Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài thu hoạch đền gióng môn giáo dục quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.33 KB, 18 trang )

Bài thu hoạch đền gióng môn giáo dục quốc phòng đại học , các bạn
download về chỉ việc nộp thôi nhé, đầy đủ hết rồi.
LỜI NÓI ĐẦU
Có lẽ là người con đất Việt, không ai là không biết đến truyền thuyết
Thánh Gióng cùng con ngựa sắt. Tuổi thơ năm tháng đi qua, những câu
truyện cổ tích bà, mẹ hay kể cho cháu mỗi buổi chiều tan học cứ dần dần
in hằn trong tâm trí cháu.
Còn những người ông, cha, chú – những người lính bộ đội Trường
Sơn dù ít hay nhiều nhưng không ai là không nhắc đến chiến thắng Điện
Biên Phủ trên không – thành công của Phòng không – Không quân thời kì
kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Qua những lời kể, hẳn trong mỗi chúng ta
đều dấy lên niềm tự nào về những chiến thắng vang dội ấy, niềm tự hào về
máu xương cha ông ta đã đổ ra và cả niềm yêu Tổ quốc, nỗi niềm khát
khao xây dựng cũng như bảo vệ Tổ quốc hình chữ S bé nhỏ, thân thương
này.
Để tạo cho sinh viên hiểu thêm, biết thêm về những di tích lịch sử,
chiến thắng vang dội ấy, trường Đại học Kinh và Công nghệ nói chung và
khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh nói riêng đã tạo điều kiện cho sinh
viên có những buổi tham quan, ngoại khóa hết sức hữu ích, thay vì chỉ là
những tiết học lý thuyết khô. Chúng em xin cảm ơn nhà trường, cảm ơn
khoa rất nhiều vì điều này.
Bài thu hoạch này là kết quả những gì chúng em hiểu biết, học tập
thêm sau hai buổi ngoại khóa, sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự tích
Thánh Gióng, đền Gióng, về hội Gióng và Phòng không – Không quân
cùng với chiến thắng lịch sử lẫy lừng Chiến thắng Điện Biên Phủ trên
không.


ĐỀN GIÓNG
<Ảnh>


Giới thiệu chung:
Khi nhắc tới Đền Gióng, người ta thường nghĩ ngay tới vùng Sóc
Sơn. Nhưng thực chất, Phù Đổng, Gia Lâm mới là nơi sinh ra,lớn lên và ra
trận đánh giặc của Thánh Gióng.
Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng
Thiên Vương, nằm ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng
trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ
thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân
khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô
về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho dựng đền, đến nay đã được trùng tu
nhiều lần.
Sáng 22/01/2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND TP Hà Nội,
Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tổ chức trao bằng của UNESCO


công nhận Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể tại xã Phù Đổng, huyện
Gia Lâm, Hà Nội.
Lịch sử:
Theo truyền thuyết, đền Gióng được xây dựng từ thời Hùng
Vương thứ VI thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương. Sự tích Thánh
Gióng dẹp giặc Ân là biểu hiện của truyền thống đánh giặc giữ nước của
cả dân tộc. Đó là niềm tự hào lớn lao bởi ngay từ thuở dựng nước đã có kì
tích đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông, xứ sở, bảo vệ nhà
nước Văn Lang mới xây dựng. Với công lao to lớn đó, Thánh Gióng đã
được vua Hùng Vương thứ VI phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Ý chí giết giặc cứu nước đã được nhà thơ Cao Bá Quát ngợi ca:
Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn
Đằng vân do hận cửu thiên đê
Dịch nghĩa:

Đánh giặc, lên ba hiềm vẫn muộn
Cưỡi mây, tầng chín hận chưa cao
Võ công hiển hách của Thánh Gióng cùng dân đánh giặc đã được
nhà thơ Ngô Chi Lan mô tả:
Thiết mã tại thiên, danh tại sử
Anh uy lẫm lẫm mãn giang san
Dịch nghĩa:
Ngựa sắt về trời, danh tại sử
Oai thanh vang dậy khắp xa gần
Đến thời Lê, vua Lê Đại Hành (980 - 1005) lại phong ông là Sóc
Thiên Vương, đổi Sóc Sơn thành Vệ Linh Sơn. Năm 981, sau khi đánh
thắng quân Tống trở về, vua lại phong ông là Phù Thánh Đại vương. Đến
thời Lý, vua Lý Thái Tổ đặt lại tên đền Gióng là Hiển Linh Điện, phong là
Xung Thiên Thần Vương. Thời Hậu Lê, Thánh Gióng được phong là Xung
Thiên Đổng Thần Vương, mẹ hiệu là Hiệu Thiên Mẫu. Vua Lê Kính
Tông(1600 - 1619) niên hiệu Hoằng Định có lập bia và tế lễ. Đến thời Lê
Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) nhà vua đã cúng áo chầu
và tiền vàng.



Kiến trúc
Đền Gióng là một tổng thể thống nhất, gồm nhiều công trình xây
trên diện tích rộng:
Tam quan đền khá lớn, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên.
Trên bậc thềm là hai con rồng đá, tạc vào năm 1705. Trước cổng là một













sân rộng, nhìn sang một thủy đình ở giữa một hồ nước, cạnh một gốc đa
cổ thụ. Thủy đình là nơi diễn ra các trò chơi dân gian và múa rối nước.
Đôi câu đối trước cổng đền viết:
Thiết mã khóa vân cung, tuấn nhạc, liên quan thiên cổ
ngưỡng
Thạch long kiều thủy các, sùng từ uy vọng ức niên khâm
Dịch nghĩa:
Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ánh thiêng, ngàn năm
nhìn ngắm
Rồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga vẻ đẹp, muôn thuở tôn
sùng
Sau cổng chính là một phương đình tám mái, dưới chân còn hai
con sư tử đá. Tiếp đến là tiền đường rộng là nơi cử hành các nghi lễ. Nhà
thiêu hương bày đồ nghi trượng, tiếp đến là hậu cung. Trong hậu cung có
tượng Thánh Gióng và các tướng hộ vệ, cũng là nơi giữ các đạo sắc
phong của các triều đại phong kiến. Trong hậu cung cũng giữ một đôi chóe
sứ là cổ vật, chỉ dùng trong dịp lễ hội. Bậc thềm của hậu cung còn giữ
được những viên gạch chạm rồng, được cho là có từ đời Lý.
Trong đền còn có một bia đá dựng năm 1660. Phía sau đền có một
giếng nước trong, gọi là giếng Ngọc.
Từ cổng vào, bên phải của khu đền chính còn các nhà việc, dành
cho những người đến dự lễ hội, chia ra các ban tế của các xã xung quanh.

Bên trái của đền là chùa Kiến Sơ.
Đền Gióng nằm trên một khu đất đẹp, tương truyền được xây dựng
chính trên nền ngôi nhà cũ nơi Gióng sinh ra. Trước đây, nơi này chỉ là một
thảo am nhưng vua Lý Thái Tổ khi dời đô ra Thăng Long đã cho xây
dựng thành một ngôi đền khang trang. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền
hiện tại chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê
Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương
đại.
Trước đền có thủy đình nằm trong hồ bán nguyệt, được xây dựng từ
thời Lý. Trải qua gần 1.000 năm nhưng những nét chạm trổ tài hoa trên gỗ
vẫn còn gần như nguyên vẹn. Hằng năm thủy đình vẫn đứng đó lặng nghe
những liền anh liền chị hát giao duyên trong ngày lễ hội (9-4 âm lịch).
Cổng đền được xây dựng bằng gạch, đến nay đã được 109 năm. Phía
sau cổng là nhà tám mái (đúng ra là có hai tầng, mỗi tầng 4 mái), khá
giống với nhà tám mái trước chùa Láng vì cũng được xây dựng từ thời Lý.


Nhìn từ phía ngoài thì nhà tám mái không lớn, nhưng nếu có một ống
kính góc rộng, nằm ngửa ra giữa nhà mà chụp thì chắc chắn bạn sẽ thấy
rõ sự kỳ vĩ của nó. Dưới mỗi góc độ lại hiện ra một hình thù rất khác.
Sau nhà tám mái là nhà tiền tế, là nơi để thực hiện các nghi lễ. Tại đây,
du khách có thể dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch “tuổi tác” khi bên trên
những cột gỗ có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17) là những bức hoành phi
ghi lại những lời nói của Bác Hồ, những vần thơ Tố Hữu.
Ấn tượng nhất trong đền là cắp chiêng trống có đường kính lên tới 1,2m
với độ lớn tương đương chiếc trống đại được trưng bày tại lễ hội hoa vừa
rồi. Vào mùa lễ hội, tiếng trống, tiếng chiêng rền vang sẽ làm không khí
thêm phần hào hùng trong những hoạt cảnh tái diễn trận chiến anh hùng
của Thánh Gióng.
Với mỗi ngôi đền thì phần quan trọng nhất bao giờ cũng là hậu cung,

đền Gióng cũng vậy. Đây là nơi đặt bức tượng Gióng cao hơn 2m, được
tạc từ cách đây trên 100 năm. Bên cạnh có hai hàng tượng gồm 6 quan
văn võ, 2 người hầu đứng, 2 phỗng quỳ và 4 lính hầu.
Nghiêng mình trước những công trình kiến trúc thách thức với thời gian.
Cảnh vật yên bình mà như có tiếng trống thúc quân ra trận.
Nét đặc biệt:
Đây đã trở thành một nơi địa linh của dân tộc, là nơi giao thao của hai
nền văn hiến Kinh Bắc và Thăng Long, là nơi địa linh nhân kiệt sản sinh ra
những người hiền tài, góp phần cho đất nước .
Có 2 dãy nhà ba gian do vợ chúa Trịnh Sâm cung tiến . Cổng ngũ
môn, xây giống như cổng trong cung đình Huế (khâm sai đại thần triều
đình cung tiến năm Thành Thái thứ tư-1892).
- Lưu giữ được 25 bảng sắc phong của các triều đại phong kiến quân
chủ xưa
- Có Ngựa hồng và Ngựa bạch thờ hai bên .
- Có trống lớn, được gọi là trống “sấm”, chỉ có ở đền Gióng, bởi tiếng
trống khi đánh lên ì ì như tiếng sấm. Mà tiếng trống này chỉ đánh vào giao
thừa và lúc khai mạc Hội Gióng, tiếng trống khi đánh lên thấu tận trời xanh.
- Có nhà Tiền tế để tế Thánh, xưa các quan đại thần triều Lý hàng
năm về tế Thánh Gióng, thể hiện sự linh thiêng. Và hằng trăm năm nay,
thường xuyên vào Rằm và mùng Một, vẫn có các đợt Tế lễ diễn ra.


- Có rất nhiều hoành phi câu đối, có 100 câu đối, trong đó có nhiều
câu đối cổ. Hàng năm, có rất nhiều nhà Hán Nôm ở Hà nội thường tới đây
nghiên cứu.
- Có rất nhiều các danh nhân văn hóa nổi tiếng của Việt Nam đã đến
đây : Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Siêu,...
Lễ hội Thánh Gióng - hội trận thể hiện tinh thần chống giặc
ngoại xâm của người Việt cổ

<Ảnh>

Hiện nước ta có gần 8000 lễ hội, trong đó có 7039 lễ hội dân gian,
mỗi lễ hội có một dáng vẻ khác nhau. Lễ hội Thánh Gióng đã tồn tại qua
hàng ngàn năm lịch sử. Nét độc đáo của lễ hội này là cư dân Việt cổ đã
lịch sử hoá một nhân vật huyền thoại, biến thành một nhân vật tín ngưỡng
để phụng thờ, phát triển thành lễ hội và nâng lên hàng Thánh.
Mang đặc điểm chung của lễ hội dân gian, lễ hội Thánh Gióng lắng
đọng khá nhiều lớp phù sa lịch sử - văn hóa, vẫn lưu giữ những nét riêng ít
lễ hội dân gian nào có được. Yếu tố “gốc” của lễ hội Thánh Gióng tồn tại
chủ yếu trong tiềm thức con người qua các thế hệ, gắn bó với mỗi người
và luôn được tiếp nhận cái tinh túy, bồi đắp thêm những lớp phù sa văn
hóa - tín ngưỡng, đồng thời cũng sàng lọc những yếu tố không còn thích
hợp để sự sáng tạo ấy luôn mang tầm nhân loại.
Đây là một lễ hội khá ổn định dẫu thời gian, sự tiếp biến văn hóa của
cuộc sống đương đại đã tác động rất lớn. Việc sưu tầm nghiên cứu lễ hội
Thánh Gióng có từ rất sớm và kỹ lưỡng. Những công trình sớm nhất đã
được ghi lại trong văn bia, thần tích ở các di tích đền Phù Đổng, đền Sóc
Sơn…của các nhà Nho. Huyền thoại về Thánh Gióng đã xuất hiện trong
các bộ sử của các vương triều quân chủ như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại
Nam nhất thống chí, Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam ngữ
lục... Tư liệu xưa nhất là An Nam chí lược của Lê Tắc thế kỷ XIV. Công


trình của G.Dumoutier công bố năm 1893. Những năm đầu thế kỷ XX, lễ
hội Thánh Gióng được ghi chép tương đối tỷ mỷ trong cuốn sách Bắc Ninh
tỉnh khảo dị của Phạm Xuân Lộc. GS.TS Nguyễn Văn Huyên có 2 công
trình về Lễ hội Thánh Gióng ở làng Phù Đổng: Les fêtes de Phù
Đổng(1938 ), Les chants et les danses d’Ailao aux fêtes de Phù Đổng
( 1941 ). Sau năm 1954, nhiều công trình có giá trị về lễ hội Thánh Gióng

xuất hiện, như: Người anh hùng làng Gióng - tác phẩm được tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh của Cao Huy Đỉnh. Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác
nghiên cứu lễ hội này, như: GS Trần Quốc Vượng, Trần Bá Chí, Toan Ánh;
hai học giả Việt kiều Tạ Chí Đại Trường, Như Hạnh (Nguyễn Tự Cường);
nhà Việt Nam học N.I.Niculin…Tuy nhiên, cho đến nay, công trình nghiên
cứu của G.Dumoutier và 2 công trình của GS.TS Nguyễn Văn Huyên vẫn
có giá trị đặc biệt trong tiến trình sưu tầm, nghiên cứu lễ hội Thánh Gióng.
Những gì chúng ta thấy được chỉ là lát cắt đương đại. So sánh những tư
liệu bằng chữ Hán ghi chép về lễ hội Thánh Gióng đầu thế kỷ XX và nghiên
cứu hiện nay có thể thấy lễ hội này còn khá nguyên vẹn.
Hội Thánh Gióng là lễ hội mà cộng đồng có vai trò to lớn trong việc
bảo tồn và phát triển cả ngàn năm qua. Thời quân chủ, các vương triều rất
chú ý đến lễ hội này. Vương triều nhà Lý (1009-1225) coi trọng di tích và lễ
hội Gióng. Đánh dấu một thời kỳ mới của Đại Việt, nhà Lý, tiêu biểu là Lý
Công Uẩn đã cho xây đền thờ Phủ Đổng Thiên Vương, tổ chức lại Hội
Gióng với một quy mô lớn. Đến thời Lê (thế kỷ XV-XVI), hội Gióng đã nổi
tiếng và được triều đình cử quan đại thần về chủ tế đức Thánh Gióng. Tiếp
nối truyền thống, các vương triều sau cũng như vậy.
Trải qua thời gian biến thiên, lễ hội Thánh Gióng vẫn duy trì, phát
triển cho đến ngày nay. Cái độc đáo của hội Gióng là vẫn diễn ra tự nhiên
theo truyền thống, không bị sai lệch, nhiễu bởi yếu tố khác. Cộng đồng
quyết định hình thức lễ hội. Vì thế, đến bây giờ, cộng đồng giữ vai trò to
lớn, người dân tự làm lễ hội của mình với vị thế người chủ, được chủ động
sáng tạo, phần lễ và hội chưa bị dàn dựng “sân khấu hóa”, “kịch bản hóa”.
Cái giữ được ở Hội Gióng là yếu tố quý giá, rất phù hợp với tính chất của
lễ hội và điều kiện mà công ước của UNESCO đặt ra. Lễ hội Thánh Gióng
tập trung về không gian, hơn nữa truyền thống này được cộng đồng thực
hành liên tục nên có thể thấy đây là một lễ hội dân gian giữ được căn gốc
yếu tố lõi.
Tại Hà Nội, hiện thống kê được 5 làng có đền thờ Thánh Gióng: Đền

Sóc (Phù Ninh, Sóc Sơn), đền Thánh Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm), đền
Sóc (Xuân Đỉnh, Từ Liêm), đền Gióng (Đông Bộ Đầu, Thường Tín) và đền


Gióng (Chi Nam - Gia Lâm). Hàng năm, các địa phương thờ Thánh Gióng
đều rất sáng tạo để tổ chức lễ hội, tưởng nhớ người anh hùng. Làng Phù
Đổng diễn lại chiến công của Thánh Gióng, bắt 28 cô gái xinh đẹp của làng
làm tướng giặc. Làng Sóc diễn lại cảnh Thánh Gióng đánh trận rồi bay về
trời... Điểm nhấn của hội Gióng ở các địa phương là hội trận mà không có
gươm đao, tất cả được tái hiện bằng biểu tượng. Lễ hội Thánh Gióng là
một hệ thống biểu tượng có những tầng ý nghĩa sâu xa, lâu đời, nhưng
cũng có tầng ý nghĩa mới mẻ, cô đọng.
Lễ hội Gióng được cử hành trên một diễn trường dài khoảng 3 km,
gồm đền Thượng, đền Mẫu và chùa Kiến Sơ. Thường 5 năm một lần, vào
năm chẵn thì tổ chức hội chính (từ 6 -12/4); còn các năm lẻ thì tổ chức hội
lễ vào ngày 9/4, sau nghi thức hành lễ, chiến sự chỉ xảy ra một trận kết
thúc ở Soi Bia. Sự phân công đã hình thành từ lâu đời: Phù Dực, Phù
Đổng thay nhau làm giáp kéo hội (đăng cai) được cử các tướng Văn Lang,
các đội cận vệ binh. Đổng Viên, Đổng Xuyên cử đội quân báo, quân lương.
Còn Hội Xá đến với phường múa hát Ải Lao, Tùng Choặc và diễn trò bắt
hổ.
Số người trực tiếp tham gia trong ngày hội tới vài trăm, gồm: các ông
hiệu, nữ tướng giặc Ân, quân phù giá nội, ngoại, làng áo đỏ, làng áo đen,
quân báo, quân lương… Sự nghiêm ngặt, linh thiêng cao độ đối với người
tham gia lễ hội từ trẻ mục đồng, quân phù giá đến phường Ải Lao, đặc biệt
các ông hiệu như hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, hiệu trung quân, hiệu
tiểu cổ. Tướng nữ đóng giặc Ân (từ 9 - 12 tuổi) và các ông hiệu được chọn
lọc rất kỹ và phải phải tập dượt nghiêm túc và chịu những điều kiêng kỵ
nghiêm ngặt. Riêng ông hiệu cờ sống chay tịnh riêng biệt trong một tháng
theo tục trai giới trong nhà cầu của đền, có người phục vụ.

Thời gian chuẩn bị lễ hội được tiến hành từ đầu tháng 3 âm lịch hàng
năm, hội bắt đầu từ ngày 6/4. Ngày 5/ 4 âm lịch là ngày tổng diễn tập múa,
hát ở đền Thượng. Ngày 6/4 người tổ chức lễ rước nước lễ rước nước từ
đền Hạ về đền Thượng, rồi dùng nước ấy cọ rửa binh khí, tượng trưng cho
việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc. Ngày 7/4 âm lịch rước cỗ chay
(cơm cà - thức ăn Gióng thích) lên đền Thượng. Buổi trưa có múa rối ở
nhà Thuỷ Đình trước đền. Buổi chiều rước khám đường (thăm dò đường
đến trận địa), cờ lệnh được mang đến Đền. Ngày 8 tháng 4 âm lịch các
giáp duyệt lại vai đóng tướng nữ. Ngày 9/4 - chính hội có múa hát thờ, có
hội trận và lễ khao quân. Hát thờ diễn ra trước thuỷ đình phía trước đền
Thượng do phường hát Ải Lao - một tục rất cổ và hội Tùng Choặc biểu
diễn (chủ yếu là hát dân ca). Hội trận mô phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh


giặc tại cánh đồng rộng (khoảng 3km) gọi là Soi Bia. 28 cô gái mặc tướng
phục thật đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân của giặc. 80 phù giá lưng đeo
túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta. Đi đầu đám rước là dăm ba bé trai
cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường tượng trưng cho đạo quân mục
đồng. Theo sau là ông Hổ từng giúp Thánh phá giặc. Trong đám rước còn
có cả ông Trống, ông Chiêng và 3 viên tiểu Cổ mặc áo xanh lĩnh xướng.
Trong khi ông hiệu cờ đang say sưa múa cờ, thì dân chúng xem hội đã
tranh nhau những đồ tế lễ. Đám rước đi đến tận Đổng Viên, đi đến đâu cờ
quạt tưng bừng đến đấy. Ngày 10/4, vãn hội có lễ duyệt quân tạ ơn Thánh.
Ngày 11/4 làm lễ rửa khí giới và ngày 12/4 lễ rước cờ báo tin thắng trận
với trời đất và cuối cùng là lễ khao quân.
Trước ngày hội, dân làng đã tổ chức nhiều trò chơi: Vật, chọi gà,
đánh cờ, hát, hát ải lao. Tại Soi Bia còn có cả đánh cờ người. Đặc biệt
những động tác (múa) hành lễ trong Hội Gióng: Múa cờ lệnh, múa đánh
trống, múa đánh chiêng, hành lễ của ổng hiệu trống, hiệu chiêng, múa quạt
hầu, hành lễ của ông hổ, hành lễ của 12 người phường Ải lao trong âm

thanh náo động đầy quyền uy tạo nên một bài ca hùng tráng chứa chan
niềm tin thắng lợi và lòng tự hào dân tộc. Trong ngày lễ lớn, trò diễn trận,
rước kiệu, múa cờ, chia phe diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân là
những màn diễn xướng độc đáo thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí
quật cường của dân tộc, tôn vinh vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng. Đây là
cuộc tổng diễn xướng anh hùng ca Thánh Gióng tích tụ những giá trị tinh
thần cao đẹp của một dân tộc chống ngoại xâm liên tục để tự khẳng định
nền độc lập tự do sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.
Độc đáo nhất trong lễ hội Gióng là ngựa trắng và ông hiệu cờ. 28
thiếu nữ đóng tướng giặc, thực chất tượng trưng cho tinh tú (chọn những
cô bé còn ngây thơ là biểu hiện hồn nhiên như bầu trời, người Việt lấy thờ
Mẫu làm trọng). Lễ rước Bạch Mã (ngựa trắng) vào giữa trưa, ngựa trắng
tượng trưng sức mạnh linh khí của trời và tượng trưng phương Đông, mặt
trời. Khi rước, người ta cầu mong có được sinh khí tràn trề, muôn loài sinh
sôi nảy nở. Theo tục lệ, khi rước ngựa trắng trời thường nổi gió, có nghĩa
là trời ứng vận vào người "Thiên nhân hợp khí" mà tạo cho khí thiêng của
trời tràn về trần gian. Khi rước về, sinh khí đó hội tụ vào lá cờ đỏ của ông
hiệu cờ. Màu đỏ là màu của sinh khí, màu của sức sống, gắn với thần linh.
Chỉ có thể thì sức sống mới được phát triển và cái ước vọng qua ngày hội
mới trở thành ước vọng được mùa, ước vọng của phồn thực, ước vọng
của sự no đủ. Và, chính qua nhận thức đối với Phù Đổng Thiên Vương -


một uy lực siêu phàm như vậy, nên người xưa đã quan tâm đến nơi thờ
của Thánh Gióng và tổ chức lễ hội tưởng niệm.
Không chỉ làng Phù Đổng, nhiều địa phương khác thuộc Hà Nội cũng
tổ chức lễ hội suy tôn Thánh Gióng, như: Chi Nam (Gia Lâm), Xuân Đỉnh
(Từ Liêm),Vệ Linh (Sóc Sơn). Làng Vệ Linh ở phía Bắc thủ đô Hà Nội,
tương truyền là nơi Gióng đã trút giáp để cùng ngựa về trời, có đền thờ
Gióng và được Nhà nước quân chủ tặng danh hiệu "Xung thiên Thần

vương". Trong khu vực Đền Hùng (Phú Thọ) có Đền Thượng, tức "Cửu
trùng tiền điện" được dành để thờ Thánh Gióng.
Ngoài tính biểu tượng của ý chí chống ngoại xâm của dân tộc Việt
Nam, lễ hội Thánh Gióng còn có lớp biểu tượng khác, lớp giá trị cổ sơ hơn
là nghi lễ nông nghiệp. Hội Gióng mở vào ngày 9/4, là thời điểm bắt đầu
vào mùa mưa, mùa gieo trồng lúa, thời điểm vũ trụ chuyển từ “âm suy”
sang “dương thịnh”. Ông Gióng được mô tả trong truyền thuyết hiển hiện
hình trạng của vị thần sấm chớp mưa dông. Cuộc giao tranh của Gióng
trước khi trở thành giao tranh giữa “ta” và “giặc”, giữa người bị xâm lược
và kẻ xâm lược vốn đã là cuộc giao tranh giữa “âm” và “dương” [2]. Trong
thời điểm giao thời của vũ trụ, “dương” tất thắng “âm”, mưa phải thắng
hạn. Trong Hội Gióng, quân của Gióng là các chàng trai khoẻ mạnh, còn
quân của giặc Ân là 28 cô gái trẻ mềm yếu. Cây tre được Gióng dùng làm
vũ khí đánh giặc, trước đó vốn là “hoa tre”, thường dùng để tranh cướp
trong ngày hội mang hình sinh thực khí dương. Theo quan niệm dân gian,
ai cướp được “hoa tre” thì sẽ gặp nhiều may mắn. Đám rước nước từ đền
Gióng sang đền Mẹ với ý nghĩa lấy nước của giếng Mẹ rửa khí giới của
Gióng trước khi xung trận đã là lễ rước nước cầu đảo (cầu mưa)...
Hình tượng Thánh Gióng đã trở thành một “Tứ bất tử” trong đời sống
tâm linh người Việt. Lễ hội Thánh Gióng là một di sản văn hóa phi vật thể
thuộc lĩnh vực tín ngưỡng và sự kiện lễ hội, được nhà nước phong kiến
chú trọng phát triển từ thời Lý và cộng đồng giữ vai trò rất lớn trong việc
bảo tồn qua hàng ngàn năm lịch sử.
Bảo Tàng Phòng Không-Không Quân


Giới thiệu chung:
Địa Điểm : 171 Đường Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Bảo tàng PK - KQ thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1963. Đơn vị tiền
thân: Bảo tàng Phòng không thành lập năm 1958.

Bảo tàng Phòng không - Không quân Việt Nam được xếp hạng 2 trong
hệ thống bảo tàng Quốc gia Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ những hình ảnh,
tư liệu, hiện vật minh chứng cho quá trình ra đời, xây dựng, chiến đấu,
trưởng thành và chiến thắng của bộ đội Phòng không - Không quân Việt
Nam. Bảo tàng Phòng không - Không quân có bộ sưu tập đồ sộ hiện vật vũ
khí độc đáo về 4 lực lượng của bộ đội PK- KQ: Máy bay, Pháo Cao xạ, Tên
lửa và Ra đa.
Thành tích của quân đội phòng không-không quân Việt Nam: Đã bắn rơi
52 máy bay Pháp và 2.635 máy bay Mỹ, trong đó có 64 máy bay chiến
lược B..52; 108 lượt đơn vị, 71 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động. Được Đảng, Nhà
nước tặng thưởng 2 Huân chương Sao vàng. 4 Huân chương Hồ Chí
Minh. 2 Huân chương Độc lập hạng Nhất. 1 Huân chương Quân công
hạng Nhất. Hàng trăm, hàng ngàn Huân chương Quân công, Huân
chương Chiến công các loại, được tặng nhiều phần thưởng cao quý.
Các bộ sưu tập hiện vật khối lớn hấp dẫn:
Phần trưng bày ngoài trời diện tích trên 15.000m2 với 73 hiện vật khối
được trưng bày khoa học giới thiệu các bộ sưu tập hiện vật vũ khí độc đáo
về 4 lực lượng của bộ đội PK- KQ: Pháo Cao xạ, Máy bay, Tên lửa, Ra đa.
Đây là những vũ khí đã lập nhiều chiến công xuất sắc: Khẩu pháo 37mm
của khẩu đội Tô Vĩnh Diện tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; Cuộc hành


trình của Khẩu pháo 90mm do Mỹ sản xuất tham gia đánh thắng trận đầu
ngày 5/8/1964; Ra đa bắt được tín hiệu máy bay chiến lược B.52 thông
báo cho quân và dân Hà Nội trước 35 phút; Bệ phóng tên lửa đã lập công
bắn rơi tại chỗ máy bay B.52 đêm 18/12/1972 ngay trên bầu trời Thủ đô;
Máy bay Mig.21 đã bắn rơi máy bay B.52 đêm 27/12/1972; Các máy bay
Mig., máy bay trực thăng vận tải và một số máy bay cường kích ta thu
được của nguỵ quyền Sài Gòn trong đó có máy bay A.37 phi đội Quyết

Thắng sử dụng ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, góp phần giành thắng lợi
trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.... một số loại vũ khí, phương tiện mà thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Phần trưng bày trong nhà gồm có 6 đề mục lớn:
Đề mục I: Bộ đội PK – KQ trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (những chiến công của trung đoàn 367 tại chiến dịch Điện Biên Phủ
năm 1946 – 1954).
Đề mục II: Sự hình thành và phát triển các lực lượng PK – KQ chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1964).
Đề mục III: Bộ đội PK – KQ cùng với quân và dân miền Bắc đánh thắng
hai cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ra miền Bắc, đỉnh cao là
đập tan cuộc tập kích đường không chủ yếu bằng máy bay chiến lược
B.52 vào Hà Nội và Hải Phòng (2/1965 – 1/1973).
Đề mục IV: Bộ đội PK – KQ chiến đấu trong đội hình quân binh chủng
hợp thành, chiến dịch đường 9 Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào – 1971,
chiến dịch Quảng Trị – 1972, chiến địch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.
Đề mục V: Chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc; Xây dựng và sẵn sàng
chiến đấu, quản lý vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, cùng cả
nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN (từ 1975 đến nay).
Đề mục VI: Trưng bày các chuyên đề về đoàn kết quốc tế, hợp tác vũ
trụ, đoàn kết quân dân, sức mạnh từ mặt đất.
Trưng bày trong nhà hơn 3.000 hiện vật, hình ảnh đã tái tạo lại những
trang sử oai hùng của bộ đội Phòng không – Không quân, mỗi hiện vật,
hình ảnh trong hệ thống trưng bày là huyền thoại về những chiến công
xuất sắc của bộ đội Phòng không – Không quân qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ, lập nên những kỳ tích anh hùng đánh thắng không
quân nhà nghề của nước có nền khoa học kỹ thuật hiện đại đến nay vẫn
còn là những điều hấp dẫn đối với nhiều khách tham quan trong và ngoài



nước. Ngày nay, Quân chủng Phòng không – Không quân là một Quân
chủng lớn mạnh, với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, không ngừng cải
tiến kỹ thuật, luôn cảnh giác cao, sẵn sàng cùng với các lực lượng vũ trang
của Quân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ vững chắc trời và biển Tổ quốc
Việt Nam XHCN.
Một trong số hiện vật quý hiếm đó là chiếc ghế máy bay Mi.4 đã vinh dự
được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đi công tác; đặc biệt có bộ sưu tập
hiện vật về Ban nghiên cứu không quân, về Trung đoàn pháo cao xạ 367
với những chiến công xuất sắc tại mặt trận Điện Biên Phủ; Chiến thắng tại
cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá), Không quân nhân dân Việt Nam đã mở mặt
trận trên không thắng lợi; Tư liệu hiện vật trận đầu đánh thắng của bộ đội
Tên lửa Phòng không Việt Nam ngày 24/7/1965; Bộ đội Phòng không Không quân đánh thắng chiến tranh điện tử của đế quốc Mỹ; cùng quân và
dân miền Bắc bảo vệ Hà Nội – Hải Phòng 1967; Chiến đấu ở chiến trường
khu IV; bảo vệ tuyến vận tải chiến lược 559 (Đường Hồ Chí Minh); Sa bàn
điện tử chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972;
Chiến đấu trong đội hình quân binh chủng hợp thành; Quân chủng PK-KQ
thường xuyên cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ
quốc Việt Nam XHCN; Đặc biệt duy nhất tư liệu hiện vật chuyến bay Hợp
tác vũ trụ quốc tế Việt Nam - Liên Xô và có sưu tập tặng phẩm của các
đoàn quốc tế đến thăm và tặng bộ đội Phòng không – Không quân….
Trong kho lưu trữ của Bảo tàng PK- KQ đang lưu giữ trên 62.000 tư
liệu, hiện vật gốc quý hiếm về lịch sử oanh liệt của bộ đội Phòng không –
Không quân Việt Nam. Bảo tàng đã đón tiếp nhiều đoàn khách quốc tế,
đặc biệt là đón các vị nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh của quân đội
các nước, được đón tiếp các đoàn khách quan trọng của một số nước trên
thế giới trong đó có các cựu phi công Mỹ đã tham gia chiến tranh ở Việt
Nam.
Phân biệt các hệ thống phòng không :
Các hệ thống phòng không rất đa dạng, phong phú .Nó được phân biệt the

o
nhiều yếu tố khác nhau .
*
Theo chức năng :
+Lực lượng không quân :đây là lực lượng máy bay trực tiếp chiến đấu với
các lực
lượng


không quân của đối phương hoặc sử dụng tên lửa ,bom để tiêu diệt các
căn cứ của đối phương .
+Lực lượng tên lửa:
lực
lượng này có nhiệm vụ tiêu diệt không quân hoặc các căn
cứ của địch.
+Lực lượng rada:
làm nhiệm vụ dẫn đường cho tên lửa hoặc không quân,phát hiện các mục
tiêu ,phương tiện tác chiến của đối phương từ sớm để thông báo cho các
lực lượng phòng không ,không quân khác chủ động tiêu diệt kẻ thù.
+
Pháo phòng không : được chia làm hai loại
Pháo cao xạ:chủ yếu đánh các mục tiêu trên không
Pháo binh:đánh các mục tiêu mặt đất
*
Theo các cấp quản lý:
+Lực lượng phòng không quốc gia :
lực lượng này có tính cơ động rất cao
+Lượng phòng không địa phương :nhiệm vụ của các lực lượng này thườn
g cố định, trang thiết bị thường không hiện đại.
Các chiến sĩ tiêu biểu nhất của phong không-không quân Việt Nam:

Chiến tranh Việt Nam ghi nhận cuộc chạm trán không cân sức giữa lực
lượng không quân hùng hậu nhất thế giới của Mỹ với lực lượng không
quân còn non trẻ của Việt Nam. Tuy mới thành lập, thiếu kinh nghiệm,
trang thiết bị kém hiện đại hơn nhưng với sự nỗ lực phi thường công với
tinh thần sáng tạo, dũng cảm các phi công Việt Nam đã lập được những
chiến công hiển hách.
Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át trong khi
đó con số phi công Át của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chỉ có 5 người.
(Át (Aces) là một danh hiệu công nhận cho các phi công lái máy bay quân
sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số 5 trở lên. Danh hiệu
Át có từ Chiến tranh thế giới thứ nhất).
1. Phi công Nguyễn Văn Cốc - Bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất.
2. Phi công Nguyễn Hồng Nhị - Lập chiến công trên độ cao 18km, mở màn
chiến thắng cho MiG-21 VN
3. Phi công Phạm Thanh Ngân .
4. Phi công Mai Văn Cương
5. Phi công Đặng Ngọc Ngự
6. Phi công Nguyễn Văn Bảy - Có duyên số với số 7
7. Phi công Nguyễn Đức Soát


8. Phi công Nguyễn Ngọc Độ
9. Phi công Nguyễn Nhật Chiêu
10. Phi công Vũ Ngọc Đỉnh
11. Phi công Lê Thanh Đạo
12. Phi công Nguyễn Đăng Kính
13. Phi công Lê Hải
14. Phi công Nguyễn Văn Nghĩa - "Mở màn" cho không quân trong 12 ngày
đêm
15. Phi công Nguyễn Tiến Sâm - Sống sót sau khi lao vào điểm nổ

16. Phi công Lưu Huy Chao - Xuất kích nhiều nhất quân chủng
HÀ NỘI_ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG
“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến
thắng vĩ đại nhất của VN trong thế kỷ 20, là trang sử vẻ vang của
truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước trong thời đại mới thời đại Hồ Chí Minh.

Trong 12 ngày đêm ở tháng 12.1972, Mỹ đã sử dụng 663 lượt máy bay
B.52 và 3.920 lượt máy bay chiến thuật, ném xuống Hà Nội, Hải Phòng và
một số mục tiêu trọng yếu khác trên miền Bắc nước ta hơn 100.000 tấn
bom đạn.
Riêng tại Hà Nội, chúng đã sử dụng 441 lượt máy bay B.52 cùng hàng
ngàn lượt máy bay chiến thuật, ném hơn 10.000 tấn bom và đã hủy diệt
nhiều khu phố, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó, gần 100 nhà


máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga, giết hại 2.368 dân thường,
làm bị thương 1.355 người.
Khâm Thiên - một khu phố có mật độ dân số đông nhất Hà Nội - đã bị bom
B.52 tàn phá cả chiều dài trên 1km, gần 2.000 ngôi nhà, đền chùa, trường
học, trạm xá bị phá sập, 287 người chết, 290 người bị thương, có gia đình
6 người ngồi trong hầm chết toàn bộ. Máy bay B.52 của Mỹ còn rải bom
xuống hơn 100 điểm dân cư trong thành phố (Bệnh viện Bạch Mai, Gia
Lâm, Yên Viên, Uy Nỗ, An Dương...) làm hơn 1.000 người bị thương vong.
Từ ngày 18 đến ngày 29.12.1972 đã có 81 máy bay Mỹ bị ta bắn rơi.
BÀI HỌC VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Qua hai buổi ngoại khóa , chúng em đã rút ra được nhiều bài học quý
giá về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Khi được đến thăm quan đền Gióng tại xã Phủ Đổng, huyện Gia
Lâm :
Ca dao xưa có câu:

“ Ai ơi mùng chín tháng tư, không xem hội Gióng cũng hư
một đời”.
Nơi đây được coi là cội nguồn của dân tộc, đánh giặc ngoại xâm bảo
vệ nền độc lập, vì thế nếu ta không đến đây học tập, nghiên cứu về truyền
thống quý báu ấy, thế hệ tương lai sau này rất dễ quên đi, và truyền thống
của dân tộc sẽ bị mai một.
Sau tất cả những hoạt động chúng em được tham gia tại Đền Gióng,
thầy giáo và thước phim tài liệu đã cho chúng em rút ra được những bài
học nhất định :
-

Mẹ thánh gióng 1 mình nuôi con, khi có giặc sẵn sàng hiến con cho
nước => thể hiện tinh thần cao cả của người mẹ Việt Nam- bà xứng đáng
được vinh danh “Người mẹ Việt Nam anh hùng” .
Thánh gióng mới chỉ có 3 tuổi đã đi đánh giặc => 1 đất nước “đất không
rộng, người không đông” lại gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng đánh giặc dù chỉ
là đứa trẻ.
Lòng yêu nước nồng nàn tử trẻ tới già: chị Út Tịch (người mẹ cầm
súng- Nguyễn Bí nh) có con trong bụng còn mang con ra trận đánh giặc,
thủ tướng Phạm Văn Đồng còn sống đã nói không những Thánh Gióng lên
3 tuổi đánh giặc mà chúng ta đánh giặc từ khi còn trong bụng mẹ .
Tố chất của con người Việt Nam đã tạo nên sức mạnh. Thánh Gióng ăn
khỏe, mau lớn, vươn vai một cái đã trưởng thành => đại diện cho sức
mạnh của dân tộc ta .


-

Nhân dân đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện sự gắn kết của cộng
đồng người Việt, nói lên sức mạnh to lớn của nhân tộc. Điều này đã chứng

minh cho chân lý bao đời qua của ta “ Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền
cũng là dân”. Bác Hồ Chí Minh cũng từng nhận định “dân là gốc”.

-

Thánh Gióng bay về trời không màng danh lợi, là 1 tư tưởng vĩ đại .
Như bác Hồ của chúng ta cả cuộc đời vì dân vì nước. Trước khi mất, Bác
để lại biết bao niềm yêu thương và trong di chúc bác có viết: “Tôi chỉ có
một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học
hành”.
Khi đến thăm quan bảo tàng Phòng Không Không Quân tại 171
Trường Chinh, Hà Nội, chúng em như được chứng kiến sự tái hiện lịch sử
các trận chiến trên vùng trời của Tổ quốc như trận Điện Biên Phủ trên
không, tấn công chiến lược máy bay B52… đều thể hiện rất rõ ràng và sâu
sắc :
Về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Về sự đoàn kết mạnh mẽ, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt
Nam.
Về sự trưởng thành mạnh mẽ của lực lượng vũ trang dân tộc.
Về vận dụng mọi điều kiện để đánh giặc ngoại xâm.
Về nghệ thuật “Chiến tranh du kích”, lấy ít thắng nhiều.
Về những mất mát đau thương, những sự hi sinh cho độc lập tự do của
Tổ quốc.
Về niềm tự hào dân tộc.
Về tinh thần yêu chuộng hòa bình.
Tất cả đã tạo nên một Việt Nam đoàn kết, sức mạnh và giàu lòng
nhân ái. Thế hệ sau này, cần phải được học tập hướng về cội nguồn,
lịch sử hào hùng của dân tộc để tiếp thu và phát huy những truyền
thống đó, xây dựng đất nước ta ngày một giàu đẹp.











LỜI KẾT
Các buổi ngoại khóa do nhà trường tổ chức là một hình thức học tập
rất bổ ích và có ý nghĩa, nhất là khi sinh viên được tìm hiểu, học tập về
truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Chúng em đã cảm
nhận được bên cạnh sự hào hùng ấy cùng với sức mạnh đoàn kết cũng


như tinh thần yêu nước của dân tộc ta là biết bao đau thương, mất mát, sự
hy sinh cao cả cho nền độc lập tự do .
Ngày nay, được sống trong hòa bình, có thể thế hệ trẻ chúng em
không hiểu hết được mọi khó khăn, gian khổ mà dân tộc ta đã phải trải qua
trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng chúng em vẫn ngày ngày học tập, tìm
hiểu về cội nguồn của dân tộc và sẽ không quên công ơn lớn lao của cha
anh đã hy sinh rất nhiều cho một Việt Nam ngày hôm nay. Chúng em sẽ cố
gắng sống làm sao có ích cho xã hội cho đất nước mình để xứng đáng với
bao thế hệ các chiến sĩ, các cha, các mẹ, các anh, các chị…đã ngã xuống
hy sinh vì đất nước.
Và chúng em cũng hy vọng nhà trường sẽ tạo điều kiện tổ chức những
buổi ngoại khóa như thế này nữa. Để chúng em, và cả các thế hệ trẻ sau
này vẫn được tiếp tục học tập và tìm hiểu về truyền thống đầy vẻ vang của

dân tộc



×