Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.71 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ

HỌ & TÊN: LẠI ĐÌNH SANG
LỚP: NGÂN HÀNG 2012
SỐ ĐIỆN THOẠI: 01682199627
EMAIL:

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TRƯƠNG TRUNG TÀI


Trong quá khứ, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 xảy ra đã có mức độ ảnh hưởng nghiêm
trọng đối với hệ thống và kinh tế toàn cầu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế?
Hậu quả của cuộc khủng hoảng như thế nào? Bài học nào được rút ra sau cuộc khủng hoảng này?
Và đó cũng là những câu hỏi được quan tâm hàng đầu hiện nay bởi tất cả các giới trên thế giới, từ
những nhà nghiên cứu kinh tế, những người làm chính sách, cho tới hầu hết các cá nhân tham gia
vào nền kinh tế. Với đề tài Khủng hoảng kinh tế và những bài học từ quá khứ. Tôi sẽ đi vào tìm
hiểu các cuộc khủng hoảng kinh tế (tài chính) của các quốc gia trên thế giới đặc biệt là cuộc
khủng hoảng kinh tề toàn cầu năm 2008 và tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng.
Từ đó chúng ta sẽ rút được những bài học quý báu và nhằm tận dụng những cơ hội phát triển. Và
từ đó cũng sẽ rút ra bài học và kinh nghiệm cho bản thân.

1. Gới thiệu
1.1: Những vấn đề chung của khủng hoảng
Khủng hoảng ( depression) sự sụp đồ của nền kinh tế, hay còn gọi là đại khủng hoảng để chỉ sự
sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu 1929 . Và giờ đây cũng có một số người vẫn dùng từ đại khủng
hoảng để nói về những cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhiều người có ý kiến rằng những suy thoái
hiện nay bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm, cho nên đã gắn cho tên là cuộc


khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng nếu khủng hoảng ở trong những lĩnh vực khác thì gọi là
khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng ngân hàng: đây là tình trạng diễn ra khi các ngân hàng rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự
phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng sẽ mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ khi họ
được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gừi. Khủng hoảng trên thị trường tài chính: khủng hoảng trên
thị trường tài chính thường xảy ra do 2 nguyên nhân chính là do chính sách của nhà nước và do
sự tồn tại của các bong bóng đầu cơ. Đầu tiên phải nói đến chính sách của nhà nước. Khi nhà
nước phát hành tiền nhằm trả cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến
tỷ giá cố định. Người dân sẽ dần mất lòng tin vào nội tệ và sẽ chuyển sang tích trữ bằng những
ngoại tệ khác. Bên cạnh đó, trên thị trường lại luôn tồn tại những bong bóng đầu cơ, ẩn chứa
nhiều rủi ro cao. Khi mà nhiều người đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính
( ví dụ như cổ phiếu) nhưng không có ý định hay mục đích đầu tư lâu dài. Mà chỉ chạy theo số
đông mua và có mục đích chính là bán được với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận. Điều này đã dẫn
đến các loại hàng hóa này đã đẩy giá lên cao với giá trị thực của nó. Tình trạng này xảy ra sẽ kéo
theo nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính. Do tâm lý của những nhà đầu tư họ mua vào khi mà
nhiểu người cùng mua và họ cũng sẽ bán ra khi mà nhiều người bán ra. Đó cũng là tâm lý chung
của những người kinh doanh chênh lệch giá nhằm thu lại lợi nhuận.
Khủng hoảng tài chính trong các tập đoàn kinh tế: Các tập đoàn thường vướng vào khủng hoảng
tài chính với 2 lý do: do các kế hoạch đầu tư không đúng đắn, không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn
đến việc không thanh toán được các khoản vay đầu tư và dẫn đến phá sản.
Mối quan hệ giữa khủng hoảng ngân hàng, tiền tệ và các cuộc khủng hoảng: vào những năm 90 ,
các cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển được cho là sụp đổ của các cơ chế tỷ
giá hối đoái cố định và các trung gian tài chính. Một khi sự hỗ trợ của chính phủ mất đi hoặc tạm
ngừng thì kế hoạch ổn định tỷ giá sẽ không còn. Và các ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tiền tệ thì những nghiên cứu chỉ ra rằng sự mâu thuẫn trong
chính sách của chính phủ đã tấn công vào tỷ giá cố định bởi vì chính phủ phát hành tiền để chi trả
cho thâm hụt ngân sách.
Mặc dù những nguyên nhân trên đúng với nhiều cuộc khủng hoảng trong quá khứ nhưng không
đúng với những cuộc khủng hoảng châu á ở gần đây. Chính phủ các nước này đã giữ được cân
bằng chi tiêu ngân sách và không theo đuổi quá mức tăng trưởng tín dụng. Thường thì nguồn gốc

của vấn đề là mâu thuẫn cơ bản giữa nhiều mục tiêu của chính phủ. Ví dụ: chính phủ muốn giữ ổn
định giá cả . chính phủ có thể đạt các mục tiêu với mức giá cố định.


Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là gì? Gần 20 năm trước Flôd và Garber đã điều chỉnh mô
hình dự báo trước cuộc tấn công vào tỷ giá hối đoái với trường hợp phá sản ngân hàng ở các nước
có nền kinh tế đóng. Hai nhà khoa học đã mô tả tình trạng các ngân hàng chuyển đổi các tài sản
nợ danh nghĩa cố định. Các cá nhân ngân hàng nhất trí trả lãi không kỳ hạn đối với một đơn vị
tiền dự trữ tương ứng với một đơn vị đồng bản tệ ghi tại ngân hàng trung ương. Khi không có bảo
hiểm tiền gửi, các ngân hàng có thể duy trì kế hoạch ổn định lãi suất chừng nào mà họ có thể đủ
trang trải các khoản tiền gửi.
1.2: Một số trường phái về khủng hoảng kinh tế.

Khủng hoảng tài chính được hiểu là sự sụp đổ của thị trường tài chính, khiến cho nó không thể
thực hiện những chức năng cơ bản nhất.
Theo lý thuyết của Kindleberger (1978) và Misky ( 1972) họ có quan niệm rộng hơn về khủng
hoảng tài chính và tiền tệ, mà nó bao gồm sự sụt giảm của hầu hết các cổ phiếu, sự vỡ nợ của
nhiều công ty tài chính và phi tài chính, nạn giảm phát đi kèm với sự rối loạn của thị trường ngoại
hối. Những yếu tố này đã gây ra sự sụt giảm mạnh về tổng cầu đầu tư và tiêu dùng. Nên cần phải
có sự can thiệp của nhà nước. Nhưng họ không đưa ra một một nguồn gốc đặc trưng của khủng
hoảng, để làm tiền đề cho một chính sách kích thích có hiệu quả. Vì vậy sự can thiệp của chính
phủ rất dễ dẫn đến lạm phát và trì trệ. Cũng giống như những người theo chủ thuyết tiền tệ đã lưu
ý.
Cũng theo học thuyết của stiglitz và weiss (1981). Theo họ hoạt động của hệ thống tài chính, đặc
biệt là ngân hàng chịu rủi ro cao. Do ngân hàng đầu tư hay tổ chức cho vay thường không lắm rõ
thông tin về khả năng sinh lợi và mức độ rùi ro của dự án đầu tư cá nhân hay tổ chức đi vay, là
những chủ dự án. Sự khác biệt về thông tin hay sự thiếu minh bạch về thông tin của các dự án. Sẽ
khiến cho hệ thống tài chính có thể sẽ gặp nhiều vấn đề. Bởi vì ngân hàng muốn ép lãi suất thực,
cộng với các phí dịch vụ cho vay tăng lên để bù cho rùi ro mất vốn có thể xảy ra. Ví dụ đối với
những dự án có độ rủi ro cao, thì phải cần có những quỹ đầu tư đặc biệt nhằm thẩm định, giám

sát, rót vốn ban đầu và lập cơ chế chia sẻ rủi ro. Chẳng hạn như các quỹ đầu tư mạo hiểm. Theo
stiglitz và weiss do rủi ro chọn lầm và hiểm họa của sự vô trách nhiệm, hệ thống các ngân hàng
kinh doanh bằng cho vay lấy lãi phải bị hạn chế lại, không được phép tham gia đầu tư vào lĩnh
vực rủi ro quá cao này. Ngoài sự phân loại chức năng của các ngân hàng thương mại, ngân hàng
đầu tư và các quỹ đầu tư theo mức độ rủi ro của từng lĩnh vực đầu tư. Thì cũng cần phải có nhiều
tổ chức trung gian khác, sẽ làm chức năng giám sát và cảnh báo rủi ro có thể xảy ra.


2: Một số khủng hoảng tiêu biểu trong quá khứ
2.1: Đại khủng hoảng năm 1929-1933

Vào những năm 1920 mỹ trở thành nhà băng của thế giới, thành nhà sản xuất lương thực, sản
xuất đồ dùng cho toàn thế giới. Và điều này cũng tạo nên cán cân thương mại rất có lợi cho mỹ,
nhưng nó cũng không thể tồn tại lâu. Vì vậy mỹ cũng đã thiết lập nhiều rào cản thương mại nhằm
tạo điều kiện kinh doanh cho những doanh nghiệp mỹ. Nhưng vấn đề ở chỗ nếu mỹ không muốn
mua hàng của các đối tác châu âu thì những đối tác ấy lấy đâu ra tiền để mua lại hàng của đối tác
là mỹ. Cho đến khi các đối tác từ châu âu không còn đáp ứng được lãi suất cho các khoản vay từ
nước mỹ, họ không thể nào mua hàng nữa. Thì hoạt động xuất khẩu của mỹ sẽ giảm sút đáng kể.
Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần vào đại khủng hoảng.
Hoạt động đầu cơ có quy mô lớn cũng hình thành vào những năm 1920. Từ đầu năm 1928 đến
tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp của dow jones đã tăng từ 191 lên đến 38139 điểm. Chắc
chắn không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy. Ví dụ về công ty RCA,
công ty này có cổ phiếu tăng từ 85 lên 420 chỉ trong năm 1928, mặc dù cổ phiếu này chưa từng
trả cổ tức một lần nào. Càng nguy hiểm hơn, với sự tăng ổn định của giá cổ phiếu người ta đã bắt
đầu vay để mua chứng khoán. Và với lãi suất hấp dẫn đến vây, hầu như tất cả đã đổ dồn về mua
cổ phiếu và đã tạo ra một cơn sốt. Lãi suất cho các khoản vay cũng tăng lên không kém. Và đến
tháng 9 năm 1929 cơn bùng nổ này đã bắt đầu giảm đi khi mà giá bắt đầu giảm, nhưng trong khi
đó các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan. Những nhà đầu cơ tiếp tục nhảy vào thị trường, ngày
21/10/1929 giá bắt đầu giảm nhanh. Các nhà đầu tư đã bắt đầu hoang mang và sợ hãi, các nhà đầu
đầu tư này cũng đã nhận ra rằng giá đã bắt đầu rơi và nhiều gười đã lao ra bán. Chính điều này đã

làm cho sự sụp đổ càng diễn ra nhanh chóng hơn. Hầu hết các nhà đầu tư đều mất niềm tin vào thị
trường. Những ngày tiếp theo cổ phiếu giảm liên tục và không có người mua. Cuộc đại khủng
hoảng năm 1929 bắt đầu từ mỹ nhưng đã lan rộng ra toàn thế giới. Tác động trực tiếp của cuộc
đại khủng hoảng có thể chỉ nhằm vào một số vùng và ngành cụ thể, tuy nhiên tác động gián tiếp
của nó là suy thoái, thất nghiệp… là những tác động ở tất cả các khu vực, ngành và các lĩnh vực
khác nhau. Cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ cả thị trường, kéo theo 12 năm khủng hoảng trên
phạm vi toàn thế giới và chỉ kết thúc khi người ta bắt đầu bằng chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Cuộc khủng hoảng này được đánh giá là tai họa tài chính lón nhất trong lịch sử của hợp chủng
quốc hoa kỳ.


2.2: Cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008
Là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 2007 ờ thái lan rồi ảnh hưởng đến các thị
trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn. Cuộc khủng hoảng này còn gọi là cuộc khủng hoảng
tiền tệ châu á.

Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan do cuộc khủng hoảng
này tạo ra. Còn Hồng Kông, Malaysia, Lào và Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá của
thị trường. Đặc biệt của cuộc khủng hoảng này là tính lây lan nhanh chóng của nó. Không mất
quá hiều thời gian từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra vào mùa hè năm 1997 cho tới khi nó trở thành
một hiện tượng cho các nền kinh tế mới nổi đặc biệt là khu vực châu á. Tại thái lan cuộc khủng
hoảng này chính thức bắt đầu khi đồng bath của thái lan bị đổ vỡ, sau quyết định thả nổi tỷ giá
hối đoái của chính phủ thái lan sau một thời gian dài neo đồng bath với usd của mỹ để khuyến
khích xuất khẩu. Một thời gian trước khi xảy ra khủng hoảng thái lan đã vay nợ nước ngoài rất
nhiều. Đồng bath rớt giá nhanh chóng khiến thu nhập từ xuất khẩu giảm mạnh trong khi gánh nợ
nước ngoài tăng trầm trọng. Các quốc gia khác trong nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng lây lank hi
các nhà đầu tư ồ ạt rút tiền ra khỏi quốc gia này. Khiến cho thị trường chứng khoán và tỷ giá hối
đoái đều tụt dốc không phanh, ảnh hưởng nặng nề nhất ngoài thái lan là Indonesia và hàn quốc.
Các số liệu cụ thể của cuộc khủng hoảng kinh tế tại thái lan là: Từ năm 1985 đến năm 1995 kinh
tế thái lan tăng trưởng với tốc độ bình quân là 9%. Cuối năm 1996 IMF đã cảnh báo nền kinh tế

thái lan tăng trưởng quá nhanh và bong bóng kinh tế không thể giữ được lâu. Cuối năm 1996 thị
trường thái lan bắt đầu có sự điều chỉnh và mức chỉ số thị trường chứng khoán bắt đầu giảm đi.
Ngày 14-15 tháng 5 năm 1997 đồng thái lan bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6 thủ
tướng thái lan tuyên bố không phá giá đồng bath, nhưng lại thả nổi đồng bath vào ngày 2 tháng 7.
Và đồng bath đã giảm 50%.
Khủng hoảng đã gây ra ảnh hưởng kinh tế vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ
thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản đã
dẫn đến nhiều người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo , trong các năm 1997-1998. Nhưng ảnh
hưởng nặng nề nhất vẫn là thái lan, Indonesia và hàn quốc.
Và cuộc khùng hoảng năm 2008 có bắt nguồn như sau:
Cuộc khủng hoảng có khởi nguồn từ năm 2007, vào tháng 6 năm 2007 quỹ phòng hộ của bear
stearns ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của mỹ đã quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán
được đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở mỹ.
Tháng 7 đến tháng 9 năm 2007 ngân hàng IKB của đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại châu âu,
chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường cho vay dưới chuẩn ở mỹ. Trong khi
đó ngân hàng Sachsenlb phải nhân gói hỗ trợ từ chính phủ đức.
Nhưng đến năm 2008 sự đổ vỡ sát nhập, mua lại hệ thống ngân hàng chính thức bùng nổ. Ngày
11/1/2008: ngân hàng lớn nhất nước mỹ về tiền gửi và vốn hóa thị trường đã bỏ ra 4 tỷ usd để


mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản
do nợ sấu quá lớn. Ngày 29/4/2008 ngân hàng deutsche bank lần đầu tiên trong năm năm công bố
một khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ usd cho các khoản nợ
xấu và các khoản chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản bất động sản đã được thế chấp.
Ngày 15/9 đây là ngày tồi tệ nhất phố wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng
bố 2 tòa tháp đôi vào tháng 9 năm 2001. Lehman brother sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại
mỹ.
Những tác động và hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu:

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã để lại một thiệt hại to lớn đối với các nền kinh

tế trên thế giới. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn cuộc khủng hoảng đã tàn phá thị trường bất
động sản, ngành công nghiệp ô tô, thương mại, gang thép, vận tải, lương thực, công nghệ thông
tin. Theo ước tính của IMF thiệt hại của cuộc khủng hoảng lên đến 1000 tỷ usd. Anh và Mỹ là 2
quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề nhất, hàng trăm nhân viên ngân hàng, nhân viên chứng khoán
mất việc trong hơn một năm đó. Còn nếu tính theo đầu người trung bình thiệt hại theo đầu người
là 1000 usd/ một người mỹ. Mặc dù chính phủ các nước đã có hiều biện pháp nỗ lực nhưng suy
thoái kinh tế, thất nghiệp, đói nghèo vẫn là vòng luẩn quẩn không thể thoát ra được.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng:
Khủng hoảng tài chính toàn cầu có xuất phát điểm từ khủng hoảng tài chính mỹ 2007. do vậy để
tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ta bắt đầu đi tìm nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
tài chính ở mỹ.
Nguyên nhân trực tiếp: nguyên nhân rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính này là của thị
trường bất động sản. Ở mỹ, hầu hết người dân khi đi mua nhà đều phải vay tiền ngân hàng và
phải trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Và đó cũng là sự liên kết chặt chẽ giữa tình
hỉnh lãi suất và tình trạng bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi
mua nhà, đẩy giá nhà lên cao, khi lãi suất cao thì thị trường dậm chân, bán nhiều hơn mua thì thị
trường lại đẩy giá nhà xuống thấp.
Vì dễ vay cho nên nhu cầu mua nhà rất cao, kéo theo việc lên giá bất động sản liên tục giá nhà ở
mỹ đã tăng lên 54% chỉ trong vòng 4 năm từ năm 2001 đến 2005. Việc này cũng dẫn đến việc
đầu cơ và dẫn đến ỷ lại giá nhà sẽ tiếp tục tăng lên. Và người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao bất
kể giá trị thực và khả năng sinh lợi sau này mà họ nghĩ nếu cần sẽ bán lại cho ngân hàng mà vẫn
có lời. Do đó, một bong bóng đã hình thành lên thị trường bất động sản. Khi mà bong bóng vỡ nợ
thì sẽ kéo theo sự suy sụp của thị trường tài chính – bất động sản. Do lo lắng về lạm phát thì cục
dự trữ liên bang đã bắt đầu tăng dần lãi suất và dẫn đến việc thị trường bất động sản tạm thời bị


chững lại vào năm 2006. Với mức lãi suất cao như vậy thì cường độ mua nhà đã giảm lại, giá nhà
bắt đầu trượt dốc vì cung giảm vượt cầu. Nhiều người mua nhà với giá cao trước đây đã thấy rằng
căn nhà hiện tại thấp hơn các khoản nợ mà mình đang vay. Bên cạnh đó rất nhiều người trong
nhóm vay tiền với lãi suất dưới chuẩn đã mất dần khả năng trả nợ khi lãi suất của họ bị điều chỉnh

trở lại theo lãi suất mới hiện hành khá cao. Họ muốn bán nhà đi để trả nợ cũng không được vì nếu
bán đi để trả nợ thì cũng không đủ để trả số tiền mà họ đã vay ngân hàng. Và họ đành phải bỏ lại
và để cho ngân hàng xiết nợ. Việc ngày càng nhiều người không có đủ khả năng trả nợ ngân hàng
mỗi thánh đã dẫn đến MBS bị tụt dốc. Như đã nói, có rất nhiều nhà đầu tư ở phố wall đã mua
MBS. Chính vì vậy khi MBS mất giá thì tài sản của họ cũng sẽ bị mất theo, dẫn đến việc thiếu hụt
vốn.
Nói chung, bởi vì có nhiều mối liên hệ giữa người vay và nhiều thành phần cho vay trực tiếp cũng
như gián tiếp, việc tụt dốc bất động sản đã làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Mức độ
nghiêm trọng của vấn đề là mức độ nghiêm trọng của sự mua đi bán lại của các công cụ tài chính
phát sinh, đã kéo theo nhiều thành phần đầu tư trong cũng như ngoài nước vào luật chơi khi luật
lệ vẫn còn thiếu sót hoặc chưa rõ ràng. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhà
đầu tư bắt đầu bán tháo chấp nhận mạo hiểm để tìm cách bảo toàn vốn. Chính sự việc này đã dẫn
đến mất niềm tin vào thị trường. Và cũng từ đây khủng hoảng chính thức đã nổ ra.
Theo nghiên cứu của ngân hàng phát triển châu á cho thấy, năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu đã làm tổn thất 50 nghìn tỷ usd trong tổng tài sản tài chính của thế giới, trong đó các
nước đang phát triển châu á là chịu thiệt hại nặng nề hơn cả với tổng giá trị bị thiệt hại là 9,6
nghìn tỷ usd. Cao hơn tổng giá trị GDP trong một năm của những nước này. Mặc dù chỉ có 20
nước chính thức tuyên bố rơi vào suy thoái kinh tế, nhưng trên thực tế hầu hết các nước trên thế
giới đều bị ảnh hưởng, gặp khó khăn và suy giảm tốc độ tăng trưởng ở mức độ khác nhau.
Một số hệ quả khác của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay là sự phá
sản của chính sách kinh tế tự do hóa mà nước mỹ thực hiện nhiều năm qua mà muốn áp đặt cho
cả thế giới. Sau khủng hoảng tại nước mỹ và trên thế giới chính sách kinh tế của chính phủ sẽ cân
bằng hơn giữa điều tiết của thị trường và điều tiết của nhà nước, sự can thiệp, điều tiết kinh tế của
nhà nước đối với nền kinh tế sẽ nhiều hơn sự giám sát của nhà nước đối với các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với hệ thống tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán sẽ
chặt chẽ hơn hiện nay. Cuộc khủng hoảng cũng làm thay đổi tương quan giữa các nước, các nền
kinh tế lớn trê thế giới với sự suy giảm vai trò của một số nước như: mỹ, nhật và sự nổi lên của
một số nước khác như: trung quốc, ấn độ, nga …
3. Tình hình Việt Nam
3.1 Các giải pháp của Việt Nam.

Khó khăn của Việt Nam là sự khởi đầu ngay từ đầu năm 2008. Trước đó, việt nam vẫn là sự lựa
chọn đầu tiên của các nhà đầu tư thế giới,với gói 20 tỷ usd đầu tư trực tiếp vào năm 2007 với hơn
6 tỷ usd đã được giải ngân. Trong một nền kinh tế việt nam khoản tiền như thế là rất lớn. Nhưng
ngoại tệ đổ vào việt nam sẽ khiến cho việt nam đồng tăng giá, đe dọa sức cạnh tranh xuất khẩu
của doanh nghiệp trong nước. Ngân hàng nhà nước kiềm chế tỷ giá hối đoái bằng cách tung mua
đồng tiền usd trong nước. Khiến cho các ngân hàng thương mại tràn ngập tiền đồng, tạo sức ép
lên nền kinh tế, dẫn đến lạm phát. Chính phủ việt nam đã tìm cách làm giảm giá, khống chế các
mặt hàng cơ bản như xăng dầu và thép. Nâng cao mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng để
thu hồi lượng tiền dư, đồng thời nâng lãi suất. Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại lên
đến 21%.
Chính phủ việt nam ra lệnh cho ngân hàng ngưng cho vay quá nhiều, đồng thời cũng yêu cầu các
tập đoàn, công ty nhà nước tạm thời ngưng đầu tư vào các dự án không có liên quan đến lĩnh vực
kinh doanh của họ. Một việc mà chính phủ các nước phương tây cho là không cần thiết. Các nhà
phân tích kinh tế đã chỉ trích cách làm của việt nam. Tuy nhiên, lạm phát của việt nam cũng bắt
đầu giảm. Trong tháng 9, tỷ lệ lạm phát cò 0,2% đến tháng 10 và 11 giá cả đã thực sự giảm.


Nhưng với khủng hoảng toàn cẩu việt nam sẽ phải đương đầu với những áp lực mới. ( Ông Võ
Trí Thành chuyên viên viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nói rằng việt nam vẫn chưa
thoát khỏi sự bất ổn ở cấp độ kinh tế vĩ mô).
Ngày 11/12/2008 chính phủ việt nam đã ban hành nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải
pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã
hội. Đây cũng chính là nội dung của gói kích cầu lần thứ nhất với giá trị lên đến 8 tỷ usd \
3.2 Hiệu quả các giải pháp đối với Việt Nam.
Về cơ chế hỗ trợ lãi suất 4% tuy thực hiện trong ngắn hạn, nhưng diện vay rộng đối tượng được
hỗ trợ lãi suất, thủ tục cho vay cũng chặt chẽ hơn so với thông thường . Do đó khó kiểm soát
được việc sử dụng và dịch chuyển vốn vay. Việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất
cùng với việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm tổng
phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao gây sức ép tăng lãi suất thị trường và là nguy
cơ tái nạm phát.Nợ xấu ngân hàng có thể tăng.

Thêm vào đó lãi xuất cho vay VND sau khi hỗ trợ khá thấp, tương đương lãi xuất cho vay bằng
USD nhưng do lo ngại rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp nhập khẩu quay sang vay VND để mua
ngoại tệ, gây sức ép tăng tỷ giá và căng thẳng trên thị trường ngoại hối. Doanh nghiệp nào mà có
vốn thì sẽ gửi vào ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất từ 7%-10% nhưng vẫ vay vốn VND
chuyển sang tiền gửi để hưởng chênh lệch lãi xuất. Mặt khác doanh lập phương án sản suất kinh
doanh đầu tư với kỳ hạn kéo dài hơn so với chu kỳ sản suất, kinh doanh, thời hạn hoàn vốn để
hưởng nhiều hỗ trợ lãi suất. Một điểm nữa trong mặt trái của cho vay hỗ trợ lãi suất là sẽ phát
sinh tình trạng không công bằng giữa các doanh nghiệp được vay và doanh nghiệp không được
vay, triệt tiêu động lực cạnh tranh trong kinh tế thị trường . Mặt khác với mức vốn hỗ trợ lãi suất
tiền vay là 4%/ năm là khá lớn. Đối tượng được thụ hưởng là thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế
nếu kéo dài sẽ phát sinh ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, cũng giảm đi sự cố gắng và năng lực
của các doanh nghiệp.
Đối với quyết định số 443/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ
chức cá nhân vay vốn trung và dài hạn ngân hàng, mức hỗ trợ lãi suất là 4% thời gian vay là 24
tháng , việc hỗ trợ lãi suất thực hiện từ 4/9 đến ngày 31/12/2011 quyết định này sẽ kéo dài đến hết
năm 2010 tuy nhiên lãi suất hỗ trợ giảm xuống còn 2%, thu hẹp đối tượng chỉ phục vụ mục đích
mua sắm và đầu tư dự án.
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tề Phạm Chi Lan nhận xét: các báo cáo về gói kích
thích hầu hết là của bộ kế hoạch và đầu tư, ngân hàng nhà nước việt nam còn chung chung, thiếu
những thông tin cụ thể chuyên sâu , nên khó đánh giá được đúng đủ về gói kích cầu. Chẳng hạn,
có các báo cáo chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về số vố giải ngân và số lượng mà từng tổ
chức tín dụng giải ngân… vẫm chưa nói lên được gì nhiều. Con số cần là các thông tin đến người
vay, như số lượng người vay và số vốn vay theo thành phần kinh tế và phân theo vùng kinh tế,
phân theo mục đích sử dụng. Đánh giá này rất quan trọng không chỉ để nâng cao hiệu quả gói
kích cầu thứ nhất mà còn cả bài học kinh nghiệm cho gói kích cầu thứ hai lớn hơn và dài hạn hơn.
Theo bà lan nếu theo số liệu đơn giản như hiện nay thì chính phủ khó đánh giá được đầy đủ, xã
hội thì càng mù mờ và quốc hội thì càng khó kiểm soát được.
Một số ý kiến đề xuất:
Trước những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. ngay từ quý 1 năm 2008 chính
phủ việt nam đã đưa ra một loạt các biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa những hậu quả khôn

lường của cơn bão tài chính. Các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô đã phát huy tác dụng, lạm phát
giảm, thu hẹp cán cân thương mại, tăng cường ngân sách nhà nước, thắt chặt chi tiêu công.Tuy
nhiên tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng tài chính là rất lớn, cơn bão tài chính toàn cầu chưa đến hồi
kết, vì vậy việc tiếp tục thực hiện để ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đẩy
mạnh xuất khẩu… cần phải được quan tâm nhiều hơn.


Cụ thể như sau:
tiếp tục thực hiện 8 nhóm giải pháp của chính phủ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo anh sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững. Cần ưu tiên cho việc kiềm soát chặt chẽ
đầu tư công và tiết kiệm chi ngân sách, thắt lưng buộc bụng, để từ đó có thể giảm bớt sự thắt chặt
của chính sách tiền tệ. Cần chi công khai minh bạch các chi tiêu công đối với tập đoàn nhà nước.
Không nên quá tập trung tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, tăng trưởng bền vững, đi đôi với ổn
định môi trường, giải quyết an sinh xã hội, phát triển giáo dục, sức khỏe, hạn chế tiêu cực xã
hội… là ưu tiên hàng đầu. Cần áp dụng chính sách tiền tệ lới lỏng có kiểm soát, kích thích đầu tư,
để góp phần tháo gỡ khó khăn hiện nay cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
các ngân hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp như là dãn lợ hay giảm lãi suất.
Tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động ngân hàng, trong đó ngân hàng nhà nước cần đẩy mạnh
công tác kiểm tra, giám sát thanh tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo thực hiện các quy
định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và tồ chức tín dụng theo quy định. Cần
đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tính thanh khoản của ngân hàng.
Tiếp tục thực thi phát triển thị trường chứng khoán việt nam đã được chính phủ phê duyệt, trong
đó việc liên thông, kết nối với các nước là cẩn thiết, tuy nhiên phải được tiến hành cẩn trọng, có
lộ trình để hạn chế mức thấp nhất các tác động xấu có thể xảy ra như khủng hoảng tài chính toàn
cầu giống năm 2008. Đồng thời tăng cường các hoạt động kiềm tra thanh tra và xử phạt đủ mạnh
đễ nhằm cho thị trường chứng khoán minh bạch, công bằng và đúng pháp luật.


Kết luận:
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào cuối năm 2008 thực sự là một may mắn cho nền kinh tế

Việt Nam. Tuy việc khủng hoảng có làm cho việc xuất khẩu của Việt Nam bị suy giảm nhưng nó
giúp cho Việt Nam tiếp cận được với nguồn nguyên liệu cũng như máy móc thiết bị rẻ hơn nhiều
so với trước đây. Điều này giúp cho nền kinh tế tạm thời giải tỏa được áp lực về lạm phát. Vì thế
ta phải nhìn nhận rằng đây là một điểm thuận lợi cho Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế nhằm
ngăn chặn suy thoái và khủng hoảng quay trở lại, đồng thời tạo ra một cầu trúc kinh tế mới, giúp
cho Việt Nam phát triển nhanh hơn và bền vững hơn các quốc gia khác trong khi kinh tế thế giới
bắt đầu hồi phục lại. Thách thức lớn, nhưng cơ hội cũng đang mở ra. Nhưng chúng ta có biết nắm
bắt được cơ hội hay không mà thôi. Cũng giống như các nước Singapore, Hàn Quốc, Đài
Loan,Trung Quốc hay Ấn Độ trước đây, sự thách thức và cơ hội đang đặt ra hôm nay. Họ cũng đã
bắt nguồn một xã hội như chúng ta. Và chúng ta hoàn toàn có thể vươn lên như họ, hòa nhập vào
một Châu Á năng động và một thế giới phát triển bền vững hơn.


Tài liệu tham khảo:
Asia Development Bank (2009), Asia Development Outlook 2009, Anual Report,

Holland J.B. (1993), International Financial Management, 2 nd edition, Basil Blackwell, Oxford.
Ecinomist Intelligence Unit (2010), Country Report – Viet Nam 2010, .
Cosmin ilut (2010), Ambiguity Aversion: Implications for the Uncovered Interest Rate Parity
Puzzle, ERID Working Paper Numer 33.
World Bank (2008) báo cáo phát triển việt nam 2009: Huy động và sử dụng vốn. hội nghị nhóm
tư vấn các nhà tài trợ.




×