Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Quản lý nhà nước đối với viện trợ phát triển chính thức (ODA) ở một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 183 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------

NGUYỄN THỊ TÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC (ODA) Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI- 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------

NGUYỄN THỊ TÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC (ODA) Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.
PGS.TS. Chu Đức Dũng
2.

PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng

HÀ NỘI- 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa hề được công bố
ở bất cứ công trình nào. Tôi cũng xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong
luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc và đảm bảo tính hợp pháp về bản quyền tác
giả, bản quyền dữ liệu.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Tình

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn PGS.TS Chu Đức
Dũng và PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa Quốc

tế học, các nhà khoa học, các quý thầy cô của Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều
kiện giúp đỡ và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, quan
tâm, giúp đỡ và khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Tình

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LÒI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU .................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vi
DANH MỤC HỘP ....................................................................................................vi
MỞ ĐẦU............... ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN............ ...................................................................................................................... 9
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu trên trong nước ............................................................................. 16
1.3. Đánh giá chung và khung phân tích luận án ................................................................... 22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC .......................................................................... 27
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với viện trợ phát triển chính thức.......... 27
2.2. Các mô hình quản lý nhà nước về ODA trên thế giới ............................................. 43
2.3 Các nhân tố tác động tới quản lý nhà nước về ODA ................................................ 52
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆN TRỢ PHÁT
TRIỂN CHÍNH THỨC Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á ....................................................... 59
3.1 Quản lý nhà nước đối với ODA ở Malaysi giai đoạn 1970- 2000.............................. 59
3.2 Quản lý nhà nước đối với ODA ở Philippines giai đoạn 1965- 2006 ......................... 74
3.3 Bài học kinh nghiệm từ công tác quản lý nhà nước đối với ODA ở Malaysia và
Philippines ................................................................................................................ 91
CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI ODA Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á VÀO THỰC TIỄN VIỆT
NAM..................... .................................................................................................................... 98
4.1 Quản lý nhà nước đối với ODA ở Việt nam từ năm 1993 đến 2016 ............................. 98
4.2. Quan điểm định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với ODA ở Việt Nam trong
thời gian tới .............................................................................................................. 126
4.3 Vận dụng bài học kinh nghiệm từ công tác quản lý nhà nước đối với ODA ở Malaysia
và Philippines vào thực tiễn Việt Nam ....................................................................... 130
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADB
AFD

CG
DAC
DBCC
DBM
EPU
FDI
ICC
IMF
LDC
MACC
MOF
NEDA
NEP
NGO
NIP
ODA
OECD
PMU
PSD
QLDA
QLNN
RM
TI
UN
UNDP
UNFPA
UNICEF
USD
VNĐ
WB


Tiếng Anh
Asian Development Bank
French Development Agency
Consultative Group
Development Assistance
Committee
Development Budget
Coordination Committee
Department of Budget
Management
Economic Planning Unit
Foreign Direct Investment
Investment Coordination
Committee
International Monetary Fund
Least Developed Countries
Malaysian Anti -Corruption
Commission
Ministry of Finance
National Economic
Development Agency
New Economic Policy
Non-governmental organization
National Integrity Plan
Official Development
Assistance
Organization for Economic
Cooperation and Development
Project Management Unit

Public Service Department

Ringgit
Transparency International
United Nations
United Nations Development
Programme
The United Nations Population
Fund
United Nations Children's Fund
United State Dollar
Vietnam Dong
World Bank

iv

Tiếng Việt
Ngân hàng phát triển Châu Á
Cơ quan phát triển Pháp
Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ
Ủy ban hỗ trợ phát triển
Ủy ban điều phối ngân sách phát triển
Bộ Quản lý Ngân sách
Đơn vị Kế hoạch kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Uỷ ban Điều phối đầu tư
Quỹ tiền tệ quốc tế
Nước kém phát triển nhất
Ủy ban chống tham nhũng Malaysia
Bộ Tài chính

Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia
Chính sách Kinh tế mới
Tổ chức phi Chính phủ
Kế hoạch Liêm chính quốc gia
Viện trợ phát triển chính thức
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và phát triển
Ban Quản lý dự án
Cơ quan cung cấp dịch vụ công
Quản lý dự án
Quản lý nhà nước
Ringgit (đồng tiền Malaysia)
Tổ chức Minh bạch quốc tế
Liên hợp quốc
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Quỹ dân số Liên Hợp quốc
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Đô la Mỹ
Đồng Việt Nam
Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:
Bảng 4.4:


Viện trợ, tăng trưởng và phân cấp quản lý ở các khu vực trên
thế giới
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) ở Malaysia giai đoạn
1971-2000
Lượng ODA cam kết tới Philippines giai đoạn1986- 2000
Cam kết, ký kết và giải ngân qua các thời kỳ
Tình hình phân cấp quản lý theo chu trình quản lý dự án
trong Nghị định 38/2013
Tình hình phân cấp quản lý theo chu trình quản lý dự án
trong Nghị định 16/2016
So sánh QLNN đối với ODA ở 3 nước: Malaysia,
Philippines và Việt Nam

51
61
78
98
111
114
131

DANH MỤC BIỂU
Biểu 4.1:
Biểu 4.2:
Biểu 4.3:

10 nhà tài trợ có cam kết ODA lớn nhất thời kỳ 19932014 ở Việt Nam
Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 20052015
Vốn ODA ký kết phân theo địa bàn thời kỳ 1993-2014 ở
Việt Nam


v

100
101
101


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:
Hình 3.1:
Hình 3.2 :
Hình 3.3:
Hình 3.4:
Hình 4.1:

Khng phân tích luận án
Bộ máy QLNN trong lập Kế hoạch thu hút, sử dụng ODA
ở Malaysia
Quá trình phê duyệt dự án (trong Kế hoạch 5 năm) ở
Malaysia
Điều phối vĩ mô trong việc lập kế hoạch phát triển ở
Philippines
Quá trình phê duyệt dự án ODA ở Philippines
Cơ cấu bộ máy QLNN đối với vốn ODA ở Việt Nam

25
66
69
83

88
109

DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1:

Dự án đường sắt Bắc Luzon- Philippines

Hộp 4.1:

Dự án cải tiến môi trường tại Rạch Hàng Bàng- Thành

90
105

phố Hồ Chí Minh
Hộp 4.2:

Phân cấp quản lý dự án ODA

122

Hộp 4.3:

Theo dõi và đánh giá một số dự án ODA

124

vi



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) đã mở cánh cửa cho các nước đang và
chậm phát triển bước vào một giai đoạn mới với nhiều cơ hội cho sự phát triển và thịnh
vượng về kinh tế xã hội. Nhiều quốc gia trên thế giới không chỉ coi ODA là nguồn lực
bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế, là chất xúc tác để tranh thủ các
nguồn lực khác, mà ODA còn là một công cụ để các quốc gia mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại nhằm phát triển kinh tế xã hội cũng như nâng cao vị thế của quốc gia trên
thị trường quốc tế.
Thực tế cho thấy, việc quản lý và sử dụng ODA không phải lúc nào cũng có
hiệu quả ở tất cả các quốc gia. Có những quốc gia nhận thức được tầm quan trọng của
ODA, coi ODA là bàn đạp để phát triển và đem lại những thành công rực rỡ như trường
hợp của Ba Lan, Hàn Quốc, Malaysia,… Bên cạnh đó lại có những quốc gia sử dụng
ODA không thành công, không mang lại sự phát triển kinh tế xã hội như mong muốn
và để lại những hậu quả nặng nề như trường hợp của Mexico, Dămbia, Philippines,
Indonesia,... Do đó, ODA có thể giúp cho một nước trở nên giàu có hơn nhưng cũng
có thể làm cho một nước nghèo đi với những gánh nặng nợ nần chồng chất và lệ thuộc
về kinh tế, chính trị vào bên cấp viện trợ.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới hiện nay, nhu cầu thu
hút và sử dụng ODA của các nước đang và chậm phát triển cũng như các nước bất ổn
chính trị tăng lên mạnh mẽ trong khi lượng vốn ODA của bên cấp viện trợ có xu hướng
giảm đi và đặc biệt là ngày càng có những điều kiện vay khắt khe hơn đối với bên tiếp
nhận như lãi suất cao hơn, thời gian vay và thời gian ân hạn ngắn hơn hay các điều
kiện về đấu thầu, thuê chuyên gia, quản lý và giám sát dự án ODA,…Trước tình hình
đó, bên tiếp nhận phải có những chính sách quản lý nguồn vốn ODA sao cho hiệu quả,
đúng mục đích để nó tạo ra các “sản phẩm” kinh tế - xã hội có chất lượng, đóng góp
vào quá trình phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước.
Sau hơn 20 năm thu hút và sử dụng ODA từ năm 1993 đến 2015, số vốn ODA
mà các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam đạt hơn 90 tỷ USD, trong đó số vốn ký kết

đạt khoảng 76,8 tỷ USD (chiếm gần 80% số vốn cam kết) và số vốn giải ngân khoảng
51,5 tỷ USD (chiếm 67% số vốn cam kết). Như vậy, số vốn giải ngân vẫn chưa đạt
mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân
vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực. Nói cách khác, việc sử dụng
nguồn vốn ODA ở Việt Nam chưa thực sự mang lại hiệu quả và chưa đóng góp như
1


kỳ vọng vào quá trình cải thiện nền kinh tế đất nước. Vậy đâu là những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng đó? Liệu đó có phải là do cơ chế, chính sách quản lý ODA còn nhiều
chồng chéo, thiếu đồng bộ, không ổn định và chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc
tế? Hay mô hình tổ chức quản lý, điều hành các chương trình, dự án ODA ở nước ta
chưa thỏa đáng?Hay do công tác kiểm tra, giám sát nguồn vốn ODA còn lỏng lẻo,
thiếu và yếu các chế tài xử phạt?Hay hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong
quá trình sử dụng vốn ODA còn diễn ra mà chưa được giải quyết triệt để; Và, liệu có
thể là do nhận thức của các cấp về nguồn vốn này còn lệch lạc, chưa đầy đủ?…Vậy,
tất cả những nguyên nhân gây nên tình trạng sử dụng ODA thiếu hiệu quả và gây thất
thoát lớn đều có liên quan (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến QLNN đối với việc huy động
và sử dụng ODA. Do vậy, điều này đang đặt ra những thách thức về mặt QLNN để
nguồn vốn này thực sự là kênh huy động vốn quan trọng góp phần vào quá trình phát
triển kinh tế lành mạnh và bền vững ở Việt Nam.
Từ những phân tích trên cho thấy, việc QLNN đối với nguồn vốn ODA ở Việt
Nam vẫn còn chưa tốt, những chính sách được đưa ra còn mang tính tức thời chưa có
một tầm nhìn dài hạn chiến lược. Vấn đề này đòi hỏi các cơ quan quản lý Việt Nam
cần tìm hiểu, tham khảo và học hỏi kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA của một số
quốc gia thành công đi trước. Điều này vừa nhằm mục đích tránh lặp lại những bước
đi sai lầm trong hoạt động quản lý ODA như đã diễn ra ở một số nước, đồng thời cũng
để học hỏi những chính sách, biện pháp mà Chính phủ các nước đó đã sử dụng thành
công nhằm đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế, từ đó vận dụng có
chọn lọc vào hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế Việt Nam. Việc tìm ra, phân tích, đánh

giá và lựa chọn những bài học kinh nghiệm phù hợp cho Việt Nam từ thực tiễn QLNN
đối với nguồn vốn ODA của một số nước có điều kiện tương đồng là vấn đề hết sức
cần thiết, giúp cho các cơ quan QLNN Việt Nam bù đắp được sự non yếu trong quản
lý đối với nguồn vốn nhạy cảm này.
Với những lý do trên thì đề tài: "Quản lý nhà nước đối với viện trợ phát triển
chính thức (ODA) ở một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" vừa
mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam
đang nhận ngày càng ít lượng vốn ODA từ các nhà tài trợ nước ngoài, do vậy vấn đề
cấp bách và cần thiết là Nhà nước cần phải nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn này.
Đó là những lý do nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài này làm chủ đề nghiên cứu Luận
án tiến sỹ kinh tế của mình.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về ODA đối với hai
trường hợp Malaysia và Philippines, mục đích chính của luận án là rút ra những bài
học kinh nghiệm từ công tác QLNN đối với ODA ở hai quốc gia trên và đánh giá lựa
chọn một số bài học có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý ODA ở Việt Nam hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
(1) Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với ODA; các nhân tố
ảnh hưởng đến công tác QLNN về ODA.
(2) Tìm hiểu các mô hình quản lý ODA trên thế giới; rút ra ưu, nhược điểm và
đặc trưng của từng mô hình quản lý cũng như xu hướng phát triển của mô hình quản
lý ODA trên thế giới trong bối cảnh hiện nay.
(3) Phân tích và đưa ra ý kiến nhận xét về thực trạng QLNN đối với ODA ở hai

nước Malaysia, Philippines; đánh giá, so sánh những nội dung này để thấy những mặt
được và chưa được trong hoạt động QLNN ở hai quốc gia trên.
(4) Tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm từ công tác QLNN đối với ODA
ở các nước.
(5) Đánh giá thực trạng QLNN đối với ODA ở Việt Nam (chỉ ra những thành
công cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN)
(6) Đưa ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý Việt Nam
trên nền tảng phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và hai
quốc gia khảo sát về trình độ phát triển kinh tế xã hội, về chính sách thu hút và sử dụng
ODA...
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu công tác QLNN đối với viện trợ phát triển chính
thức ở một số nước Châu Á (Malaysia, Philippines) và Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
➢ Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu công tác QLNN đối với ODA ở các
nước tiếp nhận (công tác QLNN đối với ODA ở nước cho vay cũng như công tác
QLNN đối với ODA mà nước tiếp nhận dành cho nước khác không thuộc phạm vi
nghiên cứu của luận án này) với những nội dung cụ thể: Xây dựng chiến lược, quy
3


hoạch, định hướng thu hút và sử dụng ODA; Hệ thống pháp luật điều chỉnh vốn ODA;
Mô hình QLNN về ODA; Thẩm định, phê duyệt các dự án ODA; Giám sát, đánh giá
việc sử dụng ODA.
➢ Phạm vi về không gian: Ngoài Việt Nam, luận án sẽ tập trung nghiên cứu công
tác QLNN đối với ODA ở hai nước Châu Á, cụ thể là ở Đông Nam Á, đó là: Malaysia
(đại diện cho nước quản lý ODA hiệu quả), Philippines (đại diện cho nước quản lý
ODA chưa hiệu quả). Lý do mà tác giả lựa chọn các quốc gia trên:
Thứ nhất, những nước Đông Nam Á nhận được tương đối nhiều sự giúp đỡ của

cộng đồng thế giới trong thời gian vừa qua. Huy động vốn ODA trở thành một chính
sách quan trọng trong bộ công cụ chính sách nhằm thoát nghèo và thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội ở các nước ASEAN. “Thực hiện có hiệu quả vai trò của nhà nước trong
quản lý kinh tế xã hội” là một nhận xét mà người ta có thể đưa ra khi khái quát những
đặc trưng phát triển kinh tế xã hội của các nước ASEAN [62, tr.16]. Cho đến hiện nay,
nhờ có sự quản lý vĩ mô tốt từ phía nhà nước đối với vốn ODA nên nhiều nền kinh tế
Đông Nam Á đã phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể như Thái Lan,
Malaysia, Indonesia,…Vì vậy, để bù đắp những yếu kém trong công tác quản lý của
nhà nước đối với vốn ODA, Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ
các nước trong khu vực, điều này sẽ tạo thuận lợi trong quá trình vận dụng các kinh
nghiệm đó vào thực tiễn Việt Nam.
Thứ hai, tác giả chọn hai nước Malaysia và Philippines vì có những điểm gần
gũi, tương đồng nhất định với Việt Nam về mặt địa lý, văn hoá, kinh tế, xã hội. Và
trong những những giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, các nước này cũng có điểm
tương đồng về mục tiêu, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội với Việt Nam.
Do vậy, từ những thành công hay thất bại trong công tác QLNN đối với ODA ở các
nước trên sẽ rất có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam để chúng ta có thể rút ra những
bài học kinh nghiệm quý báu.
Thứ ba, cả Malaysia, Philippines và Việt Nam có điểm tương đồng nhất định
về bên cung cấp viện trợ. Ba quốc gia này hầu như nhận được viện trợ chủ yếu từ:
Nhật Bản, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và một số
nhà cung cấp ODA khác. Như vậy quan điểm, chính sách viện trợ của các nhà tài trợ
dành cho 3 quốc gia có nhiều điểm giống nhau. Từ đó cho thấy những chính sách,
công cụ quản lý từ phía Nhà nước đối với ODA ở 3 nước tiếp nhận này có thể tham
khảo và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

4


➢ Phạm vi về thời gian: Các mốc thời gian nghiên cứu việc QLNN đối với ODA

của các quốc gia như sau:
- Nghiên cứu Malaysia trong giai đoạn 1970-2000. Sở dĩ nghiên cứu trong giai
đoạn này là vì:
+ Đây là giai đoạn Malaysia thu hút được số lượng lớn nguồn vốn ODA, do đó
cơ chế, chính sách của nhà nước sử dụng để quản lý nguồn vốn ODA ở Malaysia tương
đối đa dạng và nhiều chính sách sử dụng phù hợp, có hiệu quả;
+ Mặt khác, khoảng thời gian 1970- 2000 được chia thành hai giai đoạn: (i)
Giai đoạn 1 từ 1970 đến 1990 là giai đoạn Malaysia thực hiện Chính sách kinh tế mới
(NEP) thông qua 4 kế hoạch 5 năm, bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần 2 (1971- 1975).
Mục tiêu của NEP này là tạo ra sự cân bằng và đồng đều trong phát triển kinh tế giữa
các vùng, giữa các chủng tộc và xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu trong thu hút và sử
dụng ODA ở giai đoạn này cũng không nằm ngoài mục tiêu chung của nền kinh tế.
Đây được coi là giai đoạn quan trọng, là công trình lớn của chính phủ để đưa Malaysia
đến chỗ phát triển như ngày nay. Giai đoạn 2 từ 1991- 2000 là một giai đoạn nằm trong
Chương trình phát triển quốc gia 30 năm (1991- 2020). Do đó, đây là khoảng thời gian
chính phủ Malaysia có những quyết tâm lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô. Chính sách,
thể chế quản lý nền kinh tế nói chung và ODA nói riêng đi vào chiều sâu hơn, thực
chất hơn và đề cao tính hiệu quả nên công tác QLNN về ODA ở Malaysia trong giai
đoạn này sẽ giúp một số quốc gia tiếp nhận trong khu vực và trên thế giới có thể tham
khảo, học hỏi những điểm tốt để vận dụng vào hoàn cảnh nước mình.
- Nghiên cứu Philippines trong giai đoạn 1965-2006. Với Philippines lý do lựa
chọn nghiên cứu trong giai đoạn này là:
+ Từ năm 1965 Philippines bắt đầu nhận được nhiều viện trợ từ cộng đồng quốc
tế và đến năm 2006 thì lượng viện trợ nước ngoài vào Philippines cũng bắt đầu suy
giảm, là khoảng thời gian Philippines có nhiều chính sách điều hành kinh tế vĩ mô
trong đó những chính sách điều hành nguồn vốn ODA rất đáng lưu ý (từ nhận thức,
quan điểm cho tới cách điều hành, quản lý) cần phải được đưa ra để bàn bạc và là bài
học nên tránh cho các nước khác.
+ Trong giai đoạn 40 năm (1965- 2006) thì khoảng thời gian 1965- 1986 là đáng
lưu tâm hơn cả, là giai đoạn đã đi vào lịch sử trong quá trình xây dựng và phát triển

kinh tế ở Philippines với nhiều điểm hạn chế trong điều hành, quản lý vốn ODA. Chế
độ độc tài của tổng thống Marcos thời kỳ này đã sai lầm từ nhận thức tới hành động,
tạo cơ hội cho tệ nạn tham nhũng hoành hành. Đây chính là vấn đề không chỉ ở
5


Philippines mà còn tương đối phổ biến ở các nước tiếp nhận ODA khác, kể cả Việt
Nam. Như vậy, tác giả luận án cho rằng vấn đề này cần nghiên cứu để các nước tiếp
nhận ODA khác không đi vào vết xe đổ như Philippines.
- Nghiên cứu Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1993 (năm mà Việt Nam nối
lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ trên thế giới) đến năm 2016.
Tuy vậy, khoảng thời gian trước và sau các giai đoạn nghiên cứu này ở cả 3
nước Malaysia, Philippines và Việt Nam sẽ có tác dụng bổ trợ cho quá trình nghiên
cứu nên vẫn được đề cập ở mức độ nào đó trong luận án.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với ODA trong mối quan hệ
biện chứng với quản lý nhà nước ở các lĩnh vực kinh tế xã hội khác và nghiên cứu
QLNN đối với ODA trong môi trường kinh tế chính trị xã hội luôn biến động; nghiên
cứu các mặt quản lý nhà nước đối với ODA trong mối quan hệ biện chứng với nhau
và nghiên cứu sự thay đổi thích ứng của các phương thức quản lý nhà nước khi mà
trình độ phát triển kinh tế thay đổi.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng khi
nghiên cứu QLNN đối với ODA là phương pháp định tính; các phương pháp cụ thể
được sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất, sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa vào các nguồn tài liệu
trong và ngoài nước bao gồm: sách, tạp chí chuyên ngành, báo chuyên ngành, các công
trình nghiên cứu như đề tài, luận án tiến sĩ, đồng thời tập trung khai thác nguồn tài liệu
chính thức từ Internet và các thư viện; các số liệu thống kê, các báo cáo của các tổ
chức, cơ quan có uy tín như: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Việt Nam, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế,… để tiến hành tổng hợp, so sánh,
phân tích và đánh giá. Tất cả các dữ liệu và số liệu được sưu tầm để phục vụ nghiên
cứu đề tài đều đã được xuất bản công khai từ các nguồn chính thức, đáng tin cậy. Một
số nguồn tài liệu phải trả bản quyền đã được thanh toán đầy đủ đúng quy định, đảm
bảo tính hợp quy bản quyền tác giả, bản quyền dữ liệu.
Thứ hai, sử dụng phương pháp chuyên gia. Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu dưới hình thức trao đổi trực tiếp nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học,
các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực ODA. QLNN về ODA là một nội dung không
mới nhưng đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, nghiên cứu sinh sử dụng phương
pháp này nhằm thu thập thêm nhiều nhận định từ góc độ những nhà khoa học, những
6


cán bộ làm công tác quản lý ODA cũng như những chuyên gia trong ngành. Những
nội dung trao đổi với các chuyên gia tập trung vào những vấn đề chủ yếu của Việt
Nam hiện nay: Tình hình giải ngân vốn ODA thời gian qua? những yếu tố nào làm
chậm giải ngân của các chương trình/dự án? Lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA có
phù hợp? Tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng ODA? Chất lượng các công
trình dự án được đầu tư bằng vốn ODA? Phân cấp trong quản lý và sử dụng ODA?
Đánh giá tác động của ODA đến phát triển kinh tế xã hội cũng như nợ công? những ví
dụ cụ thể về quản lý ODA tại Việt Nam? Một số bài học từ thực tiễn quản lý ODA ở
các nước Châu Á (Malaysi, Philippines) cho Việt Nam?
Thứ ba, sử dụng phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
trong chương 3 và chương 4 của luận án. Số liệu được thống kê, xử lý và trình bày một
cách rõ ràng, từ đó rút ra những xu hướng, quy luật, đưa ra những nhận định khách
quan nhất có thể về đối tượng nghiên cứu.
Thứ tư, sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, toàn diện và logic khi nghiên
cứu QLNN đối với ODA ở các nước Malaysia, Philippines và Việt Nam, đánh giá từng
nội dung QLNN về ODA trong mối quan hệ với các yếu tố tác động như: chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa, gắn với từng hoàn cảnh cụ thể.

Thứ năm, sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh dựa trên sự tương đồng và
khác biệt về thể chế, văn hoá, kinh tế… của mỗi quốc gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có một số đóng góp mới chủ yếu về khoa học như sau:
Một là, Luận án đã đóng góp và làm rõ thêm cơ sở lý luận về QLNN đối với
ODA, luận án đã khái quát và chỉ ra các mô hình QLNN đối với ODA trên thế giới;
ưu, nhược điểm của các mô hình và xu hướng vận động của các mô hình.
Hai là, Luận án đã phân tích, đánh giá chỉ ra những đặc trưng nổi bật trong
QLNN đối với ODA ở hai nước Malaysia và Philippines trên các mặt: Chiến lược, kế
hoạch thu hút, sử dụng ODA; hệ thống pháp luật điều chỉnh vốn ODA; mô hình quản
lý và thực trạng phân cấp quản lý; quá trình phê duyệt dự án ODA; công tác kiểm tra,
giám sát dự án ODA. Rút ra những bài học từ công tác quản lý nhà nước đối với ODA
từ hai quốc gia này.
Ba là, trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN đối với ODA ở Việt Nam cũng
như những bài học kinh nghiệm rút ra từ phân tích quá trình QLNN đối với ODA tại
hai quốc gia trên, luận án đề xuất một số bài học có thể vận dụng vào thực tiễn quản

7


lý của Việt Nam trong thời gian tới (khi đã làm rõ những điểm tương đồng và khác
biệt giữa hai quốc gia nghiên cứu với Việt Nam và kèm theo điều kiện vận dụng).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Luận án đã làm sáng tỏ và rõ nét khái niệm QLNN về ODA, sự cần thiết, nội
dung quản lý và các tiêu chí đánh giá QLNN về ODA;
- Luận án đã khái quát các mô hình QLNN về ODA; ưu, nhược điểm của từng
mô hình cùng xu hướng vận động của các mô hình đó.
- Luận án cũng lý giải một nội dung quan trọng nữa là các yếu tố tác động đến
công tác QLNN về ODA, nó bao gồm những yếu tố thuộc bên cấp ODA, bên nhận

ODA và bối cảnh kinh tế chính trị thế giới hiện nay.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án đã phân tích thực trạng QLNN về ODA ở các nước Châu Á là
Malaysia, Philippines và Việt Nam, đưa ra những ý kiến nhận xét về tính hiệu quả và
không hiệu quả từ công tác QLNN về ODA ở các quốc gia này, từ đó tổng kết và rút
ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam.
- Ngoài ra, những vấn đề thực tiễn khác mà luận án đề cập góp phần thiết thực
vào việc hoàn thiện QLNN về ODA ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính
sách và độc giả quan tâm đến chủ đề này. Đồng thời, là tài liệu có thể tham khảo trong
quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Danh
mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng, biểu, hình, Luận án được kết cấu thành 4
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với viện trợ phát triển
chính thức
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với viện trợ phát triển chính thức ở một
số nước Châu Á
Chương 4: Vận dụng bài học kinh nghiệm từ công tác quản lý nhà nước đối với viện
trợ phát triển chính thức ở một số nước Châu Á vào thực tiễn Việt Nam

8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Có thể khẳng định, QLNN đối với ODA ở các nước tiếp nhận trong đó có các

nước ở Châu Á là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả. Với ba
nước: Malaysia, Philippines và Việt Nam đều là những nước tiếp nhận ODA trong
nhiều thập kỷ qua, do đó có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thực
trạng thu hút và sử dụng ODA; về công tác QLNN đối với ODA ở các nước này và
cũng đề cập ở nhiều khía cạnh, nhưng có thể khái quát như sau:
1.1.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ODA và quản lý nhà nước đối với ODA
ODA chưa bao giờ là một khái niệm hoàn hảo, luôn có một cuộc tranh luận về
sự phù hợp và độ tin cậy của khái niệm ODA. Xem xét nguồn gốc và sự tiến triển của
khái niệm ODA, đó là những nội dung chính được thể hiện trong tác phẩm: “The
Evolution of Official Development Assistance: Achievements, Criticisms and a Way
Forward” của William Hynes và Simon Scott (2013) [138].
Nghiên cứu mang tên: “The story of official development assistance” của
Helmut Führer (1996), hay tác phẩm: “Aid untying: is it working?” của nhóm tác giả
Edward J. Clay, Matthew Geddes và Luisa Natali (2009), “Promoting Private
Investment for Development: The role of ODA” của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD) năm 2006, đều đề cập đến những nội dung cơ bản như: một khoản vay thế
nào thì được coi là khoản vay ODA, đặc điểm, vai trò, nguồn gốc hình thành
ODA,…Theo tác giả luận án, đây là những bài viết rất cơ bản và chi tiết về lý thuyết
ODA nói chung, các công trình trên rất có giá trị về mặt khoa học, là tiền đề quan trọng
để tiếp tục nghiên cứu vấn đề [110], [103], [131].
Năm 2008, Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) qua công trình “Is
it ODA?” đề cập đến các thành tố trong ODA như tỷ lệ viện trợ không hoàn lại là bao
nhiêu, khoản vay với các điều kiện ưu đãi như thế nào, những khoản hỗ trợ nào thì
không được tính là ODA. Công trình này cung cấp cho người đọc một cái nhìn sâu sắc
hơn về ODA [133].
Viện trợ nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của

mỗi quốc gia nếu nó được sử dụng hợp lý. Do sự khan hiếm các nguồn lực trong nước
và do trở ngại của các điều kiện tự nhiên khác, các quốc gia đang phát triển bù đắp sự
thiếu hụt bằng nguồn vốn viện trợ nước ngoài. Nói chung, viện trợ nước ngoài được
cấp để giảm thâm hụt ngân sách, xúc tiến thương mại và để cân nhắc những chiến lược
9


phát triển. Những nội dung cơ bản đó được đề cập trong công trình nghiên cứu:
“Comparative study of global role of foreign aid in the development and associates
strategies for Pakistan” của Mehmood UI- Hassan Khan (2008). Theo nghiên cứu của
tác giả Mehmood UI- Hassan Khan, viện trợ nước ngoài có thể ảnh hưởng đến các
chính sách vĩ mô và vi mô của các nước tiếp nhận. Để bù đắp hai khoảng trống quan
trọng của nền kinh tế là chênh lệch xuất nhập khẩu và khoảng cách đầu tư- tiết kiệm,
các nước đang và chậm phát triển phải dựa vào viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên, nghiên
cứu cũng cho rằng viện trợ phát triển có hiệu quả hay không thì tùy thuộc vào cách
thức quản trị tại nước tiếp nhận. Nghiên cứu đã lấy Pakistan làm minh chứng cho
những vấn đề trên [124].
Tiếp tục xoay quanh vai trò của ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở các
nước đang và chậm phát triển, trong cuốn sách mang tên: “Foreign Aid Isn't?” của
Prakash Loungani năm 2006 hay “Is Aid Effective?” của Mark McGillivray (2005),
các tác giả đã có một cách tiếp cận khác về ODA, đó là ngờ vực về vai trò của ODA
đối với sự phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển. Các tác giả cho
rằng viện trợ nước ngoài là không cần thiết và cũng không đủ để nâng cao mức sống
ở các nước đang phát triển. Nó không cần thiết vì một số quốc gia đã có thể nâng cao
được mức sống mà không cần đến viện trợ, trong khi nhiều quốc gia vẫn còn sa lầy
trong nghèo đói mặc dù nhận được viện trợ nước ngoài rất lớn [135], [122].
Đề cập tới điều kiện viện trợ, có nghiên cứu “Whose aid? Whose influence?
China, emerging donnors and the silent revolution in development asisstance” của
Ngaire Wood (2008). Bài viết nói rằng, thực trạng gần đây, trật tự của các quốc gia
cung cấp ODA đang bị lung lay trước sự thay đổi quyền lực trên phạm vi toàn cầu.

Trung Quốc, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả rập Xê út, Hàn Quốc,
Venezuela, Ấn Độ, Kuwait và Brasil đã, đang tăng cường viện trợ cho các quốc gia
nghèo hơn theo những tiêu chí của riêng mình. Tất cả các quốc gia này đều không
thuộc nhóm các nhà tài trợ trong OECD, hay còn gọi là Ủy ban Hỗ trợ phát triển OECD
(DAC). Họ đang bị cáo buộc là cổ xúy cho những chính sách tồi, hạ thấp các tiêu chuẩn
viện trợ, điều kiện cho vay và làm chồng chất thêm gánh nặng nợ nần cho các quốc
gia nhận viện trợ từ các nước này. Vấn đề này đã, đang gây tranh cãi giữa những nhà
tài trợ kỳ cựu (nhóm các quốc gia thành viên của DAC) và nhóm các nhà tài trợ mới
nổi trên mà điển hình là Trung Quốc [130].
Tác giả John Perkins với tác phẩm: “Confessions of an Economic Hit man” (Lời
thú tội của một sát thủ kinh tế) (2004), đưa cho người đọc một góc nhìn hoàn toàn khác
về viện trợ nước ngoài. Đây là cuốn hồi ký của một nhân vật có tên là Perkins, tự xưng
đã từng làm “sát thủ kinh tế”. Theo đó, ông là người được giới đại doanh thương Mỹ
10


gửi sang các quốc gia đang phát triển dưới danh nghĩa là thuyết phục các nước này vay
tiền tài trợ cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nhưng thực chất ông phải làm
thế nào để các nước vay ODA phá sản, không trả được nợ, nghe lời chủ nợ và trở thành
“đàn em” dễ bảo của Mỹ. Đây là cuốn sách đã nói lên mưu đồ của Mỹ cũng như nhiều
nước khi cấp viện trợ cho nước khác [118].
Báo cáo của Ngân hàng thế giới (1998): “Assessing Aid: What Works, What
Doesn't, and Why”(Đánh giá viện trợ: Khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao?)
góp phần vào việc đổi mới tư duy về viện trợ mà cộng đồng quốc tế đang tranh luận,
theo hai nghĩa. Thứ nhất, với việc kết thúc chiến tranh lạnh, có những người đặt vấn
đề liệu có cần thiết phải viện trợ hay không trong một thế giới mà các thị trường vốn
liên hệ chặt chẽ với nhau. Với xu hướng này, báo cáo đã chứng minh rằng viện trợ từ
nước giàu sang nước nghèo vẫn có vai trò của nó. Thứ hai, các nước đang phát triển
và các nước phát triển đều đang xem xét lại vai trò của viện trợ. Viện trợ hữu hiệu có
thể giúp phát triển thể chế và cải cách chính sách là các yếu tố tối quan trọng cho quá

trình phát triển, tuy nhiên trong suốt 50 năm qua dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng sự
nghèo khổ trên thế giới vẫn là một vấn đề nghiêm trọng. Báo cáo đề cập khá kỹ đến
mối quan hệ giữa môi trường chính sách của nước tiếp nhận với hiệu quả của viện trợ:
viện trợ phát huy tác dụng trong một môi trường chính sách, thể chế tốt và sẽ không
hiệu quả nếu môi trường chính sách của nước tiếp nhận là tồi [51] .
Hai tác giả Craig Burnside and David Dollar với tác phẩm “Aid, Policies and
Growth”, (1997) và “Aid, Policies, and Growth: Revisiting the Evidence” (2004) cũng
tiếp tục đề cập đến mối liên hệ giữa viện trợ, chính sách và tăng trưởng. Nhóm tác giả
đã sử dụng dữ liệu của 56 quốc gia nhận viện trợ để xây dựng mô hình hồi quy tìm ra
mối liên hệ giữa các biến số này. Tác giả khẳng định viện trợ có tác dụng tích cực nếu
trong môi trường chính sách tài khóa, tiền tệ và chính sách thương mại tốt được tạo ra
bởi chính phủ của nước tiếp nhận, còn trong môi trường, chính sách vĩ mô tồi thì ngược
lại. Đây là một nghiên cứu rất công phu để nói về vai trò của nhà nước ở nước tiếp
nhận với việc nâng cao hiệu quả viện trợ [90], [91].
Với tác phẩm “Aid, Growth and Devolution” (2011) của Christian Lessmann
và Gunther Markwardt, các tác giả tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa phân cấp,
phân quyền và hiệu quả viện trợ- vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi hiện nay. Nhóm
nghiên cứu sử dụng số liệu của 60 quốc gia để hồi quy và đưa ra kết luận rằng viện trợ
có hiệu quả ở những nước có sự quản lý tập trung và kém hiệu quả hoặc thậm chí có
hại ở những nước thực hiện phân cấp quản lý [97].

11


1.1.2 Tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với ODA ở Malaysia và
Philippines
Trong bài viết:“Managing the Development Process and Aid”, nhóm tác giả
Izumi Ohno và Masumi Shimamura (2007) đã nêu kinh nghiệm của 3 nước Châu Á:
Philippines, Malaysia và Thái Lan trong công tác lập quy hoạch, phê duyệt dự án, phối
hợp quản lý của các cơ quan kinh tế trung ương trong quản lý các dự án đầu tư công

nói chung và dự án ODA nói riêng. Bài viết đã đi sâu phân tích quá trình lập kế hoạch
và ra quyết định đối với các dự án ODA của các cơ quan quản lý trung ương ở ba nước
này, nêu ra vai trò quan trọng của những nhà lãnh đạo đối với sự thành công trong
quản lý phát triển. Điều đặc biệt là khi đề cập đến mỗi vấn đề, các tác giả đã sử dụng
phương pháp so sánh để phân biệt cách thức xây dựng kế hoạch, quy trình thẩm định
dự án đến giám sát, đánh giá việc sử dụng ODA giữa ba nước với nhau, từ đó người
đọc có thể thấy được đặc trưng của từng nước trong các vấn đề này [114].
Trong một cuộc hội thảo về đánh giá viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho
Malaysia vào năm 2007, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã có báo cáo
“Report of the Workshop on ODA Evaluation in Malaysia”. Báo cáo đã khái quát tình
hình sử dụng ODA ở Malaysia trước khi bàn về những kinh nghiệm quản lý và sử
dụng ODA sao cho hiệu quả giữa bên cấp (có thêm các đại diện là JICA, ADB, Nepal)
và bên nhận (có thêm các đại diện là Việt Nam, Philippines và Sri Lanka) [115].
Trong Hội nghị bàn về việc quản lý và thực hiện các dự án ODA diễn ra tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam năm 2006, Hidah Misran đã trình bày bài tham
luận của mình với tiêu đề: “The role of economic planning unit (EPU) in management
of ODA”. Bài tham luận chỉ rõ vai trò của các cơ quan trung ương trong quản lý nguồn
vốn ODA ở Malaysia trong đó đầu mối là Ban Kế hoạch kinh tế (EPU). Cơ quan này
thuộc văn phòng chính phủ Malaysia được thành lập năm 1961 với chức năng chính
là quy hoạch phát triển và phân bổ ngân sách. EPU cũng là cơ quan trung ương chịu
trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án ODA. Kế hoạch phát triển ở cấp liên
bang được thực hiện bởi EPU, Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương cũng như các
phòng kế hoạch của các Bộ và cơ quan khác. Bài tham luận đã đưa ra những kinh
nghiệm rất cụ thể trong quản lý và sử dụng ODA: từ khâu lập kế hoạch thu hút, đến tổ
chức thực hiện và đánh giá, giám sát chương trình dự án ODA. Đối với mỗi nhà tài trợ
sẽ có những quy trình quản lý khác nhau, Hidah Misran đã đưa ra quy trình đó ứng với
mỗi nhà tài trợ chính như Nhật Bản, Đan Mạch, Đức, các tổ chức của Liên hợp
quốc,…Cuối bài viết, tác giả đã đưa ra bảy tồn tại trong quản lý ODA ở Malaysia đồng
thời cung cấp sáu bài học kinh nghiệm để các nước tiếp nhận ODA khác có thể học
hỏi [113].

12


Bài nghiên cứu: “Effective Technical Cooperation for Capacity Development:
Malaysia Country Case Study” của nhóm tác giả Lim Pao Li, Mr. James Lee và Mr.
Mike Ratcliffe năm 2008 lại tập trung vào phân tích quan hệ hợp tác kỹ thuật giữa
Malaysia và Nhật Bản, bên cạnh đó cũng chỉ ra những thành tựu mà Malaysia đã đạt
được trong mối quan hệ hợp tác này [120].
Trong báo cáo: “Malaysia Achieving the Millennium Development Goals” của
Liên hợp quốc (UN) năm 2006, cho rằng Malaysia đã hoàn thành được tám mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ trong đó có mục tiêu trở thành đối tác phát triển toàn cầu. Từ
một nước nghèo đói sau khi thoát khỏi thuộc địa của Anh, Malaysia đã phải huy động
vốn từ cộng đồng quốc tế. Khoản vốn ít ỏi mà Malaysia nhận được vào những năm
1970 đã dùng để khắc phục tình trạng đói nghèo và tình trạng bất bình đẳng trong xã
hội. Thời kỳ sau đó viện trợ nước ngoài đã giúp Malaysia nâng cao được tiềm lực khoa
học công nghệ, tăng cường các kỹ năng chuyên môn như lập kế hoạch, thực hiện, đánh
giá, phân tích chính sách, phát triển thể chế…cũng như cải thiện nhiều lĩnh vực khác.
Báo cáo cũng chỉ ra, ngoài hỗ trợ về mặt tài chính mà Malaysia nhận được thì quốc
gia này còn nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật mà chủ yếu là từ nhà cung cấp Nhật
Bản. Hỗ trợ kỹ thuật đã có tác động tích cực đến môi trường chính sách ở Malaysia
như tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thị trường tài chính phát triển và
nguồn nhân lực được cải thiện. Để đạt được những thành công đó, Malaysia đã có một
cơ chế quản lý tốt, một đội ngũ nhân viên được đào tạo và một nền văn hóa có trách
nhiệm giải trình tốt. Tuy nhiên báo cáo đã không đi sâu đề cập đến phương thức quản
lý ODA, không nói rõ quy trình giám sát và đánh giá dự án như thế nào, nhưng đây là
một tài liệu hay để tác giả luận án có thể tham khảo [137].
Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Philippines trong khoảng thời gian từ
1986-2006 đã được Eduardo C. Tadem mô tả chi tiết trong tác phẩm: “The crisis of
official development assistance to the Philippines: New global trends and old local
issues” (2007). Bài viết cho rằng nền kinh tế Philippines đã phụ thuộc rất lớn vào

nguồn vốn ODA trong khi việc sử dụng nguồn vốn này lại không hiệu quả. Nghiên
cứu khái quát các nhà tài trợ chính của Philippines trong thời kỳ này; lượng ODA cam
kết và giải ngân; phân bổ ODA theo ngành, theo địa phương; nợ nước ngoài/GDP cũng
như đề cập sơ bộ đến cách quản lý nguồn vốn trong giai đoạn này. Đặc biệt, tác giả
đưa ra những bất cập trong sử dụng và quản lý ODA ở Philippines, đó là: tham nhũng
được coi là vấn đề nan giải của Philippines, vấn đề xã hội và môi trường, thiếu kinh
phí đối ứng, ràng buộc viện trợ, bất cập trong thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài, bồi
hoàn thuế giá trị gia tăng, vấn đề ngân sách, các vấn đề mua sắm Chính phủ,...[101].
Trong bài: “ODA coordination: The Philippines case” của Jeanne Frances
13


(2003), tác giả đã chỉ rõ cơ chế phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện các dự
án ODA ở Philippines. Việc phân chia quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan trong
việc thực hiện dự án ODA đã mang lại những kết quả nhất định nhưng cũng có những
tiêu cực cần khắc phục [116].
Bài viết:“Impact of foreign aid in economic development of developing
countries: A case of Philippines” của Mahmoud Kamal Abouraia (2014) đã đề cập
đến vai trò của viện trợ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Philippines. Tác giả
Mahmoud Kamal Abouraia đã tiến hành phân tích hồi quy để tìm ra mối liên hệ giữa
ODA với tăng trưởng kinh tế của Philippines. Tác giả sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu
của Ngân hàng thế giới về lượng vốn ODA mà Philippines nhận được từ năm 20092012. Kết quả hồi quy cho thấy ODA có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cụ
thể khi ODA tăng lên 1% thì tăng trưởng kinh tế Philippines tăng lên 0,0035%. Theo
quan điểm của tác giả bài viết, vấn đề không chỉ nằm ở việc tăng quy mô GDP mà còn
là chất lượng của tăng trưởng, như là: khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, năng suất
lao động, tăng trưởng và mở rộng xuất khẩu, cải thiện đời sống cho người dân,…Vì
vậy, các nước tiếp nhận ODA cần có những chính sách tích cực nhằm mang lại hiệu
quả trong sử dụng ODA [121].
Bài viết “The Philippines' Absorptive Capacity for Foreign Aid” (2010) của
Hyewon Kang đã tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn

ODA ở Philippines trong giai đoạn 2003-2008 và so sánh với giai đoạn 1986-1988.
Tác giả cho rằng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Philippines đã giảm ở thời kỳ
nghiên cứu so với thời kỳ trước đó. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra nguyên nhân của việc
sử dụng không hiệu quả ODA, nguyên nhân đó xuất phát từ cả hai phía (phía nước
nhận viện trợ và phía các nhà tài trợ). Nguyên nhân xuất phát từ phía nhận viện trợ là
do cơ chế điều phối ODA chưa hiệu quả, thiếu năng lực và trách nhiệm của chính
quyền địa phương cộng với nạn tham nhũng phổ biến ở Philippines. Bên cạnh đó, việc
gia tăng “quyền lực mềm” (như lợi ích về an ninh, chính trị, tìm kiếm nguồn tài
nguyên, thúc đẩy thương mại…) của bên cấp viện trợ cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn
đến việc sử dụng ODA ở quốc gia này chưa đạt kết quả tốt [111].
Quan điểm của Bernadette E.Phelan và Naoyuki Yoshino được thể hiện trong
bài viết: “A simulation of the macroeconomic impact of ODA with the debt factor: the
Philippine experience” năm 1995 lại đưa ra một góc nhìn khác về về tác động của
ODA đối với nền kinh tế. Hai tác giả cho rằng ODA mang lại gánh nặng nợ nần hơn
là tác động tích cực đến nền kinh tế. Những lý do để biện minh cho quan điểm này
của tác giả là: i) Sự tham gia ngày càng tăng của Chính phủ vào hoạt động đầu tư được
tài trợ bởi vốn ODA làm hạn chế đầu tư tư nhân; (ii) Dòng vốn ODA chảy vào có xu
14


hướng làm giảm lãi suất trong nước, giảm tiết kiệm trong nước, giảm cung cấp tín
dụng trong nước và thắt chặt đầu tư hơn; (iii) Phần lớn các nguồn vốn ODA được đầu
tư vào cơ sở hạ tầng mà khả năng hấp thụ vốn tại các dự án này thấp. Và những điều
này rất đúng với trường hợp của Philippines vào những năm 1970-1980. Philippines
đã nhận được một khoản viện trợ rất lớn từ cộng đồng quốc tế vào năm 1970 nhưng
không cải thiện được tình hình kinh tế trong nước và đã tạo ra gánh nặng nợ nần
nghiêm trọng cho nền kinh tế sau này [89].
Công trình của Jim Morrell (1999) “Aid to the Philippines: Who benefits” đã
trình bày về viện trợ phát triển cho Philippines trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước
với nhà tài trợ chính là Mỹ. Sự hỗ trợ đó đã làm cho Philippines thoát khỏi tình trạng

đói nghèo tại thời điểm những năm 1950- 1960. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, liệu
đó có phải là sự hỗ trợ hảo tâm của Mỹ dành cho Philippines hay Mỹ có những lợi ích
và mưu đồ gì ở đó? [117].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với ODA ở Việt Nam
Nghiên cứu: “The role of donors in Vietnamese development planning” của Le
Thanh và Ari Kokko (Trường Đại học Kinh tế Stockholm) năm 2007 đã đề cập đến
vai trò của ODA trong phát triển kinh tế của Việt Nam những năm qua, giúp Việt Nam
giảm nghèo và đạt tăng trưởng kinh tế cao. Nghiên cứu cho rằng vai trò của nhà nước
đã thay đổi từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường và Bộ KH&ĐT đóng
vai trò trung tâm trong soạn thảo chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia, trong đó
có trách nhiệm quản lý ODA [88].
Trong chuyên đề nghiên cứu “The developmental effectiveness of untied aid:
evaluation of implementation of the Paris declaration and of the 2001 DAC
recommendation on untying ODA to the LDCs- Vietnam country study”, Adam
McCarty, Alexander Julian và Daisy Banerjee năm 2009, đã đi sâu nghiên cứu về hiệu
quả các khoản viện trợ không ràng buộc ở Việt Nam. Để kết luận có tính thuyết phục,
nghiên cứu đã lấy mẫu bốn chương trình, dự án: hai dự án thủy lợi được tài trợ bởi
Luxembourgh và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), một chương trình cấp
thoát nước và vệ sinh môi trường do Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAID),
Tổ chức phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida) và Hà Lan tài trợ và một dự án xây
dựng phòng chống lụt bão do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ. Nghiên cứu cho
rằng hiệu quả của các chương trình, dự án không đi kèm điều kiện ràng buộc ở Việt
Nam chưa cao do tính làm chủ chưa tốt. Việt Nam còn lúng túng và chưa xử lý kịp
thời những vấn đề liên quan đến: mua sắm hàng hóa dịch vụ, quy trình đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu, thị trường lao động tại địa phương,...[86].
15


Trong nghiên cứu: “The harmonization of aid and trade policies: The case of
Viet Nam” (2006), Ari Kokko, Tran Toan Thang, Le Thanh Forsberg, Vu Xuan Nguyet

Hong đã đánh giá khá cao về sự hài hòa giữa viện trợ và chính sách thương mại ở Việt
Nam. Việt Nam hoàn toàn làm chủ được chính sách thương mại khi nhận viện trợ từ
các nước OECD. Cùng với những cải cách của Chính phủ và tạo thuận lợi của các
nước tài trợ ODA, Việt Nam đã có những thành công về thương mại xuất khẩu. Nhưng
bài viết cũng lưu ý, các mặt hàng chế biến của Việt Nam vẫn khó khăn trong xuất
khẩu, giá trị gia tăng không cao, vẫn khó thâm nhập vào thị trường các nước OECDnơi mà các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt,…viện trợ nước ngoài
cần hướng tới khắc phục những vấn đề đó [87].
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về ODA và quản lý nhà nước đối với ODA nói chung
Về lý thuyết ODA nói chung và vai trò của ODA đối với sự phát triển kinh tế xã
hội, trong nước có tương đối nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này, tiêu biểu là cuốn
sách “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA- Những điều căn bản và thực tiễn ở Việt Nam”
của tác giả Hà Thị Ngọc Oanh (1998), “Những điều cần biết về viện trợ phát triển
chính thức” của nhóm tác giả Trần Đình Tuấn, Đặng Văn Nhiên (1993); và tác phẩm:
“Tổng quan về viện trợ phát triển chính thức Việt Nam” của tổ chức Liên hợp quốc
năm 2000. Tất cả các tác phẩm này đã đề cập khá cụ thể về lý thuyết ODA nói chung,
như: khái niệm ODA, đặc điểm ODA, vai trò của ODA đối với sự phát triển kinh tế
xã hội ở các nước tiếp nhận, đồng thời các tác giả cũng khái quát tình hình thu hút và
sử dụng ODA ở Việt Nam đến thời điểm các tác giả nghiên cứu [55], [74], [44].
Tác giả Lưu Ngọc Trịnh với cuốn sách mang tên: “Vốn vay ưu đãi ở Việt Nam
những năm gần đây. Thực trạng vấn đề và giải pháp- Trường hợp Nhật Bản”, NXB
Lao Động Xã hội năm 2002 đã khẳng định Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất ở Việt Nam
cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Cuốn sách khái quát về Ngân hàng Hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JBIC)- tổ chức có số vốn viện trợ lớn nhất cho Việt Nam, tình hình
vốn vay của JBIC ở Việt Nam. Cuốn sách có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn JBIC tại Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt
động kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam với Nhật Bản và quốc tế. Ngoài ra, cuốn sách
cũng góp phần hiện thực hóa chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
thích hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam [72].
Bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Sơn: “Viện trợ phát triển chính thức (ODA)thực trạng, triển vọng và hàm ý chính sách cho Việt Nam” đăng trên tạp chí Những

vấn đề kinh tế thế giới, số 7/2003, đã đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng tới ODA trong
thập kỷ 1990 gồm: môi trường chính trị quốc tế, những điều chỉnh trong chính sách tài
16


chính của các nước công nghiệp phát triển, nguồn vốn tư nhân và kết quả không đồng
nhất của viện trợ ở các nước tiếp nhận [59].
Thực trạng ODA của WB dành cho Việt Nam, những nhân tố ảnh hưởng đến
thu hút và sử dụng ODA của WB như: mục tiêu chiến lược cấp ODA của WB, nguồn
ngân sách của WB, quan hệ và sự tin tưởng giữa Việt Nam và WB, bối cảnh kinh tế,
chính trị quốc tế và khu vực,…là những nội dung chính trong cuốn sách: “Thu hút và
sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng năm 2010.
Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách cũng đưa ra các nhân tố xuất phát từ phía Việt Nam
như: ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, hệ thống luật pháp, khả năng lập dự án, chất
lượng tiến độ và hiệu quả ODA… ảnh hưởng đến quá trình thu hút và sử dụng ODA
ở Việt Nam [23].
1.2.2 Tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với ODA ở Malaysia và
Philippines
Trong “Báo cáo khảo sát về cải cách pháp luật và tư pháp tại một số nước” do
Uông Chu Lưu (2006) chủ biên, kết quả ba chuyến khảo sát tới Hoa Kỳ và Canada,
Nhật Bản, Indonesia và Philippine của đoàn cán bộ cấp cao Chính phủ Việt Nam trong
khuôn khổ Dự án VIE/02/015 về: “Hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp
luật Việt Nam đến 2010” do UNDP, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Ailen tài trợ,
có Phần ba đề cập đến việc sử dụng và điều phối nguồn hỗ trợ quốc tế cho hoạt động
xây dựng và thực thi pháp luật tại Indonesia và Philippines. Trong phần này, nhóm
khảo sát đã trình bày sơ qua về quy trình thu hút và sử dụng ODA nói chung cũng như
trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp ở Philippines nói riêng. Phần cuối của báo cáo là
đề xuất các khuyến nghị cụ thể nhằm tăng cường cơ chế điều phối ODA và các hình
thức hỗ trợ quốc tế khác trong việc phát triển hệ thống pháp luật ở Việt Nam [47].
Bài viết “Kinh nghiệm sử dụng ODA của một số nước và bài học rút ra đối với

Việt Nam” của Nguyễn Thị Hoàng Oanh được đăng trên tạp chí Khoa học thương mại,
số 8/2004, hay bài viết: “Kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn ODA của EU tại các
nước Châu Á” của Hoàng Xuân Trung đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số
6/2008, các tác giả đều đề cập đến kinh nghiệm thành công và không thành công trong
thu hút và sử dụng ODA ở các nước trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học cho Việt
Nam. Tuy vậy, những bài viết này chưa đề cập nhiều đến công tác QLNN đối với ODA
ở các quốc gia, nên bài học rút ra còn chung chung, chưa bộ lộ rõ những vấn đề quản
lý từ phía nhà nước [54], [73].
Trong luận án tiến sỹ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” của Lê Ngọc Mỹ (2005) thì đưa ra kinh nghiệm
cho Việt Nam khi phân tích thực tiễn thu hút và sử dụng vốn ODA của Philippines.
17


×