Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.08 KB, 14 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----°-----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI 1:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO
VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TRƯƠNG TRUNG TÀI

HỌ VÀ TÊN: TRƯƠNG NGỌC HUỲNH TRÂM
LỚP: K2012 TP.HCM1- Ngân hàng.

1


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
ĐIỆN THOẠI: 01658.433.721
EMAIL:

Tóm tắt
Tổng hợp hệ thống lý thuyết cùng những diễn biến nợ công trong lịch sử. Sau cơn lốc khủng
hoảng tài chính năm 2008, trong khi Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác vẫn đang trong vòng xoay
suy thoái kinh tế, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu nổi dậy đe dọa đến sự ổn định của nền kinh
tế thế giới, qua đó nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về nợ công. Quy mô nợ công của Việt Nam
bắt đầu tăng mạnh vào năm 2009 khi Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế quy mô lớn trong
tình trạng ngân sách vốn thâm hụt trong nhiều năm. Báo cáo của chính phủ cho biết, quy mô là


145.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD. Nhưng theo Uỷ ban Tài chính và ngân sách của Quốc
hội, thì giá trị có thể lên tới 9 tỷ USD, tương đương gần 10% GDP. Có theo số liệu nào thì Việt
Nam cũng có quy mô gói kích cầu lớn. Gói kích cầu của Mỹ 4,8% GDP, Trung Quốc 4,4%, Nhật
2,2% và Thái Lan 1,1% Tuy vậy, các chính sách của chính phủ được đặt vào thực tế của bối cảnh,
năm 2009 nền kinh tế cực kỳ khó khăn nên đòi hỏi các giải pháp khẩn cấp, nhưng hiện nay nó
đã không còn thích hợp. Vậy thực trạng và cách giải quyết nào là cách giải quyết tốt nhất cho
vấn đề nợ công ở Việt Nam hiện nay. Nên chúng ta sẽ phân tích thực trạng nhầm đánh giá tình
hình cũng như rủi ro về vấn đề nợ công ở Việt Nam. Cuối cùng, đưa ra một số gợi ý về chính
sách giúp cải thiện tình hình nợ công nhầm tránh rủi ro khủng hoảng mà Việt Nam có thể gặp
phải trong thời gian sắp tới.
I.
Giới thiệu
Tại hầu hết các nước trên thế giới, luật Quản lý nợ công đều xác định nợ công bao gồm nợ của
chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh.
Tại Việt Nam, theo luật Quản lý nợ công được ban hành ngày 29/06/2009 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2010: “ nợ công bao gồm: nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền
địa phương”.
Nợ chính phủ: là khoản tiền mà chính phủ từ cấptrung ương đến địa phương đi vay nhầm tài
trợ cho thâm hụt ngân sách.
Nợ được chính phủ bảo lãnh: là khoản tiền mà doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng đi vay
được chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương: là khoản tiền mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đi vay.
Các hình thức vay nợ của chính phủ gồm phát hành trái phiếu chính phủ và vay trực tiếp.
Khái niệm nợ công ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa thống nhất giữa các quốc gia, vẫn còn khá
phức tạp, nợ công Việt Nam khác với quốc tế. Tuy vậy cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng: nợ
công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm chi trả. Nhưng nợ công
khác với nợ quốc gia. Nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ
khoản nợ phải trả của một quốc gia gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân
(doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân).


2


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
Theo bộ tài chính, nợ công gồm nợ của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh mà không gồm
nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc Chính phủ, trong đó có các doanh
nghiệp nhà nước như định nghĩa của UNCTAD.
Theo quan điểm của ngân hàng thế giới (WB): nợ công bao gồm toàn bộ các khoản nợ của chính
phủ và những khoản nợ được chính phủ bảo lãnh.
Theo quan điểm của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): nợ công bao gồm nợ của khu vực tài chính công
và khu vực phi tài chính công.
Nợ công hiện nay đang là vấn đề nóng trên thế giới. Ngày 6.4.2011, Bồ Đào Nha chính thức lên
tiếng nhờ sự trợ giúp của Liên minh Châu Âu (EU) để giải quyết vấn đề nợ công của mình. Khi
EU ra tay cứu trợ cho Hy Lạp Ireland thì Bồ Đào Nha rất có thể xảy ra nguy cơ vỡ nợ cùng với
Tây Ban Nha và Ý. Không riêng gì EU, Mỹ có một mức nợ công khổng lồ. Năm 1995, với trần
nợ công là 4.900 tỉ USD, thì trần nợ công gấp ba lần so với thời điểm này. Nếu cứ tiếp tục như
thế thì nợ công của Mỹ ngày càng phình to và nhiều quốc gia trên thế giới cũng vậy. Mỹ là
cường quốc kinh tế số một thế giới nhưng lại lâm vào tình trạng nợ công trầm trọng nó tác động
mạnh đến nền kinh tế thế giới, thảm họa của nền kinh tế. Một thắc mắc không nhỏ khi một
cường quốc như Mỹ lại lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công như vậy và liệu nó tác động
như thế nào đến nợ công của Việt Nam? Chúng ta cần có những biện pháp gì để ngăn chặn
những ảnh hưởng mang tính tiêu cực từ nợ công của Mỹ? Mục tiêu cuối cùng của việc nghiên
cứu nhầm đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng nợ công như Việt Nam chúng ta hiện nay ngày
một tăng chứ không có một dấu hiệu khuyên giảm nào, điều đó làm nhiều người lo lắng chứ
không riêng gì những nhà lãnh đạo, của các bộ.
II.
Hệ thống lý thuyết
Khi mà hầu hết các nước được phép chi tiêu nhiều hơn là phần mà họ thu về thì điều này sẽ tác
động như thế nào đến nền kinh tế chung?
Bản chất kinh tế của nợ công thực chất là xuất phát từ thâm hụt ngân sách, hay tổng chi tiêu của

chính phủ nhiều hơn tổng các nguồn thu của mình.
Loại bỏ các yếu tố chính trị, việc mà chúng ta cho phép thâm hụt ngân sách như vậy đồng nghĩa
với việc cho phép chính phủ sử dụng các biện pháp tài khóa nhiều hơn để tác động đến nền
kinh tế và phát triển các chương trình an ninh xã hội. Việc vay nợ hiện tại của chính phủ nhầm
mục đích đầu tư để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai sẽ cao hơn mức chi phí cho
việc vay nợ hiện tại do đó lợi ích thu được hoàn toàn có thể bù đắp được các chi phí vay và
đồng thời tạo ra sự thịnh vượng cho nền kinh tế. Trên lý thuyết thì như vậy còn thực tế thì sao?
Nó không chỉ mang lại lợi ích, mang lại tích cực mà còn cả những cái tiêu cực.
Như chúng ta cũng đã biết vấn đề nợ công ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng, tỷ lệ nợ công
trên GDP cuối năm 2013 là 54,2% GDP và dự kiến năm 2014 sẽ tăng 60,3% GDP. Không chỉ riêng
Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của thâm hụt ngân
sách đối với nền kinh tế vĩ mô. Có 3 quan điểm chính:
 Quan điểm của trường phái tân cổ điển: khi gia tăng chi tiêu chính phủ làm cho tổng
mức tiêu dùng tăng lên. Trong điều kiện toàn dụng lao động gia tăng tiêu dùng làm
giảm tiết kiệm khi đó tất nhiên lãi suất sẽ tăng để đạt được trạng thái cân bằng trên thị
trường vốn. Khi lãi suất tăng thì lại làm cho đầu tư tư nhân giảm ( hay còn gọi là hiện
tượng thoái lui đầu tư tư nhân) _ hiệu ứng “Crowding-out”. Các nhà nghiên cứu dựa

3


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
trên trường phái tân cổ điển đều cho rằng thâm hụt ngân sách sẽ tác động tiêu cực đến
nền kinh tế vĩ mô.
 Quan điểm của trường phái Keynes cho rằng: tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm tăng tổng
cầu. Khi tổng cầu tăng làm cho sản xuất nội địa gia tăng để đáp ứng sự tăng lên của tổng
cầu. Các nhà đầu tư tư nhân sẽ lạc quan với nền kinh tế nên sẽ gia tăng đầu tư. Như vậy
quan điểm này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của trường phái tân cổ điển, thâm
hụt ngân sách không những không làm thoái lui đầu tư tư nhân mà còn thúc đẩy đầu tư
tư nhân_hiệu ứng “Crowding-in”. Các nhà nghiên cứu theo quan điểm này chủ yếu cho

rằng thâm hụt ngân sách sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên mô hình
cũng có hạn chế khi phải dựa trên giả định rằng các nhà đầu tư tư nhân luôn lạc quan
hơn khi chính phủ gia tăng chi tiêu.
 Ricardo mà nhà nghiên cứu tiêu biểu là Barro(1989) lại cho rằng: thâm hụt ngân sách do
gia tăng chi tiêu của chính phủ được bù đắp trong hiện tại hoặc tương lai mà tổng giá trị
hiện tại ròng của các khoản thu sẽ phải bằng tổng giá trị hiện tại ròng của các khoản chi.
Do đó việc giảm thuế trong hiện tại sẽ làm tăng thuế trong tương lai. Trong dài hạn,
thâm hụt ngân sách không làm thay đổi lãi suất cũng như là không ảnh hưởng đến nền
kinh tế vĩ mô.
1. Một số công trình nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu như sau:
Premchand (1984): khi có tình trạng thâm hụt ngân sách lúc này chính phủ sẽ phát hành trái
phiếu để huy động nguồn vốn bù đắp. Muốn thu hút nhiều vốn thì bắt buộc trái phiếu chính
phủ phải có lãi suất cao hơn đồng nghĩa với việc gây bất lợi cho trái phiếu doanh nghiệp, do đó
sẽ làm suy giảm đầu tư và tiêu dùng tư nhân.
Aschauer (1989), Eisner (1989), Heng (1997): sự tăng cao của đầu tư công có thể làm gia tăng sản
lượng cận biên của vốn tư nhân và do đó làm tăng đầu tư tư nhân.
Metzler (1951), Patinkin (1965), Friedman (1968), Dywer (1982), Miller (1983): nợ làm thâm hụt
ngân sách, thâm hụt ngân sách là một trong những nhân tố cơ bản gây lạm phát.
Sargent và Wallace (1981): cách bù đắp cho việc thâm hụt ngân sách chỉ có một cách là ngân
hàng trung ương phải in thêm tiền, không sớm thì muộn. Khi đó cung tiền tăng, lạm phát sẽ
xảy ra, ít nhất là trong dài hạn.
Fleming (1962), Mundell (1963), Volcker (1987), Kearney và Monadjemi (1990): thâm hụt ngân
sách có thể kéo theo thâm hụt thương mại theo 2 cách: thứ nhất, thâm hụt ngân sách làm tăng
lãi suất sẽ thu hút dòng vốn vào. Mà như vậy thì sẽ gây ra áp lực tăng giá nội tệ dẫn đến gia
tăng nhập khẩu và ngược lại hạn chế xuất khẩu. Thứ hai, thâm hụt ngân sách làm tăng tiêu
dùng nội địa và cũng dễ hiểu rằng khi cầu tăng lên chúng ta phải tăng nhập khẩu để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng, làm tăng thâm hụt cán cân thương mại.
Ball và Mankin (1995): thâm hụt ngân sách càng tăng thì càng tác động tiêu cực đến quy mô vốn
bấy nhiêu, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng cung ứng dịch vụ và hàng hóa của nền
kinh tế (vì muốn có nhiều sản lượng thì phải tăng năng lực sản xuất, mà muốn có năng lực sản

xuất thì phải có vốn đầu tư). Thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với việc chi tiêu tăng và tiết kiệm
sẽ giảm và vì tiết kiệm = cán cân vãng lai + đầu tư ( ta có phương trình: tiết kiệm – đầu tư =cán cân
vãng lai (S-I=CA)), nên khi tiết kiệm mà giảm thì làm cho một trong hai cán cân vãng lai hoặc
đầu tư sẽ giảm. Quy mô vốn nội địa giảm sẽ làm gia tăng sở hữu vốn nước ngoài trong nền
kinh tế.

4


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
Barro (1974): nếu người dân cho rằng thâm hụt hiện tại phải được bù đắp bằng các nghĩa vụ
thuế trong tương lai, khi đó họ sẽ tăng tiết kiệm bằng với mức tăng thuế trong tương lai. Do đó
sẽ không có bất kì thứ gì có thể tác động đến lãi suất và tỷ giá.
Allen (1977), Bisignano và Hoover (1982): họ cho rằng thâm hụt tài khóa kết hợp với thắt chặt
chính sách tiền tệ sẽ làm tăng tỷ giá.
Hakkio (1996): thâm hụt tài khóa sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.
cách trực tiếp, khi thâm hụt giảm kéo theo là nhu cầu vốn vay giảm. Điều này làm cho lãi suất
giảm và dòng vốn chảy ra. Do đó, cầu ngoại tệ tăng đồng nghĩa với nội tệ mất giá. Cách gián
tiếp, khi thị trường kỳ vọng về mức thâm hụt và tỷ giá trong tương lai như thế nào thì ngay lập
tức tỷ giá trên thị trường sẽ biến đổi theo.
Friedman (1986): có hai trường hợp chúng ta có thể hình dung ra được rằng nếu in thêm tiền để
tài trợ cho thâm hụt thì lạm phát sẽ tăng; thứ hai là chính phủ phát hành trái phiếu để tài trợ
cho việc thâm hụt thì khả năng tác động của nó còn phụ thuộc vào cách mà nhà làm chính sách
điều hành như thế nào. Nếu họ muốn cố định lãi suất thì họ phải cung ứng thêm tiền và cũng
chính vì thế lạm phát sẽ xảy ra.

2. Tóm lại thì các nghiên cứu trước đây đưa ra cho ta các biện pháp sau để cải thiện ngân sách:
Nhà nước in thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách một cách tức thời, nhanh chóng; nhưng
hạn chế lớn nhất là gây ra lạm phát do tạo thêm nhiều cơ sở tiền tệ.
Vay nợ trong và ngoài nước. Vay nợ trong nước bằng việc phát hành các công cụ nợ và ký kết

thỏa thuận vay làm giảm khả năng tiếp cận vốn và gây sức ép làm tăng mặt bằng lãi suất trong
nước. Chúng ta có sử dụng hình thức vay nợ song phương, đa phương hay phát hành trái
phiếu.
Thu thuế để bù đắp bội chi ngân sách. Nhưng cái gì cũng có những mặt trái của nó, nếu việc
thu thuế không hợp lý sẽ làm triệt tiêu động lực để mà sản xuất kinh doanh, làm cho giá cả
hàng hóa tăng vọt gây khó khăn cho đời sống người dân. Biện pháp này chỉ sử dụng trong dài
hạn.
Hạn chế tối đa chi ngân sách. Để đạt được điều này, nhà nước chỉ lựa chọn đầu tư vào các dự án
quan trọng, chủ chốt, những dự án mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, rà soát lại các khoản chi
thường xuyên của cơ quan nhà nước để cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Biện pháp này
chỉ có thể sử dụng trong dài hạn.
3. Những hạn chế của những công trình trước đây:
Như vậy về cơ bản có hai biện pháp là phát hành tiền và vay nợ. Trong đó, biện pháp phát hành
tiền thì hầu như đã thất bại khi nó chính là nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát cao tại các
cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử. Còn phát hành trái phiếu thường không tác động đến lạm
phát nhưng nó lại tác động đến lãi suất. Nó ảnh hưởng như vậy thì khi mà lãi suất tăng cao thì
cũng có thể sáng tạo thêm nhiều công cụ tài chính mới làm cho trái phiếu có thể thay thế cho
tiền. Và vì vậy nó vẫn ảnh hưởng đến lạm phát.

5


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG

III.

Thực trạng nợ công Việt Nam
1. Nợ công trên thế giới

6



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG

Đồng hồ nợ công thế giới.
Nguồn: economist.
Theo “Economist” chiều nay, ngày 15/12/2014, tổng nợ công toàn cầu hiện đã lên tới 54.919 tỷ
USD, tăng khoảng 5,2% so với năm 2013. Cuối năm 2014 dự kiến sẽ còn tăng thêm nữa trong
thời gian tới. Nợ công tập trung chủ yếu ở hai khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ, tuy nhiên tại Châu
Á có Nhật Bản,... có tổng nợ công khổng lồ.
Năm 2014, khi nhắc đến nợ công phải nói ngay đến Nhật Bản, quốc gia này có số nợ công lên
tới gần 12.238 tỷ USD (tương đương 247,6% GDP), tiếp theo là Mỹ một cường quốc kinh tế
nhưng lại có số nợ công khổng lồ gần 14.407 tỷ USD (tương đương 86,6% GDP). Nhiều quốc gia
trong khối sử dụng đồng tiền chung Châu Âu cũng đang có mức nợ công hàng nghìn tỷ như
Đức nợ hơn 2.793 tỷ USD (tương đương 84,8% GDP), Italy nợ trên 2.379 tỷ USD (tương đương
121,9% GDP), Pháp nợ hơn 2.454 tỷ USD (tương đương 97,6% GDP), Anh nợ hơn 2,2 nghìn tỷ
USD (tương đương 91,4% GDP),... và một con số nợ đáng ngỡ ngàng là ở Hy Lạp 395 tỷ USD
(tương đương 157,5% GDP). Trung Quốc cũng đang là quốc gia có nợ công cao trên thế giới.
Tổng mức nợ công hơn 1.730 tỷ USD nhưng nợ công chỉ chiếm 17,1% GDP của Trung Quốc.
Châu Phi có số quốc gia mắc nợ ít nhất thế giới. Mà nước nợ nhiều nhất ở đây là Ai Cập là 263
tỷ USD chiếm đến 77,5% GDP.
Việt Nam hiện nay nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Tổng mức
nợ công của Việt Nam hơn 86 tỷ USD (tương đương 47,1% GDP).
2. Thực trạng nợ công ở Việt Nam hiện nay
Câu hỏi đặt ra tại sao nợ công của Việt Nam ngày càng tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro? Vì sao các số
liệu chưa được thống nhất với nhau? Vì sao thông tin về nợ công không được cập nhật kịp thời
nhanh chóng?
a. Nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều nhất là khái niệm nợ công còn xa lạ với thông lệ
quốc tế. Theo khoản 2 điều 1 luật quản lý nợ công (Luật số: 29/2009/QH12),


7


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
“2. Nợ công được quy định trong Luật này bao gồm:
Nợ chính phủ;
Nợ được chính phủ bảo lãnh;
Nợ chính quyền địa phương.”
Theo quy định trên nợ công bao gồm ba khoản:
“ Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết,
phát hành nhân danh nhà nước, nhân danh chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính
ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao
gồm khoản nợ do ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhầm thực hiện chính sách tiền tệ
trong từng thời kỳ.
Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay
trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát
hành.”
Khái niệm nợ công của quốc tế lại có phạm vi rộng hơn nhiều so với Việt Nam. Từ đó cách tính
nợ công cũng khác với thế giới. Thực sự con số nợ công chỉ phản ánh một nửa thực tế. Theo hệ
thống quản lý nợ và phân tích tài chính của hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển
(UNCTAD): khái niệm nợ công của Việt Nam đã bỏ qua không chỉ có ba khoảng trên mà còn
nhiều khoản mà Việt Nam đã quên mất. Còn có các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các
đơn vị trực thuộc chính phủ ở tất cả các cấp chính quyền và một số khoản nợ ngầm định khác.
Ngoài ra, còn tính luôn cả nợ lương hưu trong khoản nợ chính phủ vào nợ công. Theo ngân
hàng thế giới (WB), nợ công còn bao gồm doanh nghiệp tài chính và phi tài chính, ngân hàng
thương mại và phát triển, công ty công ích...nhưng thỏa một trong các điều kiện sau: ngân sách
của các tổ chức phải được chính phủ duyệt qua; chính phủ sỡ hữu trên 50% hoặc có đại diện
chiếm hơn 50% thành viên ban giám đốc; trường hợp khác khi tổ chức mất khả năng thanh

toán, chính phủ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của tổ chức.

Tỷ lệ nợ trên GDP
Nguồn: tradingeconomics.com

8


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG

Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam
Nguồn: ADB

Chỉ số ICOR Việt Nam
Nguồn: GSO

Nợ công ngày càng tăng do chúng ta chi còn nhiều hơn là thu. Tuy là Việt Nam được cho là có
mức nợ công trung bình, vậy thực sự nợ công Việt Nam có thực sự an toàn với tỷ lệ thâm hụt
ngân sách quá cao, hay với chỉ số ICOR cao như vậy.
Theo nghiên cứu của Cecchetti, Mohanty và Zampolli với chủ đề “tương lai của nợ công”.
Nợ công trên GDP gia tăng làm lãi suất thực phải trả cũng tăng theo, gánh nặng nợ công càng
thêm nặng.
Thâm hụt ngân sách tăng thì tỷ lệ nợ công trên GDP gia tăng, lúc này tỷ lệ nợ công trên GDP lại
tác động các khoản lãi vay phải trả, đến lượt các khoản vay phải trả làm cho tỷ lệ nợ công trên
GDP tăng lên. Nó liên quan theo một vòng tròn, khi thâm hụt ngân sách tăng liên tục thì tỷ lệ
nợ công trên GDP năm sau sẽ tăng cao hơn năm trước và càng mở rộng các dự án đầu tư bao
nhiêu thì thâm hụt sẽ càng cao.
Muốn khống chế thâm hụt Chính phủ phải hạn chế vay mượn, khi đó tỷ lệ nợ công trên GDP
được xác định bởi tổng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thặng dư ngân sách trong tương lai
và các khoản thu từ in thêm tiền.


9


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
Việt Nam liên tục thâm hụt ngân sách từ năm 2008, và cao nhất là năm 2010 với con số kỷ lục,
đến năm 2014 con số được cải thiện cũng không mấy khả quan. Ngoài ra, khi thâm hụt ngân
sách liên tục đã vi phạm nguyên tắc của quản lý nợ công an toàn, vì nợ công an toàn phải được
tài trợ bằng thặng dư ngân sách trong tương lai. Nhưng ngưỡng an toàn tỷ lệ nợ công trên GDP
cao hay thấp không đáng lo ngại mà nó còn phụ thuộc vào thặng dư ngân sách trong tương lai
của chính phủ, khả năng vay mới, sử dụng vốn đầu tư hiệu quả và in thêm tiền. Điều quan
trọng là khi lãi suất phải trả tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hoặc tăng trưởng thấp kéo
dài mà chi phí lãi vay ngày càng cao. Chính phủ chỉ còn hai cách là đi vay nợ mới hoặc là in
thêm tiền mà thôi, nhưng hai cách này đều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nến kinh tế.
Kinh tế Việt Nam còn khá yếu ớt trong hiệu quả đầu tư so với các nước khác. Chứng minh bằng
chỉ số ICOR, chỉ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp. Giai đoạn năm 2007-2008, chỉ
số ICOR là 6,15%. Giai đoạn năm 2009-2010, tăng lên 6,7% và được cải thiện năm 2011-2013 là
5,53%. Tuy giảm nhưng vẫn còn khá cao. Nhưng chúng ta có nên dựa vào chỉ số ICOR để đánh
giá, chỉ số ICOR chỉ đánh giá hiệu quả đầu tư trên mặt bằng chung của cả nước; còn xét riêng
từng thành phần của khu vực nhà nước thì thường luôn có chỉ số ICOR cao hơn. ICOR khu vực
Nhà nước thấp đồng nghĩa với việc hiệu quả đầu tư thấp so với khu vực khác.

Thu, chi và bội chi ngân sách quý I/2014 (nghìn tỷ đồng)
Nguồn: Bộ tài chính

b. Nguyên nhân thứ hai là trong cơ cấu chi ngân sách, chi thường xuyên ngày càng có xu
hướng tăng. Tăng chi để đảm bảo nhu cầu an ninh xã hội, chi lương và tăng lương theo
lộ trình, hoạt động hành chính sự nghiệp, tăng cường quốc phòng, an ninh và chi trả nợ
đến hạn.Thực tế, năm 2012 bội chi ngân sách là 154.126 tỷ đồng trong khi kế hoạch là
140.000 tỷ đồng, tăng 37,6% so với năm 2011; năm 2013 bội chi ngân sách tới 190.250 tỷ

đồng, tăng 23% so với năm 2012; theo kế hoạch, năm 2014, tổng chi ngân sách khoảng 1
tỷ tỷ đồng, tổng thu ước tính khoảng 780.000 tỷ đồng và bội chi khoảng 220.000 tỷ đồng,
tiếp tục tăng 17% so với năm 2013. Điều đáng ngại là vay nợ để bù đắp cho bội chi ngân
sách đồng nghĩa với việc chúng ta đã vay để tiêu dùng.
c. Nguyên nhân thứ ba, thu ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn giảm thu
để hổ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tập trung nguồn vốn ngân sách và huy
động trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưng phải

10


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
dành thêm để hộ trợ các Chính sách xã hội và tiền lương. Mặt khác, cơ cấu vay ưu đãi
nước ngoài có chiều hướng giảm qua các năm do Việt Nam là nước có thu nhập trung
bình, nên tỷ trọng vay trong nước tăng lên và việc huy động trái phiếu chính phủ chủ
yếu là ngắn hạn nên việc trả nợ trực tiếp ngắn hạn tăng lên. Nhưng chúng ta vẫn phải
trả nợ đầy đủ để không phát sinh nợ quá hạn. Điều này liên quan trực tiếp đến việc chi
ngân sách, chúng ta bội chi ngân sách tăng qua các năm nhưng lại không có nguồn thu
đảm bảo, và vì thế tình trạng nợ công càng ngày càng tăng.
d. Nguyên nhân thứ tư, phần trên ta cũng nhắc đến thường thì khu vực nhà nước có chỉ số
ICOR cao tức là đầu tư kém hiệu quả. Các khoản vay của Chính phủ cho các dự án, công
trình trọng điểm, cho các doanh nghiệp Nhà nước vay lại... được sử dụng kém hiệu quả.
Công tác quản lý chưa hiệu quả mặc dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về
đầu tư nhưng tình trạng đầu tư chưa trọng điểm, còn dàn trải, kém hiệu quả, thất thoát,
lãng phí,... quản lí nợ công không nghiêm là nguyên nhân làm nợ công tăng nhanh.
e. Nguyên nhân thứ năm làm cho số liệu về nợ công chưa thống nhất, chưa cập nhật
nhanh chóng là do ứng dụng thành tựu của công nghệ tin học vào quản lý nợ công còn
ở mức quá thấp. Thông tin chỉ bao gồm vài số liệu về tổng quy mô nợ công, trong đó nợ
chính phủ là bao nhiêu, nợ chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương là bao
nhiêu. Trong khi đó, theo yêu cầu quản lý, báo cáo về nợ công phải có thông tin về chủ

nợ và địa chỉ vay nợ, lãi suất cho vay, thời hạn vay, đồng tiền vay và kế hoạch trả nợ.
Chúng ta chưa xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác giám xác
nợ.việc giám sát vẫn còn nhiều khiếm khuyết.
Số liệu nợ công không thống nhất, nhưng có thể căn cứ vào một số thông tin do Bộ tài chính
công bố và do một số tổ chức tài chính trên thế giới cung cấp, vậy có thể nêu thực trạng của
nước ta như sau:
Theo luật quản lý nợ công, Nghị quyết số 10/2013/QH13, đến năm 2015 nợ công không quá 65%
GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2030 quy định, nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP,
nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ
(không kể vay về cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách Nhà nước. Nhưng hiện nay số
liệu về nợ công của Việt Nam không thống nhất.
Theo số liệu của Bộ tài chính, cuối năm 2013, nợ công của Việt Nam bằng 54,2% GDP (trong đó
nợ Chính phủ 42,3%, nợ Chính phủ bảo lãnh 11,1%, nợ của Chính quyền địa phương 0,8%) và
nợ nước ngoài của quốc gia bằng 37,3% GDP. Dự kiến cuối năm 2014, nợ công bằng khoảng
60,3% GDP (trong đó, nợ Chính phủ 46,9%, nợ Chính phủ bảo lãnh 12,6%, nợ chính quyền địa
phương 0,8%) và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 39,9% GDP. Nhưng theo số liệu của tờ báo
nổi tiếng Anh “the Economists”, nợ công Việt Nam năm 2013 là 48,4%. Nhìn chung các chỉ tiêu
này nằm trong giới hạn cho phép theo nghị quyết của quốc hội.
Nợ công có xu hướng tăng nhanh, khả năng trả nợ chưa vững chắc. Cụ thể, theo số liệu của “
the Economists” năm 2012 nợ công bình quân đầu người dân Việt Nam là 780,33 USD, năm
2013 là 864,1 USD, và dự kiến cuối năm 2014 khoảng 947,87 USD. Còn theo Bộ tài chính, năm
2012 nợ công bình quân đầu người là 720 USD, năm 2013 là 804 USD, dự kiến 2014 là 888 USD.
Về cơ cấu dư nợ công: tính đến 31/12/2012 thì nợ chính phủ chiếm 77,6%, nợ Chính phủ bảo

11


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG

lãnh chiếm 20,9% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,5%. Xét cơ cấu dư nợ công theo tiêu
chí chủ nợ thì nợ công ở nước ta chủ yếu được vay bằng Việt Nam đồng, đồng yên, đồng đô la.
Như vậy, cơ cấu dư nợ công chia theo chủ nợ thì sẽ liên quan tới tỷ giá và lãi suất.
Chi phí lãi vay, tần suất và áp lực trả nợ có chiều hướng tăng. Trong khoảng thời gian qua, phần
lớn các khoản vay có kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi như vay vốn ODA, vay của Ngân hàng thế giới
(WB) thường có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất vay 0,75%/năm; vay Ngân
hàng Phát triển Châu Á, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%/năm; vay của Nhật Bản thời hạn 30 năm, ân
hạn 10 năm và lãi suất từ 1-2%/năm. Nhưng bắt đầu từ tháng 7/2011 đến nay, Việt Nam phải sử
dụng nhiều khoản vay cho một nước được coi có mức nợ công trung bình với thời hạn vay ngắn
hơn và lãi suất cao hơn. Phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước phần lớn là có kỳ hạn ngắn
(dưới 3 năm).
Quản lý nợ công chưa tập trung. Theo luật quản lý nợ công thì Bộ tài chính giúp chính phủ
thống nhất Quản lý Nhà nước về nợ công nhưng trên thực tế, Bộ kế hoạch và Đầu tư lại được
chính phủ giao cho việc huy động vốn ODA và vốn đô la. Tuy nhiên khâu huy động vốn lại
không gắn kết với nguồn trả nợ, không gắn với mục đích sử dụng... Mặt khác, Bộ tài chính là
đơn vị chủ trì xây dựng hạn mức vay nước ngoài , bao gồm cả hạn mức tự vay, tự trả của doanh
nghiệp nhưng điều hành cụ thể lại do Ngân hàng Nhà nước. Rõ ràng, từ kênh huy động, trả nợ,
sử dụng vẫn còn phân tán, và chưa thống nhất.
IV.
Biện pháp cho vấn đề nợ công ở Việt Nam
Với tình hình nợ công như hiện nay cho thấy Việt Nam đang có dấu hiệu không tốt, đáng lo
ngại, đó là:
 Thâm hụt ngân sách và nợ công ngày càng tăng làm cho nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm,
niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lai, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục
tiêu tấn công của các nhà đầu cơ quốc tế.
 Lạm phát tăng nhanh và khó mà kiềm chế.
 Bị áp lực không được vay các gói vay ưu đãi lãi suất thấp ( vay ODA), mà phải vay các
gói vay thương mại với lãi suất cao hơn, gây cản trở quá trình mở rộng đầu tư.
 Tăng trưởng kinh tế giảm sau khủng hoảng tài chính năm 2008.
 Cơ cấu nợ công nước ngoài tăng cao trong khi dự trữ, tổng dư nợ giảm.

 Nợ của khu vực Nhà nước lớn nhưng không được tính vào nợ công.
Dựa vào những khuyết điểm trên, sau đây là một số giải pháp cho vấn đề nợ công hiện nay:
1. Quản lý nghiêm nợ công, đảm bảo theo đúng quy định và giới hạn cho phép của Chính
phủ đối với các khoản vay mới hoặc chúng ta có thể dùng một giải pháp mạnh là phải
thay đổi luôn cả cách tính nợ công ở Việt Nam, trong đó tính cả nợ của các doanh
nghiệp Nhà nước được bảo lãnh trong cơ cấu nợ công. Với cách tính mới này, số nợ công
hiện tại sẽ chính xác hơn, biết được với mức nợ công như thế thì có an toàn không, từ đó
mới có thể quản lý tốt nợ công.
2. Sử dụng nợ công hợp lý, chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển và xây dựng các công trình
trọng điểm, thiết yếu theo quy hoạch.
3. Kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn vay đảm bảo hiệu quả đầu tư, chất lượng của
công trình và theo đúng quy định của pháp luật.

12


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
4. Nhất quyết phải ngăn chặn, kỷ luật nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí làm ảnh

hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Chế độ kiểm toán rất cần sự minh bạch
và có trách nhiệm giải trình cao để có thể kiểm soát tốt nợ công của Việt Nam. Hiện nay,
chất lượng đội ngủ kiểm toán Nhà nước còn thấp, chưa đủ khả năng để đánh giá, phân
tích bản chất của nợ công, phân loại nợ công và đánh giá những tác động có thể xảy ra
đối với nợ công. Hơn nữa, cần giám sát chi tiêu của Chính phủ để tránh tình trạng chi
tiêu không đúng mục đích, chi tiêu vượt mức cho phép.
5. Giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Các khoản vay mới chủ yếu phải có kỳ hạn từ 5 năm
trở lên vì nếu ngắn hạn thì rất áp lực trong việc trả nợ.
6. Cần cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nợ nước
ngoài. Nợ trong nước có thể thông qua việc phát hành trái phiếu với lãi suất phù hợp để
huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Nếu không làm được điều này sẽ rất nguy

hiểm vì sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài bởi trong thời gian tới nước mình
phải chuyển dần sang vay các gói vay thương mại với lãi suất cao, không còn được vay
ODA với lãi suất thấp nữa, chính phủ phải đi vay nợ tại các ngân hàng thương mại với
lãi suất cao và thời gian ngắn hạn hơn nhiều, hơn nữa rất nguy hiểm khi có biến động về
tỷ giá.
7. Tạo tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu Chính phủ để tạo môi trường thuận lợi
cho thị trường trao đổi tiền tệ.
8. Dự trữ, tích lũy trả nợ để khi cần có cái mà sử dụng, đảm bảo trả nợ đúng hạn.
V. Kết luận
Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài liên tục trong nhiều năm là nguyên nhân chủ yếu làm gia
tăng gánh nặng nợ công. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đe dọa đến sự ổn định
kinh tế Việt Nam. Từ năm 2008 trở về sau tăng trưởng kinh tế chậm. Với tình hình căng thẳng
như hiện nay, chính phủ cần đưa ra nhanh chóng các biện pháp nhầm giảm gánh nặng nợ công,
không những Chính phủ phải chịu trách nhiệm mà mỗi người dân cũng phải có trách nhiệm
đóng thuế đầy đủ, để đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước được thực hiện dễ dàng hơn.
Đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ các nước đã bị khủng hoảng nợ công trước đó, để
tránh đi theo con đường cũ. Tóm lại, tuy Việt Nam là nước có mức nợ công trung bình, nhưng
mức nợ công đó có thực sự nằm trong ngưỡng an toàn, cần tiếp tục hoàn thiện các thể chế và
xây dựng khung pháp lý.
Quá trình làm bài tiểu luận này do giới hạn vế thời gian, các nguồn tài liệu nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp từ thầy. Xin chân thành cảm ơn!
VI.
Tài liệu tham khảo
1. Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12.
2. Nghị quyết số 10/2013/QH13 của luật quản lý nợ công.
3. Đồng hồ nợ công của báo “the economists”.
4. Cổng thông tin bộ tài chính.
5. Nguyễn Đức Thành (2011), nợ công Việt nam: một số phân tích và thảo luận, hội thảo về
kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015.


13


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
6. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, trung tâm thông tin-tư liệu(2012), khủng
hoảng kép: khủng hoảng nợ công và khủng hoảng tiền tệ đánh giá rủi ro đối với Việt Nam.
7. Stephen G.Cecchetti, M.S.Mohanty and Fabrizio Zampolli(2010). The future of public debt:
prospects and implications, bank for international Settlements.
8. />9. />10. />11. />
14



×