Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tiểu luận Lý thuyết về chính sách tiền tệ và vận hành chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.12 KB, 34 trang )

Header Page 1 of 145.

Chương I: LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VẬN HÀNH CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ MỸ
I.- Lý thuyết về chính sách tiền tệ:
1. Khái niệm:
Chính sách tiền tệ là tổng hịa những phương thức mà ngân hàng trung ương thông
qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục
vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất
định. Nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ
mơ của Chính phủ.
2. Chính sách mở rộng tiền tệ:
2.1. Khái niệm:
Chính sách mở rộng tiền tệ là việc ngân hàng trung ương của một nước quyết định
giảm lãi suất cho vay và làm tăng tổng cầu thông qua việc tăng cung tiền nhằm kích
thích đầu tư khu vực tư nhân, thúc đẩy GDP tăng nhanh hơn để làm giảm suy thối nền
kinh tế.
Nếu nền kinh tế có tổng cầu (tăng trưởng GDP) yếu, việc thực hiện một chính sách
tiền tệ mở rộng là hợp lý. Tuy nhiên, có quá nhiều tiền được đưa vào lưu hành có thể
làm tăng các mức giá. Do đó, việc áp dụng chính sách tiền tệ phải được hạn chế sao
cho lạm phát được giữ ở mức thấp, nhưng cũng phải mở rộng đủ để đảm bảo lượng tín
dụng cần thiết cho các ngành sản xuất có hiệu quả của nền kinh tế.
2.2. Chính sách tiền tệ mở rộng trong Mơ hình IS-LM
Hình dưới đây mơ tả ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong mơ hình IS-LM.

Sự tăng lên ban đầu của cung ứng tiền làm dịch chuyển đường LM sang phải đến
LMA, mức giá vẫn giữ nguyên.
- Sự tăng lên cung ứng tiền danh nghĩa làm tăng cung ứng tiền thực tế
làm giảm lãi suất (rút một lượng tiền thể hiện điều này).
Footer Page 1 of 145.


, và


Header Page 2 of 145.

- Lãi suất giảm đi làm cho việc đầu tư tiền vào các dự án trở nên được xem trọng
hơn, do đó các doanh nghiệp tăng nhu cầu đầu tư, điều này làm tăng tổng chi tiêu điều này được thể hiện bằng sự di chuyển xuống dọc theo đường IS.
- Bởi vì chúng ta vẫn giữ nguyên mức giá trong thí nghiệm này, chúng ta thể hiện
sự thay đổi này ở phần dưới cùng của hình minh hoạ bằng sự dịch chuyển sang phải
của đường AD đến AD1, mức giá vẫn giữ nguyên, với tổng cầu hàng hoá và dịch vụ
tăng lên đến YA.
- Tuy nhiên, sự dịch chuyển sang phải của đường AD sẽ làm tăng áp lực tăng lên
đối với mức giá.
- Như chúng ta có thể thấy, mức giá tăng lên làm giảm cung ứng tiền thực tế
,
và hạn chế một phần sự tăng lên ban đầu, điều này tạo ra một sự dịch chuyển sang trái
của đường LM, từ LMA đến LM1.
- Kết quả cuối cùng là của chính sách cung ứng tiền mở rộng làm giảm mức lãi
suất, và làm tăng GDP thực tế và tăng mức giá cả như đã chỉ ra.
Chúng ta có thể thấy rằng ngân hàng trung ương có thể sử dụng chính sách tiền tệ
mở rộng để tăng GDP thực tế và giảm mức thất nghiệp - nếu nền kinh tế có độ hẫng
hụt suy thối, ngân hàng trung ương có thể cải thiện bằng cách tăng cung ứng tiền.
2.3. Mục tiêu của chính sách mở rộng tiền tệ:
Mục tiêu cuối cùng của chính sách mở rộng tiền tệ là nhằm góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm.
 Phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng:
Sự tác động vào quá trình phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng do nhiều yếu tố
khác nhau và rất phức tạp. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, muốn kinh tế tăng
trưởng thì nhất thiết phải thực hiện tái sản xuất mở rộng trên cơ sở khai thác triệt để
các nguồn vốn tiềm năng trong và ngoài nước.

Trong việc thực hiện mục tiêu này, vai trò của ngân hàng rất quan trọng. Với chức
năng là trung tâm tín dụng, dưới sự chỉ đạo của ngân hàng trung ương thơng qua chính
sách tiền tệ, các ngân hàng sẽ huy động một cách triệt để các nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi trong xã hội, trên cơ sở đó phân phối lại cho các đơn vị kinh tế sử dụng để sung
dụng thêm một bộ phận tài nguyên trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế.
 Tạo công ăn việc làm:
Trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hiện tượng
thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra. Do vậy, tạo công ăn việc làm là một yêu
cầu bức thiết và thường trực của các quốc gia.
Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm, nói chung chủ yếu phụ thuộc vào tình hình
tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế được mở rộng và phát triển thì việc làm được tạo
ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, khi tăng trưởng kinh tế
đạt được do kết quả của cải tiến kỹ thuật thì việc làm có thể khơng tăng mà cịn giảm;
Mặt khác, nhà kinh tế học tên là Arthur Okun đã phát hiện ra một quy luật rằng: Khi
GNP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm năng, thì mức thất nghiệp tăng 1%. Như vậy,
nếu GNP thực tế lúc bắt đầu là 100% tiềm năng, và sau đó giảm xuống còn 98% GNP
tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ x% lên (x + 1)%. Hay nói một cách tổng quát, hiện
tượng suy thoái kinh tế theo chu kỳ sẽ làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Những phân tích trên cho thấy vai trò của ngân hàng trung ương khi thực hiện mục
tiêu này là phải vận dụng các cơng cụ của mình góp phần tăng cường đầu tư mở rộng
sản xuất – kinh doanh. Mặt khác, phải tham gia tích cực vào việc chống suy thối kinh
tế theo chu kỳ, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ổn định, vững chắc, nhằm mục đích khống
Footer Page 2 of 145.


Header Page 3 of 145.

chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tạo ra một lượng công
ăn việc làm cao.
2.4. Những công cụ để thực thi chính sách mở rộng tiền tệ:

2.4.1. Dự trữ bắt buộc:
Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các ngân hàng trung gian phải đưa vào dự trữ
theo luật định. Mức dự trữ bắt buộc cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc –
do ngân hàng trung ương qui định – cao hay thấp. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần
trăm trên lượng tiền gởi mà ngân hàng trung gian huy động được, phải để dưới dạng dự
trữ. Như vậy, mỗi ngân hàng chỉ được cho vay số tiền còn lại sau khi đã trừ phần dự
trữ bắt buộc. Qua đó, với việc hạ thấp (giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ngân hàng trung
ương có thể bành trướng khối lượng tiền tệ mà hệ thống ngân hàng có khả năng cung
ứng cho nền kinh tế.
Một cách khái quát, khi ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì ngân
hàng trung ương có thể làm tăng hệ số tạo tiền của hệ thống ngân hàng trung gian, và
kết quả là khối tín dụng mà các ngân hàng trung gian có thể cung ứng cho nền kinh tế
sẽ tăng lên. Nhìn chung, dự trữ bắt buộc là cơng cụ mang tính chất hành chính của
ngân hàng trung ương, nhằm điều tiết mức cung tiền tệ của ngân hàng trung gian cho
nền kinh tế, thông qua hệ số tạo tiền.
2.4.2. Lãi suất:
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo sự biến
đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín
dụng trong nền kinh tế. Do đó, lãi suất là một trong những cơng cụ chủ yếu của chính
sách tiền tệ.
Ngân hàng trung ương có thể sử dụng cơng cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền
tệ theo các chính sách sau:
 Ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng cách quy
định các loại lãi suất như:
- Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn; hoặc
- Sàn lãi suất tiền gởi và trần lãi suất cho vay để tạo nên khung lãi suất giới hạn.
- Công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch…
 Ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tự do hóa để lãi suất tự hình thành
theo cơ chế thị trường. Và để can thiệp vào lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương
có thể gián tiếp can thiệp thơng qua các chính sách:

- Công bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường.
- Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trường mở để can
thiệp và điều chỉnh lãi suất thị trường.
Tái cấp vốn là một phương pháp mà qua đó ngân hàng trung ương sẽ cung ứng tiền
cho nền kinh tế thơng qua việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian trên cơ sở
nhận tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá của các ngân hàng trung gian. Khi
ngân hàng trung ương có ý định muốn bành trướng khối tiền tệ, ngân hàng trung ương
sẽ khuyến khích các ngân hàng trung gian trong việc đi vay bằng cách hạ thấp lãi suất
tái chiết khấu và những điều kiện tái chiết khấu cũng được dễ dãi. Trong những trường
hợp này, ngân hàng trung gian đi vay sẽ ít tốn kém hơn nên cũng có khuynh hướng
giảm bớt lãi suất cho vay. Ngoài việc gián tiếp làm thay đổi lãi suất, chính sách tái
chiết khấu của ngân hàng trung ương cịn có vai trị quan trọng khi nó giúp các ngân
hàng trung gian khai thơng năng lực thanh tốn, nhờ đó có thể cứu vãn được những
cơn sụp đổ tài chính – ngân hàng. Cụ thể, khi các ngân hàng bị đe dọa phá sản, ngân
hàng trung ương sẽ cấp dự trữ cho chúng thông qua tái chiết khấu, tái cầm cố các
chứng từ có giá, từ đó khơi phục được khả năng thanh tốn của những ngân hàng này.
Footer Page 3 of 145.


Header Page 4 of 145.

2.4.3. Thị trường mở:
Công cụ thị trường mở phản ánh việc ngân hàng trung ương mua hoặc bán chứng
từ có giá trên thị trường tài chính công cộng, nhằm đạt đến mục tiêu điều chỉnh lượng
tiền trong lưu thơng. Các chứng từ có giá mà các ngân hàng trung ương thường sử
dụng để tiến hành nghiệp vụ thị trường mở là các chứng khoán kho bạc, bởi vì thị
trường của những chứng khốn này rất “lỏng” và có dung lượng kinh doanh lớn.
Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ bằng cách đem tiền
mặt hoặc séc mua chứng khoán trên thị trường mở, thì lượng tiền mặt trong lưu thơng
tăng lên, dự trữ của các ngân hàng thương mại tăng lên. Mặt khác, việc ngân hàng

trung ương mua chứng khoán sẽ làm tăng cầu về chứng khoán, trong điều kiện các
nhân tố khác khơng đổi, giá chứng khốn sẽ tăng, dẫn đến lãi suất chứng khoán giảm,
và đến lượt lãi suất ngân hàng giảm, kích thích doanh nghiệp đi vay, nghĩa là một cách
bành trướng khối tiền tệ.
II. Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ:
1. Sự vận hành của nền kinh tế Mỹ:
Trong mỗi hệ thống kinh tế, các doanh nhân và nhà quản lý đều sử dụng những
nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động và công nghệ để sản xuất cũng như phân phối
hàng hóa và dịch vụ. Nhưng phương thức tổ chức và sử dụng các nhân tố khác nhau đó
lại phản ánh những ý tưởng chính trị của mỗi quốc gia và nền văn hóa của nó.
Khi xem xét đến cơ chế vận hành của nền kinh tế Mỹ, phải nhìn nhận rằng nước
Mỹ thường được mơ tả là một nền kinh tế “tư bản”, một khái niệm do Các Mác - nhà
kinh tế và lý thuyết xã hội người Đức thế kỷ XIX - đặt ra để mơ tả một hệ thống trong
đó một nhóm ít người kiểm soát một khối lượng lớn tiền tệ, hoặc vốn, và đưa ra các
quyết định về kinh tế quan trọng nhất. Mác đã đặt các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
tương phản với các nền kinh tế “xã hội chủ nghĩa”, mơ hình kinh tế tập trung nhiều
quyền lực hơn vào hệ thống chính trị. Mác và những người theo học thuyết của ông
cho rằng các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tập trung quyền lực vào tay một số nhà kinh
doanh giàu có - những người lấy mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận; ngược lại, các
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dường như đề cao vai trị kiểm sốt lớn hơn của chính
phủ, có xu hướng đặt các mục tiêu về chính trị - chẳng hạn như phân phối công bằng
hơn các nguồn tài nguyên của xã hội - lên trên lợi nhuận.
Trong khi các phạm trù này, dù đã bị đơn giản hóa q mức, có những nhân tố
đúng đắn thì ngày nay chúng cũng đã thay đổi nhiều. Nếu như chủ nghĩa tư bản thuần
túy như Mác mô tả đã từng tồn tại thì nó cũng biến dạng từ lâu khi các chính phủ ở Mỹ
và nhiều quốc gia khác can thiệp vào nền kinh tế của họ nhằm hạn chế sự tập trung
quyền lực và giải quyết nhiều vấn đề xã hội liên quan đến lợi ích thương mại mang
tính cá nhân khơng bị kiểm sốt. Do vậy, nền kinh tế Mỹ có lẽ tốt hơn được mơ tả như
một nền kinh tế “hỗn hợp”, trong đó chính phủ đóng một vai trị quan trọng cùng với
doanh nghiệp tư nhân.

Mặc dù người Mỹ thường bất đồng về ranh giới chính xác giữa lịng tin của mình
với doanh nghiệp tự do và với sự quản lý của chính phủ, nhưng nền kinh tế hỗn hợp
mà họ xây dựng và phát triển đã thu được những thành công đáng kể.
1.1. Vai trị của thị trường:
Nước Mỹ được coi là có một nền kinh tế hỗn hợp, bởi vì cả doanh nghiệp sở hữu tư
nhân và chính phủ đều đóng những vai trò quan trọng. Quả thực, một số trong những
cuộc tranh luận kéo dài nhất của lịch sử kinh tế Mỹ tập trung vào vai trò tương đối của
các khu vực nhà nước và tư nhân.
Hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹ nhấn mạnh đến sở hữu tư nhân. Các doanh
nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ, và gần hai phần ba tổng sản lượng
Footer Page 4 of 145.


Header Page 5 of 145.

kinh tế của quốc gia là dành cho tiêu dùng cá nhân (một phần ba còn lại được mua bởi
chính phủ và doanh nghiệp). Trên thực tế, vai trò của người tiêu dùng lớn đến mức
quốc gia này thỉnh thoảng được mơ tả là có một “nền kinh tế tiêu dùng”.
Sự nhấn mạnh này đối với sở hữu tư nhân xuất phát một phần từ niềm tin của người
Mỹ về tự do cá nhân. Ngay từ thời lập quốc, người Mỹ đã lo sợ quyền lực q mức của
chính phủ, và họ ln tìm cách hạn chế uy quyền của chính phủ đối với cá nhân - bao
gồm cả vai trị của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, người Mỹ nhìn chung
đều tin rằng một nền kinh tế được đặc trưng bởi sở hữu tư nhân dường như hoạt động
hiệu quả hơn so với nền kinh tế đặc trưng bởi sở hữu nhà nước.
Suy nghĩ này xuất phát từ việc người Mỹ tin rằng khi các nguồn lực kinh tế được
giải phóng, cung và cầu sẽ xác định giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Đến lượt nó, giá cả
sẽ mách bảo các doanh nghiệp nên sản xuất cái gì; nếu mọi người muốn một loại hàng
hóa đặc biệt nào đó nhiều hơn lượng cung của nền kinh tế thì giá hàng hóa đó sẽ tăng
lên. Điều này thu hút sự chú ý của các công ty khác hoặc các công ty mới, những cơng
ty này cảm thấy có cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận và bắt đầu sản xuất hàng hóa này

nhiều hơn. Ngược lại, nếu mọi người có cầu ít hơn về một loại hàng hóa nào đó thì giá
của nó sẽ giảm đi và các nhà sản xuất có ít khả năng cạnh tranh sẽ ngừng kinh doanh
hoặc tiến hành sản xuất loại hàng hóa khác. Một hệ thống kinh tế như vậy được gọi là
nền kinh tế thị trường. Trái lại, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bởi sở hữu
nhà nước và kế hoạch hóa tập trung nhiều hơn. Hầu hết người Mỹ cho rằng nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa vốn dĩ kém hiệu quả bởi vì chính phủ, vốn dựa vào thu nhập từ thuế,
nắm bắt các tín hiệu giá cả hoặc cảm nhận những nguyên tắc do các lực lượng thị
trường áp đặt kém xa so với các doanh nghiệp tư nhân.
Tuy vậy, doanh nghiệp tự do cũng có những hạn chế. Người Mỹ luôn tin rằng một
số dịch vụ do nhà nước đảm nhận sẽ tốt hơn các doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn,
Chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm chủ yếu đối với các hoạt động về tư pháp, giáo dục
(mặc dù có rất nhiều trường học và trung tâm đào tạo tư nhân), hệ thống đường giao
thông, báo cáo thống kê xã hội và an ninh quốc phòng. Hơn nữa, chính phủ cũng
thường được yêu cầu can thiệp vào nền kinh tế để điều chỉnh những tình huống mà ở
đó hệ thống giá cả khơng hoạt động. Ví dụ, chính phủ điều tiết các nhà “độc quyền tự
nhiên”, và sử dụng luật chống độc quyền để kiểm soát hoặc ngăn chặn các tổ hợp kinh
doanh trở nên quá mạnh đến mức chúng có thể chế ngự các lực lượng thị trường.
Chính phủ cũng giải quyết những vấn đề nằm ngồi phạm vi của các lực lượng thị
trường. Nó cung cấp phúc lợi và trợ cấp thất nghiệp cho những người khơng có khả
năng tự trang trải, do họ gặp rủi ro trong cuộc sống cá nhân hoặc bị mất việc làm bởi
biến động kinh tế đột ngột; nó thanh tốn hầu hết chi phí chăm sóc y tế cho người già
và những người sống trong cảnh nghèo nàn; chính phủ điều tiết ngành cơng nghiệp tư
nhân nhằm hạn chế sự ơ nhiễm khơng khí và nước; nó cung cấp các khoản vay với lãi
suất thấp cho những người bị thiệt hại do thiên tai; và nó đóng vai trò đầu tàu trong
việc khám phá vũ trụ, một ngành có chi phí q cao đối với bất kỳ doanh nghiệp tư
nhân nào.
Trong nền kinh tế hỗn hợp này, các cá nhân có thể giúp định hướng cho nền kinh tế
không chỉ thông qua các lựa chọn khi họ là người tiêu dùng mà cịn thơng qua các lá
phiếu họ bầu chọn các quan chức, những người thảo ra chính sách kinh tế. Trong
những năm gần đây, người tiêu dùng tỏ ra lo lắng về tình trạng an tồn của sản phẩm,

về thảm họa môi trường do một số ngành công nghiệp nhất định gây ra, và những nguy
cơ tiềm ẩn về sức khoẻ mà người dân có thể phải gánh chịu; chính phủ đã đáp ứng lại
những mối quan ngại này bằng việc lập ra các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và nâng cao phúc lợi cơng cộng nói chung.
Footer Page 5 of 145.


Header Page 6 of 145.

Nền kinh tế Mỹ cũng đã biến đổi theo những cách thức khác nhau. Dân số và lực
lượng lao động dịch chuyển mạnh từ các trang trại ra thành phố, từ các cánh đồng vào
nhà máy, và trên hết là vào các ngành công nghiệp dịch vụ. Trong nền kinh tế ngày
nay, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công cộng và cá nhân đông hơn rất nhiều so
với số người sản xuất hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp. Do nền kinh tế ngày càng
phát triển phức tạp hơn, các số liệu thống kê cũng cho thấy một xu thế mang tính dài
hạn rõ nét trong thế kỷ qua là chuyển từ tự hoạt động kinh doanh sang làm việc cho
những người khác.
1.2. Vai trị của chính phủ trong nền kinh tế:
Trong khi người tiêu dùng và người sản xuất đưa ra phần lớn các quyết định hình
thành nên nền kinh tế thì các hoạt động của chính phủ có tác động mạnh đến nền kinh
tế Mỹ ít nhất trên bốn lĩnh vực.
 Ổn định và tăng trưởng:
Có lẽ điều quan trọng nhất là chính phủ liên bang định hướng nhịp điệu chung của
hoạt động kinh tế, cố gắng duy trì tăng trưởng liên tục, giữ mức việc làm cao và ổn
định giá cả. Bằng việc điều chỉnh chi tiêu và thuế suất (chính sách tài khoá) hoặc điều
khiển mức cung tiền và kiểm sốt việc sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ), chính phủ
có thể làm giảm hoặc thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế - trong quá trình đó tác
động đến mức giá cả và việc làm.
Trong nhiều năm sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của thập kỷ 1930, các đợt suy
thoái - những giai đoạn tăng trưởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao - được xem là mối

đe dọa lớn nhất về kinh tế. Khi hiểm họa suy thoái xuất hiện đến mức nghiêm trọng
nhất, chính phủ phải tìm cách thúc đẩy nền kinh tế bằng giải pháp tăng mạnh chi tiêu
của chính mình hoặc cắt giảm thuế để người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn, và
bằng việc tăng mạnh mức cung tiền, điều này cũng khuyến khích tăng chi tiêu. Trong
những năm 1970, các đợt tăng giá hàng hoá, đặc biệt là giá năng lượng, đã gây ra nỗi
sợ hãi về lạm phát - sự tăng giá cả chung. Kết quả là các nhà lãnh đạo chính phủ đã tập
trung vào việc kiểm soát lạm phát hơn là chống lại suy thoái bằng cách hạn chế tiêu
dùng, từ chối cắt giảm thuế và kiềm chế gia tăng mức cung tiền.
Ý tưởng về những công cụ tốt nhất để ổn định nền kinh tế đã thay đổi cơ bản trong
giai đoạn từ thập kỷ 1960 tới thập kỷ 1990. Trong thập kỷ 1960, chính phủ rất tin vào
chính sách tài khóa - cơng cụ vận động thu nhập của chính phủ để tác động đến nền
kinh tế. Do tiêu dùng và thuế được tổng thống và quốc hội kiểm soát, nên các quan
chức được lựa chọn này đã đóng một vai trị chủ đạo trong việc định hướng nền kinh
tế. Một giai đoạn lạm phát cao, thất nghiệp cao, và thâm hụt ngân sách lớn đã làm giảm
lịng tin vào chính sách tài khóa như một cơng cụ điều chỉnh nhịp độ chung của hoạt
động kinh tế. Thay vào đó, chính sách tiền tệ - kiểm soát mức cung tiền của quốc gia
bằng những công cụ như tỷ lệ lãi suất - lại có vai trị nổi bật. Chính sách tiền tệ được
điều khiển bởi Ngân hàng trung ương quốc gia, còn được gọi là Cục dự trữ liên bang,
với quyền độc lập đáng kể đối với tổng thống và quốc hội.
 Điều tiết và kiểm sốt:
Chính phủ liên bang Mỹ điều tiết các doanh nghiệp tư nhân bằng rất nhiều cách.
Hoạt động điều tiết được phân ra thành hai phạm trù chính. Điều tiết kinh tế tìm cách
kiểm sốt giá cả trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo truyền thống, chính phủ tìm cách ngăn
cản các nhà độc quyền như ngành dịch vụ điện để tránh tăng giá vượt quá mức bảo
đảm cho họ thu được lợi nhuận hợp lý. Thỉnh thoảng, chính phủ cũng mở rộng việc
kiểm soát kinh tế sang một số ngành công nghiệp khác nữa. Trong những năm sau
cuộc Đại khủng hoảng kinh tế, chính phủ đã trang bị một hệ thống phức tạp để bình ổn
giá cả cho hàng hóa nơng nghiệp, bởi nó có xu hướng dao động bất thường khi cung
Footer Page 6 of 145.



Header Page 7 of 145.

cầu thay đổi nhanh chóng. Một loạt các ngành công nghiệp khác - như ngành vận tải và
sau đó là ngành hàng khơng - đã tìm cách tự điều tiết thành cơng nhằm hạn chế những
gì họ cho là sự giảm giá có hại.
Một dạng điều tiết kinh tế khác là luật chống độc quyền - tìm cách tăng cường sức
mạnh cho các lực lượng thị trường đến mức không cần đến giải pháp điều tiết trực tiếp.
Chính phủ, và đơi khi cả các tổ chức tư nhân, đã sử dụng luật chống độc quyền để ngăn
cấm các hoạt động hoặc những sự hợp nhất gây hạn chế cạnh tranh một cách quá mức.
Chính phủ cũng tiến hành kiểm sốt các cơng ty tư nhân để đạt được các mục tiêu
xã hội như bảo vệ sức khoẻ và an tồn cho cộng đồng, hoặc giữ gìn mơi trường trong
sạch. Ví dụ, Cơ quan quản lý lương thực và dược phẩm Hoa Kỳ cấm lưu hành các loại
thuốc độc hại; Cục sức khỏe và an toàn nghề nghiệp bảo vệ công nhân tránh những
mối nguy hiểm mà họ có thể gặp phải trong khi làm việc; và Cơ quan bảo vệ mơi
trường tìm cách kiểm sốt ơ nhiễm nước và khơng khí.
Thái độ của người Mỹ đối với hoạt động điều tiết đã thay đổi cơ bản trong ba thập
kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Bắt đầu từ những năm 1970, các nhà hoạch định chính
sách ngày càng trở nên lo ngại rằng sự điều tiết kinh tế đã bảo hộ những công ty làm ăn
kém hiệu quả gây tổn thất cho người tiêu dùng trong các ngành công nghiệp như ngành
hàng không và vận tải. Cùng lúc đó, những thay đổi cơng nghệ đã tạo ra các đối thủ
cạnh tranh mới trong một số ngành công nghiệp, chẳng hạn như ngành viễn thông, một
ngành đã có thời được coi là độc quyền tự nhiên. Cả hai xu hướng đó đã dẫn đến một
loạt các đạo luật làm giảm nhẹ sự điều tiết.
Trong khi các nhà lãnh đạo của cả hai đảng chính trị nhìn chung đều ủng hộ phi
điều tiết kinh tế, thì trong suốt các thập kỷ 1970, 1980 và 1990 đã có ít hơn các thỏa
thuận liên quan đến điều tiết được soạn thảo nhằm đạt tới các mục tiêu xã hội. Hoạt
động điều tiết xã hội đã ngày càng trở nên quan trọng trong những năm sau cuộc Đại
khủng hoảng và Chiến tranh thế giới thứ hai, và lại có vai trị quan trọng trong các thập
kỷ 1960 và 1970. Nhưng trong thời kỳ Tổng thống Ronald Reagan ở thập kỷ 1980,

chính phủ nới lỏng các đạo luật bảo vệ người lao động, người tiêu dùng và môi trường,
với lập luận rằng việc điều tiết đã can thiệp vào doanh nghiệp tự do, làm tăng chi phí
hoạt động kinh doanh và do đó góp phần gây ra lạm phát. Nhiều người Mỹ vẫn tiếp tục
tỏ ra lo lắng về những sự kiện hoặc xu hướng cụ thể, thúc đẩy chính phủ phải đưa ra
các luật điều tiết mới trong một số lĩnh vực, bao gồm cả hoạt động bảo vệ môi trường.
Trong lúc đó, một số cơng dân đã quay ra khởi kiện khi họ cảm thấy các quan chức
được họ bầu ra khơng giải quyết một số vấn đề nào đó một cách nhanh chóng hoặc dứt
khốt. Ví dụ, trong những năm 1990, các cá nhân và cuối cùng là ngay cả chính phủ đã
kiện các cơng ty thuốc lá về những mối nguy hại cho sức khỏe do việc hút thuốc lá gây
ra. Một khoản bồi thường tài chính lớn đã được chuyển cho các bang trong dài hạn để
trang trải chi phí y tế dùng vào điều trị các bệnh liên quan tới hút thuốc.
 Các dịch vụ trực tiếp:
Mỗi cấp chính quyền đều cung cấp rất nhiều dịch vụ trực tiếp. Ví dụ, chính quyền
liên bang chịu trách nhiệm về quốc phòng, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu để phát
triển các sản phẩm mới, tiến hành hoạt động thám hiểm không gian vũ trụ, và thực hiện
nhiều chương trình được đưa ra nhằm giúp cơng nhân phát triển trình độ tay nghề và
tìm việc làm. Sự chi tiêu của chính phủ có tác động đáng kể đến các nền kinh tế khu
vực và địa phương - và ngay cả nhịp độ chung của hoạt động kinh tế.
Trong khi đó, chính quyền bang chịu trách nhiệm xây dựng và duy tu phần lớn các
đường cao tốc. Chính quyền bang, các tỉnh và thành phố có vai trị lãnh đạo về tài
chính và hoạt động của các trường học cơng lập. Chính quyền địa phương chịu trách
nhiệm chính về an ninh và cứu hoả. Việc chi tiêu của chính quyền trong mỗi lĩnh vực
Footer Page 7 of 145.


Header Page 8 of 145.

đó cũng có thể tác động đến các nền kinh tế của khu vực và địa phương, mặc dù các
quyết định của liên bang nhìn chung gây ảnh hưởng đến kinh tế lớn nhất.
Nhìn chung, liên bang, bang, và các địa phương đã chi tiêu khoảng 18% tổng sản

phẩm quốc nội trong năm 1997.
 Hỗ trợ trực tiếp:
Chính phủ cũng cung cấp nhiều loại hình trợ giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân.
Chính phủ đưa ra các khoản vay với lãi suất thấp và trợ giúp kỹ thuật cho những doanh
nghiệp nhỏ, và cho sinh viên vay tiền để học đại học và cao đẳng. Các doanh nghiệp
được chính phủ bảo trợ mua lại nhà cầm cố từ những người cho thế chấp và chuyển
chúng thành chứng khốn để có thể mua và bán bởi các nhà đầu tư, nhờ vậy khuyến
khích hoạt động cho vay thế chấp nhà. Chính phủ cũng tích cực thúc đẩy xuất khẩu và
tìm cách ngăn cản các nước khác duy trì hàng rào thuế quan để hạn chế nhập khẩu.
Chính phủ trợ giúp các cá nhân khơng đủ khả năng tự chăm lo cho chính mình. An
sinh xã hội, chương trình được cấp tài chính từ khoản đóng thuế của chủ doanh nghiệp
và người lao động, đóng góp phần lớn nhất trong thu nhập hưu trí của người Mỹ.
Chương trình Bảo hiểm y tế thanh tốn nhiều khoản chi phí thuốc men cho người già.
Chương trình Hỗ trợ y tế cung cấp tài chính để chăm sóc y tế cho các gia đình có thu
nhập thấp. Trong nhiều bang, chính quyền bang duy trì các tổ chức chăm sóc người
thiểu năng trí tuệ hoặc khuyết tật nặng. Chính phủ liên bang đưa ra chương trình Tem
phiếu thực phẩm để trợ giúp lương thực cho các gia đình nghèo, và chính phủ liên
bang cùng với chính quyền các bang cung cấp các khoản trợ cấp phúc lợi chung để hỗ
trợ những gia đình thu nhập thấp có trẻ em.
Rất nhiều chương trình như vậy, bao gồm cả An sinh xã hội, có nguồn gốc từ các
chương trình “Chính sách mới” của Franklin D. Roosevelt, Tổng thống Mỹ từ năm
1933 đến năm 1945. Điểm mấu chốt của các cải cách của Roosevelt là niềm tin cho
rằng nghèo đói thường là hậu quả của những nguyên nhân kinh tế và xã hội chứ không
phải do thiếu hụt nhân cách cá nhân. Quan điểm này đã bác bỏ quan niệm chung có
nguồn gốc từ chủ nghĩa Thanh giáo Mới ở nước Anh cho rằng thành công là dấu hiệu
thiện ý của Chúa trời cịn thất bại là dấu hiệu bất bình của Chúa trời. Đây là sự chuyển
hóa quan trọng trong tư duy về kinh tế và xã hội của người Mỹ. Tuy vậy, thậm chí
ngày nay, chúng ta vẫn cịn nghe thấy tiếng vọng của những quan điểm cũ trong các
cuộc tranh luận xung quanh các vấn đề nhất định, đặc biệt là phúc lợi.
Rất nhiều chương trình hỗ trợ khác dành cho các cá nhân và gia đình, gồm cả Bảo

hiểm y tế và Hỗ trợ y tế, đã được bắt đầu từ những năm 1960, trong “Cuộc chiến chống
nghèo đói” của Tổng thống Lyndon Johnson (1963-1969). Mặc dù một số trong các
chương trình đó gặp khó khăn về tài chính vào những năm 1990 và nhiều cải cách khác
được đề xuất, nhưng các chương trình này vẫn được cả hai đảng chính trị chủ chốt của
Mỹ ủng hộ mạnh mẽ. Tuy nhiên, những người chỉ trích lập luận rằng cung cấp phúc lợi
cho những người thất nghiệp nhưng còn khoẻ mạnh thực tế chỉ tạo ra tính phụ thuộc
chứ khơng giải quyết được vấn đề. Luật cải cách phúc lợi được ban hành năm 1996
dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2001) đòi hỏi mọi người phải làm việc như là
một điều kiện để được nhận phúc lợi và đưa ra các giới hạn về khoảng thời gian mà các
cá nhân có thể nhận được tiền.
2. Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ:
Trong khi ngân sách vẫn đóng vai trị quan trọng thì cơng việc điều hành nền kinh
tế cơ bản đã được chuyển từ chính sách tài khóa sang chính sách tiền tệ trong suốt
những năm cuối của thế kỷ XX. Chính sách tiền tệ là lĩnh vực của Hệ thống dự trữ liên
bang, một cơ quan độc lập của chính phủ Mỹ. Hệ thống dự trữ liên bang, còn gọi là
“FED”, bao gồm 12 ngân hàng dự trữ liên bang ở địa phương và 25 chi nhánh ngân
Footer Page 8 of 145.


Header Page 9 of 145.

hàng dự trữ liên bang. Tất cả các ngân hàng thương mại đặc quyền quốc gia theo luật
yêu cầu đều phải là thành viên của Hệ thống dự trữ liên bang; tư cách hội viên là
không bắt buộc đối với các ngân hàng đặc quyền bang. Nói chung, một ngân hàng là
thành viên của Hệ thống dự trữ liên bang sử dụng Ngân hàng dự trữ ở khu vực của nó
cũng giống như cách thức một người sử dụng ngân hàng trong cộng đồng nơi người đó
sống.
Ban Thống đốc dự trữ liên bang điều hành Hệ thống dự trữ liên bang. Ban này gồm
bảy thành viên do tổng thống chỉ định phục vụ trong một nhiệm kỳ nối tiếp là 14 năm.
Các quyết định quan trọng nhất về chính sách tiền tệ do ủy ban thị trường mở liên bang

(FOMC) tiến hành, ủy ban này gồm bảy ủy viên nói trên, chủ tịch Ngân hàng dự trữ
liên bang New York và các chủ tịch của bốn Ngân hàng dự trữ liên bang khác làm việc
trên cơ sở luân phiên. Mặc dù Hệ thống dự trữ liên bang phải báo cáo định kỳ hoạt
động của mình cho Quốc hội, nhưng theo luật các ủy viên của ban Thống đốc độc lập
với Quốc hội và tổng thống. Để tăng cường tính độc lập này, FED tiến hành các cuộc
thảo luận riêng về chính sách quan trọng nhất của mình và thường chỉ cơng bố sau một
thời gian. Nó cũng trang trải mọi chi phí hoạt động của mình từ khoản thu nhập đầu tư
và phí dịch vụ của nó.
2.1. Cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ:
FED có ba cơng cụ chính để duy trì kiểm sốt việc cung tiền và tín dụng trong nền
kinh tế.
Thứ nhất là, hoạt động thị trường mở - đây được xem là công cụ quan trọng nhất,
được thực hiện thơng qua việc bán hoặc mua chứng khốn chính phủ. Để tăng mức
cung tiền, FED mua chứng khốn chính phủ từ các ngân hàng, các doanh nghiệp khác
hoặc các cá nhân, thanh toán cho họ bằng séc (một nguồn tiền mới do nó in); khi các
tấm séc của FED được gửi vào ngân hàng, chúng tạo ra lượng dự trữ mới - một phần
trong đó ngân hàng có thể cho vay hoặc đầu tư, do đó làm tăng lượng tiền trong lưu
thông. Mặt khác, nếu FED muốn giảm mức cung tiền, nó bán các chứng khốn chính
phủ cho các ngân hàng để thu lại tiền dự trữ từ các ngân hàng. Do mức dự trữ thấp đi,
các ngân hàng phải giảm lượng cho vay và do vậy mức cung tiền lập tức giảm theo.
Thứ hai là, quy định cụ thể lượng tiền dự trữ mà các tổ chức nhận tiền gửi phải
dành riêng ra như là lượng tiền mặt trong két của mình hay như tiền đặt cọc tại các
ngân hàng dự trữ địa phương. Những yêu cầu tăng lượng dự trữ buộc các ngân hàng
phải giữ lại một tỷ lệ tiền lớn hơn trong quỹ của mình, do đó làm giảm mức cung tiền,
trong khi các yêu cầu giảm lượng dự trữ vận hành theo chiều ngược lại làm tăng mức
cung tiền. Các ngân hàng thường cho nhau vay tiền qua đêm để đáp ứng các yêu cầu
dự trữ của mình. Lãi suất cho những khoản vay như vậy, còn gọi là “lãi suất quỹ liên
bang”, là thước đo chủ yếu xem mức độ chính sách tiền tệ “chặt” hay “lỏng” như thế
nào tại mỗi thời điểm.
Thứ ba là, tỷ lệ chiết khấu, hay tỷ lệ lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải

thanh toán khi vay tiền từ quỹ của các ngân hàng dự trữ. Thông qua việc tăng hoặc
giảm tỷ lệ chiết khấu, FED có thể khuyến khích hoặc khơng khuyến khích việc vay
tiền và do đó làm thay đổi mức thu nhập của các ngân hàng khi cho vay.
Các công cụ này cho phép FED mở rộng hay thu hẹp lượng tiền và tín dụng trong
nền kinh tế Mỹ. Nếu mức cung tiền tăng thì tín dụng được gọi là nới lỏng. Trong bối
cảnh đó, các tỷ lệ lãi suất có xu hướng giảm xuống, chi tiêu cho kinh doanh và tiêu
dùng có xu hướng tăng, và việc làm cũng tăng; nếu như nền kinh tế đang hoạt động
gần như hết tiềm năng của nó thì q nhiều tiền có thể sẽ dẫn đến lạm phát, hoặc suy
giảm giá trị đồng đôla. Ngược lại, khi mức cung tiền thu hẹp lại thì tín dụng sẽ chặt.
Trong bối cảnh đó, tỷ lệ lãi suất có xu hướng tăng, các mức chi tiêu ngưng lại hoặc suy
Footer Page 9 of 145.


Header Page 10 of 145.

giảm và lạm phát giảm xuống; nếu như nền kinh tế đang hoạt động dưới mức tiềm
năng của nó, thì tiền tệ chặt chẽ có thể dẫn đến gia tăng thất nghiệp.
Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố làm phức tạp thêm khả năng của FED trong việc sử
dụng chính sách tiền tệ nhằm thực thi các mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, tiền tệ có nhiều
hình thái khác nhau và thường khơng rõ chính sách tiền tệ nên nhằm vào loại nào.
Dạng cơ bản nhất của tiền gồm có tiền xu và tiền giấy. Tiền xu cũng có nhiều loại khác
nhau dựa trên giá trị đồng đơla: đồng penny có giá trị một cent hay một phần trăm của
một đôla; đồng nickel bằng 5 cent; đồng dime bằng 10 cent; đồng quarter bằng 25 cent;
đồng nửa đôla bằng 50 cent; và đồng một đôla (1USD). Tiền giấy có các loại 1USD,
2USD, 5USD, 10USD, 20USD, 50USD, và 100USD.
Một thành phần quan trọng hơn của việc cung tiền là tồn khoản chi phiếu hay tiền
vào sổ kế toán giữ lại trong các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Các cá nhân
có thể thanh tốn bằng viết séc, với những chỉ dẫn cần thiết cho ngân hàng của họ để
thanh toán một số tiền cụ thể cho người nhận séc. Tiền gửi có kỳ hạn cũng giống như
tồn khoản chi phiếu ngoại trừ người chủ sở hữu chấp nhận gửi số tiền đó trong một

thời hạn định trước; nói chung người gửi có thể rút tiền sớm hơn thời hạn quy định
nhưng họ phải trả một khoản tiền phạt và mất đi một ít lãi suất để làm việc đó. Tiền
cũng cịn gồm cả các quỹ thị trường tiền tệ, đó là cổ phần trong các quỹ góp chung
những chứng khốn ngắn hạn, cũng như nhiều loại tài sản khác có thể chuyển đổi dễ
dàng ra tiền trong một thời hạn ngắn.
Lượng tiền giữ dưới các dạng khác nhau theo thời gian có thể thay đổi phụ thuộc
vào sở thích và các yếu tố khác mà có thể có hoặc khơng có tầm quan trọng nào đối với
nền kinh tế nói chung. Một rắc rối nữa cho nhiệm vụ của FED là những thay đổi trong
việc cung tiền chỉ có tác động đến nền kinh tế sau một khoảng thời gian không biết
trước.
2.2. Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động tài chính của Cục dự trữ Liên bang
Mỹ (FED):
Hoạt động của FED tiến triển theo thời gian nhằm đáp ứng những sự kiện chính
yếu. Quốc hội đã thiết lập Hệ thống dự trữ liên bang vào năm 1913 để tăng cường
giám sát hệ thống ngân hàng và chấm dứt tình trạng hoang mang sợ hãi với ngân hàng
như đã từng nổ ra theo chu kỳ trong thế kỷ trước. Do hậu quả của cuộc Đại khủng
hoảng trong những năm 1930, Quốc hội đã ủy quyền cho FED thay đổi các yêu cầu dự
trữ và điều tiết các mức tiền bảo chứng của thị trường chứng khoán (lượng tiền mặt
mọi người phải trả khi mua chứng khốn bằng tín dụng).
Tuy nhiên, FED vẫn thường có xu hướng làm theo các quan chức đã được bầu đối
với những vấn đề của chính sách kinh tế nói chung. Ví dụ, trong Chiến tranh thế giới
thứ hai, FED đã xem nhẹ hoạt động của mình hơn là việc giúp Ngân khố Hoa Kỳ vay
tiền với lãi suất thấp. Sau đó, khi Chính phủ Mỹ bán một lượng lớn chứng khoán Ngân
khố để trang trải cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên, FED đã mua rất nhiều để giữ giá các
chứng khoán này khỏi tụt xuống (do vậy đã bơm mạnh mức cung tiền). FED đã khẳng
định lại tính độc lập của mình vào năm 1951, bằng một thỏa thuận đạt được với Ngân
khố rằng chính sách của FED sẽ không bị coi nhẹ hơn việc tài trợ cho Ngân khố.
Nhưng Ngân hàng trung ương vẫn không đi chệch quá xa khỏi tính chất chính thống
chính trị. Ví dụ, trong thời kỳ chính quyền mang tính bảo thủ tài khóa của Tổng thống
Dwight D. Eisenhower (1953-1961), FED nhấn mạnh đến ổn định giá cả và hạn chế

tăng mức cung tiền, nhưng dưới thời các tổng thống có tính tự do hơn trong những
năm 1960 thì nó lại nhấn mạnh đến tồn dụng nhân cơng và tăng trưởng kinh tế.
Trong nhiều năm của thập kỷ 1970, FED cho phép mở rộng tín dụng nhanh chóng
để phù hợp với mong muốn tiến hành chống lại nạn thất nghiệp của chính phủ. Nhưng
Footer Page 10 of 145.


Header Page 11 of 145.

do lạm phát tăng cao tàn phá nền kinh tế nên Ngân hàng trung ương đột ngột thắt chặt
chính sách tiền tệ bắt đầu vào năm 1979. Chính sách này đã thành cơng trong việc
giảm gia tăng mức cung tiền, nhưng lại góp phần gây ra tình trạng trì trệ kinh tế nặng
nề vào các năm 1980 và 1981-1982. Tuy vậy, tỷ lệ lạm phát đã hạ xuống và đến giữa
thập kỷ 1980, FED lại có thể theo đuổi một chính sách mở rộng tiền tệ thận trọng.
Nhưng tỷ lệ lãi suất vẫn ở mức tương đối cao do chính phủ liên bang đã vay quá nhiều
để trang trải thâm hụt ngân sách. Tỷ lệ lãi suất rồi cũng giảm dần xuống khi thâm hụt
ngân sách giảm đi và cuối cùng biến mất vào những năm 1990.
Tầm quan trọng ngày càng tăng của chính sách tiền tệ và vai trị đang mất dần của
chính sách tài khóa trong những nỗ lực nhằm ổn định kinh tế phản ánh những hiện
thực cả về kinh tế lẫn chính trị. Kinh nghiệm của những năm 1960, 1970 và 1980 cho
thấy rằng các chính quyền được bầu một cách dân chủ thường gặp nhiều rắc rối hơn
khi sử dụng chính sách tài khóa để chống lạm phát so với chống thất nghiệp. Cuộc
chiến chống lạm phát địi hỏi chính phủ phải tiến hành những hoạt động không được
ưa chuộng như giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, trong khi đó các giải pháp chính sách tài
khóa truyền thống để chống thất nghiệp lại có xu hướng được ưa chuộng hơn vì chúng
địi hỏi tăng chi tiêu và cắt giảm thuế. Tóm lại, thực tiễn chính trị có thể ủng hộ một
vai trị lớn hơn đối với chính sách tiền tệ trong thời kỳ lạm phát.
Một nguyên nhân nữa giải thích tại sao chính sách tài khóa lại thích hợp hơn trong
việc chống thất nghiệp, trong khi chính sách tiền tệ lại hiệu quả hơn trong việc chống
lạm phát. Có một giới hạn đối với mức độ mà chính sách tiền tệ có thể thực thi để khơi

phục nền kinh tế sau một giai đoạn suy sụp trầm trọng như giai đoạn mà nước Mỹ đã
phải đương đầu vào những năm 1930. Phương sách của chính sách tiền tệ đối với tình
trạng suy sụp kinh tế là tăng lượng tiền trong lưu thơng, và do đó sẽ giảm tỷ lệ lãi suất.
Nhưng một khi tỷ lệ lãi suất đạt đến 0 thì FED khơng thể làm gì được nữa. Trong
những năm gần đây, nước Mỹ chưa gặp phải tình trạng này, tình trạng mà các nhà kinh
tế gọi là “bẫy thanh khoản”, nhưng vào những năm cuối thập kỷ 1990 Nhật Bản đã bị
rơi vào tình trạng đó. Nhiều nhà kinh tế cho rằng với một nền kinh tế trì trệ và tỷ lệ lãi
suất gần bằng 0 thì chính phủ Nhật Bản phải áp dụng chính sách tài khóa mạnh hơn
nữa, nếu cần thiết phải tăng nhanh thâm hụt ngân sách chính phủ với một mức lớn để
thúc đẩy chi tiêu mới và tăng trưởng kinh tế.

Footer Page 11 of 145.


Header Page 12 of 145.

Chương II: KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DƯỚI CHUẨN Ở MỸ
I.- Khái niệm về thị trường cho vay dưới chuẩn:
1. Thị trường cho vay dưới chuẩn:
Cho vay dưới tiêu chuẩn (subprime lending) là hình thức cho vay rất phổ biến, đặc
biệt là tại Mỹ. Thuật ngữ “dưới tiêu chuẩn - subprime” ở đây liên quan đến vị thế tín
dụng của người vay. Theo cẩm nang hướng dẫn của Bộ Tài chính Mỹ năm 2001:
“Những người đi vay dưới tiêu chuẩn thường có q khứ tín dụng yếu kém như thường
có những khoản thanh tốn q hạn, và có thể có những vấn đề nghiêm trọng như phải
ra tịa, phá sản. Họ cũng có thể có khả năng thanh toán thấp xét trên những chỉ số như
điểm tín dụng, tỷ lệ nợ trên thu nhập, hoặc một số tiêu chí khác…”.
Thị trường cho vay dưới chuẩn là thị trường mà tại đó người có vốn (ngân hàng)
cho vay đến những người có lịch sử (quá khứ) tín dụng xấu (những người đi vay dưới
tiêu chuẩn). Theo đó, chủ nợ nhận thức rõ rằng chất lượng khoản cho vay của mình là
xấu, do uy tín của người vay thấp và tình hình tài chính khơng mấy sáng sủa nên nhìn

chung các khoản vay dưới tiêu chuẩn có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường và điều này
lại càng làm tăng thêm khó khăn tài chính cho người vay, đặc biệt khi lãi suất thị
trường gia tăng.
Cho vay cầm cố nhà đất dưới tiêu chuẩn (subprime housing mortgage) là một trong
những loại hình thuộc lĩnh vực cho vay dưới tiêu chuẩn và đặc biệt phát triển mạnh từ
đầu thế kỷ 21, trở thành một “ngành công nghiệp ở Mỹ”. Sự phát triển mạnh của hình
thức cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn đi kèm với sự bùng nổ thị trường nhà đất của Mỹ
là hệ quả của việc lãi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục, các tiêu chuẩn cho vay nới
lỏng và hội chứng “thích mua nhà” của dân Mỹ.
2. Nợ dưới chuẩn – Ngòi nổ gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ:
Nợ dưới chuẩn đơn giản chỉ là khoản cho vay dành cho đối tượng khơng đủ điểm
chuẩn tín nhiệm theo xếp loại của ngân hàng. Đây là sự phân biệt có tính kỹ thuật cho
tất cả khoản nợ nằm dưới thang điểm cao nhất. Theo tiêu chí FICO, điểm tín nhiệm
được xếp từ 300 đến 850 và thang chuẩn có điểm trên 650. Tùy theo mức độ, khoản nợ
cho người có điểm tín nhiệm dưới chuẩn vay có đặc điểm lãi suất cao, chiết khấu sâu,
tỷ lệ nợ vay tối đa trên tài sản thế chấp thấp so với khoản nợ chuẩn. Đối tượng đi vay
như vậy khơng có gì đáng trách và bản thân món nợ cũng chẳng có gì là độc hại. Độc
hại có khi lại rơi vào khoản nợ "chuẩn mà khơng chuẩn" và sự đáng trách có khi nằm ở
phía người vay "đủ chuẩn" nhờ bùa phép để có điểm tín nhiệm cao. Độc hại hay đáng
trách cũng nên được xét từ phía tổ chức cho vay liều lĩnh, đã rót tiền cho khách hàng
khơng thu nhập, khơng việc làm, không tài sản. Thực tế, ở Mỹ và các nước phát triển,
việc chấm điểm tín nhiệm (credit scoring) thường dựa trên tiêu chí về thu nhập, tài sản,
việc làm, thời gian định cư hay chỗ ở ổn định bao lâu, mức độ tín nhiệm được ghi nhận
trong quá khứ thế nào… Vậy có thể xem những trường hợp vay và cho vay liều lĩnh
như vừa nêu chẳng có chuẩn nào cả.
Sự vận động của hoạt động tín dụng nói chung và nợ dưới chuẩn nói riêng cho
thấy, dù được gọi là dưới chuẩn, loại nợ này vẫn có tiêu chí cho vay (theo thang điểm)
dành cho người đi vay không nằm ở khung điểm cao, tức khung chuẩn mà ngành ngân
hàng gọi là nguồn chính thống (mainstream). Nhìn ở góc độ làm ăn, việc phân mảng
khách hàng ở đây đặt giới điều hành trước việc phải chọn lựa hay quyết định liều

lượng giữa an tồn (lời ít) và rủi ro (lời nhiều), thử thách năng lực, đạo đức và trách
nhiệm của họ với mơi trường kinh doanh. Ví dụ, một người mua nhà với khoản nợ
chuẩn vay theo điều kiện tài trợ chuẩn (mainstream financing) chịu lãi suất 7,5% và trả
trước 10% (downpayment) thì cũng khoản nợ này, nhưng cho người dưới chuẩn vay,
lãi suất có thể sẽ là 9% và trả trước 20%. Ngơn từ tài chính gọi khoảng chênh lệch của
Footer Page 12 of 145.


Header Page 13 of 145.

bách phân cao hơn áp dụng đối với trường hợp này (nợ dưới chuẩn) là khoản bù rủi ro
trong hoạt động cho vay, mà nếu không có sự phân biệt chuẩn và dưới chuẩn thì sự
việc có lẽ dễ được cho là bình thường. Suy cho cùng, vấn đề có thể là giới hạn, điều
kiện chế tài bổ sung, hệ thống giám sát và cảnh báo…
Thật ra, từ trước năm 2006, vấn đề liên quan đến nợ dưới chuẩn đã có những dấu
đe dọa đến hệ thống tài chính tại Mỹ, được nhiều nhà kinh tế và báo chí nước này gọi
tên là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn (subprime mortgages crisis) – Nó chính là ngịi
nổ gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2007.
II.- Khủng hoảng thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ và hiệu ứng lan tỏa:
1. Bức tranh của nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng thị trường
cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ:
Ngày 15/9/2008, Lehman Brothers, một trong những ngân hàng lâu đời và uy tín
nhất thế giới, sụp đổ. Cuộc khủng hoảng kinh tế có quy mơ lớn nhất trong vịng 60
năm trở lại đây chính thức bắt đầu.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu bắt nguồn từ hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ. Các ngân hàng
của nước này đã cho phép những khách hàng có độ rủi ro tín dụng cao được phép vay
tiền. Những khoản vay này, cùng với trái phiếu và tài sản thế chấp khác trở thành các
Chứng chỉ nợ (CDO) - một loại hàng hóa được ưa chuộng trên thị trường tài chính tồn

cầu.

Tuy nhiên, việc nhà đất trượt dốc trong khi lãi suất ngân hàng tăng khiến nhiều
khách hàng mất khả năng trả nợ. CDO cũng vì thế mà kém sức hút đối với nhà đầu tư.
Các ngân hàng miễn cưỡng phải cho nhau vay tiền trong khi không biết đối tác đang sở
hữu bao nhiêu nợ xấu.
Footer Page 13 of 145.


Header Page 14 of 145.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng nhanh chóng vượt khỏi biên giới nước
Mỹ. Các ngân hàng đầu tư tại Australia cũng nhanh chóng ghi nhận lỗ. Họ ngừng bán
ra trái phiếu trong khi hồi hộp chờ đợi diễn biến thị trường.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương châu Âu nhanh chóng nhảy vào
cuộc bằng cách nới lỏng chính sách cho vay đối với các ngân hàng. Tỷ lệ lãi suất cũng
được cắt giảm trong nỗ lực cứu vãn thị trường tín dụng.

Tuy nhiên những biện pháp ngắn hạn nêu trên khơng thể giúp các ngân hàng giải
bài tốn thanh khoản. Nguồn tiền cho vay khơng có sẵn khiến các cơng ty, cá nhân và
ngay chính các ngân hàng lâm vào tình trạng khốn đốn. Người ta nhìn thấy những dấu
hiệu đầu tiên của suy thoái như thất nghiệp, vỡ nợ hay giá tiêu dùng tăng vọt.

Footer Page 14 of 145.


Header Page 15 of 145.

Tại Anh, ngân hàng Northern Rock phải nhờ đến khoản vay khẩn cấp của Chính

phủ để tồn tại trong khi vẫn lo lắng về khoản tiền 2 tỷ bảng (3,3 tỷ USD) có thể bị các
khách hàng gửi tiền rút bất cứ lúc nào. Ngân hàng này nhanh chóng bị quốc hữu hóa.
Trong khi đó, sự sụp đổ của ngân hàng Bear Stearns làm tổn thương nghiêm trọng
niềm tin của thị trường và đặt dấu chấm hết cho các ngân hàng chỉ hoạt động trong lĩnh
vực đầu tư.

Trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp lâu dài, Chính phủ Mỹ đồng ý thơng qua gói
cứu trợ trị giá 700 tỷ USD giúp mua lại nợ xấu của Phố Wall. Kế hoạch này thực chất
là việc Chính phủ nước này vay tiền từ thị trường tài chính thế giới. Họ hy vọng có thể
trả được những khoản vay này một khi thị trường nhà đất ổn định trở lại.

Footer Page 15 of 145.


Header Page 16 of 145.

Nước Anh cũng thực hiện một kế hoạch tương tự bằng việc bơm khoảng 400 tỷ
Bảng (660 tỷ USD) cho 8 ngân hàng hàng đầu nước này. Đổi lại, Chính phủ sẽ nắm
một lượng cổ phần nhất định của các ngân hàng này.

Các nền kinh tế lớn trên thế giới nhanh chóng chịu ảnh hưởng dây truyền của cuộc
khủng hoảng tín dụng. Nhiều chính sách đối phó được đưa ra. Chính phủ Pháp hay
Iceland tiến hành quốc hữu hóa một số ngân hàng trong khi tại Mỹ hay Canada, ngân
hàng trung ương cố gắng cắt giảm lãi suất xuống khoảng 0,5%.

Tiếp theo thị trường tài chính, chứng khốn bắt đầu phản ứng trước những tin tức
khơng mấy tốt lành. Niềm tin của các nhà đầu tư lung lay, cổ phiếu ngành ngân hàng
trượt giá do nợ xấu trong khi các hãng bán lẻ cũng ở tình trạng tương tự do sức mua sụt
giảm. Nhiều chuyên gia nhận định, cuộc khủng hoảng kinh tế mới chỉ bắt đầu.
2. Nguyên nhân khủng hoảng:

2.1. Nguyên nhân sâu xa:
Sự bùng nổ của cho vay nợ dưới chuẩn bắt nguồn sâu xa từ sự bất cân đối về nguồn
vốn tín dụng toàn cầu trong những năm gần đây. Trong khi nguồn vốn tín dụng gia
tăng từ các chính sách tiền tệ mở thì nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp sau
các bê bối tài chính tại Mỹ như Enron, Worldcom và khủng hoảng các công ty công
nghệ thông tin từ năm 2001 lại suy giảm. Các chính phủ cũng ngày càng kiểm soát
thâm thâm hụt ngân sách để tránh việc vay nguồn vốn bên ngoài.
Sự bất cân đối cung cầu về vốn dẫn đến việc thừa các nguồn vốn mà thị trường không
sử dụng hiệu quả. Cho vay nợ dưới chuẩn là một giải pháp để giải quyết bài tốn thừa
vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Việc cho vay nợ dưới chuẩn một cách thái quá trong
một thời gian ngắn dẫn đến việc mất kiểm soát chất lượng tín dụng, chính là nguyên
nhân tạo nên cuộc khủng hoảng tín dụng 2007.
 Cách thức tạo khủng hoảng:
Footer Page 16 of 145.


Header Page 17 of 145.

Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn được thực hiện thơng qua một cơng cụ tài chính
hiện đại rất khá tinh vi được gọi là nghiệp vụ chứng khốn hóa (securitisation). Chứng
khốn hóa có lịch sử phát triển từ năm 1977 tại Mỹ song thực sự phát triển mạnh từ
thập kỷ 90.
Về bản chất, chứng khốn hóa là một quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng
các tài sản sẵn có trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các
loại chứng khốn nợ. Nói một cách khác, chứng khốn hóa là q trình phát hành
chứng khốn nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một
nhóm tài sản tài chính sẵn có. Do đó, các nhà đầu tư mua chứng khốn nợ chấp nhận
rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khốn hóa.
Ngày nay, các tài sản tài chính có thể dùng để chứng khốn hóa rất đa dạng bao gồm
các khoản cho vay thế chấp mua nhà, các khoản cho vay thương mại, các khoản phải

thu thương mại, danh mục các khoản cho vay thẻ tín dụng, danh mục nợ dưới chuẩn,
các trái phiếu hạng đầu cơ (high-yield bond) hay các khoản cho vay bất động sản
thương mại.
Như vậy với nghiệp vụ chứng khoán hóa, người cho vay khơng nhất thiết phải nắm
giữ rủi ro tín dụng mà có thể chuyển hóa sang cho người khác một cách dễ dàng thông
qua việc phát hành chứng khốn nợ lấy danh mục tín dụng làm tài sản đảm bảo. Chính
điều này là cơ sở để các ngân hàng đầu tư tự tin bơm vốn vào hoạt động cho vay nợ
dưới chuẩn một cách dễ dàng.
Quá trình này được thực hiện một cách cơ bản như sau: Trước tiên, ngân hàng đầu
tư tạm ứng nguồn vốn cho các cơng ty tài chính chun về cho vay thế chấp mua nhà
dưới chuẩn. Các cơng ty tài chính thực hiện cho vay mua nhà thông qua mạng lưới các
đại lý cho vay. Các đại lý cho vay là người làm việc trực tiếp với khách hàng, thẩm
định tín dụng theo các mẫu hồ sơ chuẩn của công ty tài chính và chuyển hồ sơ cho
cơng ty tài chính phê duyệt. Sau khi phê duyệt, cơng ty tài chính sẽ làm thủ tục thế
chấp nhà đất và tiến hành giải ngân. Các cơng ty tài chính sẽ gom các khoản cho vay
lại thành một danh mục tín dụng gồm nhiều khoản vay và bán lại cho ngân hàng đầu tư
mà thực chất là thanh toán số tiền ngân hàng đầu tư đã cung ứng trước cho cơng ty tài
chính. Sau khi đã mua danh mục tín dụng dưới chuẩn, các ngân hàng đầu tư thực hiện
chứng khốn hóa chúng. Danh mục tín dụng được bán sang cho một cơng ty có mục
đích đặc biệt (special purpose vehicle) do ngân hàng đầu tư lập lên và công ty này phát
hành chứng khốn nợ cho nhà đầu tư.
Cơng ty đặc biệt này khơng có vốn, khơng có nhân viên mà chỉ có tài sản là danh
mục cho vay và công nợ là các trái phiếu phát hành. Tất cả các hoạt động như theo dõi,
thu địi nợ và thanh tốn gốc, lãi trái phiếu đều được th ngồi cho cơng ty dịch vụ
(thường chính là cơng ty tài chính thực hiện cho vay). Trong điều kiện lý tưởng, khi
các danh mục cho vay được thu hồi tồn bộ và thanh tốn hết nợ trái phiếu cho nhà đầu
tư thì cơng ty đặc biệt này hoàn thành nhiệm vụ và được giải thể. Chứng khoán nợ phát
hành tạm gọi là trái phiếu được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp mua nhà
(mortgage backed obligations). Trái phiếu được phân ra thành nhiều gói (tranche) được
định mức tín nhiệm với các hệ số khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau và cuống lãi

suất khác nhau, ví dụ gói A, gói B và gói Z. Gói A với hệ số tín dụng cao nhất được
thanh tốn tồn bộ gốc đầu tiên. Sau khi thanh tốn hết gốc của gói A, sẽ đến lượt gói
B và cuối cùng là gói Z. Gói Z là gói đặc biệt khơng được định mức tín nhiệm, có mức
độ rủi ro tín dụng cao nhất do đó có tính chất như cổ phiếu. Nếu danh mục tín dụng
hoạt động tốt, gói Z sẽ hưởng nhiều lợi nhuận nhất và ngược lại. Nguyên tắc phân chia
dòng tiền cho các trái chủ được gọi là nguyên tắc thác nước tức là nước chảy từ trên
xuống dưới. Như vậy các nhà đầu tư có rất nhiều sự lựa chọn gói trái phiếu hình thành
Footer Page 17 of 145.


Header Page 18 of 145.

từ chứng khốn hóa tùy theo sở thích rủi ro của mình. Đây cũng chính là động lực kích
thích nhu cầu mua các loại trái phiếu hình thành từ chứng khốn hóa và làm bùng nổ
cho vay dưới chuẩn.
 Diễn biến của tình trạng cho vay cầm cố nhà đất dưới chuẩn ở Mỹ:
Trên thực tế là ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân
hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một sự liên hệ rất
chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất
thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xơ đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi
suất cao thì thị trường giậm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống
thấp
Có ba yếu tố chính đã khởi tạo nên bong bóng trong thị trường bất động sản. Thứ
nhất là, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thốt khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên
bang Mỹ (FED) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi
suất cho vay tiền mua bất động sản (mặc dù những loại lãi suất cho vay tiền mua nhà
do các ngân hàng thương mại ấn định bao giờ cũng cao hơn nhiều so với lãi suất cơ
bản của FED, nhưng mức độ cao hay thấp của chúng bao giờ cũng phụ thuộc vào lãi
suất cơ bản). Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của FED là trên 6% nhưng sau đó
lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ cịn 1%.

Thứ hai, về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ lúc bấy
giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay
tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực hiện thơng qua hai cơng ty
được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac.
Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các
khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ
được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities - MBS), rồi
bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như
Bear Stearns và Merrill Lynch. Điều này được tiến hành cụ thể như sau: Fannie Mae,
hoặc là một công ty tài chính khác như Lehman Brothers, bỏ tiền ra mua lại các khoản
cho vay thế chấp từ các ngân hàng thương mại, tập trung chúng thành từng loại khác
nhau, rồi phát hành MBS để bán lại cho các nhà đầu tư.
Ví dụ, Fannie Mae mua 1.000 khoản vay thế chấp với các đặc điểm giống nhau với
gốc là 200.000 USD cho mỗi khoản vay.Khi tập trung lại thì tổng trị giá các khoản vay
này sẽ là 200.000.000 USD. Fannie Mae có thể biến khoản này thành 100.000 MBS, trị
giá 2.000 USD một phần và bán lại cho các nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư A mua 10
MBS thì sẽ trả 20.000 USD.
Sau khi mua các MBS thì các nhà đầu tư sẽ nhận lại khoản tiền vừa lãi vừa gốc
được chuyển đến hằng tháng từ các người vay tiền (thông qua một công ty dịch vụ
trung gian) trong một khoản thời gian nhất định nào đó
Tóm lại, nếu khơng có gì trục trặc thì sau khi hết khoảng thời gian nhận lại tiền, thì
tổng số tiền mà nhà đầu tư nhận được sẽ là trên 20.000 USD (Tiền vốn gốc bỏ ra đầu
tư cộng với tiền lãi hằng năm). Các MBS dựa trên các khoản vay có tính chất rủi ro cao
hơn thì tất nhiên sẽ đem lại lời nhiều hơn cho các nhà đầu tư.
Thứ ba, như đã trình bày ở trên, bởi vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các
công cụ đầu tư cho nên thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản
khơng cịn là sân chơi duy nhất của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty
chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa. Nó đã trở nên một sân chơi mới cho các
nhà đầu tư, có khả năng huy động dịng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại
quốc.

Footer Page 18 of 145.


Header Page 19 of 145.

Điểm đặc biệt ở đây là bởi vì việc hình thành, mua bán, và bảo hiểm MBS là vơ
cùng phức tạp cho nên nó diễn ra gần như là ngồi tầm kiểm sốt thơng thường của
chính phủ. Bởi vì thiếu sự kiểm sốt cần thiết cho nên lịng tham và tính mạo hiểm đã
trở nên phổ biến ở các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, bởi vì có thể bán lại phần lớn các
khoản vay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các ngân hàng thương mại đã
trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay.
Và cũng vì có sự khác nhau về rủi ro của các loại MBS cho nên các công ty bảo
hiểm và thẩm định rủi ro, chẳng hạn như AIG, cũng nhảy vào để bán bảo hiểm cho các
nhà đầu tư MBS. Các bảo hiểm này được gọi là Credit Default Swap (CDS), với mục
đích bảo đảm cho các nhà đầu tư MBS là trong trường hợp những người vay tiền mua
nhà không trả được nợ và làm cho MBS mất giá thì sẽ được bồi thường.
Sự việc này đã tạo nên một loạt chân rết mới, kéo thêm các thành phần khác nhảy
vào cuộc chơi, bởi vì bán bảo hiểm loại này trong lúc thị trường bất động sản đang
phất lên và ít người vỡ nợ thì rất có lời.
 Hiện tượng bong bóng bất động sản nảy sinh:
Với ba lý do trên, thị trường bất động sản trở nên rất nhộn nhịp, có rất nhiều người
thu nhập thấp hoặc khơng có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xơ đi mua nhà. Để có thể được
vay, nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thường được cho mượn dưới
hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian (ví dụ, nếu thỏa thuận là được vay với lãi
suất 6% và điều chỉnh sau 3 năm thì đúng ba năm sau lãi suất mới sẽ được ấn định theo
thời điểm đó). Tóm lại, nhóm người này thuộc vào thành phần được cho vay với loại
lãi suất dưới chuẩn (subprime rate).
Bất kể khả năng trả được nợ của nhóm vay dưới chuẩn, khoản tiền cho vay dành
cho nhóm này đã tăng vùn vụt. Theo các ước tính thì nó tăng từ 160 tỉ USD ở năm
2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007. Điều đó cho chúng ta

thấy rằng khoản cho vay dưới chuẩn đã tăng lên một cách nhanh chóng. Cũng theo ước
tính của nhiều chuyên gia (Thời Báo Kinh tế VN ngày 03/10/2008) trong 22.000 tỷ
USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó
khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu. Fannie Mae đã mạnh tay hơn trong việc mua lại các
khoản cho vay đầy mạo hiểm do phải đối đầu với cạnh tranh nhiều hơn từ các công ty
khác, chẳng hạn như Lehman Brothers. Bên cạnh đó, nhu cầu mua lại MBS của các
nhà đầu tư vẫn cao bởi vì cho tới trước năm 2006 thì thị trường bất động sản vẫn chưa
có dấu hiệu nổ bong bóng. Hơn nữa, họ cũng phần nào được trấn an khi vẫn có thể
mua thong thả các hợp đồng bảo hiểm CDS từ các công ty bảo hiểm và đầu tư khác.
Việc này dẫn đến các công ty bán bảo hiểm càng mạnh tay hơn trong việc bán CDS ra
thị trường, bất chấp khả năng bảo đảm của mình.
Vì dễ vay cho nên nhu cầu mua nhà lên rất cao, kéo theo việc lên giá bất động sản
liên tục. Giá nhà bình quân đã tăng đến 54% chỉ trong vòng bốn năm từ 2001 (năm bắt
đầu cắt mạnh lãi suất) đến 2005. Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giá
nhà sẽ tiếp tục lên. Hệ quả là người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể giá trị thực
và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ nếu cần sẽ bán lại để trả nợ ngân hàng mà vẫn có
lời. Do đó, một bong bóng đã thành hình trong thị trường bất động sản.

Footer Page 19 of 145.


Header Page 20 of 145.

 Sự sụp đổ dây chuyền bất động sản – tài chính:
Do lo lắng về diễn biến lạm phát, Cục Dự trữ liên bang (DTLB) bắt đầu tăng dần
lãi suất, dẫn đến việc thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu chững lại vào đầu năm
2006.
Trong khi vào giữa năm 2003 lãi suất căn bản của FED chỉ có 1% thì vào giữa năm
2006 nó đã tăng lên đến 5,25%, bắt buộc các ngân hàng thương mại phải đẩy lãi suất
cho vay tiền mua nhà lên cao hơn nhiều nữa. Tình hình lãi suất cao đã khiến cường độ

vay để mua nhà giảm lại. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu. Nhiều người mua
nhà giá cao trước đây bắt đầu thấy giá thị trường của căn nhà đang sở hữu thấp hơn
khoản nợ mà mình đang vay. Bên cạnh đó, rất nhiều người trong nhóm vay tiền với lãi
suất dưới chuẩn bắt đầu mất khả năng trả nợ khi lãi suất của họ bị điều chỉnh trở lại
theo lãi suất mới hiện hành khá cao. Họ muốn bán nhà để trả nợ cũng khơng được vì
giá nhà thấp hơn khoản nợ do thị trường tụt dốc. Hệ quả là họ đành bỏ nhà cho ngân
hàng trưng thu lại.
Việc ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ ngân hàng mỗi tháng dẫn
đến việc trị giá của các MBS bị tụt dốc. Như đã nói lúc đầu, có rất nhiều nhà đầu tư ở
Phố Wall đã mua MBS. Do đó, khi MBS mất giá thì đồng nghĩa với việc tài sản của họ
cũng bị mất theo, dẫn đến việc thiếu hụt vốn. Bên cạnh đó, các cơng ty bảo hiểm MBS,
chẳng hạn như AIG, cũng lâm vào cảnh khốn đốn khi phải đứng ra bảo lãnh ngày càng
nhiều các khoản vay xấu. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại hoặc các công ty cho
vay thế chấp còn giữ lại phần lớn các khoản vay cho mình (thay vì bán lại cho Fannie
Mae chẳng hạn) cũng nhìn dịng vốn và tín dụng của mình bị cạn kiệt khi phải đương
đầu với tỷ lệ mất khả năng trả nợ ngày càng cao của người vay thuộc nhóm dưới
chuẩn.
Tóm lại, bởi vì có nhiều mối liên hệ chằng chịt giữa người vay và nhiều thành phần
cho vay trực tiếp cũng như gián tiếp, việc tụt dốc của thị trường bất động sản đã ảnh
hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính nói chung. Mức độ lan tỏa và nghiêm trọng
của vấn đề là do sự mua đi bán lại các cơng cụ tài chính phát sinh (các MBS và CDS)
đã kéo quá nhiều các thành phần đầu tư, trong cũng như ngoài nước, vào cuộc chơi
trong khi luật lệ của sân chơi thì vẫn thiếu sót hoặc không rõ ràng.
Footer Page 20 of 145.


Header Page 21 of 145.

Vấn đề mấu chốt hiện giờ là sự khan hiếm tín dụng đang hồnh hành. Vấn đề này
càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo bán đổ các công cụ

đầu tư mạo hiểm để tìm cách bảo tồn vốn. Sự việc này dẫn đến niềm tin vào thị trường
bị tụt dốc và "suy nghĩ và hành động bầy đàn" trở nên phổ biến, bắt buộc chính phủ
phải xen vào thị trường một cách rộng lớn và táo bạo để khôi phục niềm tin.
 Khủng hoảng xảy ra:
Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ
với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị
ảnh hưởng nhanh nhất.
Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản.
Cleveland (Ohio) là thành phố đầu tiên châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lan rộng ra
toàn nước Mỹ và thế giới. Theo số liệu thống kê, khoảng 1/10 số nhà tại Cleveland bị
thu hồi để phát mại. Những người nhập cư với giấc mơ mua nhà lại trở về tay trắng.
Giá nhà tại Mỹ giảm thảm hại trong Qúy 3 năm 2007, mức tồi tệ nhất từ cuộc khủng
hoảng tài chính năm 1930.
Ngay lập tức, Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải
bơm số vốn khổng lồ vào thị trường. Từ tháng 9/2007, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã liên
tục 5 lần cắt giảm lãi suất chiết khấu đồng USD từ 5,25%/năm xuống mức hiện tại 3%/
năm. Đây là những biện pháp rất mạnh nhằm cứu vãn nền kinh tế Mỹ khỏi cuộc khủng
hoảng này.
2.2 Những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu:
Sai lầm trong chính sách kinh tế vĩ mô:
Các Ngân hàng trung ương của các nước phương Tây đã cắt giảm lãi suất quá sâu
và duy trì mức lãi suất thấp trong thời gian quá dài, sau sự sụp đổ hàng loạt của các
công ty công nghệ và những bê bối tài chính của các tập đoàn trong năm 2000 – 2002.
Lãi suất cơ bản thấp và tín dụng rẻ, dễ tiếp cận trở thành nhân tố kích thích mạnh đầu
tư vào tiêu dùng trong nền kinh tế. Niềm tự hào về 3/4 sự tăng trưởng của nền kinh tế
Mỹ dựa vào tiêu dùng trong nước lại là nguyên nhân của những tích tụ khổng lồ nợ
quá hạn ở các ngân hàng cũng như làm gia tăng tình trạng chứng khốn hố các khoản
nợ của các tín dụng cho vay, ngân hàng và đầu tư mất khả năng kiểm sốt tình hình, dự
trữ bắt buộc nằm mức dưới chuẩn và năng lực thanh khoản của các ngân hàng bị giảm
sút. Do đó, khi "bong bóng" nhà đất bị nổ, sự suy sụp của các ngân hàng và các tập

đoàn đầu tư lớn ở Mỹ sẽ tất yếu xảy ra.
Ngân hàng trung ương ở các nước đang phát triển và các nước xuất khẩu dầu đã
thêm vào sự dư thừa tiền tệ tồn cầu thơng qua việc neo giữ tỷ giá ngoại tệ.
Khiếm khuyết của hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật đã không theo kịp sự phát triển của các cơng cụ tài chính, đặc
biệt là các cơng cụ tài chính phái sinh.
Hệ thống pháp luật đã không phản ứng kịp thời với những ngân hàng tìm cách né
tránh những quy định về vốn đối ứng bằng cách sử dụng những cơng cụ bên ngồi
bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Hệ thống pháp luật đã không phản ứng kịp thời trước những lỗ hổng không ngừng
gia tăng trong hệ thống ngân hàng.
Footer Page 21 of 145.


Header Page 22 of 145.

Sai lầm trong việc đánh giá và quản lý rủi ro:
Sử dụng những cơng thức tốn học dựa trên giá trị của những sản phẩm phái sinh
hơn là dựa trên những số liệu thống kê trước đó để đánh giá khả năng vỡ nợ, từ đó dẫn
đến các nhà đầu tư và các công ty định giá đánh giá thấp những rủi ro có thể đẫn đến
việc định giá thấp những rủi ro.
Hậu quả từ nghiệp vụ chứng khốn hóa các khoản vay:
Chứng khốn hóa lảm rộng thêm và yếu thêm mối quan hệ giữa người vay và người
cung cấp các khoản vay.
Chứng khốn hóa dẫn đến việc khơng có đủ nguồn vốn để ứng phó với những rủi
ro có thể xảy ra.
Hậu quả từ lịng tham:
Chứng khốn hóa làm giảm động lực đánh giá rủi ro một cách đầy đủ.
Hệ thống lương thưởng của các cơng ty tài chính khuyến khích việc chấp nhận rủi
ro.

Hệ thống pháp luật một số tiểu bang ở Hoa Kỳ khuyến khích người cầm cố tài sản
tuyên bố vỡ nợ khi số tiền vay vượt quá tài sản nhà đất cầm cố.
Tồn cầu hóa đã làm gia tăng tính lan truyền dẫn tới khủng hoảng tài chính tồn
cầu.
3. Hậu quả của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mỹ và hiệu ứng Domino:
Mỹ là một nền kinh tế khổng lồ chiếm trên ¼ GDP của thế giới nên một khi kinh tế
Mỹ khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế toàn cầu là điều dễ hiểu.
Việc các đại gia ngân hàng Mỹ phá sản hay bị sát nhập, thơn tính đã ảnh hưởng trực
tiếp đến các nhà đầu tư vào Mỹ từ thị trường châu Âu hay châu Á.
3.1. Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn xảy ra tại Mỹ:
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng cho nước Mỹ và thế giới là rất lớn. Tính
đến nay đã có 33 ngân hàng hàng đầu của Mỹ đã phá sản. Trung tâm tài chính phố
Wall chứng kiến một cảnh tượng chưa từng có là các nhà đầu tư đua nhau bán tháo cổ
phiếu. Hàng loạt công ty phá sản hoặc nộp đơn xin bảo lãnh phá sản, trong đó có cả
GM (hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới); Casino ở Los Angeles (niềm tự hào về sự
giàu sang của nước Mỹ). Đội quân thất nghiệp gia tăng nhanh chưa từng có ...
Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Thị
trường trái phiếu hình thành từ chứng khốn hóa bị mất khả năng thanh khoản. Ngành
xây dựng Mỹ đóng góp 15% GDP có thể phải cắt giảm một nửa sản lượng và cắt 1-2
triệu công việc.
Các khoản cho vay thế chấp không có khả năng thu hồi và giá trị tài sản đảm từ
những ngôi nhà bị sụt giảm là nguyên nhân giá trị đánh giá lại (mark to market) của
các gói trái phiếu phát hành bị giảm giá không phanh, đặc biệt là các gói trái phiếu có
rủi ro cao (gói Z). Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hình thành từ chứng khốn hóa nợ
dưới chuẩn là người chịu hậu quả nặng nề. Dự báo số tổn thất do giảm giá trị trái phiếu
cho toàn thị trường lên tới khoảng 220 tỷ - 450 tỷ USD.
Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp
chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ
USD như Citi (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan
Stanley (10 tỷ USD), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman

Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). Tổng thiệt hại tài chính của các
ngân hàng đầu tư trong năm 2007 ước tính lên tới gần trăm tỷ USD. Citi và Merrill
Footer Page 22 of 145.


Header Page 23 of 145.

Lynch phải cầu viện tăng vốn khẩn cấp từ các quỹ đầu tư Châu Á. Hàng ngàn nhân
viên phố Wall bị sa thải.
Không chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh béo bở từ chứng
khốn hóa của các ngân hàng đầu tư cũng bị tạm ngưng hoạt động. Cổ phiếu các ngân
hàng đầu tư rớt thảm hại trong 6 tháng cuối năm 2007. Với tổn thất nặng nề này, các
ông chủ phố Wall lần lượt phải ra đi, cụ thể là các ông chủ UBS, Citigroup, Merrill
Lynch và Bear Stearns.
Theo ghi nhận cho đến nay, những vụ phá sản, sáp nhập hay quyết định đối phó của
chính phủ các nước trở thành cột mốc đáng nhớ trên hành trình "xuống đáy" của cuộc
khủng hoảng kinh tế làm rung chuyển cả thế giới suốt thời gian qua. Cụ thể như sau:
- Ngày 8/2/2007: Ngân hàng HSBC cảnh báo lỗ với hoạt động cho vay dưới chuẩn.
Tập đoàn ngân hàng lớn thứ tư thế giới thông báo về việc Household Finance, công ty
con chuyên cho vay thế chấp tại Mỹ lâm vào cảnh thua lỗ do sự đi xuống của thị
trường nhà đất. HSBC cũng cảnh báo về ảnh hưởng của hiện tượng này đối với kinh tế
toàn cầu.
- Ngày 2/4/2007: New Century phá sản. Công ty hàng đầu trong hoạt động cho vay
dưới chuẩn tại Mỹ, New Century Financial, buộc phải nộp đơn bảo hộ phá sản. Đây
được coi là một trong những dấu hiệu bất ổn đầu tiên của thị trường cho vay thế chấp
tại Mỹ. Cổ phiếu của các ngân hàng chuyên về hoạt động kinh doanh này như
Countrywide cũng chịu nhiều sức ép.
- Ngày 9/8/2007: Thị trường tín dụng đóng băng. Tín dụng rơi tự do sau khi BNP
Paribas thơng báo rằng 2 trong số những quỹ lớn nhất của họ "hoàn toàn mất thanh
khoản" đối với những tài sản liên quan đến chứng khoán. Ngân hàng trung ương châu

Âu buộc phải bơm khoảng 170 tỷ Euro vào thị trường ngân hàng trong khi FED cố
gắng cắt giảm tỷ lệ lãi suất. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Anh vẫn từ chối can
thiệp vào thị trường tín dụng.
- Ngày 15/9/2008: Lehman Brothers sụp đổ. Ngân hàng đầu tư nổi tiếng của Mỹ
Lehman Brothers chính thức phá sản sau khi chính phủ nước này từ chối kế hoạch giải
cứu tốn kém. Cùng lúc đó Merrill Lynch được mua lại bởi Bank of America sau khi
đối mặt với những khoản lỗ khổng lồ. 24 giờ sau, đại gia bảo hiểm AIG cũng phải nhờ
vào khoản vay khẩn cấp 85 tỷ USD từ Bộ Tài chính Mỹ để tồn tại. AIG lâm vào cảnh
khốn đốn do tham gia bảo hiểm cho các khoản vay thế chấp.

Footer Page 23 of 145.


Header Page 24 of 145.

3.2. Hiệu ứng Domino và nguy cơ lan tỏa:
3.2.1. Ảnh hưởng đến thị trường Châu Âu:
Chính phủ các nước châu Âu đã phải tiến hành quốc hữu hóa một số ngân hàng lớn
do ảnh hưởng của cơn bão tài chính Mỹ.
Ở Anh: Anh là một trong những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ
cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại Mỹ. Cụ thể là:
. Ngày 28/9 Anh đã quốc hữu hóa ngân hàng Bradford & Bingley tốn kém 25 tỷ
USD.
. Ngày 14/9/2007: Nothern Rock thoi thóp. Khách hàng tại một trong những ngân
hàng uy tín hàng đầu nước Anh ồ ạt rút tiền sau khi thông tin về việc Northern Rock
đang phải sống nhờ nguồn gói tài chính khẩn cấp của Ngân hàng trung ương Anh. Vấn
đề mà ngân hàng chính là phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động kinh doanh tài chính quy
mơ lớn trong khi thị trường này đang đi xuống.
. Ngày 17/9/2008: Lloyds mua lại HBOS. Ngân hàng Lloyds đồng ý mua lại
Halifax Bank of Scotland (HBOS) với giá 12,2 tỷ Bảng. Ngân hàng cho vay thế chấp

lớn nhất nước Anh lâm vào cảnh khó khăn sau khi cổ phiếu của HBOS mất giá mạnh
do niềm tin của khách hàng. Sau khi sát nhập, ngân hàng này nắm khoảng 1/3 số tài
sản được cầm cố tại Anh.
. Ngày 13/10/2008: Chính phủ Anh can thiệp vào RBS và Lloyds-HBOS. Cả RBS
và HBOS, hai ngân hàng hàng đầu tại Anh phải đối mặt với những vẫn đề nghiêm
trọng khi thị trường tài chính sụp đổ. Sau khi sát nhập với HBOS, đến lượt Lloyds
không chịu nổi những khoản nợ khổng lồ từ phía đối tác. Trong khi đó, RBS phải vật
lộn trong cuộc sát nhập đầy tốn kém với ABN-AMRO. Tình cảnh đó buộc chính phủ
Anh phải bơm khẩn cấp khoản tiền 37 tỷ Bảng cho cả hai ngân hàng.
Footer Page 24 of 145.


Header Page 25 of 145.

. Ngày 2/4/2009: Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London. Tại hội nghị này, nhà lãnh
đạo của các nền kinh tế lớn trên thế giới đã cam kết chi thêm tổng cộng hơn 1000 tỷ
USD để giúp kinh tế toàn cầu vượt dốc. Thủ tướng Anh Gordon Brown coi đây là điểm
nút của cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, không phải mọi khoản tiền được
chi ra đều mang lại hiệu quả.
. Ngày 22/4/2009: Ngân sách nước Anh thâm hụt nặng. Những khoản chi tốn kém
trong thời kỳ khủng hoảng đã khiến nước Anh phải chịu mức thâm hụt ngân sách nặng
nề nhất trong lịch sử, khoảng 175 tỷ Bảng. Tổng số nợ của chính phủ nước này có thể
lên tới gần 1.000 tỷ Bảng vào năm 2014. Các quan chức cao cấp cho rằng, nước Anh
cần 10 năm để trở về với tình trạng ngân sách trước khủng hoảng.
Tiếp đó là việc các nước Bỉ-Hà lan và Luxembourg đã phải cùng nhau quốc hữu
hóa bộ phận tài chính của tập đồn Fortis, ngân hàng lớn nhất Bỉ vào ngày 29/9. Ngày
6/10 thì ngân hàng BNP Parisbas của Pháp đã chính thức tiếp nhận kiểm sốt cổ phần
của Fortis ở Bỉ và Luxembourg. Chính phủ Iceland cũng đã chi 600 triệu euro để kiểm
soát cổ phần của Glitnir Bank của nước này để tránh một sự phá sản.
Nguy cơ lan rộng sang các ngân hàng của các nước khác đã buộc chính phủ các

nước châu Âu phải tìm cách bảo vệ các khoản tiền gửi cho cơng dân của họ. Chính phủ
Đức và Bundesbank đã phải bỏ ra 50 tỷ euro để cứu nguy cho Hypo Real Estate, một
tổ chức cho vay thương mại lớn thứ hai ở Đức khỏi phá sản. Đây cũng là một ngân
hàng thương mại chuyên cho vay trong lĩnh vực bất động sản. Bà Merkel - Thủ tướng
Đức đã phải tuyên bố rằng Đức sẽ không để cho một cơng ty tài chính bị lụn bại vì sẽ
gây ảnh hưởng xấu cho toàn hệ thống.
Nguy cơ của hiệu ứng Domino trước cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang có khả
năng lan rộng buộc các nước châu Âu phải cùng nhau tìm cách phịng ngừa. Ngày
4/10/2008 Lãnh đạo cấp cao 4 nước Anh, Đức, Pháp và Italia đã gặp nhau tại Paris
theo đề xuất của Tổng thống Pháp và đã đồng ý ký một hiệp ước chính thức để hỗ trợ
cho ngân hàng của mỗi nước.
Thị trường chứng khoán nhiều nước tiếp tục giảm sút mạnh gây tâm lý hoang mang
lo sợ cho các nhà đầu tư cũng như chính phủ nhiều nước về nguy cơ hiệu ứng Domino
cơn bão tài chính Mỹ đổ ập đến. Việc Bộ trường Tài chính 27 nước EU phải ngồi lại
với nhau ngày 7/10/2008 là một minh chứng rõ rệt cho điều đó. Quả vậy, ngày
5/10/2008 chứng khốn châu Âu đã có phiên giảm lịch sử, ngày 6/10/2008 chứng
khoán đứng yên tại chỗ. Nhiều cổ phiếu của các đại gia ngân hàng châu Âu bị bán tháo
( Barklays, Royal Scotland & Deutsche Bank ). Kết thúc cuộc họp, 27 nước EU đã đi
đến thống nhất là:
. Thấy cần thiết phải cứu thị trường tài chính.
. Nhất trí nâng mức bảo hiểm tiền gửi ngân hàng mặc dù chưa thống nhất được mức
cụ thể. Pháp thì đề nghị nâng từ 20.000 lên 100.000. Các nước nghèo thì chỉ đồng ý ở
mức 50.000. Trước đó thì Đức, Hy lạp và Ireland đã đồng ý nâng không hạn chế , cịn
Tây Ban Nha và Áo thì đã quyết định nâng ngay lên 100.000 USD từ 7/10/2008.
Đồng ý “linh hoạt hóa” quy định kế tốn, buộc các ngân hàng và các công ty bảo hiểm
phải định giá lại thường xuyên tài sản theo giá thị trường.
Tuy nhiên EU đã không thống nhất được về hành động, cụ thể là đề xuất một gói
giải cứu 400 tỷ euro đã khơng được thơng qua.
Có thể nói cơn bão tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng nợ ở Mỹ đang lan ra thế
giới với tốc độ khó kiểm sốt.

3.2.2. Ảnh hưởng đến thị trường Châu Á và một số nước khác trên thế giới:
Ngay các nước mà khơng có liên quan gì đến cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở
Mỹ như Nga, Brazil, Indonesia và Trung Đơng,… thì cũng rất dễ bị tổn thương trước
Footer Page 25 of 145.


×