t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
MỤC LỤC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
Trang 1
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
CHẤT LƯỢNG LUẬN TỘI CỦA KIỂM SÁT VIÊN
TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ
----
PHẦN MỞ ĐẦU
1 - Lý do chọn đề tài:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trong các phiên toà
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Kiểm sát viên thực hiện hai chức năng: Thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình
sự. Hoạt động thực hành quyền công tố, trong đó có hoạt động tranh luận của
Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự bao gồm: Đối đáp với bị cáo, người
bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, trình bày lời luận tội. Trong
những năm gần đây hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm
hình sự đã có nhiều chuyển biến tích cực, kỹ năng xây dựng bản luận tội của
Kiểm sát viên ngày càng có nhiều tiến bộ tích cực. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên
thực hành quyền công tố đã thể hiện được bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của mình, giúp Hội đồng xét xử xử đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, không để xảy ra tình trạng oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Đồng thời,
giúp cho những người tham gia phiên tòa hiểu rõ sự thật khách quan của vụ án,
hiểu rõ đường lối, chính sách pháp luật hình sự của Đảng và Nhà nước. Tuy
nhiên, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vẫn còn
nhiều khuyết điểm tồn tại. Để góp phần vào việc nghiên cứu đưa ra bản luận tội
đạt yêu cầu trong tiến trình cải cách tư pháp. Tôi chọn chuyên đề “Thực trạng
và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét
xử sơ thẩm hình sự” Theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính Trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác tư pháp trong thời gian tới”. Nghị quyết khẳng định:”Việc phán quyết
của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở
xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào
chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích
hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và
Trang 2
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
trong thời hạn pháp luật quy định”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra phương
châm: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử coi đây là khâu
đột phá của hoạt động tư pháp”.
2 - Mục đích nghiên cứu:
Trong quá trình công tác bản thân thấy được thực trạng một số Kiểm sát
viên viết bản luận tội chưa có tính thuyết phục cao, còn yếu trong quá trình tranh
tụng tại phiên tòa. Để nhằm nghiên cứu sâu những mặt tồn tại, yếu kém của
Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố đồng thời tìm ra các nguyên nhân và
giải pháp để nâng cao chất lượng luận tội, nâng cao khả năng tranh tụng của
Kiểm sát viên tại phiên tòa, giúp Hội đồng xét xử tuyên một bản án đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không xảy ra tình trạng Tòa án tuyên không phạm tội.
Góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược cải cách tư pháp của Bộ Chính trị, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân.
3 - Phạm vi nghiên cứu:
Nêu lên những vấn đề lý luận chung, thực trạng về chất lượng luận tội của
Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự chưa đạt yêu cầu và đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử
sơ thẩm hình sự chứ không đi nghiên cứu chất lượng bản luận tội của Kiểm sát
viên tại phiên tòa khác và kỹ năng đối đáp tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên
tòa.
4 - Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề được nghiên cứu dựa trên các chuyên đề về nâng cao chất
lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
án hình sự theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính
trị và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 và một số bản luận tội trên địa bàn. Ngoài ra, còn
sử dụng nhiều tài liệu khác thông qua Tạp chí Kiểm sát, các bài biết trên mạng
internet. Trong quá trình nghiên cứu đã dùng các phương pháp như: Phân tích,
đối chiếu, so sánh, liệt kê tổng hợp và Chủ nghĩa duy vật biện chứng để bài viết
được hoàn thiện hơn.
5 - Kết cấu đề tài:
Trang 3
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Đề tài nghiên cứu được chia thành ba phần chính như sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về nâng cao chất lượng bản luận
tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Chương II: Thực trạng về công tác xây dựng bản luận tội chưa đạt yêu cầu
và một số bản luận tội được thông qua tại phiên tòa sơ thẩm hình sự xảy ra trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên tại
phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Phần kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với sự nç lực của bản thân nhưng do
năng lực và nguồn tài liệu còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cho bài viết được hoàn thiện
hơn.
PHẦN NỘI DUNG
Trang 4
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
I. NH ỮNG VẤ N ĐỀ LÝ LUẬ N C H UNG
1. Khái niệm về luận tội:
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử các
vụ án hình sự:
Theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành thì giai đoạn xét
xử các vụ án hình sự gồm các thủ tục xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Ngoài
ra, luật còn quy định một thủ tục đặc biệt nữa, đó là thủ tục giám đốc thẩm và tái
thẩm. Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự Viện kiểm sát có trách nhiệm:
thực hành quyền công tố và đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và kiểm sát việc
xét xử các vụ án hình sự nhằm đảm bảo đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
Theo quy định của pháp luật, trong các phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự, Kiểm sát viên thực hiện hai chức năng: Thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự. Đây là một
quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của Kiểm sát viên. Trong hoạt động tố tụng
của mình, Kiểm sát viên phải tuân theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình
sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân và Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
hình sự do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành. Đồng thời Kiểm sát viên
phải nhạy bén, linh hoạt, có khả năng tư duy tổng hợp, khả năng lập luận cũng
như tranh luận tốt với những ngưòi tham gia phiên tòa. Chất lượng, hiệu quả
thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên phụ thuộc vào những yếu tố đó. Tuy
nhiên, vai trò của Kiểm sát viên không chỉ giới hạn tại phiên toà, nghĩa là từ khi
bắt đầu phiên toà đến khi tuyên án, vai trò của Kiểm sát viên tại các phiên toà xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự phải được hiểu theo nghĩa rộng, từ khi Toà án thụ lý vụ
án đến khi bản án được tuyên và đã có hiệu lực pháp luật. Bởi lẽ, tại các phiên
toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Kiểm sát viên không chỉ thực hiện chức năng
thực hành quyền công tố mà còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật tại phiên tòa. Điều này đảm bảo quy trình hoạt động liên tục và toàn
diện của Kiểm sát viên trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Vịên kiểm
sát nhân dân theo luật định.
Trang 5
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện
kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn rất quan trọng, đó là: “Thực hiện việc luận
tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” 1. Theo quy định này, luận tội là
một quyền hạn đồng thời cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng của Viện kiểm sát
nhân dân khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm về hình sự. Sau khi
kết thúc phần xét hỏi, Kiểm sát viên sẽ trình bày lời luận tội 2, buộc tội các bị cáo
theo đúng pháp luật.
1.2. Khái niệm luận tội:
- Khái niệm:
Theo từ điển tiếng việt thì: “Luận tội là phân tích, cân nhắc để xét tội”3.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học do trường Đại học Hà Nội biên
soạn thì: “Luận tội là phân tích tội trạng, đề nghị kết tội bị cáo” (trang 189).
Vậy, theo tôi “Luận tội là phân tích nguyên nhân, hình thức, mức độ, hậu quả
của hành vi phạm tội để có cơ sở áp đặt khung hình phạt (có xem xét tới tình tiết
tăng năng hay giảm nhẹ) hợp lý, đúng với thủ tục tố tụng hình sự đối với hành vi
phạm tội ấy”.
Viện Kiểm sát nhân dân nơi thụ lý hồ sơ vụ án hình sự là cơ quan có thẩm
quyền luận tội, giao cho các Kiểm sát viên làm đại diện giữ quyền công tố tại phiên
tòa xét xử vụ án hình sự ấy (tranh luận công khai tại Tòa án trong quá trình luận tội).
- Phân biệt bản luận tội với cáo trạng:
Cáo trạng: cáo trạng là văn bản tố tụng do Viện kiểm sát lập nêu lên tội
trạng của bị can dựa trên cơ sở kết quả Điều tra của cơ quan Điều tra có trong hồ
sơ vụ án. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy
ra tội phạm, thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và các
tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những
tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, nhân
thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Cuối cùng là phần
kết luận của bản cáo trạng, phần này Kiểm sát viên phải ghi rõ tội danh và Điều
Điều 17 Luật tổ chức VKSND năm 2002.
Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
3
Từ điển tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học năm 1998, trang 570.
1
2
Trang 6
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng,
năm lập cáo trạng, họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
Luận tội: Là văn bản do Kiểm sát viên lập được xây dựng trên cơ sở bản
cáo trạng và những tài liệu, chứng cứ, quan điểm, đường lối xử lý đã được kiểm
tra tại phiên tòa, ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự, những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa và yêu cầu đấu tranh
phòng chống tội phạm nói chung và một loại tội phạm cụ thể nói riêng. Trong lời
luận tội, Kiểm sát viên đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung
cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ thì rút toàn bộ
quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội.
2. Yêu cầu và nội dung luận tội:
- Bản luận tội phải có căn cứ chính xác, khách quan và cụ thể:
Luận tội là sự buộc tội chính thức cuối cùng của Viện kiểm sát đối với bị
cáo; là căn cứ để bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác
tự bào chữa hoặc bào chữa, là căn cứ để Hội đồng xét xử xác định giới hạn xét
xử và ra bản án đúng pháp luật. Vì vậy luận tội phải có căn cứ chính xác, khách
quan và cụ thể.
Trong luận tội, các kết luận về hành vi phạm tội của bị cáo phải được viện
dẫn chứng cứ chứng minh. Các chứng cứ nêu trong luận tội phải là những căn cứ
được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa, tại giai đoạn xét hỏi. Việc đánh giá tính
chất, mức độ tội phạm, vai trò vị trí trách nhiệm của bị cáo trong vụ án; việc viện
dẫn các căn cứ pháp luật (Điểm, Điều, khoản...) phải đảm bảo chính xác. Nếu
trong quá trình xét hỏi bị cáo tại phiên tòa xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi
quyết định truy tố đã ghi trong cáo trạng, thì trong lời luận tội, Kiểm sát viên
phải phân tích đánh giá tình tiết mới đó và trong những trường hợp được pháp
luật cho phép, Kiểm sát viên đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội
dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội
thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo
không có tội.
Khi đề xuất quan điểm đường lối giải quyết vụ án thì, Kiểm sát viên phải
nêu cụ thể về hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp khác
cần áp dụng.
Trang 7
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
1- Luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phòng ngừa tội
phạm:
Phiên tòa là nơi tốt nhất thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
Thông qua thủ tục tại phiên tòa, việc ®iều tra công khai, việc tranh luận và đặc
biệt là qua việc công bố một bản án đúng đắn, hợp lý, hợp tình, tòa án giúp cho
những người tham gia tố tụng cũng như những người tham dự phiên tòa nâng
cao hiểu biết pháp luật, củng cố lòng tin vào pháp luật để từ đó không chỉ tự
nguyện tuân thủ pháp luật, mà còn tích cực tham gia vào đấu tranh phòng chống
vi phạm pháp luật v.v… Khi một bản luận tội bảo đảm được tính căn cứ, chính
xác, khách quan và cụ thể thì bản thân nó đã có tính thuyết phục rồi. thuyết phục
ở đây là thuyết phục với Hội đồng xét xử rằng những yêu cầu buộc tội đối với bị
cáo là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật, tiếp theo là thuyết phục
đối với bên bào chữa và đối với tất cả những người có mặt tại phiên tòa 4. Thông
qua việc trích dẫn và phân tích ®iều luật về hành vi phạm tội của bị cáo đã vi
phạm, luận tội có tác dụng tuyên truyền và giáo dục pháp luật, giúp cho bị cáo và
những người tham dự phiên tòa hiểu rõ những hành vi nào là bị pháp luật ngăn
cấm. Từ đó họ tự điều chỉnh về hành vi của bản thân theo đúng quy định của
pháp luật.
Tính phòng ngừa tội phạm của luận tội thể hiện ở việc phân tích những
nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội. Trong đó có việc
phân tích những sơ hở, thiếu sót, vi phạm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội,
quản lý con người. Từ đó kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị rút kinh
nghiệm, đề ra các biện pháp khắc phục vi phạm.
- Bản luận tội phải sử dụng văn phong hành chính:
Luận tội phải được viết với văn phong trong sáng, mạch lạc, dÔ hiểu; bố
cục phải chặt chÏ và có logic; từ ngữ phải chuẩn xác và không dùng những từ
ngữ có tính miệt thị bị cáo như gọi bị cáo bằng “tên”, bằng “em” hay bằng
“con”, không "đao to búa lớn" phân tích tính chất mức độ phạm tội thì rất
nghiêm trọng song đề nghị xử lý vụ án lại quá nhẹ (cho bị cáo hëng án treo) làm
4
Tạp chí kiểm sát số 09/2003
Trang 8
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
cho người nghe hụt hẫng, luận tội là một bài văn, nhưng lại không được "văn"
quá làm cho người nghe cảm thấy "sáo rỗng"
3. Nội dung của luận tội:
- Phân tích đánh giá chứng cứ:
Trên cơ sở hồ sơ vụ án và kết quả xét hỏi, thẩm tra chứng cứ tại phiên tòa,
trong quá trình luận tội Kiểm sát viên phải phân tích đánh giá chứng cứ nhằm
chứng minh sự thật khách quan của vụ án, như: Có hành vi phạm tội xảy ra hay
không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác có hành vi phạm tội; Ai là
người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, lỗi cố ý hay vô ý, có
năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mục đích động cơ phạm tội; Những
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và những đặc điểm
về nhân thân của bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây
ra.
Trên cơ sở phân tích đánh giá chứng cứ, các chứng cứ có trong hồ sơ là do
các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, nhiều trường hợp chưa thể đầy đủ và
không loại trừ việc thiếu khách quan. Đặc biệt đối với vụ án hình sự, trách nhiệm
chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; cho nên đa số các trường
hợp Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát chỉ thu thập chứng cứ buộc tội, không chú
trọng thu thập chứng cứ gỡ tội; trong khi đó bên bào chữa (người bào chữa, bị
can, bị cáo) không được quyền chủ động thu thập chứng cứ làm hạn chế khả
năng tranh tụng của họ tại phiên tòa. Vì vậy, cho nên pháp luật tố tụng quy định
các bên tham gia tố tụng có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng,
quyền đưa ra các chứng cứ mới tại phiên tòa. Khi luận tội Kiểm sát viên cần
khẳng định nội dung và quyết định truy tố ghi trong cáo trạng là hoàn toàn đúng
hoặc có nội dung cần phải thay đổi như: thay đổi tội danh, thay đổi mức hình
phạt, khung hình phạt nhẹ hơn, rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố...
- Phân tích đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội, vai trò vị trí trách nhiệm của bị cáo:
Việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của bị cáo
cần dựa trên những chứng cứ xác định về thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội,
tính chất và mức độ hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, như:
Trang 9
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
- Hậu quả tác hại về chính trị: Bắt nguồn từ yếu tố chính trị, như các nhóm
tội phạm hoạt động dựa vào mâu thuẫn tôn giáo hay mâu thuẫn dân tộc để hoạt
động, mục đích chính là chống lại các tổ chức, Đảng, Nhà nước bằng cách phá
hoại an ninh ở nơi đó. Các nhóm tội phạm kiểu này có thể được sự giúp đỡ của
các thế lực bên ngoài có cùng chung mục đích như chúng, họ mượn tay các
nhóm tội phạm để làm rối loạn an ninh trật tự, thậm chí chống phá hòa bình ở
nước ta.
- Hậu quả tác hại về kinh tế: Trong giai đoạn hiện nay, tội phạm xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã diễn ra rất phức tạp, gây ra hậu quả
tác hại về kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng; làm thiệt hại lớn về kinh tế, làm rối
loạn các quan hệ kinh tế - xã hội, làm mất lòng tin và gây dư luận xấu trong quần
chúng.
Quá trình hình thành, phát triển và diễn biến tình hình tội phạm nói chung
có sự liên hệ chặt chẽ với tình hình diễn biến bởi những mặt trái của tình hình
kinh tế - xã hội nước ta trong từng thời kỳ. Đặc biệt là những tiêu cực, mặt trái
của kinh tế thị trường những năm gần đây là điều kiện khách quan của sự phát
triển các băng, ổ nhóm tội phạm ở nước ta thời kỳ này khác với những nhóm
truyền thống trong những giai đoạn trước đây ở cơ cấu tổ chức, hình thức tổ
chức hoạt động, phương thức thủ đoạn hoạt động và hậu quả nghiêm trọng do
chúng gây ra.
Địa bàn hoạt động tập trung chủ yếu là ở các huyện, thị xã, nơi tập trung
kinh tế, dịch vụ, du lịch, các đầu mối giao lưu và vùng giáp ranh... Tuy nhiên,
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang loại tội phạm này xảy ra không nhiều, nhưng cũng
cần đề cao cảnh giác tránh tình trạng gây thiệt hại nặng về kinh tế toàn tỉnh nói
riêng và cả nước nói chung.
Hoạt động phạm tội có tổ chức trong lĩnh vực kinh tế chủ yếu tập trung ở
các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, cấp phát vốn, đấu thầu, quản lý đất đai,
ngân hàng, hải quan, dự án đầu tư, quản lý xuất nhập khẩu, buôn lậu, trốn thuế
và gian lận thương mại... Các hành vi tham nhũng vừa là những biểu hiện điển
hình của lọai tội phạm có tổ chức trong lĩnh vực kinh tế; vừa là những điều kiện
tốt nhất cho sự hình thành và phát triển tội phạm có tổ chức ở nước ta hiện nay.
Đáng chú ý là những đường dây chạy thầu, chạy vốn, chạy công trình, có trường
hợp sau đó bán lại ăn chia phần trăm, "lại quả"; các trường hợp lợi dụng ưu thế
Trang 10
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
hoặc cấu kết để tham nhũng trong việc xin phép đầu tư, nhất là trong các khâu
duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật, luận chứng tiền khả thi và luận chứng khả
thi, cấp phép sử dụng đất, cấp phép xây dựng, khai thác tài nguyên, giải phóng
mặt bằng, tổ chức đầu thầu trong việc mua vật tư, thiết bị, công nghệ, trong quá
trình quyết toán công trình; thậm chí “chạy” chức, “chạy” quyền... đang là những
nhức nhối trong xã hội ta hiện nay. Đảng và Nhà nước Việt Nam coi tham nhũng
là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn tại của chế độ ta nếu không kịp thời đấu
tranh, ngăn chặn.
- Hậu quả tác hại về trật tự trị an xã hội: Tội phạm có tổ chức được hình
thành một cách tự nhiên, ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ chủ yếu là những người
có quan hệ gần gũi với nhau. Tuy nhiên, do nhu cầu và hoàn cảnh xã hội mà
nhóm đó phát triển, dần dần trở thành một nhóm tội phạm với các hoạt động
phạm tội ban đầu chủ yếu chỉ để đáp ứng nhu cầu cần thiết của các thành viên.
Nhưng sau một thời gian, bằng cách này hay cách khác mà nhóm gây được ảnh
hưởng đến địa bàn mà mình hoạt động nên cần phải tổ chức chặt chẽ và tìm cách
gây ảnh hưởng đến các cơ quan nhà nước ở đó, dần dẫn đến các hành vi phạm tội
nhằm mục đích củng cố và mở rộng thế lực của mình. Phân tích về tội phạm do
băng nhóm gây ra trong những năm gần đây, nổi lên là các tội: Giết cướp, cướp
tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm
luật giao thông đường bộ…. xảy ra trên địa bàn tỉnh rất nhiều.
Trong giai đoạn hiện nay, do mở rộng giao lưu buôn bán, đi lại thuận lợi,
sự quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn mới hoặc còn bị buông lỏng nên
có nguy cơ xuất hiện một số tội như buôn bán phụ nữ, trẻ em; bắt cóc tống tiền,
đâm thuê chém mướn, cướp xe ôm, xe taxi, cưỡng đoạt tài sản v.v.. Xuất hiện
nhiều tên cầm đầu các băng, ổ nhóm nổi tiếng trong giới giang hồ, có sự phân
chia đẳng cấp, ngôi thứ để tổ chức hoạt động phạm tội và chúng khống chế, chi
phối lẫn nhau trên cơ sở sức mạnh và danh tiếng của băng nhóm.
Từ khi kinh tế thị trường ở nước ta đã có bước phát triển, xuất hiện loại
băng nhóm tội phạm hoạt động rất phức tạp những băng nhóm hoạt động theo
kiểu “xã hội đen” đã phát triển. Hoạt động của chúng gây ra thiệt hại đáng kể về
người và của, đặc biệt xâm phạm đến trật tự pháp luật, gây hoang mang cho quần
chúng. Quá trình thực hiện tội phạm, các băng nhóm lớn, băng nhóm hoạt động
theo kiểu “xã hội đen” bọn cầm đầu thường không trực tiếp gây án. Hầu hết các
Trang 11
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
đối tượng trong băng nhóm đã có sự hỗ trợ, phối hợp với nhau trong quá trình
thực hiện tội phạm. Những hành vi của các đối tượng thường được phân theo các
nhiệm vụ: trực tiếp thực hiện tội phạm; cảnh giới; cản trở sự chống cự của người
bị hại và quần chúng, hỗ trợ nhau để chạy trốn... Thành phần đối tượng trong
băng nhóm tội phạm hình sự phần lớn là những đối tượng có tiền án, tiền sự. Vì
vậy, việc khai thác, trao đổi thông tin kịp thời giữa các lực lượng nghiệp vụ trong
quá trình quản lý đối tượng có tác dụng rất lớn tới kết quả đấu tranh phòng
chống tội phạm.
Phân tích các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
của bị cáo. Xác định nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm
tội. Đối với các vụ án có nhiều bị cáo, luận tội phải phân tích đánh giá, xác định
vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án (bị cáo nào giữ vai trò chủ mưu cầm
đầu, bị cáo nào giữ vai trò đồng phạm...) sắp xếp các bị cáo theo thứ tự về vai
trò, vị trí của bị cáo đó trong vụ án. Kết luận bị cáo đã phạm tội gì, tội đó được
quy định tại điểm, khoản, Điều nào của bộ luật hình sự.
- Phân tích nh÷ng sơ hë, thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội
để kiến nghị phòng ngừa:
Phần lớn các hành vi phạm tội đều xuất phát từ những sơ hở thiếu sót của
các cơ quan, đơn vị trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Vì vậy luận tội phải
phân tích những sơ hỡ thiếu sót đó và có kiến nghị với các cơ quan đơn vị để
khắc phục nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.
- Đề xuất quan điểm, đường lối xử lý vụ án:
Trên cơ sở phân tích đánh giá những chứng cứ, phân tích đánh giá tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vai trò vị trí, trách nhiệm của bị
cáo, nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương... mà đề xuất quan
điểm đường lối xử lý vụ án. Đề nghị biện pháp giải quyết vụ án liên quan đến
quyền và lợi ích liên quan. Mỗi bên tham gia tố tụng đều nhằm mục đích bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, nội dung không thể thiếu trong
tranh tụng là các bên đề xuất ý kiến và lập luận trên cơ sở chứng cứ, quy định
của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích đó. Tùy theo tư cách tố tụng của mình
mà phạm vi xét hỏi, tranh luận, đề xuất ý kiến của mỗi người tham gia tố tụng
cũng có khác nhau: đại diện Viện kiểm sát bảo vệ cáo trạng.
Trang 12
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Khi đề xuất phải theo các thứ tự sau:
- Đề nghị áp dụng pháp luật và hình phạt chính trước, đối với bị cáo chính
trước (theo trật tự như đã nêu ở phần đánh giá vai trò, vị trí của từng bị cáo).
- Bị cáo phạm nhiều tội phải đề nghi hình phạt cho từng tội sau đó tổng
hợp hình phạt theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật hình sự. Bị cáo phải chấp
hành hình phạt của nhiều bản án phải tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều
51 Bộ luật hình sự.
- Hình phạt bổ sung: Bị cáo bị xét xử về các tội phạm mà theo quy định
của Bộ luật hình sự việc áp dụng hình phạt bổ sung là bắt buộc thì phải đề nghị
áp dụng. Đối với hình phạt bổ sung mà luật quy định có tính chất tùy nghi thì
phải cân nhắc để quyết định.
- Các biện pháp tư pháp: Quy định tại các Điều 41, 42, 43, 44 của Bộ luật
hình sự, khi đề nghị bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải căn cứ thêm vào
các quy định của Bộ luật dân sự từ Điều 604 đến 630 BLDS năm 2005.
Chú ý: Khi đề xuất đường lối xử lý đối với những vụ án mà đối tượng
phạm tội là người chưa thành niên thì ngoài việc phải tuân theo các quy định
chung của Bộ luật hình sự, còn phải tuân theo những quy định tại chương X Bộ
luật hình sự 1999 gồm các Điều từ 68 đến Điều 75. Khi tranh tụng tại phiên tòa
Kiểm sát viên phải xem xét, kiểm sát tại phiên tòa, Kiểm sát viên đưa ra bản luận
tội, áp dụng đúng mức hình phạt để Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội
được hưởng mức án phạt nhẹ hơn mức áp dụng đối với người thành niên phạm
tội tương ứng. Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên
phạm tội; không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm
tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi
phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa
thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ
sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
Đối với những vụ án mà đối tượng bị xâm hại là người chưa thành niên,
phụ nữ thì phải chú ý vận dụng các tình tiết tăng nặng có liên quan quy định tại
khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự như điểm h (phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có
thai...). điểm n (xúi dục người chưa thành niên phạm tội ... hoặc các tình tiết định
Trang 13
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
khung quy định tại các Điều luật cụ thể, ví dụ như điểm b, c khoản 1 Điều 93;
điểm c khoản 2 Điều 103...
4. Kỹ năng xây dựng bản luận tội:
Cơ cấu bản luận tội: gồm 3 phần:
a. Phần mở đầu:
- Bắt đầu vào luận tội là câu: "Thưa Hội đồng xét xử!"
- Tiếp đó là Kiểm sát viên tự giới thiệu về mình là đại diện Viện kiểm
sát...... thực hành quyền công tố tại phiên tòa để phát biểu quan điểm của Viện
kiểm sát về đường lối xử lý vụ án.
- Nêu mục đích ý nghĩa, yêu cầu, tầm quan trọng của việc xét xử vụ án.
b. Phần nội dung:
Trình bày như phần nội dung của luận tội nêu ở điểm 2 mục II
Cần lưu ý không nhất thiết lúc nào Kiểm sát viên cũng phải viết tuần tự
hoặc viết đầy đủ các mục như trên của bản luận tội. Chẳng hạn phân tích những
sơ hở thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội để kiến nghị phòng ngừa có
thể viết sau phần đề xuất quan điểm, đường lối xử lý vụ án hoặc có thể không
viết phần phân tích sơ ở thiếu sót. Vấn đề quan trọng là ở chổ thể hiện sao cho
các phần của bản luận tội phải có tính logic, phần trước liên quan đến phần sau.
Phần sau bổ sung cho phần trước.
c. Phần kết thúc:
Trong phần này Kiểm sát viên phải lưu ý Hội đồng xét xử về yêu cầu, mục đích,
tầm quan trọng của việc xét xử vụ án để có quyết định chính xác; lưu ý Hội đồng
xét xử về những quan điểm mới phát sinh tại phiên tòa, những thay đổi quyết
định của Viện kiểm sát tại phiên tòa (nếu có) để Hội đồng xét xử lưu ý, quan tâm
khi nghị án.
Một số điểm lưu ý khi xây dựng bản luận tội:
Trước khi dự thảo bản luận tội phải nghiên cứ kỹ hồ sơ vụ án, nắm vững
nội dung của vụ án, các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, vai trò vị trí của bị cáo trong vụ
án, động cơ mục đích phạm tội và các đặc điểm về nhân thân của bị cáo, tính
Trang 14
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
chất mức độ hậu quả của hành vi phạm tội… Đồng thời phải nghiên cứu các tài
liệu có liên quan đến vụ án như: tài liệu về tình hình tội phạm xảy ra trên địa
bàn, các văn bản pháp luật có liên quan đến vụ án, ý kiến của các cơ quan Đảng,
Nhà nước và dư luận nhân dân về vụ án…để phục vụ cho việc viết bản luận tội
được phong phú sâu, chính xác.
Không nên viết dự thảo bản luận tội bằng hình thức gạch đầu dòng theo
kiểu đề cương. Đối với các vụ án điểm thì bản luận tội phải được Lãnh đạo đơn
vị thông qua.
Tại phiên tòa Kiểm sát viên phải tập trung theo dõi diễn biến phiên tòa, ghi
chép đầy đủ các ý kiến của Hội đồng xét xử, người bào chữa, bị cáo và những
người tham gia tố tụng khác, đối chiếu với hồ sơ vụ án và những chứng cứ, quan
điểm nêu trong luận tôi (dự thảo) để sửa đổi, bổ sung luận tội cho phù hợp, tránh
tình trạng tại phiên tòa có diễn biến khác nhưng Kiểm sát viên không sủa đổi, bổ
sung bản luận tội dự thảo mà vẫn đọc nguyên văn như dự thảo. Kiểm sát viên
phải tham gia tích cực khi xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa để làm rõ thêm những
chứng cứ, quan điểm được nêu trong luận tội, bảo đảm tính có căn cứ chính xác,
khách quan và cụ thể của luận tội.
Sau khi xét xử xong, Kiểm sát viên phải hoàn chỉnh dự thảo luận tội, ký
tên và lưu vào hồ sơ kiểm sát án hình sự.
Để xây dựng một bản luận tội tốt, Kiểm sát viên phải không ngừng học
tập, nghiên cứu nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, xã hội, kinh tế… trình
độ phân tích một vấn đề, kỹ năng viết văn: câu văn phải đúng ngữ pháp, trong
sáng dễ hiểu, chữ dùng phải chính xác…
II. THỰC TRẠNG
1. Một số mặt tồn tại, thiếu sót:
- Thực hiện các Nghị quyết số 08 và 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư
pháp, năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên từng bước được nâng lên. Tuy
nhiên, trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, một số Kiểm sát viên
chưa chú trọng tổng hợp, hệ thống các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ để báo cáo đề xuất mức án phù hợp. Một số Kiểm sát viên
Trang 15
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
chưa chuẩn bị tốt luận tội, đề cương xét hỏi; nội dung luận tội lặp lại cáo trạng
hoặc chưa dự kiến các tình huống diễn biến tại phiên tòa. Do vậy chưa chủ động
trong công tác xét hỏi, luận tội thiếu tính thuyết phục làm hạn chế đến công tác
tranh tụng tại phiên tòa.
- Trong phần tranh luận, Kiểm sát viên trình bày luận tội, đề nghị kết tội
bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh
nhẹ hơn hoặc quyết định rút toàn bộ quyết định truy tố nếu thấy không có căn
cứ kết tội bị cáo. Những đề nghị này là cơ sở để Hội đồng xét xử nghị án, đưa
ra quyết định cuối cùng đối với bị cáo và toàn bộ vụ án. Đây cũng là giai đoạn
để Kiểm sát viên thể hiện vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật. Do đó, cần chú ý phân tích làm rõ nguyên nhân của tội
phạm, trách nhiệm của gia đình, xã hội đối với tội phạm và các biện pháp ngăn
chặn, phòng ngừa.
- Một số Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ
thẩm án hình sự năng lực xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa chưa đáp ứng được yêu
cầu tranh tụng; khi tranh tụng không có lập luận thuyết phục, không đưa ra
những chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra vụ án để làm sáng tỏ kết
luận của cáo trạng, luận tội; thậm chí không nghiên cứu kỹ ý kiến tranh tụng của
luật sư và những người tham gia tố tụng khác để tranh tụng đúng trọng tâm,
trọng điểm và có hiệu quả. Bên cạnh đó một số Kiểm sát viên còn lúng túng khi
tranh luận. Điều này một phần do năng lực của Kiểm sát viên còn có phần hạn
chế, một phần do trong thời gian dài, chúng ta chưa chú trọng đến hoạt động
tranh luận, coi đây chỉ là nghĩa vụ thuần tuý để hoàn thành thủ tục tố tụng.
2. Nguyên nhân:
2.1 Nguyên nhân chủ quan:
Công tác chỉ đạo ®iều hành chưa sâu sát chặt chÏ; việc tổng kết rút kinh
nghiệm, tập huấn nghiệp vụ chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Nên
những thiếu sót tồn tại trong công tác thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ
thẩm hình sự, trong đó có phần luận tội của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa
chưa được phát hiện khắc phục kịp thời.
Một bộ phận Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa chưa có
nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
Trang 16
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, một số cán bộ, Kiểm sát
viên còn bộc lộ non kém về lý luận và kinh nghiệm công tác, tinh thần trách
nhiệm chưa cao, chưa thật sự tâm huyết với nghề, còn thiếu kỹ năng tác nghiệp.
2.2 Nguyên nhân khách quan:
Lực lượng cán bộ, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, xét xử án sơ
thẩm hình sự còn thiếu. Do vậy phải dàn trải và kiêm nhiệm các khâu công tác
kiểm sát; nên không có điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
Chất lượng cán bộ Kiểm sát viên tuy đã được nâng lên, nhưng trình độ
chuyên môn nghiệp vụ chưa thật sự đồng đều. Một số cán bộ tuy có kinh nghiệm
thực tiễn nhưng chưa được đào tạo cơ bản. Ngược lại cán bộ trẻ thì chưa có kinh
nghiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm sát, dẫn đến những
hạn chế nhất định trong công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm sát như hiện nay
chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới, cải cách công tác tư pháp.
Chính sách tiền lương, phụ cấp của cán bộ, Kiểm sát viên còn nhiều khó khăn,
thiếu thốn. Đây là một trong số các nguyên nhân quan trọng làm cho một số cán
bộ, Kiểm sát viên chưa an tâm công tác hoặc lo lắng cho đời sống hằng ngày mà
chưa phát huy hết khả năng cho chuyên môn nghiệp vụ.
3. Đề xuất quan điểm của Kiểm sát viên:
Với chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình
sự. Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa phải bảo vệ được
bản cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố. Vì vậy để bảo vệ được nội dung bản
cáo trạng, khi tham gia xét xử Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án
xây dựng bản luận tội (dư thảo) và qua diễn biến tại phiên tòa để bổ sung nhằm
hoàn chỉnh bản luận tội.
Bản luận tội của Kiểm sát viên phải phân tích đánh giá một cách khách
quan, toàn diện, đầy đủ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án (các chứng cứ buộc tội và
chứng cứ gỡ tội).
Phải đánh giá đầy đủ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội do bị cáo gây ra. Hậu quả về vât chất về tinh thần với phía bị hại cũng
như ảnh hưởng của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện với địa phương. Cần
Trang 17
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
phân tích kỹ các phương pháp thủ đoạn phạm tội mà bị cáo đã thực hiện và phải
xác định được nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của bị cáo (chú
ý cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan…)
Đối với những vụ án có đồng phạm, bản luận tội phải phân tích đầy đủ, chi
tiết vai trò vị trí của từng bị cáo. Mức độ thiệt hại do từng bị cáo gây ra và trách
nhiệm của từng bị cáo đối với hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo và đồng
phạm gây ra.
Trên cơ sở phân tích đánh giá đầy đủ các chứng cứ chứng minh hành vi
phạm tội của bị cáo, vị trí vai trò, mức độ tham gia thực hiện hành vi phạm tội và
hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra cũng như các tình tiết tăng năng, giảm
nhẹ được áp dụng đối với từng bị cáo nguyên nhân điều kiện phạm tội để có
đường lối xử lý và mức hình phạt sát hợp với hành vi phạm tội của từng bị cáo,
vừa đảm bảo tính công bằng vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Đối với Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự. nhất là những vụ án phức tạp phải tập trung
thời gian, nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm chắc nội dung vụ án, những chứng cứ buộc
tội, chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của từng bị cáo để có ý
kiến đề xuất đường lối xử lý cho phù hợp với hành vi phạm tội của bị cáo, vừa
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, vừa đảm bảo tính giáo dục, tính nhân
đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trước khi tham gia xét xử Kiểm sát viên
phải chuẩn bị đề cương xét hỏi chi tiết, dự thảo bản luận tội và dự kiến những
tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa để có biện pháp xử lý kịp thời. Tại phiên
tòa Kiểm sát viên phải chú ý lắng nghe và ghi chép đầy đủ diễn biến tại phiên
tòa, những ý kiến trình bày của bị cáo, của luật sư, những người tham gia tố
tụng. Có thái độ bình tĩnh, tranh luận khách quan, dân chủ với bị cáo, người bào
chữa, tập trung những ý kiến khác nhau với quan điểm của Viện kiểm sát, đưa ra
nhữung ý kiến, chứng cứ có tính thuyết phục để bảo vệ nội dung cáo trạng truy
tố bị cáo tại phiên tòa và chứng minh được sự thật khách quan của vụ án.
4. Một số bản luận tội cụ thể:
Vụ án 1: Đối với vụ án cướp giật tài sản do Huỳnh Trường Lộc và Hà Vũ
Hải thực hiện, vụ án được xét xử lúc 7 giờ 30 phút ngày 03/9/2009 tại Tòa án
nhân dân thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Trang 18
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Thưa Hội đồng xét xử! Cuộc hỏi công khai tại phiên tòa đến đây đã kết
thúc, trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án, tôi đại diện Viện kiểm sát
nhân dân thị xã Vị Thanh thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phát biểu
quan điểm về đường lối xử lý vụ án do Huỳnh Trường Lộc và Hà Vũ Hải đã bị
truy tố về tội cướp giật tài sản, để Hội đồng xét xử xem xét, lượng hình và quyết
định mức hình phạt đối với bị cáo.
Trong thời gian gần đây trên địa bàn Thị xã Vị Thanh các loại tội phạm
xảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt là tội phạm về xâm phạm quyền sở hữu đã gây
ra tâm lý hoang mang lo sợ trong quần chúng nhân dân và cụ thể là tình trạng
cướp giật tài sản của người đi đường hoặc người đang lưu thông trên đường bằng
xe đạp, xe máy đã gây tâm lý bất ổn, tạo dư luận xấu trong xã hội, gây mất trật tự
trị an trong cuộc sống.
Hôm nay tòa án nhân dân thi xã Vị Thanh mở phiên tòa xét xử hình sự
công khai đối với bị cáo Huỳnh Trường Lộc và Hà Vũ Hải về Tội cướp giật tài
sản đã đáp ứng được nguyện vọng và mong muốn của người dân. Hành vi phạm
tội của các bị cáo cần thiết phải được xử lý nghiêm để đảm bảo tác dụng cải tạo,
giáo dục đối với các bị cáo cũng như nhằm mục đích răn đe, phòng ngừa tội
phạm chung tại địa phương.
Về nội dung vụ án và hành vi phạm tội cụ thể của các bị cáo đã được nêu
trong Bản cáo trạng mà tôi đã thông qua sau phần thủ tục. Qua xét hỏi công khai
tại phiên tòa ngày hôm nay, lời khai nhận tội của các bị cáo là phù hợp với các
tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình điều tra, điều này càng khẳng
định việc chúng tôi quyết định truy tố các bị cáo về Tội cướp giật tài sản là hoàn
toàn có căn cứ và phù hợp với các quy định của pháp luật. Đặc biệt là qua kết
quả xét hỏi đã làm rõ hơn hành vi phạm tội cụ thể cũng như vai trò của các bị
cáo là mặt dù các bị cáo không có thời gian bàn bạc, chuẩn bị cũng như phân
công cấu kết chặt chẻ với nhau trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy,
trường hợp phạm tội của các bị cáo là đồng phạm giản đơn.
Bị cáo Huỳnh trường Lộc là người rủ rê và trực tiếp điều khiển phương
tiện là xe Môtô biển số 60V-1523 chở phía sau là Hà Vũ Hải. Còn Hải là người
thực hành tích cực và trực tiếp giật tài sản của các bị hại.
Trang 19
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Từ phân tích trên, tại phiên tòa ngày hôm nay căn cứ Điều 195 BLTTHS,
tôi xin rút một phần quyết định truy tố của chúng tôi theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 136 là hành vi phạm tội của các bị cáo không thuộc trường hợp có
tổ chức. Mà hành vi phạm tội của các bị cáo có tình tiết định khung tăng nặng
được quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 136. Chỉ trong một thời gian ngắn, ngay
trong một ngày các bị cáo đã sử dụng xe môtô là loại phương liện nguy hiểm
thực hiện liên tiếp 02 vụ cướp giật tài sản với hành vi táo bạo, liều lĩnh thể hiện ý
thức xem thường pháp luật.
Tài sản mà các bị cáo đã chiếm đoạt ở từng lần có giá trị lớn. Cụ thể là hai
sợi dây chuyền, mà theo định giá của Hội đồng định giá tài sản thì tổng giá trị tài
sản bị chiếm đoạt là 9.948.000 đồng. Do vậy, ngoài tình tiết định khung tăng
nặng được quy định tai điểm d khoản 2 Điều 136 thì hành vi phạm tội của các bị
cáo có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm g khoản 1
Điều 48 BLHS là phạm tội nhiều lần.
Bản thân các bị cáo là những thanh niên mới lớn nhưng không chịu khó
lao động, làm ăn chính đáng mà sớm hấp thụ lối sống ăn chơi, liêu lõng, chỉ
muốn hưởng thụ trên sức lao động của người khác. Hành vi phạm tội của các bị
cáo không những đã trực tiếp xâm phạm đến tài sản công dân mà còn có thể gây
ra tai nạn giao thông làm thiệt hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác. Vì
vậy đối với các bị cáo cần phải có hình phạt nghiêm, cần thiết cách ly bị cáo ra
khỏi xã hội một thời gian nhằm cải tạo, giáo dục đối với các bị cáo cũng như
đảm bảo mục đích phòng ngừa và trấn áp các loại tội phạm tương tự.
Tuy nhiên, khi lượng hình đề nghị Hội đồng xét xử có xem xét cho các bị
cáo tình tiết giảm nhẹ là quá trình điều tra và tại phiên tòa ngày hôm nay các bị
cáo đã thành khẩn khai báo thể hiện thái độ ăn năn hối cải, mặt khác trong quá
trình điều tra gia đình bị cáo đã khắc phục hậu quả cho bị hại số tiền là 785.000
đồng.
Từ phân tích đánh giá nêu trên: Tôi đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị
cáo Huỳnh Trường Lộc và bị cáo Hà Vũ Hải phạm Tội cướp giật tài sản.
Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 136; điểm g khoản 1 Điều 48; điểm b, p
khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.
Xử phạt: Huỳnh Trường Lộc từ 4 - 5 năm tù; Hà Vũ Hải từ 3 - 4 năm tù.
Trang 20
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Vụ án 2: Vụ án: Nguyễn Hoàng Đôi (Hùng), sinh năm 1962
Can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Điều 139 BLHS
Thưa Hội đồng xét xử! Phần xét hỏi công khai tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
hình sự vụ án Nguyễn Hoàng Đôi về Tội lừa đảo chiếm đọat tài sản đến đây đã
kết thúc. Tôi đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân thị xã Vị Thanh thực hành
quyền công tố tại phiên tòa hôm nay xin phát biểu quan điểm luận tội của chúng
tôi về vụ án này như sau: Trước hết chúng ta đã biết trong thời gian gần đây loại
tội xâm phạm quyền sở hữu về tài sản trên địa bàn thị xã Vị Thanh đang có nhiều
diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Vì vậy, việc Tòa án nhân dân thị xã Vị Thanh, đưa vụ án này ra xét xử
lưu động tại xã Tân Tiến ngày hôm nay là phù hợp với mong muốn của người
dân, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những để xử lý nghiêm minh,
giáo dục cải tạo người phạm tội mà còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội
phạm trong xã hội.
Thưa Hội đồng xét xử, tại phiên tòa hôm nay cũng như trong quá trình
điều tra, mặc dù lúc đầu bị cáo còn quanh co, chưa thật sự thành khẩn, nhưng sau
đó bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội cơ bản phù hợp với lời khai của người
bị hại, người làm chứng và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ. Thể hiện hành vi
phạm tội như sau:
Bị cáo Nguyễn Hoàng Đôi từ khoảng tháng 9/2005 đến thành 10/2006 đã
giả mạo danh nghĩa là nhân viên công ty nước sạch và hợp đồng khoang cây
nước cho dân để lừa đảo và chiếm đoạt tổng số 57 hộ với số tiền là 28.990.000
đồng ở một số địa phương như: tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng, huyện Châu
Thành A và thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang.
Do vậy, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Vị Thanh truy tố bị cáo về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS là hoàn toàn có căn cứ, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.
Thưa Hội đồng xét xử! để làm cơ sở cho hội đồng xét xử xem xét khi
quyết định hình phạt. Chúng tôi đi sâu vào phân tích nguyên nhân tính chất mức
độ gây hậu quả cũng như các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của bị cáo.
Trang 21
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Trước hết về nguyên nhân của vụ án: do một số cán bộ địa phương mất
cảnh giác đã bị bị can lợi dụng giới thiệu về địa phương, Vì vậy, những người
dân vùng sâu thiếu nước sạch sinh hoạt mới bị lừa. Bị cáo đã dùng thủ đoạn gian
dối khi thì lấy danh nghĩa là người của tỉnh đội, khi thì là người của những dự án
tài trợ để giúp dân khoang cây nước làm cho người dân tin đó là sự thật và đã tự
nguyện giao tài sản cho bị cáo.
Hành vi vi gian dối của bị cáo đã thể hiện ở việc đưa thông tin không đúng
sự thật để những người dân và kể cả cán bộ địa phương tin đó là sự thật và đã
đưa tiền cho bị cáo để hợp đồng khoang cây nước.
Bị cáo Nguyễn Hoàng Đôi là một thanh niên có sức khỏe, với một trình độ
nhất định (9/12) đáng lẻ ra bị cáo tạo dựng một gia đình êm ấm và có một việc
làm ổn định, tạo cho mình nguồn thu nhập chân chính. Nhưng ngược lại với bản
chất chuyên lừa đảo, muốn có tiền tiêu xài, phục vụ cho việc ăn chơi đua đòi,
nuôi sống bản thân, bị cáo đã bất chấp pháp luật, dùng thủ đoan để lừa gạt tiền
của những người dân nghèo, vùng sâu, thật thà, quanh năm lao động cực nhọc để
kiếm ra đồng tiền chân chính.
Hậu quả gây ra cho xã hội do hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo gây ra
là rất lớn. Làm ảnh hưởng đến trật tự trị an địa phương và gây hoang mang bất
bình lớn trong quần chúng nhân dân. Vì vậy đối với bị cáo phải có một mức án
tương xứng. Thưa Hội đồng xét xử! như trên chúng tôi đã phân tích hành vi
phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội. Nó xâm hại trực tiếp đến quyền bất
khả xâm phạm về tài sản cũng như ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an tại địa
phương. Xét về nhân thân bị cáo đã nhiều lần vi phạm pháp luật, nay tuy được
xóa án tích. Nhưng qua hồ sơ trích lục của Công an tỉnh Sóc Trăng bị cáo
Nguyễn Hoàng Đôi đã hai lần bị tòa án nhân dân huyện Kế Sách và huyện Long
Phú tỉnh Sóc Trăng xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và tội giả
mạo cấp bậc, chức vụ.
Bản thân bị cáo không có nơi ở ổn định, khai báo họ tên và nơi đăng ký
thường trú không rõ ràng đã gây khó khăn không ít trong quá trình điều tra. Từ
những hành vi trên bị cáo Nguyễn Hoàng Đôi gây ra trong một thời gian dài, lừa
đảo liên tục 09 vụ trên nhiều địa phương. Vì vậy xét thấy theo Cáo trạng số 15
ngày 05/3/2007 của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Vị Thanh truy tố bị cáo theo
khoản 1 Điều 139 là chưa thỏa đáng. Vì vậy trước phiên tòa tôi đại diện cho
Trang 22
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân thị xã Vị Thanh chuyển khung truy tố đối với bị cáo
Nguyễn Hoàng Đôi từ khoản 1 Điều 139 BLHS lên khoản 2 Điều 139 BLHS.
Vụ án 3: Vụ án Hồ Thị Giang, sinh năm 1956
Can tội : Đánh bạc; xét xử ngày 04/11/2009
Thưa Hội đồng xét xử! Cuộc xét hỏi công khai đã kết thúc. Trước khi Hội
đồng xét xử vào nghị án tôi đại diện Viện kiểm sát nhân dân thị xã vị Thanh thực
hành quyền công tố tại phiên tòa xin phát biểu quan điểm xử lý vụ án và đưa ra
mức hình phạt đối với bị cáo, cũng như xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
đối với bị cáo Hồ Thị Giang can tội đánh bạc để giúp quý tòa cân nhắc trước khi
lượng hình.
Việc Tòa án nhân dân thị xã Vị Thanh đưa vụ án ra xét xử công khai ngày
hôm nay là hết sức cần thiết, nhằm giáo dục người phạm tội có tính năng răn đe,
phòng ngừa tội phạm.
Về nội dung vụ án đã được nêu cụ thể trong bản Cáo trạng mà tôi đã thông
qua ở phần trên với các tài liệu, chứng cứ và tang vật chứng có trong hồ sơ.
Thông qua phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa đã có đủ bằng chứng để khẳng
định việc Viện kiểm sát nhân dân thị xã Vị Thanh truy tố bị cáo về tội danh
Đánh bạc là hoàn toàn có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật. Tại
phiên tòa hôm nay không phát sinh tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án. Vì
vậy tôi vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố.
Như chúng ta đã biết tình hình mua bán số đề xảy ra trên địa bàn ngày
càng một gia tăng, trước tình hình đó lực lượng công an kết hợp cùng công an
các xã phường triệt phá một số tụ điểm tại địa bàn. Cụ thể ngày 12/6/2009 Công
an phường 3 đã bắt quả tang bị cáo Hồ Thị Giang đang bán số đề tại chợ phường
III, thị xã vị Thanh. Qua quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa bị cáo cũng
thừa nhận rằng đã bán số đề khoảng 20 ngày thì bị bắt và mỗi ngày bị cáo bán
được từ 700.000 đến 1.000.000 đồng và ngày 12/6/2009 bị cáo bán được
1.078.000 đồng và dựa vào kết quả xổ số ngày 12/6/2009 thì trong phơi đề số 1
trúng con số 53 – 2000 đồng. Như vậy ngày 12/6 bị cáo Giang đã thu lợi bất
chính 938.000 đồng.
Trang 23
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Bị cáo hiểu rằng việc mua bán số đề là một hình thức đánh bạc ăn thua
bằng tiền, bị nhà nước cấm hoạt động, nhưng vì mục đích thu lợi bất chính lớn
mà bị cáo đã bất chấp, xem thường pháp luật để hôm nay phải đứng trước
vành móng ngựa. Hành vi phạm tội của bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội đã
trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng, gây mất ổn định trật tự tại địa
phương là nguyên nhân của những tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật
tài sản…. nên hành vi phạm tội của bị cáo phải được nghiêm trị nhằm răn đe,
giáo dục, phòng ngừa chung.
Xét về nhân thân bị cáo thuộc thành phần lao động nghèo, lớn tuổi và mới
vi phạm pháp luật lần đầu. Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa hôm nay bị
cáo có thái độ thật thà khai báo, ăn năn hối cải khi sự việc xảy ra. Vì vậy cần
xem xét cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 46 Bộ
luật hình sự.
Bị cáo phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng, vì vậy
không cần cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội cũng đủ giáo dục răn đe bị cáo.
Mặt khác bị cáo cũng đã tự nộp phần thu lợi bất chính để khắc phục hậu quả với
số tiền 900.000 đồng.
Từ những đánh giá, phân tích nêu trên tôi đề nghị đến hội đồng xét xử
tuyên bố bị cáo Hồ Thị Giang phạm tội đánh bạc. Áp dụng khoản 2 Điều 248;
điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 60 BLHS
Vụ án 4: Vụ án Huỳnh Văn Quang, sinh năm 1967
Can tội: Vi phạm quy định về Điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ, quy định tại Điều 202 BLHS. Xét xử ngày 23/4/2009 tại tòa án nhân dân thị
xã Vị Thanh.
Thưa Hội đồng xét xử! Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tính mạng, sức khỏe
con người là vô giá, là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Tinh thần nêu trên đã
được thể hiện rõ trong đạo luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiến pháp nước ta quy định “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm” và được
cụ thể hóa bằng chương XII BLHS quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Do đó bất kể kẻ phạm tội là ai, không
Trang 24
t
Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
phân biệt địa vị, thành phần giai cấp, có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến sức
khỏe, tính mạng của con người phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Chính
vì vậy Tòa án nhân dân thị xã Vị Thanh mở phiên tòa công khai đưa vụ án
Huỳnh Văn Quang, can tội “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ” ra xét xử để buộc bị cáo phải trả lời trước pháp luật, trước
công luận và nhân dân về hành vi và tội trạng của bị cáo gây ra.
Đây là phiên tòa có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống
tội phạm, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời thể hiện rõ chính
sách, quan điểm của nhà nước của pháp luật đối với thực trạng vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vừa qua mà Nhà nước và dư luận
quan tâm. Mặt khác, thông qua phiên tòa xét xử để góp phần nâng cao ý thức tôn
trọng pháp luật, thiết lập có hệ thống trật tự kỹ cương xã hội và góp phần phục
vụ yêu cầu chính trị tại địa phương.
Tôi đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân thị xã Vị Thanh thực hành quyền
công tố Nhà nước tại phiên tòa xin phát biểu quan điểm luận tội của Viện kiểm
sát đối với vụ án Huỳnh Văn Quang, can tội “Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ” trên cơ sở đó đề nghị mức hình phạt để Hội
đồng xét xử tuyên một mức án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Về nội dung vụ án đã được nêi trong Bản cáo trạng mà tôi đã thông qua ở
phần trên. Với các tài liệu chứng cứ đã thu thập có trong hồ sơ vụ án và thông
qua phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa ngày hôm nay. Tôi khẳng định rằng
việc Viện kiểm sát nhân dân thị xã Vị Thanh truy tố bị cáo Huỳnh Văn Quang,
can tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là
hoàn toàn có căn cứ đúng theo quy định của pháp luật”.
Qua nội dung vụ án tôi xin tóm tắt và phân tích vai trò trách nhiệm của bị
cáo như sau: Vào sáng ngày 20/9/2008 Huỳnh Văn Quang điều khiển xe môtô
mang biển số 95F3-0009 trên đường đi từ thị xã Vị Thanh về nhà riêng tại Thành
phố Cần Thơ. Khi đến thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy Quang ghé vào nhà
của người ban tên Tuấn để uống rượu. Quang cùng 3 người khác uống hết 3 lit
rượu nên Quang không còn đủ khả năng điều khiển xe về Thành phố Cần Thơ
mà nghỉ lại nhà của anh Tuấn cho đến 13 giờ 30 phút cùng ngày Quang thức dậy
và điều khiển xe trở về thị xã Vị Thanh. Khi về đến nơi làm việc của mình tại thị
xã vị Thanh Quang tiếp tục nằm ngủ. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày Quang thức
Trang 25