TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
- Tên đề tài sáng kiến: Áp dụng phương pháp học chủ động và học trải nghiệm
trong giảng dạy chuyên ngành.
- Sáng kiến có nhiều cải tiến so với giải pháp trước đây:
Chủ động: đặt trong tình huống thực tế người học trực tiếp quan sát, thảo
luận vấn đề, giải quyết vấn đề đặt ra.
Tự học: Trong quá trình giải quyết vấn đề người học tự tìm kiếm thông tin
qua các phương tiện như sách, giáo trình ở thư viên đặc biệt là qua internet.
Tính sáng tạo: Khi giải quyết vấn đề người học không rập khuôn theo
những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
- Hiệu quả và phạm vi áp dụng: học sinh – sinh viên có thể tự lập trong phân
tích, giải quyết tình huống và đánh giá hiệu quả từng chuyên đề của mình.
Phương pháp này có thể áp dụng cho các môn học có thực tập chuyên môn hay
có mô hình cần sáng tạo để đáp ứng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Người thầy cần chọn mô hình rẻ tiền, phù hợp thực tế nhưng cần có thời gian
cho học sinh sinh viên nghiên cứu thực hiện.
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 28 tháng 06 năm 2016
BÁO CÁO
GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
- Họ và tên: DƯƠNG THỊ BÍCH LOAN
- Chức danh: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Khoa Nông nghiệp – Môi trường
1. Tên giải pháp
Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh, sinh viên học chủ động và học trải
nghiệm trong giảng dạy chuyên ngành.
2. Căn cứ
- Căn cứ các phương pháp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng.
- Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của khoa Nông nghiệp – Môi trường.
3. Thực trạng tình hình
Phương pháp dạy học truyền thống chỉ đạt hiểu và ghi nhớ kiến thức, mà không
phát triển tư duy, huấn luyện kỹ năng và rèn luyện thái độ cho người học.
Do hạn chế về:
- Chưa có sự tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học với
nhau.
- Khả năng khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo người học chưa cao.
- Phương pháp này cần nhiều phương tiện hỗ trợ như projector, laptop, loa, phòng
nghe nhìn… Nếu như tiết học nào chúng ta cũng cần có các phương tiện trên để đạt
hiệu quả đào tạo thì khó thực hiện.
4. Các nội dung chính của giải pháp
Bước 1: Phân chia nhóm
Chọn nhóm trưởng trước là người có trách nhiệm, có khả năng quan sát, sau đó
mới phân các thành viên đồng đều nam nữ, trình độ nhận thức để bổ trợ cho nhau
trong phân tích tình huống.
Bước 2: Xây dựng chủ đề
Chọn mô hình: thiết kế nhiều mô hình đơn giản, có tính ứng dụng thực tế cao
lồng ghép vào các môn học đang giảng dạy.
Nêu tình huống thực tế trong thực tập: xây dựng kế hoạch, cách tổ triển khai
thực hiện và nêu những tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Thực hiện theo chủ đề
Làm mô hình: người dạy cần quan sát, hướng dẫn động viên và nhắc nhỡ từng
thành viên trong nhóm. người dạy cần quan sát, hướng dẫn động viên và nhắc nhỡ
từng thành viên trong nhóm.
Giải quyết tình huống thực tế trong thực tập: Khi thực hiện, người học cần ghi
nhận mỗi ngày. Nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra, cần báo cáo trước lớp đưa hướng
giải quyết theo những dụng cụ, phương tiện sẵn có phù hợp với khả năng tại trại.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng
- Kết quả áp dụng dạy học theo phương pháp học chủ động và học trải nghiệm
học sinh sinh viên đạt những kỹ năng sau:
2
+ Chủ động: đặt trong tình huống thực tế người học trực tiếp quan sát, thảo luận
vấn đề, giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Tự học: Trong quá trình giải quyết vấn đề người học tự tìm kiếm thông tin qua
các phương tiện như sách, giáo trình ở thư viên đặc biệt là qua internet.
+ Tính sáng tạo: Khi giải quyết vấn đề người học không rập khuôn theo những
khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
- Phương pháp này có thể áp dụng cho các môn học như:
+ Thực tập chuyên môn
+ Môn học có giảng dạy mô hình để đánh giá được năng suất cũng như chất
lượng sản phẩm.
Trong thực hiện người dạy cần chọn mô hình rẻ tiền, phù hợp thực tế nhưng cần
có thời gian cho học sinh sinh viên nghiên cứu thực hiện.
3
I. Phần dẫn nhập
“Phát triển Giáo dục – Đào tạo được coi là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, là điều kiện
phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững” (Trích văn kiện Đại hội Đảng lần IX), cho thấy con
người là trung tâm của mọi sự phát triển. Vì thế, vai trò của Giáo dục – Đào tạo
là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, để đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trong
quá trình giảng dạy, người giáo viên không đơn thuần đóng vai trò là người
truyền đạt kiến thức mà trở thành người hướng dẫn cho học sinh sinh viên trên
con đường tri thức. Một cách cụ thể là người thầy còn đóng vai trò thiết kế, tổ
chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để người học chiếm
lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo
yêu cầu chương trình đào tạo. Là giáo viên, tôi thiết nghĩ không chỉ trau dồi kiến
thức chuyên môn mà còn tự trang bị kỹ năng sư phạm để giúp truyền đạt tri thức
chuyên ngành có hiệu quả, uốn nắn đạo đức hoặc nuôi dưỡng đam mê cho người
học.
Trường chúng ta đào tạo các ngành kinh tế - kỹ thuật, đa số giáo viên
giảng dạy không được đào tạo kỹ năng sư phạm. Vì thế, nhà trường luôn tạo
điều kiện cho giáo viên học các lớp bồi dưỡng sư phạm, tập huấn công biên soạn
giáo án, hướng dẫn đứng lớp đúng tác phong sư phạm, ngoài ra tổ chức dự giờ,
hội giảng, xây dựng tiết giảng điển hình. Thông qua các hình thức này giúp giáo
viên có thể trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau, giúp nhau ngày càng tiến
bộ hơn.
Tuy nhiên phương pháp dạy học rất đa dạng, mỗi phương pháp có ưu và
nhược điểm riêng, khi thực hiện chúng ta cần biết sử dụng đúng bài, đúng môn
mới cho kết quả hợp cao. Trong nội dụng bài viết này, chúng tôi áp dụng
phương pháp cho học sinh sinh viên chủ động học tập (Active learning) và học
trải nghiệm (Experiential learning).
Phương pháp học tập chủ động bao gồm các phương pháp như Phương
pháp động não: trong thời gian ngắn sinh viên đưa ra nhiều ý tưởng, nhiều giả
định về một vấn đề nào đó; Phương pháp suy nghĩ – từng cặp – chia sẻ: phương
pháp học sinh sinh viên cùng đọc tài liệu hoặc suy nghĩ về một chủ đề, sau đó
các sinh viên ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau về ý kiến và kinh nghiệm, sau đó
4
chia chia sẻ cả lớp; Phương pháp học dựa trên vấn đề: phương pháp người học
được tìm hiểu nhiều hơn về một chủ đề chứ không phải là chỉ tìm ra những câu
trả lời đúng cho những câu hỏi giáo viên đưa ra; Phương pháp hoạt động nhóm:
lớp chia thành từng nhóm nhỏ 5 đến 7 người, nhóm phân chia theo ngẫu nhiên
hay chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi tùy theo nhiệm vụ; Phương
pháp đóng vai: tổ chức cho người học thực hành một số cách ứng xử nào đó
trong một tình huống giả định.
Phương pháp học trải nghiệm là những phương pháp: Quan sát suy ngẫm
là học tập thông qua quan sát các hoạt động do người khác thực hiện hoặc chiêm
nghiệm lại bản thân, suy ngẫm và đúc kết những trải nghiệm; Khái niệm hóa là
học tập thông qua việc xây dựng các khái niệm, tổng hợp, biện giải và phân tích
những gì quan sát được; Trải nghiệm thực tế là học tập thông qua các hoạt động,
hành vi, thao tác cụ thể, trực tiếp; Thử nghiệm là học tập thông qua những thử
nghiệm, đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.
II. Những khó khăn
Theo National Training Laboratories (hay còn gọi là NTL) – Phòng thí
nghiệm Nghiên cứu các hành vi tâm lý quốc gia của Mỹ thì khả năng học của
con người có thể được chia làm các cấp độ khác nhau theo mô hình một kim tự
tháp, từ hoạt động học ít hiệu quả đến hoạt động học hiệu quả nhất. Ở nước ta
gọi tên là tháp học tập (Learning Pyramid).
10% Đọc
20% Nghe
30% Nhìn
50% Nghe và nhìn
70% Trao đổi với người khác
80% Sử dụng trong thực tế
90% Dạy lại cho người khác
Hình 1: Tháp học tập
5
Qua tháp học tập cho thấy nghe giảng và đọc tài liệu là phương pháp hiệu
quả thấp nhất trong tất cả các phương pháp. Tại sao có kết quả trên, chúng ta
cùng tìm hiểu sau:
- Mục tiêu của phương pháp này chỉ đạt hiểu và ghi nhớ kiến thức. Nó
không phát triển tư duy, huấn luyện kỹ năng và rèn luyện thái độ cho người học,
mà chỉ cung cấp được kỹ năng cứng, hoàn toàn không quan tâm đến kỹ năng
mềm.
- Theo Wilbert Mc Keachie, sự tập trung nghe giảng của người học tốt
nhất thì tối đa cũng trong vòng 20 phút, sau đó giảm dần một cách nhanh chóng.
Nếu thuyết trình trong khoảng thời gian dài thì hầu hết người học mệt mỏi do
phải ngồi lắng nghe mà không được tham gia vào bài giảng và người thầy cũng
rất mệt mỏi như người học.
- Người học không có tích cực xây dựng bài học nên nhớ rất ít hoặc
không thể nhớ. Vì thế, việc áp dụng kiến thức vào thực tế là khó có thể.
Kế đến phương pháp nhìn, nghe và nhìn đạt hiệu quả học tập từ 30-50%.
Phương pháp này tạo hứng thú cho người học, làm người học dễ học, dễ hiểu, dễ
nhớ thông qua hiệu ứng, màu sắc, âm thanh, hình ảnh. Người thầy dùng phương
pháp trực quan làm cho bài giảng bớt trừu tượng, thể hiện được sự logic và phát
huy tính sáng tạo của giáo viên khi xây dựng bài giảng. Nhưng đây vẫn là
phương pháp thụ động, người học chỉ tiếp thu hình ảnh từ clip, video. Hạn chế
của phương pháp nhìn, nghe và nhìn suông như sau:
- Chưa có sự tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học
với nhau.
- Khả năng khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo người học chưa cao.
- Phương pháp này cần nhiều phương tiện hỗ trợ như projector, laptop,
loa, phòng nghe nhìn… Nếu như tiết học nào chúng ta cũng cần có các phương
tiện trên để đạt hiệu quả đào tạo thì khó thực hiện được với điều kiện cơ sở vật
chất của trường so với quy mô lớp học đào tạo hiện nay và kết quả của nó có
thật sự tốt hơn không? Chúng ta cần xem lại.
Tuy nhiên chúng ta không bác bỏ hai phương pháp đầu vì đây là phương
pháp truyền thống hỗ trợ cho các phương pháp còn lại. Mỗi phương pháp giảng
dạy đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó quá trình học tập. Chúng ta nhận
6
thấy các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tộn tại một vài
khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết.
Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó, do vậy người thầy nên xây
dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn
đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ
dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.
Để người học không thụ động, ngoài nghe giảng, đọc và viết thì cần thảo
luận, tham gia giải quyết vấn đề. Khi người học tham gia trải nghiệm họ mới có
thể thực sự thấu hiểu và tạo dựng nhận thức cho mình.
Xuất phát từ những lý do trên, nhằm để chia sẻ cùng đồng nghiệp một số
kinh nghiệm trong giảng dạy, tôi xin trình bày đề tài sáng kiến “Một số kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh, sinh viên học chủ động và học trải nghiệm trong
giảng dạy chuyên ngành” để chúng ta cùng tham khảo.
III. Những giải pháp khắc phục khó khăn
Phương pháp giảng dạy chủ động là dạy học theo hướng pháp huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học bằng cách đa dạng các hoạt động
học, kích thích học sinh sinh viên khám phá, áp dụng, phân tích và đánh giá các
ý tưởng hơn là truyền đạt thông tin một chiều.
Trong xã hội hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, kiến
thức rất nhiều bên cạnh những ý tưởng sáng tạo rất lớn được cập nhật liên tục.
Người thầy không thể nào nhồi nhét vào đầu óc học sinh sinh viên khối lượng
kiến thức ngày càng nhiều thứ thế. Vậy vai trò cùa người thầy hiện nay là hướng
dẫn cho người học đi tìm tri thức.
Nhiệm vụ người giảng dạy là thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động
tự học giúp người học chủ động tìm hiểu kiến thức, đạt kỹ năng và thái độ của
môn học nói chung hay chương trình nói riêng. Trong quá trình giảng dạy, ngoài
giờ lên lớp, người thầy còn phải theo dõi các hoạt động tự học của học sinh sinh
viên, giúp đỡ khi cần thiết, trao đổi thảo luận và góp ý để người học đi đúng
hướng.
Qua quá trình giảng dạy, tôi tự tìm hiểu áp dụng phương pháp dạy học
chủ động thông qua giúp học sinh sinh viên học chủ động và học tập qua trải
nghiệm như sau:
7
- Bước 1: Phân chia nhóm
Trong lớp học về trình độ kiến thức, tư duy của sinh viên không thể đồng
đều tuyệt đối khi áp dụng phương pháp chủ động phải chấp nhận sự phân hóa về
cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế
thành một chuỗi công tác độc lập.
Áp dụng phương pháp chủ động ở trình độ càng cao thì sự phân hóa càng
lớn. Khi thực hiện, tôi chọn nhóm trưởng trước là người có trách nhiệm, có khả
năng quan sát, sau đó mới phân các thành viên đồng đều nam nữ, trình độ nhận
thức để bổ trợ cho nhau trong phân tích tình huống.
- Bước 2: Xây dựng chủ đề làm nhóm
Chọn mô hình
Tôi thiết kế nhiều mô hình đơn giản, có tính ứng dụng thực tế cao lồng
ghép vào các môn học giảng dạy khóa 18 như công tác giống, chăn nuôi heo. Đó
là giá nhảy lấy tinh của heo đực, lồng nuôi heo nái đẻ - nuôi con và lồng gà đẻ
trứng thương phẩm. Nhóm cần chủ động hoàn thành các yêu cầu sau:
- Tìm hiểu kiểu mẫu và cách thức thực hiện mô hình của mình qua giáo
trình, tài liệu tham khảo trên internet hay tham khảo thực tế tại các trang trại
chăn nuôi.
- Báo cáo trước lớp về ưu và nhược điểm của mô hình, dụng cụ thực hiện.
Kết thúc giai đoạn này, giáo viên đánh giá tính khả thi của từng nhóm, các
bước làm, dụng cụ thực hiện, thời gian hoàn thành.
Tình huống thực tế
Đối với việc học trải nghiệm, người thầy phải xây dựng kế hoạch, cách tổ
triển khai thực hiện. Ví dụ trong quá trình giảng dạy môn thực tập qui trình nuôi
gà và vịt, tôi sẽ phân ra từng giai đoạn nhỏ và phân tích những vấn đề bất
thường xảy ra như sau:
- Vệ sinh chuồng nuôi và xung quanh trại: lối đi vào phải có hố sát trùng,
không cho người không phận sự đi vào tự do, nguồn nước cho vịt tắm chải phải
sạch không chứa chất hữu cơ làm bốc mùi thối, tránh cá tạp hay chuột cắn phá
vật nuôi.
- Úm vật nuôi: Cần đảm bảo nguồn nhiệt tránh gió lùa, mưa tạt hoặc quá
nóng. Đối với gà con dễ bị ướt lông khi uống nước và bệnh cầu trùng do úm trên
nền đất và ăn lại phân. Vịt con chất độn chuồng ẩm ướt kết hợp nhiệt độ cao bốc
mùi nặng dù chỉ qua một đêm.
8
- Sau giai đoạn úm: vật nuôi dễ sốc nhiệt khi chăn thả tự do, nhu cầu thức
ăn ngày càng nhiều do dụng cụ tập ăn cung cấp không đủ. Vịt di chuyển lên
xuống từ nước lên chuồng dễ bị bẹt chân, vịt siêu thịt nên tốc độ lớn nhanh hiện
tượng thiếu canxi thường xảy ra.
- Giai đoạn vỗ béo: vật nuôi sinh trưởng giảm ở giai đoạn này chủ yếu dự
trữ mỡ, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng cao.
Tương ứng với những bất thường ở từng giai đoạn trên, mỗi nhóm cần
đưa ra hướng giải quyết, phân tích tình hình thực tế phù hợp với điều kiện tại
trại, khả năng của nhóm.
Sau cùng, giáo viên đánh giá và phân tích phương án giải quyết của mỗi
nhóm và các nhóm đi đến thống nhất cách thực hiện chung.
- Bước 3: Nhóm thực hiện chủ đề
Làm mô hình
Đây là khâu quan trọng, người dạy cần quan sát, hướng dẫn động viên và
nhắc nhỡ từng thành viên trong nhóm. Khi hoàn thành, các nhóm phải chuẩn bị
bài báo cáo. Trình bày cách thức hoạt động của mô hình, dụng cụ mô hình,
tương ứng dụng cụ thực tế. Ưu và nhược điểm của mô hình mình.
Nhận thấy, người học rất thoải mái, không bị gò bó như học lý thuyết,
việc trao đổi kiến thức với các bạn tự nhiên hơn. Những học sinh sinh viên cá
biệt cũng có thể nhìn được mô hình của nhóm, không như trình chiếu nếu các
em lơ đãng sẽ không nhận được kiến thức chuyên môn này.
Giải quyết tình huống
Khi thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng, người học cần ghi nhận mỗi ngày.
Nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra, cần báo cáo trước lớp đưa hướng giải quyết
theo những dụng cụ, phương tiện sẵn có phù hợp với khả năng tại trại. Nếu gặp
trường hợp cần thiết phải đưa ra cách giải quyết và báo cáo lại cách thực hiện
của mình trước lớp. Ở giai đoạn này có nhiều ý kiến bất đồng, giáo viên cần
khéo léo nhắc nhỡ, phân tích mục tiêu cần đạt được trong môn học này. Đánh
giá điểm số các em thông qua chuyên cần, phân tích sức khỏe vật nuôi, giải
quyết tình huống bất thường hợp lý. Khóa 17 học môn qui trình các em thực
hiện giải quyết các trường hợp như sau:
- Nuôi vịt: cả nhóm dọn dẹp ao sen tận gốc, dùng vôi xử lý mặt nước gần
bờ; Các em gom bao lúa, lưới ở nhà không sử dụng để che chắn xung quanh;
Các em ý thức lưới rách cần vá lại không cho vịt ra ngoài; Cùng nhau làm lại bờ
9
cho vịt đi như tiến hành khiêng đất ở xung quang, gia cố lại bờ, đỗ đá mài giảm
bớt lượng bùn khi vịt đi lên xuống là dơ nền chuồng ảnh hưởng đến bộ lông vịt,
sau cùng phủ lên tấm lưới mùn dùng tre cập nẹp lại; Làm mái che để hố sát
trùng bên ngoài; Lấy rơm dự trữ làm chất đồn chuồng cho vịt; Nhắc nhỡ nhau
cho ăn tránh rơi vãi làm tăng hệ số chuyển hóa thức ăn và bổ sung canxi vào
thức ăn.
- Nuôi gà: Tự lấy gỗ, tre ở nhà làm lồng úm gà; nền chuồng sửa chữa nền
tránh chuột vào; che chắn chuồng tránh mưa tạt vào; máng uống lớn dùng đá
giảm bớt diện tích, thiết kế tạm thời dụng cụ cung cấp nước cho gà; giảm chi phí
mua trấu các em suy nghĩ phơi, dùng thuốc sát trùng xử lý để dùng lại; Chia
thức ăn ra làm nhiều lần ăn trong ngày.
IV. Kết quả thực hiện
Trong quá trình giảng dạy kết hợp với thực hành từng môn học, chúng tôi
đưa những mô hình dụng cụ gắn với bài học, nhận thấy kết quả đạt được như
sau:
- Khóa 18 tham gia mô hình sáng tạo do thư viện tổ chức thì lớp đạt 2 giải
đó là giải nhì và giải ba. Kết quả giải không cao nhưng các em rất vui, hào hứng
vừa được học tập vừa tham gia có giải, động viên rất lớn tinh thần học tập, kích
thích tinh thần sáng tạo, đam mê thực tập.
Thông qua làm mô hình, người học hiểu được các thông số kỹ thuật, giải
thích đặc điểm mô hình đáp ứng sinh lý phát triển của vật nuôi. Ở khóa 18 có
một sinh viên khả năng viết bài chậm, khó tiếp thu khi nghe giảng nhưng khi
được thực tập ứng dụng từng môn thì em này tự tin đưa ra suy nghĩ riêng của
mình và bắt tay vào công việc nhóm.
- Khóa 17: Phân ra hai nhóm thực tập thì tôi nhận thấy nhóm có áp dụng
phương pháp này chăm sóc vật nuôi tỷ lệ nuôi sống cao, chủ động khắc phục
khó khăn ở từng giai đoạn có tinh thần trách nhiệm. Do giáo viên phân tích tình
hình từng giai đoạn trước nên khi làm việc các em đã có suy nghĩ hướng giải
quyết nên không quá bỡ ngỡ, lo lắng khi thực hiện. Trong làm việc, đa số các
em đều đưa ra hướng khắc phục. Nếu kết quả chưa đạt như mong muốn, các em
đồng lòng giải quyết.
10
Nhóm
Tỷ lệ nuôi sống vịt (%) Tỷ lệ nuôi sống gà (%)
Áp dụng
100
90
Không áp dụng
97
50
Ghi chú: Áp dụng: nhóm có áp dụng phương pháp chủ động.
Không áp dụng: nhóm không có áp dụng phương pháp chủ động.
Hiện tại thực tập tốt nghiệp tại trại heo, đa số các em trong nhóm áp dụng
được chủ trại khen các em có tinh thần trách nhiệm, khả năng học hỏi cao, luôn
tìm hướng giải quyết khi gặp những trường hợp bất thường.
V. Kết luận
Trong quá trình thực hiện cho thấy khả năng tiếp thu và vận dụng bài học
của học sinh sinh viên tăng lên khi chủ động học tập, thông qua từng mô hình,
từng tình huống cụ thể mà người học tự lực khám phá những điều mình chưa rõ,
chứ không thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt.
Được đặt vào tình huống của đời sống thực tế, người học được trải
nghiệm, thông qua quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy
nghĩ của mình, vừa thông qua làm việc cá nhân, vừa phải làm việc nhóm. Từ đó
đạt được kiến thức mới, kỹ năng mới, phát huy tiềm năng sáng tạo.
11