Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.85 KB, 11 trang )

Tài chính Quốc tế
Giáo viên : Thầy Trương Trung Tài


Mục lục

Tóm tắt
Bài tiểu luận này sẽ giới thiệu với các bạn về lý thuyết Bộ ba bất khả thi ( nó có nhiều tên gọi tiếng Anh
như Impossible Trinity hay Triangle of Impossibility hay Trilemma ) . Đây là một lý thuyết rất quan trọng
trong Tài chính Quốc tế được khởi nguồn từ Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960 . Lý
thuyết bộ ba bất khả thi nói rằng: một quốc gia không thể đồng thời cùng một lúc đạt được cả ba mục tiêu
ổn định tỷ giá , hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ .
Cho đến nay đã có rất nhiều phiên bản của lý thuyết này , được áp dụng cho nhiều quốc gia ở từng thời kì
nhất định . Các nước phát triển và đang phát triển đều áp dụng lý thuyết bộ ba bất khả thi nhằm đưa ra
những chính sách thích hợp . Vậy qua bài này ta sẽ tìm hiểu thêm về lý thuyết này và tầm quan trọng của
nó đối với nên kinh tế các nước cũng như thực trạng kinh tế Việt Nam .

I.Giới thiệu về lý thuyết Bộ ba bất khả thi :
Lý thuyết Bộ ba bất khả thi là ý tưởng của Robert Mundell và Marcus Fleming trong mô hình MundellFleming được phát triển torng những năm 60 của thế kỉ 20 . Sau đó vào những năm 1980 khi nhiều quốc
gia phát sinh vấn đề kiểm soát vốn cũng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc
lập rõ rệt , lý thuyết này đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở .

2


Lý thuyết bộ ba bất khả thi có thể hiểu như sau : một quốc gia không thể lựa chọn đồng thời ba mục tiêu
là ổn định tỷ giá , hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ độc lập mà chỉ có thể thực hiện đồng thời hai
trong ba mục tiêu này mà thôi . Hình 1 giải thích rõ hơn về việc lựa chọn các mục tiêu : mỗi cạnh của
tam giác đại diện cho một mục tiêu kỳ vọng , bất kì cặp mục tiêu nào cũng có thể thực hiện được nhưng
phải lựa chọn từ bỏ mục tiêu còn lại . Ví dụ như :





Muốn đạt được ổn định tý giá vả hội nhập tài chính thì phải lựa chọn từ bỏ độc lập tiền tệ . Chính
phủ phỉa cố định tỷ giá và mất đi sự độc lập lãi suất với nước ngoài .
Muốn đạt được ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ thì phải đóng cửa thị trường với nước ngoài , thực
hiển kiểm soát vốn .
Muốn kết hợp được hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ thì phải thả nổi tỷ giá do thị trường quyết
định .

Nhưng lý thuyết bộ ba bất khả thi trên chỉ là khởi nguồn .Hơn 20 năm trở lại đây khi các nước tăng cường
hội nhập kinh tế và sau khủng hoảng tài chính Châu Á , cấu trúc tài chính quốc tế đã thay đổi . Lý thuyết
truyền thống ngày nay trở thành bộ ba bất khả thi liên kết với dự trữ ngoại hối .
Tóm lại thông điệp chính của lý thuyết bộ ba bất khả thi là sự thiếu hụt các công cụ trong quản lý kinh tế
vĩ mô . Vì thế chính phủ buộc phải đối mặt với sự đánh đổi và mục đích của việc nghiên cứu bộ ba bất
khả thi là xác định hiệu quả của những sự đánh đổi đó đem lại .

3


II. Hệ thống lý thuyết :
1. Các thước đo của bộ ba bất khả thi truyền thống :
Để nghiên cứu về hiệu quả của những quyết định đánh đổi một hoặc hai mục tiêu , đánh đổi bao nhiêu thì
trước hết ta cần tìm hiểu thước đo của bộ ba bất khả thi .
Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi nguyên thủy được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển vào
thập niên 1960 thì bộ ba bất khả thi gồm :







Độc lập tiền tệ : chính phủ có thể chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết chu
kỳ kinh tế mà không cần quan tâm đến tỷ giá và các biến số kinh tế vĩ mô khác . Độc lập tiền tệ
có thể sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định hơn tuy nhiên nếu độc lập tiền tệ quá nhiều dễ
dẫn tới bất ổn định trong tăng trưởng và tiềm ẩn nguy cơ lạm phát .
Ổn định tỷ giá : giúp tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành ổn định giá cả , sự ổn định
này làm tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư và niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ . Tuy
nhiên đôi khi ổn định tỷ giá cũng là con dao hai lưỡi , nếu tỷ giá quá cứng nhắc sẽ dẫn đến những
bất ổn trong tăng trưởng , rủi ro lạm phát cao và sự phân bổ sai nguồn lực , tăng trưởng không
bền vững .
Hội nhập tài chính : là xu thế của tất cả các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hòa . Hội nhập tài
chính vừa có lợi ích hữu hình và vô hình .
+Lợi ích hữu hình của hội nhập tài chính là giúp quốc gia tăng trưởng nhanh hơn và phân bổ
nguồn lực tốt hơn đồng thời giúp đa dạng hóa đầu tư , thu hút nguồn vốn đầu tư vào quốc gia .
Do đó sẽ kích thích phát triển thị trường tài chính trong nước . Thêm vào đó , do muốn thu hút
đầu tư nên các khu vực đều phải có sự minh bạch thông tin nên sẽ giải quyết được vấn đề mất
cân xứng thông tin .
+Lợi ích vô hình của hội nhập tài chính là giúp tạo động lực cho chính phủ cái cách và quản trị
tốt hơn để bắt kịp sự thay đổi .
Tuy nhiên hội nhập tài chính cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bong bóng tài chính và khủng
hoảng do tự do tài chính quá mức mà lại thiếu nhưng sự giám sát quản lí nguồn vốn . Từ đó các
nguồn vốn ngắn hạn và đầu cơ sẽ dễ dàng vào => gây ra bong bóng , và khi các dòng vốn này rút
đi nhanh => khủng hoảng tài chính nặng nề . Ví dụ như những cuộc khủng hoảng của các nước
Châu Á năm 1997 cũng như bong bóng chứng khoáng và bất động sản ở Việt Nam nằm 20052008 .

Lý thuyết bộ ba bất khả thi đề cập tới 3 yếu tố : độc lập tiền tệ , hội nhập tài chính , ổn định tỷ giá . Các
nhà kinh tế đạ nghiên cứu và lập ra nhiều thước đó cho các yếu tố này . Trong đó thước đó của Chinn và
Ito ( 2008 ) được sử dụng phổ biến do dễ ứng dụng nhất .



Độc lập tiền tệ(MI) được đo lường bằng hàm đảo nghịch của mức tương quan hàng năm của lãi
suất hàng tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở :
MI=
4


i: quốc gia sở tại , j: quốc gia cơ sở


Ổn định tỷ giá (ERS) chính là độ lệch chuẩn của tỷ giá , được tính theo năm dựa trên dữ liệu tỷ
giá mỗi tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở .
ERS=



Hội nhập tài chính ( KAOPEN)cho thấy độ mở tài khoản theo pháp lý dựa trên các báo cáo của
chính phủ cho IMF , WB các chỉ số kinh tế vĩ mô liên quan đến kiểm soát vốn và ngoại hối (Chin
và Ito ,2006 ,2008 ) . Dù vậy chỉ số KAOPEN của Chin và Itol chỉ là theo pháp lý , tuy nhiên
Lane và Milesi-Ferretti vào năm 2006 đã sáng chế ra phương pháp sử dụng độ mở tài khoản vốn
khác dựa trên thực tế . Chỉ số này tính toán khối lượng nợ và tài sản nước ngoài trong cán cân
thanh toán , từ đó ta sẽ biết được mức độ kiểm soát vốn trên thục tế của quốc gia đó . Bên cạnh đó
còn một phương pháp thứ 2 để đo lường độ mở của tài khoản vốn trên thực tế là tính toán tỷ số
dòng tài chính xuyên biên giới trong cán cân thanh toán quốc tế so với GDP . Ngày nay các nhà
kinh tế đều sử dụng cả hai chỉ số KAOPEN theo pháp lý và trên thực tế cùng lúc .

Công thức tổng quát của lý thuyết bộ ba bất khả thi : KAOPEN + MI + ERS = 2
Lưu ý : các chỉ số KAOPEN , MI , ERS biến thiên từ 0 đến 1 .

2. Lý thuyết bộ ba bất khả thi cùng với dự trữ ngoại hối :

Từ những năm 1980 trở lại đây , nhiều quốc gia đang phát triển có xu hướng lựa chọn chế độ trung gian
giữa cố định và thả nổi mà ta còn gọi là chế độ thả nối có quản lý , neo tỷ giá hay dải băng tỷ giá . Tuy
nhiên muôn thực hiện chế độ này thì các quốc gia phải có dự trữ ngoại hối để duy trì tỷ giá trong một
vùng mục tiêu nào đó . Sau khủng hoảng tài chính Châu Á , nhiều nước chuyển sang cơ chế tỷ giá linh
hoạt hơn cùng với tăng dự trữ ngoại hối nhiều hơn . Đây là phiên bản mới của lý thuyết bộ ba bất khả thi :
dự trữ ngoại hối kết hợp bộ ba bất khả thi .
Tuy nhiên mức dự trữ ngoại hối ở các nước khác nhau . Từ năm 1980-2006 , tỷ lệ dự trữ n goại hối trên
GDP của các nước công nghiệp ổn định ở mức xấp xỉ 4% , còn của các nước đang phát triển tăng từ 5%
đến 27% . Các nước đang phát triển nắm giữ khoảng 3/4 dự trữ ngoại hối toàn cầu . Phần lớn tập trung tại
Châu Á do tại đây có Trung Quốc ( là quốc gia có mức dự trữ ngoại hối trên GDP gần 50% vào năm 2008
).
Việc các nước đang phát triển quan tâm nhiều đến dự trữ ngoại hối như vậy là vì trong giai đoạn dòng
vốn ồ ạt đổ vào quốc gia của mình . Chính phủ các nước lo lắng về việc các dòng vốn mang tính chất đầu
cơ sẽ dễ dàng rút ra gây thiệt hại rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế . Vì vậy dự trữ ngoại hối là công
cụ hữu dụng để phòng ngừa rủi ro này .
Ngoài ra, do các nhân tố tài chính liên quan đến các khoản nợ trong nước có khả nặng chuyển đổi thành
ngoại tê , mức độ mở cửa tài chính , khả năng tiếp cận ngoài tệ thông qua thị trường nợ , chính sách tỷ giá
5


... sẽ là những chỉ báo quan trọng đối với dự trữ ngoại hối toàn cầu cũng như của một quốc gia . Vì thế
Aizenman , Chinn và Ito ( 2008) đã triển khai một dạng đồ thị hình kim cương để đo lường " bộ tứ " này .

3. Những lựa chọn chính sách của bộ ba bất khả thi :
Có 3 lựa chọn cơ bản cả bộ ba bất khả thi là :

Tỷ giá cố định và hội nhập tài chính : chính sách này thường được áp dụng ở những quốc gia có
lạm phát cao nhằm neo giá danh nghĩa để cũng cố niềm tin thị trường vào đồng nội tệ và kiểm soát lạm
phát . Tuy nhiên chính sách này không phải lúc nào cũng hữu dụng nếu quốc gia này áp dụng chính sách
tài khóa yếu kém hoặc cung tiền gia tăng mà nhất là để tài trợ cho chi tiêu chính phủ . Vì trong cơ chế này

, chính phủ mất đi tính độc lập trong chính sách tiền tệ và chỉ còn chính sách tài khóa để sự dụng , mà
chính phủ không thể sử dụng hữu hiệu chính sách tài khóa hoặc sử dụng cung tiền cho chi tiêu chính phủ
thì ngân sách sẽ lại thâm hụt dẫn đến chính sách tài khóa không tác dụng nhiều . Chính sách cố định tỷ giá
cũng không phải biện pháp tốt cho những quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu trên GDP quá thấp .
Ví dụ như EU là khối liên minh đã lựa chọn mục tiêu ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính . Các quốc gia
trong khối này chỉ sử dụng 1 đồng tiền chung là Euro và các dòng vốn được di chuyển tự do trong khối
liên minh , việc này đã loại bỏ được rủi ro tỷ giá giữa các quốc gia trong liên minh . Tuy nhiên , các quốc
gia này phải từ bỏ chính sách tiền tệ của mình và cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp là điển hình cho
hậu quả của việc quản lý lỏng lẻo chính sách tài khóa khi đã lựa chọn ổn định tỷ giá và hội nhập tài
chính . Hy Lạp đã thâm hụt gần 16% GDP và nợ công lên đến 153% GDP .

6


Tỷ giá thả nổi và hội nhập tài chính : chính sách này giúp cho việc sử dụng chính sách tiền tệ
được chủ động và có hiệu quả hơn . Tuy nhiên khi mà tỷ giá thả nổi sẽ làm cho nền kinh tế dễ rơi vào lạm
phát nếu chính sách tiền tệ cũng như chính sách lạm phát không hiệu quả . Hơn nữa , việc thả nổi tỷ giá
và hội nhập tài chính còn có thể dẫn đến việc dòng vốn vào quá mức gây ra tình trạng lên giá đồng nội tệ
quá cao làm thâm hụt tài khoản vãng lai ( do hạn chế xuất khẩu ) đồng thời nếu dòng vốn đột ngột đổi
chiều ( đa phần dòng vốn sẽ mang tính chất đầu cơ ) sẽ gây ra khủng hoảng nghiêm trọng .
Mỹ là quốc gia điển hình của việc sử dụng tỷ giá thả nổi và hội nhập tài chính tuy nhiên FED đã sử dụng
các công cụ chính sách tiền tệ rất tốt nên Mỹ đã thoát khỏi khủng hoảng tài chính toàn cấu .

Chế độ trung gian : còn được hiểu là tỷ giá cố định và kiếm soát vốn ở những quốc gia đóng cửa với
thế giới bên ngoài , hay tỷ giá thả nổi với kiểm soát vốn ở các quốc gia còn lại . Cơ chế tỷ giá thả nổi và
kiếm soát vốn cho phép vừa triển khai chính sách tỷ giá vừa điểu hành chính sách tiền tệ riêng biệt nhau .
Chính phủ có thể cho phép tỷ giá thả nổi trong khi kiềm chề đồng nội tệ không bị định giá quá cao bằng
những kiểm soát đối với dòng vốn vào và chính sách tiền tệ .
Trung Quốc là ví dụ điển hình của chế độ này khi duy trì chặt chẽ tỷ giá đồng nội tệ và thưc hiện các
chính sách tiền tệ . Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ dòng vốn quốc tế vào và ra nhằm quản lí lãi suất trong

Trung Quốc . Việc này đã cho phép chính phủ nước này tiến hành chính sách tỷ giả và chính sách tiền tệ
độc lập với nhau nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế .

III. Tình hình ở Việt Nam :
1. Hiện trạng bộ ba bất khả thi của Việt Nam :
Chính sách tỷ giá : Cũng như các quốc gia đang phát triển , Việt Nam áp dụng chính sách thả nổi tỷ giá có
điều tiết. Do nước ta có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu nên viêc phá giá VND thường xuyên diễn ra để hổ
trợ xuất khẩu .Ngoài ra thế mạnh của Việt Nam là có nền kinh tế thâm dụng lao động và vốn nên để giảm
giá thành xuất khẩu chính phủ phải phá giá đồng nội tệ nhằm kích thích FDI vào Việt Nam . Đồng thời
chính phủ còn đang cố gắng duy trì lạm phát ở mức dưới 7% .

7


8


Hội nhập tài chính : hiện nay Việt Nam đang từng bước mở rộng cửa đối với các doanh nghiệp trong
nước cũng như nước ngoài nhằm thu hút vốn hỗ trợ tăng trưởng dài hạn , giúp giảm rủi ro lạm phát . Cơ
cấu kinh tế nhà nước cũng đang được tái cơ cấu nhằm giảm sự phụ thuôc vào ngân sách và giảm các
khoản đầu tư không hiêu quả . Việt Nam còn sắp kí kết hiệp định TTP , từ đó sẽ phát triển đáng kể về mặt
xuất khẩu và thu hút lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp vào .
Độc lập tiền tệ : Do việc Chính phủ tung 160,000 tỷ đồng để mua vào 10 tỉ USA vào năm 2008 đã mang
lại mức lạm phát 28% cho nước ta . Việc nãy đã mang lại tác động tiêu cực dài hạn đối với nền kinh tế và
dự trữ ngoại hối của quốc gia . Hiểu quả của chính sách độc lập tiền tệ là dựa vào khả năng kiểm soát
lượng tiền cung ứng và lãi suất . Nhưng do hành động của chính phủ vào năm 2008 đã làm cho mức lạm
phát tăng cao và lãi suất không ổn định , khiến cho các dòng vốn quốc tế e ngại không dám đầu tư vào
Việt Nam . Có thể nói Chính phủ đã đánh mất sự độc lập trong chính sách tiền tệ của mình . Như vậy với
chính sách tài khóa kém hiệu quả , kiểm soát dòng vốn kém , độc lập tiền tệ không có thì lạm phát cao đối
với Việt Nam là điều tất yếu . Ngoài ra vấn đề rất lớn từ nợ công khi Chính phủ đứng ra bảo lãnh các

khoản nợ của các tập đoàn trực thuộc chính phủ đã gây ra mất lòng tin của dân chúng và các nhà đầu tư
làm cho tăng trưởng trì trệ .

2.Hướng khắc phục :
Ta có thể thấy Việt Nam là một trong những nước thực hiện chế độ trung gian , tương tự Trung Quốc .
Như vậy , để khắc phục tình trạng lạm phát và thu hút dòng vốn , chúng ta cần phải có chính sách kiểm
soát vốn thật tốt , tỷ giá linh hoạt hơn và độc lập tiền tệ . Để làm được việc đó , chính phủ cần phải kiểm
soát và hãm nợ nước ngoài , nợ công và tuyệt đối không thể có tình trạng Chính Phủ bảo lãnh nợ cho các
tập đoàn đồng thời thiết lập cơ chế quản lý tài chính hữu hiệu hơn đối với các tập đoàn .
Cuối cùng , ta cần thay đổi cách suy nghĩ về tỷ giá . Không nên dùng tỷ giá để nhắm đến xuất khẩu ,
chúng ta không thể tăng lạm phát lên hoài để xuất khẩu được mà nên nhắm tới môi trường kinh tế ngược
lại khi mà lạm phát thấp và ổn định . Môi trường này sẽ kích thích đầu tư và phát triển . Đồng thời nên
đầu tư phát triển các nguyên liệu đầu vào có sẵn cho các mặt hàng phổ biến nhằm giảm giá thành và tránh
9


lệ thuộc nhập khẩu từ nước ngoài . Đây là một quá trình dài hạn và tốn kém nên chính phủ cần phải tiết
kiệm trong chi tiêu công .

Kết luận :
Lý thuyết bộ ba bất khả thi là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của tài chính quốc tế mà những
nhà kinh tế cần phải biết . Lý thuyết này bắt buộc chúng ta phải chọn lựa bỏ đi 1 trong 3 yếu tố : ổn định
tỷ giá , hội nhập tài chính , độc lập tiền tệ .Chinn và Ito cũng như Lane và Milesi-Ferretti đã phát triển 3
thước đó của bộ ba là MI ( monetary independence ) , ERS ( Exchange Rate Stability ) và KAOPEN
(Financial Integration ) . Lý thuyết này đã trải qua nhiều thay đổi và hiện nay nó đã trở thành bộ tứ với sự
xuất hiện của yếu tố dự trữ ngoại hối nhằm cân bằng và là công cụ phòng ngừa rủi ro mang lại từ các yếu
tố kia .
Tùy vào điều kiện tự nhiên địa lý của các quốc gia mà sẽ có sự kết hợp tỉ lệ giữa các yếu tố một cách hợp
lí . Việt Nam đang thực hiện chế độ trung gian và đang tích cực hồi phục sau bùng nổ bong bóng tài chính
và lạm phát năm 2008 bằng cách tăng dự trữ ngoại hối và giảm lạm phát ở mức hợp lí đồng thời kiểm

soát nguồn vốn và chi tiêu một cách khắt khe hơn .

10


Tài liệu tham khảo









Aizeman J , Chinn M , and Ito H . (2008) , The Impossible Trinity Hypthesis in an Era of Global
Imbalances : Measurement and Testing .
GS.TS Trần Ngọc Thơ - Nguyễn Ngọc Định ,2012. Tài chính quốc tế . Nhà xuất bản kinh tế .TP.
Hồ Chí Minh .359 trang .
GS.TS.Trần Ngọc Thơ , Thứ Năm, 30/12/2010, 09:22 (GMT+7) . " Điều hành bộ ba bất khả thi
như thế nào ?" Thời báo kinh tế Sài Gòn - www.saigontimes.vn.com.
Nguồn Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam .
Nguồn HSC , Reuter .
Nguồn Tổng cục Thống kê .
Nguồn GSO , BSC .
TS. Tô Trung Thành ." Xử lý bộ ba bất khả thi " . Doanh Nhân Sài Gòn Online .
www.doanhnhansaigon.com.

11




×