Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Quản Lý Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trên Địa Bàn Xã Hưng Trung, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 79 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-----------------------&-------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ HƯNG TRUNG, HUYỆN HƯNG NGUYÊN,
TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiện

: ĐẶNG VĂN THÔNG

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. PHAN THỊ THÚY



HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-----------------------&-------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ HƯNG TRUNG, HUYỆN HƯNG NGUYÊN,
TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiện

: ĐẶNG VĂN THÔNG

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành


: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : TS. PHAN THỊ THÚY
Địa điểm thực tập

: XÃ HƯNG TRUNG,
HUYỆN
NGHỆ AN

HƯNG

NGUYÊN,

TỈNH


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự
hướng dẫn tận tình từ Giảng viên hướng dẫn là TS. Phan Thị Thúy. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Những số liệu trong các bảng
biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá do chính tôi thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra đề tài còn
sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả, cơ
quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên


Đặng Văn Thông

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam nói chung, khoa Môi Trường nói riêng đã trang
bị cho tôi những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho
tôi hành trang vững chắc trong công tác sau này.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Thị Thúy, người trực
tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND xã Hưng Trung, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An, cùng toàn thể nhân dân trong xã đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài ở địa phương.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ và tạo
điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Đặng Văn Thông

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................

LỜI CẢM ƠN................................................................................................
MỤC LỤC....................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................
DANH MỤC BẢNG....................................................................................
DANH MỤC HÌNH....................................................................................
MỞ ĐẦU.......................................................................................................
Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................
Mục đích nghiên cứu................................................................................................
Nội dung nghiên cứu................................................................................................

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................
1.1 Khái quát chung về thuốc bảo vệ thực vật.........................................................
1.1.1 Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật................................................................
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về thuốc BVTV.....................................................
1.1.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật.....................................................................
1.1.4. Các dạng thuốc bảo vệ thực vật.....................................................................
1.1.5. Vai trò của thuốc BVTV................................................................................
1.1.6. Con đường phát tán và cơ chế tác động của thuốc BVTV............................
1.1.7 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường..............................................
1.1.8. Ảnh hưởng tới con người và động vật.........................................................
1.1.9. Thực trạng quản lý thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam.......................
1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam.....................................
1.2.1. Pháp lệnh, điều lệ và các quy định của Nhà nước.......................................
1.2.2. Các quy định của Bộ NN&PTNT................................................................

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG.......................................................
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................
2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................
iii



2.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, KT-XH xã Hưng Trung...........................
2.3.2. Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hưng Trung......
2.3.3. Điều tra thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã Hưng
Trung...........................................................................................................
2.3.4. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Hưng Trung
.....................................................................................................................
2.3.5. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Hưng Trung........
2.3.6. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý thuốc
BVTV trên địa bàn xã Hưng Trung............................................................
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................
2.4.2. Tổng hợp và xử lý số liệu............................................................................

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội (KT-XH) xã Hưng Trung.....................
3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................
3.1.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội............................................................................
3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại Hưng Trung...........................................
3.2.1. Thực trạng sản xuất cây trồng nông nghiệp tại xã Hưng Trung.................
3.2.2 Tình hình sản xuất cây nông nghiệp tại các hộ gia đình được phỏng vấn
.....................................................................................................................
3.3 Thực trạng quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã Hưng Trung.......................
3.3.1. Hệ thống tổ chức QLNN về thuốc BVTV tại địa bàn nghiên cứu..............
3.3.2. Các biện pháp quản lý..................................................................................
3.3.3. Quản lý kênh phân phối thuốc BVTV.........................................................
3.4. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Hưng Trung....................................
3.4.1. Chủng loại thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn xã Hưng Trung..................
3.4.2. Cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân............................
3.5. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Hưng Trung...........

3.5.1. Đánh giá chung về hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Hưng
Trung...........................................................................................................
3.5.2. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, kinh doanh thuốc ở các cơ sở kinh
doanh thuốc BVTV.....................................................................................

iv


3.5.3. Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của các cán
bộ chuyên trách xã......................................................................................
3.6. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý thuốc
BVTV tại xã Hưng Trung...........................................................................

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................
Kết luận..................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................
PHỤ LỤC....................................................................................................

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BV&KDTV :

Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật

BVTV

:


Bảo vệ thực vật

CP

:

Chính Phủ

GTSX

:

Giá trị sản xuất

HTX

:

Hợp tác xã

IPM

:

Quản lý dịch hại tổng hợp

KT-XH

:


Kinh tế – xã hội

NN&PTNT :
SRI

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
:

Hệ thống canh tác lúa cải tiến

SV

:

Sinh vật

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

TSS

:

Thuốc trừ sâu

TTB


:

Thuốc trừ bệnh

TTC

:

Thuốc trừ cỏ

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc của WHO...........................
Bảng 1.2: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc ở nước ta............................
Bảng 1.3. Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất.......................
Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất năm 2015:...................................
Bảng 3.2 Diễn biến đàn gia súc, gia cầm đến năm 2015................................
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích gieo trồng các giống cây chính gieo trồng vụ
xuân năm 2016.................................................................................
Bảng 3.4. Chủng loại cây trồng ở phạm vi nông hộ tại xã Hưng Trung.........
Bảng 3.5. Danh sách cán bộ chuyên trách tại UBND xã Hưng Trung...........
Bảng 3.6. Thống kê danh sách các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV tại xã
Hưng Trung......................................................................................
Bảng 3.7. Danh sách các loại thuốc BVTV được người dân sử dụng tại xã
Hưng Trung tính đến 25/4/2016.......................................................
Bảng 3.8. Liều lượng sử dụng một số loại thuốc BVTV của người dân.........
Bảng 3.9. Số lần phun và thời gian cách ly thuốc BVTV..............................


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường..................
Hình 1.2. Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật................
Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Hưng Trung năm 2015..........................
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện số lượng cây trồng của các hộ tại xã Hưng
Trung...............................................................................................
Hình 3.3. Tổ chức quản lý sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã...................
Hình 3.4. Hoạt động của Đoàn thanh tra thuốc BVTV..................................
Hình 3.5. Biểu đồ trình độ văn hóa của cán bộ chuyên trách quản lý thuốc
BVTV xã..........................................................................................
Hình 3.6. Kênh phân phối thuốc BVTV trên địa bàn huyện..........................
Hình 3.7. Thời điểm phun thuốc BVTV cho các loại cây trồng.....................
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ hộ sử dụng hỗn hợp thuốc BVTV cho cây trồng........
Hình 3.9. Các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuốc BTVT của
người dân xã Hưng Trung................................................................
Bảng 3.10. Tình trạng sử dụng bảo hộ lao động của các hộ nông dân...........
Hình 3.10. Cách xử lý thuốc BVTV còn dư sau khi phun của người dân xã
Hưng Trung......................................................................................
Hình 3.11. Biểu đồ cách xử lý bao bì thuốc BVTV của nông dân..................
Hình 3.12. Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của người dân đến cơ quan
quản lý thuốc BVTV của xã Hưng Trung.........................................
Hình 3.13. Hình ảnh minh họa bảo hộ lao động cần thiết khi sử dụng thuốc
BVTV..............................................................................................

viii



MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và
ẩm quanh năm thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng thuận lợi
cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại hại mùa. Do vậy việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa
màng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là đều quản trọng và chủ yếu.
Tuy nhiên, theo con số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) cho biết, cả nước hiện có trên 270 công ty sản xuất sang chai,
đóng gói và hơn 40 công ty cung ứng phân phối thuốc BVTV với trên 3.500
tên thương mại thuốc được lưu hành. Bên cạnh đó, trung bình mỗi năm cả
nước nhập khẩu khoảng trên 70.000 tấn thuốc BVTV thành phẩm các loại,
trong đó 90% được nhập khẩu từ Trung Quốc và còn có một lượng lớn thuốc
BVTV nhập lậu chưa kiểm soát được.
Hưng Trung là xã đồng bằng thấp trũng, nằm tách biệt phía Bắc huyện
Hưng Nguyên, cách trung tâm huyện 20 km trong đó sản xuất nông nghiệp là
ngành chính của xã. Cùng với sự phát triển sản xuất nông nghiệp thì thuốc
BVTV được người dân sử dụng, lưu hành rất phố biển và rộng rãi. Bên cạnh
những mặt tích cực, thì việc lạm dụng thuốc BVTV và sử dụng không hiệu
quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Vì vậy tăng
cường việc quản lý sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV là một yêu
cầu đặc biệt cấp bách hiện nay trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng quản lý và
sử dụng thuốc BVTV hiện nay.
Việc đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) theo hướng phát
triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường là một đòi hỏi và là thách thức
lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về BVTV, xuất phát từ thực trạng nêu
trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ““Đánh giá thực trạng công tác quản ly
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên,
tỉnh Nghệ An” cho kỳ thực tập tốt nghiệp năm học 2016.

1


Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể:
Đánh giá thực trạng quản lí và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã
Hưng Trung từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công
tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nội dung nghiên cứu
•Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội (KT-XH) của xã
Hưng Trung.
•Đánh giá thực trạng quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn xã .
•Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân.
•Đánh giá hiệu quả công tác quản lý của cán bộ tại xã và tại các cơ sở
kinh doanh.
•Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của các cán
bộ xã.
•Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và dễ áp dụng nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV.

2


Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát chung về thuốc bảo vệ thực vật
1.1.1 Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật
Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với
dịch hại để bảo vệ mùa màng thì một số biện pháp phòng trừ dich hại để hình
thành. Chính vì vậy, lịch sử của thuốc BVTV có từ rất lâu đời (cách đây

khoảng 10000 năm).
Vào những năm 2500 trước công nguyên (BC), hợp chất lưu huỳnh
được sử dụng để diệt côn trùng và nhện.
Năm 1500 BC, có hợp chất để diệt bọ chét trong nhà.
Năm 1200 BC, ở Trung Quốc đã xử lý hạt giống.
Năm 900 sau công nguyên (AD), người ta đã dùng Arsenic sulfides để
trừ côn trùng trong vườn.
Thế kỷ thứ IV, người ta biết xử lý hạt lúa bằng Arsen trắng.
Từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX là thời ký cách mạng nông
nghiệp ở Châu Âu. Sản xuất nông nghiệp tập trung và năng suất cao hơn,
đồng thời dịch hại càng ngày nhiều hơn xảy ra trong phạm vi toàn thế giới.
Một số thuốc trừ sâu, dịch hại, diệt hại phổ biến ở cuối thế kỷ XIX đến năm
1930, chủ yếu là chất vô cơ như Arsen, Selenium, Antimony, Sulfur… hoặc
một số chất thảo mộc vốn có chất độc. Song thời bấy giờ chưa ai biết được
đến độc hại của nó.
Từ đầu thế kỷ XX, xuất hiện một số biện pháp trừ sâu hại tích cực hơn
và hiệu quả hơn. Đó là sự ra đời của DDT thuộc nhóm Clo hữu cơ vào năm
1939 và liên tục sau đó cho ra đời nhiều các hợp chất hóa học khác. Đây là
hợp chất đầu tiên trong chuỗi thuốc trừ sâu được khám phá, nó tiêu diệt được
một lượng lớn côn trùng. Trong suốt 25 năm sau đó, nó được xem như là một
vị cứu tinh của nhân loại giúp diệt trừ côn trùng và tăng sản lượng nông sản.
Chu trình sản xuất cũng tương đối rẻ nên nó được áp dụng phổ biến rộng rãi ở
mọi nơi trên thế giới.

3


Năm 1920, người ta tổng hợp nên các hợp chất có gốc lân hữu cơ.
Năm 1947, người ta tổng hợp nên hóa chất Carbamate.
Năm 1970, phát hiện được các loại thuốc Pyrethroide.

Hiện nay, thuốc trừ sâu tồn tại 3 thế hệ, tính độc hại của thế hệ sau
thường thấp hơn thế hệ trước.
Thuốc trừ sâu thế hệ thứ nhất thường là thuốc triết từ chất Nicotin, hay
Pyrethrum chiết từ một loại cúc khô, những chất vô cơ như phèn xanh, thạch tín

Thuốc trừ sâu thế hệ thứ hai là tổng hợp từ các chất hữu cơ: DDT, 666 …
Thuốc trừ sâu thế hệ thứ ba, xuất hiện vào những năm 70 và 80 như
gốc lân hữu cơ, Cardbamate và sự ra đời của Pyrethroide, thuốc sinh học (Lưu
Nguyễn Thành Công, 2010).
Ở nước ta, việc sử dụng thuốc BVTV chỉ phổ biến ở thế kỷ thứ XIX.
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật: là những chế phẩm có nguồn gốc hóa chất, thực
vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây
hại tài nguyên thực vật. Gồm các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại
tài nguyên thực vật ; các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng
hay khô lá; các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc hút các loài sinh vật gây hại
tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt (Nguyễn Trần Oánh và Cs, 2007).
• Nồng độ, liều lượng: Nồng độ là lượng thuốc cần dùng để pha loãng
với 1 đơn vị thể tích dung môi, thường là nước. Liều lượng là lượng thuốc cần
áp dụng cho 1 đơn vị diện tích.
• Độ độc: “Độ độc là lượng chất độc tối thiểu đủ để giết chết một
kilogram SV sống” - theo từ điển Bách khoa Việt Nam. Người ta thường biểu
thị độ độc thông qua chỉ số LD50 - chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một
loại thuốc BVTV đối với động vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/kg
trọng lượng chuột) - là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí
nghiệm. LD50 càng thấp thì độ độc càng cao.

4



• Dịch hại: dùng chỉ mọi loài SV gây hại cho mùa màng, nông sản;
cho cây rừng, cho môi trường sống; bao gồm các loài côn trùng, vi sinh vật
gây bệnh cây, cỏ dại, các loài gặm nhấm, chim và động vật phá hoại cây
trồng.
• Thời gian cách ly: là khoảng thời gian tính từ ngày cây trồng hoặc
sản phẩm cây trồng được xử lý thuốc lần cuối cùng cho đến ngày thu hoạch
làm thức ăn cho người và vật nuôi mà không tổn hại đến sức khỏe. Thời gian
cách ly khác nhau với từng loại thuốc khác nhau trên các loại cây trồng khác
nhau, tùy theo tốc độ phân hủy của thuốc. Thí dụ thời gian cách ly của thuốc
Cypermethrin được quy định với rau ăn lá là 7 ngày, rau ăn quả là 3 ngày, bắp
cải 14 ngày, hành 21 ngày (Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2005).
• Dư lượng thuốc BVTV: là phần còn lại của các hoạt chất, chất phụ
trợ cũng như các chất chuyển hóa của chúng và tạp chất; tồn tại trên cây
trồng, nông sản, đất, nước sau khi sử dụng. Các phần này có khả năng gây
độc, còn lưu trữ một thời gian trên bề mặt của vật phun và trong môi trường.
1.1.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV có nhiều loại khác nhau và theo sự phân chia Nguyễn
Trần Oánh và cs, 2007 thì thuốc BVTV bao gồm các loại sau:
 Dựa vào đối tượng phòng chống:
- Thuốc trừ sâu (Insecticide)
- Thuốc trừ bệnh (Fungicide)
- Thuốc trừ chuột (Rodenticde hay Raticide)
- Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide)
- Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc trừ cỏ


Dựa vào con đường xâm nhập (hay cách tác động của thuốc) đến

dịch hại: tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp.

 Dựa vào nguồn gốc hoá học:
- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây
cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
5


- Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh
thiên địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh...)
có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung
dịch booc đo, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi....) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có
khả năng tiêu diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ,
cacbamat...).
Gần đây, do nhiều dịch hại đã hình thành tính chống nhiều loại thuốc
có cùng một cơ chế, nên người ta đã phân loại theo cơ chế tác động của các
loại thuốc (như thuốc kìm hãm men cholinesterase, GABA, kìm hãm hô
hấp...) hay theo phương thức tác động (thuốc điều khiển sinh trưởng côn
trùng, thuốc triệt sản, chất dẫn dụ, chất xua đuổi hay chất gây ngán).


Phân chia theo các dạng thuốc (thuốc bột, thuốc nước...) hay

phương pháp sử dụng (thuốc dùng để phun lên cây, thuốc xử lý giống...).
 Phân loại theo tính độc
Căn cứ vào chỉ số LD50 (độ độc cấp tính), tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
phân chia các loại thuốc BVTV ra thành 5 nhóm khác nhau.
Bảng 1.1: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc của WHO.
LD50 với chuột (mg/kg)
Nhóm thuốc BVTV


Vạch màu

Qua miệng

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

<5

< 20

< 10

< 40

5 - 50

20 -200

10 - 100

40 - 400


Nhóm Ia: rất độc

Đỏ

Nhóm Ib: độc cao

Vàng

Nhóm II: độc
trung bình

Xanh da
trời

50 - 500

200 2000

100 1000

400 4000

Nhóm III: độc ít

Xanh lá
cây

500 2000


2000 –
3000

> 1000

> 4000

>2000

>3000

Nhóm IV: rất ít độc

Nguồn: Phan Thị Phẩm, 2010.

6


Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc.
Trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc
có LD50 cao, vì an toàn hơn. Ở nước ta, tuân theo cách phân nhóm độc của
WHO và lấy căn cứ chính là LD50 qua miệng, phân chia thành 4 nhóm độc.
Bảng 1.2: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc ở nước ta.
Phân nhóm

Ky hiệu

Biểu tượng

Nhóm I: Rất độc


Chữ đen trên dải đỏ

Đầu lâu xương chéo trên nền trắng

Nhóm II:
Độc trung bình

Chữ đen trên dải vàng

Chữ thập đen trên nền trắng

Nhóm III: Ít độc

Chữ đen trên dải
xanh nước biển

Vạch đen không liên tục trên
nền trắng

Nhóm IV:
Rất ít độc

Chữ đen trên dải xanh
lá cây

Nguồn: Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2015..
1.1.4. Các dạng thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV thường được sản xuất dưới một số dạng sau:
- Thuốc bột thấm nước: còn gọi là nước bột hòa nước, viết tắt là WP,

BTN: gồm các hoạt chất, chất độn, chất thấm ướt và một số chất phù trợ khác.
Thuốc ở dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù, pha
với nước để sử dụng.
- Thuốc sữa: viết tắt là EC hay ND: gồm các hoạt chất, dung môi, hóa
chất sữa và một số chất phù trợ khác. Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, tan trong
nước thành dung dịch nhũ tương đối đồng đều, không lắng cặn hay phân lớp.
- Thuốc phun bột: viết tắt là DP, chứa các thành phần hoạt chất thấp dưới
10%, nhưng chứa tỉ lệ chất độn cao, thường là đất sét hoặc bột cao lanh. Ngoài ra,
thuốc còn chứa chất chống ẩm, chống dính, ở dạng bột mịn, thuốc không tan trong
nước.
- Thuốc ở dạng hạt: viết tắt là G hoặc H, gồm các hoạt chất, chất độn,
chất bao viên và một số chất phù trợ khác.

7


- Ngoài ra còn một số dạng tồn tại khác: thuốc dung dịch, thuốc bột
tan trong nước, thuốc phun mùa nóng, thuốc phun mùa lạnh (Nguyễn Trần
Oánh, 2007).
1.1.5. Vai trò của thuốc BVTV
Biện pháp hoá học BVTV đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp với nhiều ưu điểm nổi trội:
- Thuốc hoá học có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện
rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp
khác không thể thực hiện được.
- Biện pháp hoá học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ
được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả
kinh tế, đồng thời cũng giúp giảm được diện tích canh tác.
- Biện pháp hoá học dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau,
đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.

Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết
các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại. Nhưng loài người vẫn tiếp tục tìm
kiếm các dạng sản phẩm mới dễ sử dụng hơn, có hiệu lực trừ dịch hại cao
hơn, thân thiện hơn với môi sinh và môi trường. (PGS. TS. Nguyễn Trần
Oánh, TS. Nguyễn Văn Viên và Cs, 2007).

8


1.1.6. Con đường phát tán và cơ chế tác động của thuốc BVTV
1.1.6.1. Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường
Con đường
phát tán
thuốc
BVTV

Tia nước
thuốc
BVTV

Không
khí

Theo trọng lực
Theo mưa

Đất trồng

Cây
trồng

Thu
hoạch

Diệt
sâu
bệnh

Động
vật

Phát tán
Xói mòn,
hoạt
rửa trôi
Nước cấp
tính của
Mưa,
Con
Nước sạch
thuốc
sương
Nước ngầm
người
trong

môi
trường
Biển
Hình 1.1. Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường
Nguồn: Nguyễn Phúc Hưng, 2013


Thuốc BVTV không chỉ tác động tại nơi xử lý mà nó còn gây ô nhiễm
các vùng lân cận do thuốc bị bốc hơi đi vào khí quyển và được gió mang đi
xa. Thuốc có thể bị lắng tụ trong các vực nước do bị rửa trôi.
1.1.6.2. Cơ chế tác động của thuốc BVTV
Sau khi chất độc xâm nhập được vào tế bào, tác động đến trung tâm
sống, tuỳ từng đối tượng và tuỳ điều kiện khác nhau mà gây ra tác động sau
trên cơ thể SV.
 Tác động cục bộ, toàn bộ:
• Tác động cục bộ: chỉ gây ra những biến đổi tại những mô mà trực
tiếp tiếp xúc với chất độc; như những thuốc có tác động tiếp xúc.
• Tác động toàn bộ: chất độc tác động đến cả những cơ quan ở xa nơi
thuốc hay tác động đến toàn bộ cơ thể, như những thuốc có tác dụng nội hấp.
 Tác động tích luỹ: SV tiếp xúc với chất độc nhiều lần, nếu quá trình
hấp thu nhanh hơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tượng tích luỹ hoá học.
 Tác động liên hợp: Khi hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau, hiệu
lực của chúng có thể tăng lên và hiện tượng này được gọi là tác động liên hợp.
9


Nhờ tác động liên hợp, ta giảm được số lần phun thuốc, giảm chi phí phun và
diệt đồng thời nhiều loài dịch hại cùng lúc.
 Tác động đối kháng - ngược với tác động liên hợp: khi hỗn hợp,
chất độc này làm suy giảm độ độc của chất độc kia.
 Hiện tượng quá mẫn: Các cá thể xảy ra hiện tượng quá mẫn khi tác
động của chất được lặp lại. Chất gây ra hiện tượng này được gọi là chất cảm
ứng. Khi chất cảm ứng đã tác động được vào cơ thể với liều nhỏ cũng có thể
gây hại cho SV.
1.1.7 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường
Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi

loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Ðể hạn chế
bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ
thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do
không thể tăng mãi nồng độ được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường
mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.
1.1.7.1 Môi trường đất
Hóa chất bảo vệ thực vật có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặc biệt
các loại rễ của rau như củ cà rốt và cỏ. HCBVTV được hấp thu từ đất vào cỏ,
súc vật ăn cỏ như trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dư lượng HCBVTV trong cỏ vào
thịt và sữa (Trần Văn Chiến và cs, 2006).
Sự tồn tại và vận chuyển HCBVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu
tố cấu trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện
thời tiết, thủy lợi, loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất. Theo Trần Văn
Chiến và cộng sự (2006), hóa chất BVTV tồn tại trong đất ở trạng thái di
động và thấm sâu. Tính di động của nó chịu ảnh hưởng lớn nhất của nước và
lực dòng chảy của nước, khả năng di động của nó được quyết định bởi độ
tan, độ hấp phụ trong keo đất, cường độ hấp phụ, vận tốc hấp phụ của đất và
nhóm thuốc BVTV. Khả năng thấm sâu của hóa chất BVTV phụ thuộc vào
nước, lực thấm sâu của dòng nước, tính linh động của hóa chất BVTV (Trần
Văn Chiến và cs, 2006).
10


Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất, ví dụ DDT
và các chất clo hữu cơ sau khi đi vào môi trường sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất
liên kết trong môi trường, mà những chất mới thường có độc tính hơn hẳn, xâm
nhập vào cây trồng và tích luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền theo thực phẩm đi
vào gây hại cho người, vật như ung thư, quái thai, đột biến gen...(Trần Văn
Chiến và Cs,2006).
Sự tồn lưu của hóa chất BVTV trong đất tùy thuộc đặc tính tính chất của

mỗi loại. Ví dụ, thuốc diệt côn trùng organophosphate có thể kéo dài chỉ vài
ngày trong đất. Thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến nhất là 2,4-D, lưu tồn từ
3-15 năm hoặc dài hơn. Thời gian lưu tồn của các thuốc diệt cỏ khác, thuốc diệt
nấm và thuốc diệt côn trùng thì thường nằm trong khoảng trung gian. Phần lớn
các chất sát trùng phân hủy nhanh chóng dù để chống lại sự tích lũy trong đất.
những thuốc sát trùng nào kháng cự lại sự phân hủy thì có khả năng làm thiệt hại
đến môi trường (Trần Văn Chiến và Cs, 2006).
Tuy nhiên tốc độ phân giải chậm nếu thuốc tồn tại trong môi trường đất
với lượng lớn, nhất là trong đất có hoạt tính sinh học kém.Thời gian tồn tại của
thuốc trong đất dài hay ngắn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường. Ví dụ: sản
phẩm tồn lưu của DDT trong đất là DDE cũng có tác dụng như thuốc trừ sâu
nhưng tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng chim độc hơn DDT từ 2
đến 3 lần. Loại thuốc Aldrin cũng đồng thời với DDT, có khả năng tồn lưu trong
môi trường sinh thái (MTST) đất và cũng tạo thành sản phẩm "dieldrin" mà
độc tính của nó cao hơn aldrin nhiều lần. Thuốc diệt cỏ 2,4 – D tồn lưu trong
MTST đất và cũng có khả năng tích lũy trong quả hạt cây trồng gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng nông sản (Trần Văn Chiến và Cs,2006).
Theo nghiên cứu của Bùi Vĩnh Diên và cộng sự (2004) về dư lượng
thuốc BVTV trong đất tại Đắclắk thấy trong đất canh tác các loại có chứa dư
lượng thuốc BVTV chung là 62,22% số mẫu và 44,44% mẫu có dư lượng
vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đất trồng cà phê 60,0% số mẫu có dư lượng
thuốc BVTV và 33,3% số mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 1.3. Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất
Hóa chất BVTV

Thời gian tồn lưu trong đất (tuần)
11


Clodan

DDT
Dieldrin
Heptaclo, Aldrin
Simazin
Antrazin
2,3,6 – TBA
2,4 D
Barba

300
200
150
90
80
40
43
3
1
Nguồn: Trần Văn Chiến và Phan Trung Quý, 2006.

Khi thuốc bảo vệ thực vật (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào
môi trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống
như tác hại của phân bón hoá học dư thừa trong đất. Do khả năng diệt khuẩn
cao nên thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong
đất, làm hoạt tính sinh học trong đất giảm. Ở trong đất HCBVTV tác động vào
khu hệ vi sinh vật (VSV) đất, giun đất và những động vật khác làm hoạt động
của chúng giảm, chất hữu cơ không được phân huỷ, đất nghèo dinh dưỡng.
1.1.7.2. Môi trường nước.
Thuốc BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những
cánh đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sông, hoặc do đổ thuốc BVTV thừa

sau khi đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ
cỏ, trừ sâu, trừ bệnh, thuốc BVTV lẫn trong.
Ô nhiễm môi trường đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu
trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp
bùn đáy ở sông, ao, hồ,…sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể
phát hiện trong các giếng, ao, hồ, sông, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu
vài km.
Thuốc trừ sâu phun lên cây trồng thì trong đó có khoảng 50% rơi xuống
đất, sẽ tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, một lớp chất lắng gọi là dư lượng gây
hại đáng kể cho cây trồng. Sự lưu trữ của thuốc trừ sâu trong đất là yếu tố
quan trọng để đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường và cây trồng.
a. Nguồn nước mặt
12


Nguồn nước mặt đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hóa chất BVTV. Theo
kết quả phân tích hóa chất BVTV nước Biển Hồ tỉnh Gia Lai, Hồ Lắc tỉnh
Đăk Lăk nước Biển Hồ có chứa dư lượng 2 - 3 loại trong 15 loại hóa chất
chuẩn gốc Clo hữu cơ, hàm lượng trung bình 0,05 - 0,06 mg/l. Như vậy việc
sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp, lâm nghiệp là nguồn gốc sinh ra
lượng tồn lưu trong môi trường đất, nước dẫn đến nguồn nước ô nhiễm.
Việt Nam có nền sản xuất nông nghiệp là chính nên nguồn nước ô
nhiễm thuốc BVTV không chỉ ở một nơi nhiều nơi khác cũng đã bị ô nhiễm.
Như lưu vực nước sông Cầu tỉnh Bắc Ninh, năm 2006 tại các vùng thâm canh
rau tỷ lệ lượng thuốc BVTV được sử dụng cao gấp 3 - 5 lần các vùng trồng
lúa. Nguồn nước nhiễm hóa chất BVTV không chỉ bởi nông dân trồng lúa mà
tất cả các nông hộ trồng các loại cây rau, lâm nghiệp, cây công nghiệp sử
dụng thuốc BVTV làm ô nhiễm nguồn nước (Nguyễn Thế Đồng, 2010).
b. Nguồn nước ngầm
Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, một lượng đáng kể một lượng

thuốc sẽ không được cây trồng tiếp nhận, chúng sẽ lan truyền và tích lũy
trong đất thấm thấu vào nguồn nước ngầm, làm cho nước ngầm nhiễm các
thuốc BVTV
Việc sử dụng hợp chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp làm hóa chất
thấm vào đất đến nguồn nước ngầm, làm cho nước ngầm nhiễm thuốc bảo vệ
thực vật, với lưu lượng tồn đọng như vậy gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng xung quanh rất cao. Tại Tiên Lãng, Vĩnh Bảo nguồn nước giếng khoan,
giếng đào đã có 70% mẫu nước lấy từ các giếng bị ô nhiễm bởi chất sắt, asen
và dư lượng thuốc BVTV. Từ trên cho thấy nhiều nơi nguồn nước ngầm đã
nhiễm thuốc BVTV, ở đâu có sản xuất nông nghiệp thuốc BVTV vượt mức
quy định làm cho nguồn nước ô nhiễm và nó sẽ gây khó khăn đến nguồn nước
sinh hoạt cho cộng đồng xung quanh. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp
khắc phục để nông dân sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lí. Đặc biệt nguồn
nước ngầm, khi nguồn nước ngầm bị nhiễm thuốc trừ sâu, nó không có khả
năng tự làm sạch như nguồn nước mặt. Dòng chảy trong nguồn nước ngầm rất
13


chậm các dư lượng thuốc trừ sâu không pha loãng hay phân tán được, do vậy
nó tồn tại trong khoảng thời gian rất lâu có thể hàng trăm năm để làm sạch
những chất ô nhiễm (Lê Thị Hồng Trân, 2008).
1.1.7.3. Môi trường không khí.
Ô nhiễm không khí do HCBVTV chủ yếu do phun thuốc. Ngay trong
quá trình phun thuốc, các hạt nhỏ bay hơi tạo thành những hạt mù lỏng có thể
bay rất xa theo gió. Thông thường HCBVTV loại tương đối ít bay hơi như
DDT cũng bay hơi trong không khí rất nhanh khi ở vùng khí hậu nóng gây ô
nhiễm không khí và rất nguy hiểm nếu hít phải HCBVTV trong không khí. Tuy
vậy, HCBVTV cũng có thể bám dính theo các hạt bụi và xâm nhập cơ thể con
người qua hít thở hoặc bám lên rau quả xâm nhập cơ thể người qua ăn uống
(Lê Hồng Trân, 2008).

1.1.8. Ảnh hưởng tới con người và động vật
Thông thường, các loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người và
động vật chủ yếu từ 3 con đường: hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ngoài
da, đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống và đi vào khí quản qua
đường hô hấp.
Biểu hiện tác động gây bệnh của thuốc BVTV trên người và động vật

Nhiễm độc
Mãn
tính

Bán
cấp
tính

Di truyền
Cấp
tính

Độc
bào
thai

Độc
sinh
học

Dị ứng
Độc
đột

biến

U
lành

U
ác

Sinh
bào
non

Hình 1.2. Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật
Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cộng sự, 2007
Ở tất cả các nước, tần suất bị nhiễm thuốc BVTV lớn nhất là ở những
người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV, tiếp theo là những người dân sống cạnh
các vùng canh tác phun nhiều thuốc BVTV. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy
14


×