Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.1 KB, 11 trang )

BÀI TIỂU LUẬN

Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt
Nam,Việt Nam nên lựa chọn chính sách
điều hành tỷ giá hối đoái nào ?
GVHD:THẦY TRƯƠNG TRUNG TÀI
HỌ TÊN:PHẠM ĐỨC LƯU
LỚP:NH2012TP1
ĐIỆN THOẠI:0906.44.64.64
EMAIL:

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014


Tóm Tắt
-Mỗi quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình và đồng tiền này chỉ có khả
năng thanh toán trong phạm vi một quốc gia mà thôi,trừ những đồng tiền mạnh có khả năng
thanh toán quốc tế .Cũng nhờ vào đồng tiền của mình mà mỗi quốc gia có thể kiểm soát được
tình hình tài chính , kinh tế. Trên thực tế, không có tồn tại quốc gia nào mà không có mối liên hệ
với thế giới bên ngoài . Đặc biệt hiện nay , trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nó
làm nảy sinh các mối về quan hệ thương mại , đầu tư, tài chính tiền tệ ,và quan hệ thanh toán .
Tỷ giá hối đoái là đơn vị tiền tệ của quốc gia này tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác . Đây
chính là phương tiện trong thanh toán quốc tế.
-Tỷ giá hối đoái giữ vai trò và chức năng quan trọng đối với nền tinh tế quốc gia và trong
mối quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy việc đề ra và lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp
với nền kinh tế quốc ra là vô cùng quan trọng. Trước đây,Việt Nam đã từng áp dụng chính sách
tỷ giá hối đoái cố định , còn hiện nay sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có sự kiểm soát
của nhà nước. Chế độ tỷ giá này đã mang lại nhiều lợi ích nhưng để hoàn thiện chính sách tỷ
giá để nó hoàn chỉnh,linh hoạt hơn là luôn luôn cần thiết và sự lựa chọn ấy của Việt Nam đã
phù hợp chưa,hay phải lựa chọn chính sách nào khác,.
-Để đáp ứng nhu cầu đó, Tôi nghiên cứu đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt


Nam,Việt Nam nên lựa chọn chính sách điều hành tỷ giá hối đoái nào. Nội dung đề tài gồm
ba phần:
I.Tổng quan về chính sách tỷ giá hối đoái.
II.Thực trạng và tác động của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
III.

Nội Dung
I.Tổng quan về chính sách tỷ giá hối đoái:
1.Các khái niệm.
1.1.Khái niệm tỷ giá hối đoái:
-Trong điều kiện hiện nay,các nước ngày càng có các mối liên hệ với nhau trên các mặt
như kinh tế,chính trị , du lịch.......Vì vậy các quan hệ thanh toán quốc tế nảy sinh. Mặt khác
đồng tiền của một nước thì chỉ có giá trị lưu thông trên nước đó . Do vậy để thanh toán những
vấn đề trên thì phải đổi dồng tiền nước đó ra tiền nước khác ,từ đó tỷ giá hối đoái trở lên cần
thiết và quan trọng,có rất nhiều nhà kinh tế đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về tỷ giá hối
đoái ,các khái niệm phản ánh khác nhau về tỷ giá hối đoái :
-Samuelson:Nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng,tỷ giá hối đoái là tiền của một nước này
đổi lấy tiền của nước khác.


-Stayer: Nhà kinh tế học người Australia cho rằng một đồng tiền của một nước nào đó sẽ
bằng giá trị của một lượng đồng tiền khác.
-Chistopher Pass và Bryan Lowes; Người Anh cho rằng tỷ giá hối đoái là giá của một loại
tiền được biểu hiện bằng giá của một loại tiền khác.
Tuy nhiên, ta có khái niệm tổng quát như sau:Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về giá cả
giữa các đồng tiền và của các quốc gia khác nhau.
1.2. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái:
-Chính sách tỷ giá hối đoái là hệ thống các nguyên tắc,công cụ và biện pháp mà Nhà nước
sử dụng để điều chỉnh mức tỷ giá hối đoái giữa các đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.Đồng thời tiến
hành điều chỉnh các haot5 động giao dịch diễn ra trên thị trường ngoại hối nhằm phục vụ cho

các mục tiêu phát triển kinh tế xa hội của quốc gia trong một thời gian nhất định.
2.Các biểu hiện tỷ giá:
-Tỷ giá hối đoái thường được yết giá theo hai phương pháp như sau:
-Phương pháp yết giá trực tiếp:Theo cách này tại một quốc gia nào đó,ngưới ta lấy ngoại tệ
làm đơn vị so sánh với đồng tiền trong nước.
Ví dụ:Tại Việt Nam, 1USD=21.360.00VND(vietcombank lúc 17h00 ngày 15/12/2014)
-Phương pháp yết giá gián tiếp: Theo cách này tại một nước nào đó người ta lấy nội tệ so
sánh với ngoại tệ:
Ví dụ:Tại Anh,1GBP=1.58USD
3.Phân loại tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái được phân ra nhiều loại khác nhau để giúp cho việc nhận biết được các tỷ giá
hối đoái đối với hoạt động của nền kinh tế.
3.1.Phân loại theo đối tượng xác định:
-Tỷ giá chính thức:Tỷ giá này do ngân hàng trung ương một nước xác định.Các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay,có kỳ
hạn,hoán đổi theo mức tỷ giá này.
- Tỷ giá thị trường:Đây là tỷ giá được xác dinh965 theo Cung-Cầu trên thị trường ngoại hối.
3.2.Phân loại theo phương tiện chuyển ngoại hối:
- Tỷ giá điện hối:Đây là loại tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện.Các loại tỷ giá khác được xác
định trên loại tỷ giá này.
- Tỷ giá thư hối:Đây là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.


3.3.Phân theo thời điểm mua bán ngoại hối:
- Tỷ giá mở cửa:Là tỷ giá được công bố vào đầu giờ của đầu ngày giao dịch.
- Tỷ giá đống cửa: Là tỷ giá được công bố vào cuối giờ của ngày giao dịch.
- Tỷ giá giao nhận ngay:Là tỷ giá mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất sau
02(hai) ngày làm việc.
- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn:Là tỷ giá mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện đúng hạn
ghi trên hợp đồng.

3.4.Phân theo nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
- Tỷ giá mua:Là tỷ giá ngân hàng mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán: Là tỷ ngân hàng bán ngoại hối ra.
4. Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hẽ kinh tế quốc tế:
Tỷ giá hối đoái được coi là công cụ mà dựa vào đó để chuyển đổi giá trị giữa các đồng tiền. Vì
vậy trong các quan hệ kinh tế quốc tế , nhất là trong thanh toán quốc tế,tỷ giá hối đoái giữ vai
trò quan trọng . Cụ thể tỷ giá hối đoái có các tác động như sau:
4.1. Tác động đến thương mại quốc tế :
+ Để thanh toán được các hoạt động nảy sinh trong thương mại quốc tế,các chủ thể thường
dựa vào tỷ giá hối đoái .Khi tỷ giá thay đổi sẽ tác động đến thương mại quốc tế.
+ Khi tỷ giá hối đoái tăng lên , có nghĩa là giá trị đồng nội tệ giảm xuống so với đồng ngoại tệ
việc này có tác động thúc đẩy xuất khẩu nhưng lại không tốt cho những nước nhập khẩu
nhiều.Vì cùng một lượng nội tệ sẽ đổi được lượng ít ngoại tệ hơn nên hàng xuất khẩu rẻ hơn
và như vậy sẽ cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường quốc tế . Trong khi đó, cùng một lượng
ngoại tệ lại đổi ra được nhiều dồng nội tệ hơn,nên hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn .
Ngược lại,khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ có tác động hạn chế xuất khẩu và thúc đẩy nhập
khẩu,từ đó gậy lên tình trạng mất cân đối cán cân thanh toán.
4.2. Tác động đến hoạt động đầu tư quốc tế:
Hoạt động đầu tư quốc tế cũng liên quan đến tỷ giá chuyển đổi giá trị giữa các đồng tiền nên nó
cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên (đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ), nó có tác động thu hút đầu
tư nước ngoài và hạn chế đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước . Vì các nhà
đầu tư nước ngoài có cùng lượng ngoại tệ sẽ đổi được nhiều nội tệ hơn cho phục vụ đầu tư.
Ngược lại,khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp và thúc
đẩy đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước.


5. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái :
Trong nền kinh tế mở như hiện nay,tỷ giá biến động rất thường xuyên và thất thường.có rất
nhiều yếu tố tác động đến vấn đề này,trong đó có thể nói tới các yếu tố sau:

-

Mức chênh lệnh lạm phát của hai nước ảnh hưởng đến tỷ giá :

Tỷ giá biến động do lạm phát là do mức chênh lệch lạm phát của hai nước. Nếu không tính
tới các nhân tố khác , lạm phát làm cho giá cả ở hai nước biến động khác nhau .Ngang giá
sức mua của hai đồng tiền bị phá vỡ, dẫn tới tỷ giá thay đổi.Nước nào có mức đô lạm phát
lớn hơn nước kia thì đồng tiền nước đó có sức mua thấp hơn đồng tiền nước kia.
-

-

Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước:
Bất kỳ yếu tố nào tác động đến cung hoặc cầu ngoại hối đều có tác động trực tiếp đến tỷ
giá hối đoái. Trong trường hợp này,khi lãi suất ngắn hạn của một nước cao hơn nước
khác,việc này sẽ có tác dụng thu hút các nguồn vốn ngắn hạn từ nước ngoài vào nước
đó.Dẫn đến cung ngoại hối tăng lên,cầu ngoại hối giảm đi,do đó tỷ giá hối đoái sẽ thay
đổi.
-Sự can thiệp,điều chỉnh của Nhà Nước:
Vì tỷ giá hối đoái có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia
nào. Chính vì vậy Nhà Nước có những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tỷ giá hối đoái
theo hướng co1` lợi cho quốc gia mình. Nhà nước thường sử dụng các công cụ sau:
+ Các biện pháp hành chính.
+ Chính sách chiết khấu
+ Chính sách hối đoái.
+ Nâng giá hoặc phá giá tiền tệ.
Ngoài những yếu tố trên còn có nhiều chính sách ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái như:
+Nhân tố mang tính chất tâm lý.
+Các cú sốc kinh tế, chính trị , xã hội ,hoạt động của thị trường ngoại hối,các hoạt động
đầu cơ......


6. Các chế độ tỷ giá hối đoái:
* Khái niệm:
Chế độ tỷ giá hối đoái là những quy định về tỷ giá hối đoái.
Ở mỗi nước khác nhau thì tỷ giá hối đoái cũng khác nhau.Điều này phụ thuộc vào nhận
thức và bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
Nhìn chung tỷ giá hối đoái gồm 03 loại chính:
+ Chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
+ Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do.
+ Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước.
6.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định:


+ Khái niệm:
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó Nhà nước,mà cụ thể là
NHTW tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia mình với đồng tiền
nào đó hoặc theo một rổ các đồng tiền nào đó ở một mức độ cố định không đổi bằng cách
thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại tệ để can thiệp vào thị trường ngoại tệ để thực
hiện việc mua hay bán lượng dư cung hay cầu ngoại tệ ở mức tỷ giá cố định mới công bố

-

Đặc trưng của mức tỷ giá hối đoái cố định:
- Tỷ giá hối đoái cố định là những dự báo thay đổi về tỷ giá hối đoái trên thị trường là
không có,trừ khi thị trường dự báo Chính Phủ thay đổi tỷ giá cố định.
Ngân hàng trung ương cam kết sẽ duy trì tỷ giá tỷ giá hối đoái cố định ở một múc cố
định nào đó.Cung và cầu ngoại tệ vẫn tồn tại trên thị trường nhưng chúng sẽ bị chi
phối.Nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ giá cố định thì ngân hàng trung
ương sẽ đảm bảo mua hết lượng dư cầu . Còn trong trường hợp ngược lại ,Cung nhỏ
hơn cầu ở mức tỷ giá cố định thì NHTW sẽ đảm bảo cung cấp một lượng ngoại tệ bằng

với lượng dư cầu.NHTW sẽ thực hiện việc mua hay bán lượng dư cung hay dư cầu đó
với tư cách là người mua bán cuối cùng , người điều phối.

*Ưu điểm của chế độ tỷ giá hối đoái cố định:
-Do tỷ giá hối đoái là cố định nên hiện tượng đầu cơ không tồn tại,không gây bất ổn đối
với nền kinh tế.
-Cùng với việc cam kết ổn định tỷ giá,Chính Phủ cũng phải đề ra những chính sách vĩ
mô hợp lý nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái.Việc này sẽ trách được sự phá giá
cạnh tranh,đồng thời tạo được môi trường ổn định cho thương mại và đầu tư quốc tế.
-Việc cố định tỷ giá hối đoái còn giúp cho những nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế tránh
được những rủi ro về thay đổi tỷ giá.Do đó hiệu quả đầu tư kinh doanh sẽ tăng lên,góp
phần thúc đẩy đầu tư thương mại và đầu tư quốc tế.
*Nhược điểm của tỷ giá hối đoái cố định:
-Chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa vì phải kìm giữ tỷ giá ở mức cam kết.
-Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định,nếu đồng nội tệ được định giá quá thấp thì sức ép
về tăng giá sẽ làm lượng dự trữ ngoại tệ xụt giảm,nếu đồng nội tệ được định giá quá
cao ,sức ép giảm giá sẽ làm cho lượng dự trữ ngoại tệ tăng.
6.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do:
*Khái niệm
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do là chế độ tỷ giá hối đoái sẽ được vận dụng và xác
định một cách tự do theo qui luật của thị trường (cung và cầu trên thị trường ngoại tệ).
*Đặc trưng cơ bản:
-Tỷ giá hối đoái hoàn toàn phụ thuộc vào cung-cầu trên thị trường ngoại hối.
-NHTW không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại tệ ,Tuy nhiên NHTW
vẫn có thể can thiệp gián tiếp vào thị trường ngoại tệ bằng cách tham gia vào việc mua
bán ngoại tệ trên thị trường theo giá cả do thị trường quyết định với tư cách là một nhà
kinh doanh giao dịch bình thường.


*Ưu điểm:

-Dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi ,cán cân thanh toán sẽ tự cân bằng,Trong trường
hợp tái khoản vãng lai thâm hụt đồng nội tệ giảm giá cho xuất khẩu tăng lên và nhập
khẩu giảm xuống cho tới khi cán cân thanh toán trở về vị trí cân bằng..Còn trong trường
hợp ngược lại, tài khoản vãng lai thặng dư ,đồng nội tệ tăng,làm cho nhập khẩu tăng lên
và xuất khẩu giảm xuống tới khi nào cán cân thanh toán trở về vị trí cân bằng.
-Nền kinh tế có thể chống lại những cú xốc giá cả từ bên ngoài,sự gia tăng của lạm phát
nước ngoài sẽ khiến cho tỷ giá hối đoái thay đổi phù hợp với quy luật ngang giá sức
mua.
*Nhược điểm:
-tỷ giá hối đoái thả nổi phụ thuộc vào sự biến đổi của cung và cấu ngoại tệ.Do đó trên thị
trường này có rất nhiều rủi ro.Các nhà kinh doanh hay đầu tư sẽ gặp rủi ro do sự thay
đổi tỷ giá .Chính vì vậy nó gây ra tâm lý e ngại khi kinh doanh cũng như đầu tư ở những
nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do.
-Tỷ giá hối đoái còn phụ thuộc vào dự đoán của các nhà đầu cơ về mức tỷ giá trong
tương lai .Vì vậy đầu cơ một cách ồ ạt sẽ làm cho tỷ giá hối đoái biến động mạnh ,gậy
ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như sự ổn định của
nền kinh tế.
6.3. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước:
*Khái niệm:
-Là chế độ mà trong đó tỷ giá sẽ tự xác định trên thị trường cung và cầu ,Chính Phủ chỉ
can thiệp vào thị trường khi tỷ giá có những biến đổi mạnh .
*Đặc trưng:
Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ sẽ xác định tỷ giá hối đoái.
-Trong chế độ tỷ giá hối đoái này ,NHTW sẽ tuyên bố một mức tỷ giá hối đoái chính thức
và một biên độ giao động cho phép .Nếu tỷ giá trên thị trường vượt mức biên độ cho
phép này,thì NHTW sẽ dùng những công cụ cần thiết và phù hợp để duy trì sự giao
động của tỷ giá hối đoái chỉ nằm trong biên độ cho phép.
-Tuy nhiên trong những điều kiện đặc biệt như tình hình kinh tế có những thay đổi lớn
thì Nhà nước sẽ xác định và công bố lại mức tỷ giá hối đoái cũng như những biên độ
cho phép .

*Ưu điểm:
Khi tỷ giá hối đoái biến đổi bất thường sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh
tế .Để tránh những cú sốc và tổn thất do tỷ giá hối đoái đem lại thì NHTW cần can thiệp
điều tiết tỷ giá hối đoái .NHTW có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường
ngoại hối.Tức là có thể tham gia vào thị trường ngoại hối,mua bán ngoại tệ hoặc sử
dụng các công cụ cung cấp các thông tin cần thiết và chuẩn xác cho thị trường.
-Sự can thiệp tỷ giá hối đoái của Chính phủ giúp điều chỉnh nền kinh tế.
*Nhược điểm:


Để việc can thiệp của Nhà nước có hiệu quả vào thị trường thì bản thân Nhà nước phải
có uy tín với thị trường và phải có lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh để có thể can
thiệp ,bình ổn tỷ giá một cách kịp thời .
-Sự can thiệp của Nhà nước chỉ hợp lý và có hiệu quả khi sự can thiệp này không ngăn
cản xu thế hướng tới vị trí cân bằng dài hạn của tỷ giá.

II.Thực trạng và tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Việt
Nam:
1.Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam:
. Trước những năm 1990
Thời gian này Việt Nam thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái cố định,Nền kinh tế nước ta
vào thời kỳ này là nên kinh tế kế hoach85 hóa tập trung. Sự điều hành và quản lý kinh tế
còn sơ khai ,kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế còn chưa nhiều ,.Tỷ giá hối đoái
trong thời gian này là tỷ giá hối đoái cố định ,nên thấp hơn nhiều so với mức tỷ giá hối
đoái thực tế trên thị trường .chính sách này đã để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh
tế .Chính vì vậy mong muốn của Việt Nam lúc này là ổn định và phát triển nền kinh tế.và
đã có rất nhiều chuyên gia và các quan điểm khác nhau về tỷ giá hối đoái.
-Nhiếu chuyên gia cho rằng cần áp dụng tỷ giá cố định,bởi vì như vậy sẽ tránh được
những rủi ro kinh tế do sự biến động của tỷ giá gây ra ,cũng như tạo tâm lý an tâm cho
các nhà đầu tư kể cả các nhà đầu tư nước ngoài,việc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định

trong giai đoạn này là hợp lý .Tuy nhiên do chúng ta áp dụng chính sách này quá lâu và
đã làm cho nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn ,và do áp dung tỷ giá hối
đoái(TGHĐ) đã làm cho VND lên giá một cách giả tạo làm giảm sức cạnh tranh của
hàng hóa nước ta và triệt tiêu lợi thế so sánh của nền kinh tế .
-Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý cũng có nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam
nên áp dụng chế độ TGHĐ thả nổi .Bởi theo họ nếu áp dụng chế độ TGHĐ mới này sẽ
tạo ra một cú hích lớn cho nền kinh tế khuyến khích xuất khẩu và sản xuất hàng hóa
xuất khẩu.từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm và phát triển nền kinh tế .Tuy nhiên nên
kinh tế Việt Nam lúc này đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.mọi cơ chế chính
sách vẫn còn chưa đồng bộ ,đặc biệt là về cơ chế chính sách tiền tệ .chính vì vậy nếu
dùng chính sách TGHĐ thả nổi sẽ làm rối loạn hoặc khủng hoảng nền kinh tế .
- Đa số các chuyên gia cho rằng,Việt Nam nên sừ dụng chính sách TGHĐ thả nổi có sự
quản lý của nhà nước ,việc áp dụng cớ chế TGHĐ này vừa đáp ứng dược sự đòi hỏi
của thị trường vừa đảm bảo tính chủ động nhờ có bàn tay của nhà nước can thiệp để
giữ và phát triển ổn định của nền kinh tế ,.Vì vậy,từ tháng 3/ 1989 nước ta đã thiết lập
một hệ thống TGHĐ có sự can thiệp của Chính phủ .Chính sách TGHD( của Việt Nam
đã có những chuyển biến rất căn bản ,đồng nội tệ phá giá rất mạnh ,hệ thống tỷ giá cũ
bị xóa bỏ và được nhanh tróng thay bắng một hệ thống tỷ giá mới .


Từ năm 1990 đến nay:
Trong giai đoạn từ 1990-1997 Chính Phủ đã áp dụng TGHĐ linh hoạt có sự quản lý của
Nhà nước chủ yếu neo giữ và quy đổi VND qua một số ngoại tệ trong đó USD chiếm tỷ


trọng lớn .Tuy nhiên,trong một thời gian dài chế độ này cũng bộc lộ một số nhược điểm
là đã không khuyến khích được xuất khẩu và xuất hàng xuất khẩu .
Để thích ứng hơn với thị trường và hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
Đông Nam Á (02/07/1997) NHTW đã liên tục thay đổi TGHĐ :
+Ngày 13/10/1997 ,mở rộng biên độ giao dịch lên mức +/- 10%.

+Ngày 01/02/1998 ,nâng tỷ giá chính thức từ 1 USD=111175 VND lên mức 1
USD=11.800VND tăng thêm 5,6%.
+Ngày 07/08/1998, thu hẹp biên độ giao dịch xuống còn +/- 7%, đồng thời nâng tỷ giá
chính thức lên 1USD=12998VND.
+Từ Ngày 06/11/1998-15/01/1999 là một chuỗi điều chỉnh giảm liên tục trong tỷ giá
chính thức cùng biên độ.
+ Từ 26/02/1999, tỷ giá chính thức được công bố hàng ngày ,tỷ giá này được xác định
trên cơ sở giá bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của thị
trường giao dịch gần naht16 trước đó .Đây chính là cơ sở sự thay đổi cơ chế quản lý
sao cho việc điều hành tỷ giá phù hợp với cơ chế thị trường ,đồng thời biên độ giao dịch
cũng được rút xuống +/- 0.1%.
+ Từ 1999-11/2003 chúng ta đã áp dụng biên độ giao động của TGHĐ ở mức thấp
10.1% .Quan sát thực tế cho thấy ,VND hàng năm mất giá khoảng 2%, so với năm
2002.Đến cuối tháng 11/2003,trong khi đồng USD hầu như mất giá hầu hết trên thị
trường tài chính quốc tế nhưng đống USD lại lên giá so với đồng VND.

***Những thành công đạt được của Việt Nam :
-Chính sách TGHĐ là một hệ thống công cụ dùng để tác động vào cung cầu ngoại tệ
trên thị trường về cơ bản chính sách TGHĐ tập chung vào hai vấn đề là lựa chọn chế độ
TGHĐ và điều chỉnh TGHĐ .Việt Nam lựa chọn chế độ TGHD thả nổi có sự quản lý của
Nhà nước .Việc điều chỉnh TGHĐ dựa vào hai mục tiêu là cân bằng nội và cân bằng
ngoại.Quá trình cái cách chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua là phù hợp
với quá trình cái cách kinh tế nói chung ,từ một chính sách tỷ giá mang nặng tính bao
cấp đã chuyển sang chính sách vận hành trên cơ sở thị trường .Đặc biệt với cơ chế
TGHĐ hiện nay ,NHNN đã điều tiết được thị trường ,hạn chế được cú sốc,hạn chế được
những ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá trong khi nền kinh tế đang trong quá trình chuyển
đổi.
Trong thời gian qua việc điều hành chính sách tỷ giá đã có phát huy được vai trò to
lớn .Đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở,đã góp phần điều tiết vốn của các tổ chức tín
dụng ,đảm bảo khả năng thanh toán và ổn định thị trường tiền tệ.Khi tỷ lệ lạm phát tăng

thì có thể tăng các phiên giao dịch ,doanh số mua bán,NHNN tăng lượng phát hành tín
phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm thu nguồn tiền dư thừa trong lưu thông ,lạm phát
tăng cũng có thể tăng lãi suất ,nó góp phần thu hút nguồn vốn và hạn chế cho vay,từ đó
lượng cung ứng tiền tệ cũng giảm đi tương ứng .NHNN thuc hiện biên pháp kiểm soát
lãi suất thông qua việc điều chỉnh lãi tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu .Tuy nhiên
NHNN sử dụng linh hoạt tiền cung ứng để đảm bảo thanh khoản trong nền kinh tế đồng
thời mở rộng quy mô và mức hoạt động của thị trường liên ngân hàng để giữ cho mức
lãi suất huy động và lãi suất cho vay không có biến động lớn .
** Hạn chế:


Do đồng VND vẫn đang bị định giá cao nên hạn chế sự xuất khẩu ,giảm cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế ,vấn đề đặt ra là phải xác định được giá trị
thực của đồng VND và xác định mức tỷ giá hiện nay .Điều đặc biệt hiện nay là phải cần
hoàn chỉnh hơn thị trường ngoại hối ,thị trường liên ngân hàng và cả cơ chế điều chỉnh
tỷ giá ,quản lý ngoại hối .Điều này sẽ giúp Việt Nam linh hoạt hơn trước những biến
động của nền kinh tế và giúp nâng cao mức độ dự trữ ngoại hối .Hiện nay mức dự trữ
ngoại hối của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với mức mà ngân hàng WB qui định.Vì vậy
Việt Nam cần phải có những biện pháp để dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để đối phó với
những khoản nợ ngắn hạn phải trả và có thể can thiệp vào cung ứng tiền tệ và giữ ổn
định tỷ giá.
Theo quan điểm truyền thống về dự trữ ngoại hối pháp định nhấn mạnh vào tầm ảnh
hưởng của tài khoản vãng lai.Theo Ngân hàng thế giới (WB) thì dự trữ ngoại hối cần
phải có đủ mức tài trờ từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu.Theo dự báo mới nhất của quỹ tiền
tệ quốc tế(IMF) thì lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng mạnh đáng kể ,từ 3,9 tỷ
USD vào năm 2002 lến tới 6,3 tỷ USD vào năm 2006,và đã tăng lên con số kỷ lục về dự
trữ ngoại hối là 35 tỷ USD vào năm 2014 (Theo báo cáo của thống đốc NHNN Việt Nam
Nguyễn Văn Bình vào ngày 29/09/2014).

Kết Luận

Tỷ giá là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác
nhau,.Tỷ giá có tác động đến hoạt động kinh tế xã hội trong và ngoài nước của các quốc
gia ,nó là một phương tiện quan trọng trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế .Vì
vậy đối với bất kỳ quốc gia nào thì tỷ giá đều giữ một vai trò vô cùng quan trọng .Việc
hoạch định chính sách tỷ giá nhằm vào hai mục tiêu là: cân bằng nội và cân bằng
ngoại ,tức là bảo đảm tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ .Sự lựa chọn tỷ giá nào phù
hợp với nền kinh tế và cách thức điều hành tỷ giá như thế nào khi sự mất cân bằng xảy
ra luôn là sự quan tâm của Nhà nước .Việt Nam đã lựa chọn tỷ giá hối đoái cố định vào
trước những năm 1990,và sau đó đã từng bước điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo chế độ tỷ
giá hối đoái cố định có sự quản lý của Nhà Nước .Chính sách tỷ giá của Việt Nam ngày
càng hoàn thiện sao cho phù hợp với nền kinh tế .Chính sách tỷ giá đã mang lại những
kết quả đáng kể ,tuy nhiên vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định ,.Chính vì vậy việc
hoàn chỉnh hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái là cần thiết và quan trọng .Chính sách
tỷ giá hối đoái cần linh hoạt để phản ứng lại những cú sốc của nền kinh tế ,ổn định giá
cả,cân bằng vĩ mô ,từ đó góp phần duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam trên trường quốc tế .Việc hoàn thiện tỷ giá hối đoái đòi hỏi các chuyên gia ,các
nhà lãnh đạo luôn khai thác những mặt lợi ích của lĩnh vực này ,dần dần điều chỉnh
chính sách tỷ giá phù hợp giữa tương quan của nền kinh tế quốc gia với kinh tế quốc
tế.

Danh Sách Tài Liệu Tham Khảo


1.GS.TS Nguyễn Hữu Tài-Giáo trình lý thuyết Tài chính tiền tệ
2.TS Tô Chính Thắng –Đồng tiền ổn định,tỷ giá hối đoái
3.Vụ trưởng vụ ngoại hối ,điều hành tỷ giá thận trọng,linh hoạt và phù hợp với
điều kiện thức tế .
4.Các trang web: www.mof.gov.vn
www.vneconomy.com.vn
www.vnexpress.net




×