả kiều hối nghìn USD
10.603
11.999
12.229
5. Doanh số bảo lãnh

trong nước
triệu đồng
134.686
180.056
219.562
6. Doanh số tài trợ thương
mại
nghìn USD
24.032
361.006
617.922
- Doanh số thanh toán xuất
khẩu
nghìn USD
18.188
349.735
605.746
- Doanh số thanh toán nhập
khẩu
nghìn USD
5.844
11.271
12.176
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013-2015 của NHTM CP Kỹ thương Việt Nam)
2.1.3.4. Kết quả kinh doanh:
- Tình hình lợi nhuận của Techcombank:
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu


2013
Số tiền

2014
Số tiền

2015
% tăng
trưởng
114.6%
109.2%

Số tiền

% tăng
trưởng
103.4%
100.4%

Thu nhập
11.281.396
12.931.617
13.374.087
Chi phí
10.317.951
11.272.813
11.326.110
Lợi nhuận
963.445
1.658.804

172.2%
2.047.977
123.4%
trước thuế
Lợi nhuận sau
744.310
1.323.641
177.8%
1.539.960
116.4%
thuế
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013-2015 của NHTM CP Kỹ thương Việt Nam)
- Các hệ số tài chính cơ bản:
Bảng 2.5: Báo cáo các chỉ số tài chính cơ bản giao đoạn 2013 -2015.
Chỉ tiêu
ROA
ROE
Tỷ lệ an toàn
vốn

2013
0.39%
4.77%

2014
0.63%
7.4%

2015
0.86%

9.73%

14.03%

15.65%

14.74%


15

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013-2015 của NHTM CP Kỹ thương Việt Nam)
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình chung về thị trường thẻ Việt Nam:
Thị trường thẻ Việt nam xuất hiện những sản phẩm thẻ đầu tiên từ năm 1993
do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc
của thị trường thẻ Việt Nam. Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp
với thị trường Việt Nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong
thời gian qua.
Tiên phong đi đầu là Vietcombank với việc phát hành thẻ Connect 24 và
triển khai hệ thống VCB – ATM.
Hệ thống ATM của các Ngân hàng mỗi năm cũng tăng lên nhanh chóng.
Sau gần 20 năm hoạt động, thị trường thẻ của Việt Nam đã có những bước
khởi sắc rõ rệt. Doanh số thẻ tăng nhanh qua các năm, số lượng thẻ phát hành cũng
gia tăng mạnh và thu hút được ngày càng nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường,
sự ra đời của nhiều sản phẩm thẻ tiện ích đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển
của thị trường Thẻ Viết Nam.
Việc ra đời 3 liên minh thẻ, kết nối giữa các mạng lưới của các ngân hàng là
xu thế tất yếu để các ngân hàng cùng tồn tại và phát triển, tạo nên một hệ thống thẻ

lớn mạnh sẽ được kết nối trong toàn quốc nhằm tạo cho khách hàng có mạng lưới
rộng, có thể thanh toán được mọi lúc, mọi nơi. Mối liên kết này sẽ tạo sức mạnh
cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong điều kiện kinh tế mở hiện nay.
2.2.2. Sự phát triển của dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ
thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam gia nhập vào thị trưởng thẻ chính
thức sau khi ký kết Hợp đồng Ngân hàng Đại lý phát hành và thanh toán thẻ số
01/2003 VCB-TCB/HĐKT ngày 27/09/2003 với Ngân hàng Ngoại thương. Theo
hợp đồng này thì Techcombank sẽ trở thành ngân hàng đại lý thanh toán thẻ


16

Connect24 và các thẻ tín dụng Quốc tế và thẻ Debit quốc tế do Ngân hàng Ngoại
thương và các ngân hàng khác trong liên minh thẻ phát hành.
Từ ngày 16 tháng 4 năm 2006, Techcombank đã chính thức trở thành các hội
viên của Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (theo quyết định số 87/2006-CQTT
ngày 14 /4/2006 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam). Việc trở thành hội viên của
Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam giúp Techcombank đóng góp nhiều hơn nữa vào nỗ
lực đẩy mạnh hoạt động phát triển thanh toán thẻ, học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ
cũng như sự hỗ trợ từ Hiệp hội các Ngân hàng bạn để đưa ra hoạt động thanh toán
thẻ của Techcombank ngày càng phát triển.
2.2.3. Hoạt động thanh toán thẻ
Là một trong những ngân hàng tiên phong trong thị trường thẻ Techcombank
luôn chú trọng vào công tác hiện đại hóa ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động
thanh toán thẻ. Vì đây là hoạt động đòi hỏi công nghệ cao, hiện đại để làm bật lên
được tính ưu việt của thẻ thanh toán nhằm thu hút khách hàng. Chính vì lý do đó mà
ngay từ năm 2003, Techcombank đã kết thúc thành công giai đoạn một dự án triển
khai hệ thống phần mềm ngân hàng GLOBUS trên toàn bọ mạng lưới các chi
nhánh, phòng giao dịch của mình. Đây là một hệ thống quản trị ngân hàng tập trung

trực tuyến hàng đầu trên thế giới do tập đoàn Temenos của Thụy Sỹ phát triển và
lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam. Điểm nổi bật của GLOBUS là khả năng tíc
hợp các module chức năng đa dạng như tín dụng, tiền gửi, quản lý nguồn vốn, giao
dịch ngoại hối… và khả năng tương thích với các chuẩn ngân hàng trên thế giới như
hệ thống thanh toán điện tử SWIFT, các kênh thanh toán Internet Banking, ATM….
2.2.4. Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
* F@st Access


17

- Tính năng và lợi ích:
+ Thuận tiện khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại tất cả các ĐVCNT của
Techcombank và nhiều Ngân hàng khác, thanh toán trực tuyến qua Internet
+ Theo dõi biến động tài khoản mọi lúc, mọi nơi với dịch vụ SMS Banking
và cơ hội sử dụng nhiều tiện ích khác như: Chuyển khoản, nạp tiền thuê bao di động
trả trước, thanh toán cước thuê bao di động trả sau,…
+ Dịch vụ Internetbanking và Mobile Banking tiện ích chuyển khoản trực
tuyến. thanh toán hàng hóa online.
*Techcombank Visa Debit

- Tiện ích và ưu đãi:
+ Khách hàng có thể sử dụng thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa
Debit tại hàng triệu điểm chấp nhận thẻ, website và ATM mang logo Visa tại Việt
Nam và trên toàn thế giới.
+ Dễ dàng theo dõi và quản lý việc chi tiêu của người thân thông qua việc
phát hành thẻ phụ.
+ Theo dõi biên động tài khoản mọi lúc mọ nơi với dịch vụ Techcombank
Homebanking, dịch vụ ngân hàng trực tuyến F@st i-Bank, dịch vụ thanh toán qua



18

tín nhắn điện thoại di đông F@st Mobipay… Ngoài ra khách hàng còn được trợ
giúp mọi lúc mọi nơi với Dịch vụ khách hàng Techcombank 24/7.
+ Được hưởng ưu đãi giảm giá thanh toán khi giao dịch tại hệ thống đơn vị
chấp nhận thẻ thanh toán quốc tế Visa Debit có hợp tác với Techcombank.
*Techcombank Visa Credit

- Tiện ích sản phẩm:
+Khách hàng có thể ứng tiền mặt tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch và
các điểm ứng tiền mặt khác trên phạm vi toàn cầu (VND trên lãnh thổ Việt nam và
ngoại tệ tại các nước trên thế giới)
+ Khách hàng được hưởng lãi suất cho vay thẻ tín dụng cạnh tranh và được
miễn lãi cho các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ lên tới 45 ngày khi thanh
toán toàn bộ dư nợ vào ngày đến hạn thanh toán.
+ Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá tại các đơn vị
liên kết với Techcombank, các chương trình mua trả góp cho các sản phẩm điện tử,
điện lạnh tạo các siêu thị điện máy
*Thẻ đồng thương hiệu Vietnam Airlines Techcombank Visa :

- Tiện ích và ưu đãi:


19

+ tích lũy dặm thưởng Bông Sen vàng khi chi tiêu bằng thẻ. Cơ hội đăng ký trở
thành hội viên của Bông Sen Vàng và được sử dung các dịch vụ cao cấp tại sân bay.
+ Ưu đãi bảo hiểm du lịch toàn câu lên tới 500,000 USD đối với khách hàng
hạng Platinum.

+ Chương trình Techcombank Smile với các món quà khuyến mãi diễn ra
liên tục trong cả năm tại nhiều điểm chấp nhận thẻ
*Thẻ tín dụng Dream Card:

-Tiện ích và ưu đãi:
+ Được Techcombank cấp hạn mức tín dụng hoàn toàn tín chấp để rút tiền và
thanh toán tại hàng triệu ATM, website và đơn vị chấp nhận thẻ tại Việt Nam và
trên toàn thế giới
+ Hạn mức rút tiền cao (bằng hạn mức tín dụng được Techcombank cấp)
+ Dễ dàng đáp ứng nhu cầu cần tiền đột xuất của khách hàng 24/7 mọi lúc
mọi nơi
+ Dễ dàng theo dõi và quản lý việc chi tiêu: sao kê được gửi theo nhiều hình
thức: email, SMS, chuyển phát bảo đảm; gửi tin nhắn miễn phí thông báo giao dịch
thẻ, thông tin cảnh báo miễn phí khi thẻ có dấu hiệu bị gian lận/giả mạo.
+ Thường xuyên có các chương trình khuyến mại, đem lại những món quà
bất ngờ và ý nghĩa với chủ thẻ
+ Hưởng ưu đãi giảm giá khi thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ có hợp
tác với Techcombank
+ Dễ dàng theo dõi và quản lý hiệu quả việc chi tiêu của người thân thông
qua phát hành thẻ phụ.


20

2.2.5. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ:
2.2.5.1. Tổng hợp tình hình hoạt động phát hành thẻ:
- Tổng số lượng thẻ phát hành tính đến hết năm 2015:
Bảng 2.6: Báo cáo kết quả phát hành thẻ đến hết năm 2015.
Thẻ F@st Access


Visa Debit

Visa Credit

Thẻ Dream Card

Tổng

1,370,164

414,648

119,370

78,617

1,982,799

(nguồn: Theo báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của NH TMCP Kỹ thương VN)
2.2.5.2. Hoạt động thanh toán thẻ:
Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank phân ra theo dòng sản
phẩm cung cấp như sau:
Bảng 2.7 – 2.9: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ theo dòng sản phẩm giai
đoạn 2013 – 2015.
- Thẻ F@st Access
2013
2014
2015
Mục
% tăng

Giá trị
Giá trị
% tăng trưởng
Giá trị
trưởng
Số
lượng
15,860,280
17,246,632
108.7%
19,364,642
112.3%
giao dịch
Số dư cuối
kỳ
trung
3,104,567
3,324,597
107.1%
3,909,664
117.6%
bình (trđ)
Thu nhập
từ phí (tỷ
45.6
59.7
122.6%
73.2
130.9%
đồng)

Chi phí
(18.6)
(19.9)
106.9%
(21.6)
108.5%
Tổng
thu
nhập
(tỷ
27
39.76
147%
51.6
129.8%
đồng)


21

Mục

Thẻ tín dụng
2013

Số lượng giao
1,344,354
dịch
Số dư cuối kỳ
trung

bình
401,247
(trđ)
Thu nhập từ
lãi suất (tỷ
298.7
đồng)
Thu nhập từ
48
phí (tỷ đồng)
Tổng
thu
nhập
(tỷ
346.7
đồng)
Giá trị chi
tiêu
trung
(1,046.2)
bình
Thẻ Visa Debit
Mục
2013

Số lượng
5,957,435
giao dịch
Số dư cuối
kỳ trung bình

1,089,879
(trđ)
Thu nhập từ
68.6
phí (tỷ đồng)
Chi phí
(28.7)
Tổng thu
nhập (tỷ
39.9
đồng)
Thẻ Dream Card
Mục

2014

2015

Giá trị

% tăng
trưởng

Giá trị

% tăng
trưởng

1,888,400


140.5%

2,400,753

127.1%

470,082

117.16%

629,126

133.8%

382.2

127.95%

444.4

116.3%

66

137.5%

84

127.3%


448.2

129.3%

501.6

111.9%

(1,250.7)

119.5%

(1,445.2)

115.5%

2014

2015

Giá trị

% tăng
trưởng

Giá trị

% tăng
trưởng


6,468,947

108.6%

6,891,795

106.5%

1,575,783

144.6%

1,781,368

113%

80.1

116.7%

99.6

124.3%

(31.9)

111.1%

(43.2)


48.2

120.8%

57.1

2014

2015


22

Số lượng giao dịch
Số dư cuối kỳ trung
bình (trđ)
Thu nhập từ phí (tỷ
đồng)
Tổng thu nhập (tỷ
đồng)
Giá trị chi tiêu trung

Giá trị
162,629

Giá trị
530,791

24,043


56,409

1.89

14.3

17.25

120.77

% tăng trưởng
226.4%
134.6%
656.6%
600.1%

(60.5)
(311.2)
bình
414.4%
(Nguồn: Theo báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của NH TMCP Kỹ thương VN)

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.3.1. Phân tích năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ theo các tiêu chí
2.3.1.1. Các tiêu chí định lượng:
- Thị phần, khả năng duy trì và mở rộng dịch vụ:
Hiện nay, trên thị trường thẻ, thị phần dịch vụ thẻ ngân hàng được xác định
như sau:
Bảng 2.10: Thị phần kinh doanh thẻ của một số NHTM

Vietinbank
16%

BIDV
Agribank
VCB
TCB
NH Khác
13%
19%
16%
10%
26%
(Nguồn: Báo cáo của các ngân hàng thương mại)

- Giá bản sản phẩm, dịch vụ:
Để phân tích về năng lực cạnh tranh trong việc so sánh các loại phí dịch vụ
thẻ của Techcombank, có thể so sánh với một số đối thủ cạnh tranh lớn và có quy
mô thị phần tương đương. Tác giả lấy ví dụ về biểu phí dịch vụ thẻ của Vietinbank
và Sacombankđể so sánh với TCB:

Tổng
100%


23

Bảng 2.11: So sánh các mức phí dịch vụ thẻ của một số ngân hàng trên thị trường
Dịch vụ
I. Phí dịch vụ thẻ

nội địa
1.1. Phát hành lần
đầu
1.2. Phát hành lại
1.3. Thường niên
1.4. Rút tiền mặt

1.5. Chuyển khoản

II. Phí dịch vụ thẻ
quốc tế

Techcombank

100.000 VNĐ
Từ 50.000 VNĐ - 100.000 VNĐ
60.000 VNĐ
Tại ATM của Techcombank:
- đối với thẻ không phát hành theo
gói: 2.000 VNĐ/giao dịch
- đối với thẻ phát hành theo gói tài
khoản không trả lương: 1.000
VNĐ/giao dịch
- đối với thẻ phát hành theo gói tài
khoản trả lương: miễn phí
Tại ATM của NH khác: 3.000
VNĐ/giao dịch
phí chuyển tiền đi tài khoản
Techcombank bằng ATM
TECHCOMBANK: 1.000 VNĐ/giao

dịch
Phí chuyển tiền liên ngân hàng qua
ATM Techcombank: 10.000
VNĐ/giao dịch

Vietinbank

Từ 50.000 - 110.000 VND
Từ 0 - 110.000 VND
Từ 39.600 VND - 66.000 VND
Tại ATM của Vietinbank:
- trong hạn mức 1.000.000 VND của
thẻ/ngày: miễn phí
- Vượt hạn mức 1.000.000 VND
/ngày: 1.100 VND/giao dịch
- Tại quầy và máy EDC: 0.06%/tổng
số tiền rút
- Rút vượt hạn mức: 0.055%/tổng số
tiền rút
phí chuyển tiền đi tài khoản
Vietinbank bằng ATM Vietinbank:
1.000 VNĐ/giao dịch
Phí chuyển tiền liên ngân hàng qua
ATM Vietinbank: 11.000 VNĐ/giao
dịch

Sacombank

99.000 VND
Từ 49.000 - 199.000 VND

Tại ATM của Sacombank:
1.000 VND/giao dịch
Tại ATM của NH khác: 3.000
VNĐ/giao dịch

phí chuyển tiền đi tài khoản
Sacombank bằng ATM Sacombank:
2.000 VNĐ/giao dịch
Phí chuyển tiền liên ngân hàng qua
ATM Sacombank: 11.000 VNĐ/giao
dịch


24

2.1.Thẻ ghi nợ
quốc tế
2.1.1. Phát hành thẻ
2.1.2. Phát hành lại
2.1..3. Phí thường
niên
2.1..4. Rút tiền mặt

Từ 100.000 VND - 150.000 VND
Từ 50.000 VND - 200.000 VND
Từ 150.000 VND - 590.000 VND

Từ 50.000 VND - 300.000 VND
Từ 40.000 VND - 80.000 VND
Từ 66.000 VND - 132.000 VND


Miễn phí
99.000 VND
Từ 149.000 VND - 249.000 VND

Tại ATM của Techcombank:
- đối với thẻ không phát hành theo
gói: 2.000 VNĐ/giao dịch
- đối với thẻ phát hành theo gói tài
khoản không trả lương: 1.000
VNĐ/giao dịch
- đối với thẻ phát hành theo gói tài
khoản trả lương: miễn phí
Tại ATM của NH khác:
- tại Việt Nam: 9.900 VNĐ/giao dịch
- ngoài Việt Nam: 4%*giá trị giao
dịch
2.1.5. Chuyển khoán
Phí chuyển tiền đi tài khoản
Techcombank bằng ATM
TECHCOMBANK: miễn phí
Phí chuyển tiền liên ngân hàng qua
ATM Techcombank tại Việt Nam:
10.000 VNĐ/giao dịch
Phí chuyển tiền liên ngân hàng qua
ATM Techcombank ngoài Việt Nam:
10.000 VNĐ/giao dịch
2.2. Thẻ tín dụng

Tại ATM cửa Vietinbank: miễn

phí
Tại ATM của tổ chức khác:
- tại Việt Nam: 10.000 VND/giao
dịch
- ngoài Việt Nam: 4%* số tiền giao
dịch

Tại ATM của Sacombank:
1.000 VND/giao dịch
Tại ATM của NH khác:
-tại Việt Nam:3.000 VNĐ/giao dịch
- ngoài Việt Nam: 4% tối thiểu
60.000 VND

Trong hạn mức 5 triệu/ngày:
miễn phí
Vượt hạn mức: 0.06%/số tiền giao
dịch, tối thiểu 3.300/gd

Trong hệ thống: 2.000 VND
Ngoài hệ thống: 3.000 VND


×