Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.3 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
MÔN : TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
GVHD : TRƯƠNG TRUNG TÀI

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : BỘ BA BẤT KHẢ THI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TRONG THỜI KỲ MỚI

Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp : Ngân Hàng K2012 - TPHCM 1
Email :
ĐT: 0125 3070 557


Lời mở đầu
Lý thuyết bộ ba bất khả thi là một lý thuyết rất quan trọng trong tài chính quốc tế. Nếu các quốc
gia cũng như các nhà kinh tế biết cách nghiên cứu ,nắm vững và vận dụng đúng phương thức lý
thuyết này trên thị trường thì sẽ hiệu quả thu được rất to lớn, sẽ có được những thành tựu đáng kể.
Chính vì vậy mà bài tiểu luận nhỏ dưới đây sẽ trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết cũng như thực
trạng các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã sử dụng bộ ba bất khả thi như thế nào vào
nền kinh tế.
Nội dung trình bày:
Phần 1 : Giới thiệu mục tiêu nghiên cứu và những lý luận chung về bộ ba bất khả thi
Phần 2 : Thực trạng hiên tại ở một số nước và Việt Nam
Phần 3 : Giải pháp trong tương lai
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phần 1 : Giới thiệu mục tiêu nghiên cứu và những lý luận chung về bộ ba bất khả thi
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế xảy ra trên toàn cầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh


tế thế giới trong đó có Việt Nam.Mặc dù chính phủ có nhiều nổ lực, biện pháp khắc phục nhưng
nền kinh tế vẫn chưa có những chuyển biến đáng kể, và vẫn đang đối đầu với những thử thách to
lớn. Nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế mới bất cứ lúc nào nếu như chính phủ và các nhà
hoạch định chiến lược không đưa ra được các chính sách hợp lý cũng như đủ khôn ngoan tỉnh táo
trong việc điều hành các chính sách vĩ mô. Chính vì vậy mà lý thuyết bộ ba bất khả thi cần được
tìm hiểu kỹ hơn, nghiêm túc hơn dưới nhiều góc độ để có thể đưa ra phương án lựa chọn tối ưu
nhất giúp cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Tìm hiểu sâu về bộ ba bất khả thi để xem xét các vấn đề
a/ Thực tại lý thuyết này có diễn ra ở Việt Nam hay không ?
b/ Nếu bộ ba có hiện hữu, thì bộ đôi chính sách mà chính phủ lựa chọn là gì và có khả thi hay
không ? Giữa chúng có mối tương quan ra sao mà chính phủ quyết định lựa chọn.
c/ Khi lựa chọn thực hiện bộ đôi đó, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển như thế nào, có đạt
được những mục tiêu mong đợi chưa ?
d/ Bộ đôi lựa chọn thực hiện còn có những hạn chế nào và cần những điều chỉnh gì để có thể
đạt được hiệu quả tốt nhất.
1.2 Lý thuyết bộ ba bất khả thi
1.2.1 Khái niệm
Bộ ba bất khả thi là lý thuyết rất phổ biến trong kinh tế được phát triển bởi Robert Mundell
và Marcus Fleming vào thập niên 1960, có thể được phát biểu như một định đề: một quốc gia
không thể đồng thời đạt được tỷ giá cố định, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ, theo đó quốc
gia đó chỉ có thể lựa chọn cùng một lúc hai trong ba mục tiêu tạo thành một cặp mục tiêu, mục
tiêu còn lại phải từ bỏ.
1.2.2 Thước đo bộ ba bất khả thi
- Yếu tố thứ 1: tỷ giá được đánh giá là dễ dàng đo lường nhất
- Yếu tố thứ 2: độc lập tiền tệ
Rose (1996) có đề xuất đo lường độc lập tiền tệ bằng cách xem phản ứng của tỷ giá đối với
những thay đổi trong sản lượng, lãi suất và cung tiền. Nhưng phương pháp này lại có nhược điểm
là khó phân biệt được đâu là cú sốc cung, đâu là cú sốc cầu chưa kể phải giả định tốc độ lưu
thông tiền tệ là không đổi như vậy lại không thực tế, thiếu chính xác.
Obstfeld, Jay C Sambaugh và Talor (2005) lại đè suất cách tiếp cận khác là đo lường độc lập

tiền tệ không dựa vào số lượng mà dựa vào lãi suất danh nghĩa trong ngắn hạn. Tuy nhiên phương


pháp này cũng gây tranh cãi vì cơ sở lý luận lại dựa trên trực giác mang tính chủ quan vì cho rằng
điều hành chính sách tiền tệ chủ yếu dựa vào lãi suất mục tiêu hơn là số lượng tiền tệ.
Chinn và Ito đã phát triển ba thước đo bộ ba bất khả thi là độc lập tiền tệ (MI), ổn định tỷ giá
(ERS) và hội nhập tài chính (KAOPEN).
1.2.3 Chính sách độc lập tiền tệ
Chính sách độc lập tiền tệ là những chính sách mà chính phủ lựa chọn nhằm điều tiết kinh tế
nhưng lại không quan tâm đến chính sách tỷ giá tăng hay giảm
Độc lập tiền tệ giúp cho chính phủ chủ động sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để
ngăn chặn những chính sách nghịch với chu kỳ kinh tế. Chẳng hạn như, khi nền kinh tế có dấu
hiệu nóng, chính phủ sẽ tăng lãi suất hoặc thắt chặt lượng cung tiền và ngược lại. Tuy nhiên nếu
độc lập tiền tệ quá mức vô hình tạo cơ hội cho chính phủ có thể lạm dụng thực hiện những chiến
lược tăng trưởng sai luật trong ngắn hạn.
Hậu quả nghiêm trọng mà độc lập tiền tệ có thể gây ra đó là nguy cơ lạm phát cao khi mà
chính phủ phát hành thêm nột tệ để bù đắp cho thâm hụt ngân sách
1.2.4 Ổn định tỷ giá
Chính phủ dùng các biện pháp kinh tế để duy trì sự ổn định tỷ giá, tạo môi trường an toàn cho
các doanh nghiệp trong nước hoạt động cũng như thu hút nguồn đầu tư nước ngoài như là một cơ
hội lớn cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước, tạo nhiều công ăn việc làm hạn chế nạn thất
nghiệp cũng như hạn chế các tệ nạn xã hội phát sinh. Các nhà kinh tế cũng như nhân dân được
mở rộng tầm nhìn ,tiếp thu như thành tựu tiên tiến mới trên thế giới
1.2.5 Hội nhập tài chính
Hội nhập tài chính hay tự do hóa dòng vốn là sự hợp tác giữa các nền kinh tế, là xu thế khó
thể cưỡng lại được trong bối cảnh toàn cầu hóa vì nó mang lại những lợi ích
* Hữu hình: quốc gia tăng trưởng nhanh hơn và phân bổ nguồn lực tốt hơn cũng như giúp các
nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư, thị trường nội địa nhờ vậy cũng phát triển theo. Hội nhập tài chính
giúp giải quyết phần nào vấn đề bất cân xứng thông tin giữa khu vực doanh nghiệp với khu vực
chính phủ

* Vô hình: tạo động lực cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và quản lý tốt hơn để có thể
theo kịp với cái mới từ hội nhập minh chứng như Việt Nam trở thành thành viên WTO năm 2007
với nhiều cải cách sâu rộng vể hành chính mà nền kinh tế nước nhà đã có được bước phát triển
vượt bậc.
Hội nhập tài chính là việc nên làm nhưng không kiểm soát thì nó cũng gây ra những hệ lụy
như khủng hoảng kinh tế của những năm gần đây, tình trạng bong bóng chứng khoán và bất động
sản .
1.2.6 Các cặp mục tiêu
A/Cặp mục tiêu ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hơp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ
giá cố định, từ bỏ độc lập tiền tệ. Điều này có nghĩa là chính phủ sẽ mất đi công cụ để tự điều
chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài, tạo ra cái neo danh nghĩa cho chính phủ,
làm cho nhận thức nhà đầu tư đối với rủi ro của nền kinh tế giảm đi,tăng thêm niềm tin của ngưởi
tiêu dùng vào đồng nội tệ.
Bên cạnh đó khi chọn chế độ tỷ giá cố định sẽ tận dụng được những mặt tích cực như:
 Tỷ giá luôn trong trạng thái ổn định thì cũng ổn định nền kinh tế vĩ mô
 Vì không có sự biến động nhiều về tỷ giá nên thúc đẩy mạnh mẽ việc kinh doanh trong nước
và đầu tư từ nước ngoài
 Tăng tính hợp tác thương mại giữa thị trường trong nước với thị trường thế giới
 Tạo tính kỷ luật cho các chính sách kinh tế vĩ mô


Tuy nhiên để có thể duy trì tính hiệu quả trên chính phủ phải có những biên pháp thích hợp mới
hạn chế những tác động tiêu cực như
 Sự chênh lệch về tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa
 Làm cho sự tính toán khó khăn, không chính xác
 Xuất hiện tỷ giá chợ đen trên thị trường giao dịch
 Bị tác động bởi những cú sốc như cú sốc giá
 Ngân Hàng Trung Ương bắt buộc phải có lượng dự trữ ngoại hối khá lớn để duy trì tỷ giá,
như vậy thì lượng đồng nội tệ lại tăng lên đáng kể sẽ gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế
B/Cặp mục tiêu độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hơp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ

giá thả nổi nhưng phải từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá. Với sự lựa chọn này, chính phủ mà trong đó
NHTW có quyền tự do ấn định lãi suất nhưng phải được tiến hành theo nguyên tắc của thị trường.
Khi dùng cặp mục tiêu này, tỷ giá sẽ biến động theo quan hệ cung cầu mà không hoặc ít sự can
thiệp của chính phủ vì thế mà nó có những ưu điểm
 Phản ánh kịp thời những biến động, những xu thế kinh tế trên thế giới giúp cho quốc gia
nhanh chóng hòa nhịp kịp thời vào tiến trình chung nền kinh tế thế giới
 Tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, các nhà kinh doanh cũng như các nhà kinh tế phải không
ngừng cập nhập, học hỏi tiếp thu những cái mới để có thể đánh giá hay dự báo được các xu
thế kinh tế đồng thời đưa ra quyết định đúng đắn chính xác, có lợi nhất trong kinh doanh
 Vì chính phủ không can thiệp vào thi trường mà toàn bộ do cung cầu ngoại tệ quyết định tỷ
giá nên không cần thiết phải có lượng dự trữ ngoại hối để bình ổn tỷ giá hoặc có nhưng
không nhiều. Tiết kiệm được ngoại hối phục vụ cho những mục đích khác.
Tuy nhiên cái nào cũng có mặt trái
 Khi nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng bởi nhũng cú sốc kinh tế trên thế giới, gây ra sự
biến động về tỷ giá mà chính phủ không can thiệp vào được sẽ gây mất niềm tin cho dân
chúng, gây hậu quả xấu cho sản xuất nội địa cũng như hoạt động ngoại thương
 Nếu hoạt động ngoai hối không kiểm soát chặt chẽ thì sẽ gây ra những cú sốc về cung cầu
ngoại tệ giả tạo do hoạt động đầu cơ. Điều đó phản ánh không đúng với bản chất kinh tế
trong thời kỳ mới, ảnh hưởng tới lợi ích chung
 Độ rủi ro của biến động của tỷ giá là rất cao đối với các nguồn thu nhập từ đầu tư nước ngoài
và nợ công....Gây trở ngại cho việc hình thành nền kinh tế ổn định, đáng tin cậy để thu hút
vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu khi mà hoạt động
giao dịch ngoại tệ của họ diễn ra thường xuyên.
 Mức biến động tỷ giá khó xác định gây ra những quyết định sai lầm vĩ mô, kiềm hãm sự tăng
trưởng kinh tế trong nước.
C/Cặp mục tiêu ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường vốn
đóng nghĩa là chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn chặt chẽ thì cặp mục tiêu mới có thể khả thi,
khi thực hiện đúng phương thức thì có thể thấy được một số thành quả :
 Ổn định tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ tự chủ hơn
 Giữ vững sự ổn định về tài chính và kinh tế vĩ mô trong nước

 Dòng vốn trở nên ít nhạy cảm hơn với lãi suất cũng như ngăn ngừa những bất ổn tiềm tàng
của dòng vốn vào
 Điều chỉnh được thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán
 Ngăn ngừa việc định giá cao hơn giá trị thực
 Hạn chế sở hữu nước ngoài đối với các tài sản trong nước
Tuy nhiên khi có kiểm soát vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ, bất chấp nó có
mang lại hiệu quả hay không thì kiểm soát vốn cũng đòi hỏi phải tốn các chi phí bắt buộc :
 Làm hạn chế những giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn
 Chi phí hành chính cao đặc biệt khi biện phap kiểm soát vốn được mở rộng đến mức tạo ra
nhiều cơ hội để né tránh




Khiến cho quốc gia bị chậm tiến trình hội nhập quốc tế do nhưng chính sách chưa phù hợp
với hoàn cảnh thế giới
 Cuối cùng là nhận thức của người dân đối với thị trường trở nên xấu
Tóm tắt nguyên lý hoạt động của bộ ba bất khả thi như sau
Dòng vốn
lưu thông
hoàn toàn
Kiểm soát Không
vốn
Liên minh Có
tiền tệ
Tỷ giá thả Có
nổi

Chính
sách độc

lập tiền tệ

Không

Hệ thống Nước
tỷ giá cố dụng
định

Trung
Quốc

EU



Không

áp

Mỹ,Nhật,
Úc

Quan sát bảng tóm tắt trên ta có thể nhận xét rằng, để thực hiện lý thuyết bộ ba bất khả thi, một
quốc chỉ có thể lựa chọn hai trong ba mục tiêu để tạo thành một cặp áp dụng vào nền kinh tế, bắt
buộc phải hi sinh mục tiêu còn lại. Có như vậy thì quốc gia đó mới đạt được những mục tiêu, hiệu
quả tối ưu nhất.
Phần 2 Thực trạng bộ ba bất khả thi ở một số nước và Việt Nam
2.1.Bộ ba bất khả thi ở các nước trên thế giới
 Nước Mỹ : chọn hai mục tiêu để sử dụng là chính sách tiền tệ và lưu chuyển dòng vốn tự do
vào nền kinh tế. Công dân Mỹ có thể dễ dàng đem tiền ra đầu tư nước ngoài cũng như người

nước ngoài thuận lợi mua chứng, trái phiếu tại Mỹ. Mặt khác, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED
sẽ sử dụng chính sách tiền tệ để góp phần ổn định giá cả và công ăn việc làm. Tuy nhiên, kết
quả của quyết định này là sự biến động của đồng đôla và trên thực tế giá trị của đồng tiền
này là do thị trường thế giới .
Với sự lựa chọn này, nước Mỹ đã trở thành một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, như
các nhà kinh tế học nói cách ngôn rằng: " Khi nước Mỹ hắt xì hơi thì cả thế giới đều bị cảm lạnh"
Theo thống kê đã báo cáo
+ 1995-2005: đóng góp trực tiếp vào một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu ( theo Hội
đồng phi lợi nhuận về Cạnh tranh )
+ Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế còn gọi là sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 13,13 nghìn tỷ
đôla trong 2006 chiếm 20 - 30% tổng GDP toàn thế giới
+ Đứng đầu về tổng kim nghạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đôla gấp 3 kim nghạch
nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức
+ Xuất khẩu hàng hóa, 1 nghìn tỷ đôla vào 2006
+ Đứng đầu về thâm hụt thương mại 785,5 tỷ đôla vào năm 2006 lớn rất nhiều lần so với bất
kỳ quốc gia nào, và cũng là một lợi thế lớn của Mỹ
+ Là điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất, trong lĩnh vực kinh doanh và bất


động sản đạt khoảng 177,3 tỷ đôla vào năm 2006 bao gồm vốn đầu tư của hơn 100 công ty đa
quốc gia trên thế giới
+ Tài sản dự trữ năm 2005 đạt 188,3 tỷ đôla chiếm 4% thị phần thế giới chỉ sau Trung Quốc
và Nhật
+ Nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn vì là một đất nước đa sắc tộc, một môi trường kinh
doanh và hoạt động giải trí thông thoáng dễ phát triển
+ Năm 2006 được xếp hạng 20/163 chỉ số Minh bạch quốc tế ...
Tình hình lạm phát luôn chính phủ duy trì ở mức phù hợp
+ Năm 2008 : theo số liệu thống kê, giá cả của Mỹ đã tăng 5,6%/năm
+ Năm 2009 : giá cả tăng vừa phải 0,4% trong tháng 11/2009, Quỹ dự trữ Liên Bang giữ
mức lãi suất bình ổn ở mức thấp từ 0% - 0,25%...

Song song với những thành tựu to lớn mà nước Mỹ đã đạt được thì kèm theo đó là họ phải
giải quyết những bài toán nan giải như tình trạng thất nghiệp, nợ công ...như ông Paul Krugman
nhận định , dù kinh tế sau này có hồi phục thì nạn thất nghiệp vẫn tăng và kinh tế thế giới vẫn khó
khăn trong khoảng thời gian ngắn nữa. Tháng 5/2009, tỷ lệ thất nghiệp chiếm 9,4% cao nhất kể từ
năm 1983. Năm 2010 Hiệp hội Quốc gia về Kinh tế Kinh doanh Mỹ (NABE) khuyến cáo tình
hình giảm phát còn đáng lo ngại hơn là lạm phát .NABE dự báo lạm phatf giá tiêu dùng- chỉ số
giá chi tiêu cá nhân không bao gồm thực phẩm và năng lượng sẽ tăng 1,5% trong năm 2011
Tuy nhiên đó chỉ là những vấn đề chung mà hầu như quốc gia nào cũng gặp phải, đối với
chính phủ Mỹ, họ luôn có biện pháp thích hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế: FED có thể cắt giảm
lãi suất để giảm nguy cơ suy thoái, thúc đẩy đàm phán thương mại, áp dụng những cải cách nhằm
ngăn chặn việc thất thu thuế từ các chương trình xã hội và có thể nhận thấy lợi thế lớn nhất mà
nước Mỹ có được chính là nguổn nhân lực dồi dào nhiều chất xám .
 Trung Quốc: chọn cặp mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và ổn định tỷ giá, chuyển nền
kinh tế hướng nội, hạn chế công dân chuyển tiền ra nước ngoài.Tuy nhiên, do sự mở rộng
của tài khoản vốn thì mục tiêu đề ra khi chọn cặp mục tiêu này lại gặp vấn đề trầm trọng.
Chính sách tỷ giá cố định đối với đồng đôla đang tác động tới sự độc lập của chính sách tiền
tệ buộc Trung Quốc phải có nguồn dự trữ ngoại hối đáng kể.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc từ 1994 - 2007
Năm

Số tiền (tỷ USD)

Gia tăng hàng
Phẩn trăm so với
Tỷ lệ gia tăng
năm (tỷ USD)
GDP (%)
(%)
0
0

0
22
3
42.6
31.4
3.7
42.7
34.9
3.7
33.2
5.1
0.5
3.6
9.7
0.9
6.7
10.9
0.9
7.0
46.6
3.5
28.1
74.2
5.1
35.0
116.9
7.1
40.8
205.7
10.7

51.0
209.9
9.5
34.5
247.4
9.4
30.2
453.7
13.7
42.5
Nguồn ủy ban quản lý nhà nước về ngoại hối www.safe.gov.cn

1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

51.6
73.6
105

139.9
145
154.7
165.6
212.2
286.4
403.3
609
818.9
1066.3
1520

Trên thị trường, Trung Quốc được đánh giá là thị trường mới nổi đầy tiềm năng rất có cơ hội phát
triển, vì vậy mà đông đảo các nhà đầu tư đang chuyển hướng đầu tư về thị trường này, cộng thêm


với việc Trung Quốc bảo vệ giá đồng nội tệ trong thời gian khá dài bằng nguồn dự trữ ngoại hối
vô cùng lớn và tung ra các loại trái phiếu chính phủ .
Dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp liên tục đổ vào nhưng nó lại là dòng vốn không ổn định và
tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang phát triển không ngừng, vẫn đang
tiến xa và cùng chạy trên đường đua cạnh tranh khốc liệt với Mỹ. Như vậy, Trung Quốc đã sử
dụng bộ ba bất khả thi như thế nào mà đạt được thành công vượt bậc.
Ta xem xét bộ ba bất khả thi ở Trung Quốc

Monetary
Independence
Exchange
Rate Stability
Capital
Market

Openness

Key Summary Statistics
Mean
Max
0.492298
0.806807

Min
0.119358

Std.Dev
0.207644

14

0.672562

0.981758

0.179547

0.335390

14

0.405123

1


0

0.356785

Obs
14

Source: authors'calculation
Bảng trên biểu hiện mức độ biến thiên của cả ba chi tiêu trong giai đoạn 14 năm từ 1996 đến
2009. Trung Quốc cũng mạnh dạn thử nghiệm phương pháp áp dụng cả ba chỉ tiêu của lý thuyết
vào nền kinh tế bằng cách sử dụng chính sách can thiệp vô hiệu hóa nhưng liệu đây có phải là
biện pháp hoàn hảo không. Các nhà nghiên cứu đã xem xét đến hai khía cạnh của biện pháp này
là chi phí và hiệu quả. Sự xem xét đầu tiên về hiệu quả là liệu tất cả hoạt động của vô hiệu hóa có
thể bù đắp đầy đủ lượng cung tiền quá mức được tạo bởi sự can thiệp vào tỷ giá và tích lũy dự trữ
quốc tế. Nhưng cho dù việc vô hiệu hóa có hiệu quả như thế nào, thì chi phí của nó cũng quá cao
để NHTW thực hiện vô hiệu hóa. Như vậy thì biện pháp này cũng không bền vững không là biện
pháp lý tưởng. Mặt khác, chi phí can thiệp vô hiệu hóa của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc chủ
yếu đến từ việc thanh toán lãi.Tổng chi phí lãi vay tăng đáng kể từ năm 2000 đến 2008, mặc dù
có giảm vào năm 2009 nhưng 2010 lại tiếp tục tăng. Theo dữ liệu thống kê cho thấy
The PBOC's Interest Expense on Sterilization, 2000-2010 (Unit : RMBbn )
Interest Expense Interest Expense Interest Expense
Total Interest
on FRR
on PBOC Bills
on Selling Repos
Expense
2000
20.50
0
5.27

25.77
2001
23.78
0
6.53
30.31
2002
25.84
0
5.29
31.14
2003
30.15
18.82
4.83
53.81
2004
29.93
43.07
7.55
80.55
2005
37.99
53.15
9.17
100.31
2006
47.02
82.38
36.22

165.62
2007
80.95
125.55
29.85
236.35
2008
139.51
167.46
98.04
405.01
2009
154.93
48.67
43.59
247.19
2010
191.01
83.19
29.82
304.02
Source : Wind, PBOC ( http:// www.pbe.gov.cn )
Từ bảng số liệu trên, trong khoảng từ năm 2005 đến 2008 cấu hình bộ ba bất khả thi và mức độ
can thiệp của vô hiệu hóa đang có dấu hiệu thay đổi thay vào đó là sự gia tăng đáng kể của sự tự


do thị trường vốn và theo thời gian sự tự do này vẫn đang tăng theo hướng ở mức độ cao. Vì thế
các nhà chính sách buộc phải điều chỉnh lại các mục tiêu trong bộ ba bất khả thi để phù hợp với
kinh tế do đó việc thực hiện cả ba chỉ tiêu cùng một lúc là phương án không khả thi .Trong 2005,
Trung Quốc quyết định chấm dứt chế độ tỷ giá cố định ,chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản

lý linh hoạt hơn.
 Phần lớn các nước Châu Âu thì đã thống nhất chọn đồng tiền chung là EUR để loại bỏ
những biến động về tỷ giá hối đoái trong khu vực của họ, dòng vốn tự do di chuyển nhưng
cái giá phải trả là từ bỏ khả năng sử dụng chính sách tiền tệ.
2.2 Bộ ba bất khả thi ở Việt Nam
Giống như các nước trên thế giới, chính phủ Việt Nam cũng đã áp dụng lý thuyết bộ ba bất khả
thi vào thực tiễn nền kinh tế nước nhà và thu được kết quả như thế nào, ta xem xét một vài khía
cạnh
* Chính sách tỷ giá hối đoái
Hiện nay Việt Nam đang áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết và VND được neo
theo USD
Năm 2008 giới phân tích coi là " năm bất ổn của tỷ giá " với những biến động tỷ giá phức
tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong
năm 2008 tỷ giá được đổi 5 lần ,một mật độ chưa từng có trong lịch sử.
Năm 2009 tỷ giá tiếp tục biến động mạnh trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do
nguyên nhân là do người dân nắm giữ ngoại tệ chờ lên giá hoặc doanh nghiệp vay USD tuy chưa
đến hạn trả nhưng vẫn tích trữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Nguyên nhân khác là do chính sách hỗ trợ vay
lãi suất bằng tiền VND thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính
phủ, do thâm hụt cán cân thanh toán thương mại ....
Năm 2010 đến 2011 tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19000đồng/USD có xu hướng giảm do
những chính sách tích cực của NHNN: yêu cầu những tập đoàn lớn, công ty lớn của Nhà nước
bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng. 18/01/2010 NHNN có quyết định số 74/QĐ- NHNN giảm mạnh
tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ ,quy định lại mức lãi suất tiền gửi USD ở mức thấp 1% trong
khi lãi suất tiền gửi VND lại cao, mặt khác chênh lệch lãi suất vay giữa tiền VND và USD lại
cao...
* Chính sách tiền tệ
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm 2008 mà Việt Nam bị ảnh hưởng khá
nghiêm trọng, dưới lệnh của chính phủ mà NHNN đã chuyển hướng điều hành ưu tiên kiểm soát
lạm phát trong năm 2008 sang chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế vào năm 2009.
Tích cực hỗ trợ lãi tạo điêu kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng và được coi là

nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng là giải pháp kích thích kinh tế đặc thù
Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, thực hiện cho vay tái cấp vốn, hoán đổi tiền tệ
để kiểm soát lượng tiền cung ứng, đảm bảo thanh khoản
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đúng quy trình, lãi suất phù hợp kèm theo là quản lý
chặt chẽ,tập trung cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp ....
Bộ chỉ số các nhân tố trong bộ ba bất khả thi ở VN
Năm

2002

2003

2004

2004

2006

2007

2008

2009

ERS

0.860

0.863


0.835

1.000

1.000

1.000

0.466

0.390

MI

0.265

0.414

0.414

0.458

0.458

0.538

0.551

0.551



KA
OPEN

0.161

0.161

0.161.

0.161

0.161

0.161

0.404

0.404

Nguồn J.M Chinn and H.Ito
Qua bảng số liệu trên, ta sẽ thấy rõ hơn chính sách quản lý của chính phủ là mở cửa hội nhập tài
chính kèm theo điều hành chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết bên cạnh đó là chính sách độc lập ở
mức tương đối.
*Sự gia tăng lạm phát
Thời gian qua, lạm phát ở Việt Nam biến động khá phức tạp, dấu hiệu lạm phát tăng cao xuất
hiện từ năm 2007 đặc biệt là trong năm 2008 với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng tới 22%, chủ yếu
là do biến động giá thế giới, đặc biệt là giá xăng dầu và giá lương thực.Sang năm 2009 thì bị ảnh
hưởng suy thoái toàn cầu.
Bảng tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 2006 - 2009

Năm
2006
2007
2008
2009
Lạm phát (%)
7.70%
12.63%
19.89%
8.9%
Nguồn NHNNVN
Ta có thể thấy tỷ lệ lạm phát khá cao và có xu hướng gia tăng, nguyên nhân là thị trường mở
còn yếu kém, lượng tiền thu về từ việc mua bán chứng khoán hay trái phiếu chính phủ không đủ
bù đắp cho khối lượng cung tiền tung ra. Từ cuối tháng 12/2008 và năm 2009, chính phủ Việt
Nam đã dành một khoản ngân sách tương đương 8 tỷ USD cho gói kích cầu chia thành 8 phần có
các giá trị khác nhau, bao gồm
1) Hỗ trợ lãi suất vay tín dụng khoảng 17000 tỷ VND
2) Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3400 tỷ VND
3) Ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37200 tỷ VND
4) Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30200 tỷ VND
5) Phát hành thêm trái phiếu chính phủ khoảng 20000 tỷ VND
6) Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28000 tỷ VND
7) Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17000 tỷ VND
8) Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội
khoảng 7200 tỷ VND
* Thị trường chứng khoán xuống dốc và chưa có dấu hiệu phục hồi vì những chính sách thắt
chặt tiền tệ của nhà nước. Người dân chuyển sang đầu tư vàng, bất động sản ,USD...vì tạo cảm
giác an toàn hơn,ít rủi ro hơn nhưng đó là cách suy nghĩ của quá khứ, hiện taị thì những đầu tư
cũng gặp nhiều biến động không còn ổn định như trước. Mặt khác, đầu tư cho chứng khoán có
khả năng sinh lợi nhiều hơn, hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư thích mạo hiểm.

Phần 3 : Giải pháp trong tương lai
Với việc áp dụng lý thuyết bộ ba bất khả thi vào nền kinh tế Việt Nam, thị trường trong nước
cũng được hưởng rât nhiều lợi thế như: dòng vốn từ nước ngoài đổ vào thúc đẩy kinh tế phát
triển, nhiều nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp mọc lên, nhiều công trình dự án mới về chung
cư nhà ở, giao thông, khu vui chơi giải trí. Công dân nước sở tại được tiếp thu cái mới vì vậy bắt
buộc họ cũng phải thay đổi theo về nếp sống, kiến thức, tư duy...Mặc dù được hưởng nhiều quyền
lợi như vậy nhưng nếu vận dụng lý thuyết này sai lệnh không đúng hướng thì phải chịu hậu quả
không hề nhỏ, Việt Nam cũng không ngoại lệ
Có thể thấy Việt Nam đang lựa chọn hai mục tiêu: chính sách tiền tệ chủ động và tự do hóa dòng
vốn đồng thời duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, biến động phù hợp với cung-cầu
thị trường. Vì vậy, ta đưa ra một số giải pháp để tiếp tục theo đuổi mục tiêu này như







Thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt bằng việc tăng cường tính công khai, minh
bạch trong các khoản thu chi NSNN nhắm đảm bảo cho việc quản lý tài chính công được
thực hiện thống nhất và hiệu quả :xây dựng và ban hành được những đạo luật hoàn chỉnh,
giảm bớt các thủ tục hành chính
Các khoản bảo lãnh của chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước phải
rõ ràng, xác định đúng giá trị và sử dụng đúng mục đích
NHNN tiếp tục thực thi các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, củng cố và xây dựng
theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường thanh tra, giám sát, cảnh báo kịp thời những rủi ro trong
hoạt động ngân hàng




Duy trì chính sách thả nổi linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường: quyết định giảm giá
VND của NHNN vào tháng 2/2011 là một quyết định hoàn toàn phù hợp, chính xác. Tuy
nhiên theo quan điểm của một số chuyên gia kinh tế của WB, để đảm bảo tính linh hoạt và
khả năng tương thích với diễn biến thị trường của tỷ giá hối đoái, Việt Nam nên nới lỏng
biên độ dao động của tỷ giá. Ví dụ, tại Philippines, tỷ giad peso/USD được duy trì ở mức
16% còn ở VN thì biên độ dao động ở mức 5-6% thì tốt hơn trong khi hiện tại chỉ tầm
khoảng 3% .
 Việt Nam cần giảm dần sự phụ thuộc vào USD trong thanh toán quốc tế, sử dụng "gói ngoại
tệ" bao gồm các ngoại tệ mạnh khác cùng tham gia vào trao đổi ngoại thương.
 Hoàn thiện và đưa vào sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như nghiệp vụ Swap,
Forward, Options...
 Tiếp tục giảm tình trạng đôla hóa trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế
Việt Nam chỉ vừa vượt qua giai đoạn khó khăn của suy thoái kinh tế toàn cầu. Việc kết hợp thắt
chặt hai chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ làm suy giảm lạm phát, tuy nhiên hai chính sách này sẽ
làm giảm sản lượng dẫn đến hạn chế lượng cung, xuất khẩu không phát triển. Chính sách tiền tệ
mà thắt chặt quá cũng sẽ làm tăng lãi suất thị trường. Vì thế mà luôn đòi hỏi chính phủ phải cẩn
trọng, tính toán kỹ lưỡng trong mọi quyết định, xem xét và thử nghiệm những phương pháp
mới ,những chính sách mới về kinh tế trên mô hình nhỏ coi có thích hợp với thị trường trong
nước hay không rồi mới áp dụng sâu rộng , tránh tình trạng chưa kịp phát triển hơn đã phải đi
xuống vì những sai lầm không đáng có.
Kết luận
Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, một quốc gia không đồng thời duy trì ba mục tiêu: chế độ tỷ giá
hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập, và hội nhập tài chính. Quốc gia đó chỉ có thể thực
hiện đồng thời hai trong ba mục tiêu mà thôi và buộc phải bỏ mục tiêu còn lại.
Mô hình Mundell- Fleming còn chỉ ra quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái được xây
dựng trên giả định là vốn được tự do lưu chuyển qua biên giới quốc gia. Khi NHTW thực hiện
chính sách tiền tệ nới lỏng thì tỷ giá sẽ tăng lên và ngược lại nếu thắt chặt chính sách tiền tệ thì tỷ
giá sẽ giảm xuống, còn khi chế độ tỷ giá ổn định thì chính sách tiền tệ lại không linh hoạt.
Lý thuyết còn nêu rõ, một quốc gia không thể thực hiện đồng thời cả ba chính sách, dùng chính
sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát thì dẫn đến phải tăng lãi suất, dòng vốn nước ngoài sẽ ồ ạt chảy

vào trong nước gây sức ép lớn cho đồng nội tệ phải tăng giá. Ngược lại, muốn bảo vệ tỷ giá cố
định thì phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, song điều này lại làm cho lượng cung tiền
trong lưu thông tăng lên dẫn đến lạm phát.
Cuối cùng, lý thuyết bộ ba bất khả thi đặc biệt phù hợp với một nền kinh tế nhỏ, mở cửa, khi mà
lãi suất trong nước có thay đổi nhưng cũng không ảnh hưởng đến mặt bằng chung thế giới, Việt
Nam nằm trong phân nhóm đó, vì thế mà chính phủ cũng như các nhà kinh tế phải biết cách chọn
phương thức tối ưu nhất để đưa đất nước ngày một phát triển.
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa Tài Chính Quốc Tế - Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM


- Báo cáo chính sách lạm phát của Mỹ và Trung Quốc - htt:// www.doc.edu.vn/tailieu
- http:// tapchi.hvnh.edu.vn
- luanvan.net



×