SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT BA CHẼ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2013 - 2014
Tên đề tài:
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GÂY HỨNG THÚ HỌC
TẬP PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 10
- Người thực hiện: Nông Thị Tư
- Chức vụ
: Giáo viên
- Đơn vị công tác : Trường THPT Ba Chẽ - Quảng Ninh
Ba Chẽ, tháng 5 năm 2014
1
MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Thời gian nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
1. Vài nét tổng quan về dạy học liên môn
1.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về dạy học liên môn
1.2. Thực trang của việc dạy học tích hợp
2. Những giải pháp thực hiện
3. Những khó khăn trong quá trình thực hiện
4. Hiệu quả của giải pháp
PHẦN KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRANG
1
2
3
4
4
4
5
5
6
7
12
12
14
16
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là
xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục.
Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng và giao trọng trách cao quý cho
ngành giáo dục: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đáp
2
ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội
nhập hiện nay để đáp ứng lòng mong muốn của Bác xây dựng đất nước Việt
Nam đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn sánh vai với các cường quốc năm châu.
Những năm gần đây, Nghị quyết của Trung ương Đảng và các văn kiện
của nhà nước, của Bộ giáo dục & Đào tạo đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi
mới phương pháp dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay
đổi lối dạy truyền thụ một chiều (chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức)
sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,
tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập.
Chuyển từ hình thức đồng loạt cả lớp sang tổ chức dạy học theo các hình
thức tương tác: Học cá nhân, học theo nhóm. Bồi dưỡng năng lực độc lập suy
nghĩ vận dụng sáng tạo kiến thức đã học tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không
nắm được bản chất vấn đề. Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm
giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất
nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng
lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Ở bậc THPT trong những năm học qua, việc dạy học tích hợp được thực
hiện ở nhiều môn học như sinh học, Địa lí, hóa học, giáo dục công dân… Trong
đó môn Địa lí là một môn học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, dân cư, kinh tế
xã hội toàn cầu, các nước và vùng lãnh thổ, vì vậy, trong dạy học môn địa lí có
nhiều cơ hội để tích hợp giáo dục với nhiều nội dung như tích hợp giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường, tích hợp giáo dục kĩ năng sống, tích hợp tiết kiệm năng
lượng, tích hợp giáo dục dân số...
Việc vận dụng tốt phương pháp dạy học liên môn trong dạy học Địa lí ở
trường THPT có vai trò quan trọng góp phần bổ sung kiến thức các môn học
khác (đặc biệt là các môn trong nhóm xã hội) giúp học sinh hứng thú, say mê
học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực hiện tốt định hướng đổi mới
phương pháp dạy học ở trường THPT hiện nay.
3
Thông qua việc dạy học tích hợp nhằm trang bị cho học sinh những kiến
thức, giá trị, thái độ, hành vi và những thói quen lành mạnh, loại bỏ những hành
vi và thói quen tiêu cực (ý thức tham gia giao thông, ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường, ý thức dân số kế hoạch hóa gia đình, ý thức bảo vệ tài nguyên và sử
dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên...). Nhằm giải quyết những vấn đề mà xã
hội đang quan tâm như: vấn đề bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, an toàn
giao thông, bạo lực học đường, cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là những vấn đề
mang tính thời sự như biến đổi khí hậu toàn cầu...
Dạy học tích hợp là dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ
năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Từ thực tế của vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài "Sử dụng kiến thức liên
môn để gây hứng thú học tập phần Địa lí tự nhiên lớp 10" nhằm trao đổi với
đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp trên để giải quyết một phần nội
dung cụ thể. Qua đề tài trên, giáo viên có thể áp dụng cho các nội dung khác
trong chương trình Địa lí phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu:
Sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đến phần kiến thức địa lí tự nhiên lớp
10 (chương trình chuẩn), qua đó thấy được sự vận dụng những nội dung của các
môn học liên quan để nhằm tăng thêm hiệu quả giảng dạy. Việc đề cập đến
những nội dung kiến thức, khái niệm chung hoặc giao thoa giữa các môn học
giúp các bộ môn bổ sung kiến thức cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức
học sinh được học trong mỗi bộ môn.
Đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
của việc sử dụng kiến thức liên môn trong việc giảng dạy Địa lí 10.
Khi giảng dạy tích hợp giáo dục dân số, năng lượng, mội trường và kĩ
năng sống vào bộ môn Địa lí giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập
hơn.
Học sinh hiểu được mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố đến chất lượng
cuộc sống từ đó đưa ra những quyết định hợp lý hơn.
4
Hình thành cho học sinh ý thức tự giác, tự nguyện đề ra cho mình những
quyết định đúng đắn, có ý thức trách nhiệm, có thái độ và hành động hợp lý về
dân số, môi trường năng lượng… từ đó những hành vi nhằm cải thiện chất lượng
cuộc sống của bản thân mình và gia đình, rộng hơn nữa là cộng đồng, quốc gia
và thế giới.
Tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các môn học. Do đó, tích hợp sẽ
giúp cho việc tiết kiệm được thời gian học tập và chống sự nhàm chán trong học
tập của học sinh, làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn.
Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực
vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu
được bản chất của vấn đề.
Giúp học sinh nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, tôi chọn 3 lớp khối 10 làm thí điểm (10A, 10C, 10D).
- Số lượng học sinh: 117
- Đặc điểm của học sinh: Các em học sinh ở các lớp trên bao gồm cả
những em nhận thức khá nhanh (lớp 10A), nhưng đa phần là học sinh ở những
lớp đại trà. Đa số các em tiếp thu kiến thức của học sinh ở lớp đại trà còn chậm,
rụt rè, ngại phát biểu.
Chính vì vậy, khi chọn đối tương học sinh trên, tôi mong muốn với những
đổi mới của mình trong phương pháp sử dụng kiến thức liên môn sẽ làm tăng
hứng thú cho các em trong việc học tập Địa lí, giúp các em tìm tòi và khám phá,
không còn e ngại với các môn xã hội như Địa lí.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện nghiên cứu ở chương trình Địa lí lớp 10 –
THPT phần Địa lí tự nhiên.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
5
- Phương pháp tham khảo tài liệu: Các tài liệu có liên quan đến đề tài như
giáo dục dân số, môi trường, năng lượng và tích hợp kĩ năng sống qua môn Địa
lí; Tài liêu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, các tạp chí . . .
- Phương pháp quan sát: thông qua dự giờ đồng nghiệp nhằm kiểm tra các
nội dung liên quan.
- Phương pháp thực nghiệm: Đánh giá kĩ năng của học sinh qua các bài
tập, bài kiểm tra.
- Áp dụng giải pháp vào thực tiễn giảng dạy: Tìm hiểu các tài liệu có liên
quan đến nội dung đề tài để áp dụng vào dạy học và thực tế giảng dạy ở trên lớp.
6. Thời gian nghiên cứu:
Học kì I năm học 2013 - 2014
PHẦN NỘI DUNG
1. Vài nét tổng quan về dạy học liên môn
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học liên môn
1.1.1. Cơ sở lý luận:
6
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng ở trường phổ thông. Dạy học liên
môn thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các
môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học Địa lí. Dạy học
liên môn là cho người thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời
sống xã hội, khắc phục được tính rời rạc trong kiến thức.
Dạy học tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn
học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh
những chủ đề, những kiến thức nguồn, nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và
cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.
Với quan điểm chung là giáo dục học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt
và các hướng dẫn chương trình bộ môn Địa lí ở bậc trung học phổ thông.
Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây
là những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để
mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc dạy học tích hợp trong môn
Địa lí đều đảm bảo các nguyên tắc trên, đặc biệt là nguyên tắc bảo đảm tính tự
lực và phát triển tư duy cho học sinh.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến
thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép
những kiến thức cần thiết phải tích hợp. Bởi vì những kiến thức cần tích hợp chỉ
là một đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài học. Giáo viên coi một đơn vị kiến
thức cần phải giảng dạy tích hợp là nằm trong các bộ môn khác sẽ giảng dạy.
1.2. Thực trạng của việc dạy học tích hợp
7
Dạy học tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn
học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh
những chủ đề, những kiến thức nguồn, nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và
cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.
Việc dạy học tích hợp được xác định là một trong những nhiệm vụ trong
tâm của năm học 2013 - 2014 đã được Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Ninh chỉ
đạo thực hiện.
Tích hợp trong dạy học Địa lí là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng của các phân môn của Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế – xã hội vào việc
nghiên cứu tổng hợp về Địa lí các châu lục, một khu vực, một quốc gia... Mặt
khác tích hợp cũng còn là việc sử dụng các kiến thức kỹ năng, của các môn học
khác có liên quan như nhau như Lịch sử, Sinh học, Văn học... vào dạy học Địa
lí, giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập nhằm nâng cao chất
lượng dạy học.
Qua thực tế, tôi nhận thấy trong chương trình địa lí 10, 11, 12 có rất nhiều
nội dung tích hợp và giáo viên cũng đã tích hợp trong nội dung bài học dưới
nhiều hình thức khác nhau như liên hệ, lồng ghép, tích hợp một phần hoặc toàn
bài tùy theo nội dung của bài học nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức về
dân cư, môi trường, năng lượng... mối quan hệ giữa cư dân (bùng nổ dân số, đô
thị hóa, hoạt động sản xuất của con người) với môi trường và nhu cầu sử dụng
năng lượng dẫn đến nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Thông qua các
phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm hình thành cho học sinh các kĩ năng
sống, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm năng lượng… Trong đó, phần
Địa lí tự nhiên lớp 10 là phần kiến thức khó, nội dung kiến thức mang tính khoa
học tự nhiên khô khan, khó hình dung, mường tượng nên việc dạy học phần này
theo hướng tích hợp liên môn sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn,
việc học tập phần kiến thức khó cũng trở nên đơn giản hơn.
2. Những giải pháp thực hiện
Làm thế nào để việc tích hợp vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép,
vừa bảo đảm được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa lồng
8
ghép được các nội dung giáo dục vào các tiết dạy cụ thể để mang hiệu quả như
mong muốn, tôi đưa ra một số giải pháp sau:
2.1. Xác định các mức độ tích hợp trong các bài học
- Trước tiên Giáo viên cần xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua
từng bài học (xác định địa chỉ tích hợp), sau đó căn cứ vào thời lượng của bài
học đó mà xác định hình thức tích hợp sao cho phù hợp (tích hợp ở mức mức độ
toàn phần, mức độ bộ phận, hay chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ).
2.2. Những việc cần chuẩn bị cho bài soạn theo hướng tích hợp
- Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp.
- Cần vận dụng những kiến thức kỹ năng của các môn học có liên quan để
việc giảng dạy tích hợp có hiệu quả.
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học.
2.3. Một số hình thức tích hợp và ví dụ minh họa cho quá trình dạy học
môn Địa lí lớp 10 phần Địa lí tự nhiên.
- Vận dụng từng câu hỏi mang tính sát thực với nội dung bài học và lại có
liên hệ thực tế:
Ví dụ: Dạy bài “Bài 7: Cấu trúc Trái Đất”, “Bài 11: Khí quyển, sự phân
bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất”, “Bài 12: Sự phân bố khí áp, một số loại
gió chính”, “Bài 16: Sóng. Thủy triều, dòng biển” (Địa lí 10); giáo viên có thể
tích hợp ở mức độ bộ phận và liên hệ dựa trên nội dung của 1 đơn vị kiến thức
trong bài:
Đặt tình huống: Hiện nay nhân loại đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt
các loại tài nguyên hóa thạch (dầu, khí…) và việc sử dụng các loại nhiên liệu
hóa thạch ngày càng tăng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của sự phát triển đã
gây ô nhiễm môi trường…
Yêu cầu học sinh giải quyết: Con người có thể khai thác được những
nguồn năng lượng nào trong lòng đất, từ tự nhiên để thay thế nguồn năng lượng
truyền thống mà không gây tổn hại đến môi trường và không bị mất đi?
+ Khai thác nguồn nhiệt trong lòng đất phát triển địa nhiệt điện.
9
+ Khai thác năng lượng Mặt trời xây dựng nhà máy điện Mặt Trời, xe
chạy bằng năng lượng Mặt trời, bình nước nóng năng lượng Mặt trời…
+ Sản xuất điện từ năng lượng gió (vô tận, và sạch…)
+ Khai thác năng lượng thủy triều xây dựng nhà máy điện từ thủy
triều…
Từ những nội dung tích hợp cụ thể ở trên chúng ta đã hướng học sinh đến
với ý thức bảo vệ tài nguyên và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng cũng như
hướng học sinh đến với ý thức tìm tòi và khai thác những nguồn năng lượng
mới, sạch thay thế...
- Tích hợp kiến thức của những môn học liên quan vào bài hoặc một số
nội dung cụ thể trong bài:
Ví dụ: Khi dạy bài 6 “Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái
Đất” để khắc sâu kiến thức về hiện tượng “Ngày đêm, dài ngắn theo mùa”. Tôi
đọc câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích.
Học sinh vẽ hình
Giải thích: Mùa hè ở nửa cầu Bắc (Tháng 5 Việt Nam)
10
Cụ thể 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến
bề mặt Trái Đất tại chí tuyến bắc (23 0 27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu
Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày
dài, đêm ngắn.
Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và
vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23 0 27’N (Chí tuyến Nam) thì ở Việt
Nam hiện tượng đêm dài ngày ngắn do đó có câu “Ngày tháng Mười chưa cười
đã tối”.
Người nông dân Việt Nam trải qua bao khó khăn gian khổ, chống chọi với
thiên nhiên khắc nghiệt (thiên tai) để sản xuất Nông nghiệp. Họ đã có những
kinh nghiệm được đúc kết thể hiện tính mùa vụ khắt khe. Để nhắc nhở đã có
câu:
“Tháng Một là tháng trồng khoai
Tháng Hai trồng đậu, tháng Ba trồng cà”
Đây là câu tục ngữ ca dao, tôi chỉ sử dụng khi dạy phần “các mùa trong
năm”. Do Trái Đất là hình quả cầu, cùng một lúc thực hiện 2 chuyển động (tự
quay) và chuyển đồng xung quanh Mặt Trời. Quỹ đạo chuyền động xung quanh
mặt trời là đường Elíp, từ đó sinh ra hiện tượng các mùa trong năm.
Hay dạy bài 16 “Sóng. Thủy triều. Dòng biển” để giải thích hiện tượng
con nước triều “cường”, “kém” liên quan đến vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời và
Trái Đất trong không gian, liên hệ hiện tượng trăng khuyết thời kỳ triều “kém”,
ca dao có câu:
“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi hái
Mồng ba câu liêm, mồng bốn liềm cụt”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích.
Học sinh vẽ hình:
11
Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, chúng hoạt
động theo một quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ một thành phần tự nhiên
thay đổi sẽ làm cả tổng hợp thể tự nhiên thay đổi theo, mà nguyên nhân sâu xa là
sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời, do “chuyển động biểu kiến” từ nửa cầu này
sang nửa cầu kia của Mặt Trời: Khi Mặt trời chuyển động về phía cầu nào thì
các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, hướng gió, mưa, sự phát triển của sinh vật sẽ thay
đổi tạo ra cảnh quan địa lý đặc trưng theo mùa.
Trong các câu tục ngữ, ca dao đã thể hiện những quan sát tinh tế về mối
quan hệ gữa thời tiết với sinh vật:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay
cao, thấp của con chuồn chuồn. Còn học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển,
khí áp, gió, mưa...) sẽ giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện
tượng “mưa, nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm...
Cũng là hiện tượng thời tiết:
“Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”
12
Hiện tượng “gió heo may” loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô thường thổi vào
mùa thu (đầu đông) ở vùng Bắc bộ. Thời gian từ tháng 9, 10 dương lịch. Mùa
này thường không có mưa, nên để chỉ tính chất của thời tiết này ông cha ta xưa
mới có câu trên.
Khi dạy bài 9 “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”
giảng đến phần các dạng địa hình bờ biển, ngoài ra dại hình Phi-o ở Bắc Ấu, bải
biển đẹp nổi tiếng, với những vũng, vịnh nước sâu để xây dựng các hải cảng.
Địa hình Phi-o
Để liên hệ với dạng địa hình, cảnh quang độc đáo của Bắc Trung Bộ có
thể giới thiệu câu:
“Thương anh, em cũng muốn vô
Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
“Truông” - địa hình đồi cỏ cằn cõi ở Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh) rất phổ
biến. Phá Tam Giang, Vùng nước biển ăn sâu vào lục địa thông với cửa biển hẹp
(Cửa Thuận An, cửa Tư Hiền) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. “Phá” được 3 con
sông đổ nước ngọt vào: Sông ô Lâu, Sông Bồ, Sông Hương, tạo một vùng nước
lợ với quần thể thủy sinh độc đáo như: Cá hanh, cá dìa, cá đối, cá liệt, tôm rằn,
đặc biệt dưới đáy thảm rong phát triển rất dày. Nguồn phân hữu cơ được người
dân khai thác bón cho hoa màu.
13
- Giáo dục tích hợp qua tranh ảnh, các đoạn phim, bảng số liệu, biểu đồ.
Đây là phương tiện trực quan tốt nhất để học sinh tiếp cận các nội dung về dân
số, môi trường, năng lượng… nhất là các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông
tin. Nếu sử dụng tốt ngoài việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh còn
làm cho giờ giảng hấp dẫn hơn và học sinh chủ động làm việc nhiều hơn, kết
hợp thông báo một lượng thông tin khá rộng.
3. Những khó khăn trong quá trình thực hiện:
Trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp một số trở ngại như:
Nội dung bài học dài, mà Giáo viên phải truyền đạt hết nội dung kiến thức
trong 1 tiết học nên chưa giành nhiều thời gian cho việc tích hợp.
Trong một bài học lại có rất nhiều nội dung cần tích hợp, do đó giáo viên
không biết chọn nội dung nào bỏ nội dung nào. Ví dụ như bài 16 lớp 10 “Sóng.
Thủy triều. Dòng biển” thì có thể tích hợp nhiều kiến thức về Văn học, Lịch sử,
Du lịch, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ đa
dạng sinh học.
4. Hiệu quả của giải pháp:
Việc giảng dạy tích hợp trong bộ môn Địa lí như trên đã làm cho nhận
thức học sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức. Không những
có những nhận thức, hành vi đúng đắn về các vấn đề dân số, môi trường, tiết
kiệm năng lượng… mà còn ham thích học tập bộ môn Địa lí, thêm yêu Tổ quốc,
quê hương đất nước. Điều này thể hiện qua chất lượng học tập bộ môn Địa lí
trong các bài kiểm tra. Cụ thể sau bài 6 của lớp 10 “Hệ quả chuyển động xung
quanh Mặt Trời của Trái Đất’’ ở học kỳ 1 tôi cho kiểm tra 15 phút, kết quả như
sau:
Kết quả kiểm tra
Lớp Sĩ số
<5
>= 5
8 10
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
10A
39
0
0
39
100
22
56,4
10C
39
02
5,1
37
94,8
15
38,5
10D
39
01
2,6
38
97,4
13
33,3
Với kết quả kiểm tra ở các lớp 10, tôi thấy rằng phần lớn học sinh đều trả
lời được nội dung câu hỏi, số học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ lớn.
14
Học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận
dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được
bản chất của vấn đề, nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện hơn.
Đây là kết quả đáng mừng, giúp tôi vững vàng tự tin hơn trong đầu tư thời
gian tâm sức trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh.
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Một số kiến nghị
15
- Để thực hiện ngày càng hiệu quả việc dạy học tích hợp tôi có một số
kiến nghị như sau:
+ Việc tổ chức dạy học tích hợp trong đừng bộ môn phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục, những nội dung tích hợp cần mang tính cụ thể, gắn với
thực tiễn của cuộc sống (tránh lý thuyết mang tính hàn lâm khoa học).
+ Nội dung tích hợp phải được thể hiện cụ thể trong giáo án của giáo viên
ở từng bài, từng đơn vị kiến thức cụ thể và phải thể hiện rõ mức độ tích hợp
(liên hệ hay bộ phận...).
+ Bản thân giáo viên phải tự trau dồi thêm kiến thức trong sách vở cũng
như những kiến thức từ thực tế qua các phương tiện thông tin (phần lớn nội
dung tích hợp là để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống) nhưng để có
tính thuyết phục cao thì giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh những hình
ảnh cụ thể để minh họa cho phần tích hợp của chúng ta được sinh động, tự nhiên
hơn.
+ Trong các phần tích hợp giáo viên chỉ giữ vài trò hướng dẫn, định hướng
chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều (để phát huy được tính sáng tạo trong
giải quyết những tình huống mà giáo viên nêu ra).
+ Sử dụng các phương tiện nghe nhìn, từ việc quan sát tranh ảnh, video
clip học sinh sẽ mô tả được sự vật, hiện tượng, nêu nguyên nhân, hậu quả của sự
vật, hiện tượng và yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về nội
dung tranh ảnh, băng hình (chẳng hạn như ta có thể dụng các video clip (từ 12
phút) để giới thiệu về các yếu tố môi trường và sử dụng hợp lý năng lượng, như:
cọn nước, cối giã gạo nước, trạm thủy điện nhỏ, trạm pin mặt trời (năng lượng
sạch), ô nhiễm không khí và tiếng ồn giao thông…)
2. Kết luận:
Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các
lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học Địa lí và làm
sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học
liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục,
thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được
16
tính toàn diện của Địa lí, đặc biệt là phần Địa lí tự nhiên 10 – phần kiến thức
khó nhất và trừu tượng nhất của môn Địa lí Trung học phổ thông. Điều này khắc
phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh.
Việc giảng dạy tích hợp thông qua bộ môn Địa lí là điều cần thiết đối với
nhận thức của học sinh. Tuy nhiên cách thức tổ chức giảng dạy và lồng ghép
một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết. Tránh tình trạng tích hợp một cách miễn
cưỡng sẽ làm cho nội dung bài dạy trở nên nặng nề.
Qua đó, giáo viên và học sinh sẽ có trách nhiệm và hành vi đúng đắn hơn
đối với các vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm “Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập phần Địa lí
tự nhiên 10”. Vì thời gian ít và khả năng có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót,
xin được tiếp thu nhiều ý kiến góp ý của đồng nghiệp.
Ba Chẽ, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Nông Thị Tư
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
- Sách giáo khoa Địa lí 10 – Nhà xuất bản giáo dục, năm 2011.
- Sách giáo viên Địa lí 10 – Nhà xuất bản giáo dục, năm 2011.
- Hướng dẫn khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí trung
học phổ thông – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nôi - 2009.
- Website: Google.com
18