Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Thạch Ngọc, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ THẠCH NGỌC,
HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH”

Người thực hiện

: TRẦN THỊ MƠ

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS ĐOÀN VĂN ĐIẾM


Hà Nội - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ THẠCH NGỌC,
HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH”

Người thực hiện

: TRẦN THỊ MƠ

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS ĐOÀN VĂN ĐIẾM

Địa điểm thực tập

: Xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý khoa Môi trường - Trường Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Đoàn Văn Điếm, trong thời gian hơn
ba tháng, em đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với nội dung đề tài: “Đánh
giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Thạch
Ngọc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy
Đoàn Văn Điếm đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa, đặc biệt là Bộ môn
Sinh thái Nông nghiệp đã góp ý, giúp đỡ em chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ tại UBND xã Thạch Ngọc
đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực
hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng
hộ, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Do thời gian thực hiện có hạn nên đề tài không tránh khỏi còn nhiều
thiếu sót. Kính mong được sự góp ý, nhận xét, bổ sung của thầy cô và các bạn
sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Người thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trần Thị Mơ

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................ii
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................1
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU.........................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................2
1.1. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI CHĂN NUÔI....................3
1.1.1. Khái niệm về chất thải và quản lý chất thải........................................3
1.1.2. Chất thải chăn nuôi..............................................................................3
1.1.3. Thực trạng phát sinh các loại chất thải chăn nuôi...............................6
1.1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải chăn nuôi...........................................6
Bảng 1.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày
đêm................................................................................................................7
Bảng 1.2: Lượng phân gia súc thải ra hằng ngày..........................................7
Bảng 1.3: Thành phần hóa học của một số loại phân gia súc........................8
Bảng 1.4: Thành phần hóa học của phân gia súc..........................................8

Bảng 1.5: Thành phần hóa học nước tiểu lợn có khối lượng 70 - 100 kg.....9
Bảng 1.6: Thành phần của nước tiểu gia súc.................................................9
Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn...............................10
Bảng 1.8: Danh sách Quốc gia có tổng đàn lợn nái lớn nhất thế giới năm
2014.............................................................................................................13
1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam...............................................13
Bảng 1.9: Số trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở Việt Nam...................14
Bảng 1.10: Số lượng lợn phân theo vùng ở Việt Nam................................15
1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường nước........................................................17
1.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường không khí...............................................19
Hình 1.3: Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt do chất thải chăn nuôi lợn.........20
1.4.1. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi................................22
Bảng 1.11: Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam...24
1.4.2. Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi có hiệu quả ở Việt Nam
.....................................................................................................................25
ii


1.5. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHĂN
NUÔI...........................................................................................................27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................29
Chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, tỉnh
Hà Tĩnh........................................................................................................29
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................29
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................29
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................30
Bảng 2.1: Các phương pháp phân tích chất lượng nước.............................31
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................32
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................33
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI XÃ THẠCH NGỌC,

HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH.....................................................33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Thạch Ngọc....................................................33
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh..........35
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Thạch Ngọc.........................................36
Bảng 3.2: Tổng hợp giá trị kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế các ngành 36
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Thạch Ngọc năm 2015...............38
(Nguồn: UBND xã Thạch Ngọc, 2015)...................................................38
3.2.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp.....................................................39
3.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại xã Thạch Ngọc......................................40
Bảng 3.4: Thực trạng phát triển chăn nuôi ở xã Thạch Ngọc năm 2015.....40
Bảng 3.5: Quy mô chăn nuôi trên địa bàn xã Thạch Ngọc.........................42
3.3. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN.........43
3.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn......................................................43
Bảng 3.6: Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi lợn xã Thạch
Ngọc............................................................................................................44
3.3.2. Hiện trạng phát sinh nước thải chăn nuôi..........................................44
Bảng 3.7: Phát sinh nước thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Thạch Ngọc. 45
3.3.3. Hiện trạng phát sinh khí thải chăn nuôi lợn......................................45
Bảng 3.8: Phát sinh khí thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Thạch Ngọc....46

iii


3.4.1. Hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi của chính quyền..........46
3.4.1.1. Tổ chức quản lý môi trường.......................................................46
3.4.1.2. Hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường................................46
Bảng 3.9: Tỷ lệ các hộ tham gia các hoạt động quản lý môi trường do xã
Thạch Ngọc tổ chức.....................................................................................46
3.4.2. Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi lợn hộ gia đình......................49
Bảng 3.10: Tỷ lệ các hình thức thu gom chất thải trên địa bàn...................50

xã Thạch Ngọc.............................................................................................50
3.4.3. Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã.............53
Các hình thức xử lý chất thải.......................................................................53
Bảng 3.12: Vị trí lấy mẫu nước thải xã Thạch Ngọc...................................57
Bảng 3.13: Kết quả phân tích mẫu nước thải..............................................57
3.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN
NUÔI LỢN TẠI XÃ THẠCH NGỌC........................................................64
3.6.2. Giải pháp quản lý..........................................................................65
- Tăng cường đào tạo tập huấn cho cán bộ thú y, người chăn nuôi lợn các
kiến thức về môi trường và công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn
nuôi lợn, 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần........................................................66
4.2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................70
Phụ lục 2: Vị trí lấy mẫu nước thải xã Thạch Ngọc....................................83
Phụ lục 3: Kết quả phân tích mẫu nước thải................................................84

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

CKBVMT

: Cam kết bảo vệ môi trường


COD

: Nhu cầu oxy hóa học

DO

: Lượng oxy hòa tan

EM

: (Effective Microorganisms) Sinh vật hữu hiệu

Komix USM

: Thay thế hoàn toàn phân chuồng

LWMEA

: Quản lý chất thải vật nuôi ở Đông Á

NĐ - CP

: Nghị định - Chính phủ

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

: Tổng số chất rắn lơ lửng

UBND

: Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................1
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU.............................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................2
1.1. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI CHĂN NUÔI........................3
1.1.1. Khái niệm về chất thải và quản lý chất thải............................................3
1.1.2. Chất thải chăn nuôi..................................................................................3

1.1.3. Thực trạng phát sinh các loại chất thải chăn nuôi...................................6
1.1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải chăn nuôi...............................................6
Bảng 1.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm
...........................................................................................................................7
Bảng 1.2: Lượng phân gia súc thải ra hằng ngày..............................................7
Bảng 1.3: Thành phần hóa học của một số loại phân gia súc............................8
Bảng 1.4: Thành phần hóa học của phân gia súc..............................................8
Bảng 1.5: Thành phần hóa học nước tiểu lợn có khối lượng 70 - 100 kg.........9
Bảng 1.6: Thành phần của nước tiểu gia súc.....................................................9
Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn...................................10
Bảng 1.8: Danh sách Quốc gia có tổng đàn lợn nái lớn nhất thế giới năm 2014
.........................................................................................................................13
1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam...................................................13
Bảng 1.9: Số trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở Việt Nam.......................14
Bảng 1.10: Số lượng lợn phân theo vùng ở Việt Nam....................................15
1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường nước............................................................17
1.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường không khí...................................................19
Hình 1.3: Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt do chất thải chăn nuôi lợn.............20
1.4.1. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi....................................22
Bảng 1.11: Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam.......24
1.4.2. Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi có hiệu quả ở Việt Nam.. .25

vi


1.5. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI
.........................................................................................................................27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................29
Chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh.................................................................................................................29

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................29
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................29
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.....................................................30
Bảng 2.1: Các phương pháp phân tích chất lượng nước.................................31
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................32
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI XÃ THẠCH NGỌC,
HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH.........................................................33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Thạch Ngọc........................................................33
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh..............35
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Thạch Ngọc.............................................36
Bảng 3.2: Tổng hợp giá trị kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế các ngành....36
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Thạch Ngọc năm 2015...................38
3.2.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp.........................................................39
3.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại xã Thạch Ngọc..........................................40
Bảng 3.4: Thực trạng phát triển chăn nuôi ở xã Thạch Ngọc năm 2015.........40
Bảng 3.5: Quy mô chăn nuôi trên địa bàn xã Thạch Ngọc.............................42
3.3. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN.............43
3.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn..........................................................43
Bảng 3.6: Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi lợn xã Thạch Ngọc
.........................................................................................................................44
3.3.2. Hiện trạng phát sinh nước thải chăn nuôi..............................................44
Bảng 3.7: Phát sinh nước thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Thạch Ngọc.....45
3.3.3. Hiện trạng phát sinh khí thải chăn nuôi lợn..........................................45
Bảng 3.8: Phát sinh khí thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Thạch Ngọc........46
Bảng 3.9: Tỷ lệ các hộ tham gia các hoạt động quản lý môi trường do xã
Thạch Ngọc tổ chức.........................................................................................46

vii



3.4.2. Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi lợn hộ gia đình..........................49
Bảng 3.10: Tỷ lệ các hình thức thu gom chất thải trên địa bàn.......................50
xã Thạch Ngọc.................................................................................................50
3.4.3. Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã.................53
Các hình thức xử lý chất thải...........................................................................53
Bảng 3.12: Vị trí lấy mẫu nước thải xã Thạch Ngọc.......................................57
Bảng 3.13: Kết quả phân tích mẫu nước thải..................................................57
3.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN
NUÔI LỢN TẠI XÃ THẠCH NGỌC............................................................64
- Tăng cường đào tạo tập huấn cho cán bộ thú y, người chăn nuôi lợn các kiến
thức về môi trường và công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn, 3
tháng/lần hoặc 6 tháng/lần...............................................................................66
4.2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................70
Phụ lục 2: Vị trí lấy mẫu nước thải xã Thạch Ngọc........................................83
Phụ lục 3: Kết quả phân tích mẫu nước thải....................................................84

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Ô nhiễm môi trường đất do chất thải chăn nuôi lợn........................17
Hình 1.2: Ô nhiễm ao, hồ từ các hộ chăn nuôi lợn..........................................19
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu.........................................................................31
Hình 3.1: Bản đồ xã Thạch Ngọc....................................................................33
(Nguồn: Internet)............................................................................................33
Hình 3.2: Phát triển chăn nuôi lợn xã Thạch Ngọc giai đoạn 2010 - 2015.....42
Hình 3.3: Đánh giá của người dân về công tác quản lý môi trường chăn nuôi
của chính quyền xã Thạch Ngọc.....................................................................48
Hình 3.5: Tình hình thu gom chất thải rắn tại xã Thạch Ngọc........................50
Hình 3.6: Lượng phân được thu gom vào thùng, xô.......................................51

Hình 3.7: Tình hình cọ rửa chuồng trại tại xã Thạch Ngọc.............................52
Hình 3.8: Các hình thức sử dụng nước thải chăn nuôi lợn trên địa bàn..........52
xã Thạch Ngọc................................................................................................52
Hình 3.9: Mương dẫn nước tưới bị ô nhiễm....................................................53
Hình 3.11: Hàm lượng COD và BOD5 tại các vị trí lấy mẫu nước thải.........58
Hình 3.12: Hàm lượng TSS tại các vị trí lấy mẫu...........................................59
Hình 3.13: Hàm lượng tổng Amoni tại các vị trí lấy mẫu...............................59
Hình 3.14: Hàm lượng tổng Coliform tại các vị trí lấy mẫu nước thải...........60
Hình 3.17: Đánh giá của người dân về chất lượng nước tại xã Thạch Ngọc. .63

ix


MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước có tỷ lệ phát triển nông nghiệp cao, chiếm hơn
70% trong tổng sản phẩm thu nhập quốc dân (GDP). Trước đây, nghề trồng
cây lương thực đóng góp đa số cho ngành nông nghiệp nước ta. Và hiện nay,
việc gia tăng sản lượng thực phẩm từ chăn nuôi gia súc cũng đã đem lại
những bước tiến mới trong nông nghiệp.
Nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp, từ trồng trọt sang chăn nuôi, đồng thời cải thiện đáng kể đời
sống kinh tế của nông dân. Tuy nhiên, việc phát triển các hoạt động chăn nuôi
gia súc, gia cầm tự phát một cách tràn lan, ồ ạt trong điều kiện người nông
dân thiếu vốn, thiếu hiểu biết đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt với chăn nuôi nhỏ lẻ trong
nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô
nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất
thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết tiêu hủy không

đúng kỹ thuật. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi
trường có ảnh hưởng trực tiếp tới con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi,
tăng tỷ lệ mắc bệnh và chi phí phòng trị bệnh, giảm năng suất và hiệu quả
kinh tế, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ bùng phát
dịch bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì trên 50 bệnh truyền nhiễm có
nguồn gốc từ phân người và gia súc. Hiện nay tỉ lệ các bệnh dịch từ gia súc,
gia cầm đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Nếu vấn đề này không được
giải quyết triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động nghiêm trọng, ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng đặc biệt là với những người trực tiếp chăn
nuôi gia súc, gia cầm.

1


Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, tỉ lệ các hộ
gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng nhiều, tỉ lệ các
trang trại cũng ngày một gia tăng. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi
trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm), có thể là nguồn truyền
nhiễm của nhiều loại bệnh ra môi trường và cộng đồng, đặc biệt là một số
bệnh có khả năng lây nhiễm cho con người cao như: Cúm lợn, tai xanh, lở
mồm long móng, ỉa chảy… nếu như không được xử lý đúng quy trình vệ sinh
và đảm bảo an toàn.
Phát triển chăn nuôi đã mang lại cho xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh một bộ mặt mới. Từ một xã miền núi thuần nông, kinh tế gặp
nhiều khó khăn thì nay đã bớt khó khăn hơn. Tuy nhiên việc phát triển chăn
nuôi đồng nghĩa với nó là lượng chất thải được thải ra và cần được xử lý là rất
lớn. Nếu được quản lý phù hợp, lượng chất thải chăn nuôi không những
không gây hại cho môi trường mà còn tạo ra các sản phẩm phụ phục vụ cho
trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chất đốt...Vì vậy việc “Đánh giá thực trạng

và giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Thạch Ngọc, huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” là rất cần thiết, đảm bảo sự phát triển, bảo vệ môi
trường tại các hộ gia đình và người dân xung quanh.
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Thạch
Ngọc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi tại các
hộ gia đình.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được các mục tiêu đề ra của
đề tài.
- Các số liệu, kết quả phải trung thực, chính xác, khoa học.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
1.1.1. Khái niệm về chất thải và quản lý chất thải
Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt
động sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Lưu lượng của nó nhiều hay
ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy mạnh
sản xuất, gia tăng dân số,….
Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ
hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm chất
rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng
những phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Chất thải chăn nuôi là chất thải ra trong quá trình chăn nuôi, gồm ba
dạng chủ yếu: Chất thải rắn (bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức

ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết hàng ngày); chất thải lỏng (bao
gồm nước rửa chuồng, nước tắm cho vật nuôi, nước tiểu, một phần phân);
chất thải bán lỏng (gồm cả chất thải rắn và chất thải lỏng).
Quản lý chất thải chăn nuôi là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế,
loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải ra trong quá trình chăn nuôi bao
gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí (Bùi Hữu Đoàn, 2010).
1.1.2. Chất thải chăn nuôi
Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra một
lượng chất thải nhiều nhất ra môi trường. Chất thải chăn nuôi là một tập hợp
phong phú bao gồm các chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh
trong quá trình chăn nuôi, lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải.
Các chất thải chăn nuôi được phát sinh chủ yếu từ:
- Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như: Phân, nước tiểu, lông,
vảy da và các phủ tạng loại thải của gia súc, gia cầm...

3


- Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và
thiết bị chăn nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi…
- Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong quá trình
chăn nuôi.
- Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết.
- Bùn lắng từ các mương dẫn, hố chứa hay lưu trữ và chế biến hay xử
lý chất thải.
- Khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy chất thải.
Chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm
môi trường, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm
và sức khỏe của con người. Vì vậy, việc hiểu rõ thành phần và các tính chất
của chất thải chăn nuôi nhằm có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, khống

chế ô nhiễm, tận dụng nguồn chất thải giàu hữu cơ vào mục đích kinh tế là
một việc làm cần thiết (Tổng Cục Môi trường, 2006).
1.1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn trong chăn nuôi
Chất thải rắn là hỗn hợp các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng ký
sinh trùng có thể gây bệnh cho người và gia súc khác.
Chất thải rắn gồm phân, thức ăn thừa của gia súc, gia cầm vật liệu lót
chuồng, xác súc vật chết... Chất thải rắn có độ ẩm từ 56 - 83% tùy theo phân
của các loài gia súc gia cầm khác nhau và có tỉ lệ NPK cao. Xác súc vật chết
do bệnh, do bị dẫm đạp, đè chết, do sốc nhiệt, cần được thu gom và xử lý triệt
để. Thức ăn dư thừa và vật liệu lót chuồng có thành phần đa dạng gồm cám,
bột ngũ cốc, bột cá, bột tôm, khoáng, chất bổ sung, các loại kháng sinh, rau
xanh, cỏ, rơm rạ, bao bố, vải vụn, gỗ… (Tổng Cục Môi trường, 2006).
1.1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải lỏng trong chăn nuôi
Chất thải lỏng chăn nuôi là một tập hợp chất của nhiều thành phần ở cả
trạng thái rắn và lỏng, chúng có thể bao gồm phân, lông, vảy da, chất độn
chuồng, nước tiểu gia súc, nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm rửa gia súc,
thức ăn rơi vãi và các bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết…

4


Thành phần của nước thải chăn nuôi có thể thay đổi phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như loại gia súc, gia cầm, quy mô chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng
cho gia súc và các phương thức thu.
Nước thải chăn nuôi có hàm lượng các chất ô nhiễm cao, cần được xử
lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Việc xử lý nước thải chăn nuôi đạt tiêu
chuẩn môi trường là yêu cầu quy định của luật pháp đối với tất cả các cơ sở
chăn nuôi.
1.1.2.3. Nguồn gốc phát sinh khí thải
Khí thải chăn nuôi phát sinh từ 3 nguồn chính:

- Khí thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi: Lượng phát thải các khí ô
nhiễm từ chuồng nuôi phụ thuộc một số yếu tố: Loại hình chăn nuôi (ví dụ:
Chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt hay bò sữa, bò cày kéo, gia cầm, thủy cầm…)
trình độ quản lý, cách thu gom (thu phân rắn chung hay tách khỏi chất thải
lỏng) và dự trữ phân (mương dẫn, hầm chứa chất thải…), mức độ thông gió
của hệ thống chuồng nuôi (chuồng kín hay mở)... Lượng khí phát thải từ hệ
thống chuồng nuôi còn phụ thuộc vào thời gian, ví dụ ban ngày khi gia súc
gia cầm hoạt động thường phát tán nhiều khí thải hơn ban đêm, hay mùa hè
phát thải khí cao hơn mùa đông, do vận động của con vật hay nhiệt độ cao
làm tăng khả năng phân hủy chất thải của vi sinh vật...
- Khí ô nhiễm phát thải từ hệ thống lưu trữ chất thải chăn nuôi: Tùy
thuộc vào loại hình bể chứa, hệ thống thu gom, xử lý… (hố có nền xi măng
hay hố đào dưới đất). Bể chứa bằng xi măng kín thường hạn chế phát thải khí
ô nhiễm.
- Khí ô nhiễm phát thải từ đồng ruộng, vườn cây… được bón phân gia
súc hay từ ao cá sử dụng phân gia súc làm thức ăn. Lượng phân, trạng thái
của phân hay kỹ thuật bón phân đều ảnh hưởng đến lượng khí phát thải từ
phân. Nếu bón phân ủ đúng kỹ thuật sẽ giảm khí gây mùi. Bón phân lỏng sẽ
dễ phân giải tạo khí hơn phân rắn. Bón phân lấp kín sẽ hạn chế việc tạo và
phát thải khí vào môi trường…(Bùi Hữu Đoàn, 2011).

5


1.1.3. Thực trạng phát sinh các loại chất thải chăn nuôi
1.1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải chăn nuôi
Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 2015 của Tổng cục Thống kê,
cảnước có 27,75 triệu con lợn, ngành chăn nuôi lợn phát triển với tốc độ rất
nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật
về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó năng suất chăn nuôi thấp và gây

ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc,
gia cầm thải ra khoảng 84,5 triệu tấn chất thải, với phương thức sử dụng phân
chuồng không qua xử lý ổn định và nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra
môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng (Phương Thảo, 2015).
1.1.3.2. Các loại chất thải chăn nuôi
 Lượng phân phát thải
Phân là sản phẩm loại thải của quá trình tiêu hoá của gia súc, gia cầm bị
bài tiết ra ngoài qua đường tiêu hóa. Chính vì vậy phân gia súc là sản phẩm
dinh dưỡng tốt cho cây trồng hay các loại sinh vật khác như cá, giun… Do
thành phần giàu chất hữu cơ của phân nên chúng rất dễ bị phân hủy thành các
sản phẩm độc, khi phát tán vào môi trường có thể gây ô nhiễm cho vật nuôi,
cho con người và các sinh vật khác.
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi
và khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6 - 8%
trọng lượng của vật nuôi (Bùi Xuân An, 2006). Lượng phân thải trung bình
của lợn trong 24 giờ được thể hiện dưới bảng sau:

6


Bảng 1.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải
ra trong 1 ngày đêm
Đơn vị: kg/ngày
Loại gia súc

Lượng phân

Nước tiểu

Trâu bò lớn


20 - 25

10 – 15

Lợn <10kg

0,5 - 1

0,3 - 0,7

Lợn 15- 45 kg

1-3

0,7 - 2,0

Lợn 45- 100 kg

3-5

2–4

(Nguồn: Dẫn theo Hoàng Minh Đức, 2009)
Bảng 1.2: Lượng phân gia súc thải ra hằng ngày
Đơn vị: % khối lượng cơ thể
Loại gia súc

Tỷ lệ % so với khối lượng cơ thể


Lợn

6–8

Bò sữa

7–8

Bò Thịt

5–8
(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2011)

Thành phần các chất trong phân phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống.
- Độ tuổi của lợn (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau).
- Tình trạng sức khỏe vật nuôi và nhu cầu cá thể: Nếu nhu cầu cá thể
cao thì sử dụng dưỡng chất nhiều, lượng phân thải sẽ ít và ngược lại.
Ngoài ra, trong phân còn có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký
sinh trùng. Trong 1kg phân có chứa 2000 - 5000 trứng giun sán (Nguyễn Thị
Hoa Lý, 2004).

7


Bảng 1.3: Thành phần hóa học của một số loại phân gia súc
Đơn vị: %
STT
1
2


Loại gia
súc
Lợn
Trâu bò

Nước

Thành phần phân
Nitơ
P2O5
K2O

82,0
83,14

0,60
0,29

CaO

MgO

0,41
0,26
0,09
0,10
0,17
1,00
0,35

0,13
(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2011)

Theo nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh (1997, 1998), hàm lượng N
tổng số trong phân heo chiếm từ 7,99 - 9,32g/kg phân. Đây là nguồn dinh
dưỡng có giá trị, cây trồng dễ hấp thụ và góp phần cải tạo đất nếu như phân
gia súc được sử dụng hợp lý. Theo tác giả Ngô Kế Sương và Nguyễn Lân
Dũng (1997), thành phần N tổng số, P tổng số của một số gia súc, gia cầm
khác như sau:
Bảng 1.4: Thành phần hóa học của phân gia súc
Đơn vị: % trọng lượng vật nuôi
Loại vật nuôi

N tổng số

P tổng số

Bò sữa

0,38

0,10

Bò thịt

0,07

0,20

Cừu


1,00

0,30

Ngựa

0,86
0,13
(Nguồn: Ngô Kế Sương và Nguyễn Lân Dũng, 1997)

 Nước tiểu
Nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật, chứa đựng nhiều độc
tố, là sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phát tán vào môi
trường có thể chuyển hoá thành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con người
và môi trường.

8


Bảng 1.5: Thành phần hóa học nước tiểu lợn có khối lượng 70 - 100 kg
Đơn vị: g/kg
Chỉ tiêu

Giá trị

pH

6,77 - 8,19


Vật chất khô

30,9 - 35,9

NH4

0,13 - 0,4

N tổng

4,90 - 6,63

Tro

8,5 - 16,6

Urê

123 – 196

Cacbonnat

0,11 - 0,19
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv, 1997,1998)

Thành phần chính của nước tiểu là nước, chiếm 99% khối lượng. Ngoài
ra một lượng lớn nitơ và một số chất khoáng, các hormone, creatin, sắc tố, axít
mật và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của con vật. Trong tất cả
các chất có trong nước tiểu, urê là chất chiếm tỷ lệ cao và dễ dàng bị vi sinh vật
phân hủy trong điều kiện có oxy tạo thành khí amoniac gây mùi khó chịu.

Bảng 1.6: Thành phần của nước tiểu gia súc
Đơn vị: %
STT Loại gia súc
1
2
3

Trâu bò
Ngựa
Lợn

Thành phần nước tiểu %
Nước CHC N P2O5 K2O CaO MgO Cl
92,5
3,0 1,0 0,01
1,5
0,15 0 - 0,1 0,1
89,0
7,0 1,2 0,05 1,50
0,02
0,24 0,2
94,0
2,5 0,5 0,05
1,0 0- 0,2 0 - 0,1 0,1
(Nguồn: Antoine Pouilieute, 2010)

 Nước thải
Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi.
Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và các ctv (2006) trên gần 1.000 trại
chăn nuôi heo qui mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía Nam cho thấy hầu hết

các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn nước cho gia súc. Cứ

9


1kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra được pha thêm với từ 20 đến 49 kg
nước. Lượng nước này có nguồn gốc từ các hoạt động tắm cho gia súc hay
dùng để rửa chuồng nuôi hàng ngày… Việc sử dụng nước tắm cho gia súc
hay rửa chuồng làm tăng lượng nước thải đáng kể, gây khó khăn cho việc thu
gom và xử lý nước thải sau này.
Nước thải chăn nuôi có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao do có
chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, nito, photpho và vi sinh vật gây
bệnh. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi
(2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà Nội, Hà Tây,
Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu
Độ màu
Độ đục
BOD5
COD
SS
Ptổng
Ntổng
Dầu mỡ

Đơn vị
Pt - Co
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Nồng độ
350 - 870
420 - 550
3500 - 9800
5000 - 12000
680 - 1200
36 - 72
220 - 460
5 - 58

(Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv (1997, 1998))
Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy đặc
điểm của nước thải chăn nuôi: Hợp chất hữu cơ chiếm 70 - 80%, các chất vô
cơ chiếm 20 - 30%; trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng
nito và photpho rất cao; hàm lượng N_tổng = 200 - 350mg/l trong đó N-NH4
chiếm khoảng 80 - 90%; P_tổng = 60 - 100mg/l (Antoine Pouilieute, 2010).
 Xác gia súc chết
Xác gia súc chết là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi. Thường
các gia súc, gia cầm chết do nguyên nhân bệnh lý cho nên chúng là một
nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Xác súc vật
chết có thể bị phân hủy tạo thành các sản phẩm độc. Các mầm bệnh và độc tố
có thể được lưu giữ trong đất trong thời gian dài hay lan truyền trong môi
10



trường nước hay không khí, gây nguy hiểm cho người, vật nuôi. Chuồng nuôi
gia súc bị bệnh, chết phải được khử trùng bằng vôi hay hóa chất chuyên dùng
trước khi dùng để nuôi tiếp gia súc. Trong điều kiện chăn nuôi phân tán, nhiều
hộ gia đình vứt xác vật nuôi bị chết xuống ao, hồ, cống, rãnh, đây là nguồn
phát tán dịch bệnh rất nguy hiểm (Bùi Hữu Đoàn, 2011).
 Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác
Trong các chuồng trại chăn nuôi, người ta thường dùng rơm, rạ hay các
chất độn khác để lót chuồng. Sau một thời gian sử dụng những chất này sẽ
được thải bỏ đi. Loại chất thải này tuy chiếm khối lượng không lớn, nhưng
chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng, do phân, nước tiểu và các
mầm bệnh khác có thể bám theo chúng. Vì vậy chúng cũng cần phải được thu
gom và xử lý hợp vệ sinh, không vứt bỏ ra ngoài môi trường tạo điều kiện cho
chất thải và mầm bệnh phát tán vào môi trường.
Ngoài ra, thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm và
thức ăn là nguồn chứa các chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong điều kiện tự
nhiên. Khi chúng bị phân hủy sẽ tạo ra các chất kể cả mùi hôi, gây ô nhiễm tới
môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia súc và sức khỏe
con người.
 Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y
Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị bỏ như bao bì, kim tiêm, chai lọ
đựng thức ăn hay thuốc thú y,… là nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm môi
trường. Đặc biệt là các bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bì đựng thuốc
được xếp vào loại chất thải nguy hại, cần có biện pháp xử lý như chất thải
nguy hại.
 Khí thải
Chăn nuôi là một ngành tạo ra nhiều khí thải nhất. Theo Hobs và cộng
sự (1995) có tới hơn 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là
CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, H2S, indol, mecaptal,… và hàng loạt các khí gây

11



mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi gây độc cho gia súc, cho con người
và môi trường.
Ở những khu vực chăn nuôi có chuồng trại thông thoáng kém dễ tạo ra
các khí độc gây ảnh hưởng trực tiếp, gây các bệnh nghề nghiệp cho người
chăn nuôi và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh khu vực
chăn nuôi. Ở điều kiện bình thường, các chất thải của gia súc như phân, nước
tiểu nhanh chóng bị phân hủy tạo ra hàng loạt các chất khí có khả năng gây
độc cho con người và vật nuôi, nhất là các bệnh về hô hấp, bệnh về mắt, tổn
thương niêm mạc mắt, gây ngạt thở, sẩy thai và có thể dẫn tới tử vong (Bùi
Hữu Đoàn, 2011).
 Tiếng ồn
Tiếng ồn trong chăn nuôi thường gây nên bởi hoạt động của gia súc, gia
cầm hay tiếng ồn sinh ra bởi hoạt động của các máy công cụ sử dụng trong
chăn nuôi. Trong chăn nuôi, tiếng ồn chỉ xảy ra ở thời điểm nhất định (thường
là thời gian cho gia súc, gia cầm ăn). Tuy nhiên, tiếng ồn do gia súc, gia cầm
là những âm thanh chói tai, rất khó chịu, đặc biệt là những chuồng kín. Người
tiếp xúc với dạng tiếng ồn này kết hợp với bụi và nồng độ khí độc cao dễ rơi
và tình trạng căng thẳng dẫn đến ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý, sức khỏe và
sức đề kháng bệnh tật (Nguyễn Tấn Dũng, 2012).
1.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm nghề chăn
nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở châu Âu và châu Á. Sau đó, khoảng thế
kỷ XVI bắt đầu phát triển ở châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở châu Úc.
Đến nay, chăn nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc
gia. Nhiều nước có ngành chăn nuôi lợn với công nghệ cao và tổng đàn lợn
lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Singapore, Đài Loan,... Nhìn


12


chung các nước tiên tiến có ngành chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp
và đạt trình độ chuyên môn hóa cao.
Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới có sự phân bố không đồng đều ở các
châu lục. Có tới 70% số đàn lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30% nuôi
ở các châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có
chăn nuôi lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó nuôi nhiều
lợn. Tính đến nay chăn nuôi lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%,
châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2 %, châu Mỹ, 8,6 %.
Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi
khắp nơi trên thế giới (trừ ở các các nước theo tín ngưỡng Hồi giáo). Giá trị
dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không
những thế nghề chăn nuôi lợn đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế
của các nước này (Hoangthom1517, 2013).
Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: Tổng đàn lợn nái có số
lượng lớn nhất là Trung Quốc với 45.750 nghìn con, nhì Hoa Kỳ 5.969 nghìn
con, Việt Nam đứng thứ ba có 4.127 nghìn con, thứ 4 Brazil có 2.890 nghìn
con và thứ năm Nga 2.375 nghìn con lợn nái (Pig International, 2015).
Bảng 1.8: Danh sách Quốc gia có tổng đàn lợn nái lớn nhất
thế giới năm 2014
Đơn vị: Nghìn con
STT
1
2
3
4
5


Tên nước
Trung Quốc
Hoa Kỳ
Việt Nam
Brazil
Nga

Số lượng
45750
5969
4127
2890
2375
(Nguồn: Pig International, 2015)

1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Ở nước ta, ngành chăn nuôi tương đối phát triển, đặc biệt là chăn nuôi
lợn. Số lượng đàn lợn liên tục tăng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu, từ 27,37 triệu con năm 2010

13


lên 27,75 triệu con năm 2015, tăng trưởng bình quân 100,3%/năm. Năm 2015,
đồng bằng Sông Hồng có 7,06 triệu con tăng trưởng bình quân 99,36%/năm,
tương ứng các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc 6,84 triệu con, tăng
101,73%/năm, Bắc Trung Bộ và DHMT 5,37 triệu con, tăng 99,40/năm, Tây
Nguyên 1,80 triệu con, tăng 102,02%/năm, Đông Nam Bộ 3,09 triệu con, tăng
104,53%/năm, đồng bằng Sông Cửu Long 3,59 triệu con, tăng 98,90%/năm. Bốn
tỉnh có tổng đàn lợn lớn là Đồng Nai 1,54 triệu con, Hà Nội 1,50 triệu con, Bắc

Giang 1,24 triệu con, Thái Bình 1,04 triệu con. Những năm qua đàn lợn thịt có
tốc độ tăng trưởng cao từ 23,10 triệu con năm 2010 lên 23,62 triệu con năm
2015. Đàn lợn thịt năm 2015 chiếm trên 85,11% tổng đàn. Các tỉnh có tỉ lệ lợn
thịt cao là các tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Bắc Giang,…
Bảng 1.9: Số trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở Việt Nam
STT
1
2
3
4
5
6
7

Khu vực

2013
2014
Cả nước
9206
12642
Đồng bằng Sông Hồng
3779
4851
Trung du và miền núi phía Bắc
917
1184
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
886
1268

Tây Nguyên
478
759
Đông Nam Bộ
2204
3256
Đồng bằng sông Cửu Long
942
1324
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015)
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang có nhiều chuyển biến mới.

Cơ cấu chăn nuôi chuyển dịch theo hướng mới, chăn nuôi hộ trang trại, hộ
chuyên nghiệp, hình thành các mô hình liên kết. Số lượng lợn được chăn nuôi
theo hướng trang trại và gia trại ngày càng tăng rõ rệt. Trước đây tỷ lệ này chỉ
chiếm 36 - 37%, năm 2014 đã tăng lên trên 40%. Ngành đã xác định được
những vùng chăn nuôi lợn mang tính truyền thống, tập trung, đồng thời xuất
hiện thêm một số vùng chăn nuôi lợn mới như vùng quanh các tỉnh Thái
Nguyên, Quảng Ninh cung cấp nguyên liệu cho nhiều khu công nghiệp.
Tính đến quý I/2015, theo Bộ NN&PTNT, chăn nuôi lợn phát triển khá
tốt. Ước tính số lượng lợn cả nước tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2014,

14


×