Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Các phương thức bảo vệ người gửi tiền theo quy định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.69 KB, 25 trang )

Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTM: Ngân hàng thương mại
BHTG: Bảo hiểm tiền gửi
TCTD: Tổ chức tín dụng
NHNN: Ngân hàng Nhà nước

ĐẶT VẤN ĐỀ
Có lẽ không ở nơi đâu trên thế giới mà người dân quen sử dụng tiền tệ dưới
hình thức là một phương tiện cất trữ như ở Việt Nam. Muốn huy động mọi nguồn
vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và chấn hưng kinh tế đất nước phải tái lập
niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Bởi vậy, vấn đề an toàn hoạt
động ngân hàng luôn phải được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các
hoạt động từ cả trên góc độ kinh doanh lẫn góc độ quản lý Nhà nước và bằng nhiều
biện pháp khác nhau vì mục tiêu an toàn hệ thống ngân hàng cũng như là an toàn
của nền kinh tế.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay đã có nhiều quy định chặt chẽ
nhằm bảo vệ người gửi tiền. Như: Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012, luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, luật các TCTD 2010, các văn bản hướng dẫn
kèm theo… Tuy nhiên, một điều nhận thấy rằng, quyền lợi người gửi tiền vẫn chưa
được đảm bảo.
P a g e 1 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
Chính vì những lý do trên, nhóm chúng em mạnh dạn chọn đề tài: “Các
phương thức bảo vệ người gửi tiền theo quy định của pháp luật hiện hành.” Thông
qua việc chọn một vài phương thức điển hình, quan trọng trong vấn đề bảo vệ
người gửi tiền và đánh giá các sự tác động của các phương thức đó đối với việc


bảo vệ quyền lợi người gửi tiền hiện nay. Hơn nữa, nhóm đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ này.

I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm người gửi tiền
Thứ nhất, khái niệm
Theo quy định tại khoản 2 điều 6 của văn bản hợp nhất số 14 của ngân hàng
nhà nước về quyết định quy chế tiền gửi tiết kiệm quy định: “Người gửi tiền là
người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Người gửi tiền có thể là
chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người
giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của
đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.”
Tuy nhiên, khái niệm này chỉ mới đề đập đến người gửi tiền tiết kiệm, không
phải là người gửi tiền tại tổ chức tín dụng. Theo tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm đề
xuất khái niệm người gửi tiền đó là:
Người gửi tiền là khách hàng có một khoản tiền gửi tại TCTD dưới một hình
thức nhất định theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích, yêu cầu của
khách hàng và TCTD.
Người gửi tiền được hiểu thông thường là người có một khoản tiền gửi vào
tài khoản của họ tại NHTM. Tiền gửi có ý nghĩa to lớn đối với người gửi tiền và
P a g e 2 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
các ngân hàng thường mại. Đối với người gửi tiền, ý nghĩa tiền gửi phụ thuộc vào
mục đích gửi của họ. Có thể dễ dàng nhận ra hai trường hợp mà khách hàng gửi
tiền là khi khác hàng hưởng lợi ích từ các công cụ thành toán mà ngân hàng cung

cấp cho họ hoặc là khách hàng gửi tiền vào để hưởng lợi như gửi vào tài khoản tiết
kiệm hoặc tài khoản định kỳ. Còn đối với NHTM thì có ý nghĩa là một nguồn vốn
quan trọng, chủ yểu để thực hiện hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, Đặc điểm của người gửi tiền
Người gửi tiền có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
- Mục đích của người gửi tiền tại NHTM rất khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm
của từng loại tiền gửi mà họ sử dụng.
- Mối quan hệ giữa người gửi tiền và NHTM là một hợp đồng dân sự đặc biệt. Nó
vừa mang đặc điểm của hợp đồng gửi giữ, vừa mang đặc điểm của hợp đồng vay
tài sản, mặt khác hình thức thực hiện hợp đồng mang tính nghiệp vụ của ngân hàng
thể hiện thông qua tài khoản tiền gửi của chính khách hàng tạI NHTM.
2. Khái niệm nhận tiền gửi
Theo quy định tại khoản 13 điều 4 luật các TCTD năm 2010:
“Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có
hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.”
3. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
- Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền góp phần bảo đảm việc thực hiện quyền con
người. Như chúng ta đã biết, quyền con người trong đó bao gồm quyền được đảm
bảo sở hữu tài sản tài sản của mình; quyền được thông tin liên quan đến việc gửi
tiền của mình tại NHTM; quyền được đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng và thực
P a g e 3 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
hiện các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của chính minh; quyền
được khiếu nại, tố cáo và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi quyền và lợi ích hợp
pháp của bản thân bị xâm phạm… Đây đều là những biểu hiện của quyền con
người và cần thiết phải đảm bảo những quyền này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của người gửi tiền trên thực tế.
- Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền góp phần gây dựng lòng tin của mỗi người về
các hoạt động tín dụng của ngân hàng, hạn chế rủi ro và bảo đảm hoạt động lành
mạnh của các TCTD tránh khủng hoảng.
- Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh một cách
lành mạnh của các TCTD. Chỉ khi các TCTD đó thực hiện đúng và đủ những quy
định mà pháp luật đặt ra nhằm bảo vệ người gửi tiền, từ đó mới huy động được
nguồn vốn rãnh rỗi lớn từ nhân dân thì kinh tế nhà nước mới có thể phát triển bền
vững và lành mạnh.
- Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người gửi tiền chính là căn cứ, cơ sở để
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ thể liên quan khác thực hiện
những hoạt động đúng đắn trên thực tế. Như vậy, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
chính là bảm đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

II.

CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ NGƯỜI GỬI

TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1. Phương thức truyền thông
Thứ nhất, khái niệm phương thức truyền thông
Phương thức truyền thông là việc vận dụng các khả năng của cơ thể, sử
dụng những phương tiện có sẵn trong thiên nhiên, những công cụ nhân tạo để diễn
tả và truyền tải những thông tin, thông điệp từ bản thân đến người khác hay là nơi
này sang nơi khác.
P a g e 4 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G

Phương thức truyền thông được quy định tại khoản 14 điều 13 Luật bảo
hiểm tiền gửi 2012, cụ thể “Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, nghiên
cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu
phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.”
Thứ hai, đánh giá phương thức
Ưu điểm:
- Đối tượng tác động rộng cùng một lúc lan toả thông tin rất rộng vì vậy giúp cho
người gửi tiền nắm bắt thông tin nhanh chóng và kịp thời.
- Mức độ tiếp nhận thông tin sâu sắc.
- Dùng nhiều tài liệu phù hợp với nhiều đối tượng bằng các hình thức phong phú, đa
dạng, hấp dẫn tác động đến đối tượng và lưu giữ được.
- Tuyên truyền đến công chúng và các bên liên quan chính sách BHTG trong từng
thời kỳ.
- Góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền và góp phần duy trì an toàn lành
mạnh hệ thống ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD.
Ví dụ: Hệ thống Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT và TT) mới
cho các Quy trình nghiệp vụ liên quan đến Bảo hiểm tiền gửi giúp tăng hiệu quả
trong việc sử dụng thông tin và đảm bảo an toàn, ổn định của 1.252 tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi, gồm 92 NHTM, ngân hàng hợp tác xã, 1.156 quỹ tín dụng
nhân dân cùng 3 tổ chức tài chính vi mô.
Hay như việc ứng dụng truyền thông, thông báo đến cụ thể từng khách hàng
gửi tiền qua các phần mềm trên điện thoại hoặc tin nhắn về những vấn đề, hoạt
động diễn ra trong quá trình gửi tiền.
Nhược điểm:
- Nhận thông tin phản hồi chậm
P a g e 5 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G

- Thông tin được đưa ra quá nhiều làm cho người gửi tiền không thể biết tin nào là
chính xác.
Hoạt động thông tin tuyên truyền được xác định là một nhiệm vụ quan trọng,
góp phần vào hiệu quả triển khai chính sách BHTG.
2. Phương thức kiểm tra, giảm sát của các cơ quan chức năng
Thứ nhất, khái niệm thanh tra, giám sát
Khái niệm thanh tra
Thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện của người có thẩm
quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động
quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức và hoàn thiện pháp luật.
Đặc điểm của hoạt động thanh tra ngân hàng
- Hoạt động thanh tra ngân hàng mang tính quyền lực nhà nước, do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thực hiện với các hoạt động phát hiện và xử lý những vi phạm
trong việc tuân thủ pháp luật.
- Thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước về ngân hàng. Do đó, với tư
cách pháp lý là thanh tra chuyên nghành, thanh tra ngân hàng có quyền thanh tra
việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan tới chức năng quản lý nhà nước của
ngân hàng nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.
Khái niệm giám sát
Giám sát là các công tác kiểm tra, chỉ đạo và đánh gía công việc những
người tham gia vào hoạt động ngân hàng.
Lấy hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân làm đối tượng; lấy pháp luật, quy
định, chính sách làm chỗ dựa, lấy quy phạm để thực hiện công việc.
Đặc điểm của hoạt động giám sát ngân hàng
- Giám sát để đảm bảo sự vận hành hiệu quả và từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị đảm
bảo hiệu quả để thực thi.
- Giám sát vừa mang tính quyền lực nhà vừa mang tính hành chính.
Mục tiêu của hoạt động thanh tra, giám sát
- Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành

mạnh của hệ thống các TCTD và hệ thống tài chính;
P a g e 6 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của TCTD;
- Duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các TCTD;
- Bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần
nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân
hàng.
Thứ hai, Cơ chế thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền
lợi của người gửi tiền
Cơ chế thanh tra, giám sát trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Theo điều 14 thông tư 24/2014/TT-NHNN về hướng dẫn một số nội dung về
hoạt động bảo hiểm tiền gửi, quy định trách nhiệm của cơ quan thanh tra và giám
sát ngân hàng:
“Điều 14: Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo
hiểm tiền gửi;
b) Kiểm tra, thanh tra, giám sát Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc chấp
hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, thanh tra việc sử
dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phù hợp với
quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
2. Vụ Chính sách tiền tệ:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để tham mưu cho Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quyết định mức lãi suất tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam tại Ngân hàng Nhà nước.
3. Sở Giao dịch:

Hướng dẫn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện việc gửi tiền tại Ngân
hàng Nhà nước, mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư
này và các quy định khác của pháp luật.
4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo
hiểm tiền gửi trên địa bàn.”
P a g e 7 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
Như vậy vừa có sự phân cấp, phối hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát ở
trung ương với địa phương cũng như các cơ quan khác trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn cuả mình để quản lý bảo hiểm tiền gửi một cách toàn diện.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra là việc phân cấp, uỷ quyền cho các NHNN chi
nhánh thực hiện thanh tra, giám sát các NHTM trên địa bàn quản lý có thể dẫn đến
những khó khăn trong thanh tra toàn diện hệ thống NHTM. Thanh tra ngân hàng
được giao thực hiện đồng thời cả hoạt động giám sát an toàn hệ thống ngân hàng
và thanh tra chuyên ngành, khiến việc thực thi chính sách giám sát ngân hàng bị
hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù việc thanh tra định kỳ các chi nhánh của NHTM đã
có hiệu quả nhưng chưa cao và chưa phù hợp với yêu cầu thanh tra, giám sát dựa
trên cơ sở rủi ro (chủ yếu tập trung ở hội sở chính của NHTM).
Ví dụ: Trong vụ việc của bà Phúc gửi tiền tại Phòng giao dịch Nguyễn
Khuyến (Hà Nội) của SCB hơn 4,2 tỉ đồng để chuẩn bị mua nhà. Ngày 19.11.2015,
bà Phúc ra SCB rút tiền thì được biết ngày 5.10.2015 số tiền này đã được chuyển
qua một tài khoản khác tên Hà. Bà Phúc kể phía SCB đưa cho bà một bản
photocopy giấy ủy nhiệm chi có chữ ký giống chữ ký của bà nhưng camera giám
sát tại thời điểm đó người giao dịch là một nam giới. “Ngân hàng khăng khăng đã
thực hiện chuyển tiền theo ủy quyền của tôi cho người đàn ông đó nhưng không
xuất trình được hợp đồng ủy quyền của tôi theo quy định của pháp luật. SCB xác
nhận việc ủy quyền bằng cách cho nhân viên gọi điện cho tôi để hỏi có ủy quyền

cho người đàn ông đó. Thực tế tôi không nhận được cuộc gọi nào từ SCB và khi
yêu cầu cho nghe băng ghi âm thì SCB từ chối”, bà bức xúc kể. Bà Phúc cho rằng
SCB làm sai quy trình dẫn đến thất thoát 4,2 tỉ đồng của bà.
Cơ chế kiểm soát đặc biệt:
Kiểm soát đặc biệt là việc một TCTD bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của
NHNN do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm
nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động. Căn cứ vào thực
trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của TCTD, NHNN VN xem
P a g e 8 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
xét, quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát
đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện.
Kiểm soát đặc biệt nhằm tìm kiếm các giải pháp khôi phục khả năng thanh
toán, khả năng chi trả các khoản nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng nhất là các khoản tiền gửi. Điều này có tác động lớn các cá nhân, tổ
chức có tiền gửi không rơi vào tình trạng khủng hoảng, giúp cho họ chủ động trong
việc thực hiện những hoạt động kinh tế của mình, nhằm ổn định nền kinh kế,
không xảy ra tình trạng đổ vỡ mang tính dây truyền trong nền kinh tế.
Ví dụ: Trong vụ việc của ngân hàng Đông Á, sau khi kết quả kinh doanh
2014 cho thấy chỉ đạt 7% kế hoạch đề ra. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế của ngân
hàng đạt 35 tỷ đồng, giảm 96% so với năm 2013. Với kết quả này, DongA Bank
không trả cổ tức cho cổ đông. Tăng trưởng tín dụng là 1% (cho vay TCTD trong
nước tăng 73% trong khi cho vay khách hàng giảm 2,26%) và nợ xấu là 3,7%. Do
đó, Ngân hàng Nhà nước chiều 14/8/2014 công bố kết luận thanh tra toàn diện
Ngân hàng cổ phần Đông Á (DongA Bank) và quyết định kiểm soát đặc biệt với
ngân hàng này. Thực hiên việc kiểm soát đặc biệt này thì đến năm 2015, DongA
Bank đặt kế hoạch 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp gần 6 lần năm 2014. Và
kết quả 7 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận trước thuế của DongA Bank đạt hơn 105

tỷ đồng, huy động vốn gần 82.000 tỷ đồng, tăng gần 5,5%, trong khi tín dụng chỉ
tăng 1%.
3. Phương thức bảo hiểm tiền gửi
Thứ nhất, Khái niệm
Theo quy định tại khoản 1 điều 4 luật Bảo hiểm tiền gửi 2012: “Bảo hiểm
tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong
hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình
trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản”.
Người được bảo hiểm là cá nhân có tiền gửi và được bảo hiểm tại tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi.
P a g e 9 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD được nhận tiền gửi của cá nhân.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn
định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt
động ngân hàng.
Về mục đích bảo hiểm tiền gửi được quy định tại điều 3, luật bảo hiểm tiền
gửi năm 2012: “Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự
phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng”.
Bảo hiểm tiền gửi có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định phát triển kinh
tế - xã hội. Nó góp phần bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo sự an toàn lành mạnh hoạt
động ngân hàng, thúc đẩy huy động vốn phục vụ phát triển và xử lý khủng hoảng
tài chính. BHTG có mục đích cơ bản sau:
- Bảo vệ người gửi tiền ít, có hạn chế về mặt thông tin đối với hoạt động của các tổ
chức nhận tiền gửi.

- Góp phần đảm bảo hệ thống tài chính – ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định
và ngăn chặn đổ vỡ ngân hàng thông qua các hoạt động nghiệp vụ.
- Góp phần xây dựng thị trường tài chính lành mạnh, có tính cạnh tranh bình đẳng
giữa các tổ chức tài chính với quy mô và loại hình khác nhau.
- Giảm thiểu gánh nặng cho Chính phủ trong trường hợp xử lý đổ vỡ của TCTD;
giảm gánh nặng cho người dân đóng thuế trong trường hợp ngân hàng đổ bể (Nhà
nước không phải sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý đổ vỡ của các TCTD).
Tín dụng là một hoạt động kinh tế đem lại lợi nhuận cao, tuy nhiên rủi ro có
thể xảy ra bất cứ lúc nào gây thiệt hại cho các TCTD và người gửi tiền ví dụ thua
lỗ, mất khả năng chi trả, mất vốn. Để đối phó với những rủi ro đó có thể thấy một
trong những biện pháp hữu hiệu là bảo hiểm, tức là chuyển nhửng rủi ro mà mình
có thể gặp phải cho tổ chức bảo hiểm.

P a g e 10 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
Bảo hiểm tiền gửi ra đời nhằm bảo đảm an toàn tiền gửi cho những người
gửi tiền tại các TCTD, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức đó, bảo đảm sự
phát riển, an toàn lành mạnh hoạt động của ngân hàng và các TCTD.
Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc được quy định tại khoản 1,
điều 5 luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.
Người gửi tiền có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm sẽ được lợi trực
tiếp từ chính sách bảo hiểm tiền gửi qua việc họ được tổ chức Bảo hiểm tiền gửi
chi trả tiền bảo hiểm, khi tổ chức nhận tiền gửi của họ bị đóng cửa và mất khả năng
thanh toán. Người đi vay sẽ được hưởng lợi từ dịch vụ này ở chỗ tính ổn định của
hệ thống tài chính giúp cho họ sử dụng tiền vay được an toàn và thuận tiện hơn.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ có
trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tại tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi khi tổ chức đó bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm

dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh toán, như vậy sự kiện bảo hiểm sẽ
phát sinh dựa trên hai căn cứ: có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh toán.
Các văn bản quy định về bảo hiểm tiền gửi
Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012
Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28-6-2013
Thông tư 24/2014/TT-NHNN ngày 06-9-2014
Thứ hai, đánh giá phương thức bảo hiểm tiền gửi
Ưu điểm:
Việc triển khai BHTG là chủ trương đúng đắn góp phần tạo sự tin tưởng của
người gửi tiền đối với các TCTD phù hợp với mong mốn của người dân về bảo
đảm an toàn cho tiền gửi dân cư.
Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã qui định tương đối đầy đủ các nội dung cơ
bản cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. Các qui định này có nhiều điểm
tiến bộ, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, cụ thể:
- Quy định về mục tiêu của bảo hiểm tiền gửi
Pháp luật hiện hành đã có những quy định rõ ràng về mục tiêu của bảo hiểm
tiền gửi: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự
P a g e 11 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
ổn định của các TCTD và bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động
ngân hàng. Đây là những mục tiêu khái quát, tiến bộ và phù hợp với hoàn cảnh của
Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Quy định về bảo hiểm tiền gửi bắt buộc
Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi đã có những quy định tiến bộ về
việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc. Việc xác định cơ chế bảo hiểm tiền
gửi bắt buộc ngay từ khi thiết lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi là một thuận lợi cho
hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam.

Quy định về trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền
Khoản 1, điều 9 thông tư 24/2014/TT-NHNN quy định:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền
bảo hiểm, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải gửi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm.
Khoản 3, điều 9: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
đề nghị trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam tiến hành kiểm tra các chứng từ, sổ sách để xác định số tiền bảo hiểm
phải chi trả.
Khoản 4, điều 9: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm
tra theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có
phương án trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi; thông báo công
khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm.
Điều này có tác động to lớn trong việc đảm bảo lợi ích của người gửi tiền
đồng thời tạo niềm tin cho họ khi tham gia hoạt động gửi tiền ở các TCTD
Nhược điểm:
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời vào năm 2000 nhưng đến năm 2012,
Luật BHTG mới được thông qua. Thực tế hoạt động của BHTG đang bộc lộ một số
hạn chế liên quan đến cơ chế, chính sách cần được khắc phục.
- Vốn của BHTG còn nhỏ, tính đến năm 2013 tổng vốn của BHTG khoảng 9.000 tỷ
đồng, chỉ gấp 3 lần vốn điều lệ tối thiểu của một NHTM. Trong khi đó, số lượng tổ

P a g e 12 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
chức tham gia BHTG ở nước ta năm 2012 là 1.182 tổ chức. Vì vậy, nếu xảy ra rủi
ro hệ thống, BHTG khó tránh khỏi nguy cơ mất khả năng thanh toán.
- Mức phí đồng hạng, không có sự phân biệt về mức độ rủi ro, không tạo ra sự công
bằng cho các tổ chức tham gia BHTG. Theo nguyên tắc tính phí chung của bảo

hiểm, phí bảo hiểm áp cho mỗi đối tượng tham gia phải thể hiện được mức độ rủi
ro của đối tượng đó. Mức phí “cào bằng” như nhau sẽ không tạo ra sự công bằng
giữa các tổ chức tham gia BHTG cũng như thiếu sự khuyến khích các TCTD hoạt
động lành mạnh và hiệu quả.
Quy định tại Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005, hạn mức trả
tiền bảo hiểm hiện nay là 50 triệu đồng đối với một người gửi tiền từ một tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nghĩa là dù có gửi 100 triệu đồng hay 100 tỉ đồng tại
một ngân hàng thì khi ngân hàng này phá sản, BHTG cũng chỉ chi trả cho người
gửi tiền 50 triệu đồng. Hạn mức này được áp dụng từ năm 2005, tính đến nay đã
tồn tại hơn 11 năm. Thu nhập và số tiền gửi bình quân của người dân đã tăng, vượt
xa mức 50 triệu đồng. Hạn mức chi trả này đã không còn tạo nên sự yên tâm cho
người gửi tiền như nhiệm vụ hiển nhiên của nó.
- Vai trò thanh tra giám sát đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
chưa mang lại hiệu quả rõ rệt do việc tiếp cận thông tin của bảo hiểm tiền gửi còn
hạn chế khi chưa được phép can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tham gia bảo
hiểm nên xảy ra trở ngại trong việc cảnh báo sớm rủi ro từ bên trong để ngăn chặn
những đổ vỡ đáng tiếc xảy ra.
4. Phương thức giải quyết tranh chấp
Thứ nhất, Phương thức thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên
tranh chấp cùng nhau bàn bạc, giàn xếp, tháo gỡ những mâu thuẫn phát sinh để
loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ

P a g e 13 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
ba nào. Đây cũng chính là phương thức mà Nhà nước khuyến khích các bên áp
dụng, trên tinh thần tôn trọng quyền của mỗi bên.
Ưu điểm: thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả, ít tốn kém. Ngoài ra, phương thức này

còn nhằm đảm bảo bí mật trong kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng.
Nhược điểm: Trong thương lượng, nếu một bên thiếu sự hợp tác, thiện chí, trung
thực, tôn trọng đối với các bên còn lại thì sự thành công của cuộc thương lượng
khó có thể đạt được. Kết quả của cuộc thương lượng không được đảm bảo thực
hiện bởi một cơ chế pháp lý nào, chính vì thế mà nó vẫn bị phụ thuộc vào ý chí tự
nguyện của các bên phải thi hành.
Thứ hai, Phương thức hòa giải
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên tiến hành
thương lượng với sự tham gia, hổ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Cũng giống
như thương lượng thì sự thiện chí của các bên tranh chấp có ảnh hưởng tới kết
quả của hòa giải. Bên cạnh đó, với uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian
hòa giải cũng có tác động đến kết quả cuối cùng. Đây là một phương thức khá tốt
trong trường hợp các bên không quen thuộc về nhau.
Các nguyên tắc mà việc hòa giải phải tuân thủ, đó là:
- Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối;
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải đảm bảo bí mật
thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
Ưu điểm:
Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền
tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm
P a g e 14 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
tiến hành hòa giải. Họ không bị gò bó về mặt thời gian như trong thủ tục tố tụng tại
tòa án. Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối
quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Hòa giải là mong muốn của các bên
dàn xếp vụ việc sao cho không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng
đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án.

Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên, giải quyết tranh chấp bằng phương
pháp hòa giải vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định: Việc hòa giải có được
tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có
quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên
tranh chấp thỏa thuận hòa giải không có tính bắt bắt buộc thi hành như phán quyết
của trọng tài hay của tòa án. Thủ tục này ít được sử dụng nếu các bên không có sự
tin tưởng với nhau.
Thứ ba, Phương thức trọng tài
Đây là phương thức không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay và
được các doanh nghiệp ưa chuộng. Phương thức trọng tài là phương thức thông
qua hoạt động của hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba
độc lập nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt
buộc các bên phải thi hành.
Về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, Điều 5 Luật trọng tài
thương mại năm 2010 quy định như sau:
“Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng
tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

P a g e 15 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất
năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc
người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt
hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi
hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận

quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.”
Ưu điểm: có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết
kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật.
Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài
không được công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được
bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không
bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài
nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung
thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương
lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền
kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.
Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao,
vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định
trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án,
quyết định của tòa án.
Thứ tư, Phương thức tòa án
Phương thức tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan
xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được thực hiện theo một trình tự thủ tục
P a g e 16 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
luật định, nghiêm ngặt chặt chẽ. Các bản ản hay quyết định của tòa án để giải
quyết tranh chấp được bảo đảm thực hiện bởi quyền lực nhà nước, cụ thể là cơ
quan thi hành án.
Ưu điểm: Trong các phương thức giải quyết như thương lượng, hòa giải, trọng tài
thì kết quả là sự thể hiện ý chí, thỏa thuận của các bên. Nhưng đối với phương thức
tòa án, thông qua bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước để thẩm phán
đưa ra quyết định hay bản án bắt buộc thi hành đối với bên có nghĩa vụ thi hành, có
thể áp dụng biện pháp cưỡng chế. Chính ví vậy, việc giải quyết tranh chấp thông

qua tòa án nhằm góp phần vào việc nâng cao ý thức, tôn trọng và hiểu biết pháp
luật cho các chủ thể.
Nhược điểm: Thủ tục giải quyết bằng tòa án dài hơn so với các thủ tục còn lại. Một
trong những nguyên tắc hoạt động của tòa án là xét xử công khai, chính vì điều này
nên dễ dẫn tới việc lộ bí mật kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp. Ngoài
ra, tào án đã ban hành quyết định hay bản án để giải quyết nhưng phải sau một thời
gian (khoảng 15 ngày) thì mới có hiệu lực thi hành để ch các bên kháng cáo, khiếu
nại dân tới việc kéo dài thi hành quyết định, bản án.
V.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI GỬI TIỀN
1.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật

P a g e 17 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
Thứ nhất, Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về an toàn hoạt
động ngân hàng theo hướng áp dụng các nguyên tắc của Basel II 1 và các thông lệ,
chuẩn mực quốc tế. Chính sách quản lý và quy chế an toàn cần tạo ra môi trường
hoạt động ngân hàng lành mạnh và tạo động lực khuyến khích các TCTD nâng cao
năng lực quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro. Đồng thời, từng bước thực hiện việc
kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro, dựa trên nguyên tắc thanh
tra, giám sát toàn bộ.
Thứ hai, Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong đó nâng mức vốn
pháp định của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và hạn mức chi trả trong bảo hiểm tiền
gửi.

Một vấn đề khác cũng cần đặt ra đối với BHTG hiện nay của Việt Nam là
cần đưa ra hạn mức bảo hiểm cụ thể và tiêu chí với điều kiện nào sẽ thực hiện điều
chỉnh hạn mức BHTG. Theo nhiều ý kiến, tiêu chí này có thể là tình hình lạm phát,
tổng mức tiền gửi tại ngân hàng, không chỉ đối với VNĐ mà còn với ngoại tệ, vì
mục tiêu là bảo vệ cho người tiêu dùng, trong đó, một bộ phận có tiền gửi ngoại tệ.
Điều này sẽ giúp tránh trường hợp khi thị trường bất ổn, người dân đổ xô đi rút
tiền, gây khủng hoảng. Phần lớn ngoại tệ không gửi ngân hàng sẽ ít đi do tính an
toàn khi gửi ngân hàng ngoại tệ cao hơn.
Thứ ba, Hoàn thiện quy định về giữ bí mật, cung cấp thông tin về tiền gửi,
tài sản của khách hàng

1 />
leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP01162
11757170&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=109168745476000#!
%40%40%3F_afrLoop%3D109168745476000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName
%3DCNTHWEBAP0116211757170%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth
%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state
%3Diqsqnc3mm_14
P a g e 18 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
Khoản 2 Điều 14 Luật các TCTD năm 2010 quy định: “TCTD, chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền
gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại TCTD, chi nhánh Ngân hàng
nước ngoài”.
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2000 về phạm vi áp dụng quy định: “Nghị
định này quy định về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp các thông tin có liên
quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng gửi tại các TCTD, tại các tổ chức
không phải là TCTD có hoạt động ngân hàng (gọi chung trong Nghị định này là tổ

chức) theo quy định của Luật Các TCTD”.
Như vậy, phạm vi bảo mật thông tin của Nghị định 70 đang hẹp hơn, chưa
bao quát đầy đủ phạm vi theo quy định của Luật các TCTD năm 2010. Theo đó,
khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2000 quy định phạm vi điều chỉnh thông tin khách
hàng chỉ bao gồm tiền gửi và tài sản gửi trong khi phạm vi quy định tại Luật các
TCTD năm 2010 bao gồm tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của
khách hàng tại TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy cần quy
định rộng hơn về phạm vi bảo mật thông tin khách hàng gửi tiền.
Bên cạnh tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng,
khách hàng cũng có nhu cầu được giữ bí mật thông tin mà họ cung cấp cho TCTD
hay thông tin mà TCTD thu thập được. Ví dụ: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ
kinh tế, hồ sơ bảo đảm tiền vay, các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp; thông
tin về tình hình tín dụng, bảo lãnh, tài sản thế chấp của khách hàng hay các thông
tin tài liệu liên quan đến quy trình, quy định nội bộ của ngân hàng... Đây là những
thông tin có mức độ quan trọng không kém các thông tin về tiền gửi, tài sản gửi
của khách hàng, nếu sử dụng không đúng mục đích có thể gây ra những ảnh hưởng
rất lớn đến khách hàng cũng như TCTD.
P a g e 19 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
Vướng mắc về việc cung cấp thông tin giữa các TCTD trong nước; TCTD,
chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng cho TCTD, chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài khác
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 70/2000 thì các TCTD được
phép cung cấp cho nhau về các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của
khách hàng. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 14 Luật các TCTD năm 2010 quy định:
“TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên
quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại TCTD,
chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu

cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được
sự chấp thuận của khách hàng”. Do đó, quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định
70/2000 không còn phù hợp với quy định của Luật các TCTD năm 2010 và cần
loại bỏ, tránh sự chồng chéo mâu thuẫn trong áp dụng pháp luật.2
2.

Giải pháp thực hiện pháp luật
Thứ nhất, Đối với các cơ quan chức năng

- Nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm tra TCTD, thực hiện hiệu quả các
biện pháp hỗ trợ tài chính, chi trả tiền gửi kịp thời cho dân trong trường hợp xảy ra
đổ vỡ, không để xảy ra trường hợp rút tiền hàng loạt. Tăng cường tính độc lập của
các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng và hướng đến một mô hình giám sát độc
lập trong dài hạn. Mô hình giám sát ngân hàng chuyên ngành của Việt Nam là phù
hợp trong bối cảnh hiện tại.
Tăng cường giám sát đối với an toàn vốn, xây dựng kế hoạch thanh khoản
hiệu quả và tăng cường quản lý rủi ro bởi đây là những yếu tố cần thiết nhất để hệ
thống ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển tốt.
2

/>P a g e 20 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
- Xây dựng chiến lược và phương thức truyền thông phù hợp từng thời kì và phù
hợp với chiến lược phát triển của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Tuyên truyền vận
động người gửi tiền phối hợp với cơ quan chức năng có ý thức cao trong việc tự
bảo vệ tài khoản của mình. Sau mỗi chiến dịch truyền thông, cần đánh giá hiệu quả
của hoạt động nâng cao nhận thức công chúng, trong đó khảo sát là phương thức
được sử dụng hiệu quả nhất.

- Truyền thông chính sách BHTG cần hướng tới nhiều đối tượng, từ truyền thông
trong nội bộ tổ chức BHTG để thống nhất các thông điệp truyền ra bên ngoài, tới
các nhà lập pháp nhằm phục vụ quá trình xây dựng các luật liên quan, tới các tổ
chức tham gia BHTG để hiểu trách nhiệm về hoạt động an toàn, tới các cơ quan
báo chí truyền thông đại chúng hay tới người gửi tiền là đối tượng được bảo vệ
trực tiếp.
Việc tham khảo các kinh nghiệm quốc tế, đồng thời xây dựng Chiến lược
truyền thông bài bản phù hợp Chiến lược phát triển của BHTGVN sẽ góp nâng cao
hiệu quả bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của
các TCTD.
- Nhằm phát huy tính lan tỏa của chính sách BHTG đến công chúng mục tiêu, tổ
chức BHTG cần xác định được thông điệp cần chuyển tải. Bên cạnh đó, cần đề cập
tới các vấn đề có ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền, bao gồm lợi ích và
hạn chế của cơ chế BHTG, thông tin về tổ chức BHTG, liên hệ của tổ chức BHTG,
phạm vi BHTG, thủ tục chi trả và khiếu nại trong trường hợp người gửi tiền có
thắc mắc về quyền lợi.
- Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của các TCTD
ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của người gửi tiền nhằm bảo vệ người gửi
tiền, tạo tính răn đe đối với các TCTD khác và đảm bảo lòng tin trong người dân
về hoạt động gửi tiền.
Thứ hai, Đối với ngân hàng nhà nước
- Về chính sách: Hoàn thiện quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động
ngân hàng; Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; Quy định về cấp
P a g e 21 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
phép thành lập và hoạt động, mở rộng mạng lưới; Quy định về tổ chức quản lý và
hoạt động ngân hang; Quy định về sáp nhập, hợp nhất, tái cơ cấu, bảo hiểm tiền
gửi.

- Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng: Hoàn thiện khuôn
khổ thể chế và hạ tầng cơ sở công nghệ, chế độ thông tin báo cáo phục vụ cho hoạt
động thanh tra, giám sát ngân hàng; Mô hình tổ chức, bộ máy thanh tra, giám sát
ngân hàng; Đổi mới hoạt động và tiêu chí giám sát, phương pháp giám sát từ xa;
Hoàn thiện về phương pháp thanh tra tại chỗ; Nâng cao năng lực, trình độ của đội
ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng; Đẩy mạnh hợp tác về thanh tra, giám sát
ngân hàng.
Thứ ba, Đối với các TCTD
-

Tuân thủ chặt chẽ pháp luật về huy động vốn, đồng thời vận dụng một cách linh
hoạt khi áp dụng các quy định đó vào thực tế sao cho phù hợp với từng giai đoạn,

từng hoàn cảnh và từng đối tượng huy động.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động, tiếp tục phát huy những hình thức huy động
vốn truyền thống… Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện
thông tin đại chúng để tieeps cận khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó cần mở rộng
mạng lưới phục vụ nhất là tại những vùng có điều kiện tự nhiên còn khó khăn.
- Tự tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, báo cáo định kỳ lên cơ quan có
thẩm quyền cũng như đáp ứng yêu cầu kiểm tra khi cần thiết.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, ngân cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành
của cán bộ, công nhân viện đáp những yêu cầu trong giai đoạn mới, đảm bảo hiệu
quả, hạn chế rủi ro rong hoạt động huy động vốn.3
Thứ tư, Đối với người gửi tiền

/>3

P a g e 22 | 25



Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G
-

Để bảo vệ quyền và lợi ích người gửi tiền và góp phần duy trì an toàn

hệ thống ngân hàng, cần thiết trong việc người dân thường xuyên được cập nhật
thông tin về chính sách pháp luật, đặc biệt là pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Cần tìm hiểu thông tin kỹ càng về NHTM mà mình gửi tiền, đọc kỹ các điều khoản
trong hợp đồng sẵn mà NHTM đó đề nghị giao kết hợp đồng như về: mức lãi suất,
cách tính lãi suất, thời hạn gửi tiền, phương thức giải quyết tranh chấp…
- Chủ động bảo vệ bí mật mọi thông tin cá nhân hay thông tin về gửi tiền.
- Khi có tranh chấp xảy ra cần phối hợp với NHTM để giải quyết để đảm bảo quyền
lợi ích chính đáng của mình.

KẾT LUẬN:
Thông qua bốn phương thức bảo vệ người gửi tiền là truyền thông; thanh tra,
giám sát của cơ quan nhà nước; bảo hiểm tiền gửi và các phương thức giải quyết
tranh chấp, nhóm đã phân tích và làm rõ được những ưu và nhược điểm của các
phương thức đó có tác động như thế nào đến việc bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của người gửi tiền. Nhận thấy rằng, các phương thức này có mối quan hệ mất
thiết, tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu
điểm của từng phương thức, nhóm đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng bảo vệ người gửi tiền.
Cảm ơn cô đã chú ý lắng nghe bài thuyết trình của nhóm!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
P a g e 23 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Bộ luật dân sự 2015
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
Luật các TCTD 2010
Luật bảo hiểm tiền gửi 2012
Luật trọng tài 2010
Nghị định 70/2000/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2000 về việc giữ bí
mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi

của khách
7. Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28-6-2013
8. Thông tư 24/2014/TT-NHNN ngày 06-9-2014
9. Văn bản hợp nhất số 14 của ngân hàng nhà nước về quyết định quy chế
tiền gửi tiết kiệm
10.
/>11. />12.
/>ItemID=2108
13. />leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTHW
EBAP0116211757170&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=109
168745476000#!%40%40%3F_afrLoop%3D109168745476000%26centerWidth
%3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP0116211757170%26leftWidth
%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse
%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Diqsqnc3mm_14


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 – K38 G

P a g e 24 | 25


Luật Ngân hàng | Nhóm 3 K38 - G

1.

Bùi Thị Thu Hiền

2.

Vũ Thị Thúy

3.

Nguyễn Thị Hoài Linh

4.

Võ Thị Khánh Lựu

5.

Võ Văn Hải

6.

Lê Thị Bé Anh


8.

Hồ Thị Tuyết Nhi

9.

Trương Thị Giang

10. Nguyễn Thị Thanh Nhàn
11. Trần Thị Mỹ Linh

P a g e 25 | 25


×