Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.5 KB, 11 trang )

Tiểu luận :
DÒNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ

GVHD: Trương Trung Tài
Họ và tên: Hà Thị Lệ Hạnh
Mã số: 6
Lớp: Ngân Hàng 2012 TP1
SĐT: 0932775743
Email:


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang vận động và phát triển không ngừng đòi hỏi từng quốc gia phải từng
bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới,đê giảm khoảng cách giàu nghèo với các nước tư bản phát triển.
Và trong đó vốn là không thể thiếu vì nó húc đẩy nền kinh tế của một quốc gia. Với những nước phát
triển họ luôn có lượng vốn vô cùng lớn và rất muốn đầu tư ra nước ngoài mà những nước đang phát triển
và kém phát triển là đối tượng cũng như có điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu. Nhưng mặc dù vậy
vốn trong nước cũng được xem là quyết định cho sự phát triển bền vững và độc lập của nền kinh tế. Qua
những gì đã học và tự nghiên cứu thêm em thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư trong nước
cũng như nước ngoài vì nó góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Đề tài này bao gồm những nội dung:
I.Khái niệm về vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế;
II.Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế;
III.Vai trò của dòng vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế;
IV.Tình hình vốn đàu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam;
V.Kết luận.

I . KHÁI NIỆM VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
1) Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư là nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư phát triển. Về bản chất, nguồn vốn hình


thành vốn đàu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá
trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Khẳng
định này đã được chứng minh hầu hết các trường phái kinh tế học như: kinh tế cổ điển, kinh tế học chính
trị Mác-Leenin và kinh tế học hiện đại.
Trong tác phẩm “ Của cải của các dân tộc “ (1776), Adam Smith khẳng định : “Tiết kiệm là nguyên
nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo
ra bao nhiêu chăng nữa , nhưng không tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”
Sang thế kỷ XIX, theo quan điểm của Mác, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất
mở rộng là phát triển sản xuất là phát triển sản xuo sự gia tăng sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong


sản xuất và tiêu dùng, hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái tái sản xuất mở rộng chỉ có thể đáp ứng
được do sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế.
Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đàu tư lại tiếp tục được các nhà kinh tế học hiện đại chứng
minh. Trong tác phẩm nổi tiếng “ Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, John
Maynard Keynas đã chứng minh được rằng: Đầu tư chính là phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu
dùng. Đòng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng. Điều
này có nghĩa là: Thu nhập = Tiêu dùng + Đàu tư ; Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng . Như vậy => Đầu
tư = Tiết kiệm.
Từ đây, người ta còn phân loại vốn đàu tư ra thành 2 nguồn vốn:
-

Vốn trong nước
Vốn nước ngoài

*Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài:
Tác động của nguồn vốn trong nước đối với nước ngoài: có thể nói, nguồn vốn trong nước giữ vai
trò quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và xét về lâu dài nó đảm bảo cho sự
tăng trưởng kinh tế một cách liên tục.
Khi nền kinh tế của một đất nước có sự tham gia của khu vực có vốn đàu tư nước ngoài với ưu

điểm về công nghệ, kinh nghiệm quản lý sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước do
yêu cầu phải sản xuất có hiệu quả. Ở khía cạnh khác thông qua các nguồn vốn nước ngoài, thông qua hợp
tác đàu tư với nước ngoài, những nguồn lực của nền kinh tế mà trước đây chưa sử dụng hết do thiếu vốn
thiếu công nghệ... nay được đưa vào sản xuất bằng cách hợp tac kinh doanh với nước ngoài làm quy mô
vốn trong nước tăng lên
 Vốn huy động trong nước và vốn huy động nước ngoài có mối quan hệ khang khít với nhau, hỗ
trợ nhau cùng gia tăng về số lượng và hiệu quả sử dụng .
2) Tăng trưởng kinh tế:
Trong kinh tế học, tăng trưởng kinh tế được biểu hiện là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế
theo thời gian.Và đẻ phản ánh chính xác hơn sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, người ta thường chỉ
tính sản lượng ròng của một nền kinh tế, tức là tổng sản phẩm quốc hội (GDP) của nền kinh tế đó.Và tăng
trưởng kinh tế chỉ thể hện mặt lượng của nền kinh tế theo thời gian.
Thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod-Domar. Mô
hình này dựa trên hai giả thuyết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình
trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn đưa vào sản xuất tăng lên. Từ
đó, họ suy luận ra rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng
thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất ổn định kinh tế).
Những nhân tố để tăng trưởng kinh tế: nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, vốn và công nghệ. Bốn
nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đén kết quả
tương ứng. Và những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi
cùng trên bốn bánh xe chính là 4 nhân tố trên.


II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU VỐN ĐÀU TƯ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
1) Quan điểm trường phái tân cổ điển:
Quan điểm nay cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn
lực (vốn, lao động…) mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này. Trường phái này
khẳng định một trong những ưu điểm của kinh tế thị trường đó là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động
dưới sự tự điều khiển của thị trường. Các doanh nghiệp với mục đích tối đa hóa lợi nhuận sẽ tìm kiếm cơ
hội đàu tư tốt nhất cho mình. Tuy nhiên giả thuyết của trường phái tân cổ điển là thị trường cạnh tranh

hoàn hảo. Đó là thị trường người bán và người mua không ai kiểm soát và có khả năng kiểm soát giá cả
và có đầy đủ thông tin trong cả hiện tại và tương lai. Trong thực tế giả định này là một điều phi thực tế,
nhất là về thông tin.
2) Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của chính phủ:
Quan điểm nay cho rằng do thị trường không hoàn hảo, nhất là đối với các nước đang phát triển, nên
tự vận động của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu. Thông tin không hoàn hảo có thể dẫn đến
sản xuất và đầu tư quá mức.
Mặt khác, ở hầu hết các nước đang phát triển, kinh tế còn lạc hậu, phụ thuộc vào nông nghiệp, nếu để
thị trường tự vận động sẽ tạo ra sự phát triển mạnh mẽ. Sự can thiệp của nhà nước trong sự phân bổ
nguồn lực cho công nghiệp là cần thiết.Tuy nhiên, ở nhiều nước sự can thiệp quá mức của nhà nước vào
quá trình công nghiệp đôi khi không hiệu quả. Rất nhiều nganh công nghiệp đượchình thành theo ý chí
chủ quan của một số nhà lãnh đạo, chứ không dựa trên các phân tích kinh tế kỹ càng.
3) Quan điểm về tăng trưởng cân đối:
Theo Rorsenstain – Rodan, tăng trưởng cân đối được đưa ra nhằm mô tả sự tăng trưởng cân đối giữa
các ngành trong nền kinh tế. Ông đề nghị đầu tư nên hướng một lúc vào nhiều ngành để tăng cung cũng
như kích thích cầu cho nhiều sản phẩm. Sự phát triển trong công nghiệp chế biến đòi hỏi một lượng đầu
tư trong một thời gian dài, từ đó phát sinh sự song song cả hàng hóa dịch vụ tiêu dùng.
Theo Nurske: ông ủng hộ sự phát triển cân đối, sản xuất hàng loạt sản phẩm để gia tăng cầu, lúc
đó sẽ khai thác được “ lợi thế về quy mô”, như vậy hiệu quả đầu tư mới cao và đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng.
4) Tăng trưởng không cân đối:
Hirschman (1958) đưa ra mô hình mang tính trái ngược. Ông cho rằng sự mất cân đối giữa cung và
cầu tạo ra động lực cho nhiều dự án mới. Theo cách tiếp cận này vốn đầu tư cần được nhà nước phân phối
cho những ngành công nghiệp trọng điểm, nhằm tạo ra cơ hội ở những ngành khác trong nền kinh tế, khái
niệm về “liên hệ ngược” và “liên hệ xuôi” cung cho ra đời từ ông. Ông còn cho rằng sự mất cân đối này
sẽ tạo ra sự phát triển.


III. VAI TRÒ VỐN ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
Cùng với quá trình phát triển mạnh mẻ của nền kinh tế, hoạt động đầu tư không ngừng được mở rộng

và chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế. Vai trò được thể hiện một số mặt chủ yếu
sau:
1) Đâù tư tác động đến tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế, từ đó tác động đến chỉ tiêu kinh
tế:
Về mặt cầu: đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Tổng cầu
còn tác động đến đầu tư ngắn hạn. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm
tổng cầu tăng.
Về mặt cung: khi thành quả phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt đọng thì tổng cung,
đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng, giá cả sản phẩm giảm,
giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản của tăng tích lũy,
phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên
trong xã hội.
Cho đến những năm đầu thập kỷ 50 thế kỷ XX, Nurkse đã nhấn mạnh hơn vai trò của đầu tư và
vốn đầu tư đến sự phát triển nền kinh tế. Nurkse cho rằng thiếu vốn đầu tư là một nguyên nhân gây ra tình
trạng đón nghèo và cái vòng lẩn quẩn của sự đói nghèo:
Về phía cung: một quốc gia có thu nhập thấp sẽ có khả năng tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu
tư, thiếu vốn đàu tư dẫn đến năng lực sản xuất bị hạn chế và năng suất lao động cũng không thể
tăng cao, năng suất lao động thấp sẽ dẫn đến thu nhập thấp.
Về phía cầu: Thu nhập thấp làm cho sức mua thấp, sức mua thấp làm cho động lực đàu tư bị hạn
chế, đầu tư bị hạn chế dẫn đến năng lực sản xuất thấp và từ đó dẫn đến thu nhập thấp.
Thực tế cho thấy, các nước nghèo hiện nay trên thế giới hầu hết chịu cảnh nghèo đói một phần do
nguyên nhân trên. Tức là sự nghèo đói của các quốc gia này một phần là do thiếu vốn đàu tư và sự đầu tư
thích đáng, cơ hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng đầu tư hạn chế tại các nước này là do hoặc vì thiếu
động lực thúc đẩy đầu tư hoặc là khả năng tích lũy của nền kinh tế quá nhỏ. Điều này cho thấy rằng, để
phát triển và thực hiện hóa đói nghèo thành công thì phải làm sao phá vỡ được cái vòng lẩn quẩn trên.
Một trong những biện đó là xuất phát từ khía cạnh đàu tư. Nền kinh tế phải tạo được sự chuyển biến, tăng
mức tích lũy từ mức thấp lên mức trung bình và mức cao để tăng quy mô đàu tư từ đó tăng năng lực sản
xuất và cuối cùng là gia tăng thu nhập.
2) Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Thứ nhất: đầu tư tác động đến tốc độ phát triển của nề kinh tế. Thực tiễn và kinh nghiệm của

nhìêu nước cho thấy, quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và
phát huy tác dụng cùa cả nhân tố bên ngoài, tận dụng lợi thế so sánh bên trong thì quốc gia đó tạo ra tốc
độ tăng trưởng cao.


Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy : muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình
thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15% đến 25% so với thu nhập quốc dân, tùy thuộc vào hệ số ICOR- của mỗi
nước:
ICOR = Vốn đầu tư / Mức tăng GDP
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Kinh nghiệm của các
nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả trong các ngành, các vùng lãnh
thổ cũng phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong công
nghiệp cao hơn trong nông nghiệp, ICOR trông giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng nagw
lực sản xuất. Do đó, ở các nước phát triển tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.
Thứ hai: đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thưc tế cho thấy, con đường tất yếu có
thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển
nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất
đai và khả năng sinh học nên để đạt được tăng trưởng từ 5-6% là rất khó. Như vậy chính sách đàu tư
quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh
của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng
lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát ra khỏi tình tạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế
so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp
thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
3) Đầu tư tác động tới việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước:
Xuất phát từ nền công nghiệp lạc hậu, nền kinh tế kém phát triển, công nghệ la trung tâm của công
nghiệp hóa. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của đất
nước. Theo UNIDO, nếu chia quá trình phát triển công nghệ của thế giới làm 7 giai đoạn thì Việt Nam
năm 1990 ở giai đoạn 1 và 2. Với trình độ công nghê hiện nay, quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và

vững chắc.
Có 2 con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhận công nghệ
từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cũng cần phải có tiền, cần phải có vốn đàu tư.
Một phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là phương án không khả thi.
4) Đầu tư tác động tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế:
Đầu tư mà cụ thể là đầu tư ngước ngoài sẽ tạo ra những tích cực đối với quá trình hội nhập kinh tế thế
giới. Thông qua các hình thức đầu tư gián tiếp ODA, NGO, Việt Nam tạo ra mối quan hệ mật thiết với các
nước và tổ chức đầu tư. Đầu tư nước ngoài cũng là tiền đề cho nền kinh tế mở đưa Việt Nam tham gia
vào khu vực kinh tế như APEC hay gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.


IV. TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM:
Việt Nam thực hiện nhiệm vụ năm 2014 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn ra rất phức
tạp. Kinh tế thế giới phục hội chậm hơn dự báo. Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được
kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao. Nhu cầu cho
phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an nỉnh rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp.
1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2014 ước tính tăng 4,96% so với cùng kỳ năm 2013, cao
hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây[1]. Trong toàn nền kinh tế, cả ba khu vực đều đạt mức tăng
cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,37% (quý I/2013
tăng 2,24%), đóng góp 0,32 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,69% (quý I/2013
tăng 4,61%), đóng góp 1,88 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,95% (quý I/2013 tăng 5,65%), đóng
góp 2,76 điểm phần trăm.
Số liệu trên cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung.
Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là:
Bán buôn và bán lẻ tăng 5,61%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7,58%; hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm tăng 5,91%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của cả khu vực không cao, ở mức 4,69%
so với cùng kỳ năm 2013 nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá với 7,3%, cao hơn

nhiều mức tăng cùng kỳ một số năm trước[2], góp phần tác động lớn đến mức tăng trưởng chung. Ngành
xây dựng tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4,79% của quý I/2013.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp tuy tăng thấp nhất ở mức 1,91%
nhưng đóng góp 1,41 điểm phần trăm trong mức tăng 2,37% của toàn khu vực do quy mô nông nghiệp
hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 73% trong khu vực; thủy sản tăng 3,58%, đóng góp 0,67
điểm phần trăm; lâm nghiệp tăng 4,64%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
12,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,32%; khu vực dịch vụ chiếm 46,8% (Cơ cấu tương
ứng của cùng kỳ năm 2013 là: 13,27%; 40,17%; 46,56%).
Xét về góc độ sử dụng GDP của quý I năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,06% so với cùng kỳ
năm 2013 và đóng góp 4,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong đó tiêu dùng cuối cùng của dân
cư tăng 4,92%, cao hơn mức tăng cùng kỳ một số năm gần đây[3]; tích lũy tài sản tăng 3,24%, đóng góp
0,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,3 điểm phần trăm do
xuất siêu. Độ mở của nền kinh tế quý I tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây, từ mức 155,6% của quý I/2010
tăng lên 194,3% trong quý I/2014[4]


Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
quý I các năm 2012, 2013 và 2014
Tốc độ tăng so với
quý I năm trước (%)
Quý I năm
Quý I năm 2013
2012

Đóng góp của các khu
vực vào tăng trưởng quý
Quý I nămI
năm
2014

2014
(Điểm phần trăm)

Tổng số

4,75

4,76

4,96

4,96

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

2,81

2,24

2,37

0,32

Công nghiệp và xây dựng

5,15

4,61

4,69


1,88

Dịch vụ

4,99

5,65

5,95

2,76

2. Đầu tư phát triển:
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 214,8 nghìn tỷ đồng,
tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng28,4% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 78,4 nghìn tỷ
đồng, chiếm 36,5% tổng vốn và tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 77,5 nghìn
tỷ đồng, chiếm 36,1% và tăng 6,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 58,9 nghìn tỷ đồng,
chiếm 27,4% và tăng 4,4%.
Tốc độ phát triển vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện
quý I các năm 2012, 2013 và 2014 so với cùng kỳ năm trước
Đơn vị tính: %
Quý I nămQuý
2012
năm 2013

I Quý
2014

Tổng số


107,3

104,7

103,8

Khu vực Nhà nước

116,4

100,0

100,4

Khu vực ngoài Nhà nước

102,1

108,2

106,9

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

102,1

107,2

104,4


I năm

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện quý I ước tính đạt
34,4 nghìn tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch năm và giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2014 thu hút 252 dự án được
cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 2046,7 triệu USD, giảm 6% về số dự án và giảm 38,6% về số
vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 82 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp
vốn bổ sung với 1287,3 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ
sung đạt 3334 triệu USD, giảm 49,6% so với cùng kỳ năm 2013. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
thực hiện quý I/2014 ước tính đạt 2850 triệu USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2013.


Trong quý I, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký
đạt 2332 triệu USD, chiếm 69,9% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 288,3 triệu USD,
chiếm 8,6%; các ngành còn lại đạt 713,7 triệu USD, chiếm 21,5%.
Cả nước có 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được
cấp phép mới trong quý I, trong đó thành phố Hồ Chí Minh có số vốn đăng ký lớn nhất với 687,7 triệu
USD, chiếm 33,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hải Dương 248,1 triệu USD, chiếm 12,1%;
Bình Dương 223,5 triệu USD, chiếm 10,9%; Đồng Nai 110,6 triệu USD, chiếm 5,4%; Bắc Giang 108,1
triệu USD, chiếm 5,3%.
Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 3 tháng đầu
năm, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 534,2 triệu USD, chiếm 26,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp
đến là Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) đạt 264,5 triệu USD, chiếm 12,9%; Quần đảo Virgin thuộc
Anh đạt 238,7 triệu USD, chiếm 11,7%; Xin-ga-po đạt 230,7 triệu USD, chiếm 11,3%; Ca-na-đa đạt 226
triệu USD, chiếm 11%; Nhật Bản đạt 133,7 triệu USD, chiếm 6,5%...
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng
Kế hoạch


Thực hiện

Ước tính

Quý I năm

năm 2014

quý I

quý I

2014 so với

năm 2013

năm 2014

cùng kỳ năm
2013 (%)

TỔNG SỐ

1145,0

207,0

214,8

103,8


460,0

78,1

78,4

100,4

Vốn đầu tư thuộc ngân sách NN

185,0

35,2

34,4

97,7

Vốn trái phiếu Chính phủ

60,0

10,6

9,0

85,2

Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch NN


60,0

8,2

10,5

128,0

Vốn vay từ các nguồn khác

70,0

8,8

11,0

124,7

Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước 60,0

10,6

11,2

105,7

Vốn huy động khác

25,0


4,7

2,3

48,9

430,0

72,5

77,5

106,9

255,0

56,4

58,9

104,4

Khu vực Nhà nước

Khu vực ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài



V. KẾT LUẬN:
Khi nguồn vốn đầu tư tăng thì khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng , từ đó làm tăng tổng thu
nhập quốc dân , làm cho GDP tăng từ đó làm cho nền kinh tế tăng trưởng .Tuy nhiên khi nguồn vốn đầu
tư tăng đến một mức nào đó thì kinh tế không thể tăng trưởng thêm đựơc do nền kinh tế cũng phụ thuộc
rất nhiều yếu tố khác nhau như : lao động , tài nguyên thiên nhiên, hay chính sách tài khoá của chính phủ .
Nước ta xuất phát từ một nước nghèo nàn và lạc hậu thì nguồn vốn lại là một yếu tố vụ cùng quan trọng
trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Không có tiền chúng ta không thể làm được gì , không có tiền
chỳng ta không thể mọc thêm các nhà mỏy sản xuất, không thể tận dụng nguồn lao động dồi dào của nước
ta, không thể tận dụng những gì mà thiờn nhiên đó ban tặng cho chỳng ta .
Kể từ khi đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì
nguồn vốn là một điều rất quan trọng. Chính phủ đó cố gắng tạo ra những cơ chế chính sách hợp lý tuỳ
thuộc vào từng hoàn cảnh của đất nước ta, để có thể phát huy tối đa mọi khả năng và nguồn lực của đất
nước.Và, cũng từ đó thì thị trường vốn cũng dần dần mở cửa khi chúng ta hội nhập kinh tế thế giới.
Thị trường vốn của nước ta trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ vượt bậc so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy rất rõ trên thị trường vốn quốc tế. Mặc dù, thị trường vốn
của ta cũng non trẻ nhưng bước đầu khi hội nhập kinh tế thế giới đó khẳng định được vai trò của mình
trên trường quốc tế.
Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của vốn đầu tư có tác động đối với sự tăng trưởng kinh tế.

Tài liệu tham khảo


1/ Thị trường vốn Việt Nam
2/Giáo trình kinh tế phát triển
3/ www.baodientu.chinhphu.vn
4/www.gso.gov.vn




×