Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.74 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA TÀI CHÍNH
------  ------

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:

Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải
pháp trong thời kì đổi mới

Giảng viên hướng dẫn: Trương Trung Tài
Sinh viên: Nguyễn Viết Quang Lâm
Lớp: Ngân Hàng 2012 TP1
Số đt: 01227904567
Email:


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

Mở Đầu
Như chúng ta đã biết, bộ ba bất khả thi là một lý thuyết rất quan trọng của lý thuyết
tài chính quốc tế. Vào thập niên 1960, Robert Mundell và Marcus Fleming đã cho ra
đời lý thuyết mang tính kinh điển này. Song, trải qua quá trình phát triển của nền kinh
tế cũng như các cuộc khủng hoảng kinh tế đã tạo ra nhiều phiên bản mới của lý thuyết
này. Nhận thức được tầm quan trọng của bộ ba bất khả thi và qua những hiểu biết về
sách vở, tài liệu thu thập được, em xin đưa ra đề tài nghiên cứu “Bộ ba bất khả thi,
thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới ở Việt Nam”
Bài nghiên cứu này đánh giá mức độ mở cửa thị trường vốn của Việt Nam trong thực
tế, sau đó nói lên thực trạng Việt Nam vào thời điểm hiện tại,và nêu ra giải pháp cho
Việt Nam trong thời kì đổi mới. Đồng thời cũng thu thập số liệu để đánh giá ba khía
cạnh của bộ ba bất khả thi:


- Ổn định tỷ giá
- Độc lập tiền tệ
- Hội nhập tài chính
Với những kiến thức còn hạn chế, sự thiếu sót là điều khó tránh khỏi, em mong được
sự góp ý từ Thầy, cũng như thông cảm cho em nếu nội dung em tìm hiểu có thể sai sót.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy!

2


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

MỤC LỤC
PHẦN I: Lý Thuyết Bộ Ba Bất Khả Thi........................................ 4
1. Lý Thuyết Bộ ba bất khả thi cổ điển................................. 4
2. Sự phát triển của bộ ba bất khả thi hiện đại...................... 5
PHẦN II: Thực Trạng và Giải Pháp................................................ 7
1. Sơ Lược............................................................................... 7
2. Giai Đoạn 2000-2007......................................................... 7
3. Giai Đoạn 2008-2012........................................................ 11

3


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

PHẦN I: LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
1. Lý Thuyết bộ ba bất khả thi cổ điển:
Robert Mundell- là cha đẻ của lý thuyết Bộ ba bất khả thi, ông và cộng sự
J.M.Fleming đã xây dựng nên những nền tảng cơ bản về lý thuyết vào những năm

1960 trong thời gian làm việc tại quỹ tiền tệ quốc tế IMF . Sau đó, vào năm 1980, khi
vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc cố
định tỷ giá và độc lập trong chính sách tiền tệ ngày càng rõ nết thì lý thuyết Bộ ba bất
khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô cả nền kinh tế hiện đại.
Lý thuyết Bộ ba kinh tế được phát biểu như sau: Một quốc gia không thể đòng thời đạt
được cả ba mục tiêu tỷ giá hối đoái cố định, hội nhập tài chính, và độc lập tiền tệ. Tức
là, 1 quốc gia chỉ có thể lựa chọn cùng 1 lúc đồng thời hai trong ba mục tiêu kể trên:
“Độc lập tiền tệ + Tỷ giá hối đoái cố định + hội nhập tài chính = 2”. Đó chính là lý
thuyết cổ điển của Bộ ba bất khả thi.
*Độc lập tiền tệ: chính là sự tự chủ về chính sách tiền tệ của chính phủ, giúp cho
chính phủ chủ động sử dụng các công cụ về chính sách tiền tệ, để thực hiên các chính
sách kinh tế.
*Ổn định tỉ giá: là tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành các biện pháp ổn
định giá cả. Cái neo này giúp nhà đầu tư nhận thức về rủi ro của nền kinh tế, làm tăng
thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ, tạo ra mục tiêu làm cho môi trường đầu
tư tốt lên.
*Hội nhập tài chính: là xu thế khó có thể cưỡng lại được trong bối cảnh toàn cầu hóa,
lợi ích của hội nhập tài chính là giúp quốc gia tăng trưởng nhanh hơn và phân bổ
nguồn lực tốt hơn. Đồng thời giúp cho nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư, kéo theo nền
kinh tế phát triển. Hơn nữa, cũng tạo ra động lực giúp cho chính phủ tiến hành nhiều
cải cách và đưa ra những chính sách tốt hơn để theo kịp hội nhập.

4


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

Hình 1.1 Lý thuyết Bộ ba bất khả thi

+ Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá

cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ, làm cho chính phủ mất đi 1 công cụ để điều
chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài.
+ Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn tỷ giá thả nổi
nhưng phải từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá, giúp cho NHTW được quyền tự do ấn định
lãi suất nhưng đổi lại tỷ giá phải được vận hành theo những nguyên tắc thị trường.
+ Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường vốn
đóng, nghĩa là chính phủ sẽ phải thiết lập kiểm soát vốn. Khi có kiểm soát vốn thì mối
liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ, và quốc gia có thể thực hiện đồng thời 2
mục tiêu này.
Theo hình 1.1, một nền kinh tế trong 1 thời điểm có thể lựa chọn một trong 3 đỉnh
của tam giác với nguyên tắc: quốc gia sẽ thực hiện được đồng thời 2 mục tiêu trên 2
cạnh của đỉnh đó. Đó chính là tiền đề quan trọng đề quan trọng nhất đối với việc
nghiên cứu các mô hình phát triển của Bộ ba bất khả thi hiện đại.
2. Sự phát triển của Lý Thuyết Bộ ba bất khả thi hiện đại:
Yigang và Tangxian ( 2001) đã tiếp tục phát triển lý thuyết Bộ ba bất khả thi của
GS. Mundell. Theo đó, tam giác bất khả thi của Mundell chỉ mới tập trung đến các cơ
chế tỷ giá nằm ở các đỉnh của tam giác mà chưa đề cập đến một cơ chế tỷ giá trung
gian nằm đâu đó trong vùng tam giác bất khả thi. Yigang và Tangxian đã mở rộng mô
hình này và kết luận rằng một quốc gia có thể có những phối hợp mục tiêu khác nhau
và không phải chấp nhận sự đánh đổi hoàn toàn như trong lý thuyết Bộ ba bất khả thi
cổ điển.
5


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

Hình 1.2 Lý thuyết Bộ ba bất khả thi mở rộng

Tương tự như hình 1.1, ba cạnh cũng chính là ba mục tiêu chính sách. Tuy
nhiên, trong phạm vi bộ ba bất khả thi, chúng ta xác định điểm O nằm tùy ý trong hình

1.2, khoảng cách từ điểm O đến các cạnh càng ngắn thì ưu tiên cho mục tiêu đại diện
đó càng cao và ngược lại. Tại điểm O, có vẻ như nền kinh tế đang dàn trải thực hiên cả
ba mục tiêu, nhưng mỗi mục tiêu không được thực hiện hoàn toàn. Đó chính là ưu
điểm về sự thay đổi linh hoạt của Bộ ba bất khả thi hiện đại.
*** Lưu ý: nếu cố gắng thực hiện 3 mục tiêu trong Bộ ba bất khả thi cùng nhau thì sẽ
dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng, và Thái Lan năm 1997 là 1 ví dụ điển hình
( link tham khảo />%A3ng_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_ch%C3%A2u_%C3%81_1997 )

6


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Sơ lược:
Tiền tệ, tỷ giá và hội nhập tài chính là bộ ba vấn đề kinh tế luôn xuất hiện trong
bất kỳ nền kinh tế nào. Trong bối cảnh hội nhập, mở cửa như hiện nay thì việc chu
chuyển dòng vốn từ bên ngoài vào và từ trong ra là vấn đề hiển nhiên không tránh
khỏi. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tham gia vào nền kinh tế, mà mỗi quốc gia lại có
một đồng tiền riêng, để việc trao đổi trở nên thuận tiện và có sự ngang giá hàng hóa
giữa các nước thì tỷ giá hối đoái ra đời để thực hiện chức năng đó. Ngoài ra, một quốc
gia luôn muốn chủ động về vấn đề tiền tệ của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ tác
động nào của nền kinh tế bên ngoài, ngân hàng trung ương có thể tăng cung tiền và
giảm lãi suất khi nền kinh tế suy thoái hoặc thắt chặt tiền tệ và giảm lãi suất khi nền
kinh tế quá nóng. Chúng có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Làm thế nào để
đạt được ba mục tiêu: độc lập tiền tệ, tỷ gía ổn định và hội nhập tài chính cùng một
lúc? Vận dụng bộ ba bất khả thi trong nền kinh tế của nước mình như thế nào? Và làm
thế nào để tối ưu hóa sự phát triển và tăng trưởng bền vững về kinh tế chính trị của
một đất nước? Đây là vấn đề nan giải đối với các nhà hoạch định chính sách tài
chính.

Như ta đã đề cập phía trên, thì một quốc gia không thể cùng một lúc đạt được
cả ba mục tiêu: độc lập tiền tệ, tỷ giá ổn định và dòng vốn tự do ra vào nền kinh tế (hội
nhập tài chính). Tuy nhiên dựa trên lý thuyết này, các quốc gia luôn dựa vào thực tiễn
của quốc gia mình để đưa ra một chính sách kết hợp phù hợp nhằm phát triển kinh tế
chính trị của mình một cách hiệu quả nhất. Thực tiễn cho thấy các quốc gia phát triển
như Mỹ, Canada, Anh,… đã lựa chọn chính sách tự do hóa dòng vốn, sử dụng chính
sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế nhưng chấp nhận sự thả nổi đồng tiền của mình.
Trái ngược với Mỹ, Trung Quốc lại lựa chọn một chính sách độc lập tiền tệ, ổn định tỷ
giá tuy nhiên lại kiểm soát dòng vốn quốc tế. Còn với Việt Nam, với sự tác động, biến
chuyển của nền kinh tế trong và ngoài nước trong giai đoạn từ năm 2000-2012, Việt
Nam đã lựa chọn chính sách kết hợp nào, chúng ta hãy phân tích tìm hiểu.
2.Giai đoạn từ năm 2000-2007:
Giai đoạn 2000-2007, Việt Nam cho thấy rõ quan điểm của mình trong việc kiểm
soát 2 trong 3 yếu tố của “bộ ba” là kiểm soát dòng vốn và cơ chế tỷ giá.

7


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

 Chứng minh:
Về chính sách hội nhập:
Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, thì dòng vốn FDI vào Việt Nam
có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên dần phục hồi vào năm 2000 trở đi. Dòng vốn FDI đặc
biệt tăng vượt trội năm 2007. Theo đó ta thấy, đối với dòng vốn FDI, Việt Nam gần
như mở của hoàn toàn.
Number of
projects

Total


Total registered
capital (Mill.
USD)(*)

Implementatio
n capital
(Mill. USD)

17434

268691.6

111692.9

1988-1990

211

1603.5

1991

152

1284.4

428.5

1992


196

2077.6

574.9

1993

274

2829.8

1117.5

1994

372

4262.1

2240.6

1995

415

7925.2

2792.0


1996

372

9635.3

2938.2

1997

349

5955.6

3277.1

1998

285

4873.4

2372.4

1999

327

2282.5


2528.3

2000

391

2762.8

2398.7

2001

555

3265.7

2225.6

2002

808

2993.4

2884.7

2003

791


3172.7

2723.3

2004

811

4534.3

2708.4

2005

970

6840.0

3300.5

2006

987

12004.5

4100.4

2007


1544

21348.8

8034.1

2008

1171

71726.8

11500.2

8


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

2009

1208

23107.5

10000.5

2010


1237

19886.8

11000.3

2011

1191

15618.7

11000.1

2012

1287

16348.0

10046.6

Prel. 2013

1530

22352.2

11500.0


Vietnam FDI data ( )

Dòng vốn FPI:
Từ năm 2000-2004, do trình độ còn yếu kém nên Việt Nam hạn chế các nguồn
vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường.
Từ năm 2005-2007, nguồn đầu tư gián tiếp có xu hướng gia tăng nhưng vẫn
thấp so với nguồn vốn đầu tư gián tiếp. Từ năm 2005, các biện pháp kiểm soát về giao
dịch tài khoản vốn và ngoại hối cho tài khoản vốn có nhiều thay đổi theo hướng nới
lỏng tài khoản vốn. Tháng 10/2005, nhà nước đã xóa bỏ về việc nhà đầu tư nước ngoài
chuyển vốn vào Việt Nam sau một năm mới được rút ra, tiến hành tự do hóa tài khoản
vãng lai, cho phép nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước sau khi hoàn
thành nghĩa vụ phí và thuế. Năm 2006, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép
tham gia vào thị trường cứng khoán Việt Nam ở mức tỷ lệ 49% từ mức 30% thời giam
trước đó, dẫn đến việc gia tăng FPI nhanh chóng trong năm 2006. Bên cạnh đó, sau
khi gia nhập WTO, dòng vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam gần như tăng đột biến. FDI
vào Việt Nam đạt gần như kỷ lục 21.3 tỷ USD, FPI là 5.6 tỷ USD.
Từ phân tích trên ta có thể thấy, Việt Nam đang từng bước mở cửa thị trường
vốn, dẫn đến chỉ số hội nhập có xu hướng tăng từ 0.22 (năm 2000) đến 0.41 (2008).
Từ việc mở cửa thị trường có kiểm soát chặt chẽ năm 2005 đến việc nới lỏng việc mở
cửa hơn sau đó, đặc biệt năm 2007, sau khi gia nhập WTO, dòng vốn nước ngoài chạy
vào Việt Nam quá nhiều gây áp lực cho nền kinh tế dẫn đến những bất ổn bắt đầu xuất
hiện.
Chính sách tỷ giá:
Năm 2000-2007, tỷ giá gần như là ổn định do áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có
kiểm soát (Nhà nước công bố tỷ giá thả nổi ngày hôm trước để NHTM làm cơ sở xác
định giá ngày hôm sau theo biên độ giao động do nhà nước quy định, bên cạnh đó, nhà
nước trực tiếp can thiệp trên thị trường liên ngân hàng, tác động đến tỷ giá bình quân
liên ngân hàng). Chính sách tỷ giá của NHNN dần dần hoàn thiện các bước đi trong
điều tiết tỷ giá, khiến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng càng gần hơn so với tỷ giá
trên thị trường tự do. Giai đoạn năm 2005-2007, NHNN vẫn duy trì chính sách ổn định


9


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

tỷ giá vì thế trong 3 năm thì tỷ gía chỉ tăng chưa tới 3% (từ 15.750 đồng vào ngày
6/1/2005 lên 16.113 vào 15/12/2008)
Độc lập tiền tệ:
Theo công thức ta có được:

��=�− {����(�,�∗)−(−�)/[�−(−�)]}

Giả sử chọn Mỹ là nước cơ sở đối với Việt Nam. Ta biết rằng chỉ số MI sẽ cao
nếu lãi suất của Việt Nam và Mỹ biến động ngược chiều nhau (có tương quan âm với
nhau) và ngược lại. Dựa vào bảng lãi suất tỷ lệ ta có:

Lãi suất của Mỹ và Việt Nam giai đoạn 1996-2008
( hình 26)

Vào thời điểm năm 2000-2001 thì lãi suất giữa Mỹ và Việt Nam biến động
ngược chiều nhau dẫn đến MI trong giai đoạn này cao. Năm 2002-2004, hai lãi suất
biến động cùng chiều dẫn đến MI trong giai đoạn này giảm mạnh. Năm 2005-2007,
chỉ số MI có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên xét cho cả giai đoạn từ năm 2000-2007, chỉ
số MI giảm từ 0.83 xuống 0.77.
Từ những nhận xét trên ta có thể thấy được, thực tiễn Việt Nam cũng chứng
minh được có sự đánh đổi hai trong ba vấn đề “bộ ba”. Việt Nam ngày càng mở cửa
hội nhập (chỉ số KAOPEN) và chính sách tỷ giá càng ổn định (ERP càng tiến đến 1)
thì càng mất sự độc lập về tiền tệ (MI giảm).


3.Giai đoạn 2008 – 2012:

10


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

Kiểm định sự thay đổi của các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam qua các sự
kiện kinh tế quan trọng cho thấy: khủng hoảng kinh tế 2008 dẫn đến sự phá vỡ trong
mẫu hình bộ ba bất khả thi của Việt Nam đối với hai chỉ số là độc lập tiền tệ (ERS) và
hội nhập tài chính (KAOPEN).
Cùng với hội nhập tài chính và định hướng phát triển nền kinh tế, Việt Nam đã
có những chính sách để thu hút dòng vốn đầu tư. Đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và
hệ quả của độc lập tiền tệ giảm dần đó là lạm phát có xu hướng ngày một tăng cao.
Trong năm 2008, lạm phát nước ta tăng lên mức 19,9%, cao nhất trong giai
đoạn 1996-2011. Lạm phát biến động mạnh chủ yếu do mức độ độc lập của chính sách
tiền tệ suy giảm, dự trữ ngoại hối thấp và tỷ giá linh hoạt cùng các biện pháp vô hiệu
hóa kém hiệu quả. Với dòng vốn vào nhiều cộng với tung tiền ra để giữ tiền đồng
không tăng giá đã làm chính sách tiền tệ không độc lập khi phải thực hiện các biện
pháp bị động để kiềm chế lạm phát. Một đỉnh của tam giác bất khả thi bị hi sinh.
Từ năm 2008, sự đánh đổi mục tiêu chính sách trong "Bộ ba bất khả thi" của
Việt Nam "nặng nề” hơn. Sự ổn định tỷ giá giảm sút cùng với chính sách tiền tệ trở
nên thiếu độc lập và nguyên nhân chính nằm ở hiệu quả của các biện pháp giải quyết
của NHNN. Thời gian sau đó, khi lượng vốn vào chậm dần đi và khủng hoảng kinh tế
lan rộng, chính phủ phải tung ra gói kích cầu năm 2009. Giữ được chính sách tiền tệ
độc lập với chính sách tài khóa và cho phép dòng vốn ra vào nhưng những nhà điều
hành đã không thể duy trì được giá tiền đồng cố định. Lại một lần nữa bộ ba bất khả
thi xuất hiện.
Giai đoạn 2007-2008 và năm 2012, NHNN đã mua ngoại tệ và gia tăng dự trữ
ngoại hối ở quy mô lớn, khiến dư thừa thanh khoản tái diễn. Để giảm nhẹ sự đánh đổi

trong ràng buộc "Bộ ba bất khả thi", NHNN đã thực thi các biện pháp can thiệp mang
tính thị trường thông qua thị trường mở (nghiệp vụ hợp đồng mua lại và phát hành tín
phiếu NHNN). Tuy nhiên, các biện pháp hấp thụ dòng vốn thừa mang lại hiệu quả
chưa cao và NHNN buộc phải từ bỏ một phần tính độc lập của chính sách tiền tệ.
Một nguyên nhân quan trọng là do NHNN chỉ sử dụng biện pháp mang tính thị
trường (thông qua thị trường mở) mà ít sử dụng biện pháp phi thị trường (thông qua dự
trữ bắt buộc), trong khi dự trữ bắt buộc được coi là biện pháp mang lại kết quả tương
tự như gia tăng biện pháp dòng chu chuyển vốn ra vào nền kinh tế, tính độc lập của
chính sách tiền tệ sẽ cao hơn.

Công cụ dự trữ bắt buộc ít được áp dụng do hệ thống ngân hàng thương mại
(NHTM) dễ bị tổn thương và đang đối diện với các rủi ro thanh khoản, rủi ro nợ xấu

11


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

và rủi ro chéo. Vì thế, khó có khả năng chống đỡ thêm cú sốc từ gia tăng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc.
Điều này đồng nghĩa nếu NHNN muốn gia tăng tính độc lập của chính sách tiền
tệ thì cần có những động thái quyết liệt hơn để tái cơ cấu hệ thống NHTM, kiên quyết
xử lý những ngân hàng nhỏ, thanh khoản và quản trị rủi ro kém để có thể linh hoạt hơn
trong việc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc.
Thực tế, biện pháp "vô hiệu hóa" bằng dự trữ bắt buộc không hoàn toàn có ưu
điểm, nếu lạm dụng, nó có thể bóp méo tài chính, cản trở sự phát triển của thị trường
trái phiếu và thay đổi hành vi của các ngân hàng. Vì vậy, cùng với biện pháp này,
NHNN cần chấp nhận một mô hình "trung dung" hơn trong ràng buộc "Bộ ba bất khả
thi".
Cụ thể là chấp nhận nới lỏng các quy định kiểm soát tỷ giá và lựa chọn cách

thức kiểm soát vốn hiệu quả, liên quan đến mở cửa khu vực nào và mở đến đâu. Trong
bối cảnh các giao dịch về vốn cần được tự do hóa theo thông lệ và cam kết hội nhập,
có những khu vực có thể kiểm soát chặt chẽ hơn, ví dụ như kiểm soát nợ nước ngoài.
Ước tính, hết năm 2011, tổng nợ công của Việt Nam đã tăng lên khoảng 58,7%
GDP, trong đó nợ công nước ngoài là 31,1% và nợ công trong nước là 17,6% GDP.
Tuy nhiên, những khoản nợ được sổ sách ghi nhận có lẽ không phải là rủi ro
tiềm tàng lớn nhất, mà những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) (rất có thể phải dùng ngân sách nhà nước để trả) mới là mầm mống đe dọa
tính bền vững của nợ công, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kiểm soát nợ nước ngoài của
Việt Nam.
Khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân và DNNN không được Chính phủ
bảo lãnh đã chiếm tới 11,1% GDP. Do đó, thời gian tới, cần kiểm soát nợ nước ngoài
chặt chẽ song song với quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu đầu
tư công, DNNN và hình thành cơ chế giám sát hữu hiệu đối với các tổ chức tài chính ngân hàng, các tập đoàn, tổng công ty trong việc vay nợ nước ngoài.
Trong dài hạn, cần lựa chọn một mô hình chính sách hợp lý hơn để tránh những
hạn chế của các biện pháp vô hiệu hóa. Với định hướng chính sách lạm phát mục tiêu
đã được Nhà nước công bố, việc duy trì ổn định tỷ giá thường xung đột với nguyên tắc
lạm phát mục tiêu, đặc biệt là trong bối cảnh các luồng vốn nước ngoài luân chuyển
liên tục, phức tạp và khó tiên định.
Do đó, năng lực điều hành cơ chế tỷ giá linh hoạt cần được tăng cường, những
can thiệp hành chính của NHNN cần được gỡ bỏ, biên độ tỷ giá cần được nới lỏng,
tiến tới thả nổi tỷ giá có quản lý khi các điều kiện đã chín muồi.

12


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

KẾT LUẬN
Những quốc gia nhỏ như Việt Nam khi điều hành chính sách vĩ mô theo gốc độ

bộ ba bất khả thi thì việc duy trì chính sách tiền tệ là một điều cần thiết, còn hai yếu tố
còn lại thì có thể điều chỉnh linh hoạt cho nhau. Tuy nhiên khi qua trình hội nhập sâu
thì bắt buộc chúng ta phải phá giá VND là một điều cần thiết để duy trì các hoạt động
thương mại . Mặc khác khả năng nhập siêu lớn vào các tháng cuối năm cũng là yếu tố
tiêu cực và ảnh hưởng tới khả năng phá giá để điều chỉnh cán cân thương mại. Bên
cạnh đó các cam kết về nới room cho nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm cổ phần tại
Viêt Nam và gia nhập TPP sẽ làm dòng vốn luân chuyển vào trong nước ngày một
nhiều điển hình là FDI và FPI tăng trở lại trong thời gian gần đây. Tóm lại việc điều
hành các chính sách trọng bộ ba bất khả thi nên được điều hành một cách sáng tạo
thông qua các chiến lược như lạm phát mục tiêu, Dự trữ ngoại hối ở mức an toàn , và
quan trong nhất là các giải pháp cụ thể và đặc thù nhằm tạo ra sự ổn định trong ngắn
hạn và phát triển trong dài hạn.

Tài liệu tham khảo
Tư liệu để soạn nội dung và dàn bài :

13


Bộ ba bất khả thi thực trạng và giải pháp trong thời kì đổi mới

/> /> />Tư liệu đọc thêm:
/>%C3%ADnh_ch%C3%A2u_%C3%81_1997
Tư liệu để thu thập số liệu:
/> /> /> /> />Tư liệu lấy bảng FDI:
/>
14




×