Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tại Xã Nam Phong, Huyện Cao Phong, Tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 80 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

...................................................................................4

1.1.2 Phân loại thuốc BVTV................................................................................................5
1.1.2.1 Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại........................................................5
1.1.2.2 Phân loại theo gốc hóa học.............................................................................7
1.1.2.3 Phân loại dựa vào con đường xâm nhập ........................................................7
1.1.2.4 Phân loại theo tính độc....................................................................................8
1.1.2.5 Phân loại theo thời gian phân hủy...................................................................9
1.1.3. Các dạng hóa chất BVTV.........................................................................................9
1.1.4. Kỹ thuật sử dụng hóa chất BVTV ...........................................................................11
1.1.4.1. Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng.................................................11
1.1.4.2. Sử dụng luân phiên thuốc.............................................................................13
1.1.4.3. Dùng hỗn hợp thuốc.....................................................................................13
1.1.4.4. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM).............................................................................................14
1.1.5. Vai trò của thuốc BVTV...........................................................................................14
1.1.6. Con đường phát tán và cơ chế tác động của thuốc BVTV......................................15
1.1.6.1. Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường...................................15
Năm........................................................................................................................... 19
Tổng giá trị................................................................................................................ 19
1992.......................................................................................................................... 19
22,00......................................................................................................................... 19
1997.......................................................................................................................... 19
31,25......................................................................................................................... 19
2003.......................................................................................................................... 19


i


33,00......................................................................................................................... 19
2007.......................................................................................................................... 19
40,56......................................................................................................................... 19
2010.......................................................................................................................... 19
45,15......................................................................................................................... 19
Nguồn:FAO,2011.......................................................................................................19
1.2.1.2. Lịch sử hình thành, phát triển và tình hình sử dụng hóa chất BVTV trong sản
xuất nông nghiệp ở Việt Nam....................................................................................20
1.2.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người...................23
1.2.2.1. Ảnh hưởng tới môi trườn.............................................................................23
1.2.2.3. Ảnh hưởng tới con người.............................................................................26
1.3 Cơ sở pháp lý của đề tài............................................................................................27
1.3.1 Các quy định hiện hành về quản lý hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam ..............27
Quyết định 91/2002/QĐ-BNN ..........................................................................................28
1.3.2. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về thuốc BVTV...................................30
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................32
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................32
3.2.1. Tình hình kinh doanh, phân phối hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Nam Phong 40
3.4.3. Đối với hộ kinh doanh, phân phối thuốc bảo vệ thực vật................................66

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại thuốc trừ cỏ (TTC)...............................................................................6
Bảng 1.2 Phân nhóm hóa chất BVTV theo tính độc của WHO..........................................8
Bảng 1.3 Phân nhóm hóa chất BVTV theo tính độc ở nước ta..........................................8
Bảng 1.4 Phân loại hóa chất BVTV theo thời gian phân hủy.............................................9

ii



Bảng 1.5 Các dạng hóa chất BVTV phổ biến hiện nay....................................................10
Bảng 1.6 Diện tích lúa bị bệnh rầy nâu trong 5 năm (2006 – 2010) ................................15
ở các tỉnh thành phía Nam ...............................................................................................15
Bảng 1.7 Bảng giá trị tiêu thụ hóa chất BVTV trên thế giới..............................................19
Bảng 1.8 Giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới...........................................................20
Bảng 1.9 Thị trường nhập khẩu thuốc BVTV ở Việt Nam ................................................23
4 tháng năm 2014............................................................................................................. 23
Bảng 1.10 Các quy định pháp lệnh, điều lệ và các quy định về công tác quản lý thuốc
BVTV................................................................................................................................ 28
Bảng 3.1 Diện tích cơ cấu sử dụng đất xã Nam Phong năm 2015..................................35
Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu...............................38
Bảng 3.3 Số lượng chăn nuôi – thủy sản chủ yếu ở xã Nam Phong................................39
Bảng 3.5 Liều lượng pha thuốc BVTV theo kinh nghiệm..................................................45
Bảng 3.6 Cách thức lựa chọn hóa chất BVTV.................................................................46
Bảng 3.7 Cách sử dụng hóa chất BVTV..........................................................................47
Bảng 3.8 Số lần phun thuốc và khoảng cách giữa các lần phun.....................................54
Bảng 3.9 Tình hình quản lý bình phun thuốc của các hộ điều tra.....................................55
Bảng 3.10 Tình trạng sử dụng bảo hộ lao động của các hộ nông dân.............................57
Bảng 3.11 Độ độc tính của thuốc BVTV trong quá trình sử dụng....................................60

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong............................13
sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý..............................................................................13
Hình 1.2: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường....................................15
Hình 1.3 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc......24

Hình 1.4 Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong đất..............................................25
Hình 1.5 Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật....................................26
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành.........................................................37
Hình 3.2 Kênh phân phối hóa chất BVTV trên địa bàn huyện...........................................41
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện thời điểm tiến hành phun thuốc BVTV.....................................48
Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ hộ sử dụng hỗn hợp thuốc BVTV cho cây trồng...........................54
Hình 3.6 Hình ảnh người dân tiến hành phun thuốc ở xã Nam Phong.............................58
Hình 3.7 Nơi rủa dụng cụ pha thuốc và bình phun..........................................................58
Hình 3.8 Cách xử lý bao bì sau khi sử dụng.....................................................................59
Hình 3.9 Hình ảnh vỏ bao bì, chai lọ vứt không đúng nơi quy định...................................60

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BV&KDTV

: Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CP

: Chính Phủ

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc


GTSX

: Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

IPM

: Quản lý dịch hại tổng hợp

KT-XH

: Kinh tế – xã hội

LD50

: là liều lượng chất độc gây chết cho một nửa (50%)
số cá thể dùng trong nghiên cứu

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SV

: Sinh vật


SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TTB

: Thuốc trừ bệnh

TTC

: Thuốc trừ cỏ

TTS

: Thuốc trừ sâu

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

v


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp với diện tích canh tác lớn, điều kiện
khí hậu thuận lợi, chủng loại cây trồng phong phú nên dịch hại phát triển đa
dạng và quanh năm; gây hại mùa màng, ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng nông sản. Việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) đã trở
thành một trong những phương tiện kinh tế nhất trong công tác phòng trừ dịch

hại và bảo quản nông sản, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên theo đánh
giá của các chuyên gia quốc tế, có tới 80% hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt
Nam đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí.
Cục Bảo vệ thực vật- Bộ NN&PTNT cho biết, kết quả thanh, kiểm tra tình
hình sử dụng thuốc BVTV trong năm 2015 đối với 13.912 hộ nông dân sử
dụng thuốc BVTV, thì có đến 4.167 hộ (chiếm 29,9%) sử dụng thuốc BVTV
không đúng quy định như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao
động, sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì sau khi
sử dụng vứt bừa bãi không đúng nơi quy định. Đối với các cơ sở buôn bán
thuốc BVTV, qua tra kiểm tra tại 12.347 cơ sở, cơ quan chức năng cũng phát
hiện 1.704 cơ sở vi phạm quy định, chiếm 13,8%, (Hội nông dân Việt Nam,
2016). Cuối tháng 8 năm 2013, vụ chôn thuốc trừ sâu (TTS) hết hạn sử dụng
và các chế phẩm hóa học độc hại xuống lòng đất tại công ty Cổ phần Nicotex
Thanh Thái, xã Cẩm Vân – huyện Cẩm Thủy – tỉnh Thanh Hóa được người
dân phát hiện. Sự việc được phơi bày đã rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh về
thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong bối cảnh hiện nay.
Huyện Cao Phong nằm ở chính giữa tỉnh Hòa Bình các trung tâm thành
phố 10km. Do điều kiện tự nhiên đa dạng, phức tạp nên huyện Cao Phong có
điều kiện rất thuận lợi để hình thành nền nông nghiệp đa dạng về cây trồng và
vật nuôi đặc biệt là các loại cây ăn quả có múi. Xã Nam Phong là một trong
những xã có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn trên địa bàn huyện. Khí hậu

1


xã Nam Phong, huyện Cao Phong thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
và ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình
hàng năm từ 22 0C đến 24 0C. Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao, dao
động từ 1.800mm đến 2.200 mm (Thống kê xã Nam Phong, 2015). Điều kiện
khí hậu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành nông

nghiệp. Tuy nhiên điều kiện khí hậu này cũng thuận lợi cho sự phát sinh, phát
triển của cỏ dại, sâu bệnh gây hại đến các loại cây trồng của bà con nông dân.
Do vậy việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại và dịch
bệnh để bảo vệ các giống cây trồng là biện pháp quan trọng, cần thiết và chủ
yếu. Các loại hóa chất bảo vệ thực vật gắn liền với các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của các loại cây trồng với quy mô, số lượng chủng loại ngày càng
tăng và phổ biến rộng khắp trên phạm vi toàn xã. Ngoài mặt tích cực của hóa
chất bảo vệ thực vật là tiêu diệt các loại sâu bệnh gây hại cây trồng, nâng cao
hiệu quả kinh tế cho người dân thì còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến
sinh thái, môi trường và sức khỏe con người như tiêu diệt các sâu bọ có ích,
phần tồn dư và các loại bao bì hóa chất bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến
môi trường đất, môi trường không khí xung quanh, chất lượng nước ngầm và
gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da cho người dân trong địa bàn
xã. Vì vậy việc đánh giá được thực trạng sử dụng và đưa ra những giải pháp
nhằm hạn chế đến mức tối thiểu sự ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật
đến môi trường và con người trên địa bàn xã Nam Phong, huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình mang tính cấp bách.
Việc đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) theo hướng phát
triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường là một đòi hỏi và là thách thức
lớn trước hết đối với người dân trực tiếp sử dụng hóa chất BVTV, xuất phát từ
thực trạng nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sử
dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã Nam
Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” .

2


Mục đích nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên địa
bàn xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng có hiệu quả hóa chất BVTV trong
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Phong, huyện Cao Phong
Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá nhận thức của người dân về việc sử dụng HCBVTV
- Đánh giá được ưu điểm, nhược điểm và ảnh hưởng đến môi trường
của việc sử dụng HCBVTV
- Đề xuất được các biện pháp quản lý HCBVTV khả thi, giảm thiểu tác
động đến môi trường

3


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về thuốc BVTV
Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học, những chế phẩm sinh học,
những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc được tổng hợp bằng con đường
công nghiệp; được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá
hoại của những sinh vật (SV) gây hại (côn trùng, nhện, chuột...). Theo quy
định tại điều 1, chương 1, Điều lệ quản lý thuốc BVTV, 2010: “Ngoài tác
dụng phòng trừ SV gây hại, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có
tác dụng điều hoà sinh trưởng, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho
việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện; những chế phẩm có
tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài SV gây hại đến để tiêu diệt”.
1.1.1.2 Một số khái niệm liên quan
• Nồng độ, liều lượng: Nồng độ là lượng thuốc cần dùng để pha loãng
với 1 đơn vị thể tích dung môi, thường là nước. Liều lượng là lượng thuốc cần
áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007).
• Độ độc: “Độ độc là lượng chất độc tối thiểu đủ để giết chết một

kilogram SV sống” - theo từ điển Bách khoa Việt Nam. Người ta thường biểu
thị độ độc thông qua chỉ số LD50 - chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một
loại thuốc BVTV đối với động vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/kg
trọng lượng chuột) - là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí
nghiệm. LD50 càng thấp thì độ độc càng cao (Nguyễn Trần Oánh và cs,
2007).
• Dịch hại: Dùng chỉ mọi loài SV gây hại cho mùa màng, nông sản; cho
cây rừng, cho môi trường sống; bao gồm các loài côn trùng, vi sinh vật gây

4


bệnh cây, cỏ dại, các loài gặm nhấm, chim và động vật phá hoại cây trồng
(Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007).
• Thời gian cách ly: Là khoảng thời gian tính từ ngày cây trồng hoặc sản
phẩm cây trồng được xử lý thuốc lần cuối cùng cho đến ngày thu hoạch làm
thức ăn cho người và vật nuôi mà không tổn hại đến sức khỏe. Thời gian cách
ly khác nhau với từng loại thuốc khác nhau trên các loại cây trồng khác nhau,
tùy theo tốc độ phân hủy của thuốc. Thí dụ thời gian cách ly của thuốc
Cypermethrin được quy định với rau ăn lá là 7 ngày, rau ăn quả là 3 ngày, bắp
cải 14 ngày, hành 21 ngày (Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2005).
• Dư lượng thuốc BVTV: Là phần còn lại của các hoạt chất, chất phụ trợ
cũng như các chất chuyển hóa của chúng và tạp chất; tồn tại trên cây trồng,
nông sản, đất, nước sau khi sử dụng. Các phần này có khả năng gây độc, còn
lưu trữ một thời gian trên bề mặt của vật phun và trong môi trường. (Lê Huy
Bá và Lâm Minh Triết, 2005).
1.1.2 Phân loại thuốc BVTV
1.1.2.1 Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại
 Thuốc trừ sâu: Là chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua
đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường để ngăn

ngừa tác hại của chúng đến cây trồng, nông sản, gia súc và con người. Gần
như tất cả các loại TTS đều có nguy cơ làm thay đổi các hệ sinh thái; nhiều
loại TTS độc hại với con người và tích tụ lại trong chuỗi thức ăn (Nguyễn
Trần Oánh và cs, 2007).
 Thuốc trừ cỏ: Được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ
dại, cây dại mọc lẫn với cây trồng; tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh
sáng với cây trồng khiến cho chú ng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh
hưởng đến năng suất và phẩm chất nông sản. Đây là nhó m thuố c dễ gây
hạ i cho cây trồ ng nhấ t. Vì vậ y, khi sử dụ ng cầ n đặ c biệ t thậ n trọ ng (Bùi
Thị Thu Trang, 2013).

5


Bảng 1.1 Phân loại thuốc trừ cỏ (TTC)
Cách
phân loại

Loại

Đặc điểm

thuốc
TTC

Có tác dụng diệt hoặc làm ngừng sinh trưởng đối

Theo đặc chọn lọc

với một số loài cỏ dại mà không hoặc ít ảnh hưởng


tính chọn
TTC

đến cây trồng và các loài cỏ dại khác.
Được dùng để trừ cỏ trên bờ ruộng, trước hoặc

không

sau vụ gieo trồng, trên đất hoang hoá trước khi khai

lọc

chọn lọc
phá, trừ cỏ cho công trình kiến trúc...
TTC tiếp
Chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với
xúc
Theo
cách
động

tác

thuốc; chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có

TTC

thân ngầm trong đất (Propanil, Gramoxone…)
nội Dùng để bón, tưới vào đất hoặc phun lên lá. Sau


hấp

(lưu khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến

dẫn)
khắp các bộ phận trong cây (Propanil, Afalon...)
TTC trên
Dùng trên ruộng chưa gieo trồng có nhiều cỏ
đất

chưa dại. Sau một thời gian thuốc bị phân huỷ, không hại

trồng trọt cây trồng.
TTC tiền
Thuốc này phải được dùng sớm ngay sau khi
nảy mầm
TTC hậu
nảy mầm

gieo, khi cỏ sắp mọc trên ruộng (Simazine, Sofit…)
Thuốc được dùng muộn hơn để phun lên khi cỏ
đã mọc đang còn non (Afalon, Whip S...)
Nguồ n: Tà i liệ u tậ p huấ n khuyế n nông, 2015.

 Thuốc trừ bệnh: Bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá học, sinh
học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho
cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử
lý đất. TTB dùng để bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không
có tác dụng chữa trị những bệnh do những yếu tố phi SV gây ra (thời tiết,

đất úng, hạn...). TTB bao gồm cả thuốc trừ nấm và trừ vi khuẩn (Nguyễn
Trần Oánh và cs 2007).

6


 Thuốc diệt chuột: Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ hoặc có nguồn gốc
sinh học, có hoạt tính và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để
diệt chuột và các loài gặm nhấm gây hại trên ruộng, trong nhà và kho. Chúng
tác động đến chuột chủ yếu 2 con đường vị độc và xông hơi (ở nơi kín đáo)
(Phùng Minh Long, 2002).
 Chất điều hòa sinh trưởng: Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này
kích thích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống,
giúp cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng; tăng năng
suất và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho thực vật.
(Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007).
1.1.2.2 Phân loại theo gốc hóa học
• Nhóm thuốc thảo mộc
• Nhóm clo hữu cơ (DDT, 666...)
• Nhóm lân hữu cơ (Wofatox Bi-58...)
• Nhóm carbamate (Mipcin, Bassa, Sevin…)
• Nhóm Pyrethoide (Decis, Sherpa, Sumicidine...).
• Các hợp chất pheromone
• Nhóm TTS vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV...)
Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác .
1.1.2.3 Phân loại dựa vào con đường xâm nhập
• Thuốc có tác dụng tiếp xúc (thuốc ngoại tác động): Là những loại thuốc
có thể gây độc cho cơ thể SV khi chúng xâm nhập qua da, biểu bì; thường
dùng để diệt các côn trùng sống không ẩn náu, các SV gây hại, trừ cỏ...
• Thuốc có tác dụng vị độc (thuốc nội tác động): Là những thuốc xâm

nhập vào cơ thể cùng với thức ăn qua con đường tiêu hóa; thường dùng để
diệt các côn trùng nhai, gặm, liếm, hút...

7


• Thuốc có tác dụng xông hơi: Qua dạng hơi, thuốc khuếch tán vào không khí
xung quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể SV qua đường hô hấp.
• Thuốc có tác dụng nội hấp: Là những thuốc có khả năng xâm nhập vào
cây qua thân, lá hoặc rễ; được dịch chuyển ở trong cây; diệt được dịch hại ở
những nơi xa vùng tiếp xúc với thuốc.
• Thuốc có tác dụng thấm sâu: Là những thuốc có khả năng xâm nhập
qua biểu bì thực vật, thấm vào các tế bào phía trong, diệt dịch hại sống trong
cây và các bộ phận của cây.
1.1.2.4 Phân loại theo tính độc
Căn cứ vào chỉ số LD50 (độ độc cấp tính), tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
phân chia các loại thuốc BVTV ra thành 5 nhóm khác nhau.
Bả ng 1.2 Phân nhó m hóa chất BVTV theo tí nh độ c củ a WHO
Nhó m thuố c BVTV

Vạ ch
mà u

Nhóm Ia: rấ t độ c
Nhó m Ib: độ c cao
Nhóm II: độ c

Đỏ
Và ng
Xanh da


trung bì nh
Nhóm III: độ c í t

trờ i
Xanh lá

LD50 với chuột (mg/kg)
Qua miệng
Qua da
Thể rắn Thể
Thể rắn Thể
<5
5 – 50
50 – 500

cây
Nhóm IV: rấ t í t độ c

500 –

lỏ ng
< 20
20 -200
200 2000
2000 –

lỏ ng
< 10
< 40

10 - 100 40 – 400
100 –
400 1000

4000

> 1000
> 4000
2000
3000
>2000
>3000
Nguồn: Phan Thị Phẩm, 2010.

Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc.
Trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc
có LD50 cao, vì an toàn hơn. Ở nước ta, tuân theo cách phân nhóm độc của
WHO và lấy căn cứ chính là LD50 qua miệng, phân chia thành 4 nhóm độc.
Bả ng 1.3 Phân nhó m hóa chất BVTV theo tí nh độ c ở nướ c ta
Phân nhóm

Ký hiệu

Biểu tượng

8


Nhóm I: Rất độc


Chữ đen trên dải đỏ

Đầu lâu xương chéo trên nền trắng

Nhóm II:

Chữ đen trên dải vàng

Chữ thập đen trên nền trắng

Độc trung bình
Nhóm III: Ít độc

Chữ đen trên dải

Vạch đen không liên tục trên
nền trắng

Nhóm IV:

xanh nước biển
Chữ đen trên dải xanh

Rất ít độc

lá cây

Nguồn: Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2015.
1.1.2.5 Phân loại theo thời gian phân hủy
Mỗi loại hóa chất BVTV có thời gian phân hủy rất khác nhau. Nhiều

chất có thể tồn lưu trong đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật
nhưng cũng có những chất dễ bị phân hủy trong môi trường.
Bả ng 1.4 Phân loạ i hóa chất BVTV theo thờ i gian phân hủ y
STT

Phân nhóm

Thời gian

Nhóm hầu như
1
2
3
4

không

Thí dụ

phân hủy

Các hợp chất hữu cơ chứa kim loại: Thủy
-

ngân (Hg), Asen (As) … Các loại hóa

phân hủy
Nhóm khó

chất này đã bị cấm sử dụng ở nước ta.

DDT, 666 (HCH) - đã bị cấm sử dụng và

2 – 5 năm
phân hủy
các hợp chất clo khó phân hủy.
Nhóm phân hủy 1 - 18 Thuốc loại hợp chất hữu cơ có chứa clo
trung bình
Nhóm dễ

tháng
1 –

phân hủy

tuần

(điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4 – D)
12

Hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbamat
Nguồn: Phan Thị Phẩm, 2010.

Trên đây là các cách phân loại hóa chất BVTV thông dụng nhất. Ngoài
ra, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng, người ta còn phân loại theo nhiều
cách khác nữa. Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối.
1.1.3. Các dạng hóa chất BVTV
Để phục vụ cho từng mục đích khác nhau trong công tác bảo vệ cây
trồng và nông sản, người ta đã tạo ra rất nhiều dạng chế phẩm.

9



Bả ng 1.5 Cá c dạ ng hóa chất BVTV phổ biế n hiệ n nay
Dạng thuốc Chữ viết tắt
Thí dụ
Nhũ dầu
ND, EC
Tilt 250 ND

Dung dịch

Ghi chú
Thuốc ở thể lỏng,
trong suốt
Dễ bắt lửa cháy nổ

Basudin 40 EC
DC – Trons Plus 98.8 EC
DD, SL, L, Bonanza 100 DD
Hòa tan đều trong
AS
nước, không chứa
Baythroid 5 SL
chất hóa sữa
Glyphadex 360 AS

Bột

hòa BTN, BHN, Viappla 10 BTN
Vialphos 80 BHN

Copper – zinc 85 WP
Padan 95 SP
Huyền phù HP, FL, SC Appencarb super 50 FL

Dạng bột mịn, phân

Carban 50 SC
Hạt

H, G, GR

Viên

P

Thuốc phun BR, D
bột

Basudin 10 H
Regent 0.3G

Chủ yếu rải vào
đất.
Orthene 97 Pellet
Chủ yếu rải vào
Deadline 4% Pellet
đất, làm bả mồi.
Karphos 2 D
Dạng bột mịn,
không tan trong

nước, rắc trực tiếp.
Nguồn: Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2015.

Chú thích:

• ND (Nhũ Dầu); EC (Emulsifiable Concentrate)
• DD (Dung Dịch); SL (Solution); L (Liquid); AS (Aqueous Suspension)
• BTN (Bột Thấm Nước); BHN (Bột Hòa Nước); WP (Wettable
Powder); DF (Dry Flowable); WDG (Water Dispersible Granule); SP
(Soluble Powder)

• HP (Huyền Phù); FL (Flowable Liquid); SC (Suspensive Concentrate)
• H (Hạt); G (Granule); G (Granule); P (Pelleted - Dạng viên)

10


• BR (Bột Rắc); D (Dust)
1.1.4. Kỹ thuật sử dụng hóa chất BVTV
1.1.4.1. Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng
 Đúng thuốc:
Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng, nông sản cần được
bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng.
• Chọn những thuốc phù hợp với trình độ sử dụng và điều kiện kỹ thuật ở
địa phương. Nếu cửa hàng bán nhiều loại thuốc có cùng tác dụng đối với các
loài dịch hại cần phòng trừ thì ưu tiên thuốc có tác dụng chọn lọc, ít độc với
môi sinh, không gây hại cho cây trồng hiện tại và cây trồng vụ sau; hiệu quả
cao. Không dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng.
• Cần hiểu rõ tác động của thuốc để có cách sử dụng đúng.
• Lưu ý đến hiệu quả kinh tế khi dùng thuốc. Không nên sử dụng cùng một

loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác (nông nghiệp 1, 2015).
 Đúng lúc:


Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thực sự cần thiết. Nên sử dụng thuốc khi

SV phát triển đến ngưỡng gây hại và vượt ngưỡng kinh tế; còn ở diện hẹp và
ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện,
trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
Không phun thuốc khi thiên địch còn ít, thời điểm SV có ích hoạt động mạnh
(nông nghiệp 1, 2015).
 Đúng liều lượng, nồng độ:
• Nếu dùng nồng độ, liều lượng quá cao thì dịch hại chết nhanh nhưng
làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc; tốn kém, ảnh hưởng đến môi
trường và gây ngộ độc cho người sử dụng. Ngược lại nếu dùng nồng độ, liều
lượng quá thấp so với khuyến cáo sẽ không diệt được dịch hại mà còn nhanh
chóng gây kháng thuốc. Do vậy, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn

11


thuốc để đảm bảo thuốc trải đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, hiệu quả
phòng trừ cao (nông nghiệp 1, 2015).
 Đúng cách:
Pha chế thuốc đúng cách theo dạng chế phẩm và theo hướng dẫn ghi trên
nhãn thuốc. Cần phun rải đều và đúng vào vị trí SV tập trung gây hại. Nên
phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun ngược hoặc ngang
chiều gió.
• Ngoà i ra, cầ n phả i bả o hộ và an toà n lao độ ng, giữ đú ng thờ i gian
cá ch ly; bả o quả n, cấ t giữ thuố c, dụ ng cụ pha chế , phun, rả i thuố c ở gia

đì nh; xử lý thuố c thừ a, mấ t phẩ m chấ t và vỏ bao bì hế t thuố c đú ng cá ch
(nông nghiệp 1, 2015).

12


2.1.5.1.
Đúng
thuốc

Đúng lúc

Đúng cách

Đúng liều lượng, nồng độ

Nội dung nguyên tắc “bốn đúng”
Thuốc tiếp xúc được với
dịch hại
Người, đối
tượng không
phòng trừ,
sinh vật
có ích, môi
trường

Thuốc xâm nhập được vào
cơ thể dịch hại
Thuốc dịch chuyển được vào
trung tâm sống dịch hại


Các loài
dịch hại

Thuốc phát huy được tác
dụng (tồn tại thời gian đủ
dài, nồng độ đủ độc)
AN TOÀN

HIỆU QUẢ

Hình 1.1 An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong
sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý
Chú thích:

Tăng cường
Hạn chế

1.1.4.2. Sử dụng luân phiên thuốc
Sử dụng luân phiên thuốc là thay đổi loại thuốc giữa các lần phun khi
phòng trừ cùng một một đối tượng dịch hại. Mục đích chính là ngăn ngừa sự
hình thành tính kháng thuốc, giữ được hiệu quả lâu dài.
1.1.4.3. Dùng hỗn hợp thuốc
Hỗn hợp thuốc là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc
được nhiều dịch hại, tiết kiệm công lao động và tăng hiệu quả kinh tế. Chỉ nên

13


pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn

pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Nên hỗn hợp tối đa hai loại
thuốc khác cách tác động hoặc khác đối tượng phòng trừ trong một bình phun.
1.1.4.4. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
Trong điều kiện áp lực dịch hại cây trồng ngày càng phức tạp, việc quản
lý dịch hại cây trồng phải tổng hợp bằng nhiều biện pháp: gieo trồng các
giống cây kháng sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước tưới, tận dụng
các biện pháp thủ công (bắt tay, bẫy); chú ý bảo vệ thiên địch.
1.1.5. Vai trò của thuốc BVTV
Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết
các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại do có nhiều ưu điểm nổi trội:
• Có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn
đứng những trận dịch trong thời gian ngắn. Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt,
bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại
hiệu quả kinh tế.
• Dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn
định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.
Thuốc BVTV là một trong những nhân tố đảm bảo cho tăng vụ thành
công. Năm 1993, Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo đã trở thành nước
đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo - sau Thái Lan, năm 2010. Trong
5 năm (2006 – 2010) đã cứu được 2.312.177 ha tương đương với 12 triệu tấn
lúa khỏi sự phá hoại của rầy nâu trên toàn quốc. (Bùi Thị Thu Trang, 2013).

14


Bả ng 1.6 Diệ n tí ch lú a bị bệ nh rầ y nâu trong 5 năm (2006 – 2010)
ở cá c tỉ nh thà nh phí a Nam
Chỉ tiêu/năm
Năng suất lúa cả năm (tấn/ha)

Diện tích bị bệnh rầy nâu (ha)

2006
2007
2008
2009
2010
4,83
5,07
5,36
5,374
5,382
448,305 572,419 552,006 447,402 292,045
Nguồn: Bùi Thị Thu Trang, 2013.

1.1.6. Con đường phát tán và cơ chế tác động của thuốc BVTV
1.1.6.1. Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường
Con
đường
phát tán
thuốc
BVTV
Phát tán
hoạt
tính của
thuốc
trong
môi
trường


Tia nước
thuốc
BVTV

Không
khí

Theo trọng lực
Theo mưa

Đất trồng

Mưa,
sương
mù

Cây
trồng
Thu
hoạch

Xói mòn,
rửa trôi
Nước sạch

Nước cấp
Nước ngầm

Diệt
sâu

bệnh

Động
vật
Con
người

Biển

Hình 1.2: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường
Nguồn: Nguyễn Phúc Hưng, 2013.
Thuốc BVTV không chỉ tác động tại nơi xử lý mà nó còn gây ô nhiễm
các vùng lân cận do thuốc bị bốc hơi đi vào khí quyển và được gió mang đi
xa. Thuốc có thể bị lắng tụ trong các vực nước do bị rửa trôi.

15


1.1.6.2. Cơ chế tác động của thuốc BVTV
Sau khi chất độc xâm nhập được vào tế bào, tác động đến trung tâm
sống, tuỳ từng đối tượng và tuỳ điều kiện khác nhau mà gây ra tác động sau
trên cơ thể SV.
 Tác động cục bộ, toàn bộ:
• Tác động cục bộ: Chỉ gây ra những biến đổi tại những mô mà trực
tiếp tiếp xúc với chất độc; như những thuốc có tác động tiếp xúc.
• Tác động toàn bộ: Chất độc tác động đến cả những cơ quan ở xa nơi
thuốc hay tác động đến toàn bộ cơ thể, như những thuốc có tác dụng nội hấp.
 Tác động tích luỹ: SV tiếp xúc với chất độc nhiều lần, nếu quá trình
hấp thu nhanh hơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tượng tích luỹ hoá học.
 Tác động liên hợp: Khi hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau, hiệu lực

của chúng có thể tăng lên và hiện tượng này được gọi là tác động liên hợp.
Nhờ tác động liên hợp, ta giảm được số lần phun thuốc, giảm chi phí phun và
diệt đồng thời nhiều loài dịch hại cùng lúc.
 Tác động đối kháng: Ngược với tác động liên hợp: khi hỗn hợp, chất
độc này làm suy giảm độ độc của chất độc kia.
 Hiện tượng quá mẫn: Các cá thể xảy ra hiện tượng quá mẫn khi tác
động của chất được lặp lại. Chất gây ra hiện tượng này được gọi là chất cảm
ứng. Khi chất cảm ứng đã tác động được vào cơ thể với liều nhỏ cũng có thể
gây hại cho SV.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
1.2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật trên thế giới trong sản xuất nông nghiệp
a. Lịch sử hình thành và phát triển hóa chất BVTV trên thế giới

16


Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với dịch
hại để bảo vệ mùa màng thì một số biện pháp phòng trừ dịch hại đã hình
thành. Chính vì vậy, lịch sử của thuốc BVTV đã có từ rất lâu đời.
Quá trình phát triển của thuốc BVTV trên thế giới có thể chia thành một
số giai đoạn như sau (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007):
 Giai đoạn 1 (Trước thế kỷ XX): Công tác BVTV được tiến hành lẻ tẻ,
tự phát, chủ yếu con người sử dụng những chất độc có sẵn trong tự nhiên như
lưu huỳnh trong tro núi lửa, cây cỏ có chứa chất độc... Từ cuối thế kỷ XVIII
đến cuối thế kỷ XIX, khi SXNN mang tính tập trung hơn thì thường xảy ra
các trận dịch, đôi khi lan tràn trên phạm vị toàn thế giới. Đứng trước tình hình
đó, thuốc BVTV đã ngày càng được chú trọng và bước đầu phát huy tác dụng

trong sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do những hợp chất hóa học
dùng trong giai đoạn này chủ yếu là các chất vô cơ, dễ gây độc cho người và
gia súc, kém an toàn đối với cây trồng (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007).
 Giai đoạn 2 (Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960): Năm 1913, tại Đức,
hợp chất thủy ngân hữu cơ đầu tiên được sử dụng để trừ nấm. Năm 1939,
Muller công bố công trình nghiên cứu của ông về TTS DDT, điều này đã đặt
nền móng cho việc sử dụng các hợp chất hữu cơ, hữu cơ – vô cơ vào mục
đích làm hóa chất BVTV. Sau đó, hàng loạt các hợp chất khác đã ra đời (Trần
Văn Hai, 2009). Lúc này, người ta cho rằng: “Mọi vấn đề BVTV đều có thể
giải quyết bằng thuốc hóa học”, thậm chí người ta còn hy vọng nhờ thuốc hóa
học để loại trừ hẳn một loài dịch hại trong một vùng rộng lớn. Cuối những
năm 1950, những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra cho con người và môi
trường được phát hiện. Khái niệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh ra đời
(Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007).
 Giai đoạn 3 (Từ năm 1960 đến năm 1980): Thuốc BVTV bị lạm dụng
quá mức, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe cộng đồng. Trong lòng dân, tư tưởng sợ hãi không dám dùng thuốc

17


BVTV xuất hiện; thậm chí có người còn cho rằng, cần loại bỏ không dùng
thuốc BVTV trong SXNN. Chính vì điều này, các nhà khoa học đã đầu tư
nghiên cứu các loại thuốc BVTV mới, an toàn hơn. Lượng thuốc BVTV
không những không giảm mà còn liên tục tăng lên. Các loại thuốc BVTV mới
có hiệu quả ở nồng độ thấp hơn các loại trước đây do đó chúng an toàn cho
môi trường (Bùi Thị Thu Trang, 2013).
 Giai đoạn 4 (Từ năm 1980 đến nay): Trong những năm gần đây đã
xuất hiện nhiều loại nông dược với bản chất hóa học hoàn toàn mới, có nhiều
ưu điểm như: an toàn hơn với môi trường, diệt trừ được những loài dịch hại

đã kháng thuốc... Vai trò của biện pháp hóa học đã được thừa nhận. Tư tưởng
sợ thuốc BVTV cũng bớt dần. Quan điểm phòng trừ tổng hợp được phổ biến
rộng rãi đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc thuốc BVTV (Nguyễn
Trần Oánh và cs, 2007).
b. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học BVTV có nhiều thăng trầm,
song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới tăng lên không ngừng,
chủng loại ngày càng phong phú. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1.450 –
1.500 hoạt chất thuốc BVTV. Nhưng được dùng phổ biến và thường xuyên
khoảng 350-400 hoạt chất.
Theo FAO hàng năm các loại côn trùng và sâu bọ đã phá hoại khoảng
330 triệu tấn lương thực, số lương thực này có thể nuôi sống 150 triệu người
trong năm. Nếu thuốc BVTV được sử dụng một cách khoa học và thận trọng,
có kiểm soát là điều rất cần thiết để giảm hao hụt lương thực, đảm bảo phát
triển nền nông nghiệp bền vững (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007).
Hiện nay thuốc BVTV được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ước tính hàng
năm các nước trên thế giới đã dùng khoảng 1,25 triệu tấn thuốc BVTV
nguyên chất. Từ năm 1960 - 1990 việc lạm dụng thuốc BVTV đã để lại những
hậu quả rất nghiêm trọng đối với môi trường và con người. Tuy nhiên bất

18


chấp những tác hại đó, con người vẫn sử dụng thuốc BVTV, lượng thuốc
BVTV được dùng trên thế giới không những không giảm mà còn tăng lên
(Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007).
Sản lượng HCBVTV trên thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế
giới sản xuất ra 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra 3 triệu
tấn mỗi năm. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537
loại thuốc BVTV. Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu,

sử dụng thuốc BVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ (Tập
đoàn hóa chất Việt Nam, 2002).
Bảng 1.7 Bảng giá trị tiêu thụ hóa chất BVTV trên thế giới
Đơn vị : tỷ USD
Năm

Tổng giá trị

1992
1997

22,00
31,25

2003

33,00

2007

40,56

2010

45,15
Nguồn:FAO,2011

Nhiều thuốc mới và dạng thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường
liên tục xuất hiện bất chấp các yêu cầu quản lý ngày càng chặt chẽ của các
quốc gia đối với thuốc BVTV và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại

thuốc mới ra đời ngày càng lớn. Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ngày càng
tăng, nhưng không đồng đều ở các khu vực và quốc gia. Các khu vực Bắc
Mỹ, Châu Âu có lượng thuốc tiêu thụ cao; Châu Á và Châu Đại dương có
mức tăng trưởng cao; Khu vực Châu Phi và Trung cận đông, tiếp đến là Nam
Mỹ tuy lượng tiêu thụ thuốc BVTV thấp, nhưng đều có mức tăng trưởng khá.

19


Bảng 1.8 Giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới
Khu vực
Thế giới
Bắc Mỹ
Châu Âu
Nam Mỹ
Châu Á và Châu
Đại Dương
Châu Phi và
Trung Cận Đông

Giá trị
tiêu thụ
Tỷ USD
Tỷ lệ (%)
Tỷ USD
Tỷ lệ (%)
Tỷ USD
Tỷ lệ (%)
Tỷ USD
Tỷ lệ (%)

Tỷ USD
Tỷ lệ (%)
Tỷ USD
Tỷ lệ (%)

1992
22,0
100
4,20
21,0
7,50
34,0
2,40
11,0
6,00
27,0
1,30
7,0

Các năm
1997
2003
2007
2010
31,25
33,0
40,56 45,15
100
100
100

100
9,56
10,97 12,74 14,17
30,6
31,3
31,4
31,4
8,13
7,48
10,06 10,79
26,0
25,7
24,8
23,9
3,72
4,09
4,99
5,64
11,9
12,1
12,3
12,5
7,97
7,48
9,82
11,12
25,5
23,4
24,2
24,6

1,87
2,88
3,05
3,43
6,0
7,5
7,3
7,6
Nguồn: Theo BASF và FMC- 2011

Mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc tuỳ
thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước. Trước những
năm 1980, thuốc BVTV được tiêu thụ chủ yếu ở các nước phát triển. Ngày
nay, bên cạnh các nước phát triển, thì các nước đang phát triển cũng tăng
cường sử dụng thuốc BVTV. Thuốc trừ sâu là loại dược sử dụng với lượng
lớn, góp phần gia tăng lượng thuốc BVTV dùng trong những năm gần đây.
1.2.1.2. Lịch sử hình thành, phát triển và tình hình sử dụng hóa chất BVTV
trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
a. Lịch sử hình thành, phát triển hóa chất BVTV ở Việt Nam
 Trước năm 1957: Tháng 1 năm 1956, Tổ Hoá BVTV của Viện Khảo
cứu trồng trọt được thành lập đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá BVTV ở
Việt Nam. Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong SXNN ở miền Bắc là TTS
gai, sâu cuốn lá lớn bùng phát ở Hưng Yên (vụ Đông xuân 1956-1957). Thời
kỳ này, thuốc BVTV mới được đưa vào sản xuất nhưng người ta hết lòng ca
ngợi chúng, do đó nảy sinh tình trạng lạm dụng thuốc (Đỗ Văn Hòe, 2005).

20



×