Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Nước Sinh Hoạt Tại Xã Thạch Xuân, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.36 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT
TẠI XÃ THẠCH XUÂN, HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ MƠ

Lớp

: K57 - MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS HOÀNG THÁI ĐẠI
TS TRẦN VĂN ĐẠT



Hà Nội – 2016

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT
TẠI XÃ THẠCH XUÂN, HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ MƠ

Lớp

: K57 - MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn


: PGS.TS HOÀNG THÁI ĐẠI
TS TRẦN VĂN ĐẠT

Địa điểm thực tập: xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

2


Hà Nội – 2016

3


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ
của thầy cô và cơ quan thực tập tốt nghiệp em đã hoàn thành khóa luận với đề
tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân,
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.
Để hoàn thành tốt đề tài này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến PGS.TS Hoàng Thái Đại và TS. Trần Văn Đạt, là những người đã
tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được
đi khảo sát thực tế, có cơ hội tiếp cận sát với nội dung nghiên cứu, giúp em
thực hiện tốt những mục tiêu của đề tài.
Em xin chân thành cám ơn chú Nguyễn Duy Kỳ và chị Nguyễn Thị
Thư cán bộ địa chính – môi trường xã Thạch Xuân đã tạo điều kiện cho em
thu thập tài liệu và các thông tin liên quan tới đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Môi Trường
đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá
trình học tập để trang bị những kiến thức cơ bản áp dụng vào trong quá

trình thực hiện đề tài.
Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên khóa luận sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của quý thầy
cô. Xin chân thành cảm ơn.
Em xin gửi tới quý thầy cô và quý cơ quan lời chúc tốt đẹp nhất!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mơ


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................i
MỤC LỤC...........................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................................................v
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................................3
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................19
Nguồn nước dùng cho sinh hoạt trong xã chủ yếu là từ nước ngầm và nước mưa. Nước ngầm là
nguồn nước quan trọng và phổ biến ở xã Thạch Xuân. Người dân sử dụng nguồn nước này cho cả
ăn uống, sinh hoạt, sản xuất nhưng chủ yếu nhất là sử dụng nước giếng cho sinh hoạt................25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................55
Xã Thạch Xuân là xã miền núi, khí hậu và thời tiết còn khắc nghiệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nắng
nóng, cùng với gió Lào kéo dài, lượng mưa ít, ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân cũng như
nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân.......................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................56
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................58

PHỤ LỤC I: Mẫu phiếu điều tra........................................................................................................58


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BYT

Bộ y tế

HVS

Hợp vệ sinh

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: QCVN 02:2009/BYT:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (trích)...................................5
Bảng 2.1: Số lượng phiếu điều tra tại xã Thạch Xuân.......................................................17
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân..............................................18
Bảng 2.3: Phương pháp phân tích mẫu............................................................................19
Bảng 3.1: Phân loại sử dụng nguồn nước tại xã Thạch Xuân............................................25
Bảng 3.2: Thống kê kết quả khảo sát từ phiếu điều tra của xã Thạch Xuân.....................28
Bảng 3.3: Tỷ lệ nguồn nguồn nước sinh hoạt qua lọc và không qua lọc của xã Thạch Xuân
.........................................................................................................................................32
Bảng 3.4: Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân...............................39


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ hành chính xã Thạch Xuân...............................................................20
Hình 3.2: Phân loại nguồn nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân......................................26
Hình 3.3: Giếng làng tại xã Thạch Xuân........................................................................27
Hình 3.4: Sự khác nhau về phương thức khai thác nguồn nước giữa các thôn tại xã
Thạch Xuân..................................................................................................................27
Hình 3.5: Cấp nước bằng giếng đào tại xã Thạch Xuân................................................29
Hình 3.6 : Thời gian sử dụng giếng đào tại xã Thạch Xuân...........................................30
Hình 3.7: Cấp nước bằng giếng khoan tại xã Thạch Xuân............................................31
Hình 3.8: Tỷ lệ nguồn nước qua lọc của người dân xã Thạch Xuân..............................33
Hình 3.9: Bể lọc nước tại xã Thạch Xuân......................................................................34
Hình 3.10: Thời gian rửa bể lọc của các hộ gia đình tại xã Thạch Xuân........................35
Hình 3.11: Chất lượng nước tại xã Thạch Xuân............................................................36
Hình 3.12: Tỷ lệ % chất lượng nước giếng hiện

của các hộ được phỏng vấn.........................................................................................37
Hình 3.13: Lưu lượng nước sử dụng tại xã Thạch Xuân...............................................37
Hình 3.14: Nhu cầu cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân
xã Thạch Xuân..............................................................................................................38
Hình 4.15: So sánh pH của mẫu nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân với QCVN
02:2009/BYT................................................................................................................40
Hình 3.16: Độ cứng của các mẫu nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân............................40
Hình 3.17: So sánh NH4+ của các mẫu nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân với QCVN
02:2009/BYT................................................................................................................41
Hình 3.18: So sánh FeTS của các mẫu nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân với QCVN
02;2009/BYT................................................................................................................42
Hình 3.19: So sánh độ đục của các mẫu nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân với QCVN
02:2009/BYT................................................................................................................43
Hình 3.20: Hiện trạng sử dụng nhà vệ sinh tại xã Thạch Xuân.....................................45


Hình 3.21: Khoảng cách từ khu vệ sinh đến nguồn nước.............................................45
Hình 3.22: Sơ đồ công nghệ xử lý nước sạch cấp cho hộ dân xã..................................51
Hình 3.23: Cấu trúc cơ bản của bể lọc..........................................................................52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu không chỉ cần thiết cho sinh hoạt và
sản xuất của con người mà còn cho các sinh vật tồn tại trên trái đất. Khi
nguồn nước bị nhiễm bẩn thì sinh hoạt của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn,
không đảm bảo an toàn cho người sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của cộng đồng và có thể làm suy thoái hệ sinh thái.
Việc đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường sống không chỉ giải
quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe người dân, mà còn góp

phần nâng cao chất lượng cuộc sống và từng bước ổn định, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội. Do vậy, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là một trong số các
mục tiêu thiên niên kỷ được 189 quốc gia phê chuẩn từ năm 2000.
Ở nước ta, tổng dân số của cả nước khoảng 90 triệu người. Trong đó,
hơn 60 triệu người sinh sống ở khu vực nông thôn, chiếm hơn 70% dân số cả
nước. Do mức sống còn thấp, cùng với thói quen sinh hoạt truyền thống nên
hiện phần lớn dân cư nông thôn vẫn sử dụng các nguồn nước như: nước
giếng, ao hồ nhỏ, nước mưa, nước sông rạch... để uống và phục vụ sinh hoạt
hằng ngày. Trong khi đó, sự mất cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển
hệ thống hạ tầng kỹ thuật và nhận thức xã hội hiện nay đang nảy sinh nhiều
bất cập. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm nguồn nước và
những nhận thức chưa đầy đủ về môi trường sống nói chung. Thực trạng trên
đây đã tác động không nhỏ đến nước sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng và sự
phát triển bền vững ở khu vực nông thôn.
Nhận thức được vai trò và sự cần thiết của nước sạch, từ nhiều năm nay
nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược nhằm cải thiện
cuộc sống của cộng đồng dân cư nông thôn. Kết quả thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đạt được
1


nhiều thành tựu quan trọng. Đến nay, khoảng 82% dân số nông thôn đã được
sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 60% số hộ gia đình nông thôn có nhà
tiêu hợp vệ sinh; 92% số trạm y tế, 90% số trường học có công trình cấp nước
và nhà tiêu hợp vệ sinh...
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, theo đánh giá của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn vẫn gặp phải nhiều thách thức. Các giải pháp thực hiện
mục tiêu còn bộc lộ tính thiếu bền vững. Ở một số địa phương, trong đó có Hà
Tĩnh, tỷ lệ dân số sử dụng nước từ ác trạm cấp nước tập trung chưa cao; một

số công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả còn cao; chất lượng nước
chưa ổn định; nhiều công trình mới đưa vào phục vụ trong thời gian ngắn đã
bị hỏng, xuống cấp; công tác quản lý, vận hành còn nhiều bất cập. Vậy,
nguyên nhân của thực tế trên là gì? Giải pháp khắc phục như thế nào?
Từ thực trạng nói trên, trong khuôn khổ khóa luận này, sinh viên chọn đề
tài “Đánh giá thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân,
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân.
- Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước
1.1.1. Khái niệm nước sạch
Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước là cần
thiết cho sự sống nhưng ngược lại cũng có thể gây ra những hiểm họa khôn
lường cho con người khi nó bị biến đổi, ô nhiễm, bão lụt, hạn hán…
Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước: trong, không màu, không
mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con
người. Tỷ lệ các chất độc hại và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của
tiêu chuẩn vệ sinh của mỗi quốc gia. Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là
nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành
ngày 17/6/2009.
Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số)
đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm
hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi

trường.
1.1.2. Khái niệm nước cấp
Nước cấp là nước sau khi được xử lý tại cở sở xử lý nước đi qua các trạm
cung cấp nước và từ các trạm này nước sẽ được cung cấp cho người tiêu
dùng.
1.1.3. Khái niệm nước hợp vệ sinh
Nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các
thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng
để ăn uống sau khi đun sôi.
Như vậy nước sạch có chất lượng cao hơn nước hợp vệ sinh. Nước sạch là
một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hằng ngày của mọi người và đang đòi
hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện sinh hoạt cho người
dân.
3


1.1.4. Chất lượng nước
Chất lượng nước là một trong số các yếu tố cơ bản đánh giá khả năng
đáp ứng của nguồn nước cho các mục đích sử dụng khác nhau của con người.
Chất lượng nước được đặc trưng bởi hàm lượng các chất hòa tan trong nước.
Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng
nước khác nhau về mức độ sao cho phù hợp với mức độ sử dụng. QCVN
02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

4


Bảng 1.1: QCVN 02:2009/BYT:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (trích)
Giới hạn

tối đa cho phép

Tên chỉ tiêu

Đơn vị
tính

1

Màu sắc(*)

TCU

I
15

2

Mùi vị(*)

-

Không có mùi vị lạ

3

Độ đục(*)

NTU


4

Clo dư

mg/l

5

pH(*)

-

5
Trong khoảng 0,30,5
Trong khoảng 6,0 8,5

TT

6
7
8
9
10
11
12
13
14

Hàm lượng
mg/l

Amoni(*)
Hàm lượng Sắt
tổng số (Fe2+ +
mg/l
Fe3+)(*)
Chỉ số
mg/l
Pecmanganat
Độ cứng tính
mg/l
theo CaCO3(*)
Hàm lượng
mg/l
Clorua(*)
Hàm lượng
mg/l
Florua
Hàm lượng
mg/l
Asen tổng số
Coliform tổng Vi khuẩn/
số
100ml
E. coli hoặc
Vi khuẩn/
Coliform chịu
100ml
nhiệt

II

15
Không có mùi
vị lạ
5

Mức độ
giám sát
A
A
A

-

A

Trong khoảng
6,0 - 8,5

A

3

3

A

0,5

0,5


B

4

4

A

350

-

B

300

-

A

1.5

-

B

0,01

0,05


B

50

150

A

0

20

A

Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
5


- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác
nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ
qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường
ống tự chảy).
1.1.5. Ô nhiễm nguồn nước
•Ô nhiễm nguồn nước và nguyên nhân
Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây
ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người và sinh vật.
Quan niệm về ô nhiễm nguồn nước khá khác nhau. Theo hiến chương
Châu Âu thì: “Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra

đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm và nguy hại cho việc sử dụng, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi – giải trí, cho động vật nuôi cũng như
các loài hoang dại”.
Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước có thể được chia làm hai nhóm lớn:
nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo.
Ô nhiễm tự nhiên:
Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt,gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu
cơ.
Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô
nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác,và
cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có
thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên
nhân chính gây suy thoái ch ất lượng nước toàn cầu.
6


Ô nhiễm nguồn nước nhân tạo: Là sự ô nhiễm nguồn nước do các hoạt
động của con người gây ra. Nguồn nước có thể bị ô nhiễm từ các chất thải
sinh hoạt hàng ngày từ những hộ gian đình, các quán ăn, bệnh viện..Những
chất thải này có chữa những chất hữu cơ đễ phân hủy và nếu chúng được thải
trực tiếp vào các nguồn nước tự nhiên mà không qua xử lý thì sẽ dẫn đến làm
nhiễm bẩn nguồn nước này.
Từ chất thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt,

vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất
hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh
dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống
mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi
người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng
nước thải và tải lượng thải càng cao.
Nước thải đô thị: là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải
sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công
nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ
thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị
có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô
thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn chung, thành
phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà
quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan
và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch
và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể
tồn tại.
Từ các chất thải công nghiệp:
7


Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay
nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống
nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể.
Từ chất thải y tế:
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng
xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm,
bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng ... cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt

của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong
bệnh viện. Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây
bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những
khoa truyền nhiễm, lây nhiễm.
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh
học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc
hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được
xếp vào danh mục chất thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc
Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu
du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau
thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn
làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân.
Từ hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp:
Trong sản xuất nông nghiệp:
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa
không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp
khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các
chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong sản xuất ngư nghiệp:
Nước ta là nước có bờ biển dài và có nhiều điều kiện thuận lợi cho
8


ngành nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồn
nước do các hồ nuôi trồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ.
Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy
không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các
chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy,
các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại
khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45%

Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi
trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
Bên cạnh đó, các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải
sản, tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng
nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản. Ngoài ra, nhiều loại thủy hải
sản chỉ lấy một phần, phần còn lại vứt xuống sông, biển làm nước bị ô nhiễm,
bốc mùi hôi khó chịu.
•Hiện trạng ô nhiễm nước
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày
càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn,
hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do
không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất
công nghiệp là rất nặng.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không
có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ,
kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải,
phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải;
một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là
những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm
trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
9


Tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ
sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không
được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm
nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình

biến đổi từ 1.500 - 3.500MNP/100 ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu,
tăng lên tới 3800 - 12.500MNP/100 ml ở các kênh tưới tiêu.
Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Để có được nước
sạch, giếng phải đào sâu hơn vào lòng đất, có nơi sâu đến vài chục mét mà
vẫn vô vọng. Lưu lượng các con sông cũng giảm dần. Ở Việt Nam trong vài
năm trở lại đây, sông Hồng, sông Đuống... hay rơi vào tình trạng “sông cạn”,
mực nước xuống thấp dưới mức báo động làm tàu thuyền không thể lưu
thông... Đó là chưa nói đến tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, váy bẩn. Rác thải
sinh hoạt khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hoá học
làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước
sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.
Bởi sự phụ thuộc của sự sống con người, của sản xuất đối với nước sạch,
khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lên tiếng kêu cứu.
Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đó như một hiếm họa đe doạ sự
sống toàn nhân loại.
1.1.6. Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống
Nước có có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của
con người. Nước duy trì mọi hoạt động sống cũng như sản xuất.
Nó là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các
lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề
về sức khỏe:
Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt.
10


Thiếu nước, các loài cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh
đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ,
cải tạo đất…
Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công

nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu
công nghiệp như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát
triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài
hàng ngàn kilomet như ở nước ta.
Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến
lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý
nghĩa lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa,
chính trị, xã hội của một quốc gia.
Có thể thấy phần lớn các hoạt động kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào tài
nguyên nước. Giá trị kinh tế của nước không phải lúc nào cũng có thể quy đổi
thành tiền, bởi vì tiền không phải là thước đo giá trị kinh tế, có những dịch vụ
của nước không thể lượng giá được nhưng lại có giá trị kinh tế rất lớn
1.2. Thực trạng nước sạch và sử dụng nước sạch liên quan đến nông thôn
Việt Nam.
1.2.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại nông thôn ở Việt Nam
Hiện người dân Việt Nam đang sử dụng nước sinh hoạt từ 5 nguồn: nước
máy do nhà máy nước, trạm cấp nước cung cấp, nước giếng đã qua xử lý do
Sở NN&PTNT quản lý, nước giếng do người dân tự đào, khoan, nước mưa và
nước sông (tập trung chủ yếu ở các khu dân cư nghèo ven sông).
Thực tế khảo sát cho thấy nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt
của người dân nông thôn chủ yếu là do các gia đình tự đào, khoan giếng để
dùng, không qua quá trình xử lý, cũng không biết nguồn nước có bị ô nhiễm
11


hay không. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận đến nước sạch theo tiêu
chuẩn y tế còn thấp. Cụ thể, người dân sử dụng nước máy chỉ 11,7%; còn lại
là giếng khoan, giếng khơi 64,3%. Đặc biệt còn tới 24% người dân phải sử
dụng nước sinh hoạt từ sông, ao, hồ, suối, nước mưa và từ những nguồn khác.

Việc ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nông thôn do thiếu hạ tầng cơ sở,
xả nước thải sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và nước thải sinh
hoạt, rác thải ra thẳng ao, hồ không qua xử lý đã dẫn đến việc thiếu nguồn
nước sạch cho người dân nông thôn. Tại đô thị, đối tượng được thụ hưởng
nguồn nước sạch chủ yếu là người dân đô thị (chiếm 70% lượng nước), còn
lại là sản xuất công nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, dịch vụ, y tế,
tưới đường.
Có hai hình thức dịch vụ cấp nước sạch ở nông thôn:
1) Do cộng đồng thực hiện, gồm UBND xã, thị trấn, hợp tác xã dịch vụ,
công ty công ích, công ty trách nhiệm hữu hạn, tư nhân, tổ hợp tác.
2) Các trạm cấp nước do Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh trực tiếp quản lý.
Chính sách xã hội hóa cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã
bước đầu phát huy tác dụng, đã khuyến khích sự tham gia của các thành phần
kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này.
Mặc dù đã được ưu tiên đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch từ các
Chương trình và dự án, trên thực tế, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn tại các vùng
sâu, vùng xa sử dụng nước sạch vẫn còn thấp. Khoảng 41 triệu dân nông thôn
chưa có nước sạch theo tiêu chuẩn Bộ Y tế. Chỉ có 8% dân số nông thôn có
nước máy tại nhà hoặc có đường ống dẫn nước vào sân, 82% có thể lấy nước
từ các nguồn đã được cải thiện ở bên ngoài nhà, và 10% vẫn phải lấy nước từ
các nguồn chưa được cải thiện. Các nguồn nước sinh hoạt chưa được cải thiện
gồm có giếng đào và sông suối không được bảo vệ, nước được bán trên xe bò,
xe ngựa , thuyền, nước đóng chai và nước mặt chưa xử lý. Vào mùa khô, chất
12


lượng nước ở hầu hết các nguồn chưa được cải thiện suy giảm đáng kể khi
khối lượng nước giảm và hàm lượng chất gây nhiễm bẩn tăng, làm tăng tỷ lệ
mắc các bệnh do nước gây ra và các bệnh do sử dụng nước bẩn để tắm giặt.

(ADB,2010A)
Nguồn nước sinh hoạt nông thôn đang ở tình trạng đáng báo động do sự
ô nhiễm về môi trường, nguồn nước từ công nghiệp hóa, cơ sở sản xuất, xử lý
nước thải không đúng quy định.
1.2.2. Chất lượng nước sinh hoạt tại nông thôn Việt Nam
Nước sạch phục vụ ăn uống, sinh hoạt là nhu cầu bức thiết của nhân dân,
nhất là vào mùa nắng nóng.Nhưng qua báo cáo kết quả kiểm tra của 61 tỉnh,
thành phố năm 2014 và kết quả kiểm tra của ngành chức năng vào đầu năm
2015z` cho thấy: Nhiều cơ sở cấp nước có công suất 1.000 m 3/ngày, đêm trở
lên có tỷ lệ không đạt chỉ tiêu vệ sinh chung chiếm tới 21,6%, tỷ lệ không đạt
chỉ tiêu lý hóa chiếm 17,2% và tỷ lệ không đạt chỉ tiêu vi sinh chiếm 4,8%.
Kiểm tra tại nhiều cơ sở cấp nước công suất dưới 1.000 m3/ngày, đêm cũng
cho thấy: Tỷ lệ các cơ sở không đạt vệ sinh chung là 27,4%, tỷ lệ không đạt
chỉ tiêu lý hóa là 22,2%, tỷ lệ không đạt chỉ tiêu vi sinh là 11,7%. Một số chỉ
tiêu không đạt thường gặp như: Nhiễm vi sinh và chất hữu cơ, có nơi chỉ tiêu
nitrit, nitrat rất cao, một số trạm cấp nước quy mô nhỏ sử dụng nước ngầm ở
Hà Nội, Hà Nam có chỉ tiêu asen không đạt tiêu chuẩn cho phép, hoặc về độ
cứng, mangan, sắt cao hơn tiêu chuẩn... Tìm hiểu chúng tôi được biết:
Nguyên nhân các cơ sở, nhà máy cung cấp nước sạch còn có các chỉ tiêu chưa
bảo đảm chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt theo đúng tiêu chuẩn QCVN 02
mà Bộ Y tế đã ban hành là do một số nơi nguồn nước khai thác bị ô nhiễm vì
ngập lụt, có nơi thì do quy trình xử lý nước sinh hoạt chưa bảo đảm biện pháp
duy trì hàm lượng clo dư, hoặc do đường ống bị rò rỉ. Một số cơ sở cung cấp
nước sạch ở các tỉnh như: Nam Định, Lai Châu, Quảng Nam, Ninh Thuận,
Long An... thì thiếu kinh phí, trang thiết bị, hóa chất để có thể tự xét nghiệm
13


theo dõi chất lượng nước theo quy định. Việc duy trì kiểm tra của ngành chức
năng tại địa phương đối với các cơ sở, nhà máy cấp nước đạt tỷ lệ thấp, nhất

là các trạm cấp nước ở khu vực nông thôn có công suất nhỏ, phân tán rải rác.
1.2.3. Một vài nét về nguồn nước sinh hoạt của tỉnh Hà Tĩnh trong
những năm gần đây
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo miền trung, dân số gần 1,4 triệu người, trong
đó dân số nông thôn chiếm đến 87,9%; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 32,16%, đời
sống nhân dân nhìn chung đang gặp nhiều khó khăn.
Hà Tĩnh hiện có 39 công trình cấp nước nông thôn với tổng công suất thiết kế
gần 16000 m3/ ngày đảm bảo cung cấp nước sạch cho trên 100.000 dân, đặc
biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng trong chương
trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, kết quả này vẫn còn thấp so với yêu cầu đề ra, một số công trình
hoạt động chưa hết công suất thiết kế, hiệu quả chưa cao. Được biết, chương
trình của mục tiêu quốc gia mỗi năm đầu tư kinh phí vào mảng nước sạch cho
Hà tĩnh 1 tỷ đồng, có những năm cao nhất là 5 tỷ đồng (2007), nhưng khi đã
có kinh phí rồi lại không thực hiện được công trình nào cho ra trò.
Để tiếp tục khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả bảo vệ nguồn nước và môi
trường, nâng cao điều kiện sống của người dân thông qua việc cải thiện các
dịch vụ cấp nước sinh hoạt, quy hoạch cấp nước sinh hoạch nông thôn đến
năm 2020, định hướng 2030 đã đề ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020
có 80% người dân sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế và 100% số dân
được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2030.
So với bình quân chung của cả nước, các chỉ tiêu về nước sạch của Hà Tĩnh
còn thấp (đến hết năm 2011, tỷ lệ người sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt
74,6%, trong đó người sử dụng nước đạt quy chuẩn QC02 chỉ chiếm 62,04%)

14


nên đã ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện chủ trương xây dựng
nông thôn mới (NTM) của tỉnh.

Theo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh,
tuy chưa có đánh giá cụ thể nhưng thống kê sơ bộ tại 48 xã điểm nông thôn
mới (1 của trung ương (xã Gia Phố) và 47 xã điểm của tỉnh), cho thấy: tỷ lệ
người dân sử dụng nước hợp vệ sinh và sử dụng nước đạt quy chuẩn nhiều xã
chưa đạt yêu cầu theo CTMTQG xây dựng NTM (85% hộ dân được sử dụng
nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia).
Thời tiết nắng nóng kéo dài ở miền Trung đang khiến cho nhu cầu sử dụng
nước sạch của người dân tăng cao. Ở nhiều địa phương tại Hà Tĩnh, nhiều
người dân đã phải dùng nước không đảm bảo vệ sinh từ ao hồ, sông suối để
sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, bên cạnh là nhiều nhà máy nước đầu tư
tiền tỷ rồi bị bỏ hoang, người dân hết sức bức xúc.
Chứng kiến nhà máy nước thành nơi trú nắng của hàng chục con trâu, bò dưới
cái nóng trên 40 độ khiến chúng tôi không khỏi xót xa. Đây là công trình
được đầu tư gần 1 tỷ đồng theo nguồn vốn của dự án UNDP và DFID, khởi
công năm 2008 và đến năm 2009 hoàn thành, dự kiến khi đưa vào sử dụng sẽ
cung cấp nước sạch đầy đủ cho hàng trăm hộ dân nơi đây. Thật oái oăm, khi
xây xong, người dân bỏ tiền ra lắp đặt đường dẫn để đưa nước sạch đến từng
hộ gia đình thì nhà máy phải đóng cửa, không thể hoạt động.

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
15


Sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại xã Thạch Xuân
2.2. Phạm vi nhiên cứu
Phạm vi không gian: Tại xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm vi thời gian: từ tháng 2 – 5/2016
2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thạch Xuân, huyện Thạch
Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Hiện trạng khai thác và sử dụng nước cấp cho sinh hoạt tại xã Thạch
Xuân
- Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Thạch Xuân
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước tại xã Thạch Xuân.
- Đề xuất các giải pháp khai thác, xử lý và sử dụng có hiệu quả nguồn
nước sinh hoạt tại xã Thạch Xuân.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
• Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu về tình hình phát triển KT – XH của xã Thạch Xuân để
tìm hiểu đời sống của người dân và khả năng tiếp cận các nguồn nước sinh
hoạt.
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên của xã Thạch Xuân huyện Thạch
Hà để tìm hiểu về nguồn nước, các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nguồn
nước.
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nước sinh hoạt.
- Các tài liệu khác có liên quan đến đề tài khóa luận.
• Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân: Thu thập thông tin về hiện
trạng sử dụng nước, nhu cầu sử dụng nước.. cũng như thu thập ý kiến, nguyện
16


×