Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giáo án mĩ thuật Đan mạch 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.99 KB, 21 trang )

Tuần 8,9 :

Tuần 8: ngày25,26/10/2016 lớp 3B, 3A, 3SC
Tuần 9: ngày 1,2/11/2016 lớp 3B, 3A,3SC
CHỦ ĐỀ 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM
Số tiết dạy: 2 Tiết

I. Mục tiêu.
- Bước đầu làm quen với cách vẽ tranh chân dung biểu cảm.
- Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân.
- Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện.
- GV: Sách mĩ thuật 3, hình minh họa phù hợp với chủ đề….
- HS: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, …..
IV. Các hoạt động day- học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức
* Khởi động: Cho HS quan sát hình ảnh khuôn mặt với biểu cảm khác nhau.
Yêu cầu HS nhận xét từng khuôn mặt. GV giới thiệu nội dung chủ đề.
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 4.1 và trả lời:
Cảm xúc của em như thế nào khi quan sát hai bức tranh?
Cách vẽ hai bức tranh giống nhau không?
- Cho HS quan sát thêm tranh chân dung 4.2 để HS hiểu hơn về tranh chân dung
biểu cảm.
- GV tóm tắt:


+ Tranh chân dung biểu cảm khác với tranh chân dung thường vẽ ở đường nét,
màu sắc.
+ Tranh chân dung biểu cảm được thể hiện bằng hình thức quan sát, vẽ không
nhìn giấy để ghi lại cảm nhận của người vẽ về đặc điểm của người được vẽ.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Cách thực hiện.
2.1. Trải nghiệm không nhìn giấy.
- GV vẽ mẫu để HS quan sát.
- Yêu cầu HS từng cặp ngồi xoay đối diện nhau. Tập trung quan sát khuôn mặt
bạn, vẽ không nhìn bảng con. Mắt quan sát đến đâu, tay đưa đến đó, không nhấc
bút khỏi giấy.
- Đặt câu hỏi cho HS:
+ Em vẽ chân dung bạn như thế nào?
+ Em có cảm nhận thế nào khi vẽ không nhìn giấy?
+ Em làm gì để hình cân đối?
- Gợi ý HS cách quan sát các bộ phận trên khuôn mặt để vẽ được hình cân đối.
1


2.2. Cách thể hiện đương nét và màu sắc của tranh chân dung biểu cảm.
- Cho HS quan sát một số tranh chân dung biểu cảm vừa vẽ để trả lời câu hỏi:
+ Hình vẽ cân đối giấy không?
+ Sauk hi them các đường nét vào chân dung em có nhận xét gì?
+ Em đoán xem thái độ người trong tranh đang thể hiện cảm xúc gì?
+ Sau khi thêm các nét cảm xúc nhân vật có xõ ràng hơn không?
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.5. SGK để tìm hiểu nét vẽ biểu cảm trong tranh.
- Cho HS quan sát hình 4.7 SGK để HS nhận biết cách vẽ màu tranh chân dung
biểu cảm.
- GV tóm tắt: Cần nhấn mạnh các nét vẽ để thể hiện rõ cảm xúc của nhân vật.
Màu sắc trong tranh biểu cảm được vẽ thoải mái

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2
3. Hoạt động 3: Thực hành.
- Yêu cầu HS ngồi xoay mặt đối diện nhau.
- Tập trung quan sát khuôn mặt của nhau và vẽ không nhìn vào giấy.
- Vẽ thêm nét và vẽ màu theo ý thích.
4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát
triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập
lẫn nhau.
+ Cảm nhận của em khi tham gia vẽ tranh chân dung biểu cảm?
+ Em thích tranh của mình không?
+ Tính cách nhân vật trong tranh thế nào?
+ Cảm nhận của em khi được bạn vẽ tranh chân dung biểu cảm?
- GV yêu cầu HS tự đánh giá, nhận xét.
GV chốt: Đánh giá giờ học , tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng – sáng tạo.
Làm khung tranh để tặng bạn.
* Dặn dò: Xem trước chủ đề 5: Tạo hình tự do và trang trí bằng nét.
*****************************************

2


Tuần 10,11:

Tuần 10: ngày8,9/11/2016 lớp 3B, 3A, 3SC
Tuần 11: ngày 15,16/11/2016 lớp 3B, 3A,3SC


CHỦ ĐỀ 5: TẠO HÌNH TỰ DO VÀ TRANG TRÍ BẰNG NÉT
Số tiết dạy: 2 Tiết
I. Mục tiêu.
- Biết cách tạo hình theo chủ đề tự chọn.
- Tạo hình được các sp trang trí theo ý thích bằng màu vẽ, đất nặn hoặc các chất
liệu khác.
- Phát triển được khả năng thể hiện hình ảnh thông qua trí tưởng tượng.
- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện.
- GV: Sách mĩ thuật 3, hình minh họa phù hợp với chủ đề….
- HS: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, …..
IV. Các hoạt động day- học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức
* Khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi vẽ nhanh hình yêu thích vào giấy
và tren lên bảng theo nhóm đồ vât, con vật, nhà, cây, hoa…Từ đó GV giới thiệu
chủ đề mới.
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu
- YC HS nêu tên các đồ vật, sự vật mà minhg yêu thích.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 5.1, 5.2 và trả lời:
Trong tranh có những hình ảnh nào?
Em thích nhất hình ảnh nào? Hình dáng, đường nét, màu sắc?
Ngoài những hình ảnh trong tranh ra em có biết hình ảnh nòa khác không?
Chúng có hình dáng màu sắc như thế nào?
Em tháy các bạn tạo hình được các sp nào? Các sp đó được trang trí như

thế nào?
Các sp đó được tạo ra từ các chất liệu gì?
- GV tóm tắt: Cây cối, con vật, đồ vật … trong cuộc sống quanh ta có vẻ đẹp đa
dang phong phú. CHúng ta có thể tạo hình và trang trí chúng bằng nhiều hình
thức khác nhau như vẽ, xé dán, nặn…
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Cách thực hiện.
- GV nêu câu hỏi để Hs tìm hiểu cách thể hiện.
+ Theo em để tạo ra các sản phẩm đó ta làm thế nào?
+ Chúng ta có cần phải chỉnh sửa, thêm bớt chi tiết nào không?
+ Em sẽ lựa chọn hình ảnh gì, cách tạo hình và trang trí như thế nào?
- Cho HS quan sát hình 5.3 SGK và giới thiệu để HS hiểu một số cách tạo hình
và trang trí bằng nét.
3


* Vẽ: + B1 Vẽ nét tạo hình dáng.
+ B2 Vẽ màu các chi tiết.
+ B3 Vẽ trang trí hoàn thiện.
* Cắt: + B1 Chuẩn bị giấy
+ B2 cắt hình.
+ B3 Vẽ trang trí .
-GV tóm lại: Muốn tạo hình tự do và trang trí bằng nét để tạo thành sp chúng ta
cần thực hiện:
+ Vẽ nét tạo dáng các sp
+ Phối hợp các nét to, nhỏ, đậm nhạt bằng những màu sắc khác nhau để rang trí.
+ Bổ sung thêm các đường nét khác cho sp thêm sinh động.
Tiết 2
3. Hoạt động 3: Thực hành.
- YC HS quan sát hình 5.5 SGK để tham khảo một số sp của các bạn HS để làm

bài của mình.
- HS hoạt động các nhân. Vẽ, cắt dán, xé dán một sp mà em yêu thích bằng cách
sủ dụng cách tạo hình tực do và trang trí bằng đường nét.
4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát
triển kĩ năng thuyết trình tự đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập
lẫn nhau.
+ Cảm nhận của em khi tham gia vẽ tranh?
+ Em thích tranh của mình không?
+ Tranh của em vẽ nhũng hình ảnh gì, em đã sử dụng đường nét, màu sắc nào?
+ Em thích bức tranh nào nhất? vì sao?
- GV yêu cầu HS tự đánh giá, nhận xét.
GV chốt: Đánh giá giờ học , tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng – sáng tạo.
Làm khung tranh để tặng bạn.
* Dặn dò: Xem trước chủ đề 6: Bốn mùa.
*****************************************

4


Tuần 12,13,14:

Tuần 12: ngày22,23/11/2016 lớp 3B, 3A, 3SC
Tuần 13: ngày 29,30/11/2016 lớp 3B, 3A,3SC
Tuần 14: ngày 6,7/12/2016 lớp 3B, 3A,3SC
CHỦ ĐỀ 6: BỐN MÙA
Số tiết dạy: 3 Tiết


I. Mục tiêu.
- Nêu được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm (xuân hạ, thu, đông).
- Bước đầu biết sử dụng màu nóng, lạnh và vẽ được bức tranh các mùa trong
năm.
- Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp:
+ Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện.
+ Tiếp cận chủ đề.
- Hình thức tổ chức:
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện.
- GV:
Sách mĩ thuật 3, các hình ảnh phù hợp với nội dung chủ đề: Ảnh về cảnh đẹp
bốn mùa, một số bài vẽ của HS về phong cảnh bốn mùa.
- HS:
Bút chì, giấy vẽ, bút màu, …..
IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức
* Khởi động: Cho HS hát bài hát “Hoa lá mùa xuân” sau đó giới thiệu vào nội
dung chủ đề.
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 6.1 SGK để tìm hiểu đặc trưng, vẻ đẹp các mùa
trong năm:
Em nhận ra các mùa nào trong ảnh?
Nêu đặc trưng của các mùa?

+ HS quan sát hình 6.2 và trả lời:
Chỉ ra các mùa trong mỗi bức tranh?
Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ?
Trong tranh có những màu gì?
- GV tóm tắt:
+ Mỗi mùa trong năm có nét đặc trưng riêng:
Mùa xuân ấm áp, hoa đua nhau nở. Đây là mùa của tết và lễ hội. Tết đến,
mọi người thường gói bánh chưng, đi chợ hoa… Có rất nhiều trò chơi trong lễ
hội như múa rồng, chọi trâu, chọi gà…
5


Mùa hạ nắng nóng, mọi người thường thả diều và tắm biển.
Mùa thu bầu trời trong xanh, thời tiết mát mẻ, hoa cúc vàng, nắng vàng. Mùa
thu có tết trung thu.
Mùa đông lạnh giá, cây cối khẳng khiu, có nơi có tuyết tráng xóa.
+ Chúng ta có thể tự do lựa chọn nội dung chủ đề để thể hiện. Sử dụng màu sắc
phù hợp sẽ làm nổi bật nội dung chủ đề. Các màu đỏ, vàng, cam… là màu nóng.
Các màu lam, xanh lá cây… là màu lạnh.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- GV gợi ý cho HS suy nghĩ tìm ra ý tưởng cho bức tranh chung của nhóm về
phong cảnh bốn mùa:
+ Nhóm em sẽ chọn thể hiện mùa nào?
+ Nhóm em sẽ thể hiện bằng hình thức nào?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?
+ Nhóm em sẽ sử dụng màu sắc gì?
- Yêu cầu HS quán sát hình 6.3 SGK để hiểu rõ hơn về cách thức hiện.
- GV tóm tắt:
Cách thực hiện bức tranh tập thể:

Chọn nội dung chủ đề và hình thức thể hiện.
Tạo kho hình ảnh theo nội dung chủ đề.
Sắp xếp hình ảnh thành bức tranh tập thể.
Vẽ thêm các hình ảnh khác tạo không gian cho bức tranh.
- Yêu cầu HS tham khảo hình 6.4 SGK để có thêm ý tưởng.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2, 3
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
- Hoạt động cá nhân:
+ Vẽ các hình ảnh theo sự phân công của nhóm.
+ Vẽ màu vào các hình ảnh và cắt rời để tạo kho hình ảnh.
- Hoạt động nhóm:
+ HS lựa chọn các hình ảnh trong kho để sắp xếp thành một bố cục theo nội
dung đã thống nhất.
- Lưu ý: Sử dụng màu sắc phải phù hợp với nội dung chủ đề.
4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát
triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập
lẫn nhau.
+ Nhóm em đã thể hiện bức tranh gì?
+ Có những hình ảnh nào trong tranh của em, màu sắc thế nào?
+ Hãy miêu tả bức tranh của bạn về hình ảnh, màu sắc?
+ Bức tranh của nhóm em liên tưởng đến câu chuyện gì? Diễn ra ở đâu? Như thế
nào?
+ Em thích nhất bức tranh nào? Tại sao?
- GV yêu cầu HS tự đánh giá, nhận xét.
6



GV chốt: Đánh giá giờ học , tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng – sáng tạo.
Gợi ý HS vẽ bức tranh về một mùa nào đó vào sách và sử dụng gam màu nóng,
lạnh làm nổi bật chủ đề.
* Dặn dò: Xem trước chủ đề 7: Lễ hội quê em.
********************************************

7


Tuần 15, 16,17, 18:

Tuần 15: ngày 13,14/12/2016 lớp 3B, 3A, 3SC
Tuần 16: ngày 20,21/12/2016 lớp 3B, 3A,3SC
Tuần 17: ngày 27,28/12/2016 lớp 3B, 3A,3SC
Tuần 18: ngày 3,4/1/2017 lớp 3B, 3A,3SC
CHỦ ĐỀ 7: LỄ HỘI QUÊ EM
Số tiết dạy: 4 Tiết

I. Mục tiêu.
- Nhận ra sự đa dạng, phong phú của lễ hội ở các vùng, miền khác nhau trên cả
nước.
- Chọn được các hình ảnh tiêu biểu để thể hiện bức tranh về chủ đề “Lễ hội quê
em”
- Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp:
+ Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau.

+ Tiếp cận chủ đề.
- Hình thức tổ chức:
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện.
- GV:
Sách mĩ thuật 3, các hình ảnh phù hợp với nội dung chủ đề: Một số bài vẽ của
HS về lễ hội. Hình minh họa hướng dẫn thực hiện.
- HS:
Bút chì, giấy vẽ, bút màu, hồ dán…..
IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức
* Khởi động: Cho HS nghe bài hát “Sắp đến tết rồi” sau đó giới thiệu vào nội
dung chủ đề.
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+ Gợi ý để HS nhớ lại và nêu hiểu biết của mình về lễ hội:
Hãy kể tên những lễ hội mà em biết? Lễ hội đó diễn ra khi nào? Ở đâu?
Có những hoạt động gì ở lễ hội? Cảnh vật và màu sắc như thế nào?
Trang phục của người tham gia lễ hội như thế nào?
Em đã từng được tham gia lễ hội nào? Ở đâu? Em đã được tham gia hoạt động
gì?
+ Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 và 7.2 SGK đặt câu hỏi gợi ý:
Câu hỏi cho hình 7.1:
Hãy mô tả các hoạt động của con người trong mỗi bức tranh?
Nêu nhận xét về trang phục của người mặc?
Hãy gọi tên lễ hội trong tranh mà em biết?
8



Câu hỏi cho hình 7.2:
Các bức tranh thể hiện những hoạt động gì trong lễ hội?
Hãy nêu hình ảnh chính, phụ trong mỗi tranh?
Màu sắc và hình ảnh trong tranh gợi không khí thế nào?
- GV tóm tắt:
+ Lễ hội thể hiện nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Các lễ hội
mang bản sắc riêng của mỗi địa phương. Lễ hội thường được tổ chức vào dịp tết
hoặc mùa xuân. Quang cảnh lễ hội thường được trang trí bằng các màu sắc rực
rỡ. Mọi người tham dự lễ hội thường mặc trang phục đẹp với màu sắc nổi bật.
+ Khi vẽ tranh về chủ đề lễ hội, có thể lựa chọn các hoạt động đặc trưng để thể
hiện. Sử dụng màu sắc đường nét thể hiện không khí vui tươi.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- GV nêu câu hỏi gợi mở để HS tìm hiểu cách vẽ tranh theo chủ đề 7:
+ Nhóm em sẽ thể hiện nội dung gì?
+ Nội dung đó có các hình ảnh gì?
+ Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ?
+ Nhóm em sẽ thể hiện bằng các chất liệu gì?
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.3 SGK để nhận biết rõ hơn cách vẽ dáng người.
- GV tóm tắt: Vẽ tạo dáng người bằng cách:
Quan sát và vẽ lại dáng.
Nhớ lại và vẽ theo trí nhớ.
- Yêu cầu HS quán sát hình 7.4 SGK để nhận biết cách tạo sản phẩm tập thể.
- GV tóm tắt:
Cách thể hiện bức tranh tập thể với chủ đề 7:
Vẽ các dáng hoạt động, tạo kho hình ảnh theo nội dung chủ đề.
Sắp xếp và vẽ lại các dáng người trong khổ giấy to, vẽ thêm chi tiết, trang
phục cho phù hợp với hoạt động của lễ hội, chỉnh sửa hình, vẽ màu hoàn thiện
các nhân vật.
Vẽ thêm các hình ảnh, chi tiết tạo không gian, bối cảnh làm rõ nội dung và vẽ

màu hoàn thiện tranh.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2, 3
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
- Hoạt động cá nhân:
GV có thể cho HS lựa chọn một trong hai cách:
+ Kí họa dáng người:
Yêu cầu HS đứng mẫu diễn tả một số dáng trong lễ hội để HS khác kĩ họa.
Vẽ màu, vẽ thêm chi tiết cho nhân vật vừa kí họa.
Xé hoặc cắt rời các nhân vật để tạo kho hình ảnh.
+ Tạo kho hình ảnh bằng cách vẽ, xé dán, nặn dáng người theo trí nhớ hay trí
tưởng tượng.
- Hoạt động nhóm:
+ HS lựa chọn các hình ảnh trong kho để sắp xếp thành một bố cục theo nội
dung đã thống nhất.
9


+ Thêm các chi tiết, hình ảnh khác để tranh thêm sinh động.
- Lưu ý: Sử dụng màu sắc phải phù hợp với nội dung chủ đề.
4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát
triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập
lẫn nhau.
+ Nhóm em đã thể hiện lễ hội gì?
+ Có những hình ảnh nào trong lễ hội của em, màu sắc thế nào?
+ Em đã được tham gia lễ hội đó hay được nhìn thấy ớ đâu?
+ Em hãy kể lại câu chuyện trong bức tranh của nhóm mình?
- GV yêu cầu HS tự đánh giá, nhận xét.

GV chốt: Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng – sáng tạo.
Gợi ý HS lựa chọn một trong hai cách:
+ Tạo hình ba chiều các nhân vật, sắp đặt, sắm vai, xây dựng nội dung câu
chuyện từ dáng người đã vẽ.
+ Sử dụng chất liệu đa dạng hơn để tạo hình sản phẩm về lễ hội.
* Dặn dò: Xem trước chủ đề 8: Trái cây bốn mùa.
*****************************************

10


Tuần 19, 20,21

Tuần 19: ngày 10,11/1/2017 lớp 3B, 3A,3SC
Tuần 20: ngày 17,18/1/2017 lớp 3B, 3A,3SC
Tuần 21: ngày 7,8/2/2017 lớp 3B, 3A,3SC
CHỦ ĐỀ 8: TRÁI CÂY BỐN MÙA
Số tiết dạy: 3 Tiết

I. Mục tiêu.
- Nêu được đặc điểm về hình dáng và vẻ đẹp của một số loại trái cây quen thuộc.
- Vẽ, nặn hoặc xé dán được một vài loại trái cây theo ý thích.
- Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: + Gợi mở.
+ Trực quan.
+ Luyện tập, thực hành.

+ Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện.
- GV: Sách mĩ thuật 3, một số loại trái cây quen thuộc của địa phương. Hình
minh họa cách thực hiện tạo hình trái cây.
- HS: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, đất nặn …..
IV. Các hoạt động day- học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức
* Khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chiếc hộp bí mật”:
- GV chuẩn bị một hộp kín đựng một số trái cây quen thuộc. Trên nắp hộp
khoét một ô nhỏ để lấy quả ra ngoài.
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm. Đại diện từng nhóm lên dùng tay cảm nhận
đoán tên trái cây mà HS nắm được, sau đó lấy quả ra khỏi hộp. Nếu đoán đúng
sẽ được mang về làm mẫu cho nhóm của mình.
Kết thuchs trò chơi GV giới thiệu vào chủ đề.
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 8.1 SGK và một số trái cây đã chuẩn bị để trả lời
câu hỏi:
Hãy nêu tên các loại trái cây trong hình? Những trái cây đó có màu gì?
Nhóm em đã chuẩn bị được những trái cây gì?
Lúc chưa chín trái cây thường có màu gì? Lúc chín trái cây có màu gì?
Em hãy tả lại hình dáng, màu sắc, hương vị trái cây mà em thích?
Những trái cây này có lợi ích như thế nào?
Quê hương em có đặc sản trái cây gì?
+ Yêu cầu HS quan sát hình 8.2 SGK để tìm hiểu về sản phẩm tạo hình trái cây:
Kể tên những trái cây mà em quan sát được?
Trái cây trong hình em quan sát có hình dáng, màu sắc như thế nào?
11



Trái cây được tạo hình bằng chất liệu gì?
- GV tóm tắt:
Việt Nam chúng ta là đất nước bốn mùa hoa trái, có rất nhiều loại hoa quả,
trái cây khác nhau. Mỗi mùa, mỗi vùng miền lại có những loại trái cây có vẻ đẹp
về hình dáng, màu sắc và hương vị đặc trưng.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
2.1 Trải nghiệm vẽ trái cây:
- Yêu cầu mỗi HS vẽ hình và vẽ màu một trái cây mà mình thích nhất vào giấy.
- Đặt câu hỏi gợi mở để HS tự xây dựng cách vẽ:
+ Trái cây em vẽ là trái cây gì? Nó có hình dáng, màu sắc như thế nào?
+ Em hãy nêu cách vẽ của mình để có sản phẩm hoàn thiện?
- GV tóm tắt:
Để vẽ được trái cây đẹp, em cần nắm được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, cấu
tạo…. của loại trái cây đó và thực hiện vẽ hình rồi vẽ màu theo ý thích dựa trên
quan sát và cảm nhận của em.
2.2 Quan sát và ghi nhớ cách thực hiện vẽ trái cây:
- GV thực hiện thao tác vẽ một số trái cây, yêu cầu HS quán sát và trả lời:
+ Cô vừa vẽ trái cây gì? Cô đã vẽ gì trước? Vẽ gì sau?
+ Để trái cây đẹp hơn sau khi vẽ xong chúng ta phải làm gì?
+ Cô đã vẽ hình cân đối trong khung chưa?
- GV tóm tắt: Cách vẽ trái cây:
+ Vẽ hình dáng bên ngoài của trái cây.
+ Vẽ thêm chi tiết: Cuống, lá..
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Gợi ý HS cách thực hiện tạo hình trái cây bằng đất nặn.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2,3

3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
3.1 Hoạt động nhóm:
- Yêu cầu HS vẽ lại trái cây mình thích hoặc chỉnh sửa sản phẩm ở phần khởi
động cho đẹp hơn. Có thể nặn hoặc cắt dán.
3.2 Hoạt động nhóm:
- Hướng dẫn HS hợp tác nhóm để sắp xếp trái cây đã cắt dán, nặn tạo thành sản
phẩm chung.
4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát
triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập
lẫn nhau.
+ Em thích sản phẩm vẽ, cắt dán hay đất nặn hơn?
+ Trong các sản phẩm trái cây em thích nhất sản trái cây nào? Em hãy mời tác
giả của trái cây đó lên chia sẻ trước lớp?
+ Em sẽ sử dụng sản phẩm của nhóm em như thế nào?
+ Sau khi học xong chủ đề này theo em chúng ta phải làm gì để bảo vệ cây trái?
12


- GV yêu cầu HS tự đánh giá, nhận xét.
GV chốt: Đánh giá giờ học , tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng – sáng tạo.
Gợi ý HS tạo hình sản phẩm trái cây từ các chất liệu khác nhau.
* Dặn dò: Xem trước chủ đề 9: Bưu thiếp tặng mẹ và cô.
********************************************

13



Tuần 22,23

Tuần 22: ngày 14,15/2/2017 lớp 3B, 3A,3SC
Tuần 23: ngày 21,22/2/2017 lớp 3B, 3A,3SC
CHỦ ĐỀ 9: BƯU THIẾP TẶNG MẸ VÀ CÔ
Số tiết dạy: 2 Tiết

I. Mục tiêu.
- Nêu được ý nghĩa của bưu thiếp.
- Làm được bưu thiếp đơn giản tặng mẹ, cô giáo hoặc người phụ nữ mà mình
yêu quý.
- Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: + Gợi mở.
+ Trực quan.
+ Luyện tập, thực hành.
+ Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện.
- GV: Sách mĩ thuật 3, một số bưu thiếp làm quà tặng các ngày lễ, hình ảnh bưu
thiếp. Bưu thiếp do HS tự làm.
- HS: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, giấy bìa, hồ dán…..
IV. Các hoạt động day- học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức
* Khởi động: GV nêu câu hỏi “ Người phụ nữ em yêu quý nhất là ai? Nếu
được làm một việc gì đó để thể hiện tình yêu thương, biết ơn của mình với người
đó em sẽ làm gì?...” GV giới thiệu chủ đề.
Tiết 1

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 9.1 SGK và một số bưu thiếp đã chuẩn bị để trả lời
câu hỏi:
Bưu thiếp thường được dùng làm gì?
Những bưu thiếp trong hình và bưu thiệp cô giáo chuẩn bị dùng để tặng trong
dịp nào?
Bưu thiếp thường có hình dạng gì? Màu sắc như thế nào?
Các hình ảnh, chữ, số trong bưu thiếp được sắp sếp như thế nào?
Có thể làm bưu thiếp bằng các chất liệu gì?
- GV tóm tắt: Bưu thiếp có thể có dạng hình chữ nhật, hình vuông, hình trái
tim…Trên bưu thiếp có hình ảnh trang trí và chữ thể hiện nội dung chủ đề. Bưu
thiếp thường được sử dụng trong các dịp lễ, tết để chúc mừng hoặc bày tỏ tình
cảm với người thân yêu. Hình trang trí bưu thiếp thường là những hình ảnh đẹp
như hoa, lá, cảnh vật, con ngươì…Các hình ảnh này có thể là ảnh chụp, tranh vẽ
hoặc được trang trí bằng các chất liệu khác nhau để tạo nên vẻ đẹp độc đáo khác
nhau của mỗi người.
14


- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
2.1 Trải nghiệm vẽ bưu thiếp:
- Yêu cầu mỗi HS vẽ phác nhanh bố cục của bưu thiếp vào giấy vào giấy.
- Đặt câu hỏi gợi mở để HS tự xây dựng cách vẽ bưu thiếp:
+ Bưu thiếp em vẽ để tặng ai? Vào dịp gì? Nó có hình dáng, trang trí hình ảnh
gì?
+ Em hãy nêu cách vẽ của mình để có sản phẩm hoàn thiện?
- Yêu cầu HS quan sát hình 9.2 SGK để biết được cách thực hiện khi vẽ bưu
thiếp.

2.2 Quan sát và ghi nhớ cách thực hiện vẽ bưu thiếp:
- GV tóm tắt và vẽ các bước thực hiện lên bảng:
+ Xác định bưu thiếp dành tặng ai? Nhân dịp gì?
+ Tạo hình dáng của thiếp.
+ Vẽ/ cắt dán hình ảnh trang trí và chữ vừa với mảng được chia.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Vẽ them nội dung thể hiện tình cảm của mình vào phía sau hoặc trong bưu
thiếp.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- HS quan sát hình 9.3 để có them ý tưởng làm bưu thiếp để dành tặng người
mình yêu quý nhất.
Tiết 2
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
Yêu cầu HS làm một tấm bưu thiếp tặng cho người phụ nữ mà mình yêu quý
nhất, viết nội dung để tặng vào bưu thiếp.
4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát
triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập
lẫn nhau.
+ Em làm bưu thiếp này tặng ai? Tại sao lại tặng người đó? Em hãy chia sẻ một
kỉ niệm của em và người đó mà em nhớ nhất.
+ Trong các bưu thiếp em thích bưu thiếp nào nhất? Em hãy mời tác giả của tấm
bưu thiếp đó lên chia sẻ trước lớp?
+ Em sẽ tặng tấm bưu thiếp này cho mẹ, cô, bà… của mình như thế nào? Em sẽ
nói gì khi tặng món quà ý nghĩa này?
+ Sau khi học xong chủ đề này theo em chúng ta phải làm gì để làm cho mẹ và
cô giáo của mình vui hơn?
- GV yêu cầu HS tự đánh giá, nhận xét.
GV chốt: Đánh giá giờ học , tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa

hoàn thành bài.
* Vận dụng – sáng tạo.
Gợi ý HS tạo hình sản phẩm bưu thiếp từ các chất liệu khác nhau.
* Dặn dò: Xem trước chủ đề 10: CỬA HÀNG GỐM SỨ .

15


Tuần 24, 25, 26

Tuần 24: ngày 28/2; 1/3/2017 lớp 3B, 3A,3SC
Tuần 25: ngày 7,8 /3/2017 lớp 3B, 3A,3SC
Tuần 26: ngày 14,15/ 3/2017 lớp 3B, 3A,3SC
CHỦ ĐỀ 10: CỬA HÀNG GỐM SỨ
Số tiết dạy: 3 Tiết

I. Mục tiêu.
- Nêu được đặc điểm, hình dáng, cách trang trí của một số đồ gốm, sứ như: lọ
hoa, chậu cảnh, ấm chén, bát đĩa…..
- Nặn và tạo dáng được một sản phẩm như: lọ hoa, chậu cảnh, ấm chén, bát đĩa.
- Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Sử dụng quy trình Tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức:
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện.
- GV: Sách mĩ thuật 3, một số hình ảnh về lọ hoa, chậu cảnh, bát đĩa hoặc đồ
thật.
- HS: Đất nặn, bảng con, giấy vẽ, giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán …..

IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động.
GV đối thoại với HS tạo không khí gần gũi, cởi mở. Em đã được đi thăm làng
gốm bao giờ chưa? Ở đâu? Em biết những đồ gốm, sứ nào? Sau đó GV giới
thiệu chủ đề.
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+ Yêu cầu HS quan sát các vật dụng gốm sứ trong hình 10.1 SGK hoặc một số
đồ gốm sứ do GV chuẩn bị để tìm hiểu về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các
đồ gốm sứ qua các câu hỏi gợi ý:
Đây là đồ vật gì? Đồ vật có những bộ phận nào? Được trang trí bằng họa tiết
gì? Màu sắc như thế nào?
Các họa tiết được trang trí ở bộ phận nào của đồ vật? Họa tiết đó có hình gì?
Đồ vật này được làm bằng vật liệu gì? Nó có thể được làm bằng vật liệu gì
khác không?
Em thích đồ vật bằng gốm, sứ nào nhất? Nó có hình dáng như thế nào? Đước
trang trí ra sao?
- GV tóm tắt:
+ Các đồ vật bằng gốm sứ có kiểu dáng rất đa dạng thường có hình dáng đối
xứng.
+ Các họa tiết trang trí trên đồ gốm sứ có màu sắc, đường nét đẹp và phong phú
như: hình hoa lá, hình con vật, hình cảnh vật. Chúng có thể được bố trí thành
mảng lớn hay thường được sắp đặt nhắc lại để tạo thành họa tiết đường diềm.
16


- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

- Gợi ý HS nêu ý tưởng về cách nặn, tạo dáng và trang trí một đồ vật yêu thích
để HS chủ động hình thành kiến thức mới với câu hỏi gợi mở:
+ Em thích nặn đồ vật gì? Nó có hình dáng như thế nào?
+ Em sẽ trang trí bằng họa tiết gì? Trang trí ở vị trí nào?
+ Để nặn được đồ vật em làm như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 10.2 SGK để nhận biết rõ hơn về cách tạo hình.
+ Em hãy nêu lại các bước thực hiện nặn và trang trí đồ vật?
+ Có cách nào khác nữa để trang trí đồ vật?
- GV tóm tắt: Cách nặn tạo dáng trang trí đồ vật:
+ Vẽ tạo dáng đồ gốm sứ , trang trí họa tiết và vẽ màu.
+ Tạo dáng bằng đất nặn:
Chọn màu đất theo ý thích.
Tạo dáng chi tiết các bộ phận rồi ghép lại hoặc nặn tạo dâng liền từ một khối
đất nguyên.
Tạo các họa tiết và trang trí trên các vị trí phù hợp.
- Yêu cầu HS tham khảo thêm hình 10.3 SGK để có ý tưởng sáng tạo cho sản
phẩm của mình.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2, tiết 3
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
3.1 Hoạt động cá nhân.
- Yêu cầu HS nặn tạo dáng và trang trí một số đồ vật như: Chậu cảnh, lọ
hoa….theo ý thích.
3.2 Hoạt động nhóm.
- GV hướng dẫn HS hợp tác nhóm trưng bày sản phẩm để chuẩn bị giới thiệu
sản phẩm.
4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát
triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập

lẫn nhau.
+ Em hãy sắm vai là người bán hàng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
của mình thông qua việc giới thiệu cách làm và ý tưởng trang trí sản phẩm của
mình.( VD: Đây là chiếc bình hoa rất đẹp. Nó được tạo ra từ bàn tay khéo léo
của nghệ nhân lớp tôi. Họa tiết trang trí là hoa sen, loài hoa biểu tượng cho vẻ
đẹp của đất nước. Hãy mua nó về cắm hoa, nó sẽ làm cuộc sống của bạn thật
đẹp.)
+ Em cũng có thể sắm vai là người giới thiệu sản phẩm mĩ nghệ với khách du
lịch để giới thiệu sản phẩm.
+ Em có thể chơi trò chơi mua bán để biết cách sử dụng tiền.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá, nhận xét.
GV chốt: Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
17


* Vận dụng – sáng tạo.
Gợi ý HS tạo dáng trang trí một số đồ vật theo ý thích từ các vật liệu tìm được
để phát triển óc sáng tạo. Sắm vai các nhân vật khác với nhân vật vừa thể hiện.
* Dặn dò: Xem trước chủ đề 11: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: Vẻ đẹp cuộc sống.
******************************************

18


Tuần 27,28,29

Tuần 27: ngày 21,22/4/2017 lớp 3B, 3A,3SC
Tuần 28: ngày 28,29 /3/2017 lớp 3B, 3A,3SC
Tuần 29: ngày 4,5/ 4/2017 lớp 3B, 3A,3SC


CHỦ ĐỀ 11: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG
Số tiết dạy: 3 Tiết
I. Mục tiêu.
- Bước đầu làm quen với tranh thiếu nhi nước ngoài.
- Nêu được chủ đề, mô tả được hình ảnh, nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh
theo chủ đề: “ Vẻ đẹp cuộc sống” thông qua bố cục, đường nét, màu sắc.
- Mô phỏng lại được bức tranh em thích bằng cách vẽ, cắt dán…
- Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Sử dụng quy trình Liên kết với tác phẩm.
- Hình thức tổ chức:
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện.
- GV: Sách mĩ thuật 3, hình ảnh, tranh phù hợp với nội dung chủ đề…
- HS: Sách học Mĩ thuật 3, giấy, hồ dán, keo …..
IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động.
GV cho lớp nghe bài “ Trái đất này là của chúng mình” rồi giới thiệu chủ đề.
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
1.1 Xem tranh.
- GV cho HS xem hai bức tranh trong hình 11.1 SGK để tìm hiểu về hai bức
tranh:
+ Em hãy nêu tên bức tranh? Tên tác giả?
+ Em thấy trong tranh có những hình ảnh gì? Các nhân vật trong tranh đang làm
gì?

+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?
+ Hình ảnh chính, phụ được vẽ ở vị trí nào trong tranh?
+ Điều gì làm em thích nhất ở hai bức tranh này? Vì sao?
+ Khung cảnh trong tranh gợi cho em cảm giác gì?
+ Em hãy nêu các màu sắc trong tranh? Đâu là màu đậm, đâu là màu nhạt?
+ Bức tranh vẽ về chủ đề gì?
- GV tóm tắt:
+ Mẹ tôi- Tranh bột màu của Xvet-ta Ba- la- nô- va, 8 tuổi, người Ca- dắc- xtan.
Bức tranh được vẽ bằng bột màu, diễn tả tình cảm đầm ấm, thắm thiết của mẹ và
con. Tranh có màu sắc ấm áp và bố cục đơn giản thể hiện rõ nội dung. Hình ảnh
nổi bật nhất là người mẹ đang trìu mến ôm em bé vào lòng. Mẹ mặc chiếc váy
19


dài màu đậm có những chấm vàng lung linh ngồi trên chiếc ghế đỏ, mặt tươi tắn,
hồng hào. Em bé được ủ trong chiếc khăn màu xanh nhạt. Không gian căn
phòng với rèm hoa, bàn, quả bóng…thể hiện tâm trạng hạnh phúc của các nhân
vật trong khung cảnh ấm cúng chứa đầy tình yêu thương.
+ Cùng giã gạo- tranh màu nước của Xa- rau- giu Thê-Pxông Krao, 9 tuổi, người
Thái Lan. Bức tranh được vẽ bằng màu nước về cảnh giã gạo ở vùng nông thôn
của đất nước Thái Lan. Tranh vẽ bốn người đang giã gạo với các dáng vẻ khác
nhau tạo nên cảm nhận về cảnh giã gạo khẩn trương, liên tục, dồn dập. Bên kia
dòng sông trong xanh là những ngôi nhà và hàng cây. Xa xa có các em nhỏ đang
vui đùa. Sắc màu ấm nóng góp phần tạo nên vẻ đẹp của một vùng quê trù phú,
yên bình với những con người thân thiện, yêu cuộc sống.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- Gợi ý HS xây dựng ý tưởng về cách thực hiện sản phẩm thông qua hai tác
phẩm vừa quan sát:
+ Em sẽ vẽ tranh về mẹ hay về bạn?

+ Em sẽ vẽ theo ý tưởng riêng hay vẽ mô phỏng lại tranh em vừa quan sát?
+ Các nhân vật đang làm gì? Ở đâu?
+ Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh phụ là gì?
+ Em sẽ vẽ hình ảnh chính, phụ ở đâu trong phần giấy?
+ Em sẽ vẽ hình ảnh nào trước, hình ảnh nào sau?
+ Em sẽ vẽ màu gì cho bức tranh?
- Yêu cầu HS thực hiện điền vào ô trống trong sách Học Mĩ thuật 3 trang 54.
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.2 sách học Mĩ thuật 3 để tham khảo về cách mô
phỏng lại hai tranh vừa xem.
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.3 Sách học Mĩ thuật 3 để có thêm ý tưởng sáng
tạo.
- GV tóm tắt:
Lựa chọn nội dung bức tranh, sau đó tiến hành theo các bước:
+ Vẽ hình ảnh chính.
+ Vẽ hình ảnh phụ.
+ Vẽ màu.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2, tiết 3
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
- GV hướng dẫn HS vẽ vào khổ giấy A4 theo nhóm: Vẽ mô phỏng hoặc sáng
tác.
4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát
triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập
lẫn nhau.
+ Em đã học hỏi được điều gì sau khi xem hai bức tranh của hai bạn thiếu nhi
nước ngoài?
+ Em đã vẽ ai trong tranh của mình? Các nhân vật đang làm gì? Ở đâu?
20



+ Những hình ảnh đó là do em nhớ lại hay tưởng tượng ra?
+ Em muốn nói đến câu chuyện gì trong bức tranh của mình?
+ Em đã dùng những màu sắc gì trong bức tranh?
+ Em đặt tên cho bức tranh của mình là gì?
+ Em thích bức tranh nào trong lớp nhất? Vì sao?
- GV yêu cầu HS tự đánh giá, nhận xét.
GV chốt: Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng – sáng tạo.
Hướng dẫn HS mô tả lại bức tranh mình thích bằng một đoạn văn.
* Dặn dò: Về nhà quan sát các trang phục mình hay mặc.
******************************************

21



×